Luận văn Hoàn thiện pháp luật về quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng công thương Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vii

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ. viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. ix

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY TRÌNH

CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI.6

1.1. Những vấn đề chung về quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại

.6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quy trình cấp tín dụng.6

1.1.2. Nguyên tắc của quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại.8

1.1.3. Vai trò quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại .9

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quy trình cấp tín dụng của Ngân

hàng thương mại .10

1.2. Cơ sở và cấu trúc pháp luật về quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng

thương mại .12

1.2.1. Cơ sở và yêu cầu pháp luật với quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng

thương mại .12

1.2.2. Cấu trúc pháp luật về quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại .13

1.3. Thực trạng pháp luật về quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại

.18

1.3.1. Quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng được phép thực hiện.18

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho vay, tăng 22% so với năm 2016 ( Báo cáo thường niên Vietinbank 2017) Năm 2017, VietinBank đã phát hành thành công ra công chúng 4.200 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp. Việc phát hành ra công chúng thành công khối lượng trái phiếu thứ cấp lớn nhất từ trước tới nay của các NHTM khẳng định uy tín, vị thế của VietinBank trên thị trường, đồng thời thể hiện nỗ lực của VietinBank trong việc nâng cao năng lực vốn. Cũng trong năm 2017, VietinBank đã chuyển đổi thành công hệ thống CoreBanking - dự án lớn và có độ phức tạp nhất trong Ngành Ngân hàng đến thời điểm hiện tại. Việc triển khai thành công hệ thống Core đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, nâng tầm vị thế, đáp ứng yêu cầu công nghệ cho sự phát triển lâu dài và bền vững. VietinBank đã hoàn thành nâng cấp tiêu chuẩn quản lý chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn ISO 9001 - 2015 cam kết các nghiệp vụ ngân hàng và đầu tư được phục vụ theo tiêu chuẩn cao, đồng thời ra mắt Bộ Nhận diện Thương hiệu VietinBank 2017. Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của VietinBank vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định. So với 31/12/2017, tổng tài sản đến cuối tháng 6/2018 ước đạt 1.140 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 40 nghìn tỷ đồng, tăng 4%; dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 7,56%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn Ngành (6,84%). Trong đó, dư nợ cho vay tăng 9,8% so với đầu năm, ROA, ROE hợp nhất ước đạt lần lượt là 1% và 13%. Cơ cấu tài sản của VietinBank cũng có nhiều chuyển biến so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, các khoản cho vay khách hàng (thị trường 1) đạt 855.081 tỷ đồng, chiếm 75% tổng tài sản, tăng trưởng 9,3%. Đối tượng cho vay chủ yếu là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước đạt 853 tỷ đồng. Về cơ cấu nợ theo thời gian cho vay, nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 57,8%, tiếp đến là nợ dài hạn chiếm 33,7% và nợ trung hạn với tỷ trọng nhỏ nhất chiếm 8,5%. Tỷ lệ nợ xấu vẫn được duy trì ở mức thấp, với 1,29% trên tổng dư nợ. Ở chiều ngược lại, hoạt động huy động tiền gửi từ khách hàng tăng trưởng 8,8%, ghi nhận giá trị đạt 852.447 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn (chủ yếu bằng VND) đạt 732 tỷ đồng chiếm 85,9%, tăng trưởng 16%. Nếu so với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư từ 10 – 14% và tăng 37 trưởng dư nợ tín dụng khoảng 14% năm 2018, VietinBank vẫn còn dư địa để tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi ( Nguồn: Vietinbank 2018) 2.2. Thực trạng quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam Quy trình cấp tín dụng của VietinBank được thực hiện theo đúng quy trình của đề ra. Cụ thể gồm: Sơ đồ 2.1. Quy trình cấp tín dụng tại VietinBank 2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ Trên cơ sở các văn bản pháp luật trực tiếp quy định về quy trình cấp tín dụng do Nhà nước ban hành là Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng, Luật về Thương phiếu, Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành là những ví dụ cụ thể. Bên cạnh đó, còn có văn bản pháp luật gián tiếp quy định về hoạt động cấp tín dụng do Nhà nước ban hành. Có thể chỉ ra như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Kế toán, Luật về Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành. VietinBank xây dựng các quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng, qua đó khi thực hiện tiếp nhận hồ sơ, các cán bộ của Ngân hàng cần hướng dẫn khách hàng những hồ sơ cần cung cấp và tiếp nhận từ khách hàng. Rà soát hồ sơ khoản vay: Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của từng loại Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định khoản vay Xét duyệt khoản vay Soạn thảo hợp đồng Cập nhật hệ thống Giải ngân Theo dõi khoản xử lý phát sinh Thu nợ gốc, lãi, phí Thanh lý hợp đồng, giải chấp TSBĐ 38 hồ sơ, từ đó đề nghị, hướng dẫn khách hàng bổ sung đầy đủ, kịp thời; Đánh giá sơ bộ xem chủ thể vay vốn, đối tượng vay vốn có được VietinBank cấp tín dụng hay không. Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Đây là giai đoạn thu thập chi tiết tất cả các loại giấy tờ, văn bản, bằng chứng và thẩm định thực tế tại đơn vị sử dụng vốn để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất. Một bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ vay (vốn + lãi): phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, kế hoạch vay và trả nợ. Tài liệu liên quan đến đảm bảo tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù: hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cùng các giấy tờ gốc liên quan đến sở hữu tài sản đảm bảo. 2.2.2. Thẩm định khoản vay (1) Nội dung công việc: Thu thập thông tin về khách hàng, KHsản xuất kinh doanh/PA/DA đề nghị vay vốn, biện pháp bảo đảm khoản vay. Thẩm định khách hàng; hoạt động kinh doanh, tài chính; kế hoạch sản xuất kinh doanh, PA/DA đề nghị vay vốn của khách hàng (Tham khảo phụ lục 2).Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay (Tham khảo phụ lục 3,4). Đánh giá rủi ro, lợi ích dự kiến đem lại cho VietinBank (nếu có) nếu phê duyệt cho vay.Lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định cho vay. (2) Điều kiện cho vay tổ chức kinh tế: Trường hợp không có bảo đảm: Đã được Vietinbank cấp giới hạn cho vay không có bảo đảm hoặc đủ điều kiện cấp GHTD không có bảo đảm. Mục đích vay vốn, sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với quy định của VietinBank.Có dự án /phương án khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.Phải cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến khoản vay, được cập nhật đến thời điểm vay vốn theo yêu cầu của VietinBank Trường hợp 2: Có bảo đảm 39 Đã được VietinBank cấp giới hạn cho vay hoặc đủ điều kiện cấp giới hạn cho vay.Mục đích vay vốn, sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với quy định của VietinBank.Có dự án/phương án khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.Phải cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến khoản vay, được cập nhật đến thời điểm vay vốn theo yêu cầu của VietinBank. Phải có tài liệu chứng minh thu xếp đủ nguồn vốn ngoài số tiền đề nghị vay. Có nguồn trả nợ khả thi bằng chính nguồn thu của dự án/phương án. Có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào phương án/ dự án. Thực hiện các biện pháp tiền vay cần thiết theo quy định của VietinBank (3) Điều kiện cho vay cá nhân - hộ gia đình: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; Mục đích vay vốn, sử dụng vốn vay hợp pháp; Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả hoặc có phương án tiêu dùng khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Phải cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến khoản vay; Có nơi tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc hộ khẩu thường trú/đăng ký tạm trú cùng địa bàn , thành phố trực thuộc trung ương nơi VietinBank đóng trụ sở; Có uy tín, thiện chí trong quan hệ tín dụng, thanh toán với VietinBank; Mở tài khoản tiền gửi tại VietinBank và cam kết sử dụng tài khoản này để thực hiện giao dịch thanh toán liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Phải có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản (4) Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay: Xác định nguồn thông tin: Đề nghị vay vốn của khách hàng; Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư; Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng; Hợp đồng kinh tế, PA/DA sản xuất kinh doanh; Đối tác của khách hàng; Thông tin thị trường Phương án thẩm định: Đối chiếu, so sánh giữa mục đích khách hàng đề nghị với giấy chứng nhận đăng ký doanh, giấy chứng nhận đầu tư; Xem xét năng lực sản xuất kinh doanh, quy mô của khách hàng có thực sự cần vay vốn để thực hiện DA/PA hay không; Xem xét mối quan hệ của khách hàng với đối tác, xem có gian 40 lận hay cấu kết gì không; Kiểm tra, tính toán làm rõ tính chính xác thông tin khách hàng cung cấp qua các thông tin thị trường (5) Đề xuất quyết định cho vay, bao gồm: Xác định phương thức cho vay: Cho vay hạn mức: áp dụng với khách hàng có tốc độ luân chuyển vốn nhanh, thường xuyên với đáp ứng một số điều kiện vay vốn theo phương thức hạn mức; Cho vay dự án đầu tư: Khi khách hàng vay vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh: đầu tư mới, mở rộng, cải tiến sản xuất Xác định mức cho vay: Dựa vào các yếu tố dưới đây để xác định hạn mức cho may: Mức VCSH/VTC và nhu cầu vay của khách hàng; Nguồn trả nợ; Giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tài sản; Khả năng nguồn vốn của VietinBank; Quy định của VietinBank trong từng thời kỳ. Xác định thời hạn cho vay: Tốc độ luân chuyển vốn; Thời hạn thu hồi vốn của PA/DA/TN trả nợ (tiêu dùng); Quy định thời hạn tối đa đối với cho vay tiêu dùng; Biện pháp bảo đảm tiền vay; Đề nghị và khả nợ của khách hàng; Thời gian hoạt động còn lại của tổ chức kinh tế; Khả năng nguồn vốn của VietinBank + Thời hạn cho vay theo biện pháp bảo đảm Bằng tài sản: Không được vượt quá thời gian sử dụng còn lại của tài sản bảo đảm theo Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng hiện hành: tài sản bảo đảm là hàng hóa đang luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh: phụ thuộc vào khả năng luân chuyển hàng hóa, tối đa là 12 tháng; tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi do VietinBank phát hành hoặc TCTD phát hành cam kết phong tỏa vô thời hạn theo yêu cầu của VietinBank: thời hạn cho vay có thể vượt quá thời gian đáo hạn Bằng bảo lãnh (có thời hạn): Ngắn hơn thời hạn bảo lãnh một khoảng thời gian nhất định, đủ để yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay theo cam kết bảo lãnh. Thời hạn tối đa đối với cho vay tiêu dùng Cho vay không bảo đảm: Tối đa 5 năm. Chú ý: đối với cho vay cán bộ công nhân viên: Đảm bảo tuổi của khách hàng tối đa là 59(nam), 54(nữ) tại thời điểm trả 41 nợ cuối cùng; Không quá thời hạn làm việc/lao động còn lại được ghi trên hợp đồng lao động, trừ hợp đồng làm việc /hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Cho vay có bảo đảm: tối đa 5 năm, trừ các trường hợp sau: Cho vay xây dựng nhà ở tối đa 10 năm; Cho vay mua nhà ở chung cư, đất ở: tối đa 15 năm; Cho vay mua đất và xây nhà ở hoặc mua nhà ở (có quyền sử dụng đất): tối đa 20 năm Xác định lãi suất, phí Xác định lãi suất: Với từng đối tượng khách hàng áp dụng theo mức lãi suất do VietinBank quy định trong từng thời kỳ trên cơ sở đảm bảo bù đắp được chi phí huy động, chi phí rủi ro và mức lợi nhuận kỳ vọng. Phí: áp dụng theo biểu phí do VietinBank quy định trong từng thời kỳ Thỏa thuận lãi suất trong hợp động tín dụng: Tuân thủ theo quy định trong từng thời kỳ; Hướng dẫn thỏa thuận điều khoản lãi suất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Cách 1: (cá nhân và doanh nghiệp): Được xác định theo thông báo của Ngân hàng tại thời điểm xác định lãi suất; Cách 2: (Thường áp dụng với doanh nghiệp). Lãi suất thả nổi= Lãi suất cơ sở + Biên độ. Trường hợp “biến động thị trường” xảy ra, cộng chi phí huy động vốn tăng thêm Điều khoản lãi suất sàn: Theo mức sàn VietinBank thông báo hoặc đưa ra mức lãi suất sàn cụ thể. 2.2.3. Xét duyệt khoản vay Cấp có thẩm quyển xét duyệt cho vay: Căn cứ vào kết quả thẩm định, lãnh đạo phòng giao dịch/ Lãnh đạo Chi nhánh quyết định và phê duyệt tín dụng trong phạm vi mức kiểm soát thẩm định/ kiểm soát giao dịch hoặc trình trụ sở chính phê duyệt, Cụ thể theo thứ tự xếp hạng như sau (từ thấp đến cao: Trưởng phòng Giao dịch; Giám đốc chi nhánh; Lãnh đạo phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng/ Lãnh đạo phòng kiểm soát giải ngân (đối với khoản bảo lãnh); Tổng giám đốc; Hội đồng tín dụng; Hội đồng quản trị Nguyên tắc quyết định cho vay và thay đổi khoản vay: Cấp nào quyết định cho vay thì cấp đó quyết định tăng số tiền cho vay, kéo dài thời hạn duy trì, thời gian ân hạn, giảm lãi suất và cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong phạm vi thẩm quyền; Chi 42 nhánh được quyền chủ động giảm số tiền cho vay, vay rút ngắn thời hạn duy trì hạn mức, điều chỉnh thời gian giải ngân, rút ngắn thời gian ân hạn, tăng lãi suất (kể cả các khoản vay đã được Trụ sở chính phê duyệt). (Nguồn: Vietinbank 2017) Sơ đồ 2.2. Xét duyệt khoản vay Cấp khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phòng giao dịch Cấp khoản tín dụng thuộc thẩm quyền chi nhánh Cấp khoản tín dụng thuộc thẩm quyền vượt chi nhánh Phòng giao dịch Thẩm định và đề xuất khoản tín dụng Lãnh đạo phòng giao dịch Quyết định khoản tín dụng Lãnh đạo chi nhánh Quyết định khoản tín dụng Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch Thẩm định và đề xuất khoản tín dụng Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch Thẩm định và đề xuất khoản tín dụng Lãnh đạo chi nhánh Quyết định khoản tín dụng Phòng ĐGXH & phê duyệt tín dụng (tại Trụ sở chính) Tái thẩm định và đề xuất tín dụng Phòng KSGN (tại Trụ sở chính) Đối với các khoản BL và CKBL Phòng Quản lý Hợp đồng kinh doanh/ Phòng Nghiệp vụ và tín dụng quốc tế (đối với khách hàng doanh nghiệp FDI) Kiểm soát nội dung thẩm định (trong trường hợp từ chối phê duyệt thông qua khoản tín dụng của khách hàng Cấp có thẩm quyền Phê duyệt khoản tín dụng 43 2.2.4. Soạn thảo hợp đồng Đàm phán, soạn thảo dự thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm (nếu chưa thực hiện khi cấp giới hạn tín dụng) và các văn bản liên quan (nếu có) trên cơ sở tham khảo mẫu do VietinBank ban hành, phù hợp với nội dung phê duyệt của cấp có thẩm quyền.In hợp đồng (đã được cấp có thẩm quyền rà soát) từ chương trình, chỉnh sửa hoàn thiện dự thảo theo yêu cầu.Kiểm tra thẩm quyền ký hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm của người đại diện khách hàng, bên bảo đảm.Phối hợp với bên bảo đảm thực hiện các thủ tục về công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo đảm (nếu chưa thực thi khi cấp giới hạn tín dụng) 2.2.5. Cập nhật hệ thống Nhập thông tin, tạo bản ghi tài sản bảo đảm, in và ký Bảng liệt kê hồ sơ tài sản bảo đảm kiểm phiếu nhập kho tài sản bảo đảm, trình cấp có thẩm quyền ký duyệt.Sau đó làm thủ tục nhập kho tài sản bảo đảm.Thông báo cho lãnh đạo phòng Kiểm soát giải ngân để vấn tin, thực hiện thủ tục liên kết tài sản bảo đảm.Scan bảng liệt kê đã có đầy đủ chữ ký vào chương trình, cuối ngày chuyển bộ phận kế toán giao dịch để kiểm soát và lưu chứng từ theo quy định. 2.2.6. Giải ngân Kiểm tra hồ sơ giải ngân: Các rủi ro triển khai PA/DA mới phát sinh; Thời hạn giải ngân; Mục đích sử dụng vốn và chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; Điều kiện giải ngân, hình thức giải ngân; Lập tờ trình đề nghị giải ngân trình cấp có thẩm quyền tại chi nhánh, cán bộ scan vào chương trình iCdoc gửi cho phòng Kiểm soát giải ngân, sau đó thực hiện phê duyệt của phòng Kiểm soát giải ngân; Giao nhận chứng từ giải ngân( bản gốc) với bộ phận Kiểm tra giao dịch Chứng từ giải ngân 44 Bảng 2.2. Các loại chứng từ giải ngân Các loại chứng từ bắt buộc khi giải ngân (Trừ trƣờng hợp đƣợc nợ chứng từ) Các chứng từ hỗ trợ/ đi kèm khi giải ngân (bổ sung sau khi giải ngân) - Hợp đồng ngoại thương/ Hợp đồng thương mại - Hóa đơn - Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào - Bảng kê lương - Giấy nộp tiền, phiếu thu, giấy biên nhận, sao kê tài khoản. - Phiếu giao nhận hàng - Phiếu nhập kho - Tơ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa/ Bộ chứng từ nhập khẩu. - Giấy đề nghị thanh toán; thông báo thanh toán - Biên bản nghiệm thu/ bàn giao; Biên bản hoàn công - Biên bản đối chiếu công nợ Nguyên tắc giải ngân Mỗi hợp đồng tín dụng: rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn thực tế, hoặc ghi trực tiếp vào hợp đồng tín dụng. Lưu ý: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, chỉ giải ngân sau khi khách hàng bỏ trước phần vốn tự có/ vốn chủ sở hữu hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn đã xác định. Đối tượng giải ngân: phù hợp với nội dung ghi trong GNN hoặc bảng kê chứng từ sử dụng tiền vay. Tiền vay phải được chuyển khoản trực tiếp cho bên thụ hưởng. Việc giải ngân bằng tiền mặt thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc. Nguyên tắc giải ngân bằng tiền mặt (theo CV4493/CV-VietinBank35 ngày 6/8/2010 và thông tư 09 năm 2012 của NHNN) Phải có căn cứ xác định khách hàng bắt buộc phải sử dụng vốn vay tiền mặt; Bên bán hàng không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, hoặc khách hàng không thể thanh toán bằng chuyển khoản;khách hàng phải có chứng từ giải ngân hợp pháp, hợp lệ. 45 Nguyên tắc giải ngân bù đắp: Cho vay Tổ chức kinh tế (áp dụng đối với vay Đầu tư dự án): Chỉ giải ngân bù đắp nguồn vốn huy động tạm thời mà khách hàng đã sử dụngđể thanh toán các chi phí cho dự án trên cơ sở các chứng từ hợp pháp trong thời hạn đã được phê duyệt Cho vay khách hàng cá nhân/hộ gia đình: Trong cho vay từng lần: Trường hợp cho vay có bảo đảm, Vietinbank được xem xét giải ngân bù đắp nguồn vốn huy động tạm thời mà khách hàng đã sử dụng để thanh toán các chi phí của phương án phát sinh trong thời hạn đã được duyệt, trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và tài sản đã hình thành hình thái vật chất. Trong cho vay dự án đầu tư: Chỉ giải ngân bù đắp nguồn vốn huy động tạm thời mà khách hàng đã sử dụng để thanh toán các chi phí cho dự án trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ phát sinh trong thời hạn đã được duyệt. 2.2.7. Theo dõi khoản vay, xử lý phát sinh Nội dung: Thường xuyên theo dõi diễn biên dư nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hoạt động tín dụng; Thông báo khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn, đôn đốc khách hàng gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo phục vụ việc quản lý và giám sát khách hàng của VietinBank; Kiểm tra sử dụng vốn vay định kì và đột xuất.Hình thức kiểm tra có thể tùy theo tần suất giao dịch.Việc kiểm tra sử dụng vốn vay phải được lập thành Biên bản trong đó thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định của VietinBank; Định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng, tiến độ thực hiện DA/PA. Tần suất kiểm tra, giám sát sau khi cho vay 46 Bảng 2.3. Tần suất kiểm tra giám sát sau khi cho vay Tần suất Cho vay tiêu dùng Kiểm tra tài sản bảo đảm: định kỳ 3 tháng/lần Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng : định kỳ tối đa 6 tháng/lần Kiểm tra tình trạng nhân thân của khách hàng Cho vay sản xuất kinh doanh Giải ngân bằng tiền mặt: chậm nhất trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân Phương thức từng lần: - Tần suất giao dịch rút vốn ≥ 5 lần/T: định kỳ tối thiểu 1 lần/T và đột xuất ( khi cần) - Tần suất giao dịch rút vốn ≤ 5 lần/T: chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ khi giải ngân Phương thức hạn mức: định mức tối thiểu 1 lần/T và đột xuất (khi cần) Phương thức cho vay Dự án đầu tư: kiểm tra sau mỗi lần giải ngân hoặc hàng tháng đảm bảo kiểm soát được quá trình thực hiện, triển khai dự án. Kết thúc thời gian giải ngân, định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả của dự án. Xử lý phát sinh: Thẩm quyền quyết định lại cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp nào thì cấp đó có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Tối đa 4 lần (nợ gốc) và 6 lần (nợ lãi)/1 hợp đồng tín dụng. Gia hạn nợ: Ngắn hạn: tối đa 1 chu kỳ luân chuyển vốn nhưng không quá thời hạn cho vay ban đầu. Trung dài hạn: tối đa ½ thời hạn cho vay ban đầu nhưng không quá 18 tháng. Trong trường hợp vượt thẩm quyền: trình trụ sở chính xem xét, quyết định. 47 Nguyên tắc đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền chi nhánh + VietinBank chỉ được quyết định kéo dài thời hạn giải ngân tối đa bằng ½ thời hạn ban đầu + VietinBank quyết định kéo dài thời gian ân hạn tối đa bằng ½ thời hạn ban đầu. 2.2.8. Thu nợ gốc, lãi, phí Nội dung: Thu gốc, lãi: Đóng tiền trả nợ gốc và lãi phải là đồng tiền cho vay; Nguồn tiền từ thu được từ đối tượng vay vốn (thanh toán bằng chuyển khoản) phải chuyển về tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại VietinBank. Thu phí: Thu ngay khi khách hàng bắt đầu sử dụng dịch vụ (trừ trường hợp đặc biệt do Tổng giám đốc quyết định) Một số lưu ý khi triển khai nội dung thu nợ, lãi, phí: Phải thông báo cho khách hàng tối thiểu 7 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ; Kỳ hạn trả lãi hàng tháng: Riêng cho vay VNĐ đối với hộ nông dân, chủ trang trại, chi nhánh xác định kỳ thu lãi căn cứ theo mùa vụ, chu kỳ sinh trưởng trồng/vật nuôi hoặc theo sản phẩm riêng của VietinBank; Chuyển nợ quá hạn: Mức lãi suất phạt quá hạn bằng 50% lãi suất cho vay trong hạn. Với tổ chức kinh tế: Tổng giám đốc quyết định mức từ 20% đến dưới 50% tùy từng trường hợp cụ thể. Trường hợp quá hạn nợ gốc dưới 10 ngày, giám đốc VietinBank quyết định mức lãi suất phạt quá hạn để thu/không thu 2.2.9. Thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản bảo đảm và lưu hồ sơ Sau khi khách hàng hoàn thành hết các nghĩa vụ với VietinBank, cán bộ làm thủ tục thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảmtheo quy định của VietinBank. Trường hợp trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận phải thanh lý hợp đồng khi các hợp đồng này hết hiệu lực thì VietinBank không phải thực hiện thanh lý các hợp đồng này. Trường hợp trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận phải thanh lý hợp đồng khi các hợp đồng này hết hiệu lực thì cán bộ phòng khách hàng/ Phòng giao dịch soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình lãnh đạo Phòng khách hàng/ Phòng giao dịch kiểm soát và trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng ký. 48 2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Công thƣơng Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được Nhìn chung, chất lượng tín dụng của Chi nhánh đang duy trì ở mức khá tốt, thể hiện thông qua các chỉ số: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn của Vietinbank đã có những thay đổi đáng kể qua các năm theo chiều hướng rất tích cực. Từ việc chỉ sử dụng hơn 50% vốn huy động trong năm 2013, Vietinbank đã có bước nhảy vọt khi lượng vốn được sử dụng năm 2016 và 2017 được ghi nhận lần lượt là 105,52% và 109,18%. Con số này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đang ở tình trạng tốt, tuy nhiên chi nhánh cũng cần một số điều chỉnh để duy trì lượng chênh lệch giữa sử dụng và huy động ở mức vừa phải, tránh tình trạng thiếu hụt về nguồn vốn trong tương lai. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp cho thấy quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi được nợ thì không hiệu quả bằng việc cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành mạnh hơn, nợ quá hạn ở mức cho phép. Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại Vietinbank duy trì ở mức thấp < 1% từ năm 2013-2017, lượng nợ quá hạn đã được khống chế khá tốt, tỷ trọng nợ quá hạn giảm xuống còn 0.03% và 0.06%. Đây là tỉ lệ nợ quá hạn thấp hơn nhiều so với quy định 5% của NHNN. Vì bất kỳ một NHTM nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn, rủi ro như vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nên vấn đề mà NHTM cần giải quyết không phải là tìm cách loại trừ hoàn toàn nợ quá hạn, mà là khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở một mức độ thấp nhất có thể. Nhìn chung, VietinBank đã thực hiện rất tốt điều này. Hệ số thu nợ: Tình hình thu nợ của Vietinbank không ngừng được cải thiện, biểu hiện là hệ số thu nợ liên tục tăng trong các năm vừa qua từ 64% năm 2013 lên thành 85% năm 2017. Rõ ràng, mặc dù đối diện với nhiều vấn đề khách quan từ tác động của tình hình kinh tế nhưng công tác thu nợ vẫn được thực hiện rất tốt. Điều 49 này cũng phần nào phản ánh chất lượng của quy trình cấp tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là trong khâu đánh giá khả năng hoàn trả của khách hàng và định giá tài sản đảm bảo trong quá trình cấp tín dụng.Đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Công Thương Việt Nam thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và hệ số thu hồi nợ, ta có thể nhận xét quy trình tín dụng tại đây đang phát huy được hiệu quả. Tùy vào điều kiện và yêu cầu mà mỗi Ngân hàng có một quy trình tín dụng cũng như qui trình thẩm định riêng.Cũng như bất kỳ vấn đề nào cũng có tính hai mặt và thẩm định cũng vậy. (1) Đối với quy trình thẩm định của VietinBank gồm có những ưu điểm sau: Thứ nhất, quy trình tín dụng tại ngân hàng Công Thương được xây dựng khá chặt chẽ, các bước, các công đoạn được đầu tư khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay, thẩm định khách hàng, đến thẩm định dự án đầu tư, lập thành tờ trình Quy trình tín dụng rõ ràng như vậy sẽ làm cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_phap_luat_ve_quy_trinh_cap_tin_dung_cua.pdf
Tài liệu liên quan