CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.10
1.1. Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực .10
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .10
1.1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực.10
1.1.3. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực.11
1.1.4. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực.12
1.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực .13
1.3. Nội dung chủ yếu của công tác quản trị nguồn nhân lực .14
1.3.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực .14
1.3.2. Công tác bố trí sắp xếp nhân lực, công việc .16
1.3.3. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực.18
1.3.4. Tuyển dụng nguồn nhân lực .19
1.3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .23
1.3.6. Lương bổng và đãi ngộ .28
1.3.7. Đánh giá thực hiện công việc.30
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực .34
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài .34
1.4.2. Các nhân tố bên trong.34
1.5. Nguồn nhân lực trong trường Đại học .35
1.5.1. GDĐH là lĩnh vực nguồn nhân lực có học vấn cao nhất.35
1.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực GDĐH có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực nói chung của quốc gia.37
1.5.3. Các phẩm chất và kỹ năng đặc trưng của nguồn nhân lực GDĐH có chất
lượng .38
1.6. Kết luận chương I.39
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
.41
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .41
116 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Tài
chính - Ngân hàng (trong đó đại học đào tạo 10 ngành nghề). Tuy nhiên trong năm
2012, do đặc thù về cơ cấu ngành đào tạo và yêu cầu của xã hội, nhà trường đã có
công văn trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xin ngừng tuyển sinh 02 ngành hệ cao
đẳng đó là: Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô; ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử với
mục đích giảm thiểu các ngành không có nhu cầu của người học và duy trì, tăng chất
lượng đào tạo đối với các ngành có nhu cầu cao. Điều đó được thể hiện qua quy mô
đào tạo của các ngành trong năm học 2012-2013 của Nhà trường theo bảng sau:
Bảng 2.2. Quy mô HSSV và các ngành đào tạo trong năm học 2012-2013 của Trường
Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Ngành đào tạo
Hệ đào tạo
ĐH
chính quy
ĐH
tại chức
Cao đẳng
chính quy
TCCN
Công nghệ dệt 4 0 0 19
Công nghệ may 347 9 298 0
Công nghệ thực phẩm 535 0 168 0
Công nghệ thông tin 769 0 651 52
Công nghệ KT Điện, Điện tử 773 22 603 101
Công nghệ KT Điện tử - VT 585 0 462 21
Công nghệ KT cơ khí 685 0 472 10
Kế toán 3.784 59 3.182 591
Quản trị kinh doanh 1.984 44 987 84
Tài chính ngân hàng 2.351 0 1.171 51
Tổng cộng 11.807 125 8.016 929
(Nguồn dữ liệu Phòng đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 51
Song song với việc tăng quy mô đào tạo, nhà trường không ngừng củng cố, xây
dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo qua mỗi năm học phục vụ cho công tác giảng
dạy đào tạo kết hợp với công tác tham gia xây dựng chương trình khung các khối
ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì thế, trong khoảng thời gian từ 2007 đến
2012, từ khi được nâng cấp lên đại học, nhà trường đã trải qua quá trình phần đấu
không ngừng cũng với chính sách phát triển hợp lý để có được quy mô học sinh sinh
viên cũng như chất lượng đào tạo như hiện nay, đây cũng chính là một trong những
dấu ấn, bước đi vững chắc nhằm trở thành một trong những trường trọng điểm của Bộ
Công Thương cũng như một trường đại học có tầm cỡ trong nước cũng như trên khu
vực.
2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của Trường Đại học
Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
2.2.1. Phân tích công tác xác định nhu cầu nguồn nhân lực
Nội dung công tác xác định nhu cầu nguồn nhân lực tại Trường Đại học Kinh tế
Kỹ thuật Công nghiệp được thực hiện gồm có 3 bước chính như sau:
+ Bước 1: Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của Bộ giáo dục và đào tạo,
Bộ công thương giao từ đó nhà trường lên kế hoạch xác định nhu cầu nhân lực để phục
vụ cho công tác giảng dạy cần tuyển thêm bao nhiêu người về từng ngành đào tạo của
nhà trường.
+ Bước 2: Phân tích nhu cầu lao động trong trường hiện tại đã có bao nhiêu, nhu
cầu cần tuyển thêm bao nhiêu theo cơ cấu ngành nghề đào tạo; xác định trong định
hướng phát triển đào tạo ngành nghề thì cần tuyển số lượng bao nhiêu cho từng khoa
chuyên môn.
Khi số lượng sinh viên tuyển hàng năm tăng dần, do đó đội ngũ quản lý của các
phòng ban cũng cần tăng lên. Do yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chất
lượng quản lý đào tạo lên phải phân loại sắp xếp lại đội ngũ quản lý hiện có và tuyển
thêm người có trình độ chuyên môn cao hoặc điều chuyển những cán bộ có kinh
nghiệp giảng dạy về làm quản lý tại các phòng ban để có thể tận dụng được chuyên
môn cùng kinh nghiệm quản lý và điều hành công việc được tốt hơn.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 52
+ Bước 3: Khi xác định được số lượng nhu cầu nhân lực cần tuyển, Phòng tổ
chức cán bộ sẽ căn cứ vào các văn bản qui định về việc tuyển dụng quản lý cán bộ
viên chức của Bộ chủ quản để xác định đối tượng cần tuyển bổ sung theo trình độ
chuyên môn để trình Bộ công thương duyệt bổ sung nguồn nhân lực cho nhà trường.
Bảng dưới đây minh họa cho công tác xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho
trường ĐHKTKTCN đang thực hiện hiện nay.
Bảng 2.3: Công tác xác định nhu cầu nguồn nhân lực
TT Đơn vị
Lao động hiện
có tính đến
31/12/2012
Số nằm
trong biên
chế
Dự kiến
tuyển mới
năm 2014
Lao động
thực tế
năm 2013
Tổng số 642 638 35 638
Trong đó:
1 Khoa kế toán 89 89 4 89
2 Khoa quản trị kinh doanh 69 69 0 69
3 Khoa Kinh tế cơ sở 27 27 7 27
4 Khoa Tài chính ngân hàng 46 46 0 46
5 Khoa khoa học cơ bản 33 33 0 33
6 Khoa dệt may và da giầy 30 30 3 30
7 Khoa hóa công nghệ thực
phẩm
16 16 2 16
8 Khoa điện, điện tử 55 55 3 55
9 Khoa cơ khí 31 31 2 31
10 Khoa công nghệ thông tin 33 33 2 33
11 Khoa ngoại ngữ 40 40 0 40
12 Khoa lý luận chính trị 25 25 5 25
13 Khoa giáo dục thể chất -
quốc phòng
26 26 26
14 Phòng tài chính kế toán 11 11 0 11
15 Phòng tổ chức cán bộ 7 7 2 7
16 Phòng công tác HSSV 19 19 0 19
17 Phòng hành chính quản trị 21 17 2 17
18 Phòng nghiên quản lý khoa
học
7 7 0 7
19 Phòng đào tạo 37 37 0 37
20 Phòng thanh tra &BĐCL 4 4 2 4
21 Trung tâm tin học ngoại ngữ 5 5 0 5
22 Trung tâm hợp tác quốc tế 7 7 0 7
23 Trung tâm CNSH&VSATTP 4 4 1 4
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.)
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 53
Ưu điểm: Phương pháp làm này của nhà trường có ưu điểm là đơn giản bởi việc xác
định nhu cầu nguồn nhân lực về cơ bản đã xác định được thông qua kế hoạch tuyển
sinh và tuyển dụng hàng năm của nhà trường cũng như nhu cầu bổ sung nhân sự được
đề xuất từ các bộ phận phòng ban.
Hạn chế còn tồn tại:
- Do hiện nay trong hệ thống giáo dục quốc dân có rất nhiều trường đại học mới
được thành lập tạo nên một cuộc chạy đua về tuyển sinh đào tạo bậc đại học dẫn
đến năng lực tuyển sinh sinh viên còn nhiều hạn chế. Đôi khi xảy ra tình trạng
không tuyển đủ số sinh viên như dự kiến, hoặc số sinh viên dự tuyển và trúng
tuyển vượt quá dự báo của nhà trường dẫn đến công tác xác định nhu cầu nguồn
nhân lực phục vụ công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn và sai sót.
- Do có sự thay đổi trong cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào
tạo với việc tính hệ số giảng viên trên sinh viên cũng làm cho công tác xác định
nhu cầu tuyển dụng của nhà trường gặp nhiều khó khăn.
- Do cơ cấu ngành nghề trong xã hội hiện chưa phù hợp nên sinh viên chủ yếu tập
trung vào các ngành khối kinh tế còn khối ngành kỹ thuật rất ít sinh viên theo học
dẫn đến việc dự báo nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn còn nhiều bất cập.
Vì vậy hàng năm tuyển sinh nhà trường đều có tính đến việc bố trí nhân lực phục
việc giảng dạy đảm bảo đạt hiệu quả cao tuy nhiên khi thực hiện đầu năm học
đều bị động trong việc này vì mỗi năm tuyển sinh ngày càng khó khăn hơn do
người học có chọn lọc trong việc chọn ngành nghề, lựa chọn trường để học.
- Chưa thực sự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu trong đội ngũ cán bộ giáo viên
để có những điều chỉnh nhân sự kịp thời, hợp lý.
2.2.2. Phân tích công tác bố trí sắp xếp công việc
Trước khi đi vào phân tích công tác bố trí sắp xếp công việc cho nhân sự của nhà
trường, tác giả xin được đề cập đến một số đặc điểm quan trọng của trường ĐH
KTKTCN về mặt tổ chức để người đọc thấy được rõ hơn về những điểm mạnh và
điểm yếu cũng như những khó khăn trong công tác sắp xếp nguồn nhân lực sau khi đã
tueyren dụng.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 54
2.2.2.1. Về cơ sở vật chất
Trường có hai cơ sở đào tạo tại Nam Định và Hà Nội, tổng diện tích khoảng
30ha, trong đó:
- Cơ sở Hà Nội có 03ha, trong đó tại địa điểm số 456 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng
có 01ha và hiện nay Nhà trường đã được UBND thành phố Hà Nội duyệt dự án 02 ha
cho công tác xây dựng các trung tâm và văn phòng làm việc các Khoa tại đường Lĩnh
Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Cơ sở Nam Định: Số 353 Trần Hưng Đạo - Thành phố Nam Định và khu đất tại xã
Mỹ Xá - Thành phố Nam Định với diện tích khoảng 27 ha.
2.2.2.2. Về lưu lượng sinh viên đang theo học tại trường hàng năm
Lượng sinh viên theo học hàng năm tại nhà trường biến động lớn cũng là một
hạn chế gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà trường trong công tác bố trí sắp xếp nguồn
nhân lực hợp lý.
Mỗi năm, nhà trường cố gắng điều tiết những chỉ tiêu đầu vào tuyển sinh đồng
thời cân đối với lực lượng nhân sự hiện có để quản lý NNL một cách tốt nhất. Tuy
nhiên, do đặc điểm học sinh và thị hiếu của học sinh đối với các ngành nghề mỗi năm
là khác nhau dẫn đến đối tượng sinh viên đầu vào hàng năm biến động về cả số lượng
lẫn tỷ lệ các ngành trong nhà trường. Đây cũng là vấn đề khó khăn nhất của nhà trường
khi tiến hành sắp xếp nhân sự. Đặc biệt là sắp xếp sao cho phù hợp và hiệu quả nhất
cho cả 2 cơ sở Hà Nội và Nam Định.
Bảng dưới đây thể hiện sự biến động của lượng sinh viên nhập học nhà trường
hàng năm tại 2 cơ sở của nhà trường.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số sinh viên đang theo học tại trường hàng năm
TT Cơ sở đào tạo Năm học
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
2011-
2012
2012-
2103
2013-
2014
1 Hà Nội 16544 18905 12987 14357 12870 14132
2 Nam Định 9117 10980 6464 7448 5484 5413
Tổng cộng 25661 29885 19451 21805 18354 19545
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 55
2.2.2.3. Về bố trí sắp xếp công việc
Bố trí người lao động là việc làm quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà quản lý
nào, tất nhiên đối với công tác bố trí nhân sự của trường ĐHKTKTCN cũng không
phải là trường hợp ngoại lệ. Việc bố trí sắp xếp này quyết định phần lớn đến hiệu quả
làm việc của người lao động và đến mục tiêu giáo dục đào tạo của Nhà trường. Vì
người lao động chỉ hoàn thành tốt công việc phù hợp với khả năng của mình. còn đối
với những công việc vượt quá khả năng của họ, họ sẽ không hoàn thành được và gây
ra tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục làm việc, ngược lại nếu bố trí người lao động
với công việc có yêu cầu thấp hơn khả năng của họ, họ sẽ mất đi cơ hội phát huy khả
năng, sự sáng tạo của mình để đóng góp cho sự phát triển của nhà trường. Việc này
gây ra thiệt thòi lớn cho cả người lao động và cho nhà trường. Do vậy đòi hỏi nhà quản
lý phải nắm bắt và phát hiện được trình độ của người lao động, bố trí sắp xếp họ vào
công việc thích hợp nhất để mang lại lợi ích cho người lao động và hiệu quả trong giải
quyết công việc của nhà trường.
Tình hình bố trí sắp xếp vị trí công tác và công việc cho các vị trí của nhà
trường gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và một số phòng ban được phân tích
dưới đây giúp chỉ ra đặc thù thực trạng công tác sắp xếp bố trí nhân sự của trường
ĐHKTKTCN đồng thời từ đó chỉ ra được những điểm còn hạn chế cần điều chỉnh.
Hiệu Trưởng:
Do Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định bổ nhiệm.
Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chính của Trường Đại học Kinh tế Kỹ
thuật Công nghiệp Trước các cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế chính trị xã hội
trong mọi vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trong việc phân công bổ nhiệm các chức vụ
trưởng các phòng ban khoa chuyên môn trong nhà trường.
Xây dựng và thẩm định các chương trình đào tạo theo qui định của nhà nước về
hoạt động giáo dục đào tạo
Hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách khâu tổ chức, kế
hoạch tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản trong toàn trường.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 56
Các Phó Hiệu trưởng:
Do Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định bổ nhiệm (hiện nhà trường có 03
phó Hiệu trưởng)
- Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, nghiên cứu khoa học: Là người trực tiêp
giúp hiệu trưởng quản lý lĩnh vực đào tạo gồm kế hoạch đào tạo, chương trình,
nội dung, các bậc học trong toàn trường, là chủ tịch hội đồng của các đề tài
nghiên cứu khoa học cấp khoa cấp trường.....
- Phó hiệu trưởng phụ trách công tác cán bộ và sinh viên: Là người trực tiếp
quản lý lĩnh vực tuyển dụng cán bộ viên chức, tham mưu quản lý giúp hiệu
trưởng trong công tác qui hoạch cán bộ, quản lý cán bộ. Ngoài ra phụ trách công
tác giáo dục tư tưởng đào đức sinh viên trong nhà trường.
- Phó hiệu trưởng phụ trách xây dựng và cơ sở vật chất: Là người trực tiếp
giúp hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản các dự án
đàu tư mới. Quản lý và bảo quản cơ sở vật chất tốt để phục vụ nhiệm vụ chính trị
trong quản lý và đào tạo.
Kế toán trưởng:
Do Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định bổ nhiệm có trách nhiệm tham
mưu cho Hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến công tác tài chính và hoạt động thu
chi trong công tác quản lý đào tạo trong trường. Thực hiện công tác tài chính minh
bạch rõ ràng theo đúng chuẩn mực kế toán và các qui định của Nhà nước.
Các Phòng chức năng, khoa chuyên môn:
Có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện các công việc theo chức
năng nhiệm vụ của mình.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 57
Bảng 2.5: Bảng phân công bố trí cán bộ tại các đơn vị chức năng
TT Tên đơn vị Lao
động
trực tiếp
Tổng
số
Lao động gián tiếp
Trưởng
phòng
Phó
phòng
Chuyên
viên
1 Ban Giám hiệu 04 1 03
2 Phòng tài chính kế toán 11 1 1 9
3 Phòng tổ chức cán bộ 7 1 1 5
4 Phòng công tác HSSV 19 1 2 16
5 Phòng hành chính quản trị 21 1 1 19
6 Phòng nghiên quản lý khoa
học
7 1 1 5
7 Phòng đào tạo 37 1 2 34
8 Phòng thanh tra KT&BĐCL 4 1 1 2
9 Trung tâm tin học NN 5 1 0 4
10 Trung tâm hợp tác quốc tế 7 1 0 6
11 Trung tâm về sinh ATTP 4 1 0 3
12 Các khoa chuyên môn 495 523 13 15 0
(Nguồn cung cấp: Phòng tổ chức cán bộ - Trường Đại học kinh tế kỹ thuật công
nghiệp.)
- Phòng Đào tạo: Tham mưu giúp hiệu trưởng Nhà trường trong việc hoạch định
chiến lược phát triển, hoàn thiện cơ chế quản lý đào tạo trong trường. tổ chức
triển khai và giám sát việc thực hiện các hoạt động đào tạo, quản lý trung tâm
thông tin thư viện; quản lý hệ thống mạng-Webstie; thanh tra giáo dục; quản lý
hệ thống giảng đường – thiết bị dạy học.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Tham mưu đề xuất cho hiệu trưởng về công tác tuyển
dụng quản lý cán bộ viên chức, về chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng cho
giáo viên, giảng viên, viên chức, lao động hợp đồng của nhà trường và công tác
bảo vệ chính trị nội bộ.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 58
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trong công tác
quản lý và điều hành sử dụng kinh phí đảm bảo đúng chế độ chính sách, pháp
luật và hiệu quả, Xây dựng dự toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù
hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
nhiệm vụ được giao.
- Phòng Công tác học sinh sinh viên: Tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng nhà
trường thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: Công tác quản lý, giáo dục học
sinh sinh viên và Công tác hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho
HSSV, Công tác tuyển sinh.
- Phòng hành chính quản trị: Tham mưu cho Hiệu trưởng công tác hành chính,
văn thư lưu trữ, khánh tiết quản lý CSVC, đầu tư, mua sắm, quản lý khai thác
sử dụng cơ sở vật chất, công tác an ninh trật tư, công tác y tế Nhà trường.
Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, công văn đến, công văn đi,
quản lý con dấu và đóng dấu văn bản.
Tổ chức hoạt động khánh tiết, lễ, tết và các hoạt động quan hệ với địa
phương.
Sắp xếp xây dựng lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của lãnh đạo Nhà
trường theo sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu. Tổng hợp, xây dựng
các báo cáo của trường.
Kết hợp với các phòng ban khác xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang
thiết bị, phân phối sử dụng, tu bổ sắp xếp sửa chữa bảo quản tài sản, cơ sở
vật chất đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động của Nhà trường.
Quản lý hệ thống điện, nước, kho, hội trường, phòng họp và các hoạt động
dịch vụ đời sống.
Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trật tự an toàn PCCC, chống bão lụt, in
ấn tài liệu, điện thoại.
Tổ chức các dịch vụ y tế, ăn ở, môi trường, vệ sinh cảnh quan Nhà trường,
đảm bảo sức khỏe phục vụ tốt đời sống vật chấ tinh thần cán bộ viên chức
và người học.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 59
Điều động phương tiện đi lại, cung cấp xăng dầu, bố trí lái xe, bảo quản tu
sửa phương tiện đảm bảo an toàn cho con người và phương tiện.
Làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng.
- Phòng quản lý khoa học: Tham mưu giúp hiệu trưởng trong việc hoạch định
chiến lược phát triển, hoàn thiện cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học trong nhà
trường, Tổ chức triển khai và giám sát việc thục hiện các hoạt động nghiên cứu
khoa học trong trường, Quản lý bảo mật các kết quả các đề tài nghiên cứu, tổ
chức triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Phòng đảm bảo chất lượng: Tham mưu, tư vấn và đề xuất với Ban Hiệu
trưởng các giải pháp về công tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng; Tổ
chức thực hiện công tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng theo chức
năng được phân công.
- Trung tâm hợp tác quốc tế: Tham mưu, tư vấn và đề xuất với Ban Giám Hiệu
các giải pháp về công tác hợp tác quốc tế; xây dựng các mối quan hệ hợp tác
với các đối tác nước ngoài, tìm kiếm các nguồn tài trợ, học bổng, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài liệu sách vở nhằm phục vụ công tác đào tạo và NCKH của
Nhà Trường; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên,
hình ảnh và vị thế Nhà trường; Tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các hoạt động
đào tạo, nghiên cứu khoa học với các nước trong khu vực và các nước trên thế
giới nhằm nâng cao nội lực và đem lại nguồn thu cho nhà trường.
- Trung tâm tin học ngoại ngữ: Tham mưu cho Hiệu trưởng về tổ chức đào tạo
ngắn hạn về Ngoại ngữ, Tin học thực hiện các hoạt động đào tạo: tổ chức mở
lớp, quản lý, giảng dạy và cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho HSSV
học trong và ngoài trường.
* Tổ chức các hoạt động thông tin, hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học phổ
biến kiến thức và kinh nghiệm mới về công nghệ thông tin.
* Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật cung cấp, lắp đặt, duy
tu bão dưỡng các thiết bị tin học, biên soạn, dịch thuật tài liệu, in ấn, xuất bản
các ấn phẩm, giáo trình giảng dạy phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
theo quy định của pháp luật và của nhà trường.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 60
- Trung tâm công nghệ sinh học và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đào tạo và tập huấn về lĩnh vực công nghệ thực phẩm, sinh học, vệ sinh
an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất, chế biến và kinh
doanh thực phẩm.
Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ, giáo viên,
cán bộ kỹ thuật, công nhân trong ngành và các đối tượng khác có nhu cầu
về công nghệ thực phẩm, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học
liên quan đến công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, vệ sinh an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Thực hiện các dịch vụ Khoa học - Kỹ thuật, tư vấn chuyển giao công nghệ
thực phẩm, sinh học tiên tiến, kĩ thuật hiện đại và các nội dung nghiên cứu
vào sản xuất chế biến thực phẩm.
- Trung tâm hán ngữ thương mại: Trung tâm hán ngữ thương mại có các nhiệm vụ
sau
Đào tạo các trình độ cơ bản về Hán ngữ thương mại đối với người Việt
Nam và tiếng Việt đối với người nước ngoài có nhu cầu để cung cấp
nguồn nhân lực phục vụ du học có thời hạn ở trong nước và ngoài nước.
Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với
môn hán ngữ và môn tiếng Việt theo chương trình khung do Nhà nước
quy định.
Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo theo quy định của
pháp luật.
Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quy
định của Nhà nước.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ về dịch thuật, in ấn tài liệu, giáo trình
đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 61
Thực hiện hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngữ đối với
các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước.
Quản lý tổ chức, biên chế theo phân cấp của Hiệu trưởng.
Nhận xét: Về công tác sắp xếp nhân lực quản lý tại các đơn vị chức năng của
Nhà trường nhìn tổng thể thì trách nhiệm quản lý nhân lực được giao toàn bộ cho các
đơn vị từ phòng ban đến các khoa chuyên môn trực tiếp quản lý đảm nhận, nhưng thực
tế thì không hoàn toàn vậy. Các trưởng đơn vị thì làm việc tại một cơ sở không tập
trung tại một mối lên giải quyết công việc trực tiếp đôi khi còn phải đợi xin ý kiến để
trả lời. Mặc dù mỗi đơn vị phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng việc qui
định trách nhiệm từng phòng ban còn nhiều bất cập chưa rõ ràng. Để hoàn thành được
nhiệm vụ chính trị của từng bộ phận phòng ban thì yếu tố quan trọng nhất là con người
là quan trọng nhất song song với nó là qui định chức năng nhiệm vụ đối với từng
phòng ban là phải rõ ràng không chồng chéo lên nhau và đảm bảo công việc phải theo
chuyên môn từng phòng. không thể để Phòng đào tạo đi quản lý cơ sở vật chất thiết bị
phòng học.
Ưu điểm:
- Nhà trường đã có những qui định cụ thể về chức năng và nhiệm vụ của các
đơn vị chức năng trong trường như phân tích chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
khoa. Đây là cơ sở để Nhà trường đưa ra được tiêu chuẩn để tuyển dụng cán bộ giảng
viên.
- Nguồn nhân lực của Nhà trường được sắp xếp bố trí theo đúng thông tư hướng
dẫn của Bộ Nội vụ cũng như chỉ tiêu biên chế công chức của Bộ Công thương phê
duyệt đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn cũng như định mức đề ra. Điều này đảm bảo
chất lượng nguồn nhân lực khi được tuyển dụng vào Nhà trường.
2.2.3. Phân tích công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Như trình bày trong chương I thì công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực chính
là việc dự kiến nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ kế cận trong tương lai bao gồm cả ngắn
hạn và dài hạn.
Đây là quá trình thực hiện đồng bộ hóa các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ đứng đầu đơn vị. Quy hoạch cán
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 62
bộ là căn cứ quan trọng để lãnh đạo nhà trường lựa chọn bổ nhiệm cán bộ trong tương
lai. Chuẩn bị cán bộ cho một tổ chức, đơn vị ,mới do nhu cầu mở rộng, phát triển sản
xuất.
Về công tác hoạch định nguồn nhân lực của trường ĐHKTKTCN được xác
định căn cứ bởi các yếu tố về con người và yếu tố về cơ sở vật chất cũng như định
hướng phát triển của Bộ chủ quản.
Hiện nay, công tác hoạch định hóa nguồn nhân lực của nhà trường cũng thực
hiện dựa trên các yếu tố về con người và yếu tố cơ sở vật chất bên cạnh định hướng
chiến lược và tầm nhìn phát triển dài hạn của trường.
Tiếp thu đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển Giáo dục và
Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp cũng đã chủ động xây dựng
chiến lược cho công tác phát triển NNL theo mục tiêu quy hoạch phát triển trong
“Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2011-2015, định hướng năm 2020”.
Trong Chiến lược, nội dung về phát triển tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ đã nêu rõ:
“Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức của nhà trường”.
Trường đã và đang tổ chức và tập hợp lực lượng để cụ thể hoá các nội dung của
Chiến lược nói trên thành từng quy hoạch thành phần như: quy hoạch phát triển cơ sở
vật chất và thiết bị trường học, quy hoạch phát triển quy mô và chuyên ngành đào tạo,
quy hoạch phát triển đội ngũ Nhà trường, trong đó có quy hoạch phát triển đội ngũ cán
bộ. Trong chỉ đạo việc xây tựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt, trường
đã định hướng theo các nội dung sau:
- Phương hướng chung: Phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường đảm bảo
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức
trong sáng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và có khả năng thích ứng cao trước những
nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như trước yêu cầu của công việc đổi
mới của đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phương hướng cụ thể: Đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng và cơ
cấu giảng viên ở các Khoa chuyên môn, chuyên viên tại các phòng ban. Đây chính là
yêu cầu rất cấp thiết đối với nhà trường là do: Hiện nay số lượng cán bộ của nhà
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Như Vĩnh Viện Kinh tế & Quản lý 63
trường chưa có sự cân đối giữa các Kho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273149_2527_1951349.pdf