Luận văn Hoàn thiện phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

TTCK Việt Nam được ghi nhận có lịch sử phát triển gần tám năm, khoảng thời gian này so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của TTCK các nước trên thế giới thì có thể nói TTCK Việt Nam là một thị trường còn rất non trẻ, tuy nhiên với lịch sử ra đời non trẻ như vậy nhưng TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đặc biệt hoạt động ĐTCK đã ngày càng trở nên chuyên nghiệp, hạn chế rủi ro cho các NĐT, việc đầu tư theo phong trào và bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tâm lý bầy đàn đã bị hạn chế, thay vào đó việc sử dụng các phương pháp phân tích chứng khoán nói chung, PTCB nói riêng nhằm có một cái nhìn khách quan, khoa học đối với TTCK, và các loại chứng khoán trên thị trường đã ngày càng trở nên phổ biến. Hoạt động PTCB trong ĐTCK tại Việt Nam ghi nhận những kết quả đạt được sau đây:

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho rằng cổ phiếu của các công ty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn. Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những cổ phiếu có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các NĐT nên so sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các công ty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của công ty. - L: Leader and Laggard (cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu tụt hậu). Theo O’Neil, NĐT trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các NĐT cần tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá. - I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư). Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần cổ phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp. - M: Market Direction (định hướng thị trường). Cho dù bạn có hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị trường mà bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 cổ phiếu bạn mua sẽ mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá cổ phiếu của công ty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của các công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu bạn mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu (Sự cần thiết phải dùng phân tích kỹ thuật)... 1.3.3.4. Một số phương pháp đầu tư khác - Phương pháp 1: Chỉ số P/E < Hệ số tăng thu nhập bình quân 3 năm. Ba năm liền có lãi liên tục. Giá giao dịch hiện tại < Giá cao nhất 52 tuần. - Phương pháp 2: Chỉ số P/E < ½ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại, Doanh thu, Thu nhập tăng dần đều. - Phương pháp 3: Hệ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp đôi hệ số tăng giá chỉ số bình quân thị trường (VN Index, HASTC Index ). Hệ số nợ thấp hơn so với hệ số nợ bình quân ngành. Giá bắt đầu vào kỳ bullish. - Phương pháp 4: Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng EPS (ước tính). Lợi nhuận các quý tăng dần. Doanh thu tăng dần. - Phương pháp 5: Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại. Chỉ số sức mạnh tương đối giá (RS) ở mức < 20. Tỷ lệ nợ/Tài sản < 50%. - Phương pháp 6: Ba năm liền có lãi, Tăng trưởng lợi nhuận bình quân năm >10%. Ban lãnh đạo công ty chiếm giữ > 15% số cổ phiếu phát hành. 1.3.4. Mối quan hệ giữa PTCB và phân tích kỹ thuật trong ĐTCK Nếu như PTCB tập trung vào xu hướng kinh tế nói chung, tình hình kinh doanh hiện tại của một ngành kinh doanh hoặc chất lượng cổ phiếu của một công ty cụ thể. Ngược lại, phân tích kỹ thuật lại quan tâm đến việc dự báo ngắn hạn về xu hướng thị trường và giá cả chứng khoán hơn là tập trung nghiên cứu một công ty nào đó. Đối với một nhà phân tích kỹ thuật, quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên hoạt động của thị trường và sự thay đổi xu hướng thị trường. Một số học giả cho rằng, PTCB nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá cổ phiếu”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”. Nói cách khác, nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó; còn nhà PTCB phải luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao. Các nhà phân tích TTCK sử dụng đồng thời cả hai phương pháp PTCB và kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư. Họ dùng phương pháp PTCB để xác định loại giao dịch nào nên thực hiện và dùng phương pháp kỹ thuật để chọn thời điểm mua bán thích hợp nhất. Đôi khi người ta nói rằng PTCB được dùng để trả lời câu hỏi “Mua, bán cái gì”, và phân tích kỹ thuật được dùng để trả lời câu hỏi “Khi nào nên mua, bán”. Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp PTCB và phân tích kỹ thuật dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Điều đó đòi hỏi thời gian, sự am hiểu và trình độ phân tích đáng kể của NĐT và đó là một công việc không thực sự dễ dàng. Cả hai phương pháp phân tích này đều đóng vai trò thiết yếu trong ĐTCK, bởi vì nếu NĐT có khả năng xác định được các loại chứng khoán đang giao dịch không đúng với giá trị thực thông qua PTCB, đồng thời cũng có thể xác định được thời điểm thích hợp để mua hoặc bán thông qua phân tích kỹ thuật. Có nghĩa rằng NĐT đã có trong tay công cụ phân tích kết hợp rất hiệu quả. Với sự phổ biến của máy tính cá nhân và các phần mềm phân tích kỹ thuật cũng như khả năng truy cập dữ liệu từ xa hiện nay, NĐT cá nhân có thể dễ dàng có được các thông tin cần thiết về giá và khối lượng giao dịch để phục vụ mục đích phân tích kỹ thuật cho riêng mình. Tuy nhiên, số lượng NĐT sử dụng PTCB vẫn lớn hơn nhiều so với những người sử dụng phân tích kỹ thuật. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 2.1. Khái quát về TTCK Việt Nam 2.1.1. TTCK một số nước trên thế giới 2.1.1.1. TTCK Mỹ TTCK Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao về mọi mặt, từ hệ thống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước mạnh. Chính vì vậy, mô hình TTCK Mỹ đã được nhiều nước học tập, áp dụng và sửa đổi cho phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế của từng nước. TTCK Mỹ xuất hiện từ năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời SGD chứng khoán đầu tiên, tiếp theo đó là hàng loạt các SGD chứng khoán được hình thành trên khắp nước Mỹ. SGD chứng khoán New York (NYSE) là SGD lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ. Năm 2000, hệ thống giao dịch của Sở được hoàn thiện hơn bằng sự thay đổi của cách yết giá (yết giá dạng thập phân thay cho dạng phân số). SGD chứng khoán Mỹ (AMEX) là TTCK tập trung lớn thứ hai ở Mỹ và hiện có hơn 1/5 số chứng khoán của Mỹ được mua bán trên thị trường này. Cũng tương tự như SGD chứng khoán New York, AMEX hoạt động theo hệ thống đấu giá mở và các chuyên gia trên thị trường đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh các TTCK tập trung là các SGD (hiện có khoảng 14 SGD chứng khoán khác nhau), tại Mỹ còn có TTCK phi tập trung (OTC) rất phát triển mà tiêu biểu là thị trường Nasdaq. Thị trường OTC qua mạng máy tính Nasdaq được thành lập từ năm 1971, là bộ phận lớn nhất của thị trường thứ cấp Mỹ xét về số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường với trên 15000 chứng khoán, chứng khoán giao dịch trên thị trường này chiếm đa số là của các công ty thuộc ngành công nghệ thông tin và các công ty vừa và nhỏ. Thị trường được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới, có khoảng 600 nhà tạo lập thị trường hoạt động tích cực trên Nasdaq và trung bình mỗi nhà tạo lập thị trường đảm nhiệm 8 loại cổ phiếu. Thị trường Nasdaq hiện nay đã được nối mạng toàn cầu với nhiều thị trường OTC khác trên thế giới. 2.1.1.2. TTCK Nhật Bản Ở Nhật Bản, TTCK đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút vốn dài hạn cho Chính phủ và các công ty. Nói đến TTCK Nhật Bản, trước hết phải kể đến SGD chứng khoán Tokyo (TSE), đây là thị trường ra đời sớm nhất và là thị trường lớn nhất tại Nhật Bản về số lượng chứng khoán đang lưu hành, là SGD lớn thứ hai trên thế giới về doanh số bán, chỉ sau NYSE. SGD chứng khoán Tokyo được hình thành vào cuối năm 1878, những năm 1943 – 1945, SGD này bị đóng cửa do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1948, Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán được ban hành và SGD chứng khoán Tokyo được mở cửa hoạt động trở lại vào năm 1949. Đến nay, SGD chứng khoán Tokyo đã trở thành một định chế tài chính quan trọng trong hệ thống kinh tế của Nhật Bản. Sau khi đưa hệ thống giao dịch bằng máy tính chính thức đi vào hoạt động (ngày 18/03/1991). Hiện nay, các cổ phiếu trên TSE vẫn được giao dịch theo hai phương thức khác nhau: giao dịch tại sàn và thông qua hệ thống máy tính. Trên TSE, hầu hết các giao dịch mua bán chứng khoán được thanh toán vào ngày làm việc thứ ba sau ngày giao dịch (T+3). Hiện nay, Nhật Bản có 8 SGD chứng khoán, bên cạnh các SGD chứng khoán là các TTCK phi tập trung (OTC), tiêu biểu là thị trường Jasdaq và thị trường J – net. Thị trường Jasdaq, hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963. Thị trường J – net mới được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2000, chịu sự quản lý trực tiếp của SGD chứng khoán Osaka, được tổ chức dành cho các chứng khoán không được niêm yết trên SGD nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm thời gian và chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường, hoạt động theo phương thức thương lượng giá. Thành viên của SGD Osaka, người đầu tư và trung tâm quản lý được trực tiếp nối mạng với nhau thông qua một mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện chia sẻ thông tin thị trường một cách dễ dàng. 2.1.1.3. TTCK Thái Lan TTCK Thái Lan là một trong những TTCK phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á. TTCK Thái Lan ban đầu được các công ty tư nhân thành lập (tháng 7/1962), đến năm 1992, Uỷ ban chứng khoán, cơ quan quản lý trực tiếp TTCK Thái Lan mới được thành lập. Tại Thái Lan, các CTCK muốn trở thành thành viên của SGD chứng khoán thì phải được Bộ tài chính đồng ý. Các thành viên phải có khả năng tài chính lành mạnh, có khả năng thực hiện các giao dịch chứng khoán và có kinh nghiệm trong các hoạt động giao dịch đó. TTCK Thái Lan cũng là nơi điển hình của việc sử dụng hệ thống vi tính hoàn toàn tự động. Với hệ thống giao dịch tự động này, SGD chứng khoán Thái Lan cho phép các CTCK thông qua hệ thống vi tính thực hiện các giao dịch ngay tại văn phòng của họ mà không cần trực tiếp đến Sở. 2.1.2. TTCK Việt Nam Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các DN nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và TTCK cùng với Quyết định thành lập hai (02) TTGDCK tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/07/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000, với 02 loại cổ phiếu niêm yết 2.1.2.1. Các chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam - UBCKNN: UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/1/1996 của Chính phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK, quản lý việc cấp phép, đăng ký phát hành và kinh doanh chứng khoán, tổ chức công tác thanh tra, giám sát các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán… để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, công bằng và minh bạch. - SGD chứng khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 08/08/2007, Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được khai trương. SGD Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật DN, Điều lệ của SGD chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như sau: + Quyền hạn: Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được UBCKNN chấp thuận; Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại SGD chứng khoán; Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của SGD chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ NĐT; Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại SGD chứng khoán; Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; Giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch; Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại SGD chứng; Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết; Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính;  Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán + Nghĩa vụ: Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả; Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết tại SGD chứng khoán, thông tin về CTCK, công ty quản lý quỹ, quỹ ĐTCK, công ty ĐTCK và thông tin giám sát hoạt động của thị trường; Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK; Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho NĐT; Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp SGD chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. - TTGDCK Hà Nội: Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg thành lập hai TTGDCK trực thuộc UBCKNN. Theo đó, TTGDCK Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của TTGDCK Hà Nội thuộc biên chế của UBCKNN. TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; 2. Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; 3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; 4. Thực hiện đăng ký chứng khoán. Việc xây dựng mô hình hoạt động cụ thể cho TTGDCK Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế, vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển TTCK Việt Nam. Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các DN vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng TTGDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, TTGDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu DN nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch. Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCK Hà Nội thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của TTCK Việt NamMô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Gần đây, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ-BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập. Theo đó, có thể khái quát các nội dung hoạt động chính trong giai đoạn đầu của TTGDCK Hà Nội như sau 1. Tổ chức đấu giá cổ phần cho các DN: TTGDCKHN cung cấp các phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các DN nhà nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ-CP. Trong đó quy định các DN khi cổ phần hoá phải bán đấu giá công khai ra bên ngoài tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường hợp DN cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút người đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua TTGDCK 2. Tổ chức đấu thầu trái phiếu: TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình… 3. Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam. Ngày 14/07/2005, TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp - Các CTCK Trên TTCK Việt Nam, các CTCK được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư. Tính đến hết tháng 09/2008, Việt Nam có 98 CTCK đi vào hoạt động - Các tổ chức phát hành chứng khoán Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam bao gồm: + Chính phủ: phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư. + Chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu tài trợ cho các dự án và nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương. + Các công ty cổ phần: phát hành cổ phiếu và trái phiếu DN + Các DN nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn: phát hành trái phiếu DN + Các quỹ ĐTCK và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư. - Các NĐT chứng khoán Các NĐT trên TTCK Việt Nam bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các qũy đầu tư, các DN, các công ty bảo hiểm… - Các tổ chức phụ trợ khác Các tổ chức phụ trợ trên TTCK Việt Nam gồm: các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán… 2.1.2.2. Thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam - Giai đoạn 2000 – 2005: Đến cuối năm 2005, trên TTCK Việt Nam đã có 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng vốn lên l.086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu Công ty (đều là của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) với số vốn 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu Chính phủ với 5.400 tỷ đồng, đã có tổng cộng 73 loại chửng khoán với tổng mức vốn hóa khoảng 6.6oo tỷ đồng, gần l,6% GDP. Hơn 14.000 tài khoản giao dịch được mở tại các CTCK, trong đó có hơn 100 NĐT tổ chức, chiếm 0,8%, và 45 NĐT nước ngoài. Cùng với sự phát triển của TTCK, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường này đã hình thành tương đối đầy đủ. Diễn biến chính của giá cổ phiếu và chỉ số Vn-lndex trong năm năm qua được thể hiện qua đồ thị sau: Trong thời gian đầu, các NĐT còn đang mong chờ có những điều kỳ diệu xảy ra như những gì họ dã được học, được biết đến. Tâm lý này làm cho số lượng NĐT rất cao và nhu cầu mua cổ phiếu rất lớn, chỉ số Vn - lndex tăng mạnh, giá các loại cố phiếu tăng liên tục trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, thời gian này, lượng cố phiếu bán ra thị trường lại rất ít có 2 loại, sau đó là 4 loại. Giá cổ phiếu tăng và vượt quá xa giá trị thực của nó. Hiện tượng "bong bóng tài chính" đã xuất hiện. Vì vậy để bảo vệ các NĐT, UBCKNN đã dưa ra một loạt các biện pháp, trong đó đáng kể nhất là tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán... Những tác động đó đã làm cho giá cổ phiếu giảm dần, sau đó giảm mạnh. UBCKNN và nhiều bộ, ngành có liên quan đã đưa ngay ra nhiều biện pháp, chính sách ưu đãi nhưng kể từ đó, thị trường không thể hồi sinh. Giá cổ phiếu đã giam xuống mức thấp nhất vào giữa năm 2003 chỉ số VN- lndex dao động dưới mức 150. Chức năng quan trọng nhất của TTCK là huy động vốn cho nền kinh tế, tuy nhiên, trong giai đoạn này số vốn các DN huy động được qua TTCK còn quá nhỏ. Năm 2000 và 2001, số huy động vốn qua kênh này bằng 0, năm 2002 là 0,035 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với dư nợ cho vay trung và dài hạn đã là con số không đáng kể, so với tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống ngân hàng thì con số này là không có ý nghĩa gì. Hoạt động của thị trường sơ cấp rất mờ nhạt. Ví dụ như: trong hai năm đầu thị trường đi vào hoạt động, có duy nhất Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương dương với số vốn 35 tỷ đồng) để huy động vốn cho dự án giấy kraft. Như vậy, TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tình trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản là: Những vướng mắc từ cơ chế chính sách của Nhà nước…; So với mặt bằng lãi suất ngân hàng, huy động vốn trên TTCK là "khá đắt" và khó thực hiện; Để huy động vốn trên TTCK các DN phải thực hiện những thủ tục phức tạp hơn nhiều so với thủ tục xin vay tại các tổ chức tín dụng, chẳng hạn, các DN phải xây dựng bản cáo bạch để công khai hoá tài chính, phương án kinh doanh... hơn nữa, nhiều DN không muốn tiết lộ những thông tin quan trọng cho đối thủ cạnh tranh nên không mặn mà với hình thức huy động vốn trên TTCK; Thị trường thứ cấp hoạt động trầm lắng, kém sôi động, tính thanh khoản của thị trường không cao là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hoạt động yếu kém của thị trường sơ cấp trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do việc công bố thông tin của các DN niêm yết trong một số trường hợp không trung thực, đánh mất lòng tin của công chúng đầu tư đối với thị trường. Có thể nêu vài ví dụ: Công ty đồ hộp Hạ Long CANFOCO, tổng giám đốc bị truy tố đến sáu tháng mà các NĐT trên TTCK không hề hay biết Công ty bánh kẹo Biên Hòa đến 30/6/2003 vẫn tiếp tục trì hoãn không công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2002... - Giai đoạn 2006 – 2007: Tuy có những lúc thị trường đi xuống nhưng có thể nói, đây là giai đoạn phát triển nóng của TTCK Việt Nam. Chỉ số chứng khoán VN-index tăng gần 144% trong năm 2006, và chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2007, tăng 44%. Chỉ số này vào 28/2/2007 là 1136 như vậy là đã tăng 11 lần kể từ ngày mở sàn buôn bán ngày 28 tháng 7 năm 2000. Số trương mục đăng ký giao dịch chứng khoán tăng 4 lần, từ 32 ngàn lên 120 ngàn. Đấy là TTCK chính thức. Còn một thị trường khác, rất tự do kiểu kinh tế miền Viễn tây nước Mỹ trước đây, hoạt động trên internet hoặc vỉa hè, buôn bán cổ phần các công ty chưa được phép bán trên thị trường chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Số người giao dịch trên thị trường này có thể lên tới 500 ngàn, 5 lần cao hơn thị trường có kiểm soát. Sự nổi dậy của TTCK ở Việt Nam có hai mặt. Mặt cơ bản và quan trọng nhất là dân chúng đã biết thêm một cửa ngõ dùng tiền dư, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân hàng hay mua trái phiếu (bonds) để nhận một lãi suất nhiều khi thấp hơn cả lạm phát; họ có thể tham gia gián tiếp vào đầu tư, làm chủ DN bằng cách bỏ vốn mua cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu mà không phải tự đứng lập DN. Về mặt cơ bản này, thị trường cổ phiếu tạo thêm một kênh quan trọng nhằm thu hút vốn trong nền kinh tế. Không những thế kênh này còn quan trọng hơn cả kênh ngân hàng vì nó tạo cơ hội cho các nhà DN có ý tưởng mới hợp tác với nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3569.doc
Tài liệu liên quan