Luận văn Hoạt động giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long: Hiện trạng và định hướng phát triển

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5

MỞ ĐẦU . 6

1. Lý do chọn đề tài . 6

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài . 6

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu . 7

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 8

5. Đóng góp của đề tài . 11

6. Cấu trúc của luận văn . 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI12

1.1. Cơ sở lý luận . 12

1.1.1. Các khái niệm . 12

1.1.2. Vai trò của ngành giao thông vận tải . 12

1.1.3. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải [16] . 15

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải . 16

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá . 20

1.2. Cơ sở thực tiễn . 22

1.2.1. Tổng quan về hoạt động giao thông vận tải ở Việt Nam . 22

1.2.2. Tổng quan về hoạt động giao thông vận tải ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 30

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT

TRIỂN, PHÂN BỐ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH VĨNH LONG . 38

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long . 38

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 38

2.1.2. Nhóm nhân tố tự nhiên . 39

2.1.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội . 44

2.2. Thực trạng phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long . 50

2.2.1. Vị trí của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long . 50

2.2.2. Quá trình phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long . 51

2.2.3. Mạng lưới giao thông vận tải . 52

2.2.4. Hoạt động vận tải . 79

2.2.5. Đầu mối giao thông chính . 89

pdf158 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long: Hiện trạng và định hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t định của Bộ Giao thông vận tải vào ngày 25/6/1999. 62 QL.57 qua địa phận tỉnh Vĩnh Long có chiều dài 7,5 km, bắt đầu tại ngã tư Đồng Quê, giao với QL.53 - QL.57 - đường Phạm Thái Bường, phường 4, TP. Vĩnh Long và kết thúc ở cầu Đập Ông Chói, huyện Long Hồ. Đây là con đường ngắn nhất nối TP. Bến Tre và TP. Vĩnh Long. Chất lượng đường tuyến này khá tốt, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng với 2 làn xe. Tuy nhiên, ở một số đoạn mặt đường bị hư hỏng gây khó khăn cho việc vận chuyển trên tuyến đường này:  Đoạn qua TP. Vĩnh Long từ Km 0 + 000 (ngã tư Đồng Quê) đến Km 0 + 571 (cầu Chợ Cua) mặt đường bị lún, nứt (diện tích khoảng 200 m2), rất nguy hiểm.  Đoạn từ cầu Chợ Cua đến Km 1 + 439 (cầu Bùng Binh) có vị trí lún, trồi mặt đường (khoảng 12 m2). Công trình trên tuyến: trên tuyến này chỉ có phà Đình Khao (huyện Long Hồ) qua sông Cổ Chiên, phà này cho phép ô tô qua lại được. + Quốc lộ 80: là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh phía tây của vùng ĐBSCL với phần còn lại của đồng bằng. QL.80 có chiều dài 215 km, chạy qua địa phận các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang. Điểm đầu của tuyến quốc lộ này là cầu Mỹ Thuận, TP. Vĩnh Long; điểm cuối tại cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. QL.80 vừa là trục dọc, vừa là trục ngang trong khu vực ĐBSCL, đây cũng là tuyến giao thông quan trọng kết nối các tỉnh phía tây và kết nối ra quốc lộ 1A tại cầu Mỹ Thuận. 63 64 Quốc lộ 80 qua địa phận tỉnh Vĩnh Long chỉ dài 3,7 km, bắt đầu ở cầu Mỹ Thuận và kết thúc tại cầu Cái Gia Nhỏ, đường đạt tiêu chuẩn cấp III, IV đồng bằng, mặt đường được láng nhựa, có 2 làn xe, chất lượng tốt. QL.80 rất thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp đến các vùng khác của ĐBSCL. Công trình trên tuyến: Mặc dù tuyến quốc lộ này qua địa phận Vĩnh Long không dài nhưng trên tuyến có 4 cầu với chiều dài 188 m, được xây dựng bằng BTCT, có tải trọng 20 tấn trở lên. - Các tuyến tỉnh lộ: Hiện tại, tỉnh Vĩnh Long có 10 tuyến đường tỉnh do Sở GTVT tỉnh quản lí với tổng chiều dài 221,5 km, chiếm 7,2% chiều dài đường bộ của tỉnh, chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp III, IV đồng bằng. Các tuyến đường tỉnh được phân bố rộng khắp các huyện, kết nối với hệ thống quốc lộ tạo nên một hệ thống giao thông liên hoàn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh. (xem phụ lục 6) Bảng 2.7. So sánh chiều dài, mật độ đường tỉnh của Vĩnh Long với vùng ĐBSCL và cả nước TT Nội dung Đơn vị Vĩnh Long ĐBSCL Cả nước 1 Diện tích Km2 1.504,9 40.548,2 330.957,6 2 Dân số 1.000 người 1.028,55 17.330,9 87.840,0 3 Chiều dài đường Km 221,5 3.450,32 27.700 4 Mật độ đường Km/km 2 0,15 0,09 0,08 Km/1.000 người 0,22 0,20 0,32 Nguồn: Xử lí từ số liệu Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê Vĩnh Long, Sở GTVT Vĩnh Long năm 2012 Mật độ đường tỉnh theo diện tích của Vĩnh Long cao hơn so với khu vực ĐBSCL và cả nước, còn mật độ đường tỉnh theo dân số thì cao hơn mật độ trung bình của ĐBSCL nhưng thấp hơn so với cả nước. Bảng 2.8. Tổng hợp chất lượng mạng lưới tỉnh lộ tỉnh Vĩnh Long năm 2011 Loại đường Loại mặt đường (%) Chất lượng đường (%) Nhựa Đá Bê tông, đan, đất Tốt Trung bình Xấu Đường tỉnh 97,5 2,5 0 68,1 17,5 14,4 65 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long Kết cấu mặt đường: - Láng nhựa chiếm: 97,5% với 216 km. - Đường đá chiếm: 2,5% với 5,5 km. * Cụ thể các tuyến đường tỉnh: + Đường tỉnh 901 (ĐT.901): Đây là tuyến tỉnh lộ nối hai huyện Trà Ôn và Vũng Liêm, dài 50 km, điểm đầu tại UBND xã Tích Thiện (Trà Ôn) và điểm cuối giao với ĐT.902 tại Km 25 + 150. Tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, mặt đường được láng nhựa toàn bộ, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,2 m, chịu tải từ 10 - 15 tấn, chất lượng đường tốt. Công trình trên tuyến: trên toàn tuyến tỉnh lộ 901 có 16 cầu với tổng chiều dài 723 m, được kết cấu bằng BTCT, chịu tải 13 tấn. + Đường tỉnh 902 (ĐT.902): là tuyến đường nối TP. Vĩnh Long với các huyện Long Hồ, Mang Thít và Vũng Liêm. Đường có chiều dài 33 km, bắt đầu tại cầu Thiềng Đức (TP. Vĩnh Long) và kết thúc tại Trường tiểu học Trung Thành Tây (huyện Vũng Liêm). Tuyến đường này đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt đường được láng nhựa 100%, nền đường rộng 6,5 - 12 m, mặt đường rộng từ 5,2 - 7,5 m, chịu tải từ 10 - 15 tấn. Riêng đoạn từ cầu Cái Sơn đến cầu Cái Lóc dài 21 km với quy mô đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 9 m và tải trọng 12 tấn. ĐT.902 là tuyến giao thông liên hoàn nối TP. Vĩnh Long với các trung tâm xã, thị trấn và huyện Vũng Liêm với QL.53, QL.57 và các đường tỉnh khác tạo điều kiện thuận cho vận chuyển hàng hóa trong tuyến công nghiệp Cổ Chiên, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Công trình trên tuyến: Toàn tuyến có 20 cầu với tổng chiều dài 1.140 m, kết cấu bằng BTCT, chịu tải 30 tấn. + Đường tỉnh 903 (ĐT.903): thuộc địa bàn huyện Long Hồ và Mang Thít, điểm đầu giao với QL.53 tại Km 11 + 289, điểm cuối giao với ĐT.902 tại Km 19 + 670. Toàn tuyến dài 12 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,2 m được láng nhựa toàn bộ, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng. Công trình trên tuyến: trên tuyến có 3 cầu với tổng chiều dài 163 m, kết cấu BTCT, chịu tải từ 15 - 30 tấn (có 2 cầu chịu tải 15 tấn và 1 cầu chịu tải 30 tấn). 66 + Đường tỉnh 904 (ĐT.904): có điểm đầu giao với QL.53 tại Km 13 + 568 và điểm cuối giao với QL.54 tại Km 65 + 450, đi qua hai huyện Long Hồ và Tam Bình. ĐT.904 dài 26,9 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, mặt đường láng nhựa, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,2 m. Công trình trên tuyến: có tổng số 10 cầu trên tuyến ĐT.904 với tổng chiều dài 694 m, chịu tải từ 15 - 30 tấn, kết cấu BTCT. + Đường tỉnh 905 (ĐT.905): thuộc địa phận huyện Tam Bình, bắt đầu tại Km 2054 + 911 (giao QL.1A), điểm cuối giao với ĐT.904 tại Km 13 + 200, chiều dài 15 km được láng nhựa toàn bộ, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,2 m, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Công trình trên tuyến: có 7 cầu với tổng chiều dài 255 m, cầu có kết cấu BTCT, chịu tải từ 15 - 18 tấn. + Đường tỉnh 906 (ĐT.906): bắt đầu giao với QL.53 tại Km 26 + 584 và kết thúc tại Km 83 + 700 (giao với QL.54). Đây là tuyến đường nối hai huyện Vũng Liêm và Trà Ôn dài 17 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt đường láng nhựa, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,2 m. Công trình trên tuyến: toàn tuyến có 9 cầu với tổng chiều dài 258 m, toàn bộ được kết cấu bằng BTCT, có tải trọng 30 tấn. + Đường tỉnh 907 (ĐT.907): Tuyến đường này đang trong quá trình thi công với tổng chiều dài của dự án là 91 km, đi qua các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm và Mang Thít, điểm đầu giáp quốc lộ 54 thuộc xã Thiện Mỹ (huyện Trà Ôn), điểm cuối giáp đường tỉnh 902 thuộc xã Mỹ An (huyện Mang Thít). Tính đến tháng 12/2011, ĐT.907 đã hoàn thành 12 km, bắt đầu tại Km 70 + 968 giao với QL.54, kết thúc tại Km 2 + 500 giao với ĐT.909. Toàn bộ tuyến đã hoàn thành đều được thảm nhựa, nền đường rộng 7,0 m, mặt đường rộng 5,5 m, đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng. Công trình trên tuyến: Trên đoạn tuyến được xây dựng xong có 4 cầu với tổng chiều dài 219 km, các cầu đều có kết cấu BTCT, chịu tải 30 tấn. + Đường tỉnh 908 (ĐT.908): có chiều dài 29 km, đi qua các huyện Long Hồ, Tam Bình và Bình Tân. ĐT.908 bắt đầu tại Km 2049 + 200 (QL.1A) và kết thúc tại Km 33 + 295 (QL.54). Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, tải trọng 10 tấn, nền đường rộng 7,0 m, mặt đường rộng 5,2 m, được láng nhựa hoàn toàn. Đây là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh, nối QL.1A thuộc huyện Long Hồ với vùng chuyên canh khoai 67 lang huyện Bình Tân, tiếp giáp với QL.54 đi Đồng Tháp nên mật độ xe cơ giới lưu thông trên tuyến đường này khá đông. Vì vậy, tuyến tỉnh lộ này đang trong tình trạng xuống cấp, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và vận chuyển hàng hóa. Công trình trên tuyến: Toàn tuyến ĐT.908 có 23 cầu với tổng chiều dài 891 m, được xây dựng bằng BTCT, chịu tải 10 tấn. + Đường tỉnh 909 (ĐT.909): Tuyến đường này nối các huyện Mang Thít, Long Hồ, Tam Bình với tổng chiều dài 17 km. ĐT. 909 bắt đầu tại cầu xã Hòa Tịnh (huyện Mang Thít) và kết thúc tại cuối đường Gò Găng (huyện Tam Bình), đường đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,2 m, tải trọng 13 tấn. Mặt đường được láng nhựa 85,3%, còn lại là đường đá. Công trình trên tuyến: có 11 cầu với tổng chiều dài 577 m, chịu tải 13 tấn, kết cấu BTCT. + Đường tỉnh 910 (ĐT.910): có chiều dài 9,6 km, điểm đầu tại Km 2063 + 525 (QL.1A), điểm cuối tại Km 14 + 307 (ĐT.908). Tuyến đường này đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng, có nền đường rộng từ 5,0 - 6,5 m, mặt đường láng nhựa rộng 3,0 km. Tuyến đường này đang trong giai đoạn nâng cấp, sửa chữa. Việc cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 910 góp phần hoàn chỉnh hạ tầng và mạng lưới giao thông của tỉnh vì đây là trục giao thông chính nối hai huyện Bình Minh và huyện Bình Tân. Công trình trên tuyến: có 9 cầu với tổng chiều dài 281 m, chịu tải 1,5 tấn, kết cấu BTCT. - Các tuyến đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã): + Hệ thống đường huyện: Tính đến hết tháng 12/2011, tỉnh Vĩnh Long có 404 km đường huyện với kết cấu và chất lượng đường như sau: Kết cấu mặt đường:  Đường nhựa chiếm: 72,0% với 291 km.  Đường bê tông: 6,2% với 25 km.  Đường đá chiếm: 17,8% với 72 km.  Đường đất chiếm: 4,0% với 16 km. Chất lượng đường: Đường đạt loại tốt chiếm 34,4%, loại trung bình là 39,6% và loại xấu chiếm 26%. 68 Các tuyến đường huyện của tỉnh chủ yếu là cấp VI đồng bằng, có kết cấu mặt đường láng nhựa (72,0%) và đường đá cấp phối, chịu tải từ 5 - 10 tấn, tỉ lệ đường bê tông còn thấp và vẫn còn đường đất. Nhìn chung, về chất lượng các tuyến đường huyện của Vĩnh Long còn thấp, tỉ lệ đường xấu còn cao (26,0%). Cụ thể các tuyến đường huyện ở các địa phương như sau:  TP. Vĩnh Long: có 5 tuyến với tổng chiều dài 17,6 km, mặt đường láng nhựa, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng từ 3 - 3,5 m. Trên các tuyến đường huyện của TP. Vĩnh Long có 14 cầu với tổng chiều dài 407 m, được kết cấu bằng BTCT, tải trọng từ 5 - 8 tấn.  Huyện Long Hồ: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 63,07 km, được láng nhựa 61,07 km (96,8%), còn lại 2 km là đường đất, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 3,5 m (chỉ có khoảng 1,8 km đường rộng 5,2 m). Công trình trên các tuyến ĐH: có 33 cầu với tổng chiều dài 1.697 m, kết cấu BTCT, tải trọng từ 2,5 - 13 tấn.  Huyện Mang Thít: có 12 tuyến, tổng chiều dài 55 km, nền đường rộng 6,5 km, mặt đường rộng 2,5 - 5,2 m. Tỉ lệ đường láng nhựa là 63,5%, còn lại là đường đất và đường đá. Công trình trên các tuyến ĐH: có 27 cầu, tổng chiều dài 1.160 m, kết cấu bằng BTCT, chịu tải từ 3,5 - 10 tấn.  Huyện Tam Bình: có 19 tuyến với tổng chiều dài 90,86 km, tỉ lệ mặt đường được láng nhựa còn đạt 60,9%, còn lại chủ yếu là đường đá. Các tuyến đường này có nền rộng 6,5 - 12 m, mặt đường rộng 3,5 - 7 m. Công trình trên các tuyến ĐH: có 34 cầu, tổng chiều dài 1.340 m, kết cấu BTCT, chịu tải từ 1 - 30 tấn.  Huyện Bình Minh: có 8 tuyến với tổng chiều dài 15,92 km, mặt đường được láng nhựa và bê tông, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 3,5 - 5,2 m. Công trình trên các tuyến ĐH: có 6 cầu, tổng chiều dài 367 m, kết cấu BTCT, chịu tải từ 3,5 - 10 tấn.  Huyện Vũng Liêm: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 100,25 km, tỉ lệ mặt đường láng nhựa thấp 69,7%, còn lại là đường đá và đường đất, nền đường rộng 4,5 - 6,5 m, mặt đường rộng 2,0 - 5 m. Công trình trên các tuyến đường huyện có 28 cầu với tổng chiều dài 925 m, kết cấu BTCT, tải trọng từ 3,5 - 10 tấn.  Huyện Trà Ôn: có 10 tuyến với tổng chiều dài 50,3 km, nền đường rộng 6,0 - 11 m, mặt đường rộng 3,0 - 3,5 m được láng nhựa hoàn toàn. Công trình trên các tuyến ĐH: có 25 cầu với tổng chiều dài 814 m, kết cấu BTCT, chịu tải từ 3,5 - 5 tấn. 69  Huyện Bình Tân: gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 11 km được láng nhựa hoàn toàn, nền rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,2 m, chất lượng tốt. Công trình trên các tuyến ĐH: có 8 cầu, tổng chiều dài 271 m, kết cấu BTCT, chịu tải 10 tấn. + Hệ thống đường xã: Hệ thống đường xã của tỉnh Vĩnh Long tính đến hết tháng 12/2011 có chiều dài 2.156 km. Cụ thể như sau: Bảng 2.9. Hệ thống đường xã tỉnh Vĩnh Long phân theo địa phương năm 2011 TT Đơn vị hành chính Chiều dài Hiện trạng mặt đường Km % Nhựa % Bê tông % Đan % Đá % Đất % 1 TP. Vĩnh Long 153,2 7,1 7,0 4,6 5,2 3,4 141 92,0 - - - - 2 Huyện Bình Minh 144,8 6,7 5,1 3,5 3,0 2,1 134 92,5 2,7 1,9 - - 3 Huyện Long Hồ 172,7 8,0 34 19,7 3,1 1,8 97 56,2 36 20,8 2,6 1,5 4 Huyện Mang Thít 401,5 18,6 39 9,7 3,4 0,9 281 70,0 54 13,4 24,1 6,0 5 Huyện Tam Bình 322,4 15,0 15,6 4,8 - - 119 36,9 176,3 54,7 11,5 3,6 6 Huyện Vũng Liêm 370,4 17,2 186 50,2 2,6 0,7 54 14,6 124 33,5 3,8 1,0 7 Huyện Trà Ôn 374,0 17,3 5 1,3 - - 348 93,1 13 3,5 8 2,1 8 Huyện Bình Tân 217,0 10,1 5 2,3 - - 116 53,5 92 42,4 4 1,8 Tổng số 2.156 100 296,7 13,8 17,3 0,8 1.290 59,8 498 23,1 54 2,5 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long Kết cấu mặt đường: - Đường nhựa chiếm: 13,8% với 296,7km. - Đường bê tông chiếm: 0,8% với 17,3 km. - Đường đan chiếm: 59,8% với 1290 km. - Đường đá chiếm: 23,1% với 498 km. - Đường đất chiếm: 2,5% với 54 km. 70 Chất lượng đường: đường có chất lượng tốt đạt 39,7%, loại trung bình đạt 34,3% và 26,0% là đường có chất lượng xấu. Hệ thống ĐX của tỉnh Vĩnh Long hiện nay phổ biến là đường dành cho xe 2 bánh, xe ba gát, xích lô đạp, chịu tải 1 - 2 tấn, ô tô không lưu thông được. Kết cấu mặt đường chủ yếu là đường đan (59,8%), chiều rộng mặt đường hẹp (từ 1,6 - 2 m); riêng các tuyến đường đến trung tâm xã đều được trải nhựa, chiều rộng mặt đường khoảng 3,5 m cho phép xe ô tô lưu thông. Tuy nhiên, tỉ lệ đường đá và đường đất còn khá cao (25,6%), chất lượng đường xấu chiếm đến 26,0%, khó khăn cho việc lưu thông. Mạng lưới phân bố và chất lượng của hệ thống đường xã chưa đồng đều giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh. Những địa phương có tình hình kinh tế - xã hội phát triển hơn, tập trung các khu, cụm, tuyến công nghiệp thì có mật độ đường cao hơn như: TP. Vĩnh Long, huyện Mang Thít, huyện Bình Minh. Còn về chất lượng đường, chỉ có TP. Vĩnh Long là không còn đường đá và đường đất, các huyện còn lại tỉ lệ đường đá và đường đất còn khá cao, đặc biệt huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Mang Thít và Bình Tân thì tỉ lệ này còn cao. Bảng 2.10. So sánh hệ thống đường xã giữa các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2011 TT Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số (1000 người) Chiều dài tuyến đường Mật độ đường Km % Km/km2 Km/1.000 người 1 TP. Vĩnh Long 48,01 138,299 153,2 7,1 3,19 1,11 2 H. Bình Minh 93,63 87,807 144,8 6,7 1,55 1,65 3 H. Long Hồ 193,17 161,270 172,7 8,0 0,89 1,07 4 H. Mang Thít 159,85 99,378 401,5 18,6 2,51 4,04 5 H. Tam Bình 290,60 153,985 322,4 15,0 1,11 2,09 6 H. Vũng Liêm 294,43 159,453 370,4 17,2 1,26 2,32 7 H. Trà Ôn 267,14 134,951 374,0 17,3 1,40 2,77 8 H. Bình Tân 158,07 93,407 217,0 10,1 1,37 2,32 Tổng số 1.504,9 1.028,55 2.156 100,0 1,43 2,10 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long Trong những năm qua, hệ thống đường xã của tỉnh Vĩnh Long có bước thay đổi đáng kể, đặc biệt là từ sau khi thực hiện Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Chính phủ. Các tuyến đường đá và đường đất trước đây dần được thay thế bằng đường đan, đường bê tông và đường nhựa, đảm bảo cho xe có thể lưu thông suốt hai mùa mưa nắng. Mặc dù có sự 71 phân bố không đều giữa các địa phương trong tỉnh nhưng mạng lưới đường xã của tỉnh Vĩnh Long là khá hợp lí, nhưng về chất lượng đường thì vẫn còn hạn chế, hầu hết các tuyến đường này còn hẹp, tỉ lệ đường đá và đường đất khá cao. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần ưu tiên đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống đường xã nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới của Chính phủ. - Các tuyến đường đô thị: Tính đến hết tháng 12/2011, ĐĐT của tỉnh Vĩnh Long có tổng chiều dài 96,54 km, chiếm 3,1% chiều dài đường bộ của tỉnh. Cụ thể: Bảng 2.11. Hệ thống đường đô thị phân theo địa phương tỉnh Vĩnh Long năm 2011 TT Đơn vị hành chính Chiều dài tuyến đường Km % 1 TP. Vĩnh Long 49,45 51,3 2 Thị trấn Cái Vồn 11,99 12,4 3 Thị trấn Long Hồ 1,27 1,3 4 Thị trấn Cái Nhum 4,92 5,1 5 Thị trấn Tam Bình 12,40 12,8 6 Thị trấn Vũng Liêm 12,18 12,6 7 Thị trấn Trà Ôn 4,33 4,5 Tông số 96,54 100,0 Nguồn: Xử lí từ số liệu Sở GTVT Vĩnh Long Mạng lưới ĐĐT phân bố chủ yếu ở TP. Vĩnh Long (51,3%), các huyện còn lại có tỉ lệ ĐĐT không nhiều, đặc biệt ĐĐT ở thị trấn Long Hồ thấp nhất (1,3%) do ở đây có một phần đường trùng với đường quốc lộ và đường tỉnh (4 km). Kết cấu mặt đường: ĐĐT ở Vĩnh Long có mặt đường phổ biến là láng nhựa (chiếm 95,3%), chịu tải từ 15 đến 20 tấn; đường bê tông và đường đá chiếm tỉ lệ thấp (4,7%). Về chất lượng đường: hầu hết các tuyến ĐĐT đạt chất lượng tốt (88,3%), còn lại có chất lượng trung bình. Công trình trên tuyến: Trên các tuyến ĐĐT có tổng cộng 20 cầu với tổng chiều dài 813 m, có kết cấu BTCT, chịu tải từ 13 - 30 tấn. (Xem phụ lục 7) - Các tuyến đường chuyên dùng: 72 Tính đến tháng 12/2011, Vĩnh Long có 65 km ĐCD do các đơn vị, doanh nghiệp tự xây dựng, thường không theo cấp kỹ thuật nhưng đảm bảo nhu cầu lưu thông, hoạt động của đơn vị và doanh nghiệp. Các tuyến ĐCD có kết cấu mặt đường láng nhựa, chất lượng tốt, phục vụ tốt cho nhu cầu vận chuyển của các đơn vị, doanh nghiệp.  Đánh giá chung Trong thời gian qua, nhờ sự đầu tư của Chính phủ, Bộ GTVT bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, Vĩnh Long đã tập trung hoàn thiện hệ thống GTVT đường bộ ở địa phương. Hiện trên địa bàn tỉnh có 154,4 km đường quốc lộ, 221,5 km đường tỉnh, 404 km đường huyện, 95,54 km đường đô thị, 65 km đường chuyên dùng và 2.156 km đường xã. Trong năm 2011, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án mở rộng QL.1A; đầu tư cải tạo, nâng cấp QL.53, QL.54; đưa vào quản lý, bảo trì và khai thác các tuyến QL.57, QL.80; đang thi công và nâng cấp các tuyến đường tỉnh ĐT.907, ĐT.908 và ĐT.910. Ngoài các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ thì các tuyến đường GTNT cũng có nhiều sự thay đổi, 100% các xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến nối từ trung tâm xã đến huyện lị có chất lượng tốt. Mặt khác, mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Long hiện nay được phân bố khá hợp lý giúp cho việc lưu thông thông suốt liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Giao thông đối ngoại đã và đang phục vụ nhu cầu vận tải bộ liên tỉnh và khu vực ĐBSCL rất thuận lợi và hiệu quả. Tóm lại, mạng lưới giao thông đường bộ của Vĩnh Long phát triển đồng bộ ở tất cả 6 loại đường, liên hoàn trong tỉnh và hòa vào mạng lưới đường bộ khu vực và cả nước. Đặc biệt, từ khi được Chính phủ đầu tư mạnh xây dựng cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ là động lực manh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của khu vực ĐBSCL và cả nước, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, tăng cường hiệu quả củng cố quốc phòng an ninh và trật tự xã hội. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư, địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, kênh rạch nên hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Long cũng còn một số hạn chế: - Chất lượng đường còn kém: tỉ lệ đường đá, đường đất trong tỉnh còn khá cao (21%), đường xấu chiếm 26%. Đặc biệt, các tuyến đường xã có khổ hẹp gây khó khăn cho việc lưu thông. - Các công trình giao thông, nhất là giao thông nông thôn chỉ ở quy mô nhỏ (cấp thấp và năng lực chịu tải yếu so với nhu cầu vận tải). Các tuyến đường tỉnh phổ biến là cấp V, VI; đường huyện chủ yếu là cấp VI và các tuyến đường xã đa số chưa được vào cấp. 73 - Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến giao thông liên huyện, giao thông nông thôn phần lớn đều được khai thác sử dụng nhiều năm nên đã xuống cấp, trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân ngày càng tăng. Do chưa khắc phục kịp thời nên nhiều tuyến đang bị xuống cấp, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của địa phương như QL.54 (đoạn qua huyện Trà Ôn), QL.53 (đoạn cầu Ông Me, ngã ba Cái Nhum), ĐT.902, ĐT.908. - Do bị chia cắt bởi sông ngòi, kênh rạch nên nguy cơ ngập lụt thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có nguồn vốn đầu tư cho các công trình giao thông. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình GTVT. - Năng lực chịu tải của cầu và đường trên từng tuyến chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của công trình, thường xuyên bị quá tải, công trình bị xuống cấp (như hệ thống cầu và đường trên tuyến QL.54, QL.57, các tuyến đường GTNT), chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. - Nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lí, khai thác và bảo trì sau xây dựng còn rất hạn chế. Trong những năm gần đây, với chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm, phong trào xã hội hóa GTNT, nhiều công trình giao thông đã hoàn thành và đưa vào sử dụng làm thay đổi bộ mặt GTNT. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho công tác sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng đường bộ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là các tuyến đường huyện, đường xã. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng trên tổng thể, hệ thống giao thông đường bộ ở Vĩnh Long đã và đang từng bước cải thiện đáng kể, tạo được động lực để thúc đẩy sản xuất, thương mại, dịch vụ phát triển sâu rộng. Mạng lưới giao thông bộ đã được thông suốt, liên hoàn và không còn tình trạng độc đạo, tất các các xã đều có đường ô tô đến trung tâm cả hai mùa mưa nắng. 2.2.3.3. Đường thủy Vĩnh Long là một trong những tỉnh ở vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy do có hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu chảy qua, được ví như hai đường biên lớn và ở giữa địa bàn tỉnh có con sông Mang Thít nằm vắt ngang nối liền sông Tiền và sông Hậu tạo nên tuyến đường thủy rất quan trọng từ bờ sông Cổ Chiên chảy qua vùng ngã ba Thầy Hạnh, Ba Kè, Cái Ngang, Ba Càng đến sông Hậu. Đây là đường vận tải thủy huyết mạch cho cả khu vực ĐBSCL. Ngoài ra, trong phần nội địa tỉnh Vĩnh Long còn nhiều con sông nhỏ và mạng lưới kênh, rạch chằng chịt thuận lợi để phát triển mạng lưới giao thông đường thủy. 74 Theo thống kê của Sở GTVT Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có trên 1.300 km đường thủy nội địa. Trong đó, sông do Bộ GTVT (trực tiếp là Đoạn Quản lí đường thủy nội địa số 11 thuộc Chi cục quản lí đường thủy nội địa phía Nam) quản lí với tổng chiều dài 215 km (bao gồm sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Mang Thít). Các tuyến còn lại là do UBND tỉnh quản lí gồm 91 tuyến, trong đó phân cấp cho Sở GTVT quản lí 25 tuyến tổng chiều dài 179,45 km; UBND huyện, thành phố quản lí các tuyến còn lại theo địa bàn với tổng chiều dài 353,68 km. Ngoài ra, còn có các sông, kênh, rạch chưa được khảo sát chi tiết để phân cấp với tổng chiều dài trên 600 km. (xem phụ lục 8)  Hiện trạng luồng tuyến  Các sông do Bộ GTVT quản lí: gồm 4 tuyến sông lớn là sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Mang Thít với tổng chiều dài 215km. Cụ thể như sau: - Sông Tiền: Sông Tiền là một nhánh của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), dài 4.800 km. Đoạn sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ Việt Nam còn gọi là sông Cửu Long, được tính từ biên giới Việt Nam - Campuchia và đổ ra biển Đông, được chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy gần như song song với nhau. Nhánh sông Tiền chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài 230 km, qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, và Trà Vinh. Đến TP. Vĩnh Long, sông Tiền tách ra thành hai nhánh là sông Tiền và sông Cổ Chiên. Nhánh sông Tiền đi qua tỉnh Vĩnh Long dài 33,5 km, bắt đầu từ chỗ giáp ranh với tỉnh Đồng Tháp chảy qua TP. Vĩnh Long, cù lao An Bình (huyện Long Hồ) và kết thúc tại nơi giáp ranh với tỉnh Bến Tre. Đoạn tuyến này có cấp kỹ thuật loại đặc biệt, chiều rộng lòng sông từ 600 - 1.800 m, độ sâu trung bình 12 - 15 m, có nơi sâu đến 27 m, cho phép tàu có tải trọng 10.000 tấn, sà lan 2.400 tấn qua được. Đây là tuyến giao thông thủy quan trọng không chỉ của Vĩnh Long mà còn của khu vực ĐBSCL, có thể nối từ cửa Tiểu, cửa Đại đến Campuchia. - Sông Hậu: Sông Hậu là một trong hai nhánh của sông Cửu Long, có chiều dài 220 km, bắt đầu từ xã An Khánh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang chảy gần như song song với sông Tiền qua các tỉnh, thành: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng và đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa Định An. Đoạn sông Hậu qua địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 75 km, bắt đầu từ huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nơi tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp 75 chảy dọc qua các huyện Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn và kết thúc tại nơi tiếp giáp với tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_1679095368_3931_1871459.pdf
Tài liệu liên quan