Luận văn Hoạt động của thanh tra sở giao thông vận tải Quảng Bình

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danhmục các bảng biểu

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THANH TRA GIAO

THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH. 9

1.1. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông. 9

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông . 9

1.1.2. Nội dung Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông . 10

1.1.3. Chủ thể Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông . 10

1.2. Hoạt động của Thanh tra Sở . 11

1.2.1. Hoạt động thanh tra hành chính . 12

1.2.2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành. 13

1.2.3. Hoạt động quản trị nội bộ . 15

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở . 16

1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở 16

1.3.2. Xu hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính. 16

1.3.3. Năng lực vận dụng pháp luật của công chức thuộc Thanh tra Sở . 17

1.3.4. Xu hướng vận động của đối tượng thanh tra . 18

1.3.5. Các yếu tố khác . 19

Tiểu kết Chương 1. 20

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO

THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH. 21

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động của thanh tra sở giao thông vận tải Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tuyến Đồng Hới ÷ Phong Nha và tuyến Đồng Hới ÷ thị trấn Kiến Giang đang được duy trì hoạt động theo biểu đồ và tần suất hợp lý hàng ngày. 2.2.1.8. Về tai nạn giao thông Trong 10 trở lại gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, vi phạm về trật tự an toàn giao thông vẫn diển ra liên tục và có chiều hướng ngày càng phức tạp. Ngành giao thông vận tải Quảng Bình đã có nhiều giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông vì vậy trong những năm gần đây tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhìn chung có giảm xuống cả 3 tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết và 33 số người bị thương). Chi tiết tình hình tai nạn giao thông như Phụ lục 2.1 và biểu đồ tai nạn giao thông như Phụ lục 2.2 kèm theo. Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Do ý thực tự giác chấp hành pháp luật về ATGT của người tham gia giao thông còn yếu, còn chủ quan không nhận thức được tác hại vi phạm về trật tự ATGT. - Phương tiện ô tô, xe máy ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng loại làm cho cường độ lưu thông trên đường ngày càng phức tạp. - Hệ thống giao thông một số tuyến đường được xây dựng từ lâu chưa được đầu tư sửa chữa nên đến nay đã bị xuông cấp hơn nửa hiện nay xuất hiện nhiều phương tiện quá khổ, chở hàng quá tải ngày đêm phóng nhanh vượt ẩu, gây tai nạn giao thông. - Công tác xử lý vi phạm một số cấp chính quyền cơ sở thiếu kiến quyết, chưa xử lý nghiêm. - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự ATGT còn nhiều hạn chế đặc biệt tại một số địa phương ở vùng sâu, vùng xa. 2.2.2. Tình hình khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển bằng đường bộ 2.2.2.1. Tình hình khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ Tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng dần qua các năm. Năm 2014 khối lượng vận chuyển hàng hoá 12.860,3 nghìn tấn, tạo doanh thu chiếm 87,91% so với các loại hình dịch vụ vận tải khác trên địa bàn tỉnh, đến năm 2019 đã tăng lên 20.076,5 nghìn tấn, tạo doanh thu chiếm 93,51% so với các loại hình dịch vụ vận tải khác. 34 Bảng 2.3 Tình hình khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Khối lượng vận chuyển Nghìn tấn 12.860,3 14.329,3 16.478,7 18.638,2 20.076,5 Khối lượng luân chuyển Triệu tấn .Km 492,9 529,6 609,04 636,5 679,3 “Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2018” 2.2.2.2. Tình hình khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ Cùng với khối lượng vận chuyển hàng, khối lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng tăng dần qua các năm. Có thể nói, đường bộ vẫn là lựa chọn chủ yếu của người dân khi lưu thông trên địa bàn tỉnh. Năm 2014 số lượng vận chuyển hành khách gần 9,7 triệu người, với số lượt luân chuyển là 655,3 triệu người.Km, đến năm 2018 đã tăng lên 15,1 triệu người và với số lượt luân chuyển là 957,4 triệu người.Km. Bảng 2.4. Tình hình khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượt hành khách vận chuyển Triệu người 9,7 11,16 12,86 13,55 15,1 Số lượt hành khách luân chuyển Triệu người .Km 655,3 753,60 824,4 890,1 957,4 “Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2018” 35 2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình 2.3.1. Về tổ chức và biên chế Thanh tra Giao thông vận tải là cơ quan trực thuộc Sở Giao thông vận tải, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải, cụ thể như sau: - Về tổ chức hoạt động + Thanh tra Sở Giao thông vận tải được tổ chức dưới sự quản lý, điều hành của Chánh Thanh tra; Chánh Thanh tra là người đứng đầu Thanh tra Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật; Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. + Thanh tra Sở Giao thông vận tải có các Phó Chánh Thanh tra; Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn do Chánh Thanh tra phân công. Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. + Thanh tra Sở Giao thông vận tải có các thanh tra viên, công chức và nhân viên, được bố trí thành các Đội thanh tra. - Về biên chế: Thanh tra Sở Giao thông vận tải gồm có 29 cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại các chức danh, vị trí như sau 36 Bảng 2.5. Biên chế tại các chức danh, bộ phận TT Chức danh, bộ phận Số lượng (người) Ghi chú 1 Chánh Thanh tra 01 2 Phó Chánh Thanh tra 02 3 Đội Thanh tra Hành chính - Tổng hợp 06 4 Đội Thanh tra số 1 06 5 Đội Thanh tra số 2 04 6 Đội Thanh tra số 3 04 7 Đội Kiểm tra tải trọng xe lưu động 06 Tổng cộng 29 “Nguồn: Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình năm 2018” Trong đó: - Biên chế được giao: 20 người - Hợp đồng lao động: 09 người (trong đó 6 hợp đồng được cấp kinh phí hàng năm và 03 hợp đồng được trả lương theo chế độ tự chủ). Thực trạng tổ chức và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.6: Tổ chức và biên chế lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình tính đến hết năm 2018 TT Bộ phận Số người hiện tại Biên chế Hợp đồng LĐ Trình độ, nghiệp vụ Thanh tra viên Thạc sỹ Đại học Cao đẳng trở xuống 1 Lãnh đạo 03 03 03 01 02 2 Đội Thanh tra Hành chính - Tổng hợp 06 04 02 02 02 02 02 3 Đội Thanh tra số 1 06 03 03 03 02 04 4 Đội Thanh tra số 2 04 03 01 02 01 03 5 Đội Thanh tra số 3 04 03 01 01 04 6 Đội Kiểm tra tải trọng xe lưu động 06 06 06 Cộng 29 16 13 11 06 21 02 “Nguồn: Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình năm 2018” 37 Qua thực tế bảng số liệu trên cho thấy số lượng cán bộ, công chức còn thiếu, trong khi đó theo định biên Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình là 61 cán bộ công chức. Đến nay UBND tỉnh chỉ giao được 20 biên chế công chức và 6 hợp đồng lo động làm việc tại Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động, còn 03 hợp đồng lao động được đơn vị trả lương theo chế độ tự chủ. Tuy nhiên trong 20 biên chế công chức được giao Thanh tra Sở Giao thông vận tải chỉ mới đạt được 16 công chức. Việc thiếu công chức, thừa hợp đồng lao động là do tồn động của bộ máy trước đây để lại. Muốn đạt được 20 công chức thì phải tổ chức thi tuyển công khai rông rãi, việc thi tuyển sẽ không có cơ hội cho những người đang làm hợp đồng tại Thanh tra Sở. Vì vậy hiện nay Thanh tra Sở đang kiện toàn và tiêu chuẩn hóa cán bộ. - Khi thành lập Ban Thanh tra Giao thông vận tải (năm 1997) về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra chỉ cần có trình độ trung cấp, do vậy toàn bộ lực lượng Ban Thanh tra Giao thông vận tải lúc đó trình độ đại học chỉ có 10%, còn lại 90% có trình độ trung cấp trở xuống. Đến năm 2006 UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 29/3/2006 về việc kiện toàn Ban Thanh tra giao thông thành Thanh tra giao thông vận tải trực thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Bình, đồng thời tiêu chuẩn hóa cán bộ, yêu cầu cán bộ phải trình độ chuyên môn là độ đại học. Một số cán bộ có trình độ trung cấp đơn vị đã tạo điều kiện cho đi học các lớp đại học tại chức, đồng thời đưa ra điều kiện đến năm 2012 nếu các cán bộ này không có bằng đại học thì sẽ cho nghĩ theo chế độ. Đến năm 2012 có 7 cán bộ đã theo học, được cấp bằng đại học và tiếp tục ở lại làm việc, 10 cán bộ không đi học nên giải quyết nghĩ theo chế độ. Tại thời điểm này lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải thiếu hụt nghiêm trọng do vậy đã xin chủ trương tuyển dụng thêm 5 công chức và 5 hợp đồng lao động. 38 2.3.2. Trang thiết bị, cơ sở vật chất - Về phương tiện: Có 04 xe ô tô các loại, trong đó 01 xe 7 chổ được trang bị năm 2006, hiện tại đang bị xuống cấp, 02 xe ô tô 5 chỗ mới được trang bị và 01 xe ô tô chuyên dụng của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động và 04 xe mô tô đã qua hơn 10 năm sử dụng. - Về thiết bị tác nghiệp: Thanh tra Sở có 03 bàn cân kiểm tra tải trọng xe, 01 bộ cân của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động do Tổng cục đường bộ Việt Nam cấp và một số máy quay phim, chụp ảnh, máy ghi âm, máy đo nồng độ cồn, bộ đàm - Về trụ sở làm việc: Thanh tra Sở Giao thông vận tải có trụ sở chính tại địa chỉ số 05 đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và 01 trụ sở của Đội Thanh tra nằm ở địa bàn phía Bắc của tỉnh có địa chỉ ở thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chi tiết như Phụ lục 2.3 kèm theo [35]. Với số lượng phương tiện ô tô như hiện nay chưa đáp ứng để phục vụ tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt có 01 xe đã cũ kỹ sử dụng hơn 10 năm; chưa được trang bị xe cẩu, cứu hộ và phương tiện đi kiểm tra đường thủy. Vì vậy hiện vẫn còn tình trạng dùng xe mô tô cá nhân để kiểm tra an toàn giao thông trên tuyến. Về trụ sở làm việc, tuy đã có trụ sở độc lập nhưng đã được xây dựng từ năm 2003 hiện nay đã xuống cấp, phòng làm việc cho cán bộ công chức không đủ, đặc biệt có phòng phải ngăn đôi tạm; chưa có hội trường để tổ chức hội họp toàn đơn vị mà chỉ có phòng giao ban sức chứa từ 13 - 15 người. 39 2.4. Khái quát hoạt động thanh tra giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.4.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra - Về công tác kiểm tra theo đoàn Thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đã được Giám đốc sở phê duyệt hàng năm Thanh tra Sở GTVT tiến hành tổ chức các cuộc kiểm tra theo đoàn, cụ thể trong 3 năm gần đây như sau: Năm 2016 Thanh tra Sở đã tiến hành thực hiện 07 cuộc kiểm tra tại: 02 cơ sở đào tạo giấy phép lái xe, 01 doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô, 2 địa phương theo phản ánh kiến nghị của người dân, phản ánh của lực lượng báo chí và khiếu nại của người dân, 01 đơn vị dịch vụ vận tải đường thuỷ và 01 cuộc tại 2 đơn vị vận tải hàng hoá bằng ô tô [35]. (Chi tiết xem Phụ lục 2.4: Các cuộc kiểm tra trong năm 2016) Năm 2017 Thanh tra Sở đã tiến hành thực hiện 05 cuộc kiểm tra tại 01 cơ sở đào tạo giấy phép lái xe, 02 doanh nghiệp quản lý bảo trì đường bộ, 01 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ và 01 hợp tác xã vận tải hành khách bằng ô tô [35]. (Chi tiết xem Phụ lục 2.5: Các cuộc kiểm tra trong năm 2017) Năm 2018 Thanh tra Sở đã tiến hành thực hiện 05 cuộc kiểm tra tại 02 Trường đào tạo giấy phép lái xe, 01 Nhà máy sản xuất xi măng và 02 Hợp tác xã vận tải hành khách bằng ô tô [35]. (Chi tiết xem Phụ lục 2.6: Các cuộc kiểm tra trong năm 2018) - Về công tác thanh tra theo đoàn Năm 2016 Thanh tra Sở cũng đã tiến hành thực hiện 5 cuộc thanh tra tại 08 Trường đào tạo giấy phép lái xe và 04 doanh nghiệp vận tải hàng hoá bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh [35]. (Chi tiết xem Phụ lục Phụ lục 2.7: Các cuộc thanh tra trong năm 2016). 40 Năm 2017 Thanh tra Sở đã tiến hành thực hiện 04 cuộc thanh tra tại 02 đơn vị quản lý bảo trì đường bộ và 02 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ [35]. (Chi tiết xem Phụ lục Phụ lục 2.8: Các cuộc thanh tra trong năm 2017). Năm 2018 Thanh tra Sở cũng đã tiến hành thực hiện 3 cuộc thanh tra tại 01 đơn vị quản lý và bảo trì đường thuỷ nội địa, 01 cuộc thanh tra tại đơn vị vận tải, bốc xếp hàng hoá lên phương tiện ô tô, 01 đơn vận tải đường thuỷ nội địa [35]. (Chi tiết xem Phụ lục Phụ lục 2.9: Các cuộc thanh tra trong năm 2018) Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã chỉ ra những khuyết điểm còn tồn tại, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan. Đồng thời, kiến nghị lãnh đạo Sở GTVT ban hành Kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo yêu cầu các tổ chức, cá nhân khắc phục, xử lý các tồn tại, khuyết điểm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên địa bàn của Sở Giao thông vận tải. - Về công tác tiếp công dân: Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã tiếp được 17 lượt công dân tới kiến nghị, phản ánh liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, lãnh đạo và cán bộ tiếp dân đã trực tiếp xem xét, hướng dẫn và trả lời kịp thời cho công dân theo đúng thẩm quyền; - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Không có đơn, khiếu nại, tố cáo đối với lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ. - Công tác phòng, chống tham nhũng: Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã tích cực triển khai phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ đơn vị bằng các biện pháp cụ thể như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện cải cách hành chính, công khai minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị, 41 cũng cố tổ chức; Thực hiện kê khai tài sản thu nhập; rà soát, hoàn thiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong ngành; triển khai Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi nhiệm vụ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, ngừa tham nhũng; Thực hiện đúng Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính, chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, Thanh tra Sở tiến hành luân chuyển cán bộ, công chức, thanh tra viên qua các vị trí, địa bàn công tác khác nhau. Vì vậy, trong 03 năm 2016, 2017, 2018 không có tình trạng tham nhũng tại đơn vị. - Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra trong 3 năm (bao gồm độc lập và theo đoàn): + Năm 2016: Phát hiện 1.584 vụ vi phạm, trong đó, có 439 tổ chức và 1340 cá nhân vi phạm (Thanh tra Sở GTVT chủ động phát hiện 701 vụ vi phạm, trong đó, có 155 tổ chức và 546 cá nhân vi phạm; Thanh tra Sở GTVT tham gia phối hợp phát hiện 883 vụ vi phạm, trong đó, có 284 tổ chức và 794 cá nhân vi phạm) [35]. + Năm 2017: Phát hiện 954 vụ vi phạm, trong đó có 234 tổ chức và 1.403 cá nhân vi phạm (Thanh tra Sở GTVT chủ động phát hiện 388 vụ vi phạm, trong đó có 108 tổ chức và 280 cá nhân vi phạm; Thanh tra Sở GTVT tham gia phối hợp phát hiện 566 vụ vi phạm, trong đó có 126 tổ chức và 440 cá nhân vi phạm) [35]. + Năm 2018: Phát hiện 874 vụ vi phạm, trong đó có 317 tổ chức và 557 cá nhân vi phạm (Thanh tra Sở GTVT chủ động phát hiện 421 vụ vi phạm, 42 trong đó có 188 tổ chức và 233 cá nhân vi phạm; Thanh tra Sở GTVT tham gia phối hợp phát hiện 453 vụ vi phạm, trong đó có 129 tổ chức và 3243 cá nhân vi phạm) [35]. Bảng 2.7 Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra trong 3 năm: TT Danh mục Đơn vị 2016 2017 2018 1 Tổng số vụ vi phạm Số vụ 1.584 954 874 2 Tổ chức vi phạm Số vụ 439 234 317 3 Cá nhân vi phạm Số vụ 1.340 720 557 4 Thanh tra Sở phát hiện Số vụ 701 388 421 5 Tổ chức vi phạm Số vụ 155 108 188 6 Cá nhân vi phạm Số vụ 546 280 233 7 Thanh tra Sở phối hợp Số vụ 883 566 453 8 Tổ chức vi phạm Số vụ 284 126 129 9 Cá nhân vi phạm Số vụ 794 440 324 “Nguồn: Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình” 2.4.2. Về công tác xử phạt vi phạm hành chính - Năm 2016 Thanh tra Sở đã ban hành 675 quyết định xử phạt với số tiền 1.536,5 triệu đồng. Trong đó, có 394 quyết định thi hành xong với số tiền thu được nộp vào Kho bạc Nhà nước là 1.332,6 triệu đồng; còn 46 quyết định người vi phạm chưa đến xử lý với số tiền là 203,89 triệu đồng; 100% các trường hợp buộc khắc phục hậu quả đã thực hiện xong theo yêu cầu [35]. - Năm 2017 Thanh tra Sở đã ban hành 846 quyết định xử phạt với số tiền 1.925,8 triệu đồng. Trong đó, có 634 quyết định thi hành xong với số tiền thu được nộp vào Kho bạc Nhà nước là 1.624,9 triệu đồng; còn 69 quyết định người vi phạm chưa đến xử lý với số tiền là 300,85 triệu đồng; 100% các trường hợp buộc khắc phục hậu quả đã thực hiện xong theo yêu cầu [35]. - Năm 2018 Thanh tra Sở đã ban hành 801 quyết định xử phạt với số tiền 2.237,7 triệu đồng. Trong đó, có 667 quyết định thi hành xong với số tiền thu được nộp vào Kho bạc Nhà nước là 1.812,4 triệu đồng; còn 134 quyết định 43 người vi phạm chưa đến xử lý với số tiền là 425,3 triệu đồng; 100% các trường hợp buộc khắc phục hậu quả đã thực hiện xong theo yêu cầu [35]. Bảng 2.8. Tổng hợp công tác xử phạt vi phạm hành chính trong 3 năm TT Danh mục Đơn vị Năm xử phạt 2016 2017 2018 1 Số quyết định xử phạt Quyết định 675 846 801 2 Số tiền xử phạt Triệu đồng 1.536,50 1.925,8 2.237,7 3 Số quyết định đã thi hành Quyết định 394 634 667 4 Số tiền nộp phạt vào KBNN Triệu đồng 1.332,6 1.624,9 1.812,4 5 Số quyết định còn lại Quyết định 281 212 134 6 Số tiền chưa xử lý Triệu đồng 203,9 300,9 425,3 7 Khắc phục hậu quả % 100% 100% 100% “Nguồn: Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình” Ngoài ra trong 03 năm 2016, 2017, 2018, Thanh tra Sở đã tăng cường phối hợp với lực lượng Công an tỉnh, Công an các huyện, Thanh tra Cục Quản lý đường bộ II và các lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm, Qua 03 năm 2016, 2017, 2018, đã triển khai thực hiện được 10 đợt phối hợp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo Kế hoạch và tổ chức phối hợp thường xuyên tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động. Qua phối hợp đã phát hiện, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3.874 trường hợp vi phạm, số tiền xử phạt 13,21 tỷ đồng [35]. 2.4.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các cơ quan như Đài, Báo, tạp chí trong tỉnh tiến hành đăng các tin, bài, các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an 44 toàn giao thông, đồng thời chủ động tuyên truyền đến với các đội ngũ lái xe, chủ xe, chủ hàng, các tổ chức cá nhân trong tỉnh văn bản như: - Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải. - Nghị định 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. - Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. - Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004. - Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008. - Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012. - Chỉ thị số 02/2010/CT-UBND ngày 05/02/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; - Quyết định số 970/QĐ-UBND ngày 02/5/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chiến lược bảo đảm trật tự ATGT đường bộ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020; - Công văn số 92/UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về vệc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và chở quá hành khách cho phép; 45 - Công điện số 04/CĐ-UBND ngày 22/4/2013 về việc thực hiện Công điện số 531/CĐ-TTg ngày 16/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, để hạn chế tối đa tai nạn và ùn tắc giao thông; - Công văn số 498/UBND ngày 10/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường xử lý đối với các xe ô tô chở quá tải tham gia giao thông trên đường bộ; - Công văn số 1085/UBND ngày 04/9/2014 về việc tăng cường chỉ đạo thực thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý, kiểm soát tải trọng phương tiện tại các nhà máy sản xuất, cung ứng xi măng, mỏ vật liệu, ga, cảng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; - Công văn số 170/UBND-KTTH ngày 12/02/2015 về việc quản lý hạ tầng đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; - Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 09/9/2015 về việc quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ nói chung được chính quyền các cấp, các sở, ban ngành trong tỉnh Quảng Bình quan tâm tổ chức thực hiện, góp phần đưa Luật Giao thông đường bộ vào cuộc sống, nâng cao ý thức cháp hành pháp luật, tạo thói quen tích cực cho người dân khi tham gia giao thông, đồng thời có ý thức bảo vệ các công trình giao thông đường bộ. Hầu hết trong các văn bản liên quan đến việc chỉ đạo của UBND tỉnh về bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ đều đề cao vai trò, vị trí của công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Đây là một trong những nội dung quan trọng, cũng là biện pháp hữu hiệu để thực hiện quản lý nhà nước về giao 46 thông đường bộ nói và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Ban ATGT tỉnh, các Sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương đều dành kinh phí được cấp từ ngân sách cho việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo lĩnh vực, địa bàn mình quản lý. Có thể kể đến một số hoạt động như: Ban ATGT tỉnh hàng năm đều tổ chức lễ ra quân tuyên truyền ATGT với sự tham gia của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan và đông đảo các tổ chức chính trị xã hội và người dân trên địa bàn tỉnh; Tổ chức cuộc thi: Điểm đến ATGT với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, chương trình này đặc biệt hướng tới việc nâng cao ý thức của đối tượng là thanh, thiếu niên và học sinh; Việc phát tờ rơi thường xuyên được Ban ATGT, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai, trong 5 năm từ năm 2014 đến 2018 toàn tỉnh đã phát được hơn 70.000 tờ rơi tuyên truyền về các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ; Đài phát thanh truyền hình, Báo Quảng Bình và các đơn vị tuyên truyền khác trên địa bàn đã mở nhiều chuyên mục, tăng thời lượng thông tin, phản ánh tình hình và nêu lên các giải pháp quản lý giao thông đường bộ. 2.4.4. Công tác xây dựng lực lượng Để hoạt động có hiệu quả, Thanh tra Sở Giao thông vạn tải đã tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp; nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong năm qua, Thanh tra Sở Giao thông vận tải có 02 đồng chí được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên; 01 đồng chí tham gia học lớp Cao cấp lý luận chính trị, 06 đồng chí đang học lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 01 đồng chí tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên; 05 đồng 47 chí đang học trình độ Thạc sĩ; 02 đồng chí đang học đại học văn bằng 2 và 01 đồng chí học đại học [35]. 2.5. Những thuận lợi, khó khăn vướng mắc 2.5.1. Về thuận lợi - Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đã được Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình chú trọng quan tâm, sự phối hợp tốt với các cấp chính quyền và truyền thông báo, đài nên công tác tuyên truyền được phổ biến kịp thời đến người dân, nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật giao thông. - Lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải ngày càng được củng cố về lực lượng, kinh nghiệm chuyên môn, công cụ hỗ trợ, đặc biệt là đã được trang bị bộ cân lưu động hiện đại để phát hiện và xử lý vi phạm xe chở hàng quá tải trọng. - Công tác thanh tra, kiểm tra được Thanh tra Sở Giao thông vận tải triển khai quyết liệt trên các tuyến đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hiện nay cơ bản đã hoàn thiện, quá trình thực hiện phát hiện những bất cập đã được bổ sung sửa đổi kịp thời; việc tìm kiếm, tra cứu tài liệu, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật hiện nay rất dễ dàng nhất là tìm kiếm trên mạng internet; công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông vận tải đã được đảng, nhà nước, các cấp chính quyền thường xuyên quan tâm nên đã ảnh hưởng tích cực đến mọi tầng lớp nhân dân. 2.5.2. Về khó khăn, vướng mắc - Lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình hiện nay đang còn mỏng về số lượng, thiếu các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ đồng bộ, hiện 48 đại để đáp ứng yêu cầu công tác nên còn nhiều hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông chưa được phát hiện và xử lý triệt để. Cụ thể, định mức biên chế theo đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải" đã được Thủ tướng Chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_cua_thanh_tra_so_giao_thong_van_tai_quang.pdf
Tài liệu liên quan