LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ .ix
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHưƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁI SINH, THỊ TRưỜNG
TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG.6
1.1 Công cụ phái sinh. 6
1.1.1 Sự ra đời của công cụ phái sinh . 6
1.1.2 Khái niệm về công cụ phái sinh và hoạt động phái sinh:. 7
1.1.3 Đặc điểm của công cụ tài chính phái sinh. 9
1.1.4 Vai trò của công cụ phái sinh:. 10
1.1.5 Các loại công cụ phái sinh tài chính :. 12
1.2. Thị trường tài chính phái sinh . 19
1.2.1. Khái niệm. 19
1.2.2. Phân loại thị trường tài chính phái sinh: . 20
1.2.3. Các chủ thể giao dịch trên thị trường tài chính phái sinh . 20
1.2.4. Vai trò của thị trường tài chính phái sinh . 21
1.3. Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng thương mại . 23
1.3.1. Định nghĩa hoạt động phái sinh tại Ngân hàng thương mại:. 23
1.3.2. Các hoạt động phái sinh được thực hiện tại Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam: . 23
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động phái sinh tại Ngân hàng
thương mại:. 24
1.4. Tổng quan về thị trường phái sinh tại Việt Nam . 25
1.4.1. Quá trình hình thành phát triển của thị trường tài chính phái sinh tại
Việt Nam . 25
1.4.2. Các thị trường sản phẩm phái sinh tại Việt Nam. 29
114 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động phái sinh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tƣơng lai tại một số NHTM VN
(Đơn vị tính: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam)
32
1.4.2.3. Thị trường hoán đổi (tiền tệ, lãi suất)
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều tổ chức kinh doanh giao dịch hoán đổi, các tổ
chức kinh doanh giao dịch hoán đổi thường giao dịch chủ yếu trên thị trường OTC.
Các tổ chức thực hiện các hợp đồng hoán đổi chủ yếu là các ngân hàng, như Ngân
hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Nhìn vào bảng dưới cho thấy những năm
gần đây giá trị giao dịch hoán đổi tiền tệ ngày càng tăng. Trong đó tổng giá trị giao
dịch giai đoạn 2009-2017 của ngân hàng Techcombank là cao nhất đạt 235.625.593
triệu đồng, giai đoạn 2009-2017 thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có
giao dịch thấp nhất là 1.058.404 triệu đồng.
Bảng 1.3: Doanh số thực hiện Giao dịch hoán đổi tiền tệ tại một số NHTM VN
(Đơn vị tính: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam)
1.4.2.4. Thị trường quyền chọn (tiền tệ, lãi suất, vàng)
Các Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ quyền chọn từ năm 2003 nhưng
cho đến nay loại hình này vẫn chưa phát triển mạnh. Đến ngày 18/03/2009 theo
Công văn số 1820/NHNN-QLNH của Ngân hàng nhà nước thì nghiệp vụ quyền
chọn tiền đồng dừng thí điểm đến ngày 23/03/2009. Các ngân hàng như TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm
33
nhưng chỉ có Ngân hàng TMCP Á Châu thực hiện được nhiều hợp đồng, Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chỉ phát sinh quyền chọn vào năm 2008 với giá
trị giao dịch khá khiêm tốn 11.709 triệu đồng (Báo cáo thường niên ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2008), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát
triển Việt Nam trong những năm gần đây không phát sinh giao dịch liên quan đến
hợp đồng quyền chọn.
Bảng 1.4: Doanh số thực hiện Giao dịch quyền chọn tại một số NHTM VN
(Đơn vị tính: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam)
1.5. Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động phái sinh trong ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam
1.5.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, góp phần phổ biến công cụ phái sinh cho các doanh nghiệp nhà
nước: Bằng việc cung cấp các giao dịch phái sinh cho khách hàng để thu về lội
nhuận, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đưa công cụ tài chính phái sinh lại
gần hơn với các doanh nghiệp Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã
và đang làm tốt vai trò của mình, giúp các doanh nghiệp biết cách sử dụng công cụ
phái sinh để phòng ngừa rủi ro và kiếm lợi nhuận cho mình.
34
Thứ hai, tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng thúc đẩy hoạt động dịch vụ của
ngân hàng thương mại phát triển phong phú, đa dạng: Việt Nam bước vào thời kỳ
hội nhập kinh tế, không chỉ các doanh nghiệp mà các ngân hàng cũng cạnh tranh
nhau gay gắt. BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp hợp đồng hoán
đổi. Một thời gian sau một loạt các ngân hàng cùng cung cấp loại hình này. Cũng
như thế, Eximbank tiên phong sử dụng và cung ứng hợp đồng quyền chọn, và bây
giờ Eximbank không phải là ngân hàng duy nhất cung ứng loại hình này. Điều này
có nghĩa là các ngân hàng đã, đang và sẽ học hỏi ở nhau để cung ứng các loại hình
dịch vụ thích hợp, tăng tính cạnh tranh cho riêng mình.
Thứ ba, , có thể thấy các doanh nghiệp đứng trước những thách thức rất lớn về
rủi ro lãi suất cũng như rủi ro tỷ giá. Nhờ sử dụng các loại công cụ phái sinh trên
thị trường quốc tế, cũng như dịch vụ phái sinh trong nước của ngân hàng cung cấp
mà các doanh nghiệp đã phòng ngừa được những rủi ro biến động không mong
muốn. Bằng việc cung cấp các nghiệp vụ phái sinh cho doanh nghiệp, các ngân
hàng thương mại đã cho thấy vai trò, tác dụng của công cụ phái sinh, giúp bình ổn,
bảo vệ nền kinh tế. Bên cạnh đó các sản phẩm phái sinh cũng góp phần cho ngân
hàng phòng chống rủi ro trên thị trường liên ngân hàng.
1.5.2. Những tồn tại
Thứ nhất, đối tượng tham gia là rất ít. Hoạt động giao dịch chỉ có thể được tiến
hành một cách sôi động khi có nhiều chủ thể tham gia trên thị trường với sự đa dạng
về nhu cầu. Các ngân hàng sẽ là những trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu
đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường.
Thứ hai, quy mô các hợp đồng vẫn còn nhỏ. Hiện nay, tuy chưa có số liệu
thống kê chính xác về quy mô của các giao dịch nhưng chúng ta vẫn có thể hình
dung được sự nhỏ bé của nó dựa trên thực tế là các giao dịch giao ngay vẫn đang
đóng vai trò chủ đạo trong tổng số giao dịch của các doanh nghiệp và ngân hàng.
Thứ ba, các giao dịch phái sinh vẫn chưa xuất hiện ở một số ngân hàng và phát
triển khá khiêm tốn ở một vài ngân hàng với doanh số chưa đáng kể so với nghiệp
vụ truyền thống.
35
1.5.3. Nguyên nhân
Về cách tính phí quyền chọn: Trên thị trường ngoại hối, đối với quyền chọn
ngoại tệ, hiện nay hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa thể tự mình đứng ra
phát hành hay cung cấp các quyền chọn ngoại tệ trực tiếp cho khách hàng, mà chỉ
đóng vai trò như một trung gian môi giới quyền chọn giữa các ngân hàng lớn khác
và khách hàng. Vì thế các ngân hàng muốn có lợi nhuận thì tiền phí của quyền chọn
ngoại tệ tính cho khách hàng phải theo công thức: Giá (phí) quyền chọn ngoại tệ
tính cho khách hàng = Giá phí quyền chọn ngoại tệ mua của các ngân hàng đối
tác(trong và ngoài nước)+chi phí để phục vụ hợp đồng quyền chọn này+khoảng
chênh lệch lợi nhuận cho ngân hàng. Cách tính phí quyền chọn như trên đã làm đội
chi phí thực hiện một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ của khách hàng. Điều này trở
thành một lực cản lớn cho các giao dịch quyền chọn phát sinh ở Việt Nam
Sự điều tiết tỷ giá USD/VNĐ: Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VNĐ
không biến động mạnh, do có sự điều tiết từ phía Ngân hàng nhà nước khiến cho tỷ
giá ổn định theo chiều hướng đi lên để khuyến khích xuất khẩu. Với xu hướng tỷ giá
này, các nhà đầu tư luôn muốn thực hiện quyền chọn mua ngoại tệ để kiếm lợi
nhuận chứ không mua quyền chọn bán. Do đó từ sự giao dịch một chiều này sẽ tạo
ra những rủi ro cho ngân hàng khi bán quyền chọn ngoại tệ. Để giảm rủi ro, ngân
hàng phải tăng phí bán quyền chọn khiến cho quyền chọn càng không có điều kiện
thực hiện và không còn mua quyền chọn nữa. Vòng luẩn quẩn này gây khó khăn
cho cả nhà đầu tư và ngân hàng.
Trình độ nhận thức của các nhà đầu tư: Theo các chuyên gia tài chính, do sản
phẩm phái sinh khá phức tạp nên hiện nay các doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn e
ngại sử dụng. Thêm vào đó hiểu biết của các doanh nghiệp và nhà đầu tư về các sản
phẩm này còn khá hạn chế. Trong khi đó, các tổ chức cung cấp, đặc biệt là ngân
hàng vẫn còn yếu trong công tác tuyên truyền, tiếp cận khách hàng. Lý do của
nguyên nhân này một phần vì doanh thu của các sản phẩm còn hạn chế nên ngân
hàng chưa quan tâm đúng mức đến việc quảng bá sản phẩm.
36
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, hệ thống ngân hàng –
huyết mạch của nền kinh tế trở thành một trong những ngành mũi nhọn đi tiên
phong trong giai đoạn đổi mới. Tại thời điểm đó, đã có trên 300 doanh nghiệp quân
đội được thành lập, kéo theo đó là nhu cầu vốn lưu động hàng năm cũng như số vốn
nhàn rỗi khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm. Bất cập về tình trạng thiếu/ thừa vốn ở các
doanh nghiệp quân đội đòi hỏi cần phải có một tổ chức tín dụng đủ tư cách pháp
nhân để thu hút, tập trung điều hòa nguồn vốn thông qua các cơ chế tiền tệ, tín dụng
và thanh toán phù hợp. Hoạt động mang tính đặc thù của các Doanh nghiệp quân
đội cũng đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải có một ngân hàng đáp ứng được hoạt
động mang tính chất riêng này. Ngân hàng này sẽ tham gia vào việc quản lý, giải
ngân nguồn vốn những dự án kinh tế - quốc phòng vừa cógiá trị kinh tế, vừa có tính
bảo mật cao.
Trong bối cảnh đó, ngày 19/4/1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký
Quyết định số 0054/NH-GP chính thức cấp phép hoat động cho Ngân hàng TMCP
Quân Đội có Trụ sở chính tại 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. Thời gian hoạt
động là 50 năm, vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Ban hành kèm theo Quyết định này là
Quyết định số 195/QĐ-NH5 chuẩn y danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát và Tổng giám đốc Ngân hàng quân đội.
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức tổ chức lễ khai
trương tại trụ sở đầu tiên là 28A, Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. Ngân hàng trực
thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế, có mục đích ban đầu là đáp
ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế .
Quá trình phát triển chính của Ngân hàng TMCP Quân đội như sau :
- Giai đoạn 1994-2004:
37
Với định hướng phát triển: “Xây dựng một ngân hàng đa năng phục vụ mọi thành
phần kinh tế, lấy thị trường các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm
kinh tế là đối tượng phục vụ chủ yếu trong những năm đầu hoạt động. Đồng thời, lựa
chọn một bước đi tuần tự, từng bước phát triển ổn định, trước mắt lấy hoạt động tín
dụng là chủ yếu, dần dần mở rộng các hoạt động dịch vụ, có những bước điều chỉnh
cho phù hợp”, MB đã từng bước vượt qua những khó khăn ở giai đoạn đầu và cuộc
khủng hoảng kinh tài chính Châu Á năm 1997 để là ngân hàng cổ phần duy nhất có
lãi. Tính đến năm 2004, sau 10 năm thành lập, lợi nhuận của MB đã đạt trên 500 tỷ,
tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần.
Ngày 28/03/2005, MB khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
- Giai đoạn 2005 – 2009:
Đây là giai đoạn bước chuyển từ giai đoạn sơ khai của MB sang giai đoạn phát
triển mạnh mẽ trên tất cả các phương diện từ chiến lược, tổ chức đến kinh doanh và
công nghệ. Tính đến hết năm 2009, tổng tài sản của MB đạt 69.008 tỷ đồng, vốn
điều lệ 5.300 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 29.588 tỷ đồng và lợi nhuận trước
thuế đạt 1.505 tỷ đồng. Đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong giai đoạn này,
MB vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng vào
năm 2009.
- Giai đoạn 2010 – 2016:
Với mục tiêu đến năm 2015, đứng trong TOP 3 Ngân hàng Thương mại cổ phần
hàng đầu tại Việt Nam, MB chuyển sang giai đoạn thực thi chiến lược 2011-2015:
phát triển mạng lưới sâu rộng, vươn ra thị trường nước ngoài; Phát triển đồng bộ
các Công ty con; Triển khai 2 mảng kinh doanh mới là Bảo hiểm nhân thọ và Tài
chính tiêu dùng khi thành lập thêm 2 công ty con mới là Công ty Tài chính TNHH
MB Shinsei (MCredit) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas. Sau 5
năm triển khai chiến lược, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cậu, MB vẫn
vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt mục tiêu chiến lược TOP 3 ngân hàng TMCP
Việt Nam đến năm 2015 với tốc độ tăng trưởng gấp tối thiếu 1,5 lần so với thị
trường trên các chỉ tiêu cơ bản về Dư nợ, Huy động, Lợi nhuận. Tính đến hết năm
38
2016, tổng tài sản của MB đạt 256.259 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 150.738 tỷ đồng,
huy động vốn đạt 194.812 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 3.651 tỷ đồng.
Qua hơn 20 năm xây dựng, phát triển và với những thành tựu đã đạt được, MB
đã vinh dự đong nhận Huân chương lao động hạng nhất vào ngày 4/11/2014. Đến
năm 2015, MB tiếp tục được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lao động.
- Giai đoạn 2017 đến nay :
Trên cơ sở kế thừa những nền tảng giá trị được tạo dựng từ những giai đoạn
trước , MB bước vào giai đoạn phát triển chiến lược mới 2017 – 2021. Dưới sự phát
triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0, số hóa được xác định là xu thế tất yếu
và chuyển dịch trong tâm. Trong giai đoạn này MB cũng cho ra mắt nhiều sản phẩm
số được đánh giá cao về độ an toàn, thuận tiện như App MB Bank, eMBee Fanpage,
hệ sinh thái số dành cho khách hàng doanh nghiệp SME Care by MB, các sản phẩm
phái sinh theo xu hướng thế giới liên tục được cập nhật và giới thiệu đến khách
hàng doanh nghiệp . Tính đến hết năm 2018, tổng tài sản của MB đạt 362.361 tỷ
đồng, dư nợ cho vay đạt 214.686 tỷ đồng, huy động vốn đạt 239.964 tỷ đồng, và lợi
nhuận trước thuế đạt 7.767 tỷ đồng. Những kết quả này sẽ tạo tiền đề cho các bước
phát triển vượt bậc trong những năm tiếp theo của MB.
39
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quy mô của Ngân hàng TMCP Quân đội
Hệ thống cơ cấu tổ chức của MB khá hoàn thiện và vững chắc, có sự phân
quyền và giao nhiệm vụ cụ thể từ trên xuống dưới, tạo điều kiện cho các phòng ban
quản lý, hoàn thành công việc hiệu quả cũng như kiểm soát được rủi ro, góp phần
đem lại kết quả hoạt động tối ưu cho ngân hàng.
40
Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban tiêu biểu:
Đại hội đồng cổ đông : Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của MB là Đại hội
đồng cổ đông. Đại hội cổ đông sẽ thông qua định hướng phát triển Ngân hàng, đồng
thời có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban
Kiểm soát.
Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý ngân hàng, nhân
danh MB để đưa ra các quyết định thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, cũng
như các quyền và nghĩa vụ nằm ngoài thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát : Ban Kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của MB, nhằm
đánh giá tính trung thực, hợp lý hoạt động kinh doanh và các báo cáo tài chính của hệ
thống MB. Đồng thời, thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát đánh giá việc chấp hành
quy định pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị. Cơ quan kiểm toán nội bộ thuộc thành viên của Ban kiểm soát
Tổng giám đốc : Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của MB
theo nhiệm vụ quyền hạn phù hợp quy định pháp luật và Điều lệ của MB.
Hệ thống mạng lưới của MB :
Tính đến năm 2019, MB có 1 trụ sở chính ; 269 chi nhánh/ Phòng giao dịch
trong nước (99 chi nhánh và 197 phòng giao dịch) ; 2 chi nhánh tại nước ngoài
(Lào, Campuchia) và 1 văn phòng đại diện tại Nga.
Các công ty con và công ty liên kết :
MB Group hiện có 6 công ty con bao gồm : Công ty cổ phần Chứng khoán
MB (MBS), Công ty cổ phần quản lý quỹ và khai thác tài sản MB (MBAMC), Công
ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Quân Đội (MIC), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life, Công ty Tài
chính TNHH MB Shinshei (Mcredit). Trong năm 2019, các công ty con đều đang
hoạt động hiệu quả, cùng với ngân hàng mẹ đóng góp một phần lợi nhuận không
nhỏ vào mục tiêu tăng trưởng của MB Group.
41
2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Quân Đội:
2.1.3.1. Các lĩnh vực được phép hoạt động:
Dưới sự cho phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng MB thực
hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa
năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân
hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước. Hoạt động kinh doanh của MB tập trung vào các lĩnh vực sau :
- Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam:
gồm các hoạt động trung gian tiền tệ và các hoạt động dịch vụ tài chính.
- Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật;
- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;
- Mua bán, gia công, chế tác vàng;
- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh
khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Chi tiết theo Giấy phép thành lập và hoạt động NHTM cổ phần số 100/GP-
NHNN ngày 16/10/2018.
2.1.3.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính trong năm 2019 :
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2019 của Ngân hàng Quân đội
Đơn vị tính : Tỷ VND
42
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động trong năm 2019 của Ngân hàng Quân đội
Đơn vị tính : Tỷ VND
Kết thúc năm 2019, Ngân hàng MB ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế cao kỷ
lục đạt trên 10.000 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2018, vượt 5% kế hoạch
cả năm được Đại hội cổ đông thông qua.
Trong năm 2019, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng MB lũy kế cả năm 2019
đạt gần 18,000 tỷ đồng, tăng 23%, với thu nhập lãi đạt gần 31,197 tỷ đồng, tăng
26%; và chi phí lãi chiếm gần 13,197 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2018. Đây
cũng là một năm MB ghi dấu tăng trưởng mạnh mẽ về thu từ dịch vụ: lãi thuần dịch
vụ tăng 24%, đạt gần 3,186 tỷ đồng và lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 46%
so với năm trước, đạt hơn 647 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của Ngân hàng MB đạt gần
411,488 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018, chủ yếu từ cho vay khách hàng đạt
gần 250,331 tỷ đồng, tăng 17% và các khoản lãi, phí phải thu tăng 10% so với đầu
kỳ, đạt gần 3,772 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng cho vay khách hàng chiếm gần 3,200
tỷ đồng.
Về nguồn vốn huy động, ngân hàng MB ghi nhận tiền gửi của khách hàng đạt
gần 272,710 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu kỳ trong khi tiền gửi và vay các TCTD
khác giảm 17%, còn hơn 50,314 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá cao gấp 2 lần đầu
kỳ, đạt hơn 26,289 tỷ đồng.
Cùng với đó, tính đến cuối năm 2019, nợ xấu của ngân hàng MB chiếm gần
43
2,898 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức thấp dưới 1%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ
nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) lần lượt tăng 26% và 13%, nợ có khả năng
mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 36%, chiếm gần 618 tỷ đồng.
2.2. Các điều kiện cho việc thực hiện hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP
Quân đội
2.2.1. Điều kiện về cơ sở pháp lý
2.2.1.1. Khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ phái sinh của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Để thị trường hoạt động hiệu quả, Ngân hàng nhà nước trong những năm vừa
qua đã xây dựng một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, tạo cơ sở giúp các Ngân
hàng, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng triển khai thuận lợi các nghiệp vụ này trong
thực tế. Dưới đây là các quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về cung ứng
sản phẩm phái sinh đối với các Tổ chức tín dung:
Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010
Hoạt động cung cứng sản phẩm phái sinh được quy định trong Điều 105.1 và
105.2 như sau : “Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân
hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và
nước ngoài các sản phẩm sau đây: a) Ngoại hối; b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại
hối, tiền tệ và các tài sản tài chính khác. Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi
kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại
hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại”.
Như vậy, Ngân hàng thương mại chỉ được cung ứng sản phẩm phái sinh khi
xin được giấy phép chấp thuận của Ngân hàng nhà nước và phải tuân thủ phạm vi
kinh doanh các sản phẩm theo đúng quy định cho phép của Ngân hàng nhà nước.
Pháp lệnh ngoại hối
Ngoại tệ là loại tài sản cơ sở quan trọng và phổ biến trong các loại tài sản cơ
sở của sản phẩm phái sinh, do đó, hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh cũng
chịu sự quản lý của các quy định về hoạt động ngoại hối tại Pháp lệnh Ngoại hối số
44
28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13
ngày 18/3/2013 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối) và Nghị
định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014.
Quy định của NHNN
Trên cơ sở Luật các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy
định làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, cụ thể bao gồm:
Về cấp giấy phép đối với nghiệp vụ phái sinh của TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài: Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-NHNN ngày 29/11/2017 quy định về
việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt
động ngân hàng tại Việt Nam.
Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ
Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015 hướng dẫn giao dịch ngoại
tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Văn bản
này đưa ra các quy định cụ thể về các sản phẩm kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn
ngoại tệ của các NHTM. Trong đó, Theo Điều 4, với các TCTD được phép khác,
NHTM được phép thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán
đổi, giao dịch quyền chọn; với Tổ chức kinh tế NHTM được phép thực hiện giao
dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn (trừ giao
dịch mua quyền chọn); với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân, NHTM được
thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn (trừ giao dịch
mua quyền chọn). NHTM không được cung ứng sản phẩm phái sinh ngoại tệ cho
người không cư trú là tổ chức, cá nhân. Đối với quyền chọn USD-VND, để hạn chế
yếu tố đầu cơ ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá, NHNN đã dừng cho phép thực hiện
giao dịch này theo văn bản số 1820/NHNN-QLNH ngày 18/3/2009.
Tại các Điều từ Điều 5 đến Điều 13 trong thông tư, NHNN cũng đã đưa ra
những quy định cụ thể về đồng tiền, tỷ giá, kỳ hạn, hình thức thỏa thuận xác nhận
giao dịch, phương tiện giao dịch và ngày thanh toán giao dịch.
45
Bảng 2.3. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối các TCTD đƣợc phép cung cứng
(Nguồn : Quy định của NHNN và tác giả tự tổng hợp )
Về nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất:
NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06/01/2015 quy
định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
được phép cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước và kinh
doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế đối với những loại sản
phẩm phái sinh lãi suất sau: Sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement),
Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap), Sản phẩm hoán đổi
lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap), Sản
phẩm quyền chọn lãi suất (Interest rate option). Điều 11 của Thông tư có quy định
“Khi kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế, ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện với tổ chức tài chính
nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của
Moody‟s Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của
Standard&Poor‟s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời
điểm giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước
ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế với ngân hàng
mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.”
Về nghiệp vụ cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM:
Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cung
ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của NHTM.
46
Về hoạt động ngoại hối: Văn bản hợp nhất số 45/VBHN-NHNN ngày
17/10/2016 hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục
chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, CNNHNNg.
Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh: Nghị định số
42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015.
2.2.1.2. Các văn bản quy định của Ngân hàng Quân đội
Trên cơ sở tuân thủ các quy định của NHNN, Ngân hàng MB đã soạn thảo và
ban hành các văn bản, hướng dẫn, quy trình thực hiện cho các phòng ban.
Mỗi nghiệp vụ cung ứng sản phẩm phái sinh đều được hệ thống hóa thành quy
trình, trong đó nêu rõ lưu đồ thực hiện giữa các phòng ban, giữa ngân hàng với
khách hàng; quy định rõ trách nhiệm của các phòng ban tham gia; cũng như xây
dựng đầy đủ các mẫu hợp đồng, xác nhận giao dịch, các chứng từ liên quan khác để
giao dịch với khách hàng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh sản
phẩm phái sinh được thực hiện thông suốt, hạn chế rủi ro.
Tính đến hết năm 2019, Ngân hàng MB đã xây dựng đầy đủ các quy trình cho
các loại nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phái sinh giá cả hàng hóa, phái sinh lãi suất,
chứng khoán phái sinh. Cùng với đó, các hướng dẫn về hạch toán, ghi nhận lợi
nhuận, lưu trữ chứng từ cũng được ban hành đi kèm đầy đủ.
Hàng năm hoặc ngay khi có sự thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của
Ngân hàng nhà nước, các Quy trình, hướng dẫn của Ngân hàng MB đều được các
phòng ban có liên quan tham gia rà soát, cải tiến để cập nhất nhất với quy định của
Ngân hàng nhà nước cũng như phù hợp với tình hình kinh doanh của Ngân hàng.
Như vậy, về điều kiện cơ sở pháp lý, Ngân hàng MB hoàn toàn đáp ứng được
các yêu cầu của NHNN để thực hiện kinh doanh và cung ứng các sản phẩm phái
sinh lãi suất như đã nói ở trên.
2.2.2. Điều kiện v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_phai_sinh_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_pha.pdf