Luận văn Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - Xã hội tỉnh Phú Yên

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN

BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 9

1.1 Tổ chức chính trị - xã hội 9

1.2 Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính

trị - xã hội 17

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ

HỘI TỈNH PHÚ YÊN 31

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động giám sát và phản biện

xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên 31

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt Trận Tổ quốc

và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên 34

2.3 Nhận xét thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt Trận Tổ quốc

và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên 57

Tiểu kết chương 2 69

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ

PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH

TRỊ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN

3.1 Quan điểm chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Phú Yên 70

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên trong giai đoạn

hiện nay 76

Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - Xã hội tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn giám sát việc thực hiện những chương trình hành động của các đại biểu đã đưa ra trong quá trình vận động bầu cử mà đại biểu đã hứa với nhân dân, qua đó đánh giá kết quả thực hiện vai trò của người đại biểu trong nhiệm kỳ của mình để báo cáo cấp trên xem xét và đánh giá trong lần ứng cử nhiệm kỳ tiếp theo. Ngoài ra, bằng những hình thức như tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu dân cử với cử tri nơi bầu ra họ, thông qua việc phản ánh của cử tri và nhân dân về hoạt động của đại biểu nói chung, về tư cách đạo đức, sự tín nhiệm nói riêng, thông qua kết luận của các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền về các sai phạm của đại biểu, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp có thể xem xét, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu theo quy định của pháp luật, từ đó nhận xét, góp ý kiến với Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri. 49 Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã tiếp trên 146 lượt công dân, nhận 368 đơn khiếu nại của công dân, đã chuyển 293 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết (đã có kết quả giải quyết 188 đơn ; lưu 68 đơn (đơn nặc danh, đơn khiếu nại nhiều lần cùng một nội dung đã được cơ quan chức năng giải quyết); chuyển trả 57 đơn vì đã có kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan chức năng. Nhìn chung, công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh quan tâm, xem xét đối với từng vấn đề, hạn chế thấp nhất trường hợp xử lý đơn thư khiếu nại kéo dài gây bức xúc cho dân. Đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật cho nhân dân, củng cố tổ hòa giải ở cơ sở, góp phần hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, đông người, vượt cấp. - Giám sát hoạt động tư pháp Công tác giám sát của Mặt trận trong lĩnh vực hoạt động tư pháp được thực hiện tương đối đa dạng. Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào các hoạt động như tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên; giới thiệu hội thẩm nhân dân, năm 2016, đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 gồm 21 người; tham gia công tác đặc xá, giáo dục, cảm hóa người phạm tội; giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; tiếp nhận và đề nghị giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Năm 2016 Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức đoàn giám sát gồm các chuyên gia về lĩnh vực tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành liên quan về hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân huyện Sơn Hòa, huyện Phú Hòa, thị xã Sông Cầu. Kết quả giám sát cho thấy 50 trong năm 2016, tổng số thụ lý 1.563 vụ, việc các loại; đã giải quyết 1.463 vụ, việc, đạt tỷ lệ 93,6%. Chưa giải quyết 100 vụ. Qua đó thấy được một số ưu điểm như: Việc xét xử cơ bản đảm bảo đúng trình tự tố tụng, khách quan, minh bạch, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Cán bộ, công chức của đơn vị có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, thực hiện tốt các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tòa án nhân dân các đơn vị được giám sát đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan khác, đưa ra xét xử kịp thời những vụ án điểm, án phức tạp, cơ bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số mặt hạn chế như: Báo cáo hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân chưa nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại, hạn chế; lý do của án chậm giải quyết, án quá hạn luật định; Số vụ án hủy, sửa tuy dưới mức quy định của Tòa án nhân dân tối cao nhưng vẫn còn nhiều. Các vụ án cấp giám đốc thẩm hủy, giao xét xử sơ thẩm lại tiến hành chậm. Các loại sổ ghi không đầy đủ các cột, mục theo quy định; thành phần hội đồng xét xử ghi không đầy đủ họ và tên, có vụ không ghi hội đồng xét xử; án đình chỉ, tạm đình chỉ nhiều vụ không ghi số quyết định, ngày tháng năm, lý do đình chỉ, tạm đình chỉ; không có sổ theo dõi phân công thẩm phán thụ lý vụ án; số liệu giữa báo cáo và sổ sách không trùng khớp; Nhiều vụ án tạm đình chỉ đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết. Việc giao bản án, quyết định cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp còn chậm theo quy định...[51]. - Giám sát việc thực thi chính sách pháp luật Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật chủ yếu thông qua các hoạt động thực tiễn. Hình thức của hoạt động giám sát này ở cơ sở chủ yếu thông qua hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở cấp xã và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Hiện nay, toàn tỉnh có 112 Ban Thanh tra nhân dân, với tổng số 852 thành viên và 136 Ban 51 Giám sát đầu tư của cộng đồng (trong đó có 24 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập theo Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư , với tổng số 828 thành viên, trong đó có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2013 – 2017, Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát 3.992 cuộc, kiến nghị, xử lý 644 vụ việc, được cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết 590 vụ việc. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát 1.720 cuộc, đã kiến nghị xử lý 68 dự án có vi phạm, được cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, nhà thầu, chủ đầu tư xử lý giải quyết 68 vụ việc. Có thể thấy rằng, qua giám sát việc triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy, vai trò của Ban Thanh tra nhân dân rất quan trọng, giúp chính quyền địa phương khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý, chấn chỉnh những tiêu cực của cán bộ, góp phần xây dựng chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng bảo đảm cho các hoạt động đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với việc đầu tư các công trình liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của địa bàn dân cư được tiến hành đúng quy định, có giấy phép đầu tư và bảo đảm chất lượng công trình. 2.2.2.2. Hoạt động phản biện xã hội Đối với công tác phản biện xã hội, đây là một nhiệm vụ mới còn nhiều khó khăn. Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã thành lập Hội đồng Tư vấn dân chủ pháp luật, Hội đồng tư vấn kinh tế xã hội và Hội đồng Tư vấn dân tộc tôn giáo. Thông qua các hội đồng tư vấn, Mặt trận Tổ quốc đã tranh thủ được nhiều ý kiến tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật và vận động nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật. Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc đã tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý vào hàng trăm dự thảo văn bản luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật, các đề án ở địa phương. Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã phối hợp tổ chức tốt để các tầng lớp nhân dân tham gia 52 góp ý, phát huy dân chủ, thu hút được sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ, trí thức tham gia. - Tập hợp ý kiến của nhân dân tham gia vào sửa đổi hiến pháp 1992, dự thảo văn kiện Đại hội Đảng Tập hợp ý kiến của nhân dân tham gia vào sửa đổi Hiến pháp 1992 và dự thảo văn kiện Đại hội Đảng, là hoạt động phản biện rất quan trọng mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã thực hiện, đây được coi là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì tổ chức, đồng thời phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban, ngành liên quan tổ chức nhiều cuộc họp với sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, đại diện các tổ chức thành viên, các chức sắc tôn giáo, các già làng, trưởng thôn, buôn, đại diện trí thức... tham gia góp ý kiến vào sửa đổi Hiến pháp 1992 và văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Cụ thể: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 47 Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong hệ thống, có 5.758 người dự, với 468 ý kiến góp ý và 24 văn bản góp ý. Tổ chức tuyên truyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức lấy ý kiến góp ý, phản biện vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Phối hợp tổ chức Hội nghị thảo luận, góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, có 866 đại biểu tham dự với 121 ý kiến góp ý; góp ý dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đại 53 biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, có 629 đại biểu tham dự và có 162 ý kiến tham gia góp ý [47,48,49]. Trong quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp trước các kỳ Đại hội, Mặt trận Tổ quốc đã tổ chức các hội nghị lấy ý kiến và có những ý kiến tâm huyết và thẳng thắn về việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự cấp ủy khóa mới của các tổ chức đảng. Năm 2015, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chủ trì 14 hội nghị triển khai việc Mặt trận tham gia chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp. Đã có tổng số 168 ý kiến tham gia về công tác chuẩn bị nhân sự với cấp ủy cùng cấp. Trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các thành viên trong Mặt trận về nhân sự cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã có những kiến nghị, đề xuất đối với các cấp ủy đảng về cơ cấu, tiêu chuẩn của các chức danh, góp phần cho tổ chức đảng điều chỉnh Đề án nhân sự Đại hội hợp lý hơn. - Phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong quá trình xây dựng luật, Pháp lệnh Đây là hoạt động nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định và kiến nghị bằng văn bản đối với các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu phản biện. Sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh góp phần làm giảm thiểu những thiếu sót, sơ hở trong xây dựng, ban hành các văn bản luật, pháp lệnh; góp phần đảm bảo tính khả thi, làm cho các quy phạm hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Cụ thể như: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến và trực tiếp đóng góp các dự án Luật như: Luật phá sản (sửa đổi); Luật đầu tư công; Luật hôn nhân gia đình (sửa đổi); Luật xây dựng (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật Hải quan (sửa đổi); dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) và Bộ luật hình sự (sửa đổi) có gần 300 đại biểu tham dự; dự thảo Nghị quyết liên tịch về hình thức giám sát, phản biện xã hội; dự thảo Nghị quyết liên tịch về tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng 54 nhân dân; dự thảo Thông tư của Bộ tài chính về quy định lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội... đã có hàng ngàn ý kiến góp ý, phản biện thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan tư vấn vào những vấn đề quan trọng của Đảng, Nhà nước, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016; tham gia góp ý phản biện trực tiếp hoặc góp ý phản biện bằng văn bản đối với các dự thảo Ủy ban nhân dân tỉnh như: dự thảo Quy chế phối hợp thực hiện trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phát triển quỹ đất và quản lý quỹ đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên; dự thảo chỉ thị về tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên; dự thảo kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968) ở Phú Yên; dự thảo kế hoạch đón tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; dự thảo Quyết định ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Định kỳ hàng năm, trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cũng như của các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đều có văn bản kiến nghị lên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm hoặc cả nhiệm kỳ của Quốc hội và Ủy Ban Thường vụ Quốc hội. Các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tập trung đề nghị đưa vào chương trình xây dựng pháp luật các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân về hoạt động giám sát của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc đối với chính 55 quyền cơ sở; những vấn đề của dân chủ, xây dựng và củng cố chính quyền; về bộ máy tổ chức nhà nước... Nhìn chung, hoạt động phản biện trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể là có hiệu quả, được các cấp lãnh đạo ghi nhận và đánh giá cao. Các ý kiến đóng góp của Mặt trận tỉnh, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội xuất phát từ quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích quốc gia, dân tộc với việc đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân, phát huy quyền làm chủ nhân dân. Những ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân đều được các tổ chức thành viên của Mặt trận phản ánh kịp thời tới các cơ quan nhà nước hữu quan; đồng thời đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thể chế, bổ sung trong các dự án luật, pháp lệnh nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội mà nhân dân đang bức xúc và mong muốn Nhà nước quan tâm điều chỉnh. Qua đó đã thực sự góp phần đảm bảo cho pháp luật ngày càng hoàn thiện và có tính khả thi, củng cố và tăng cường hơn nữa niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. 2.2.3. Cơ chế và điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên. Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh để tập hợp lực lượng của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống đế quốc Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Từ đó đến nay, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng đã có những quyết sách phù hợp để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong báo cáo chính trị Đại hội IX chỉ rõ "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dântham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân"; Văn kiện Đại hội lần thứ 56 X đề cập thêm nội dung phản biện xã hội "Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội" [13, tr.124] và Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định " Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội" [14, tr. 246 ] Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc đã được khẳng định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể tại Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ “Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. thực hiện giám sát và phản biện xã hội."; Khoản 1, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: ...Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lần đầu tiên trong Hiến pháp, chức năng giám sát và phản biện xã hội được đề cập một cách có hệ thống và được cụ thể hóa bằng Quy chế. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều lệ Đảng; Quy chế làm việc và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI; ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ngày 17-4-2014, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương đã ban hành Thông tri số 28/TTr-MTTW-BTT để hướng dẫn MTTQVN các cấp triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị và ban hành Kế hoạch số 471/KH-MTTW-BTT để triển khai thực hiện trong năm 57 2014. Theo đó, hằng năm, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai giám sát ở các lĩnh vực, nội dung nào đáp ứng nhu cầu của nhân dân và sự phát triển của địa phương, đồng thời đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội thì ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ chủ trì phối hợp thực hiện; những lĩnh vực, nội dung mang tính chất chuyên sâu sẽ do một tổ chức chính trị - xã hội phù hợp chủ trì phối hợp thực hiện hoặc phát huy vai trò nòng cốt của một tổ chức thành viên trong lĩnh vực đó. Một số văn bản pháp luật khác như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015; Luật thanh tra năm 2010 (Chương về Thanh tra nhân dân); Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012; Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành “Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng”; Luật khiếu nại; Luật tố cáo, Luật trưng cầu dân ý Như vậy Giám sát và phản biện xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã hội đang quan tâm. 2.3 Nhận xét thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên 2.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Kết quả Từ khi thực hiện Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12/12/2013 và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều tiến bộ. Hình thức giám sát đa dạng hơn, nội dung giám sát trên nhiều lĩnh vực, cách thức tổ chức 58 có nhiều sáng tạo, đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực. Từ năm 2014 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng, ký kết 12 chương trình phối hợp về giám sát và tổ chức triển khai thực hiện. Các lĩnh vực, nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian qua xuất phát và tập trung vào việc giải quyết những bức xúc, đòi hỏi của đông đảo nhân dân, trên cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện một cách khoa học, sát với yêu cầu và điều kiện thực tế, bảo đảm tính khả thi. Việc ký kết và thực hiện các chương trình phối hợp giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong 3 năm qua đã huy động được sự tham gia có trách nhiệm của nhiều tổ chức thành viên của Mặt trận vào công tác giám sát. Trong đó, phải kể đến sự tham gia tích cực, chủ động và có hiệu quả cao của Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật, các Hội đồng tư vấn của Mặt trận... Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên cử đại diện tham gia nhiều đoàn giám sát, kiểm tra, thanh tra của Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và môi trường, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Sở Lao động – thương binh và xã hội trên những lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân, đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và những lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, như: tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021; việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc ít người; việc thi hành án dân sự, hình sự; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri và nhân dân; việc quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm; quản lý nhà 59 nước về môi trường, tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Thông qua giám sát, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã đánh giá đúng mức những ưu điểm nổi bật của đối tượng giám sát, có hình thức tuyên truyền, biểu dương kịp thời và phù hợp; đồng thời cũng phát hiện một số tồn tại, hạn chế như: công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh chưa thật sự đi vào chiều sâu, thiếu lực lượng, công tác kiểm tra chưa rộng; Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi ở một số đơn vị vẫn còn bị trùng lặp, làm thẻ chậm, để sót đối tượng; việc in ấn cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo còn sai thông tin cá nhân hoặc trùng thẻ; việc thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức; việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, Một trong những nội dung quan trọng trong việc tham gia ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đó là việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Từ năm 2014 đến nay việc tổ chức đối thoại đã được thực hiện ở cả 3 cấp: Cấp cơ sở, cấp huyện và cấp tỉnh. Các ý kiến tại hội nghị đối thoại các cấp đều được người đứng đầu tiếp thu giải trình, có trên 90% số ý kiến được giải quyết tại hội nghị. Năm 2015, việc tổ chức đối thoại được triển khai chủ động, bài bản hơn, đã có 100% số xã, phường, thị trấn và huyện, thành, thị tổ chức đối thoại. Thông qua đối thoại trực tiếp đã tạo môi trường dân chủ, cởi mở, đối thoại nhiều bên, nhiều cấp cùng tham gia ở các cuộc đối thoại cấp huyện, tỉnh. Người dân được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, phản ảnh, kiến nghị với thái độ tích cực, góp ý với tinh thần thẳng thắn, có trách nhiệm. Giải quyết kịp thời các ý kiến của nhân dân thông qua đối thoại trực tiếp đã tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, người dân hiểu và chấp hành pháp luật tốt hơn, giúp họ yên tâm sản xuất, tích cực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 60 Về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri cho thấy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, với trách nhiệm của mình, ngay sau khi nhận được kiến nghị của cử tri đã kịp thời chỉ đạo, khẩn trương tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết, trả lời cơ bản đầy đủ, rõ ràng về những vấn đề cử tri kiến nghị. Trực tiếp ký văn bản trả lời, bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật; chất lượng văn bản giải quyết, trả lời được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cử tri và Nhân dân. Công tác đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát được tăng cường; đã đề ra các giải pháp giải quyết những vấn đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn mà cử tri kiến nghị. Trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Sở, ngành và địa phương. Tại một số điểm tiếp xúc cử tri, các tổ đại biểu đã đề nghị mời lãnh đạo các sở, ngành đến dự để tiếp thu, giải trình và trả lời giải quyết trực tiếp các nội dung mà cử tri kiến nghị nhiều lần. Việc phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tiếp tục được duy trì và phát huy mang lại hiệu quả thiết thực. Một số ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn sau khi thành lập đã tìm hiểu nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và từng bước đi vào hoạt động. Qua giám sát cho thấy, các đối tượng có dấu hiệu vi phạm chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: trong đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh áp dụng quy định đối với mọi dự án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_giam_sat_va_phan_bien_xa_hoi_cua_mat_tran.pdf
Tài liệu liên quan