Luận văn Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu

với nhiều cuộc chiến tranh đểgiữnước, đồng thời phải luôn luôn đấu tranh

với thiên nhiên khắc nghiệt đểtồn tại và phát triển. Quá trình đấu tranh đó đã

hun đúc nên tinh thần, hào khí Việt Nam, tạo nên giá trịtruyền thống dân tộc

Việt Nam hết sức tốt đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết bất khuất, kiên cường,

giàu lòng vịtha, giàu lòng nhân ái. Mỗi khi khó khăn, người Việt Nam luôn

luôn bên nhau, kết đoàn thành một khối tạo ra sức mạnh đểvượt qua tất cả

mọi khó khăn, gian khổ. Bởi vậy, có thểnói các tổchức hội ra đời rất sớm, nó

gắn chặt với các việc thiện, gắn chặt với sựtồn tại của các cộng đồng làng xã,

cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng dân tộc.

pdf120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há nhạy cảm, nên chưa được nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ. Điều này dẫn đến những cách nhìn phiến diện, thiếu tích cực về vị trí, vai trò của hội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì vậy, dưới góc độ học thuật, việc nghiên cứu về hội, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ xã hội và hội nhập quốc tế, thiết nghĩ, là việc làm cần thiết. Trong phạm vi của luận văn cao học, nội dung chương I chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của hội, trong mối quan hệ với xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ, theo phương pháp nghiên cứu so sánh thực tiễn Việt Nam với quan niệm của thế giới. Từ đó, bước đầu phát hiện rằng, hội là một loại hình của tổ chức xã hội dân sự, mang tính đặc thù của Việt Nam, bao gồm 4 nhóm: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng trực thuộc; các hội nghề nghiệp; các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (trừ những tổ chức không có hội viên như quỹ, trung tâm...); các hội không có tư cách pháp nhân tại cộng đồng. Hội theo quan niệm của Việt Nam không bao gồm đảng chính trị, các tổ chức tôn giáo và các tổ chức tội phạm. So với những vấn đề tranh luận về khái niệm hội trong thời gian qua, luận văn đưa ra khẳng định một số nội dung sau: - Thứ nhất, mặc dù gắn bó chặt chẽ với Đảng, Nhà nước, là các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam nhưng 5 tổ chức quần chúng trực thuộc Mặt trận tổ quốc Việt Nam vẫn được coi là thành phần của xã hội dân sự và là nhóm lớn nhất trong 4 nhóm của hội. Tuy nhiên, với đặc thù là liên minh chính trị, bản thân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lại không được coi là thành phần của hội. - Thứ hai, hội phải là tổ chức có hội viên với sự tham gia ít nhất của 3 hội viên chính thức; hội không bao gồm các tổ chức không có quy chế hội 55 viên như quỹ, trung tâm, viện nghiên cứu... (trừ những quỹ, trung tâm do chính các tổ chức hội lập ra). - Thứ ba, hội không chỉ gồm những tổ chức có tư cách pháp nhân mà còn bao gồm cả những hội không có tư cách pháp nhân tại cộng đồng như: hội đồng hương, hội khuyến học của dòng họ, hội thả diều ở thôn, xóm... Cũng qua phân tích tại Chương I, cho thấy, khái niệm về tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp; trong mối quan hệ với hội thì một bộ phận cấu thành của tổ chức phi chính phủ là các tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận cũng được xếp loại là một trong những nhóm của hội. Tóm lại, dựa trên cách tiếp cận so sánh, Chương I của luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hội, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng pháp luật về hội và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội ở Việt Nam trong những chương tiếp theo. 56 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI Ở VIỆT NAM Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh để giữ nước, đồng thời phải luôn luôn đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Quá trình đấu tranh đó đã hun đúc nên tinh thần, hào khí Việt Nam, tạo nên giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam hết sức tốt đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết bất khuất, kiên cường, giàu lòng vị tha, giàu lòng nhân ái. Mỗi khi khó khăn, người Việt Nam luôn luôn bên nhau, kết đoàn thành một khối tạo ra sức mạnh để vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ. Bởi vậy, có thể nói các tổ chức hội ra đời rất sớm, nó gắn chặt với các việc thiện, gắn chặt với sự tồn tại của các cộng đồng làng xã, cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng dân tộc. Sách “Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước” đã phân chia lịch sử phát triển hội ở Việt Nam theo theo ba phân kỳ lịch sử : thời trung đại (bao gồm cả xã hội theo phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến, tức đến đầu thế kỷ XIX); thời kỳ xã hội nửa thực dân phong kiến; và thời kỳ xã hội mới từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay. - Thời phong kiến, các hội ra đời và hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Có loại xuất phát từ một dòng họ, hay vài dòng họ như phe, giáp. Có loại xuất phát từ việc thiện mà lập ra các quỹ, các hội, ví dụ như Hội hiếu, Hội hỷ, quỹ nghĩa điền, quỹ nghĩa thương, quy mô của các loại Hội này thường bó hẹp trong một cộng đồng làng, xã... Ở thời kỳ này, bên cạnh các Hội tập hợp việc thiện, theo dòng họ đã tiến lên tập hợp theo ngành nghề, công việc, chẳng hạn như: Hội phường vải, phường nón, mộc, Hội tương thân...; tập hợp theo giới như : phụ lão, nhi đồng...; tập hợp theo tôn giáo tín ngưỡng như : Hội thờ thánh quan, Hội thờ đức Thánh Trần...; tập hợp theo văn hoá, nghệ 57 thuật như: Hội đồng môn, Hội tử văn, Hội tử võ, Hội chèo, Hội vật, Hội cờ, Hội bơi thuyền, Hội chọi gà, Hội chơi chim bồ câu... Nhà nước phong kiến của hầu hết các triều đại tuy chưa quan tâm đặt ra các quy định cụ thể việc quản lý các hoạt động của các hội nhưng cũng đã để ý tới khía cạnh khai thác các khả năng đóng góp của các hội với triều đình. Nhà nước phong kiến, giao cho các quan lại địa phương phải thu nạp các sản vật mà các thợ khéo làm ra nộp về triều đình. Mặt khác, mỗi khi có thiên tai, địch hoạ thì phải biết huy động các hội tham gia uý lạo dân chúng. Thời kỳ này, xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, gần như cả dân tộc sống bằng nghề nông, do đó các làng xã đã lập ra các quỹ ruộng, quỹ thóc để trợ cấp cho bà goá, con côi, hoặc lập ra nghĩa điền là loại quỹ do những người hảo tâm tặng, cấp để giúp đỡ những người nghèo khó... Các loại quỹ này, cùng với các hội kể trên đã ít nhiều góp phần cùng với các chính sách tiến bộ của các triều đại phong kiến như "khoan sức dân" đem lại sự ổn định về đời sống cho nhân dân. - Thời kỳ phong kiến, thực dân là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rất sôi động. Nhận thấy vai trò quan trọng trong tập hợp quần chúng của các hội, giai cấp thống trị cũng lập ra các hội để phục vụ mục đích thống trị của chúng. Thời kỳ này, có thể chia thành hai hệ thống hội quần chúng, đó là hội quần chúng của nhân dân lao động và cách mạng, hội quần chúng của giai cấp thống trị. Hội của nhân dân lao động yêu nước và cách mạng được sáng lập do nhu cầu bảo vệ quyền lợi của mình trước sự áp bức của giai cấp thống trị. Lúc đầu vẫn là tập hợp theo giới, ngành, sở thích mang tính truyền thống đã có, nhưng lúc này phạm vi hoạt động không bó hẹp ở làng, xã, phường mà đã mở rộng ở phạm vi hàng tỉnh, liên tỉnh, khu vực và toàn quốc. Phát triển hơn, các hội chính trị ra đời, đây là nơi các lãnh tụ cách mạng tập hợp và giáo dục chính trị cho quần chúng, đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng áp bức. Thời kỳ đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lập ra Hội Duy Tân, rồi Việt Nam Quang phục Hội... 58 Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, cho nên đã ra sức chăm lo và phát triển các tổ chức quần chúng. Bên cạnh việc phát huy vai trò các hội truyền thống đã có, Đảng đã lập ra nhiều hội yêu nước và cách mạng như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội thanh niên, Hội nhi đồng... Các hội này được phát triển, nâng cao về nội dung hoạt động. Các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, sở thích... đã mang dần các nội dung chính trị, giác ngộ chính trị để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Từ sự phát triển đó, các Hội trở thành các thành viên của Mặt trận Cứu quốc thống nhất trong phạm vi toàn quốc, chẳng hạn như Mặt trận Đồng minh phản đế Đông Dương năm 1930, Mặt trận Dân chủ (1936-1939), Mặt trận Việt Minh (1941-1946), Mặt trận Liên Việt (1946-1954)... Tất nhiên, các hội quần chúng do nhân dân lập ra, do Đảng lãnh đạo, đấu tranh cho lợi ích dân tộc và nhân dân sẽ bị các giai cấp thống trị và nhà nước phong kiến thực dân đàn áp hoặc hạn chế phạm vi, nội dung và các điều kiện hoạt động. Giai cấp thống trị, nhà nước phong kiến và thực dân luôn luôn phá hoại các hoạt động của các hội, một mặt còn sai phái bọn tay sai chui vào các hội làm tan rã hoặc phân tán ý chí thống nhất của các hội; mặt khác lập ra các hội để làm công cụ, tay sai cho chúng. Một mặt chúng bóp nghẹt các hội quần chúng yêu nước, cách mạng của nhân dân, mặt khác chúng bỏ tiền của và tạo mọi điều kiện cho các hội phục vụ cho lợi ích thống trị của chúng hoạt động. - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra trang sử mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Đất nước được độc lập, nhân dân được làm chủ. Vai trò, lợi ích của các hội quần chúng được khẳng định là to lớn, là tích cực và quan trọng. Vai trò đó được nâng cao, được sáng tỏ, được toả sáng trong những trang sử oai hùng của dân tộc từ 1945 đến nay. Trong cuộc chiến tranh giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các hội quần chúng phát triển cao về số lượng, về nội dung và phương thức hoạt động; đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Chính giai đoạn này, do nhiệm vụ chính trị của đất nước và cách mạng, tính xã hội - chính trị của hội ở nước ta được thể hiện đậm nét. Nhiều tổ chức hội trở thành các đoàn thể chính trị 59 như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Công đoàn,... Đây cũng là đặc điểm riêng của sự phát triển các tổ chức hội ở Việt Nam. Đại Hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, xã hội của đất nước. Đổi mới đã giúp sức cho từng cá nhân trong xã hội nâng cao thêm ý thức làm chủ, tinh thần trách nhiệm và sáng tạo của mình. Quần chúng nhân dân mở rộng thêm các nhu cầu phát triển bản thân, muốn đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển xã hội, bởi vậy các tổ chức quần chúng càng trở nên có sức hấp dẫn, và có chiều hướng phát triển, đây là một dấu hiệu tích cực. (38) Trong những năm gần đây, các hội phát triển rất mạnh, cả các hội ở trung ương và các hội có phạm vi hoạt động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các Hội nghề nghiệp phát triển nhiều, và được tập hợp chủ yếu xung quanh các liên hiệp lớn như: Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam; Hội liên hiệp văn học nghệ thuật; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Liên đoàn thể dục thể thao và nhiều hội khác ở các lĩnh vực đời sống xã hội như các hội từ thiện, nhân đạo... . Các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, kinh tế có số hội phát triển mạnh nhất, phản ánh đúng tình hình phát triển hiện nay của đất nước. Nếu từ năm 1945 đến 1998 chỉ có tổng số 192 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc (36, trang 1) thì tính đến tháng 6-2005, ở Việt Nam đã có 320 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc. Cũng tính đến thời điểm tháng 6/2005, đã có hơn 2.150 hội có phạm vi hoạt động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chưa kể hàng vạn hội được tổ chức và hoạt động trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn (27, trang 4) 2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2.1. Thực trạng tổ chức của hội ở Việt Nam hiện nay 2.2.1.1. Thực trạng tổ chức của các tổ chức quần chúng thuộc Mặt trận tổ quốc Việt Nam (nhóm 1) Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh 60 Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội, có lịch sử vẻ vang, có quá trình thành lập và hoạt động gắn với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. - Về hệ thống tổ chức, 5 tổ chức quần chúng này đều được tổ chức theo 4 cấp: + Trung ương; + Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương; + Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương; + Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp cơ sở). Về số lượng hội viên: + Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Tính đến tháng 6/2005, Công đoàn Việt Nam gồm 64 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 19 Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ trong đó 1.897 công đoàn quận, huyện, ngành địa phương và tương đương, 76.678 công đoàn cơ sở với 5,25 triệu đoàn viên. (39) + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Trong những năm gần đây, số đoàn viên mới được kết nạp hàng năm bình quân tăng 10%. Nếu các năm 1994, 1995, 1996 số đoàn viên mới được kết nạp hàng năm chỉ đạt được từ trên 450.000 đến 550.000, thì từ năm 2002 đến 2004, số đoàn viên mới kết nạp hàng năm đều đạt trên 1 triệu đồng chí. (40, trang ). Hiện nay, số lượng đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là 5.369.485 đoàn viên (41, trang 39) + Hội Nông dân Việt Nam: có số lượng hội viên là hơn 8 triệu hội viên trong cả nước (42) + Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: tính đến tháng 12/2005, số lượng hội viên là 13.276.099 hội viên + Hội Cựu chiến binh Việt Nam: có số lượng hội viên là: 1,92 triệu hội viên (5, trang 24) 61 2.2.1.2. Thực trạng tổ chức của hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ (nhóm 2 và 3) - Ở Trung ương: + Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt nam là tổ chức tự nguyện của trí thức Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Liên hiệp Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mục đích của Liên hiệp Hội là tập hợp và đoàn kết lực lượng trí thức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực hoạt động xã hội, điều hoà và phối hợp hoạt động của các hội thành viên, nhằm phát huy năng lực trí tuệ của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam có 57 hội chuyên ngành Trung ương (trong đó Tổng hội Y dược học với 54 hội chuyên ngành, Tổng hội Xây dựng có 11 hội chuyên ngành, Tổng hội Địa chất có 14 hội chuyên ngành) và 45 Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật tỉnh, thành phố. Tổng số lượng hội viên ước khoảng trên 80 vạn. + Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức tự nguyện của trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam để phối hợp, cộng tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá, văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sáng tạo văn học, nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Liên hiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động theo nguyên tắc liên hiệp, hiệp thương, dân chủ. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 10 hội chuyên ngành ở Trung ương và 63 hội văn nghệ tỉnh và thành phố. Các hội chuyên ngành ở Trung ương bao gồm : Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Nhạc sĩ, Hội Nghệ sĩ Sân khấu, Hội Nghệ sĩ Điện ảnh, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội Nghệ sĩ Múa, Hội Kiến trúc sư, Hội Văn nghệ dân gian, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, với tổng số hơn 10.000 hội viên, một đội ngũ văn nghệ sĩ quan trọng trong hàng ngũ trí thức nước ta. Hiện nay, các hội chuyên ngành đều đã trở 62 thành những tổ chức lớn, hoạt động trên quy mô toàn quốc, là nòng cốt của phong trào văn nghệ các vùng, các miền trong cả nước và có quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. + Liên hiệp tác tổ chức hữu nghị Việt Nam: gồm các hội hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân. Liên hiệp có 60 hội hữu nghị với các nước và 32 liên hiệp các hội hữu nghị tỉnh là thành viên. Tôn chỉ, mục đích của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là tập hợp tất cả các nhà trí thức, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật... hoạt động vì mục tiêu đấu tranh cho hoà bình, xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên toàn thế giới. Ngoài 3 liên hiệp trên, các hội còn lại được phân theo các lĩnh vực sau: + Các hiệp hội của các tổ chức kinh tế (gọi tắt là hiệp hội kinh tế): hiệp hội kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các tổ chức kinh tế cùng ngành nghề, thuộc mọi thành phần kinh tế Ở Việt Nam, có tư cách pháp nhân, nhằm bảo vệ và phát triển ngành nghề. Hiệp hội kinh tế hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải, trong khuôn khổ pháp luật. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước ta đã có trên 100 hiệp hội kinh tế, bao gồm các hội viên tập thể, hội viên là doanh nghiệp. Ở cấp toàn quốc có các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề, như Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Thuỷ sản, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Lương thực, Hiệp hội Gốm sứ, Hội đồng các doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ giám đốc Trung ương, Câu lạc bộ các doanh nghiệp... Ở cấp địa phương cũng xuất hiện nhiều hội doanh nghiệp đơn lập hoặc đồng thời là thành viên của các hiệp hội cấp toàn quốc như Câu lạc bộ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội... Ngoài ra, còn có gần 20 hiệp hội kinh tế của người nước ngoài tại Việt Nam, như Hiệp hội các doanh nghiệp Mỹ, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Nhật Bản...; và không ít các hội đồng doanh nghiệp hỗn hợp giữa Việt Nam 63 với các nước, như Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển, Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Ô-xtrây-li-a. + 19 hội, liên đoàn hoạt động trong lĩnh vực thể thao. + 30 hội hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, từ thiện. (27, trang 5-6) - Ở địa phương: Theo báo cáo từ các địa phương, chỉ trong 2 năm (2002-2003), đã có 300 hội được thành lập. Một số tỉnh có số lượng hội mới thành lập nhiều như Nghệ An, An Giang... (36, trang 2). Cho đến nay, tỉnh nào cũng có hội; nơi nào kinh tế, văn hoá, khoa học phát triển, nơi đó có nhiều hội, như: Thành phố Hồ Chí Minh có 140 hội, Hà Nội có 130 hội, Hải Phòng có 88 hội... - Về tên gọi của hội: Hội thuộc nhóm 2 và nhóm 3 có tên gọi rất phong phú gồm : hội, hiệp hội, liên hiệp hội, liên đoàn, ủy ban, liên minh (liên minh các hợp tác xã), phòng (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)... Phần lớn các hội vẫn giữ nguyên tên gọi từ khi thành lập cho đến nay. Số hội thay đổi tên gọi có tỉ lệ thấp: 18%. Ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước, tỷ lệ này là 21 %, cái hội địa phương tỷ lệ này là 17%. Như vậy có thể thấy, phần lớn các hội khi được thành lập đã xác định đúng tôn chỉ mục đích, phương hướng hoạt động và tên gọi. Đây là điều kiện thuận lợi cho hội giữ được vai trò, truyền thống của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước thực hiện công tác quản lý hội thường xuyên, chặt chẽ. (36, tr.2). - Về trụ sở của hội: Trụ sở của hội là một trong những yêu cầu bắt buộc của pháp luật dễ hội có tác có đủ tư cách pháp nhân và được hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Có 36% hội có trụ sớ do Nhà nước cấp, 10% thuê, 3% tự có; các trường hợp khác gồm mượn, sử dụng nhà của hội viên... là 51%. Như vậy khả năng tự lo của hội để có trụ sở độc lập, ổn định còn thấp. Đây là một trong những khó khăn đối với hoạt động của các hội, đồng thời cũng là trở ngại cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý các hội. Tuy nhiên, việc tỷ lệ lớn hội được nhà nước cấp trụ sở có mặt 64 tích cực, tạo sự ổn định về trụ sở cho các hội; tuy nhiên việc mở rộng số lượng các hội được cấp trụ sở dễ tạo tâm lý trông chờ, dựa dẫm vào Nhà nước. (36, tr.3) - Về văn phòng hội: Phần lớn các hội (78%) đều có bộ phận văn phòng để giúp Ban chấp hành thực hiện giao dịch và triển khai công việc của hội. Số hội không có văn phòng vẫn còn khá nhiều, chiếm 22%. Ngay các hội có phạm vi hoạt động cả nước cũng còn tới 17 % số hội không có văn phòng. Ở các hội địa phương, tỷ lệ này là 23 %. Tỷ lệ văn phòng hội trong tổng số hội điều tra có biên chế nhà nước là 37% và hợp đồng là 33%; tỷ lệ này ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước có biên chế nhà nước là 34% và hợp đồng là 37% ; tỷ lệ này ở các hội địa phương như sau: biên chế nhà nước là 37,5% và hợp đồng là 33%. Như vậy tỷ lệ hội địa phương có biên chế nhà nước lớn hơn cả tỷ lệ các hội có phạm vi hoạt động cả nước. Từ những phân tích trên cho thấy đang tồn tại một gánh nặng biên chế nhà nước không nhỏ từ phía các hội đối với các địa phương. Việc thực hiện tính chất tự trang trải trong khá nhiều các hội địa phương cần được xem xét, khắc phục (36, tr.4). - Văn phòng đại diện của các hội: Số hội có văn phòng đại diện có tỷ lệ thấp: 9%; cụ thể các hội có phạm vi hoạt động trong cả nước cũng chỉ có 26% có văn phòng đại diện ở các địa phương. Các hội địa phương lại càng thấp, chỉ có 7% có văn phòng ở địa phương khác. (36, tr.4) - Các tổ chức trực thuộc hội và các tổ chức thành viên của hội: Số hội có các ban chiếm tỷ lệ 57%. Ớ các hội có phạm vi hoạt động cả nước tỷ lệ này là 71% và các hội địa phương là 54% . Do tính chất chuyên môn, loại hình hoạt động của các hội khác nhau nên cơ cấu tổ chức của hội gồm nhiều loại ban khác nhau. Các ban thường được các hội thành lập bao gồm hai loại: + Loại ban phụ trách những vấn đề về tổ chức bộ máy, hội viên, kiểm tra, thi đua khen thưởng... Loại ban này được thành lập không lệ thuộc nhiều 65 vào tính chất hoạt động chung của hội và nhằm điều hành hoạt động chung của hội nên được tổ chức ở nhiều hội. + Loại ban phụ trách các hoạt động chuyên môn của hội. Hội hoạt động lĩnh vực nào thì có ban phụ trách chuyên môn về lĩnh vực đó; vì vậy tên gọi của các loại ban này là khác nhau. Trong tổng số các hội, mô hình hội thành viên là cá nhân chiếm đa số (67%), mô hình hội thành viên là tổ chức chiếm tỷ lệ 33% tổng số các hội được điều tra. Ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước, tỷ lệ hội thành viên là tổ chức chiếm 55%; tỷ lệ này ở hội địa phương là 29%. Trong số các hội có tổ chức thành viên thì những tổ chức thành viên này lại có phạm vi hoạt động khác nhau. Có 17% số hội có các tố chức thành viên hoạt động toàn quốc; 11% hoạt động liên tỉnh và 72% hoạt động trong tỉnh. Đối với các hội có phạm vi hoạt động cả nước có tổ chức thành viên, tỷ lệ này ở từng loại tương ứng như sau: 43% số hội có các thành viên hoạt động toàn quốc, 22% số hội có thành viên hoạt động liên tỉnh và số hội có thành viên hoạt động trong tỉnh là 35%. Các hội địa phương tỷ lệ này ở từng loại tương ứng như sau: toàn quốc là 8%, liên tỉnh là 7% và trong tỉnh là 84%. Về các tổ chức trực thuộc, có 33% tổng số hội có các tổ chức trực thuộc, chia ra các hội có phạm vi hoạt động cả nước là 13%, các hội địa phương lại 32%. Về loại hình các tổ chức trực thuộc hội gồm có: tổ chức tư vấn 21%, các trung tâm nghiên cứu khoa học 16%, tổ chức từ thiện 8%, quỹ 7% và các loại tổ chức khác 47%. Như vậy, có thể thấy, mặc dù được gọi chung là hội hay liên hiệp hội nhưng mô hình tổ chức của hội là rất phức tạp, đa dạng, nhiều cấp, nhiều loại tổ chức trực thuộc với tính chất hết sức khác nhau. Đây là vấn đề cần lưu ý về mặt pháp lý để vừa bảo đảm tính đa dạng của tổ chức hội, nhưng đồng thời lại có thể quản lý có hiệu quả đối với các hoạt động của hội. (36, tr.5) - Nhân sự và nhân lực của các hội: 66 + Cán bộ chủ chốt: Số lượng chủ tịch hội đang giữ chức vụ trong cơ quan đảng, đoàn thể, nhà nước chiếm tỉ lệ khá cao (61%), tỷ lệ này ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước là 56%, các hội địa phương là 62%. Về chế độ làm việc, chỉ có 33% Chủ tịch hội làm việc theo chế độ chuyên trách, tỷ lệ này ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước chỉ có 25% và các hội địa phương là 34%. Phần lớn chủ tịch hội đang còn dương chức trong các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể; vì vậy, không thể thực hiện làm việc thường xuyên cho các hội. Các hoạt động của hội do chủ yếu do phó chủ tịch trực tiếp điều hành, thực hiện. Số phó chủ tịch chuyên trách các hội có tỷ lệ cao, chiếm tới 60% tổng số Phó chủ tịch hội. Số lượng phó chủ tịch của hội đang giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, Nhà nước có tỷ lệ là 55%, trong đó các hội có phạm vi hoạt động cả nước là 34 % và các hội địa phương là 60%. (36, tr.6) + Nhân lực của các hội: Số lượng biên chế nhà nước ở các hội có phạm vi hoạt động cả nước là trên 400 người và các hội địa phương là trên 600 người. Tuy nhiên, đối với các hội hoạt động trên địa bàn các tỉnh, số biên thế nhà nước của mỗi hội dao động khá lớn. Có địa phương cấp biên chế cho toàn bộ số hội được thành lập, có địa phương chỉ cấp cho một số hội. Số biên chế cụ thể cũng dao động giữa các hội. Có hội được cấp 1 đến 2 biên chế, nhưng cũng có hội được cấp từ 11 đến 16 biên chế. Như vậy, số lượng biên chế nhà nước cấp cho các hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và địa phương là tương đối lớn về cả phạm vi số hội và số biên chế cấp cho mỗi hội. Việc cấp biên chế cho các hội địa phương cũng khác nhau. (36, tr.6) 2.2.1.3. Thực trạng tổ chức của hội không chính thức ở cộng đồng (nhóm 4) Hiện na

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan