Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5

3.1. Mục đích nghiên cứu. 5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6

5. Phương pháp nghiên cứu. 6

5.1. Phương pháp luận. 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 6

Đề tài phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn . 7

6.1. Ý nghĩa lý luận. 7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn. 7

7. Kết cấu của Luận văn. 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI

ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ . 8

1.1. Hội đồng nhân dân cấp xã. 8

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2016/NQ-UBTVQH13, ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân” và Nghị quyết số 81/2016/NQ- HĐND, ngày 09 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu “Quy định 40 một số chế độ, định mức chi cho hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2016-2021”. Theo đó, đại biểu HĐND xã được hưởng chế độ hoạt động phí hàng tháng bằng hệ số 0,3 nhân với mức lương cơ bản. Ngoài chế độ hoạt động phí hàng tháng theo quy định, đại biểu HĐND chuyên trách còn được hưởng chế độ phụ cấp thu hút, theo đó Phó Chủ tịch HĐND xã được hưởng bằng hệ số 0,4 nhân với mức lương cơ sở. Đối với đại biểu HĐND xã không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được tính tiền công lao động bằng 0,10 mức lương cơ sở/ngày, ngoài chế độ tiền công lao động còn được chi hỗ trợ hàng tháng bằng hệ số 0,6 nhân với mức lương cơ sở. Ngoài hưởng chế độ theo quy định bằng hệ số, đại biểu HĐND xã còn được chi bồi dưỡng khi tham gia các hoạt động của HĐND như: tham gia kỳ họp, soạn thảo văn bản, thẩm tra văn bản, tham gia hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, Tuy nhiên, đối với Trưởng ban và Phó ban của Ban của HĐND xã, mặc dù hoạt động kiêm nhiệm nhưng lại không có phụ cấp kiêm nhiệm. Điều kiện làm việc của đại biểu HĐND xã chưa thực sự tốt lắm, nhất là những xã vùng xa, xã khó khăn. Máy móc chưa được trang bị đầy đủ (máy vi tính, máy photocopy), thiết bị điện tử phục vụ cho việc cập nhật thông tin còn thiếu. Tại Nghị quyết số 81/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quy định, mỗi nhiệm kỳ đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp huyện được cấp một thiết bị điện tử tin học để phục vụ hoạt động của HĐND, nhưng đại biểu HĐND cấp xã lại không có chế độ này. 2.2.3. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 2.2.3.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3 năm 2019, HĐND xã tại huyện Châu Đức đã tổ chức được tổng cộng 116 kỳ họp, trong đó có 112 kỳ họp thường lệ và 04 kỳ họp bất thường (Có 04 xã, mỗi xã tổ chức được 08 kỳ họp và có 12 xã, mỗi xã tổ chức được 7 kỳ họp). Hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp thông qua những hình thức: Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của 41 HĐND xã và UBND xã; chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu. - Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã: Tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND xã trình bày các báo cáo của Thường trực HĐND xã, Trưởng ban Pháp chế và Trưởng ban Kinh tế - Xã hội trình bày các báo cáo của Ban; Chủ tịch UBND xã trình bày các báo cáo của UBND xã. Trong mỗi kỳ họp, thông thường HĐND xã xem xét tổng cộng khoảng 15 đến 16 báo cáo, tuy nhiên, thời gian tổ chức kỳ họp thường là một ngày làm việc, vì vậy tại mỗi kỳ họp chỉ thông qua từ 07 đến 08 báo cáo quan trọng nhất (Ví dụ: báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo giám sát của Thường trực HĐND xã; báo cáo thẩm tra của 02 Ban của HĐND xã; báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND xã về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách nhà nước ở địa phương và báo cáo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri của UBND xã), các báo cáo khác để đại biểu HĐND tự nghiên cứu, còn dành thời gian cho đại biểu tập trung thảo luận tại hội trường. Trong quá trình xem xét các báo cáo, đại biểu HĐND xã chủ yếu thảo luận và cho ý kiến về những chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đạt được hoặc chưa đạt được so với nghị quyết HĐND xã đã đề ra; đối với những báo cáo có nội dung chung chung thì đề nghị cơ quan có báo cáo bổ sung số liệu cụ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ đại biểu HĐND thảo luận và có ý kiến đối với các báo cáo còn thấp, chỉ từ 20% đến 30%, còn lại đa số là thống nhất. Về kết quả giám sát: Sau khi thảo luận và xem xét các báo cáo tại kỳ họp, HĐND xã ban hành các nghị quyết thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định. Tổng cộng từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3 năm 2019, đã có 559 nghị quyết được HĐND xã ban hành (xã có số nghị quyết ban hành nhiều nhất là xã Suối Nghệ: 42 nghị quyết; xã có nghị quyết ban hành ít nhất là xã Bàu Chinh: 30 nghị quyết). Nhìn chung, các nghị quyết của HĐND xã ban hành sát hợp với tình hình thực tế của địa phương, quyết nghị các vấn đề quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, 42 văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, chính sách về an sinh xã hội, các công trình, dự án đang triển khai tại địa phương, làm cơ sở cho UBND xã cụ thể hóa thành kế hoạch để tổ chức thực hiện nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Nội dung nghị quyết của HĐND xã cơ bản đảm bảo các yêu cầu như: Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; trách nhiệm thi hành của cơ quan có báo cáo. Tuy nhiên, nội dung mà các nghị quyết ít đề cập đến đó là thời hạn khắc phục hạn chế và trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan có báo cáo. - Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp: Đây chính là hình thức để đại biểu HĐND xã thể hiện rõ nhất quyền của mình trong tham gia hoạt động giám sát - quyền đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri. Đối tượng chịu sự chất vấn của HĐND xã tại kỳ họp chủ yếu là Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các thành viên khác của UBND xã (phần nhiều là chất vấn Chủ tịch UBND xã). Phải nói rằng, ở nhiệm kỳ này, hoạt động chất vấn tại kỳ họp đã được HĐND xã chú trọng hơn so với nhiệm kỳ trước. Một số xã thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc, trình tự và phát huy được tính dân chủ, tích cực của đại biểu. Trước kỳ họp, đại biểu HĐND xã được phát phiếu để đăng ký vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, sau đó gửi lại cho Thường trực HĐND xã để trình chủ tọa kỳ họp. Các vấn đề được đại biểu tập trung chất vấn nhiều nhất là vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, quản lý đất đai (việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, việc giải tỏa, đền bù cho người dân ở những địa phương có các công trình, dự án đang triển khai thực hiện. Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND hoặc các thành viên khác của UBND xã khi bị đại biểu chất vấn những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của mình cũng đã trả lời trực tiếp, có sự giải trình, và làm rõ những vấn đề mà đại biểu HĐND xã đã chất vấn cũng như những vấn đề mà cử tri đang quan tâm. Đối với những vấn đề chưa thể trả lời trực tiếp tại kỳ họp (chủ yếu là công tác quản lý đất đai hoặc đền 43 bù, giải tỏa), Chủ tịch UBND xã trực tiếp gửi văn bản trả lời đến đại biểu đã chất vấn. Tuy nhiên, bên cạnh một số xã thực hiện tốt thì vẫn còn nhiều xã chưa chú trọng đến hoạt động chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp. Cụ thể: + Đối với chủ thể giám sát: Số đại biểu HĐND xã tham gia chất vấn còn ít; một số đại biểu nêu vấn đề chất vấn nhưng cũng chỉ trên hình thức đối thoại và đưa ra ý kiến chứ không đối chất đến cùng vấn đề; với những vấn đề có phần phức tạp, cần có thời gian giải quyết thì ít được đại biểu tiếp tục quan tâm, một số đại biểu không kiên trì theo dõi hoặc “đeo bám” cho đến khi vấn đề được giải quyết. Bảng 2.6: Thống kê tình hình chất vấn của đại biểu tại các kỳ họp HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 ở huyện Châu Đức Tổng số Kỳ họp Tổng số Đại biểu Số đại biểu Tham gia chất vấn Số ý kiến chất vấn 112 426 353 534 (Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức) Nhìn vào Bảng thống kê tình hình chất vấn tại kỳ họp (Bảng 2.6), có thể nhận thấy, bình quân mỗi kỳ họp có 3,1 đại biểu tham gia chất vấn, mỗi đại biểu tham gia chất vấn từ 1 đến 2 ý kiến. Con số này cho thấy chất lượng hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND xã chưa cao. Chỉ có 04 xã là có số đại biểu tham gia chất vấn tại kỳ họp cao nhất, mỗi kỳ họp có từ 05 đến 06 đại biểu tham gia chất vấn với tổng số 212 ý kiến chất vấn (Thị trấn Ngãi Giao, qua 07 kỳ họp có 64 ý kiến chất vấn, xã Xuân Sơn qua 07 kỳ họp có 57 ý kiến chất vấn, xã Nghĩa Thành qua 07 kỳ họp có 48 ý kiến chất vấn, xã Bình Trung qua 07 kỳ họp có 43 ý kiến chất vấn). Các xã còn lại, mỗi kỳ họp chỉ có từ 02 đến 03 đại biểu tham gia chất vấn, thậm chí ở 02 xã Đá Bạc và Bình Ba, từ đầu nhiệm kỳ đến nay chưa có đại biểu nào tham gia chất vấn tại kỳ họp. + Đối với đối tượng giám sát: Việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn vẫn còn chung chung, chưa đầy đủ, đôi lúc còn trả lời vòng vo, né tránh, chưa đi thẳng 44 vào vấn đề mà đại biểu quan tâm chất vấn, thậm chí còn ủy quyền cho người khác trả lời. Bảng 2.7: Thống kê tình hình trả lời chất vấn của các cơ quan hữu quan tại kỳ họp Đơn vị tính: Đại biểu Nhận xét của đại biểu HĐND Số lƣợng Tỷ lệ % Trả lời trực tiếp vào nội dung chất vấn và tương đối đầy đủ 52 22,12 Trả lời trực tiếp vào nội dung chất vấn nhưng chưa đầy đủ 170 72,34 Trả lời còn vòng vo, né tránh 09 3,82 Ủy quyền cho người khác trả lời 04 1,70 Tổng 235 100.0 (Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài) Nhìn vào Bảng thống kê tình hình trả lời chất vấn của các cơ quan hữu quan tại kỳ họp HĐND xã (Bảng 2.7), có thể nhận thấy rõ, đa số các nội dung chất vấn của đại biểu đều được các cơ quan hữu quan đã trả lời trực tiếp, tuy nhiên, tỷ lệ trả lời tương đối đầy đủ chỉ chiếm 22,12%, đây là tỷ lệ rất thấp, còn lại tỷ lệ trả lời chưa đầy đủ chiếm đến 72,34%. Điều này cho thấy, việc xem xét trả lời chất vấn của HĐND tại kỳ họp còn hạn chế, dẫn đến tình trạng, các cơ quan hoặc cá nhân có liên quan không thể hiện hết trách nhiệm, trả lời đầy đủ cũng được, mà không trả lời đầy đủ cũng chẳng sao. - Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu: + HĐND xã lấy phiếu tín nhiệm: Trong nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Đức đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND xã bầu vào kỳ họp cuối năm 2018. Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm gồm: Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ tịch HĐND xã, Trưởng Ban của HĐND xã, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Ủy viên UBND xã. 45 Bảng 2.8: Thống kê số lượng người được lấy phiếu tín nhiệm Đơn vị tính: người Chức danh Chủ tịch HĐND xã Phó Chủ tịch HĐND xã Trưởng Ban của HĐND xã Chủ tịch UBND xã Phó Chủ tịch UBND xã Ủy viên UBND xã Số lƣợng 16 16 16 16 26 32 Tỷ lệ % 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức) Nhìn vào Bảng 2.8 cho thấy, tổng số người được HĐND xã lấy phiếu tín nhiệm là 122 người. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm được HĐND xã thực hiện tại kỳ họp đảm bảo theo luật định. Sau khi Thường trực HĐND xã quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm, HĐND xã đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Sau khi có kết quả, Thường trực HĐND xã trình HĐND xã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả, có 02/122 người có từ 2/3 tổng số đại biểu HĐND xã trở lên đánh giá tín nhiệm thấp, chiếm tỷ lệ 1,63% (01 người giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thành và 01 người là Ủy viên UBND xã Nghĩa Thành). + HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm: Căn cứ vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm, riêng HĐND xã Nghĩa Thành đã tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 02 người có từ 2/3 tổng số đại biểu HĐND xã trở lên đánh giá tín nhiệm thấp. Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm cũng được HĐND xã thực hiện đảm bảo theo luật định. Sau khi Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến của mình, HĐND thảo luận và tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Sau khi có kết quả, Thường trực HĐND xã trình HĐND xã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm. 46 Kết quả, cả 02 người đều có trên 50% tổng số đại biểu HĐND xã đánh giá không tín nhiệm và đều đã xin từ chức. Phải nói rằng, giám sát thông qua hình thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu là một hình thức giám sát có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn Đảng và nhà nước ta đang chú trọng thực hiện công tác cán bộ. Với việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện nghiêm túc, khách quan và dân chủ đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, phần nào đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân địa phương. Nhận xét chung về hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp: - Về ưu điểm: Hoạt động giám sát của HĐND xã tại kỳ họp đã được chú trọng hơn, các hình thức giám sát thực hiện đảm bảo đúng quy trình theo luật định; các báo cáo công tác của Thường trực HĐND xã, Ban của HĐND xã và UBND xã được xem xét một cách đầy đủ; nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề bức xúc tại địa phương; việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu được tiến hành nghiêm túc, khách quan và dân chủ. - Về hạn chế: Quá trình xem xét các báo cáo, đại biểu HĐND xã chủ yếu phát biểu theo hướng thảo luận và bổ sung những số liệu còn thiếu mà chưa chỉ ra được những hạn chế trong quá trình thực hiện, tỷ lệ đại biểu HĐND tham gia ý kiến còn thấp, việc xem xét các báo cáo chưa sâu, chưa toàn diện, dẫn đến tình trạng nội dung của báo cáo sau cũng không chất lượng hơn so với báo cáo trước; số đại biểu HĐND tham gia chất vấn còn thấp và chất lượng chưa cao, chưa thể hiện hết vai trò của người đại biểu khi tham gia chất vấn. 2.2.3.2. Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân Căn cứ theo quy định của luật, Thường trực HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021 tại huyện Châu Đức đã thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hình thức: Xem xét quyết định của UBND xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã, chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn; giám sát chuyên đề; 47 giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. - Xem xét quyết định của UBND xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND: Đây là một trong những hình thức giám sát của Thường trực HĐND xã được Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định chặt chẽ về trình tự, cách thức thực hiện, nội dung chủ yếu là xem xét tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản. Tuy nhiên, trước đây theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì UBND cấp xã được ban hành quyết định và chỉ thị, nhưng hiện nay theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì UBND xã chỉ ban hành quyết định, theo đó số văn bản quy phạm pháp luật được UBND cấp xã ban hành là không nhiều, và cũng chỉ khi nào có chương trình, đề án lớn thì UBND cấp xã mới ban hành quyết định dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, còn hầu như hàng năm là không có. Trên thực tế, UBND cấp xã tại huyện Châu Đức từ năm 2015 đến nay không ban hành quyết định nào dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND xã không thực hiện giám sát thông qua hình thức xem xét quyết định của UBND xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã. - Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND: Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3 năm 2019, Thường trực HĐND xã tại huyện Châu Đức đã tổ chức được 144 phiên họp (mỗi xã tổ chức được 09 phiên họp). Trong phiên họp, Thường trực HĐND xã có mời các đại diện tham gia như: đại diện Đảng ủy, đại diện Mặt trận Tổ quốc xã, đại diện UBND xã và hai Ban của HĐND xã. 48 Theo quy định của luật, trình tự việc chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp của Thường trực HĐND xã cũng được thực hiện như phần chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp của HĐND xã. Tuy nhiên, thực tế thì trong các phiên họp của Thường trực HĐND xã tại huyện Châu Đức hầu như không thực hiện hình thức này mà chủ yếu thực hiện tại kỳ họp HĐND xã là chính. Bởi vì, như đánh giá ở phần trước, số đại biểu HĐND xã tham gia chất vấn tương đối ít nên những vấn đề cần chất vấn đã được đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND xã. Nội dung phiên họp của Thường trực HĐND xã chủ yếu đánh giá kết quả hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và việc thực hiện kế hoạch của UBND xã trong quý, đề ra chương trình hoạt động và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ ở quý tiếp theo. - Giám sát chuyên đề: Hằng năm, căn cứ vào chương trình giám sát đã được HĐND xã ban hành nghị quyết phê chuẩn, từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3 năm 2019, Thường trực HĐND xã trên địa bàn huyện Châu Đức đã tổ chức được 88 đợt giám sát. Về chủ thể tham gia giám sát: Ngoài chủ trì là Thường trực HĐND xã, đa số các đợt giám sát đều mời đại diện UBMTTQ, các đoàn thể chính trị ở xã tham gia, ngoài ra, tùy theo nội dung giám sát mà Thường trực HĐND mời Ban của HĐND và các ngành có liên quan tham gia. Về đối tượng chịu sự giám sát: Phần nhiều là giám sát UBND xã về quản lý nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực, ngoài ra cũng có giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương. Bảng 2.9: Thống kê tình hình giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 Đơn vị tính: Đợt Nội dung giám sát Số đợt giám sát Đối tƣợng giám sát Giám sát quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn 16 UBND xã Giám sát quản lý đất công và cấp giấy chứng 14 UBND xã 49 nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Giám sát quản lý hoạt động của Trung tâm văn hóa và học tập cộng đồng của xã 08 UBND xã Giám sát công tác bình xét hộ nghèo và hộ thoát nghèo trên địa bàn 04 Ban Chỉ đạo các CTMTQG ở xã Giám sát việc quản lý, sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và “Vì người nghèo” của xã 05 Ban vận động của xã Giám sát việc quản lý bảo đảm vệ môi trường ở các trang trại chăn nuôi 22 UBND xã Giám sát việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự 03 Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã Giám sát tình hình giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 08 Công chức xã Giám sát việc quản lý và sử dụng các nguồn đóng góp của Nhân dân 04 UBND xã Giám sát việc quản lý, cấp phát kinh phí của lực lượng dân phòng và dân quân. 03 khai Ban điều hành các thôn, ấp Giám sát tình hình san lấp, khai thác đất, cát trên địa bàn 01 Đơn vị thác Tổng cộng 88 (Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức) Nhìn vào Bảng 2.9 cho thấy, các đợt giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND xã chủ yếu tập trung vào lĩnh vực vệ sinh môi trường (25%), quản lý thu - chi ngân sách (18,18%) và quản lý đất đai (15,90) là nhiều nhất. Qua 88 đợt giám sát của Thường trực HĐND xã, đã có 528 ý kiến kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong đó, ý kiến kiến nghị nhiều nhất vẫn là lĩnh vực vệ sinh môi trường (136 ý kiến); quản lý đất đai (84 ý kiến); quản lý thu - chi ngân sách (73 ý kiến); công tác giảm nghèo (52 ý kiến); hoạt động của Trung tâm văn hóa và học tập cộng đồng (40 ý kiến); còn lại là ý kiến kiến nghị thuộc các lĩnh vực khác. Điều này, phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương. Kết quả, có 476 ý kiến 50 kiến nghị đã được các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết (tỷ lệ 90,15%), còn lại 52 ý kiến đang tiếp tục giải quyết (Số liệu tổng hợp từ báo cáo tình hình hoạt động của HĐND của 16 xã, thị trấn). - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân: Hoạt động tiếp công dân của Thường trực HĐND xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Tiếp công dân năm 2013. Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương để Thường trực HĐND xây dựng quy chế tiếp công dân cho phù hợp. (Ví dụ: Thường trực HĐND xã Xà Bang tiếp công dân mỗi tháng 04 ngày và tiếp vào ngày thứ ba hàng tuần; Thường trực HĐND xã Nghĩa Thành, xã Bàu Chinh tiếp công dân mỗi tuần 02 ngày). Trong quá trình tiếp công dân, Thường trực HĐND xã tiếp nhận việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân bằng đơn thư hoặc trình bày trực tiếp. Căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tố cáo, Thường trực HĐND có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng có liên quan để giải quyết, đồng thời theo dõi, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có liên quan nhằm đảm bảo việc khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng đơn thư tồn đọng, vượt cấp xảy ra. Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3 năm 2019, Thường trực HĐND xã tại huyện Châu Đức đã tiếp nhận và chuyển đến các cơ quan có liên quan 152 đơn, gồm 112 đơn kiến nghị, 37 đơn khiếu nại và 03 đơn tố cáo. Nội dung chủ yếu liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai, thực hiện các thủ tục hành chính và bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình trên địa bàn xã. Tất cả 152 đơn đã được các cơ quan chức năng có liên quan giải quyết xong (Số liệu tổng hợp từ báo cáo tình hình hoạt động của HĐND của 16 xã, thị trấn). Đối với Thường trực HĐND xã, đây là hình thức giám sát tương đối nhẹ nhàng, bởi vì Châu Đức là một huyện thuần nông, từ trước đến nay hầu như không xảy ra tình trạng đơn thư khiếu kiện đông người, kéo dài hoặc vượt cấp và ít có vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn. - Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri: 51 Thông thường, trước và sau mỗi kỳ họp của HĐND xã, Thường trực HĐND xã phối hợp với UBMTTQ xã tổ chức cho các đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri theo tổ tại địa bàn mà đại biểu đã trúng cử. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 12 năm 2018, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tổ chức được 102 đợt tiếp xúc cử tri, tổng cộng có 27.867 lượt cử tri tham dự với 2.386 ý kiến kiến nghị (tập trung vào các nhóm vấn đề: bảo vệ môi trường có 527 ý kiến; lĩnh vực Y tế và an toàn vệ sinh thực thẩm có 462 ý kiến; lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có 448 ý kiến; về quản lý đất đai có 365 ý kiến; về lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn giao thông có 326 ý kiến; về chính sách xã hội có 160 ý kiến; về nông nghiệp có 98 ý kiến). Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri: Bảng 2.10: Tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri Đơn vị tính: Ý kiến Tình hình giải quyết kiến nghị của cử tri Tổng số ý kiến kiến nghị của cử tri Số ý kiến đã được ĐB trả lời tại buổi Tiếp xúc cử tri Số ý kiến được UBND xã giải quyết Số ý kiến kiến nghị chuyển lên cấp trên Số lƣợng 2.386 1.320 1.012 54 Tỷ lệ % 100,0 55,32 42,41 2,26 (Nguồn: Thường trực HĐND 16 xã, thị trấn của huyện Châu Đức) Nhìn vào Bảng 2.10 cho thấy, đối với những ý kiến mà đại biểu HĐND xã biết hoặc thuộc lĩnh vực mà đại biểu đang công tác thì có thể trả lời cho cử tri ngay tại buổi tiếp xúc. Những ý kiến chưa trả lời được tại buổi tiếp xúc thì tổ đại biểu tổng hợp gửi đến Thường trực HĐND xã để phân loại ý kiến theo nhóm hoặc lĩnh vực và gửi đến các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền. Căn cứ vào báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của UBND xã (đã được Ban của HĐND xã thẩm tra) và quá trình giám sát việc giải quyết kiến nghị, Thường trực HĐND xã xây dựng báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trình HĐND xã ban hành nghị quyết. 52 Bảng 2.11: Mức độ đánh giá của cử tri khi được các cơ quan giải quyết kiến nghị Đơn vị tính: Cử tri Mức độ đánh giá Số lƣợng Tỷ lệ % Đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng 124 52,76 Đầy đủ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng 101 43 Chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng 10 4,30 Tổng 235 100.0 (Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài) Ở Bảng 2.11, chúng ta có thể thấy, tỷ lệ người được hỏi ý kiến cho rằng, việc giải quyết kiến nghị của cử tri một cách đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri của các cơ quan chưa cao lắm, chỉ 52,76%; giải quyết đầy đủ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri chiếm tỷ lệ 43%; thậm chí có 4,30% được đánh giá là chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri. Điều này chứng tỏ, quá trình giám sát của Thường trực HĐND xã thiếu sự theo dõi, xem xét, đôn đốc, dẫn đến chất lượng giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri là chưa cao. Nhận xét chung về hoạt động giám sát của Thường trực HĐND xã: - Về ưu điểm: Nhìn chung, Thường trực HĐND xã đã triển khai, thực hiện tốt các nội dung, chương trình giám sát theo Nghị quyết HĐND xã đề ra, tập trung vào những vấn đề mà cử tri đang quan tâm; ngoài ra, còn phối hợp với Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện giám sát những vấn đề phát sinh tại địa phương; hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_cap_xa_tai.pdf
Tài liệu liên quan