Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn kinh doanh được đầu tư từ các chủ
doanh nghiệp, nớ thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Nguồn vốn này doanh
nghiệp hoàn toàn có quyền sử dụng vào mục đích kinh doanh, không phải hoàn
trả như nguồn công nợ (trừ khi có quyết định rút vốn của chủ sở hữu). Nguồn
vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn đầu tư ban đầu (vốn pháp định) và vốn bổ
sung từ lợi nhuận huặc từ các nguồn khác. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý,
nguồn vốn chủ sở hữu được phân thành nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản, các quỹ xí nghiệp và các nguồn khác. Sự tăng giảm nguồn vốn
chủ sở hữu có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của vốn cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh. Sau đây là số liệu về tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội.
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, máy in laser và phụtùng…
Phòng kinh doanh XNK 2: chuyên kinh doanh các loại văn phòng phẩm,
đồ dùng học sinh, dụng cụ thể thao. Các mặt hàng gốm sứ, mỹ nghệ sơn mài.
Các loại đồ dùng bằng nhựa, các dụng cụ cầm tay trong gia đình và cho công
việc nội trợ, nhạc cụ, đồ chơi trẻ em.
Phòng kinh doanh XNK 3: chuyên kinh doanh các mặt hàng may mặc,
hàng dệt kim, hàng len dạ, các nguyên vật liệu dùng cho ngành dệt như bông tự
nhiên, bông tổng hợp, tơ len tự nhiên, tơ len nhân tạo…
Phòng XNK 4: chuyên kinh doanh các mặt hàng về thiết bị điện, điện tử
hàng gia dụng, thiết bị văn phòng, cáp điện các loại…
Phòng XNK7: chuyên kinh doanh các mặt hàng nông lâm sản…
Phòng XNK8: chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản, thuỷ sản,
thủ công mỹ nghệ tạp phẩm.
Ngoài các mặt hàng chuyên doanh như trên các phòng còn XNK các mặt
hàng khác khi có nguồn hàng và thị trường thích hợp đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả phòng XNK 5 sát nhập vào phòng XNK 8.
4. Đội ngũ lao động của công ty
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội có 390 cán bộ công nhân viên
bao gồm cả cán bộ quản lý. Năm nay so với năm trước thì công ty có không sự
thay đổi về số lượng nhân viên nhưng có sự thay đổi về nhân sự. Một số người
đến tuổi đã về hưu và những người trẻ tuổi vừa mới ra trường được công ty nhận
vào làm việc.
Toàn bộ nhân viên trong công ty đều là những người có trình độ đại học,
cao đẳng huặc trung cấp. Mọi người từ giám đốc đến các nhân viên đều có tình
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 37
thần làm việc tốt, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc góp phần tạo nên thành
công của công ty như ngày nay.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước sắp xếp điều chỉnh phân
công đúng người đúng việc, chọn lựa những sinh viên mới ra trường hay những
người có năng lực nghiệp vụ chuyên môn để nhận vào làm tại công ty. Điều này
không những giúp cho công ty có được đội ngũ lao động năng động, sáng tạo
làm việc có hiệu quả mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Bên
cạnh những người làm việc có kinh nghiệm, kiến thức thì còn có một bộ phận
những nhân viên trẻ năng động sáng tạo trong công việc đã tạo nên một không
khí làm việc lành mạnh, hăng say góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy doanh
nghiệp phát triển.
Các nhân viên trong công ty được hưởng chế độ lao động theo quy định:
bảo hiểm, khen thưởng, nghỉ phép, hưởng lương phù hợp với công việc của mỗi
người. Mức thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty được trình bày qua
biểu sau:
Qua bảng trên ta thấy đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được
nâng cao. Như vậy các nhân viên trong công ty được quan tâm cả về vật chất lẫn
tinh thần, họ sẽ làm việc ngày càng tốt hơn để làm cho doanh nghiệp kinh doanh
ngày một hiệu quả.
5. Tình hình thực hiện công tác tài chính
5.1. Tình hình tổ chức và phân cấp quản lý tài chính
* Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh
doanh độc lập. Theo quy định của bộ thương mại công ty được quyền tự chủ về
tài chính, tự tổ chức kinh doanh theo quy định của nhà nước. Vì thế phòng kế
toán tài chính của công ty có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính, hạch toán với
Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước
1. Tổng quỹ lương 5.163.000.000 6.915.229.166
2. Tổng thu nhập 5.163.000.000
3. Lương bình quân 1.103.205 / tháng 1.381.940
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 38
tư cách là đơn vị hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của công ty tổ chức hình
thức kế toán tập trung.
Để thực hiệntốt chức năng nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại công ty đã á p dụng chế độ thống kê kế toán do Bộ Tài Chính ban hành.
Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12
hàng năm. Tại công ty việc phân tích hoạt động kinh doanh được tiến hành mỗi
năm 1 lần theo quy chế hiện hành.
Do áp dụng chế độ kế toán tập trung nên tại các chi nhánh Hải Phòng,
Thành phố Hồ Chí Minh kế toán tiến hành thu thập chứng từ sử lý ban đầu sau
đó gửi lên phòng kế toán công ty để hạch toán tổng hợp.
Phòng kế toán của công ty gồm 10 người được phân công các phần hành
kế toán cụ thể:
- Trưởng phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán trưởng) chịu trách nhiệm
điều hành chung công tác hạch toán của công ty và các đơn vị trực thuộc. Là
người trực tiếp thông tin báo cáo, giúp giám đốc lập phương án tự chủ tài chính.
- Phó phòng kế toán giúp việc kế toán trưởng và thay kế toán trưởng chịu
trách nhiệm điều hành chung công tác kế toán của công ty khi kế toán trưởng đi
vắng. Đồng thời quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
- Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu tất cả các tài khoản
vào cuối tháng, quý, năm lập các biểu kế toán, báo cáo quyết toán, bảng cân đối
tài khoản, báo cáo kết quả kinh doanh.
- Các nhân viên phụ trách các phần hành kế toán gồm:
+ Kế toán hàng hoá phụ trách việc xuất nhập khẩu của một phòng cụ thể,
chịu trách nhiệm lượng hàng xuất nhập và theo dõi tiền hàng.
+ Kế toán chi phí kiêm kế toán máy: tập tập phân bổ mọi chi phí kinh
doanh của công ty cho hợp lý. Đồng thời có trách nhiệm tập hợp số liệu để đưa
vào máy vi tính, kiểm tra số liệu của báo cáo kế toán và bảng tổng kết tài sản.
+ Kế toán tiền lương và thanh toán nội bộ: có trách nhiệm về các khoản
chi trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Kế toán thanh toán đối ngoại: thực hiện các giao dịch với ngân hàng,
chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán với nước ngoài, kiểm tra và quản lý
chứng từ ngoại.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 39
+ Kế toán TSCĐ: theo dõi sự tăng giảm TSCĐ, tính và trích khấu hao
TSCĐ theo chế độ quy định.
+ Thủ quỹ: quản lý giám sát số lượng tiền xuất nhập quỹ và tiền gửi ngân hàng.
+ Các nhân viên tại chi nhánh, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thu thập
sử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán công ty để theo dõi tập trung.
Sơ đồ phòng kế toán tài chính
* Hình thức tổ chức ghi sổ kế toán của công ty
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của công tác kế toán, đặc điểm kinh
doanh của công ty cũng như các hoạt động kinh tế, tài chính quy mô của công ty
gắn liền với khối lượng mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà
công ty lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Việc lựa chọn hình thức ghi sổ cái doanh nghiệp đăng ký với bộ tài chính.
đồng thời tuân thủ các quy định về hệ thống sổ sách và phương pháp ghi chép
theo hình thức kế toán đã lựa chọn. Việc công ty lựa chọn hình thức chứng từ ghi
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán Kế toán tổng hợp Phó phòng tài chính
Bộ phận
kế toán
hàng hoá
và thanh
toán tiền
lương
Bộ
phận
kế
toán
chi phí
Bộ phận
kế toán
thanh
toán đối
ngoại
Bộ phận
kế toán
lương
và thanh
toán nội
bộ
Bộ phận
kế toán
TSCĐ
và kế
toán
máy
Thủ
quỹ
Các nhân viên kế toán ở
các đơn vị trực thuộc
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 40
sổ là phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh. đặc biệt hình thức này có ưu điểm
là đơn giản dễ làm dễ kiểm tra, dễ đối chiếu.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ – ghi sổ
Ghi chú:
5.2. Tình hình xây dựng các kế hoạch tài chính và việc thực hiện các kế
hoạch đó
Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn có sự biến động, sự biến động đó
có thể là tốt cũng có thể là xấu đối với công ty. Công ty phải luôn tìm mọi biện
pháp chủ động đối phó với sự biến động đó để có thể tận dụng được mọi cơ hội
kinh doanh cũng như giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Để có thể làm ăn có hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi
một doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Kế
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 41
hoạch này phải đảm bảo công ty sẽ tận dụng hết được năng lực vật chất hiện có
để tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Trong kế hoạch kinh doanh thì kế hoạch tài chính là
một bộ phận quan trọng nó giúp cho công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính đã hình thành trong công ty, tổ chức nguồn vốn hợp lý cho các dự án kinh
doanh, phân phối sử dụng lợi nhuận đúng mục đích.
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội luôn tuân thủ đúng việc lập kế
hoạch tài chính một cách cẩn thận dựa trên các kết quả tài chính của năm trước,
kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, và phù
hợp với yêu cầu của bộ thương mại. Kế hoạch tài chính do cán bộ phòng kế toán
lập ra sau đó gửi lên Bộ Tài Chính để duyệt nếu Bộ Tài Chính chấp thuận thì
công ty sẽ thực hiện kế hoạch tài chính đó với sự đôn đốc, giám sát của phòng kế
toán. Việc lập kế hoạch tài chính là rất quan trọng, nó chính là mục tiêu mà công
ty cần phải hoàn thành từ đó so sánh kết quả thực hiện được với kế hoạch đã đề
ra công ty sẽ biết được năm qua tình hình tài chính của công ty có hoàn thành kế
hoạch do bộ thương mại giao cho hay không từ đó tìm ra nguyên nhân và giải
pháp để làm sao trong năm tới hoàn thành kế hoạch được giao. Kế hoạch tài
chính chính là phương hướng hoạt động của công ty, nó giúp cho công ty hoạt
động không bị lệch lạc chệnh hướng khỏi mục tiêu chung của toàn công ty đó là
hiệu quả kinh doanh. Trong khi thực hiện kế hoạch công ty luôn tiến hành phân
tích, đánh giá tình thình thực hiện kế hoạch để tìm ra những sự cố cũng như
những diễn biến mới nảy sinh trong quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh,
thúc đẩy qúa trình thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
5.3 Cơ cấu nguồn vốn
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải cần một số vốn nhất định ban đầu. Vốn là một đầu vào quan trọng nhưng
một vấn đề còn quan trọng hơn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm sao để sử
dụng vốn có hiệu quả. Việc phân chia nguồn vốn cho hợp lý là vấn đề cần được
quan tâm. Sau đây là cơ cấu nguồn vốn tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà
Nội.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 42
Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm
A. Nợ phải trả 92.938.498.922 95.429.366.326
I. Nợ ngắn hạn 65.040.010.552 60.457.266.378
II. Nợ dài hạn 23.832.339.110 34.972.099.948
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 47.632.710.268 49.932.576.735
I. Nguồn vốn quỹ 46.899.812.023 48.080.781.409
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 732.898.245 1.851.795.326
Tổng nguồn vốn 140.571.209.190 145.361.943.061
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty giảm tuy nhiên nguồn
vốn chủ sở hữu vẫn tăng và nợ ngắn hạn giảm xuống. Điều này chứng tỏ doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì nguồn vốn chủ sở hữu mới tăng thêm, tăng
được khả năng tự chủ về tài chính vì giảm được các khoản nợ vay. Nguyên nhân
của việc tổng nguồn vốn giảm là do nợ dài hạn tăng lên và nguồn vốn quỹ cũng
tăng lên, công ty cần có kế hoạch cũng như xem xét lại cơ cấu nguồn vốn cho
thích hợp hơn nữa và có kế hoạch đối với các khoản nợ dài hạn cũng như việc
trích lập các quỹ trong doanh nghiệp cho hợp lý.
5.4 Tình hình tăng giảm nguồn vốn nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn kinh doanh được đầu tư từ các chủ
doanh nghiệp, nớ thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Nguồn vốn này doanh
nghiệp hoàn toàn có quyền sử dụng vào mục đích kinh doanh, không phải hoàn
trả như nguồn công nợ (trừ khi có quyết định rút vốn của chủ sở hữu). Nguồn
vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn đầu tư ban đầu (vốn pháp định) và vốn bổ
sung từ lợi nhuận huặc từ các nguồn khác. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý,
nguồn vốn chủ sở hữu được phân thành nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản, các quỹ xí nghiệp và các nguồn khác. Sự tăng giảm nguồn vốn
chủ sở hữu có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của vốn cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh. Sau đây là số liệu về tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 43
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2003 doanh nghiệp hoạt động có kết quả
tốt thể hiện ở việc nguồn vốn kinh doanh tăng lên. Nguyên nhân không phải do
nhà nước cấp mà do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận để lại cho doanh
nghiệp. Nguồn vốn quỹ của doanh nghiệp cũng tăng chứng tỏ doanh nghiệp kinh
doanh có lợi nhuận và quan tâm đến việc bổ sung nguồn vốn quỹ. Nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ bản không có sự biến động. Trong năm tiếp theo doanh
nghiệp cần phát huy tốt hơn nữa thế mạnh của công ty mình để mở rộng quy mô
của công ty.
II. Thực trạng về phân tích tình hình xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu
1. Thực trạng về tổ chức phân tích
a) Các hình thức phân tích
Trong công tác hoạt động kinh tế có nhiều hình thức phân tích mỗi hình
thức đều có một ưu điểm riêng, tuỳ vào mục đích phân tích, yêu cầu của nhà
quản lý mà công ty lựa chọn hình thức phân tích cho phù hợp. Phòng tổng hợp
tại công ty có nhiệm vụ thu thập nắm bắt những thông tin mới nhất về thị trường
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ
I. Nguồn vốn kinh doanh 45.210.346.469 35.715.060 45.246.061.529
1. NSNN cấp 17.804.697.480 17.804.697.480
2. Tự bổ sung 27.405.648.989 35.715.060 27.441.364.049
II. Các quỹ 926.029.016 948.966.671 35.715.060 1.839.280.627
1. Quỹ phát triển kinh doanh 792.779.397 888.259.405 35.715.060 1.645.323.742
2. Quỹ nghiên cứu KH, ĐT
3. Quỹ dự phòng tài chính 133.249.619 60.707.266 193.956.885
III. Nguồn vốn ĐTXD cơ bản 306.903.165 306.903.165
1. Ngân sách cấp 17.508.579 17.508.579
2. Nguồn khác 289.394.586 289.394.586
IV. Quỹ khác 732.898.245 730.559.353 1.076.873.816 2.540.331.414
1. Quỹ KT 211.486.540 476.352.860 170.000.000 517.839.400
2. Quỹ phúc lợi 454.826.895 223.852.860 906.873.816 598.669.755
3. Quỹ DP mất việc làm 66.584.810 30.353.633 96.938.443
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 44
có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, thu thập số liệu, tài liệu từ các
phòng XNK1, XNK2 …. XNK8. Việc thu thập thông tin được thực hiện mỗi
tháng và số liệu cũng được tổng hợp sau mỗi kỳ kinh doanh.
Dựa vào yêu cầu quản lý và phân tích, phòng tổng hợp áp dụng hai hình
thức phân tích đó là phân tích nghiệp vụ và phân tích định kỳ.
* Phân tích nghiệp vụ
Phân tích nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên liên tục tại công ty xuất
nhập khẩu Hà Nội. Công việc này là do phòng tổng hợp đảm nhận, phòng có
chức năng tổng hợp phân tích dữ liệu số liệu phát sinh cung cấp cho tổng giám
đốc để giúp giám đốc kịp thời điều chỉnh sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo
định kỳ trình tổng giám đốc, bộ chủ quản và các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan. Hàng tuần, hàng tháng phòng tổng hợp đều tập hợp số liệu về kim
ngạch xuất khẩu của các phòng kinh doanh từ phòng xuất nhập khẩu 1 đến
phòng xuất nhập khẩu 8, xí nghiệp tocan, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh TP
HCM. Sau khi số liệu đã được kiểm tra kỹ lưỡng bởi các nhân viên trong phòng
tổng hợp để chắc chắn rằng số liệu là khớp đúng như trong hợp đồng thì trưởng
phòng tổng hợp tiến hành phân tích các số liệu đã thu thập được.
Sau đây là báo cáo kinh doanh xuất nhập khẩu từ
1/1/2003 đến 31/3/2003
Sau khi đã phân tích về tình hình thực hiện xuất khẩu của các phòng so với
kế hoạch, so với cùng kỳ năm trước thì phòng tổng hợp những số liệu trên lên
phòng tổng giám đốc để giúp tổng giám đốc nắm vững tình hình kinh doanh
xuất khẩu từ đó tổng giám đốc có sự chỉ đạo kế hoạch kinh doanh cho thích hợp
với diễn biến tình hình thực tế.
Ngoài ra phòng Tài chính - Kế toán cũng đóng góp vào việc nhận định
tình hình tình hình kinh doanh, nhận ra những khó khăn đang xảy ra khi thực
hiện hợp đồng như việc ký quỹ mở L/C, hay việc kiểm tra các hợp đồng xuất
khẩu, tính toán các chi phí trong quá trình xuất khẩu… Kế toán trưởng là người
trực tiếp chỉ đạo các nhân viên thực hiện các công việc liên quan đến xuất khẩu
hàng hoá theo đúng quy định và phù hợp với tình hình diễn biến của thị trường.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 45
Kế toán trưởng cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh dựa trên sự ghi chép hạch toán của phòng kế toán từ đó tham mưu cho
giám đốc cũng như giúp giám đốc nắm được tình hình để đưa ra những quyết
định đúng đắn.
Phân tích nghiệp vụ có một ý nghĩa quan trọng, nó góp phần thúc đẩy thực
hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những
mâu thuẫn tồn tại huặc những khó khăn mới nảy sinh. Công ty xuất nhập khẩu
Hà Nội hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phân tích nghiệp vụ nên các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh tại công ty luôn được phân tích một cách thường xuyên toàn
diện để làm sao nắm bắt được trung thực, chính xác diễn biến kinh doanh từ đó
đưa ra những quyết định đúng giúp cho hoạt động kinh doanh được liên tục
thông suốt.
* Phân tích định kỳ
Cứ sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành phân tích định kỳ. Số liệu
dùng để phân tích là những số liệu tổng hợp do phòng kế toán cung cấp và số
liệu do phòng tổng hợp thu thập và tổng hợp. Mục đích của việc phân tích này
không nằm ngoài mục đích là kiểm tra đánh giá lại tình hình thực hiện các chỉ
tiêu kế hoạch đã đề ra, qua đó xác định chính xác kết quả kinh doanh. Đồng thời
qua phân tích cũng tìm ra những mâu thuẫn tồn tại, những nguyên nhân ảnh
hưởng khách quan cũng như chủ quan từ đó đề ra những phương hướng biện
pháp cải tiến, hoàn thiện làm cơ sở căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch kỳ tới.
Tuy nhiên việc phân tích định kỳ tại công ty không được thực hiện như lý thuyết.
Ngoài các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập: báo cáo kết quả kinh doanh,
bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản thì cuối
năm công ty có lập một báo cáo tổng kết năm trong đó nêu lên những kết quả mà
công ty đã đạt được, đưa ra những tồn tại cần phải khắc phục, đưa ra phương
hướng và kế hoạch hoạt động cho năm sau.
Sau đây là một vài nét chính trong Báo cáo tổng kết năm 2003 của
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
Phần I
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 46
Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
1/ Kế hoạch bộ giao cả năm 24.000.000 USD
Trong đó: Xuất khẩu: 7.000.000 USD
Nhập khẩu 17.000.000 USD
2/ Công ty đã thực hiện cả năm 25.892.479 USD
Trong đó: Xuất khẩu: 6.751.486 USD
Nhập khẩu: 19.141.011 USD
Như vậy, cả năm công ty đã thực hiện kim ngạch XNK = 107,89% so với chỉ
tiêu được giao và = 104,05% so với kim ngạch thực hiện năm 2002.
Phần II
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính
I. Vốn kinh doanh
+ Vốn lưu động : 25.827 triệu đồng
+ Vốn cố định: 19.165 triệu đồng
II. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản: kế hoạch thực hiện
1. Doanh thu (triệu đồng) 280.000 327.468
2. Các khoản nộp ngân sách (triệu đồng) 38.542 45.563
Thuế GTGT 16.000 16.936
Thuế XNK 17.870 23.613
Thuế TTĐB 4.000 4.345
Thuế TNDN 672 672
3. Phí trực tiếp (triệu đồng) 15.494
4. Phí quản lý (triệu đồng) 2.465
5. Lợi nhuận (triệu đồng) 2.100
6. Thu nhập bình quân người / tháng
2.100.000
Năm 2003, công ty đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu tài chính được giao, cụ thể là:
+ Doanh thu đạt 327.468 triệu đồng, bằng 116,9% kế hoạch và bằng
113,9% năm 2002.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 47
+ Nộp ngân sách đạt 45.563 triệu đồng, bằng 118,2% kế hoạch và bằng
105% năm 2002.
+ Lợi nhuận đạt 2.100 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch và bằng 106% năm.
Phần III
Phương hướng công tác năm 2004
Năm 2004 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 05
năm 2001 – 2005. Sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó
có công ty ta đóng góp một phần quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế xã hội của đất nước. Phát huy những kết quả đạt được trong năm
2003, toàn thể cán bộ trong công ty trên dưới một lòng đoàn kết nhất trí, nỗ
lực phấn đấu vì sự phồn vinh của công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế, luôn luôn tự học hỏi và tìm tòi sáng tạo để tự mình theo kịp sự tiến triển
của xã hội, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao là:
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu: 26.500.000 USD
Trong đó: + Xuất khẩu 7.500.000 USD
+ Nhập khẩu 19.000.000 USD
2. Doanh thu: 330 tỷ VNĐ
3. Nộp ngân sách: 41,7 tỷ VNĐ
4. Lợi nhuận: 2,2 tỷ VNĐ
Để thực hiện các chỉ tiêu trên chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Củng cố và mở rộng thị trường ngoài nước để tăng mạnh kim ngạch xuất
khẩu. Cần phải củng cố những mặt hàng đang xuất và mở rộng thêm mặt
hàng mới vào thị trường truyền thống của công ty là Canada, Nam mỹ như
chilê, argentina, đồng thời tích cực chào bán hàng cho các thị trường mới như
Châu phi, trung đông, các nước ASEAN… tích cực tham gia các hoạt động
xúc tiến thương mại để phát hiện và kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh,
đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Chủ động gắn bó với cơ sở sản xuất trong nước để tạo nguồn cung cấp
hàng xuất khẩu ổn định, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 48
cầu, thị hiếu luôn thay đổi của thế giới, tạo ra những mặt hàng có giá thành
rẻ, chất lượng cao, tạo sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng hoạt động của công ty sang lĩnh vực sản xuất để tạo sự cân
bằng trong hoạt động kinh doanh của công ty có cả sản xuất và kinh doanh.
+ Giải quyết dứt điểm các công nợ đang tồn đọng và giải phóng nhanh
hàng tồn kho.
2. Tổ chức công tác phân tích
Công tác phân tích có ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Nếu công tác
phân tích được chuẩn bị tốt, kỹ lưỡng, cẩn thận thì sẽ có nhận xét đánh giá khách
quan trung thực về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tìm ra được những
khó khăn trong quá trình kinh doanh từ đó mới đề ra được biện pháp điều chỉnh.
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội là một công ty nhà nước trực thuộc bộ
thương mại, mọi hoạt động kinh doanh đều do giám đốc chịu trách nhiệm điều
hành và quản lý. Do vậy để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của mình
luôn chính xác và có hiệu quả thì tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo công việc phân
tích hoạt động kinh doanh trong công ty và phòng tổng hợp được giao nhiệm vụ
đó. Bên cạnh phòng tổng hợp thì kế toán trưởng cũng có trách nhiệm trong việc
nhận định tình hình kinh doanh. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo các nhân viên
của mình lập các báo cáo tài chính để phản ánh trung thực tình hình tài chính của
công ty từ đó tham mưu và giúp giám đốc có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh
doanh của công ty. Qua một thời gian thực tập tại công ty em thấy phòng tổng
hợp tổ chức công tác phân tích như sau:
+Chuẩn bị phân tích: công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hà nội có tham
gia vào hoạt động xuất khẩu vì vậy sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành
phân tích tình hình xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Trước khi phân tích thì phòng tổng hợp tiến hành thu thập thông tin số liệu từ
phòng kinh doanh XNK 1 đến XNK 8 sau đó kiểm tra lại số liệu đã thu thập
được để đảm bảo số liệu hiện có là khớp đúng về mọi mặt. Số liệu dùng để phân
tích tình hình xuất khẩu là do phòng kinh doanh cung cấp còn số liệu để phân
tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là do phòng kế toán cung cấp.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Việt Linh - K36 D5 49
+ phân tích: Sau khi đã thu thập và sử lý số liệu phòng tổng hợp tiến hành
phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Phương pháp được sử
dụng để phân tích là phương pháp so sánh, phương pháp biểu mẫu phương pháp
số chênh lệch. Nội dung phân tích tình hình xuất khẩu: phân tích tình hình xuất
khẩu theo phòng kinh doanh, phân tích chung tình hình xuất khẩu, phân tích tình
hình xuất khẩu theo các đơn vị trực thuộc, theo các mặt hàng chủ yếu. Các chỉ
tiêu được chọn để phân tích hiệu quả xuất khẩu là lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu, sau mỗi bảng biểu
mà phòng lập ra đều có nhận xét đánh giá nhưng còn sơ sài, chung chung chưa
chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu và nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Công ty không đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể nào nên cũng không
có các báo cáo phân tích được lập theo quy định mà việc lập biểu phân tích tình
hình và hiệu quả xuất khẩu được phản ánh hết vào báo cáo tổng kết năm, trong
báo cáo đó trình bày một cách khái quát tóm lược tình hình kinh doanh của
công ty trong đó có tình hình xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu. Báo cáo tổng kết
năm được công bố công khai cho mọi thành viên trong công ty được biết.
Trên đây là các bước tiến hành phân tích sau mỗi kỳ kinh doanh, qua các
bước trên ta thấy Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội cũng chú trọng đến
công tác phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phân
tích này vẫn còn nhiều thiếu sót cần phải thay đổi để phát huy vai trò của phân
tích hoạt động kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Thực trạng về nội dung phân tích tình và hiệu quả xuất khẩu
2.1/ Thực trạng về nội dung phân tích tình hình xuất khẩu
2.1.1 Phân tích chung tình hình xuất khẩu
Sau mỗi một kỳ kinh doanh công ty tiến hành phân tích chung tình hình
xuất khẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu.pdf