Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . vii

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN

DÂN SỰ.11

1.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về thi hành án dân sự.11

1.1.1. Khái niệm pháp luật về thi hành án dân sự .11

1.1.2. Đặc điểm của pháp luật về thi hành án dân sự .13

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về thi hành án dân sự .15

1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về thi hành án dân sự.15

1.2.1. Quy định về tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên

.15

1.2.2. Quy định pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự .16

1.2.3. Quy định về khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án dân sự.17

1.2.4. Quy định về xứ lý vi phạm về thi hành án dân sự.22

1.3. Các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự

.25

1.3.1. Yếu tố khách quan.25

1.3.2. Yếu tố chủ quan.27

1.4. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự của một số nước27

1.4.1. Kinh nghiệm của Indonesia.27

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore .28

1.4.3. Kinh nghiệm của Liên bang Nga.28

1.4.4. Các bài học rút ra cho Việt Nam .29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở

VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG NINH .31

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thẩm tra viên), 32 Thư ký và 22 Kế toán và các công chức khác.3 2.2.1.2. Chấp hành viên4 a) Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định. Để khắc phục những vướng mắc trong thời gian qua trong việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, điều động, luân chuyển Chấp hành viên, Luật thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên có 3 ngạch gồm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp, đồng thời quy định việc bổ nhiệm chấp hành viên phải thông qua thi tuyển và bỏ quy định hiện hành về việc bổ nhiệm Chấp hành viên theo nhiệm kỳ. 2 Báo cáo tổng kết của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh 2014-2018 3 Báo cáo tổng kết của Cục THADS tỉnh Quảng Ninh 2014-2018 4 Điều 18 Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung 38 b) Về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên: Ngoài tiêu chuẩn chung phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì người được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp. Người được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp phải có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên và trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp. Người được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp phải có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên và trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp. Người được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội phải là sỹ quan quân đội tại ngũ. Đối với người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển. Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn chung, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp. c) Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp: Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên. d) Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn: Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, 39 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín. đ) Chấp hành viên không được làm: Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án. 2.2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự 2.2.2.1. Thủ tục thi hành án dân sự Được quy định tại Chương III, từ Điều 26 đến Điều 65, Chương này có nhiều nội dung mới, quan trọng. 40 Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự, cấp và chuyển giao, nhận bản án, quyết định. Điểm mới trong quy định về hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án là khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án. Thời hiệu yêu cầu thi hành án Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án là ba năm. Thực tiễn thi hành án dân sự thời gian qua cho thấy quy định thời hiệu này là ngắn, ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Vì vậy, Luật thi hành án dân sự 2008 được (sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án là năm năm Thủ tục gửi và nhận đơn yêu cầu thi hành án Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc gửi đơn qua bưu điện. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án trong trường hợp người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án hoặc hết thời hiệu yêu cầu thi hành án. Tuy nhiên, cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án. Ra quyết định thi hành án và thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án a) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án 41 phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Ngoài các trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó. b) Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án ra quyết định thu hồi quyết định về thi hành án trong các trường hợp quyết định về thi hành án được ban hành không đúng thẩm quyền; quyết định về thi hành án có sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc; căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn và trường hợp tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án có sai sót mà không làm thay đổi nội dung vụ việc thi hành án. Người có thẩm quyền ra quyết định về thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền ra quyết định huỷ hoặc yêu cầu huỷ quyết định về thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp trong các trường hợp phát hiện các trường hợp quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này mà Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, 42 Chấp hành viên thuộc quyền quản lý trực tiếp không tự khắc phục sau khi có yêu cầu và quyết định về thi hành án có vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Xác minh điều kiện thi hành án: Luật thi hành án dân sự quy định về xác định điều kiện thi hành án theo hướng nâng cao trách nhiệm của người được thi hành án trong việc chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Theo đó, trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh. Thời hạn tự nguyện thi hành án Trước đây, theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, thì căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành. Luật thi hành án dân sự quy định thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm hoặc cưỡng chế thi hành án. 43 Trong thực tế thì chính sách pháp luật thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề ra một số phương hướng những chủ trương về chính sách pháp luật thi hành án dân sự. Đầu tiên là thực hiện tốt những đề án quan trọng của tỉnh ủy Quảng Ninh về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác triển khai, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, việc học tập nghiên cứu nghị quyết của Đảng trên địa bàn tỉnh ngày càng đổi mới, chất lượng được nâng lên trong hoạt động về chính sách pháp luật về thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh. Cấp ủy các cấp chú trọng trong việc xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết cụ thể, hiệu quả và thiết thực. Đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có những phương pháp dạy cụ thể nhằm đạt được hiệu quả trong công tác chính sách pháp luật thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh nói chung. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho Cán bộ, Đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong Đảng, trong xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. các tổ chức đảng và đảng viên trưởng thành nhiều mặt, phẩm chất chính trị, tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo và công tác vận động quần chúng được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Đầu năm UBND tỉnh Quảng Ninh và tỉnh ủy luôn ban hành chủ trương, đường lối thông qua việc xây dựng kế hoạch chính sách pháp luật thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh, qua đó, đã hình thành các quy định nhằm đảm bảo cho kế hoạch chính sách pháp luật thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh để đạt được những kết quả quan trọng nhất. Như vậy, nhìn chung việc ban hành chủ trương, chính sách đối với vấn đề này là vô cùng quan trọng hiệu quả. Thông qua chính sách pháp luật thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Ninh, cung cấp thông tin, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn đảng, toàn dân và toàn quân; tăng cường đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, các biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo trong quá trình áp dụng trong thực tế. 2.2.2.2. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Hiện nay, các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: 44 - Phong toả tài khoản: Việc phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Khi tiến hành phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án. Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. - Tạm giữ tài sản, giấy tờ: Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây: Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án; trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015 đến 2018 như sau: năm 2015 là 124 vụ; năm 2016 là 132 vụ; năm 2017 là 141 vụ, năm 2018 là 156 vụ. Nhìn chung qua các số liệu trên cho thấy tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn qua các năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án được quy định trong Luật thi hành án dân sự nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục tạo thuận lợi cho Chấp hành viên có thể thực hiện ngay việc phong tỏa tài sản hay tạm giữ tài sản. Kịp thời ngăn chặn hành vi hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, đảm bảo cho cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành án trong những trường hợp người phải thi hành án 45 không tự nguyện thi hành án. Mặc dù mức độ tác động của biện pháp bảo đảm thi hành án không mạnh như biện pháp cưỡng chế nhưng tính chất đe dọa sẽ ảnh hưởng đến uy tín, quyền tài sản, gây áp lực tâm lý của người phải thi hành án, làm cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành giúp cho quá trình thi hành án diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Việc giả quyết nhanh gọn, đạt hiệu quả các việc thi hành án thực sự mang ý nghĩa to lớn, tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức; góp phần ổn định quan hệ xã hội, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật của đương sự. 2.2.2.3. Cưỡng chế thi hành án dân sự Các biện pháp cưỡng chế thi hành án gồm có 6 loại sau đây: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Khai thác tài sản của người phải thi hành án. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án bao gồm các nội dung chính sau đây: Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo vệ cưỡng chế và dự trù chi phí cưỡng chế. Đa phần, các tổ chức, cá nhân có liên quan đều chủ động tuân thủ các quy định về pháp luật cưỡng chế thi hành án dân sự cũng như tuân thủ việc thực hiện hoạt động cường chế thi hành án dân sự... Phần lớn các chủ thể trong quan hệ pháp luật đã chủ động tiếp cận, phối hợp và có sự đầu tư trong việc thực hiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Tính đến thời điểm cuối năm 2017 thì việc cưỡng chế thi hành án dân sự đối với các tổ chức, cá nhân đã có nhiều chuyển biến lớn. Trong thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014 đến 2018 như sau: năm 2014 là 301 vụ; năm 2015 là 345 vụ; năm 2016 là 358 vụ; năm 2017 là 361 vụ; năm 2018 là 378 vụ. Từ số liệu những vụ cưỡng chế thi hành án dân sự từ năm 2014 đến 2018 cho 46 thấy việc áp dụng có hiệu quả quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung 2014) trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. 2.2.3. Thực trạng quy định về khiếu nại và tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự 2.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự Được quy định tại điều 142, điều 157 và điều 160 Luật THADS 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014). Việc thực hiện quy định và đảm bảo hoạt động khiếu nại, tố cáo, kháng nghị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện nghiêm túc. Về tổng thể, công tác này phải được đặt ra là công việc thường xuyên, được quan tâm đặc biệt, có như vậy mới thực sự mang lại hiệu quả. Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015 đến năm 2018 tổng số vụ thụ lý khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự là 157 vụ. Đến nay đã giải quyết xong. Từ kết quả trên cho thấy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự đã và đang được quan tâm, khẳng định vai trò của công tác giải quyết KNTC của THADS tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, gắn với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn về hoạt động này trên thực tế. 2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại 2011 và Luật tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo khoản 1 Điều 160 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014“ Viện kiểm sát kháng nghị đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân” đồng thời, khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 đã có sự bổ sung theo hướng rõ 47 ràng, cụ thể hơn so với Luật Thi hành án dân sự năm 2008, theo đó, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự là: “Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật”. 2.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự Người bị khiếu nại tố cáo, bị kháng nghị có quyền thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Thi hành án dân sự và các băn bản hướng dẫn thi hành được thực hiện nghiêm túc và được thực hiện nghiêm túc thông qua hoạt động quy định quán triệt các văn bản này cho cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. 2.2.3.4. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự Luật thi hành án dân sự quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự, trong đó có nhiều điểm đổi mới. * Thời hiệu khiếu nại về thi hành án được phân chia cụ thể hơn, với những giải đoạn của quá trình thi hành án như sau: - Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. - Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó; - Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. 48 - Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại. Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. * Thời hạn giải quyết khiếu nại theo từng loại hành vi khác nhau, như sau: - Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. - Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. - Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. - Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. * Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự như sau: Người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện, quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của Cục THADS cấp tỉnh hoặc Phòng THA cấp quân khu nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các tài liệu liên quan( nếu có) tới Cục THADS cấp tỉnh hoặc 49 Phòng THA cấp quân khu. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn khiếu nại, đề xuất người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 02/2016/TT-BTP. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải vào sổ thụ lý để giải quyết và Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại. Công chức được phân công có nhiệm vụ lập hồ sơ giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật thi hành án dân sự và Luật Khiếu nại. Đối với đơn khiếu nại thuộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_phap_luat_ve_thi_hanh_an_dan_su_nghien_c.pdf
Tài liệu liên quan