Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục những từ viết tắt trong luận văn
MỞ ĐẦU .1
1.Lý do chọn đề tài luận văn .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.6
7. Kết cấu của luận văn.7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG
GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH.8
1.1. Vị trí pháp lý và chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.8
1.1.1. Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.8
1.1.2. Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.12
1.2. Mục đích, yêu cầu, chủ thể của hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh.14
1.3. Hình thức hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh 19
1.3.1. Hoạt động giám sát thông qua kỳ họp hội đồng nhân dân.19
1.3.2. Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp .24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh.26
1.4.1. Yếu tố chính trị .26
1.4.2. Yếu tố kinh tế.27
1.4.3. Yếu tố văn hóa .29
1.4.4. Các yếu tố khác.30
109 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh Savannakhet cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý kiến tham gia, thảo luận báo cáo của các thành viên,
các Ban phải chuẩn bị báo cáo thuyết trình thẩm tra trước HĐND.
Việc HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo được diễn ra theo một trình tự
nhất định: người đứng đầu các cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo; Trưởng ban
HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận; người đứng đầu cơ quan bị
giám sát trình bày báo cáo và có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà
Báo cáo xem xét
tại kỳ họp
Báo cáo
của UBND
Báo cáo của
Thường trực
HĐND, các ban
HĐND
Báo cáo của
Viện trưởng
VKSND, Chánh
án TAND
41
HĐND quan tâm: HĐND ra nghị quyết về công tác về công tác của cơ quan đã báo
cáo khi xét thấy cần thiết.
Việc xem xét báo cáo buộc chủ thể bị giám phải báo cáo về công tác của
mình là một hình thức giám sát quan trọng. trên cơ sở đó, HĐND có thể kiểm soát
tình hình thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên cũng như nghị quyết của HĐND trong thực tiễn đời sống xã hội; tăng cường
trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu UBND và các ban, ngành về công
tác của họ trước HĐND.
Tại HĐND tỉnh Savanakhet, thông thường mỗi kỳ họp có khoảng 20 - 25 báo
cáo. Do thời gian kỳ họp có hạn nên một số báo cáo không được trình bày tại kỳ
họp. có một số báo cáo dài nếu đọc toàn văn phải mất nhiều thời gian, vì vậy chủ
tọa kỳ họp cũng yêu cầu thủ trưởng các ngành đọc tóm tắt báo cáo; thời gian đọc
báo cáo chiếm khoảng 1/3 thời gian diễn ra kỳ họp. Thời gian dọc báo cao trong
các kỳ họp gần đây đã được rút ngắn mà dành nhiều thời gian cho việc thảo luận tại
các Tổ và thảo luận tại Hội trường.
Sau khi nghe báo cáo của các ngành, đại biểu HĐND sẽ về các Tổ để thảo
luận. Mỗi kỳ họp, đại biểu được chia thành 6 Tổ để thảo luận. Thành phần thảo luận
Tổ, ngoài các đại biểu ra còn có đại diện các đơn vị dự thảo luận như đại diện các
sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND , UBND các huyện, thành phố.
Dựa vào những giợ ý thảo luận Tổ do Thường trực UBND gửi đến, qua quá
trình hoạt động thực tiễn, qua nắm bắt thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đồng thời qua việc thực thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, các đại
biểu và đại diện các cơ quan đơn vị được mời đã tích cức phát biểu ý kiến. Tại
phiên thảo luận Tổ, mỗi Tổ thường có từ 8 dến 13 ý kiến. việc đưa Tổ thảo luận đã
tạo điều kiện cho nhiều đại biểu được phát biểu ý kiến, tổng hợp cả 6 Tổ thảo luận
thường có 18 - 22 lượt đại biểu phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình về
những vấn đề nhất trí, không nhất trí với nội dung báo cáo của Thường trực UBND,
TAND, VKSND tỉnh về tất cả các mặt như đánh giá kết quả đã đạt được, những mặt
còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, phương hướng, các chỉ tiêu phấn đấu và các giải
pháp, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo cho phù hợp với tình hình thực tế, chỉ rõ
42
nguyên nhân và yêu cấu khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Đồng thời cũng đưa ra
nhiều ý kiến về những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà nhân dân và cử tri quan tâm, đề
nghị Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND và các ngành chức năng tiếp
thu, xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm
bảo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn. Mỗi tổ sẽ cử ra 2 đại biệu thay mặt Tổ phát biểu tại hội trường.
Phiên thảo luận tại hội trường, chủ tỏa kỳ họp linh hoạt điều hành gợi ý cho cá đại
biểu tập trung thảo luận những vấn đề mà các Tổ cùng chú trọng, những vấn đề có
ý kiến khác nhau cả những vấn đề mà các Tổ chưa phân tích rõ. Ngoài những đại
biểu đăng ký trước còn có những đại biểu thấy vấn đề nào cần phải làm rõ thì trực
tiếp xin chủ tỏa họp phát biểu ý kiến. mỗi phiên thảo luận Hội trường có từ 7 đến 10
ý kiến phát biểu và đều được truyền hình trực triếp cho nhân dân trong tỉnh theo rõ.
Các phiên thảo luận ngày càng sôi nổi hơn, không khí dân chủ thằng thắn, các đại
biểu dã bớt e dè hơn, đặc biệt việc thảo luận không chỉ tập trung vào một số đại biểu
có chức vụ mà số đại biểu trẻ, quần chúng cũng tham gia ý kiến tại Hội trường.
Tuy nhiên, qua giám sát các báo cáo tại kỳ họp cũng thấy được trong các báo
cáo đó còn những hạn chế. Một số báo cáo số liệu chưa chính xác, chưa thống nhất
với các ngành. Ví dụ, số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra không khớp với của
Tổng cục thống kê, của Tòa án nhân dân tỉnh không phù hợp với Tòa án nhân dân
khu vực phía nam. Nhiều báo cáo còn gửi không đúng thời hạn theo Luật Tổ chức
HĐND năm 2013 quy định ( chậm nhất là 3 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp).
Nhiều báo cáo viết còn sơ sài, nội dung chung chung, chưa nêu ra được ưu điểm nổi
bật, hạn chế của ngành mình, các phương hướng cũng chưa rõ với các chỉ tiêu khá
cao không phù hợp với tình hình thực tế.
43
Thứ hai, hoạt động chất vấn
Hoạt động chất vấn là một hình thức giám sát khá chặt chẽ của HĐND. Hiệu
quả giám sát của HĐND có được nâng lên hay không, HĐND có mạnh hay không
phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại điều 83 Hiến pháp năm 2015 quy định : “Đại biểu HĐND có quyền chất
vấn Chủ tịch HĐND, chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND,
VKSND và Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND. Người bị chất vấn phải trả lời
trước HĐND trong thời hạn do luật quy định” [8, tr8]
Một số quy định về trình tự, thủ tục chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp
của đại biểu HĐND:
Đối với việc đặt câu hỏi chất vấn
+ Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi
chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND; Thường trực HĐND chuyển nội dung chất
vấn đến người bị chất vấn và tổng hợp các chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo
HĐND.
+ Thường trực HĐND dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời
chất vấn và báo cáo HĐND quyết định; ngoài câu hỏi chính, có thể nêu câu hỏi bổ
sung liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời.
Đối với việc trả lời chất vấn: người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ
về các nội dung mà các đai biểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm
cũng như biện pháp khắc phục.
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động chất vấn cũng như rang buộc trách
nhiệm của đối tượng bị chất vấn, luật còn quy định khi đại biểu HĐND không hài
lòng với câu trả lời của người nào đó thì có quyền yêu cầu HĐND thảo luận và xem
xét trách nhiệm đối với người đó. HĐND có thể ra nghị quyết về việc trả lời chất
vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.
Thực chất hoạt động chất vấn là việc đại biểu HĐND đưa ra các câu hỏi chất
vấn cho các đối tượng bị chất vấn, nội dung của các câu hỏi này thường xoay quanh
các vấn đề nóng bỏng mà nhân dân địa phương quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý
trực tiếp hoặc có liên quan đến đối tượng bị chất vấn.
44
Sơ đồ 2.2.: Đối tượng chất vấn của HĐND cấp tỉnh
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh Savannakhet đã tổ chức 6 kỳ họp
thường lệ, 2 kỳ họp bất thường, 1 kỳ họp chuyên đề. Trong 6 kỳ họp thường lệ có 4
có phiên chất vấn và trả lời chất vấn, kỳ họp thứ nhất xác nhận tư cách đại biểu và
bầu cử chức danh của HĐND nên không có hoạt động chất vấn. Mỗi phần chất vấn
thường có 5 -10 ý kiến chất vấn. Các ý kiến này do các đại biểu HĐND tỉnh gửi đến
Thường trực HĐND theo phiếu chất vấn trước khi diễn ra kỳ họp khoảng 25 ngày.
Thường trực HĐND tỉnh sẽ căn cứ vào nội dung chất vấn để gưở đến các sở, ban
ngành, các cơ quan nhà nước có liên quan. Các đối tượng này sẽ chuẩn bị trả lời
bằng văn bản để trình bày tại kỳ họp. Chủ tọa kỳ họp linh hoạt điều hành phiên chất
vấn, sau mỗi câu trả lời chất vấn, chủ tọa đều có kết luận tóm lược những ý chính để
đại biểu nắm rõ hơn và có thể chất vấn thêm. Nếu phát hiện vấn đề nào cưa được trả
lời rõ, chưa thấy rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao, các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp để yêu cầu xác định
rõ trách nhiệm và biện khắc phục. Hoạt động chất vấn của nhiệm kỳ này đã sôi nổi
hơn hiệm kỳ trước. Nội dung chất vấn đã phong phú hơn; không khí dân chủ và có
sự thẳng thắn giữa người chất vấn và đối tượng bị chất vấn. Các phiên chất vấn tại
hội trường được truyền thanh, truyền hình trực tiếp, nội dung chất vấn cũng được
Đối tượng chất vấn của
HĐND cấp tỉnh
Chủ tịch
HĐND
Chủ tịch UBND,
các thành viên
UBND, thủ trưởng
các cơ quan chuyên
môn của UBND
Thường
trực HĐND,
các ban
HĐND
Viện
trưởng
VKSND,
Chánh án
TAND
45
đăng báo và phát lại trên kênh truyền hình của tỉnh vào các thời điểm thích hợp để
cử tri toàn tỉnh theo dõi.
Mặc dù vậy, hoạt động chất vấn mới chỉ dừng lại ở việc chất vấn và trả lời
chất vấn bằng văn bản mà chưa có đối chất đến cùng một vấn đề cụ thể. Các đại
biểu chất vấn trực tiếp tại Hội trường hoặc đại biểu hỏi thêm để làm rõ trách nhiệm
của người trả lời chất vấn đã có nhưng không nhiều. Việc chất vấn chỉ tập trung vào
một số đại biểu chất vấn thủ trưởng một số cơ quan như Sở Giáo dục vả Thể thao,
Sở Tài nguyên và Môi trường , Sở Kế hoạch và Đầu tư... mà chưa mở rộng sang các
đối tượng chất vấn khác. Các câu hỏi chất vấn nhiều khi chỉ mang tính chất nắm bắt
thông tin hơn là quy trách nhiệm pháp lý, chưa đi sâu vào nội dung. Các văn bản trả
lời chất vấn còn chung chung, né tránh vấn đề , chưa đi thẳng vào vấn đề và chưa
đáp ứng được mong muốn của đại biểu cũng như cử tri.
Tóm lại, chất vấn là một nội dung quan trọng trong các kỳ họp của HĐND
các cấp. Thông qua chất vấn người đại biểu dân cử thể hiện rõ năng lực và bản lĩnh
chính trị của mình. Qua thực tế cho thấy kỳ họp nào có nhiều ý kiến chất vấn của
đại biểu và trả lời chất vấn tốt thì không khí của kỳ họp dân chủ và thẳng thắn. Khi
mối quan hệ chất vấn và trả lời chất vấn được đặt đúng lúc, đúng chỗ để xem xét
giải quyết trên cơ sở khách quan, xuất phát từ lợi ích của dân thì có tác dụng trong
việc giải quyết những mâu thuẫn, tồn tại, vướng mắc góp phần quan trọng vào việc
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địaphương.
Thứ ba, hoạt động giám sát thông qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với
người giữ chức vụ do HĐND bầu
Sơ đồ 2.3: Các chức vụ do HĐND bầu
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Trưởng ba, Phó trưởng ban,
thành viên các ban HĐND
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên UBND
Thư ký kỳ họp
Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu là một hình
thức giám sát mới của HĐND được quy định trong Luật Tổ chức HĐND năm 2015.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay chưa có đại biểu nào vi phạm kỷ luật đến mức phải bỏ
46
hiếu tín nhiệm. Có ý kiến cho rằng, bỏ phiếu tín nhiệm là hệ quả của giám sát, song
thực chất đó là cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các
biện pháp chế tài giám sát.
Những chủ thể có quyền nêu ra vấn dề bỏ phiếu tín nhiệm là Thường trực
HĐND, các ban HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Yêu nước cấp tỉnh. Việc
trình HĐND xem xét bỏ phiếu tín nhiệm chỉ thuộc thẩm quyền của Thường trực
HĐND.
Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trìn bày ý kiến của mình
trước HĐND, HĐND thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. trong trường hợp không
được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới tiệu
để bầu ra có trách nhiệm trình HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi
nhiệm người không được HĐND tín nhiệm.
Như vậy, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Savannakhet tại kỳ họp chủ
yếu được tiến hành dưới hai hình thức là xem xét báo cáo công tác và xem xét việc
trả lời chất vấn. Trong nhiệm kỳ này, HĐND tỉnh đã có phần nào thể hiện được vai
trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, giảm bớt tính hình thức nhằm
phát huy dân chủ, góp phần nâng cao chất lượng giám sát tại kỳ họp của HĐND
tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào.
2.2.2 Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp
2.2.2.1. Hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh Savannakhet
- Tổ chức Đoàn giám sát
- Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
- Xem xét kết quả giám sát của các Ban HĐND; tổng hợp kết quả của giám sát
trình HĐND
- Xem xét việc trả lời chất vấn trong trường hợp người bị chất vấn được HĐND
cho phép trả lời bằng văn bàn gửi đến Thường trực HĐND
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của
HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội,
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật cơ quan
nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp để trình HĐND.
47
Căn cứ vào chương trình giám sát đã được HĐND thông qua, Thường trực
HĐND giao Văn phòng HĐND xây dựng kế hoạch, thành lập Đoàn giám sát, tiến
hành giám sát tại các cơ quan, đơn vị và các địa phương theo kế hoạch. Thường trực
HĐND xem xét cho ý kiến về nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám
sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và phân công thành viên của mình
tham gia Đoàn giám sát. Tại nhiều cuộc giám sát ở các địa phương, đơn vị Thường
trực HĐND đã trực tiếp chủ trì và có ý kiến kết luận. Qua quá trình giám sát, Đoàn
đã yêu cầu các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản,
cung cấp thông tin có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà
Đoàn giám sát quan tâm. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại
đến lợi ích của nhà nước, của tổ chức và cá nhân; Đoàn giám sát đã kiến nghị cơ
quan , tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chấm dứt hành vi vi phạm và khôi phục lợi
ích của nhà nước, của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND giữa 2 kỳ họp tập trung chủ yếu
vào tổ chức Đoàn giám sát và hoạt động xem xét việc giải quyết khiếu nại tố cáo
của công dân. Việc xem xét văn bản pháp luật của UBND cùng cấp, Nghị quyết
của HĐND cấp dưới mặc dù có tiến hành nhưng không thường xuyên.
Về hoạt động tổ chức Đoàn giám sát
Năm 2016:
Thường trực HĐND đã xây dựng chương trình hoạt động thành quý và
tháng, cùng với việc tổ chức, điều hòa,phối hợp với các ban HĐND triển khai tổ
chức các cuộc giám sát tại các cơ quan, sở, ngành và đơn vị trong tỉnh trên các lĩnh
vực kinh tế, ngân sách, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và chấp hành pháp
luật ở địa phương. Từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016, Thường trực
HĐND đã tổ chức 14 cuộc giám sát với các ngành ở địa phương để kiểm tra, đôn
đốc thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND
đã tập trung váo các vấn đề như: tình hình thẩm địnhthẩm định, chấp thuận đầu tư
và quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đầu
48
tư trực tiếp nước ngoài; tình hình thực hiện một số dự án phát triển nông nghiệp;
tình hình thực hiện các dự án giao thông; tình hình dự toán ngân sách và phân bố
nghân sách.
Sau các cuộc giám sát, Thường trực HĐND tỉnh đã thực hiện việc thông báo
ý kến kết luận và kiến nghị đến các đơn vị, cơ quan liên quan về những vấn đề cần
xử lý, tháo gỡ và bàn bạc với lãnh đạo UBND tỉnh để cùng phối hợp như:
- Xử lý vi phạm về sử dụng đất của một số dự án được cấp đất
- Quy hoạch lại khu vực khai thác khoáng sản huyện Sepon
- Về thực hiện chính sách ưu đãi vào phát triển nông nghiệp đã xuất hiện một
số vấn đề cần được sửa chữa để bổ sung cho phù hợp với thực tế
- Về thực hiện chương trình về giống lúa sản xuất an toàn và gieo trồng vụ
thu đông
- Về việc tạo công ăn việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân
Năm 2017:
Thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về chương trình giám sát năm 2017,
Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và quyết định
thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách tập trung và quản lý, sử dụng đất đai. Thường trực HĐND đã tập trung
chỉ đạo hoạt động của các đoàn, coi đây là công tác trọng tâm hoạt động giám sát
của Thường trực HĐND năm 2016. Các Đoàn giám sát đã tích cực triển khai thực
hiện theo nội dung, kế hoạch giám sát với 35 cuộc làm việc với các sở, ngành của
tỉnh có liên quan đến hai lĩnh vực gồm 10 huyện, thành phố, 3 Ban quản lý dự án và
một số chủ đầu tư, đơn vị nhà thầu, doanh nghiệp, dự án giao đất, kiểm tra thực hiện
tại một số công trình xây dựng cơ bản.
Qua giám sát về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Đoàn giám sát
nhận thấy đa số các chủ đầu tư đã thực hiện đúng quy trình thủ tục đầu tư theo các
quy định hiện hành, thời gian thẩm định dự án đầu tư đã cắt ngắn từ 40 ngày xuống
còn 30 ngày/dự án. Các thủ tục về đấu thầu, chỉ định thầu đều được thực hiện
nghiêm túc, công tác lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, mở thầu, xét thầu ,
49
công bố kết quả, phê duyệt kết quả đấu thầu đều được tiến hành đúng quy định. Tuy
nhiên, chất lượng nhiều dự án còn thấp, việc lập dự án chưa chi tiết, chất lượng
thẩm định chưa cao, chất lượng công tác tư vấn, thiết kế dự toán công trình còn
thấp, có 80% số dự án với công tác thiết kế, dự toán chưa đáp ứng được theo yêu
cầu của quy định hiện hành; nhiều công trình phải thay đổi hoặc bổ sung thiết kế,
dự toán nhiều lần.
Qua hoạt động giám sát, các Đoàn giám sát đã phát hiện được những việc
làm được, chưa được để từ đó đề xuất các kiến nghị với đơn vị chịu sự giám sát tiến
hành sửa đổi cho đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Năm 2018
Thường trực HĐND đã tiến hành giám sát chuyên đề về kết quả giải quyết
kết luận sau thanh tra và công tác quản lý, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đoàn đã thực
hiện 25 buổi làm việc tại các sở ngành có liên quan tại một số chợ trên địa bàn
thành phố Kayson Phomvihan và các huyện lân cận, trong đó có một số huyện giáp
biên như huyên Nong, một số cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực
phẩm, trang trại chăn nuôi. Đoàn giám sát về công tác vệ inh an toàn thực phẩm đã
báo cáo kết quả giám sát tại cuộc họp cuối năm. Qua giám sát, Đoàn đã đưa ra nhận
định tổng quát về tình trạng công tác vệ sinh an toàn thực phậm trên địa bàn tỉnh
như sau:
Về tổng thể, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh Savannakhet chưa
được thực hiện một cách nghiêm túc; tuy chưa đến mức nghiêm trọng nhưng nhiều
loại hàng hóa thực phẩm được bày bán ở chợ như rau củ quả còn tồn đọng các loại
thuốc bảo vệ thực vật, riêng đồ hải sản, thịt gia súc gia cầm đông lạnh nhập qua
đường tiểu ngạch còn chứa chất bảo quản ở mức cao, ở các loại thức ăn được nướng
chin còn sử dụng phẩm màugây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử dụng.
Đoàn giám sát chỉ ra nguyên nhân của tình trạng mất vệ sinh an toàn thực
phẩm như hiện nay xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực
phẩm, quản lý nhà nước về vấn đề này còn nhiều bất, yếu kém, việc chấp hành chưa
nghiêm do chưa có chế tài cụ thể đối với các đối tượng vi phạm. Cán bộ chuyên
50
môn ở các đội quản lý thị trường vừa thiếu, vừa yếu, kinh phí cho hoạt động vệ sinh
an toàn thực phẩm chưa được bố trí đầy đủ.
Từ đó, Đoàn giám sát đưa ra một số ý kiến đẩy mạnh hoạt động truyên
truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, tang cường hoạt động quản lý nhà nước về an
toàn thực pẩm, có biện pháp xử lý ngay các cơ sở vi phạm làm mất vệ sinh an toàn
thực phẩm nghiêm trọng
Ngoài ra, cuối năm 2018 nhằm thực hiện Nghị quyết HĐND, Thường trực
HĐND tỉnh đã quyết định thành lập Đoàn giám sát để thực hiện việc giám sát
chuyên đề về công tác quản lý thuế. Qua giám sát, Đoàn đã đánh giá đúng thục
trạng công tác quản lý thuế, tình hình chấp hảnh pháp luật về thuế của các đơn vị và
người nộp thuế, kết quả thu nhập ngân sách trên địa bàn tỉnh trong 3 năm 2016 –
2018. Đồng thời chỉ ra những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý thu thuế,
kiến nghị với ngành thuế nhiều biện pháp đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại thuế
phát sinh, góp phần tang ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Đoàn đã giám sát về công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh qua báo cáo thuế
của 11 chi cục thuế huyện, thành phố và 31 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giám sát
trực tiếp trên 100 hộ kinh doan cá thể tại một số huyện, thành phố, cục thuế tỉnh,
cục thuế huyện.
Qua giám sát, Đoàn nhận thấy tình trạng thất thu thuế trên địa bàn tỉnh còn
xảy ra khá phổ biến, hoạt động gian lận thương mại, kinh doanh trốn thuế diễn ra
phức tạp với hành vi thủ đoạn tinh vi hơn. Theo báo cáo của chi cục quản lý thị
trường thì trong 2 năm 2016 -2018 đã phát hiện 153 vụ kinh doanh hàng lậu. Tình
trạng nợ thuế, nợ ngân sách còn diễn ra khá phổ biến với hơn 50% doanh nghiệp
còn nợ thuế. Công tác hoàn thuế còn chậm trễ, công tác quản lý thuế còn yếu kém
Từ đó Đoàn giám sát đã đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính,
Tổng cục Thuế, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, ngành thuế tỉnh, UBND cấp huyện, cấp
bản của các đối tượng nộp thuế, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên
địa bàn tỉnh.
Xem xét giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của công dân
Trong thời gian trước đây, hoạt động này còn nhiều hạn chế và mang tính
51
hình thức, Thường trực HĐND cấp tỉnh chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp nhận xong và
chuyển đến các cơ quan hữu quan có trách nhiệm giải quyết, còn kết quả giải quyết
như thế nào thì hình như không biết và ít được quan tâm. Trong những năm gần
đây HĐND cấp tỉnh đã có bước cải tiến, đưa công tác này vào nề nếp. Thường trực
HĐND đã xây dựng quy chế tiếp công dân theo quy định của pháp luật, bố trí cán
bộ tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thư của công dân. Công dân đến khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị đều được cán bộ tiếp dân tiếp, hướng dẫn, giải thích đầy đủ, đúng
pháp luật với thái độ nhiệt tình có trách nhiệm. Đối với những nội dung khiếu nại,
tố cáo có cơ sở xem xét, tiến hành tiếp nhận đơn, hồ sơ để nghiên cứu chuyển và
đôn đốc cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời công dân theo quy định pháp
luật.
Thường trực HĐND tổ chức tiếp công dân theo lịch hàng tháng nhờ xác định
việc tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phải gắn với hoạt động giám
sát của HĐND. Hoạt động này giúp Thường trực HĐND có điều kiện tìm hiểu,
nghiên cứu nắm bắt bản chất sự vật, góp phần đảm bảo cho công tác xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục và hợp lý. Đối với đơn thư gửi trực tiếp,
Thường trực HĐND nghiên cứu kỹ từng vụ việc, chỉ đạo văn phòng phân loại và có
văn bản gửi cho chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Qua giám
sát, Thường trực HĐND có cơ sở giải thích cho công dân và kiến nghị những vấn
đề cần giải quyết bảo đảm đúng pháp luật. Đối với đơn thư thể hiện bức xúa của
công dân đã gửi nhiều lần, nhiều cơ quan thì giao cho văn phòng lập danh sách đôn
đốc, theo dõi kết quả giải quyết của các cơ quan và tổng hợp báo cáo gửi Thường
trực
Từ năm 2016 đến nay, Thường trực HĐND đã nhận các đơn thư khiếu nại tố
cáo của công dân cụ thể như sau:
Năm 2016
Thường trực HĐND đã tiếp nhận 42 đơn thư của công dân, đã chỉ đạo văn
phòng gửi đấn các cơ quan, cá nhân liên quan và giúp Thường trực HĐND phối hợp
với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc, giải quyết. Trong số đơn thư gửi đến
52
gồm có đơn thư khiếu nại về sai phạm quản lý đất đai và ngân sách ở cấp huyện,
giải quyết các chế độ chính sách
Năm 2017
Thường trực HĐND tỉnh đã tiếp nhận 85 đơn thư của công dân gửi đến và
giải quyết các kiến nghị của 79 lượt công dân. Đến cuối năm cơ quan có thẩm
quyền mới giải quyết được 31/75 đơn (54,3 %). Đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND tỉnh trực tiếp tiếp công dân 5 ngày, trực tiếp giải thích, tiếp thu ý kiến và
đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị của công dân. Thường trực HĐND tỉnh cùng
Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức 1 buổi làm việc trực tiếp tại UBND
thành phố Kayson Phomvihan để giải quyết đơn của 2 cử tri ở bản. Đồng thời đã rút
ra kinh nghiệm với các cơ quan chức năng của thành phố về quy trình cuộc tiếp xúc
cử tri, phương pháp điều hành buổi tiếp xúc, thành phần mời dự tiếp xúc. Thường
trực HĐND tỉnh đã trực tiếp gặp gỡ người khiếu nại để giải quyết và hướng dẫn
công dân thực hiện đúng quyền khiếu nại tố cáo theo luật định.
Năm 2018
Thường trực HĐND tỉnh đã tiếp nhận được 47 đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân. Nội dung đơn công dân gửi đến hầu hết là khiếu nại, tố cáo . Trong số 47
đơn chỉ có 29 đơn đủ điều kiện chuyển. Thường trực HĐND cũng nhận được 7
công văn trả lời của các cơ quan chức năng đạt 24,1% số đơn đã chuyển. Như vậy,
từ năm 2016 đến năm 2018 các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã trực
tiếp tham gia tiếp công dân, tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri, tuy nhiên số
buổi tiếp dân còn ít. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Thường trực HĐND đã
được phân loại, nếu đủ điều kiện thì gửi cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Mức độ giải quyết và trả lời đơn thư của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_tinh_savan.pdf