Luận văn Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 3

1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 3

1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 3

1.1.2.1. Đối tượng bảo hiểm 6

1.1.2.2. Phạm vi bảo hiểm 9

1.1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 12

1.1.2.4. Phí Bảo hiểm 15

1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm 18

1.2.2.1. Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng 18

1.2.2.2. Xác định các biện pháp khai thác 20

1.2.2.3. Đánh giá rủi ro 21

1.2.2.4. Đề ra các biện pháp hỗ trợ 22

1.2.2.5. Đánh giá rút kinh nghiệm 23

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm 23

1.2.3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 24

1.2.3.2. Phân tích cơ cấu khai thác 24

1.2.3.4. Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác 25

1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động khai thác 26

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (2003-2007) 27

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (PVI THĂNG LONG) 27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 28

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2003-2007 30

2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (2003-2007) 33

2.2.1. Vài nét thị trường bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt trong thời gian qua 33

2.2.2. Khái quát về tình hình Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Thăng Long giai đoạn 2003-2007 35

2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007 37

2.2.3.1. Quy trình khai thác 38

2.2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 48

2.2.3.3. Kết quả và hiệu quả khai thác 50

2.2.3.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại PVI Thăng Long giai đoạn 2003-2007 56

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT LÀM TĂNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG 61

3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG 61

3.1.1. Về phía nhà nước 61

3.1.2. Về phía Hiệp hội bảo hiểm 62

3.1.3. Về phía công ty bảo hiểm 63

3.1.3.1. Đối với Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu Khí Việt nam 63

3.1.3.2. Đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long 64

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA PVI THĂNG LONG 65

3.2.1. Mục tiêu 65

3.2.2. Định hướng chiến lược 66

3.2.3. Giải pháp 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iii

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược khai thác tại đây. Các tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh được coi là các thị trường tiềm năng. Tại đây PVI Thăng Long đã xây dựng được mạng lưới pháp nhân và thành lập các văn phòng khu vực. Hiện nay, PVI Thăng Long đã có 32 đại lý pháp nhân ở khắp các tỉnh trong khu vực thị trường đảm nhận 2.1.2. Cơ cấu tổ chức PVI Thăng Long gồm có một ban giám đốc và 7 phòng ban. Các phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ tương đương với các phòng tương ứng tại Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long Có thể được minh họa bởi hình vẽ sau: Sơ đố 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long CTY BHDK HÙNG VƯƠNG KHỐI PHÒNG KD KHỐI CÁC PHÒNG KV Phòng Hành Chính Kế Toán Phòng Giám Định Bồi Thường Phòng BH Hàng hải Tài sản PhòngBH Kỹ thuật PhòngXe cơ giới Con người & QLĐL Phòng KD KV Đống Đa Phòng KD KV Hà Đông Phòng KD KV Lào Cai Ban Giám Đốc KHỐI PHÒNG QL Ban giám đốc Bao gồm 1 Tổng giám đốc và 2 phó Tổng giám đốc. Điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Khối quản lý: Bao gồm 2 Phòng: Phòng Hành chính - kế toán: Phòng kế toán thực hiện xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm của công ty và chi nhánh. Phân tích hiệu quả kinh doanh của các đơn vị. Phòng Giám định - bồi thường: Phòng thực hiện công việc tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét giải quyết bồi thường. Khối kinh doanh: Bao gồm 3 phòng: Phòng Bảo hiểm kỹ thuật: Phòng Bảo hiểm kỹ thuật có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kinh doanh theo đúng pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm kỹ thuật, công trình, xây dựng lắp đặt, tài sản, trách nhiệm. Thực hiện các công việc kinh doanh do Giám đốc phân công. Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình gồm: Tiếp thị, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro. Thực hiện hợp tác với các Công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm có quan hệ kinh doanh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phán với khách hàng, và các đối tác theo quy định của công ty... Phòng bảo hiểm hàng hải: Là một phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với ba loại hình dịch vụ chính: Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Phòng Bảo hiểm Xe cơ giới – Con người & Quản lý đại lý: Ngoài vai trò nhận các hợp đồng như 2 phòng kinh doanh trên còn có nhiệm vụ quản lý đại lý, thực hiện kinh doanh theo phân cấp và phân vùng được Công ty giao. Khối các văn phòng khu vực: Hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của PVI Thăng Long. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hùng Vương (PVI Hùng Vương) Được thành lập theo quyết định số 1121/QĐ-PVI của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần PVI Việt Nam ngày 04/12/2007. PVI Hùng Vương là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần PVI Việt Nam, hạch toán phụ thuộc. Tiền thân là Văn phong khu vực Việt Trì – một trong những văn phòng khu vực của PVI Thăng Long. Vì vậy, PVI Thăng Long có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của PVI Hùng Vương. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2003-2007 Hoạt động sản xuất kinh doanh của PVI Thăng Long trong những năm gần đây đạt kết quả tốt. Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PVI Thăng Long không ngừng tăng lên. Kết quả kinh doanh bảo hiểm của PVI Thăng Long được thể hiện trong bảng 2.1. Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy doanh thu phí bảo hiểm của PVI Thăng Long có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Nguyên nhân của thực trạng này là do tiền thân của PVI Thăng Long là một văn phòng bảo hiểm, và mới chỉ chuyển sang mô hình công ty thành viên vào năm 2002 nên việc kinh doanh còn nhiều khó khăn, bất ổn. Trong giai đoạn này tốc độ tăng bình quân bình quân về doanh thu nghiệp vụ của PVI Thăng Long là 30,86 %. Xuất thân là văn phòng khu vực một với kinh nghiệm ít ỏi và nguồn nhân lực còn hạn chế được đổi thành chi nhánh phía Bắc cuối năm 2002. Cho nên, những năm đầu doanh thu của PVI Thăng Long chưa cao. Năm 2003, doanh thu mới chỉ hơn 13 tỷ đồng. Năm 2004, doanh thu đạt hơn 17 tỷ đồng tăng 32,35 %. Năm 2005, doanh thu đạt hơn 19 tỷ đồng, tăng 11,37% một con số ít ỏi nhưng cũng đáng được ghi nhận cho những năm đầu quy mô còn nhỏ, đội ngũ nhân viên còn mỏng về số lượng cũng như kinh nghiệm còn ít, việc khai thác còn gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2005, chi nhánh phía Bắc đã chuyển thành công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty, với việc mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đại lý cộng tác viên, cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty, doanh thu phí bảo hiểm của PVI Thăng Long đã tăng lên 19.187,37 triệu đồng, tăng 11,37% so với năm 2004. Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của PVI Thăng Long (2003 - 2007) TT Nghiệp vụ bảo hiểm Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 2007 1 BH Hàng hải TRĐ 3.275,49 4.913,24 3.498,06 5.247,09 3.014,20 2 BH Con người TRĐ 962,85 1.059,13 1.270,96 1.906,44 2.105,20 3 BH Xe cơ giới TRĐ 2.351,02 3.021,23 5.227,60 10.032,05 14.012,20 4 BH Cháy và các RRĐB TRĐ 1.987,73 2.986,63 4.005,90 5.609,44 6.523,30 4 BH kỹ thuật TRĐ 3.433,81 4.650,72 5.023,62 6.035,43 11.152,30 6 BH khác TRĐ 1.006,56 598,18 161,23 994,1 85,43 Tổng TRĐ 13.017,46 17.229,13 19.187,37 29.824,55 36.892,63 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % - 32,35 11,37 55,44 23,7 Nguồn:PVI Thăng Long Năm 2006, do hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, những chiến lược mục tiêu được đặt ra phù hợp với khả năng của công ty cũng như đã thích ứng được với nhu cầu thị trường, điều này đã dẫn đến doanh thu phí tăng một cách vượt bậc so với năm 2005, cụ thể đạt 29.824,55 triệu đồng, tăng 55,4%. Năm 2006 mặc dù có những thay đổi trong chính sách của nhà nước, như không bắt buộc chủ xe máy mới khi đăng kí kinh doanh phải mua bảo hiểm, điều này làm doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của Tổng công ty giảm, nhưng do thị trường bảo hiểm xe cơ giới của PVI Thăng Long còn nhỏ, nên quy định này không làm ảnh hưởng nhiều. Cụ thể là năm 2006 doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của công ty đạt 10.032,05 triệu đồng. Năm 2006 là một năm khá thành công đối với PVI Thăng Long, công ty đã có được sự tín nhiệm từ phía khách hàng, đã ký kết được những hợp đồng bảo hiểm với những khách hàng lớn như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam với hợp đồng bảo hiểm tàu; cho PMU Thăng Long, PMU 2, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thủy điện Đồng Nai 3, Dự án Trung tâm Thương mại Dầu khí với hợp đồng bảo hiểm công trình và CAVICO Việt Nam với hợp đồng bảo hiểm máy móc thiết bị. Năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm của PVI Thăng Long tiếp tục tăng trưởng, đạt 36.892,63 triệu đồng, tăng 23,7% so với năm 2006. Hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm đều có sự tăng trưởng về doanh thu, tăng mạnh nhất là nghiệp vụ bảo hiểm máy móc thiết bị. Trong năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng khá mạnh về sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật, chiếm hơn 40% doanh thu, đây là sản phẩm tái tục hàng năm, phí bảo hiểm thường tái tục vào cuối năm, vì vậy đơn vị khó chủ động về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh doanh hàng tháng và kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo. Trong khi đó nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản, Hàng hải lại có tỷ trọng thấp về doanh thu, có xu hướng giảm so với các năm trước, nguyên nhân là do có sự thay đổi về nhân sự cũng như cơ cấu phòng, tuy nhiên nguyên nhân chính là do mức tái tục của khách hàng thấp, điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ sau bán hàng của công ty còn chưa tốt, công ty cần phải có chính sách điều chỉnh lại cho phù hợp vào năm 2008. 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (2003-2007) 2.2.1. Vài nét thị trường bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt trong thời gian qua Những năm gần đây, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tăng trưởng không ngừng. Năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 6.445 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2005. 12 doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn nắm giữ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần 94,9%, nhưng thực chất, thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn như Bảo Việt: 34,9%, Bảo Minh 21,3%, PVI 18,1% và Pjico 10,5%. 9 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chia nhau thị phần 5,l% còn lại. Nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB đạt doanh thu 637 tỉ đồng, tăng 10,6% so với 2005 trong đó bảo hiểm cháy nổ đạt 517 tỉ đồng tăng 22,5%. Nhà nước đã ban hành Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong đó có 16 đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc cháy nổ và 16 loại trừ bảo hiểm, đóng góp kinh phí PCCC là 5%. Bộ Tài chính ban hành quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, phối hợp với Bộ Công An ra thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 130 nói trên. Năm 2007, thị trường bảo hiểm Việt Nam trải qua năm đầu tiên kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO với những thành tựu đáng khích lệ. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng, tăng trưởng 30%. Trong 9 tháng đầu năm 2007, nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB đạt doanh thu 661 tỉ đồng (tăng 43%) trong đó Bảo hiểm cháy nổ đạt 78,7 tỉ đồng. Top 5 doanh thu là Bảo Minh 182 tỷ đồng, Bảo Việt Việt Nam là 163 tỷ đồng, PVI là 70 tỷ đồng, GIC 48 tỉ đồng và VIC 47 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường toàn thị trường là 43%. Top 5 Công ty có tỷ lệ bồi thường cao nhất là Bảo Minh 77,3%, PVI 52,7%, UIC 48,2%, Bảo Long 42,18%, PJICO 48,1%, Bảo Việt 26.7%. Quyết định 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 ban hành Quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 28/07/2007 đã làm tăng trưởng thị trường vào 6 tháng cuối năm 2007 và nhất là từ năm 2008 trở đi khi các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ được công khai minh bạch, được cấp Giấy Chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử dụng Ngân sách Nhà nước đã được cấp kinh phí mua bảo hiểm.  Nhìn chung thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB hai năm trở lại đây đang trên đà phát triển, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Trong nghiệp vụ này PVI thị phần đứng thứ 3 sau hai đối thủ lớn là Bảo Việt và Bảo Minh. Đây là hai đối thủ rất mạnh đã nhiều năm liền dẫn đầu thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB. Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến PJICO một công ty triển khai nghiệp vụ này khá lâu năm trên thị trường. GIC và VIC là hai tên tuổi mới nổi trên thị trường bảo hiểm nhưng trong 9 tháng đầu năm 2007 đã vươn lên đứng thứ 4 và thứ 5 sau PVI. Các công ty kể trên, có công ty đã là tên tuổi lớn được biết đến từ lâu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, cũng có những công ty mới phát triển vào những năm gần đây, tuy họ vẫn đứng sau PVI về thị phần bảo hiểm Cháy và các RRĐB, nhưng tất cả đều là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của PVI. 2.2.2. Khái quát về tình hình Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Thăng Long giai đoạn 2003-2007 Khai thác là một khâu trong quy trình triển khai nghiệp vụ, mà kết quả của nó góp phần rất lớn vào kết quả của toàn nghiệp vụ. Làm tốt công tác khai thác, sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty mình, góp phần làm tăng doanh thu phí bảo hiểm của toàn nghiệp vụ. Mặt khác kết quả kinh doanh chung của toàn nghiệp vụ cũng phản ánh chất lượng của khâu khai thác. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu thực trạng khai thác bảo hiểm Cháy và các RR ĐB tại công ty bảo hiểm Dầu khí Thăng Long, việc tìm hiểu kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này là rất cần thiết. Bảng 2.2: Tình hình thực hiện bảo hiểm Cháy và các RR ĐB tại PVI Thăng Long (2003-2007) Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu phí TRĐ 1.987,73 2.986,63 4.005,9 5.609,44 6.523,3 Chi bồi thường TRĐ 834,84 1164,78 1602,36 2804,72 3109,78 Tổng chi nghiệp vụ TRĐ 1192,63 1663,98 2289,08 4006,74 4442,54 Hk =(1)/(3) Đ/Đ 1,67 1,79 1,75 1,40 1,47 Nguồn: PVI Thăng Long Trong giai đoạn này doanh thu phí bảo hiểm Cháy và các RRĐB liên tục tăng lên. Năm 2003 doanh thu phí của nghiệp vụ là 1.987,73 triệu đồng, năm 2004 là 2.986,63 triệu đồng thì đến năm 2007 con số này lên tới 6.523,3 triệu đồng gấp hơn 3 lần doanh thu phí nghiệp vụ năm 2003. Điều này cũng dễ hiểu, do năm 2003 là năm đầu của thời kì chuyển đổi, nguồn lực của công ty còn ít, kinh nghiệm triển khai chưa nhiều, hơn thế nữa ý thức của người dân về sự cần thiết của sản phẩm còn thấp, dẫn đến số hợp đồng mà công ty khai thác được cũng thấp. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam ngày một nâng cao, giá trị tài sản mà họ sở hữu cũng tăng lên, trong khi đó các nguy cơ dẫn đến rủi ro cháy nổ ngày một gia tăng, chính vì vậy mà người dân ý thức được sự cần thiết của sản phẩm bảo hiểm Cháy và các RR ĐB nên nhu cầu tham gia nhiều hơn. Hơn nữa, theo thời gian thì giá trị được bảo hiểm có xu hướng ngày càng lớn hơn, chính vì vậy phí bảo hiểm trên một hợp đồng ngày càng lớn, dẫn đến tổng doanh thu phí không ngừng tăng lên. Mặt khác, trong những năm gần đây công ty đã chú trọng hơn đến khâu khai thác và đầu tư nhiều hơn vào khâu khai thác nên đã thu hút thêm được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty. Xã hội ngày càng phát triển, thay vì việc sử dụng các chất đốt thô sơ như trước kia, con người chuyển sang sử dụng các nguồn khác để đun nấu, sinh hoạt sản xuất. Ví dụ như thay vì dùng củi, than... thì ga và điện lại được sử dụng nhiều hơn. Chính vì vậy mà nguy cơ cháy nổ là rất cao, và khi đám cháy xảy ra thiệt hại là rất lớn. Qua bảng 2.2 ta cũng nhận thấy rằng, chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RR ĐB cũng có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2003, chi bồi thường nghiệp vụ của công ty là 834,84 triệu đồng, năm 2004 là 1.164,785 triệu đồng, đến năm 2007 là 3.109,78 triệu đồng. Thiệt hại do cháy là rất lớn, chỉ sau một vụ cháy nhiều người dân sẽ không còn nhà ở, nhiều doanh nghiệp bị phá sản ...vì vậy để giảm nguy cơ cháy nổ, công ty phải tích cực cùng khách hàng tuyên truyền các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất các vụ cháy. Hiệu quả kinh tế phản ánh một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu, hiệu quả kinh tế mà càng tăng thì chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển, làm ăn có lãi. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy hiệu quả kinh tế của công ty tăng trong những năm đầu nhưng lại giảm ở những năm gần đây. Với một đồng chi phí bỏ ra vào năm 2003 thì công ty thu được 1,67 đồng doanh thu, năm 2004 đã tăng lên là 1,79 đồng, năm 2005 là 1,75 đồng, sang năm 2006, 2007 giảm xuống chỉ còn 1,40 và 1,47 đồng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do, các vụ cháy nổ có xu hướng ngày càng xảy ra nhiều và thiệt hại ngày càng lớn nên chi phí chi cho bồi thường của công ty cũng ngày một lớn. Mặt khác, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, trong khi đó PVI Thăng Long còn quá non trẻ nên để thu hút được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty mình thì công ty cần đầu tư nhiều hơn vào tất cả các khâu đặc biệt là khâu khai thác, điều này đã đẩy tổng chi nghiệp vụ của công ty tăng lên, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây đã giảm xuống. 2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007 Qua vài nét phân tích về việc thực hiện Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại PVI Thăng Long ở trên, ta thấy rằng kinh doanh loại hình bảo hiểm này có nhiều tiềm năng và đạt hiệu quả tương đối ổn định qua các năm. Sau đây, tôi sẽ đi sâu vào việc phân tích thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này. 2.2.3.1. Quy trình khai thác Theo quy định của Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), các Công ty thành viên đều phải thực hiện các bước khai thác nghiệp vụ bảo hiểm theo quy trình mà Tổng công ty đã nghiên cứu và lập ra. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB, quy trình khai thác được phân chia thành các cấp. Theo Quyết định số 464/07/QĐ-PVI về việc Ban hành Quy định về phân cấp khai thác năm 2007 cụ thể: Đối với các rủi ro loại 1, MTN tối đa 11.000.000 USD/Đơn bảo hiểm (16.500.000 USD nếu có gián đoạn kinh doanh). Đối với các rủi ro loại 2, MTN tối đa là 9.000.000 USD/Đơn bảo hiểm (13.500.000 USD nếu có gián đoạn kinh doanh). Đối với các rủi ro loại 3, MTN tối đa 7.200.000 USD/Đơn bảo hiểm (10.800.000 USD nếu có gián đoạn kinh doanh) Theo phụ lục 04 đính kèm Quyết định trên, rủi ro loại 1 là những rủi ro có mức độ dưới trung bình và ít có khả năng bị tổn thất lớn. Ví dụ: các tòa nhà chung cư và công sở, các nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất và đóng chai nước ngọt, bưu điện. Rủi ro loại 2 là những rủi ro có khả năng bị tổn thất lớn. Ví dụ: Nhà máy cán thép, luyện kim, nhà máy hóa chất, nhà máy điện, sản xuất hóa chất. Rủi ro loại 3 là những rủi ro có nhiều khả năng phải chịu tổn thất lớn. Ví dụ: Nhà máy sản xuất chất nổ, xưởng chế biến đồ gỗ, nhà máy giấy, nhà máy dệt, buôn bán và lưu trữ các sản phẩm dầu mỏ. Các đơn vị kinh doanh cần thông báo cho Tổng Công ty trước ngày dự kiến ký Hợp đồng hoặc chào phí ít nhất 07 ngày (không kể ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật). Khi nhận được yêu cầu của đơn vị kinh doanh, trong khoảng thời gian đó, Tổng Công ty sẽ xác nhận bằng văn bản hoặc gửi email về việc cấp Đơn bảo hiểm gốc. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tổng Công ty xác nhận cấp đơn hoặc cung cấp tỷ lệ phí bảo hiểm thì đơn vị kinh doanh phải gửi Đơn bảo hiểm gốc cho Tổng Công ty hoặc thông báo bằng văn bản cho Tổng Công ty về tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm đó. a. Quy trình khai thác trong phân cấp Quy trình khai thác Bảo hiểm Cháy và các RR ĐB trong phân cấp nêu rõ công việc khai thác qua các bước theo trình tự như sau: Đối với các nghiệp vụ khai thác nằm trong phân cấp, các Đơn vị kinh doanh được chủ động chào phí, cấp Đơn bảo hiểm/SĐBS theo trình tự như sau: Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng Trong khâu này, những người thực hiện chủ yếu sẽ là các cán bộ khai thác, đại lý và môi giới. Tiếp thị là một công việc không phải đơn giản, khách hàng có thể tin tưởng chọn chúng ta là người bảo hiểm cho họ hay không phụ thuộc chủ yếu vào tài “thuyết phục khách hàng” của những người tiếp xúc trực tiếp với họ. Không thụ động chờ khách hàng đến mua bảo hiểm mà cần chủ động đến gặp khách hàng. Các cán bộ khai thác, đại lý, môi giới cùng họ đi thăm cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ ngơi của họ, nghiên cứu quy trình sản xuất của họ... chỉ ra cho họ thấy những rủi ro có thể gặp và hậu quả của nó. Trên cơ sở Đơn bảo hiểm, văn bản hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, giải thích cho họ biết nếu họ tham gia bảo hiểm thì được những lợi ích gì. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong phân cấp Tiếp thị, nhận thông tin, Yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng Phân tích thông tin, đánh giá rủi ro Chấp nhận Chào phí Từ chối Quản lý Hợp đồng/Đơn bảo hiểm Chào phí/Đàm phán Chuẩn bị Hợp Đồng/Đơn bảo hiểm Ký Hợp đồng/Đơn Bảo hiểm Cần yêu cầu khách hàng nêu rõ các thông tin chi tiết liên quan tới họ và đối tượng được bảo hiểm : Ngành nghề sản xuất, kinh doanh; Thành phần kinh tế; Giá trị tài sản được bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm yêu cầu; Tình hình tổn thất trong các năm trước; Các rủi ro có thể gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm (tần suất xảy ra, ước tính mức độ tổn thất khi xảy ra...); Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất. Khi đã có được đầy đủ các thông tin cần thiêt liên quan, ta cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng. Khuyến cáo khách hàng về việc hợp đồng /Đơn /GCNBH sẽ không có giá trị trong trường hợp khách hàng cung cấp hoặc kê khai sai hoặc không khai báo các chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm. Đánh giá rủi ro Cán bộ khai thác phải nghiên cứu và khảo sát kỹ thực tế, thu thập đầy đủ tình hình và số liệu cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro có ý nghĩa hết sức quan trọng, có đánh giá đúng rủi ro mới tìm được tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng với rủi ro mà mình sẽ nhận bảo hiểm, cụ thể: đối tượng được bảo hiểm, bậc chịu lửa của công trình, loại PCCC, hạng sản xuất (nếu đối tượng bảo hiểm là đơn vị sản xuất), loại cơ sở kinh doanh dịch vụ (nếu đối tượng bảo hiểm là cơ sở kinh doanh dịch vụ), mức độ nguy hiểm của tài sản để trong kho, trong cửa hàng (nếu đối tượng bảo hiểm là kho tàng, cửa hàng). Hướng dẫn khách hàng điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu của PVI, nêu rõ kết luận của cán bộ đánh giá rủi ro. Phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, mục nào không biết phải ghi rõ là: "không biết" hoặc "sẽ thông báo sau". Cán bộ khai thác phải chú ý rằng không được chạy theo doanh thu. Dịch vụ nào dễ có khả năng dẫn đến những tổn thất quá lớn cần phải xem xét kỹ, có thể từ chối cấp đơn hoặc chào phí cao, mức miễn thường cao. Và cần quán triệt những nguyên tắc sau đây: Không chấp nhận bảo hiểm theo lối chọn điểm (ví dụ trong một khu vực nhà máy, chỉ mua bảo hiểm cho những phân xưởng, công đoạn, bộ phận... nhiều rủi ro nhất). Đã bảo hiểm thì phải bảo hiểm toàn bộ tài sản trong một khu vực. Hết sức hạn chế nhận bảo hiểm những đối tượng có hệ thống PCCC yếu kém. Cần xem xét kỹ và nên hạn chế nhận bảo hiểm các rủi ro bão lụt vì bão lụt thường gây tổn thất hàng loạt trên một diện rộng có khi bao gồm nhiều tỉnh. Chỉ nhận bảo hiểm các rủi ro này với điều kiện có bảo hiểm rủi ro cháy và các công trình được bảo hiểm phải là những công trình kiên cố được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Tính toán hiệu quả, xác định phí, điều kiện, chào phí Căn cứ vào các thông tin được cung cấp và kết quả đánh giá rủi ro, Khai thác viên xác định phí để đưa ra một mức chào phí cho đối tượng được bảo hiểm. Mức phí được xác định dựa trên: Hướng dẫn nghiệp vụ, kinh nghiệm của CBKT về rủi ro được bảo hiểm; Tình hình thị trường bảo hiểm trong nước và thế giới; Mức độ cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác; Bản thoả thuận về Cháy và các RRĐB Một bản chào phí thường bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Tên, địa chỉ người được bảo hiểm. - Đối tượng được bảo hiểm, địa điểm được bảo hiểm. - Thời gian bảo hiểm. - Tỷ lệ phí (phí bảo hiểm). - Các khoản giảm trừ (nếu có). - Mức khấu trừ . - Đơn/ Quy tắc bảo hiểm áp dụng. - Các Điều kiện, Điều khoản bổ sung (nếu có). Chuẩn bị Đơn/Hợp đồng/GCNBH Sau khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm của khách hàng, CB khai thác chuẩn bị Hợp đồng/Đơn/GCNBH, Thông báo thu phí.. để gửi cho khách hàng của mình. Một (bộ) đơn bảo hiểm bao gồm: - Mẫu đơn/quy tắc bảo hiểm, phụ lục đơn bảo hiểm/GCNBH ( bao gồm các SĐBS phát sinh nếu có), danh mục tài sản (DMTS) được bảo hiểm. DMTS cần ghi đầy đủ và rõ ràng, ngoài các chi tiết đã in sẵn trong DMTS, cần ghi rõ thêm ở mặt sau DMTS những chi tiết sau: - Thành phần kinh tế (quốc doanh, hợp tác xã, tư nhân, xí nghiệp liên doanh VN nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.). - Năm xây dựng (đối với nhà cửa công trình). Trường hợp khách hàng yêu cầu có hợp đồng thì soạn thảo hợp đồng bảo hiểm. Ký duyệt Hợp đồng/Đơn bảo hiểm Đối với dịch vụ thuộc phân cấp, Lãnh đạo Phòng KD/CN sẽ ký Hợp đồng/Đơn/ SĐBS ( phát sinh nếu có). Quản lý hợp đồng/ đơn bảo hiểm Sau khi Lãnh đạo phòng KD/CN ký duyệt, cán bộ khai thác chuyển cho khách hàng bản gốc bao gồm Hợp đồng/ bộ đơn bảo hiểm/ SĐBS ( nếu có), Thông báo thu phí. Chuyển 01 bản sao gồm Hợp đồng/Phụ lục đơn/ GCNBH/ SĐBS ( nếu có) và Thông báo thu phí gốc cho Phòng KT/KTCN để theo dõi việc thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán hoa hồng bảo hiểm và làm cơ sở xét giải quyết bồi thường nếu có phát sinh; 01 bản copy cho Phòng TBH để thu xếp tái bảo hiểm (nếu có) và quản lý (đối với các hợp đồng/đơn bảo hiểm do CN cấp).Và lưu đơn vị cấp đơn 01 bản gốc. Để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý Hợp đồng/ bộ Đơn bảo hiểm và các tài liệu có liên quan phải được đính kèm nhau và được lưu trong cặp tài liệu theo từng nghiệp vụ, từng năm. Phòng KT/KTCN có trách nhiệm viết hoá đơn thu phí bảo hiểm theo nội dung Hợp đồng bảo hiểm/thông báo thu phí bảo hiểm. Quy định cụ thể về việc lập và sử dụng hoá đơn được nêu rõ trong quy định về việc sử dụng và quản lý hoá đơn thu phí bảo hiểm GTGT ban hành kèm theo quyết định số 126/QĐ-KT của Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí ngày 25/08/2003. Sau khi hoá đơn thu phí phát ra. Đối với các đơn/hợp đồng bảo hiểm do CN quản lý: Bộ phận KT của CN có trách nhiệm chính đôn đốc bộ phận KD của CN thu phí đúng hạn, trên cơ sở báo cáo của CN, Phòng TBH, Phòng KT có trách nhiệm phối hợp đôn đốc. Đối với các đơn/hợp đồng bảo hiểm do Phòng KD quản lý: Phòng KT chịu trách nhiệm chính, phòng TBH phối hợp đôn đốc Phòng KD thu phí đúng hạn. Hết thời hạn thoả thuận mà khách hàng vẫn chưa nộp phí bảo hiểm thì cần giục khách hàng nộp phí (qua fax, điện thoại, điện tín, công văn). Trường hợp hoá đơn thu phí đã phát hành sau 03 tháng mà khách hàng vẫn chưa nộp phí bảo hiểm, Phòng KT/KTCN làm đầu mối phối hợp phòng KD/CN, phòng TBH báo cáo Lãnh đạo Công ty/ Chi nhánh, đề xuất biện pháp giải quyết. Đối với vấn đề thanh toán phí cho bên thứ ba (nếu có): Phòng KD/CN phối hợp với phòng TBH, KT thanh toán cho các nhà nhận tái ( theo điều kiện điều khoản của Đơn) / Hợp đồng Đồng bảo hiểm ( nếu có). Phòng KD/CN phối hợp Phòng KT/KTCN thanh toán hoa hồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007.DOC
Tài liệu liên quan