MỞ ĐẨU
MỤC LỤC
1
CHƯƠNG 1 :MỘT s ố VAN ĐỀ VỀ THẺ NGÂN HÀNG VÀ KINH
NGHIỆM CỦA MỘT số NGÂN HÀNG TRONG KHU vục. 7
1.1 MỘT SỐ VAN ĐỀ VỂ THẺ NGÂN HÀNG.7
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ. 7
1.1.2 Khái niệm và bản chất của kinh doanh Thẻ Ngân hàng.9
1.1.2.1 Khái niệm Thẻ Ngân hàng. 9
1.1.2.2 Bán chất của kinh doanh Thẻ Ngân hàng. 10
1.1.2.3 Đặc điểm của Thẻ Ngân hàng. 10
1.1.2.4 Phân loại thẻ:.7.17
1.1.3 Các chủ thể tham gia trong qua trình Phát hành- Sử dụng và Thanh
toán th ẻ:. 19
1.1.3.1 Chủ thể trong lĩnh vực phát hành:.19
1.1.3.2 Chủ thể trong lĩnh vực sử dụng thẻ.20
1.1.4. Vai trò của hoạt động kinh doanh thỏ trong bối cảnh Hội nhập
Kinh tế quốc tế.22
1.1.4.1 Hoạt động kinh doanh thẻ trong Hội nhập kinh tế Quốc tế.22
1.1.4.2 Hoạt động kinh doanh thẻ như là một xu thế tất yếu của phát
triển nghiệp vụ ngân hàng trong quá trình Hội nhập kinh tế Quốc tế.
.r. .r . . .' . 23
1.1.5 Ưu nhược điểm của hoạt động kinh doanh th ẻ :.24
1.1.5.1 Ưu điểm. 24
1.1.5.2 Nhược điểm :. 25
1.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA MỘT s ố NGÂN HÀNG
TRONG KHƯ V ực VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Đ ối VÓI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.26
1.2.1 Các Tổ chức thẻ Quốc tế (VisaCard Int, MasterCard Int, AMEX Co
Ltd, JCB Int, DinerClub Int). 26
1.2.1.1 Tổ chức MasterCard Quốc tế (MasterCard International). 26
1.2.1.2 Tổ chức thẻ Visa Quốc tế (Visa International Association).27
1.2.1.3 Công ty thẻ AMEX (American Express Co Ltd). 28
1.2.1.4 Tổ chức Thẻ Diners Club Quốc tế (Diners Club International -
D CI).29
1.2.1.5 Công ty JCB Quốc tế (JCB International Ltd). 30
103 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh thể kinh nghiệm của một số ngằn hàng trong khu vực và thực tế tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hoạt động kinh doanh thẻ của các Tổ chức thẻ
Quốc tê và một số ngân hàng khu vực để rút ra một số kinh nghiệm đối với
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng và các ngân hàng Thương mại
nói chung. Chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Sự ra đời và phát triển của thị trường thẻ phải xuất phát từ nhu
cầu đòi hỏi tất yếu khách quan của thực tiễn và khả năng đáp ứng của tiến bộ
kỹ thuật công nghệ Ngân hàng.
Thứ hai: Phải có một môi trường pháp lý điều chỉnh mọi hành vi của các
chủ thể tham gia hoạt động phát hành và sử dụng thẻ, trong đó vai trò định
hướng và hỗ trợ của Chính phủ là vô cùng quan trọng.
Thứ ba: Ngân hàng Nhà nước có vai trò chủ đạo trực tiếp và hỗ trợ các
ngân hàng thương mại trong việc hình thành và phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ.
Thứ tư: Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ sẽ tạo điều
kiện nâng cao nhận thức cho các tầng lớp dân cư trong việc sử dụng thẻ. Do
38
vậy ngay từ đầu, các ngân hàng thương mại cần cùng xác định chiến lược đầu
tư, phân đoạn khách hàng, cơ cấu phát triển thẻ ghi nợ và thẻ ghi có nhằm có
thể cùng nhau khai thác, tránh lãng phí, chồng chéo.
Thứ năm: Việc chuyển giao công nghệ thẻ từ các nước đã phát triển vào
nước chủ nhà sẽ giúp đảm bảo an toàn cũng như tăng tốc độ phát triển hình
thức thanh toán thẻ.
Chủng ta vừa xem xét, nghiên cứu cơ sở lỷ luận chung về quá trình hình
thành ra đời và phát triển của các loại thẻ trên thế giới và ở Việt Nam, nghiên
cứu cụ thể một số ngân hàng tiêu biểu của một số quốc gia trong khu vực với
những thuận lợi và những khó khăn của các ngân hàng đó cùng với sự phát
triển của các Tổ chức thẻ Quốc tế. Trên cơ sở đó có thể khẳng định sự ra đời
và phát triển của hình thức thanh toán thẻ là một tất yếu khách quan trong qúa
trình phát triển của nền kinh tế thế giới mà Việt Nam không phải là ngoại lệ.
39
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG «
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÈ
CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngân hàng Ngoại ihương Việt Nam được thành lập theo quyết định số
115/CP ngày 1/4/1963 trên cở sở tách từ cục quản lý ngoại hối ngân hàng
trung ương (Nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) hoạt động dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước với chức năng là ngân hàng duy nhất
phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay x.uất nhập khẩu của cả nước.
Ngày 21/9/1996 Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số
286/QĐNH5 về việc “thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ
sở QĐ số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
đã ký hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước quy định tại QĐ số 90
TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch Quốc tế là:
“Bank for Foreign trade of Viet Nam” viết tắt là Vietcombank
Có vốn điều lệ hơn 4.355 tỷ VND, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty 90, 91, là ngân hàng thương mại
phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam, là Ngân hàng thương mại đầu
tiên quản lý vốn tập trung, là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của
trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam, là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam hoạt động kinh
doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân
40
hàng, là thành viên của: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng
Châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, tổ chức thẻ Quốc tế Visa, Master
Card. Là ngân hàng đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa,
MasterCard, Amex Card và là đại lý và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại
Việt Nam: Visa, Master, American Express, JCB... Hiện là ngân hàng độc
quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam, là đại lý thanh toán
chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất Việt Nam, là ngân hàng có
tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam, là Ngân
hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn
tự động theo tiêu chuẩn Mỹ và liên tiếp 8 năm liền 1996, 1997, 1998, 1999,
2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là ngân hàng có chất lượng thanh
toán Swift tốt nhất, được chọn lựa làm ngân hàng chính trong việc quản lý và
phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại
Việt Nam, Vietcombank là Ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam
trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,
ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng và cũng là ngân hàng thương
mại duy nhất tại Việt Nam trong các năm 2002, 2001, 2002, 2003 và 2004
được tạp chí “The Banker” một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính
quốc tế của Anh quốc bình chọn.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
Hiện nay trên thế giới dịch vụ thẻ đã trở thành một phần hết sức quan
trọng của dịch vụ Ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán iẻ nói riêng,
các chỉ tiêu về kinh doanh thẻ liên tục tăng ở mức hai con số hàng năm. Trẽn
toàn thế giới một năm doanh số thanh toán thẻ (cả doanh số mua hàng hoá
dịch vụ và rút tiền mặt) lên tới hơn ba ngàn tỷ USD, số thẻ phát hành khoảng 2
tỷ thẻ với hơn 36 tỷ giao dịch đuợc thực hiện bằng thẻ. Với khoảng 25 triệu
41
đơn vị kinh doanh tham gia chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn cầu, dịch vụ
kinh doanh thẻ là một mảng phát triển nhanh và còn nhiều tiềm năng của thị
trường tài chính.
Nắm bắt được xu thế đó các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có
những ý tưởng về hoạt động kinh doanh thẻ. Tuy nhiên Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam triển khai
dịch vụ thẻ.
Cho tới nay Vietcombank vẫn giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh
toán thẻ và cũng ià ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ
ngân hàng thông dụng nhất trên thế giới: Visa, Master, JCB, Amex và Diners
Club Card.
Không chỉ là ngân hàng đại lý thanh toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ
Quốc tế ở Việt Nam, Vietcombank còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc
tế: Vietcombank MasterCard, Vietcombank VisaCard và Vietcombank
AmexCard. Trong đó Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ
AmexCard- một trong những sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất trên
thế giới- tại thị trường Việt Nam.
Ngoài thẻ tín dụng quốc tế, tháng 4/2002, Vietcombank lần đầu tiên ra
mắt thẻ ghi nợ nội địa Connect 24.
Với các sản phẩm thẻ đa dạng, Vietcombank luôn hướng tới phục vụ tối
đa nhu cầu của khách hàng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng đầu tiên của Việt Nam ký
hợp đồng làm ngân hàng đại lý thanh toán thẻ cho ngân hàng BFCE Singapore
vào năm 1990, đánh dấu một bước quan trọng trong việc tiếp cận ứng dụng
một công nghệ mới, một nghiệp vụ mới cho ngân hàng, một phương tiện thanh
toán mới, thanh toán không dùng tiền mặt lần đầu tiên đã có mặt tại Việt
Nam.
Năm 1991 kí hợp đồng làm Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Master Card
42
cho Ngân hàng MBF Malaysia.
Năm 1993 làm đại lý thanh toán thẻ JCB với công ty JCB International
Co, Ltd của Nhật Bán, đồng thời năm này Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
chính thức phát hành thẻ Vietcombank Card (ATM Card- Smart Card công
nghệ thẻ Chip)
Năm 1994 kí hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ AMEX cho American
Express của Mỹ.
Năm 1995 trở thành thành viên chính thức của Master Card International.
Năm 1996 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là thành viên chính thức
của Tổ chức thẻ Visa International và phát hành thẻ tín dụng Vietcombank
VisaCard.
Ngày 15/5/2002 Phát hành thé ghi nợ Connect' 24.
Tháng 8/2003 thẻ connect 24 trở thành sản phẩm ngân hàng duy nhất
nhận giải “Sao vàng đất Việt”.
Ngày 18/3/2003 Phát hành thẻ Vietcombank American Express.
Ngày 5/1/2004 Vietcombank ký “Biên bản hợp tác giữa Vietcombank và
Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL) giai đoạn 2004-2006” và “Hợp đồng
Ngân hàng đại lý dịch vụ thẻ” qua đó BCEL trở thành thành viên phụ của tổ
chức thẻ MasterCard International.
Ngày 8/1/2004 ký với MasterCard và 11 Ngân hàng thương mại cổ phần
hình thành liên minh thẻ.
Ngày 27/8/2004 ký hợp đồng ngân hàng đại lý với ngân hàng cổ phần
Phương đông (OCB) nhờ đó, OCB có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng đại
lý về thanh toán các loại thẻ quốc tế Master, Visa, JCB, Diner Club và Amex,
trở thành thành viên phụ của MasterCard International thực hiện phát hành thẻ
quốc tế MasterCard và đặc biệt tham gia thị trường phát hành và thanh toán
thẻ ghi nợ nội địa thông qua liên minh liên kết gữa Vietcombank và 11 Ngân
hàng thành viên.
43
Ngày 08/11/2004 Vietcombank công bố phát hành thẻ MasterCard Cội
nguồn và thẻ ghi nợ điện tử Vietcombank MasterCard Unembossed
Cùng ngày 8/11/2004 Ngân hàng liên doanh Chohung Vina Bank được
kết nối với hệ thống máy ATM của Vietcombank
Ngày 08/11/2004 ký biên bản ghi nhớ hợp tác với ngân hàng cổ phần
kinh tế đối ngoại Belarus.
Ngày 30/11/2004 kết nối máy ATM của Ngân hàng Ngoại thương Lào
vào hệ thống thanh toán thẻ Vietcombank. Đánh dấu việc Vietcombank chính
thức mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ của mình ra bên ngoài biên giới quốc
Ngày 12/4/2005 Vietcombank cùng với Vietnam Airlines và American
Express chính thức khai trương thẻ tín dụng Bông sen vàng - Vietcombank
Vietnam Airlines American Express đây là sản phẩm đầu tiên giữa một ngân
hàng hàng đầu với một hãng hàng không lớn nhất tại Việt Nam và được chấp
nhận tại mạng lưới thanh loán trên toàn cầu của mạnh lưới American Express
(AMEX)
Ngày 18/10/2005 Vietcombank ký thoả thuận hợp tác chung với Tổng
công ty Viễn thông quân đội (Viettel) và Ngân hàng cổ phần Quân đội, khai
trương dịch vụ thanh toán cước phí viễn thông của Viettel qua hệ thống giao
dịch tự động của VCB- ATM.
Đặc biệt, ngày 14-15/12/2005 Vietcombank phát hành thành công 1.365
tỷ trái phiếu tăng vốn, nâng tổng số vốn tự có của Vietcombank cuối năm
2005 lên mức 9.000 tỷ đổng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá
trình tiền cổ phẩn hoá hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
44
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa một số ngành dịch
vụ trọng điểm trong đó có ngành dịch vụ tài chính Ngân hàng, là một thị
trường đông dân cư, có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng, mảng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là mảng dịch vụ thẻ ngân hàng đang là mục tiêu
nhắm tới của các tổ chức tài chính quốc tế.
Các ngân hàng trong và ngoài nước đều đang tích cực đẩy mạnh các dịch
vụ ngân hàng bán lẻ mà đặc biệt trong đó có dịch vụ thẻ. Các ngân hàng quốc
doanh đều đã triển khai hoặc đã có kế hoạch triển khai hệ thống công nghệ về
thẻ (Switch). Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng một mặt khuếch trương
sản phẩm dịch vụ, một mặt tăng cường đầu tư cho hệ thống công nghệ và
mạng lưới chấp nhận thẻ. Các ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC,
Citibank đều đã có kế hoạch thành lập trung tâm thẻ hoặc công ty thẻ để thâm
nhập vàp thị trường Việt Nam.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua vẫn duy trì
những bước tăng trưởng và phát triển vững chắc.
Bảng 1 : Thị phần hoạt động kinh doanh thẻ quớc tế của
’ NHNT VN
Thị phần 100% 100% 100% 100% 95% 70% 59% 45% 40% 35% 45% 45% 55% 57%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam năm 2006)
45
Giai đoạn 1991-1995 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chiếm 100% thị
phần thẻ tại thị trường Việt Nam, từ 1996 -2001 thị phần thẻ của Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam bị giảm dần, sở dĩ có điểu này là có ngày càng nhiều
các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ. Từ 2002 đến nay thị
phần thẻ của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam dần lấy lại được.
2.2.1 Hoạt động phát hành thẻ
Số lượng thẻ tín dụng quốc tế do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
phát hành duy trì ở mức tăng trưởng cao, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Bảng 2: Số lượng thẻ tín dụng quốc tế do Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam phát hành
Đơn vị: Chiếc
Loại thẻ Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nàm 2007
Visa 6650 8470 5853 7918 5237 44408
Master 1140 1370 2290 4174 2286 18654
Amex 0 1040 452 3174 1044 6589
Tổng 7790 10880 8595 15266 8567 69651
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động the’ của NHNT Việt Nam năm 2006,
và 6 tháng đầu năm 2007)
Trong giai đoạn từ 2002 đến 2006 tổng số lượng thẻ phát hành liên tục
tăng. Năm 2005 phát hành đạt mức tăng trưởng cao nhất: 15266 thẻ tăng
177.6% so với năm 2004 trong đó thẻ Master tăng 135.3%, thẻ Visa tăng
182.2%, thẻ Amex tăng mạnh 700% là đo Ngân hàng ngoại thương phát hành
thẻ Amex Co - Brand với Vietnam Airline (với điều kiện phát hành thẻ dễ hơn
cho chủ thẻ đó là hạn mức của thẻ thấp hơn so với thẻ Amex chuẩn và vàng)
do đó thu hút được rất nhiều người tham gia phát hành thẻ. Năm 2006 số
lượng thẻ phát hành tăng tuy nhiên lại thấp hơn năm 2005 và so với 6 tháng
đầu năm 2007 thì con thấp hơn, sở dĩ 6 tháng đầu năm 2007 có số lượng thẻ
46
tăng là do sản phẩm thẻ VisaDebit ra đời thu hút được khối lượng chủ thẻ phát
hành lớn. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn là hai địa bàn đứng đầu về phát
hành thẻ tiếp sau là Đà nẵng, Đồng Nai.
Thẻ Amex với số lượng thẻ phát hành không nhiều nhưng vẫn tăng qua
các năm (năm 2002 chưa phát hành mà năm 2003 mới phát hành) vì loại thẻ
này ngoài tính năng chung của một thẻ tín dụng Quốc tế Ỉ1Ó còn có điểm riêng
biệt đó là: Hạn mức tín dụng rất cao có thể lên tới 250 triệu đổng, như vậy loại
thẻ này thì đối tượng sử dụng chúng sẽ không rộng như hai loại thẻ trên mà
chủ yếu tập trung vào những người có thu nhập cao như các doanh nhân... vì
vậy số lượng thẻ qua các năm tăng trưởng với những con số như trên là điều
dễ hiểu.
2.2.2 Hoạt động sử dụng thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tất cả các sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đều có
doanh số sử dụng đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước:
Biểu đồ dưới đây phản ánh doanh số sử dụng 03 loại thẻ do Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam phát hành
Đơn vị: Tỷ VND
Doanh số sử dụng thẻ Visa
800
700
600
500
400
300
200
100
0
2002 2003 2004 2005 2006 2007
47
Doanh số sử dụng thẻ Master
2002 2003 2004 2005 2006 2007
□ Amex
Doanh số sử dụng thẻ Amex
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Với ba loại thẻ phát hành tuy với số lượng tãng trưởng thẻ của Visa và
Mastrer Card rất mạnh so với tốc độ tăng trưởng của thẻ Amex nhưng doanh
số sử dụng lại hoàn toàn khác, tính đến hết 2006 doanh số sử dụng thẻ Amex
vẫn cao nhất so với các loại thẻ, ước đạt 88% (186.3 Tỷ VND) so với năm
2005, tỷ lệ này cũng đảm bảo được tương đối liên tục từ những năm đầu phát
48
hành thé. Thỏ Visa Card mặc dù có mức tăng trưởng thấp nhất trong các loại
thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (12.7 %) nhưng chi tiêu của chú
thẻ vần đạt doanh số tuyệt đối cao nhất với 576.2 Tý VND chiếm 57 % tổng
doanh số sử dụng the quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trong giai đoạn trước mắt, thẻ Visa sẽ chiếm ưu thế phát triển tại thị
trường quốc tế cũng như tại Việt Nam bởi tính “bình dân” của nó, cũng như
các chính sách tiếp thị gần gũi, thân mật với đông đảo tầng lớp dân cư. Bên
cạnh đó, thẻ MasterCard cũng sẽ có khả nãng phát triển tiếp theo VisaCard vì
ít nhiều cũng đã có thị trường và dân chúng cũng đã từng quen biết.
2.2.3 Hoạt động phát hành thẻ nội địa Connect 24
Sản phẩm thẻ Connect 24 vẫn tiếp tục duy trì tốc độ và mức tăng trưởng
cao qua các năm, tổng số thẻ Connect 24 liên tục tăng: năm 2002 đạt 30.000
thẻ, sang 2003 tăng trên 500% (160.000 thẻ), năm 2004 đạt 480.000 thẻ tăng
300% so với năm 2003 và năm 2005 ước đạt 1.000.000 thẻ tương đương 208%
so với 2004, trong 2006 đã phát hành được 580.000 thẻ tăng 63% so với 2005.
Như vậy kể từ khi phát hành bất đầu khai trương thẻ Connect 24 năm 2002
đến hết 2006 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát hành được
1.500.000 thẻ. Tương ứng với số lượng thẻ phát hành sẽ là số tài khoản cá
nhân, uồc tính 06 tháng đầu năm 2007 phát hành đạt 317.300 thẻ như vậy số
lượng thẻ Connect 24 của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam lên 1.817.300
thẻ, tỷ lệ thẻ đang hoạt động đạt trên 91%,
Các chi nhánh có số lượng thẻ phát hành đứng đầu trên toàn hệ thống
(theo thứ tự) Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sở giao dịch, Tân Thuận, Bình Dương và
Đồng Nai... Doanh số sử dụng thẻ cũng tăng lên 21.000 tỷ VND tăng 62% so
với cùng kỳ năm 2006, trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm 80%, còn lại là
doanh số chuyền khoán, thanh toán tại ATM và tại POS, như vậy cơ cấu sử
dụng thẻ đã có sự thay đổi theo hướng tích cực: Giảm tỷ lệ rút tiền mặt và tăng
49
tỷ lệ thanh toán, điểu này thể hiện những định hướng cùa Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đã tác động đáng kể tới thói quen tiêu dùng của người dân.
Bảng 4: Tinh hình phát hành thẻ ghi nợ Connect 24
của NHNT VN
' 3!■C
C
-CO)Z
2002 2003 2004 2005 2006
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Ngân hàng Ngoại í hương
Việt Nam 2006)
vể doanh số sử dụng thẻ cũng đạt mức rất cao, năm 2006 tính trung bình
một tháng các chủ thẻ Connect 24 rút 1.970 tỷ VND/tháng (tăng 64% so với
2005), chuyển khoản đạt 335 tỷ VND/tháng (tăng trưởng 67.5 % so với 2005),
chi tiêu hàng hoá dịch vụ ước đạt 1,5 tỷ VND/tháng (tăng 50 % so với 2005).
Hiệu quả của thẻ Connect 24 cũng thể hiện qua việc huy động vốn với giá rẻ
thông qua tài khoản tiền gửi vãng lai của khách hàng.
Bảng 5: Huy động vốn thông qua tài khoản vãng lai của thẻ Connect 24
Đơn vị: Tỷ VND
Năm 2002ị ệ-~WẸÍỆỆ 2003Ị 1 1 .
2004 2005
• í rite;*.-!
2006:n, v-fi?: vị V. 2007
SỔ lượng TK 30.000 130.000 320.000 600.000 900.000 1350.000
Trung bình một TK:
50.000
1.50 6.50 16.0 30.00 45.00 67.50
Sôi dư trung binh một
TK:3.000.000
90 390 960 1800 2700 4050
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt dộng thẻ của NHNT Việt Nam năm 2007)
50
Như vậy nếu số dư tối thiểu quy định như hiện nay là:50.000 VND/Tài
khoản thì số tiền ngân hàng huy động được với giá rẻ (Lãi xuất không kỳ hạn
0.2%/tháng) sẽ là rất lớn, thực tế rất ít tài khoản duy trì ở mức số dư tối thiểu,
qua các năm từ 2002-2006 các số liệu cho thấy sô dư tài khoản vẵng lai của
chủ thẻ Connect 24 luôn luôn từ 3 triệu đồng trở iên, với số dư đó thì khoản
vốn mà ngân hàng thu được với chi phí thấp sẽ là không nhỏ.
2.2.4 Hoạt động thanh toán
Với sự gia tăng các thách thức trong điều kiện cạnh tranh đối với thị
trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân
hàng đều tập trung chú trọng đầu tư vào phát triển dịch vụ thẻ và tung ra thị
truờng nhiều sản phẩm thẻ phong phú và đa dạng, chính sự đa dạng vể thành
phần sở hữu và các sản phẩm thẻ phong phú đã làm cho hoạt động thanh toán
thẻ quốc tế những năm qua trở nên sôi động.
Trong bối cảnh đó việc duy trì thị phần và giữ vững mức tăng trưởng cao
của hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một
thành tựu hết sức quan trọng.
Bảng 6: Tinh hình thanh toán thẻ tín dụng Quốc tế Đơn vị: Triệu USD
Loai thể
■
2002
ầ p s n
2003
..
2004 2005 2006 2007
Visa 61,8 75,1 120,5 166,7 196,8 255,84
M aster 24,2 31,7 56,9 82,4 99 128,7
Amex 19,7 33,6 42,4 58,1 81,8 106,34
JCB 2,8 2,9 2,9 3,8 4,8 6,24
Diner 0,2 0,8 3,2 3,7 3,9 5,07
Tổng 108,7 144,1 225,9 314,7 386,3 502,19
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam năm 2007)
51
60,00%
50,00%
40,00%
30,00%
20,00%
10 ,00%
0,00%
Tốc độ phát triển thanh toán thẻ 2002-2007
1 2 3 4 5
Năm 1 là năm 2002, năm 6 là năm 2007
Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
liên tục tăng hằng năm, từ năm 2002 doanh số chỉ đạt 108,7 Triệu USD, đến
2006 doanh số đã đạt 386,3 triệu USD nếu so sánh với năm so với năm 2005
tăng 22,8 % tương đương 6.200 tỷ VND
Mức tăng trưởng doanh số thanh toán năm 2006 lần lượt thuộc về thẻ
Amex, JCB, sở dĩ có được hiệu quả như vậy là do chính sách Marketing sản
phẩm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong năm 2006, trong năm
2006 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phối hợp với hai tổ chức thẻ quốc
tế American Express và JCB thành lập quỹ dành riêng cho việc phát triển sản
phẩm, thúc đẩy doanh số thanh toán, chi tiêu tại Đơn vị chấp nhận thẻ những
năm trước dẫn đầu về doanh số chi tiêu vẫn thuộc về hai loại thẻ Visa và
Master Card. Nhưng xét về tương quan giữa các loại thẻ thì thẻ Visa năm 2006
vẫn có tỷ lệ doanh số thanh toán cao nhất chiếm 51% tổng doanh số thanh
toán thẻ quốc tế, Master Card 26%, Amex 21%, JCB và Diners Club cùng
chiếm khoảng 1%, dưới đây là bảng tổng kết về doanh số thanh toán thẻ của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2006, tuy nhiên doanh số này tập
trung lớn tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng..
52
Bảng 7: Doanh số thanh toán thẻ quốc tế của
NHNTVN năm 2006
Diners Club
1%
JCB
1%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của VIETCOMBANK năm 2006)
2.2.5 Hoạt động của hệ thống ATM
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh
tranh giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài đang diễn
ra mạnh mẽ. NHNT VN đã triển lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động ATM
trên toàn hệ thống, tính đến hết tháng 6/2007 lên 824 máy.
Bảng 8: Hoạt động của hệ thống máy ATM
Nội dung 2002 2003 2004 2005 2006
Sổ lượng ATM mới 50 160 400 565 705
Tổng số g.địch vấn tin 915,000 3,958,000 10,000,000 11,970,000 13,850,000
Tổng số giao dịch
TM.CK, TT
382,000 2,892,000 7,900,000 16,485,000 18,655,000
Tổng giá trị giao dịch
(tỷ vnd)
427 3,047 7.593 16,882 29,249
Doanh số rút tiền mặt
(tỷ vnd) 411 2,907 7,622 14,920 25,190
Doanh số chuyển khoản
(tỷ vnd)
16 138 588 1,925 4,017
Doanh số thanh toán (tỷ
vnd)
0 2 8 37 42
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NIiNT Việt Nam nâm 2006)
53
Qua số liệu trên cho thấy: trị giá các giao dịch qua ATM đều có mức
tăng trưởng cao qua các năm, sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số sử dụng
dịch vụ tại máy ATM năm 2006 là kết quả trực tiếp của việc tiếp tục mở rộng
mạng lưới ATM, đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thanh toán Billing với các
đối tác cung cấp dịch vụ là bảo hiểm, điện lực, bưu điện, các cồng ty viễn
thông di động....
Việc tăng cường số máy ATM đã phần nào làm giảm tải việc khách hàng
phải xếp hàng chờ phục vụ tại các máy ATM đặt tại các khu công nghiệp, các
khu vực trọng điểm như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như trước đây
Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ATM thì giao dịch chủ yếu vẫn tập
trung vào rút tiền mặt là chủ yếu, song bên cạnh đó việc duy trì doanh số
thanh toán hàng hoá và dịch vụ tăng liên tục từ 2003-2006 tương đương từ 2 tỷ
VND lên 42 tỷ VND đã khẳng định tính hiệu quả của việc phát triển hệ thống
ATM như là một kênh thanh toán hữu hiệu trong dân cư, làm cầu nối giữa
người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ, tiết kiệm được thời gian, chi phí....
2.2.6 Hoạt động của hệ thông các Ngân hàng đại lý .
Nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường thẻ nói chung và thẻ
nội địa nói riêng, các ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang chủ động hợp
tác với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong việc phát triển các dịch vụ
Ngân hàng bán lẻ mà trong đó có dịch vụ thẻ, điều mà bản thân các Ngân
hàng cổ phần rất tâm đắc nhưng do điều kiện cơ sở hạ tầng về công nghệ, vốn
liên quan đến thẻ còn yếu.
Việc làm đại iý thanh toán cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã
giúp các Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển được các dịch vụ của mình
trên nền tảng của công nghệ hiện đại mà không mất nhiều chi phí nhưng vẫn
thu được lợi nhuận cao.
Vì vậy từ năm 2003 đến nay đã có 21 ngân hàng thương mại cổ phần
54
tham gia vào liên minh thẻ với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong đó
có 17 Ngân hàng đã kết nối thành công với hệ thống ATM của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, số còn lại đang trong quá trình hoàn thiện nốt. Số
lượng thẻ Connect 24 do các ngân hàng đại lý phát hành cũng tăng hàng năm,
đến hết 2006 đã phát hành được trên 51.190 thẻ, doanh số thanh toán thẻ quốc
tế do các ngân hàng đại lý thanh toán đến hết 2006 ước đạt trên 22 tỷ USD
(tương đương khoản 350 tỷ VND). Như vậy thẻ và các chủ thẻ của các ngân
hàng này sẽ sử dụng được hệ thống ATM và POS của nhau, tránh được tình
trạng chủ thẻ của ngân hàng này chỉ sử dụng được duy nhất trong hệ thống
của Ngân hàng đó, góp phần tạo một mạng lưới rộng khắp đáp ứng được nhu
cầu đa dạng cho khách hàng.
2.3. PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN KINH
DOANH THẺ
2.3.1. Phát triển sản phẩm dịnh vụ
Cùng với sự phát triển của thế giới và khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực
Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam nói riêng không thể không phát triển và đa dạng các
địch vụ. Nắm bắt được xu thế đó, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã
không ngừng nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm của mì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_kinh_doanh_the_kinh_nghiem_cua_mot_so_nga.pdf