MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU.9
1.1. Cơ sở lí luận.9
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.12
Tiểu kết chương 1.23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC KẾT
HÔN CỦA NGƯỜI PA DÍ.24
2.1. Một số đặc điểm hôn nhân.24
2.2. Một số nguyên tắc và hình thức kết hôn chủ yếu.29
2.3. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt.31
2.4. Vấn đề ngoại tình và ly hôn.34
Tiểu kết chương 2.36
Chương 3: PHONG TỤC TẬP QUÁN, KIÊNG CỮ VÀ NGHI LỄ
TRONG HÔN NHÂN.37
3.1. Phong tục, tập quán, kiêng cữ và nghi lễ trước lễ cưới.37
3.2. Phong tục, tập quán, kiêng cữ và nghi lễ trong đám cưới.40
3.3. Phong tục, tập quán, kiêng cữ và nghi lễ sau đám cưới.49
Tiểu kết chương 3.52
Chương 4: BIẾN ĐỔI VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI PA DÍ.53
4.1. Một số biến đổi trong hôn nhân hiện nay.53
4.2. Nguyên nhân của sự biến đổi.56
4.3. Các giá trị văn hóa tộc người trong hôn nhân của người Pa Dí.61
4.4. Một số vấn đề đặt ra trong hôn nhân của người Pa Dí.644.5. Khuyến nghị giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong
hôn nhân của người Pa Dí.65
Tiểu kết chương 4.70
KẾT LUẬN.71
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .73
120 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hôn nhân hiện nay của người Pa Dí ở thôn Cốc Ngù, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y trì, ly hôn rất hiếm khi xảy ra. Theo thống kê của
tư pháp xã Nậm Chảy trong 5 năm (2010 - 2015) ở thôn Cốc Ngù chỉ có duy
nhất một trường hợp ly hôn do chồng nghiện hút.
Tiểu kết chương 2
Do tác động của cơ chế thị trường, giao lưu tiếp biến văn hóađặc
điểm hôn nhân hiện nay của người Pa Dí ở thôn Cốc Ngù vừa mang tính
truyền thống vừa mang tính hiện đại. Các nguyên tắc kết hôn truyền thống
vẫn được bảo lưu: ngoại hôn dòng họ, nội hôn tộc người, hôn nhân cư trú bên
chồng. Mục đích chính của hôn nhân là sinh con đẻ cái, tăng thêm nguồn lực
cho gia đình, dòng họ, vì vậy mọi tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời đều nhằm vào
mục đích đó. Hôn nhân của người Pa Dí vẫn chịu ảnh hưởng của tính chất phụ
quyền, gia trưởng với vai trò quyết định chính là nam giới, gia đình, họ hàng
nhà trai. Trai gái được tự do tìm hiểu nhau nhưng quyền quyết định đi đến
hôn nhân của họ còn gặp một rào cản rất lớn là tục so tuổi còn khá nặng nề.
Tuy vậy, hôn nhân của người Pa Dí hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực,
những tập tục lạc hậu: tảo hôn, hôn nhân cận huyết, hôn nhân mang tính mua
bán dần được xóa bỏ, tiến tới thực hiện theo Luật hôn nhân và gia đình.
Nhìn chung, quan niệm về hôn nhân của người Pa Dí hiện nay hướng đến việc
tạo lập cho con cháu cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tăng cường tình thông gia,
tăng cường tính cố kết gia đình, dòng họ, cộng đồng.
37
Chương 3
PHONG TỤC TẬP QUÁN, KIÊNG CỮ VÀ NGHI LỄ
TRONG HÔN NHÂN
3.1. Phong tục, tập quán, kiêng cữ và nghi lễ trước lễ cưới
3.1.1. Trong quá trình tìm hiểu
Trong xã hội truyền thống trước đây, con gái Pa Dí chưa chồng không
được tự tiện vào bất kì nhà chàng trai nào chưa vợ không phải là anh em trong
dòng họ của mình. Vì quan niệm, khi đã bước chân qua bậc cửa nhà chàng
trai nào đó chưa vợ thì coi như cô gái ấy đã chấp nhận lấy người con trai đó
làm chồng. Gia đình nhà chàng trai buộc phải mang lễ sang nhà cô gái kia để
hỏi về làm vợ cho con trai mình dù có thích hay không. Nếu gia đình chàng
trai không thực hiện sẽ bị bà con trong thôn xóm chê cười, gia đình cô gái thì
cho rằng nhà chàng trai đó coi thường mình. Ngày nay, trai gái người Pa Dí
được tự do đi lại, tìm hiểu để tiến tới hôn nhân. Khi các chàng trai, cô gái đã
ưng nhau thì về thưa chuyện với bố mẹ để xin ý kiến. Thông thường bố mẹ
hai bên đều đồng ý vì trong quá trình đôi trai gái tìm hiểu họ đã ngầm theo dõi
và dò hỏi về đối tượng con mình để ý, nếu có vấn đề gì không ưng, bố mẹ đã
can ngăn từ trước. Nhà trai chọn người mối để giúp tiến hành các thủ tục,
nghi lễ cưới hỏi. Việc chọn người làm mối xưa nay luôn được coi trọng vì
người Pa Dí quan niệm đôi trai gái có nên vợ nên chồng hay không, cuộc
sống vợ chồng sau này có hạnh phúc, có con đàn cháu đống hay không đều do
ảnh hưởng ban đầu của người làm mối. Người làm mối phải là người đồng
tộc, đứng tuổi, có vợ chồng song toàn, con cái đuề huề, sống phúc đức, nói
năng lưu loát, am hiểu lí lẽ dân tộc, không phân biệt nam hay nữ, nhưng
thường chọn nam giới vì theo lời ông Ly Sào Chín: đàn ông uống rượu tốt, ăn
nói mạnh dạn, có khả năng đối đáp và ứng phó các tình huống phát sinh do
nhà gái đưa ra.
38
3.1.2. Lễ ướm hỏi (Hâu pu poong cả thám)
Sau khi chọn được người làm mối, nhà trai chuẩn bị một con gà,
khoảng một lít rượu, vài cân gạo và nhờ ông mối đến nhà gái thưa chuyện. Đi
cùng ông mối có một người nữa cùng họ hàng với nhà trai. Nhiệm vụ của ông
mối là chuyển lời của nhà trai đánh tiếng hỏi cưới cô con gái về làm dâu và
xin ý kiến của nhà gái để về truyền đạt lại nhà trai. Một việc quan trọng mà
ông mối phải làm trong dịp này là xin được giờ, ngày, tháng, năm sinh của cô
gái theo lịch âm để nhà trai nhờ người xem tuổi hợp hay khắc với con trai
mình, tức so lá số tử vi của đôi trẻ. Theo thông lệ, nhà gái thịt gà, tiếp rượu
ông mối và đại diện nhà trai, giữ họ ngủ lại qua đêm. Đêm hôm ấy, nhà gái
mời trưởng họ, anh em chú bác tới bàn bạc xem “đám ấy” có được không. Ý
kiến kết luận của cuộc họp bàn được nhà gái truyền đạt lại với ông mối vào
bữa cơm sáng hôm sau. Nếu nhà gái đồng ý sẽ thắp mấy nén hương lên bàn
thờ để trình báo sự việc với tổ tiên và trịnh trọng trao tờ lục mệnh của con gái
mình cho ông mối. Tờ lục mệnh trước đây là mảnh vải đỏ hay tờ giấy đỏ
(hiện nay có thể đơn giản chỉ là một tờ giấy) có ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm
sinh của con gái mình cho ông mối.
Người Pa Dí rất chú trọng việc so tuổi. Nếu tuổi đôi trai gái hợp nhau,
nhà trai báo với nhà gái và hai bên tiến hành các nghi lễ tiếp theo. Nếu không
hợp, thì việc hôn nhân coi như chấm dứt, nhà trai vẫn đến báo cho nhà gái
biết và trả lại tờ lục mệnh cùng một con gà, khoảng 1-2 kg gạo nếp và 1 lít
rượu để nhà gái làm lễ gọi hồn cho con mình.
3.1.3. Lễ dạm ngõ (Kin lâu nói)
Nhà trai chọn ngày tốt nhờ ông mối cùng một người lớn tuổi trong họ
hàng và hai thanh niên một nam một nữ chưa vợ chưa chồng đem theo lễ vật
đến nhà gái. Lễ vật gồm một đôi gà một trống một mái (tượng trưng cho đôi
trẻ có đôi, có lứa), hai lít rượu, 10kg gạo, hai cặp bánh giày to, giấy bản. Tất
39
cả lễ vật được cho vào trong gùi, dán giấy đỏ. Theo quan niệm truyền thống
của người Pa Dí, giấy đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, làm ăn có
lộc có tài, con đàn cháu đống, đến nay quan niệm này vẫn được duy trì. Số lễ
vật do nhà trai mang đến được nhà gái đặt lên bàn thờ tổ tiên và thắp hương
với ý nghĩa thông báo cho tổ tiên biết việc nhận lễ.
Mục đích của lễ dạm ngõ là ông mối thay mặt nhà trai chính thức báo
cho nhà gái biết kết quả việc so tuổi có sự tương hợp và ngỏ lời với nhà gái về
việc tác thành cho đôi trẻ. Đồng thời cũng ngầm cho mọi người biết, cô gái đã
có nơi có chốn để các chàng trai khác không tìm hiểu nữa. Sau đó, ông mối
hẹn ngày làm lễ ăn hỏi với gia đình nhà gái và hỏi số lượng lễ vật mà nhà trai
phải mang đến nhà gái để về thông báo cho nhà trai chuẩn bị.
3.1.4. Lễ ăn hỏi (Kìn lâu nói)
Nhà trai xem ngày hợp với tuổi của đôi trai gái, sắm sửa sính lễ, nhờ
ông mối đến báo cho nhà gái biết trước khoảng nửa tháng để chuẩn bị và
mời anh em, họ hàng, láng giềng đến dự. Trước đây, lễ ăn hỏi của người Pa
Dí được tổ chức khá tốn kém. Tối hôm trước hoặc sáng sớm ngày tổ chức lễ
ăn hỏi, nhà trai mang rượu, thịt đến nhà gái và cử khoảng 6 - 8 người sang
cùng nhà gái làm khoảng 20 mâm cỗ để nhà gái mời anh em, họ hàng, láng
giềng. Hiện nay, lễ ăn hỏi tổ chức gọn nhẹ hơn, nhà trai không cần cử người
sang nhà gái làm cỗ mà mang theo lễ vật gồm một đôi gà, bánh giầy, 2kg
đường, một bó hương, một sấp giấy bản, một đôi nến cùng với số tiền tương
đương 6 - 8 mâm cỗ.
Đến ngày tốt như đã định, nhà trai chuẩn bị lễ vật theo yêu cầu của nhà
gái và cử đại diện dẫn lễ ăn hỏi sang nhà gái. Đoàn nhà trai tối thiểu phải có 8
người, có thể nhiều hơn nhưng phải là con số chẵn, gồm vợ chồng ông mối,
chú rể, anh em, bạn bè chú rể, nếu là người đã có gia đình thì vợ chồng phải
song toàn, khoẻ mạnh, hạnh phúc, không trong thời gian chịu tang, phụ nữ
40
không mang thai. Lễ vật được đựng trong gùi, dán giấy đỏ, do nam nữ thanh
niên chưa vợ chưa chồng đưa sang nhà gái.
Trước giờ xuất hành, nhà trai làm mâm cơm cúng tổ tiên để trình báo
và cầu xin phù hộ cho đoàn đi dẫn lễ ăn hỏi gặp mọi sự tốt lành. Trên suốt
chặng đường đi, những người trong đoàn không được nghỉ, không được ngoái
đầu lại, phải đi một mạch tới nhà gái.
Nhà gái cử đại diện nhận lễ do nhà trai mang tới, tất cả lễ vật được bày
trước bàn thờ tổ tiên. Gia đình nhà gái làm mâm cơm đầy đủ các món dâng
lên bàn thờ tổ tiên, chủ nhà thắp hương báo cáo việc ăn hỏi và mời tổ tiên về
nhận lễ. Đại diện nhà gái công bố trước toàn thể họ hàng và nhà trai việc nhận
lễ, từ đây đôi trẻ coi như đã thành vợ chồng nhưng chưa được chung chăn gối.
Sau khi tiến hành các thủ tục của lễ ăn hỏi, ông mối hỏi ý kiến nhà gái
về số lượng lễ vật mà nhà trai phải dẫn lễ sang nhà gái vào ngày cưới. Theo
phong tục truyền thống, khi đoàn nhà trai ra về, bao giờ nhà gái cũng phải “lại
quả” cho nhà trai lễ vật mà họ mang sang mỗi thứ một ít. Sau lễ ăn hỏi, hôn
nhân của đôi trẻ coi như đã được định đoạt, hai gia đình gần như đã trở thành
thông gia của nhau. Vào những dịp lễ tết, hay khi gia đình có việc, hai bên có
thể đi lại thăm hỏi, giúp đỡ nhau, đôi trẻ được hai gia đình coi như con. Trước
đây, ngày ăn hỏi được diễn ra trước ngày cưới có khi đến vài năm, vài tháng.
Hiện nay, thời gian đó có xu hướng rút ngắn lại, có khi chỉ vài ngày, trừ
những trường hợp đặc biệt do cô dâu chưa đến tuổi kết hôn mà chàng trai
muốn “giữ chân” cô gái, ngày ăn hỏi có thể cách ngày cưới đến 2 năm như
đám cưới chú rể Táo Hồ và cô dâu Y Lan.
3.2. Phong tục, tập quán, kiêng cữ và nghi lễ trong đám cưới
Lễ cưới (ăn kìn lâu) của người Pa Dí thường được tổ chức vào khoảng
thời gian từ tháng mười năm trước đến tháng hai năm sau (theo lịch âm),
theo giải thích của đồng bào thì đó là lúc mùa màng đã thu hoạch xong, thời
41
tiết ít mưa, rét, thuận tiện cho việc cưới và những đôi trai gái bên nhau. Thời
gian mùa vụ bận rộn thường không tổ chức cưới. Đồng bào cũng kiêng cưới
vào tháng ba âm lịch vì quan niệm đó là tháng của cõi âm, tháng bảy âm lịch
cũng kiêng vì đó là tháng ngâu - tháng của sự chia ly, đổ vỡ. Giống như
người Việt, người Pa Dí cũng tránh việc cho hai chị em gái lấy chồng cùng
một năm. Nếu vì một lí do nào đó phải làm như vậy thì khi bước chân ra
khỏi nhà để về nhà chồng hai chị em phải đi khác cửa “Nếu đi chung một
cửa thì người đi sau làm ăn không phát tài” [bà Tráng Sử Lềnh, 87 tuổi,
người Pa Dí, thôn Cốc Ngù].
Ngày cưới đối với người Pa Dí rất quan trọng nên gia đình nào cũng
lựa chọn rất kĩ lưỡng. Các gia đình trong thôn chuẩn bị có đám cưới có thể
nhờ những người có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực này hoặc thầy cúng
người Nùng, người Tu Dí trong vùng xem giúp. Họ kiêng không tổ chức cưới
vào ngày lẻ, không đi đón dâu với số người lẻ. Họ còn phải tính toán, sắp xếp
thời gian sao cho lúc cô dâu rời nhà bố mẹ đẻ cũng như khi bước qua ngưỡng
cửa nhà chồng đều là giờ tốt, không kể ngày hay đêm. Nếu đoàn đón, đưa dâu
sớm hơn giờ đã định thì phải chờ ở ngoài, đến giờ tốt mới được vào nhà.
Khi đã chọn được ngày cưới, nhà trai nhờ ông mối cùng một người anh
em trong họ đến nhà gái thông báo trước khoảng 1-2 tháng để có kế hoạch
chuẩn bị. Đám cưới của người Pa Dí thường được tổ chức trong 3 ngày.
- Ngày thứ nhất:
* Phía nhà trai: Đây là ngày làm các công việc chuẩn bị lễ cưới và dẫn
lễ sang nhà gái, thường được tiến hành vào buổi sáng trước đón dâu một
ngày. Nhà trai nhờ một số anh em họ hàng thân thích đến giúp dựng rạp, kê
bàn ghế, mượn bát đũa, Việc quan trọng nhất trong ngày này là chuẩn bị lễ
vật và mang sang nhà gái để nhà gái chuẩn bị làm cỗ mời khách. Đoàn dẫn lễ
sang nhà gái thường từ 8 đến 12 người và nhất thiết phải là số chẵn. Trưởng
42
đoàn là một người đàn ông lớn tuổi trong dòng họ, am hiểu về phong tục tập
quán và nghi lễ cưới xin, nói năng hoạt bát, nhanh nhẹn. Ngoài, ra còn có vợ
chồng ông mối, cùng nam nữ thanh niên chưa vợ chưa chồng.
Trước đây, đồ sính lễ nhà trai dẫn sang nhà gái gồm nhiều lễ vật khác
nhau theo sự thách cưới của nhà gái, như: 12 đồng bạc trắng (một đồng bạc
trắng tương đương 1,2 triệu hiện nay), 50 lít rượu, 50 kg thịt, 50 kg gạo, một
bộ trang phục cưới của cô dâu kèm theo đồ trang sức như vòng cổ, khuyên tai
bằng bạc. Tiền, đồ trang sức giao cho ông mối, còn lại được cho vào gùi, dán
giấy đỏ để nam nữ thanh niên chưa lập gia đình mang sang nhà gái. Ngày nay,
đồ sính lễ được quy ra tiền, nhiều ít tuỳ theo từng gia đình, trung bình khoảng
từ 15 đến 20 triệu. Nhà gái dùng tiền đó để chi phí cho đám cưới, mua sắm
trang phục dân tộc, đồ trang sức cho cô dâu. Đối với đa số gia đình người Pa
Dí, việc sắm sửa lễ vật để cưới vợ cho con là một thách thức không nhỏ. Vì
vậy, trong xã hội truyền thống, những gia đình có con trai thường phải lo
chuẩn bị lễ vật từ khi con mới lên 10, cha mẹ phải lo tích cóp dần để đến khi
con đến tuổi trưởng thành có đủ bạc, tiền để cưới vợ. Trước đây bộ trang phục
dân tộc cô dâu mặc trong ngày cưới do các bà mẹ chồng dệt may bằng tay,
mỗi đường kim mũi chỉ gửi gắm tình cảm và niềm hy vọng vào người con dâu
mà gia đình mình sắp cưới về cho con trai. Bà Vàng Tờ Chấn (60 tuổi) có 3
người con trai đã lấy vợ và bà đã tự dệt may cho 3 cô con dâu của mình mỗi
cô một bộ trang phục dân tộc, đến nay các cô con dâu đều có con cái lớn
khôn, nhưng bộ trang phục do mẹ chồng may vẫn được cất giữ cẩn thận để
làm kỉ niệm.
* Phía nhà gái: Việc chuẩn bị cho lễ cưới của nhà gái đơn giản hơn
nhà trai, bởi đối với người Pa Dí, chi phí cho tổ chức đám cưới bên nhà gái là
do nhà trai mang tới. Ngay từ sáng sớm, anh em, họ hàng đã tới giúp gia đình
nhà gái dựng phông bạt, chuẩn bị bàn ghế, bát đũa, mổ lợn, gàphục vụ cho
43
bữa cỗ vào trưa ngày hôm sau.
- Ngày thứ hai: Đây là ngày cưới bên nhà gái.
Đón dâu và lễ cưới bên nhà gái: Đối với người Pa Dí, thời điểm đón
dâu có thể diễn ra vào ban ngày hay ban đêm, nhưng phải là giờ tốt. Đoàn đón
dâu thường có 8 người, có thể nhiều hơn nhưng phải là con số chẵn, gồm: một
đôi vợ chồng lớn tuổi trong dòng họ, (có thể là chú, bác của chú rể, có uy tín,
nói năng hoạt bát, lịch thiệp, có con trai con gái, càng đông con càng tốt), vợ
chồng ông mối, hai cặp nam nữ thanh niên chưa lập gia đình. Những người
đi rước dâu đều ăn mặc chỉnh tề với những bộ quần áo, dày dép mới. Người
Pa Dí quan niệm những người đi đón dâu có tốt thì sau này cuộc sống của
đôi vợ chồng trẻ mới tốt đẹp, làm ăn mới gặp may mắn. Trước khi đi, những
nam nữ thanh niên chưa chồng, chưa vợ được nhà trai tặng cho một đồng
tiền gói trong giấy đỏ để lấy may, không bị mất duyên. Theo phong tục
truyền thống của người Pa Dí, chú rể không đi cùng đoàn đón dâu, mà ở nhà
đợi đoàn rước dâu về. Hiện nay, chú rể là người trực tiếp nắm tay cô dâu đón
về hoặc chở cô dâu bằng xe máy. Vật không thể thiếu mà chú rể mang theo
khi đi đón dâu là một chiếc ô, không quan trọng ô mới hay cũ, nhưng phải
có để khi đi đón dâu cũng như lúc về nếu gặp mưa thì che. Người Pa Dí
kiêng không cho cô dâu chú rể vào nhà người khác trú mưa vì sợ một phần
hồn vía của cô dâu sẽ ở lại đó luôn. Trước đây, tham gia đoàn đi đón dâu
còn có một đội thổi kèn pí lè, nhưng đa số các đám cưới của người Pa Dí
được tổ chức trong thời gian gần đây đều không có người thổi kèn, cũng
không tổ chức hát đối đáp. Thay vào đó là hệ thống âm thanh hiện đại , loa
đài, ti vi, nam nữ thanh niên nhảy nhạc rock, rap và hát Karaoke.
Đoàn đi đón dâu mang theo lễ vật gồm 4 chiếc bánh giầy to, một chai
rượu, một gói đường khoảng 1kg, 2 túi men quả, 2 gói kẹo, đôi nến, giấy bản
để nhà gái dâng lên bàn thờ, thắp hương báo cáo gia tiên. Ngoài ra, nhà trai còn
44
mang theo khoảng 2 kg thóc, 2 quả trứng, một chai nước, bỏ vào trong một cái
gùi để đề phòng trên đường đi gặp điềm gở sẽ hoá giải. Theo quan niệm của
người Pa Dí, trên đường đi đón dâu, nếu nhìn thấy quạ hoặc nghe tiếng quạ kêu
là điềm gở. Muốn hoá giải, người trong đoàn phải vãi thóc cho nó ăn và ném
quả trứng theo hướng con quạ kêu. Nếu con quạ không kêu nữa thì điềm gở đã
được hoá giải, nếu ném một quả trứng mà con quạ vẫn kêu thì người ta ném
tiếp quả thứ hai và nói một câu với hàm ý: mày ăn rồi mang theo những điều
xấu, điều gở đi, đừng để ảnh hưởng tới đoàn người đi đón dâu. Trên đường đi
không gặp quạ kêu thì những vật đó được mang sang nhà gái.
Theo phong tục truyền thống của người Pa Dí trước đây, khi nhà trai
đặt chân đến cổng nhà gái thì phải dừng lại hát đối đáp, xin nhà gái dẹp bỏ
những chướng ngại vật do nhà gái cố tình tạo ra, chắn ngang lối đi vào nhà
như chổi, xô, chậu, nồi niêu Nhà gái cử người có tài hát đối đáp, nếu nhà
trai hát trôi chảy thì được nhà gái thu dọn chướng ngại vật cho vào nhà. Việc
làm này nhằm mục đích làm cho không khí đám cưới thêm phần vui vẻ.
Lễ vật nhà trai mang đến được chủ nhà bày lên bàn thờ. Nhà gái làm
một mâm cơm cúng tổ tiên, gồm có 3 bát thịt vuông màu đỏ, 3 bát cơm, 3 đôi
đũa, một bát canh giá đỗ, cùng với 2 cây nến, một sấp giấy bản. Ngày nay do
điều kiện kinh tế cao nên mâm cơm cúng có nhiều món hơn: 1 đĩa thịt gà, một
đĩa giò, một đĩa thịt xào, một bát thịt vuông, một bát khẩu nhục, một bát canh
măng, cơm, hoa quả. Chủ nhà thắp hương rồi khấn mời tổ tiên về chứng giám,
phù hộ cho đôi trẻ được hạnh phúc. Cúng xong, chủ nhà đốt giấy bản ngay
dưới chân bàn thờ, sau đó khách khứa hai bên cùng vui tiệc rượu liên hoan.
Lễ cưới chính bên nhà gái được bắt đầu từ bữa cơm trưa ngày hôm đó.
Trung bình gia đình nhà gái làm khoảng 60 - 70 mâm cỗ, có những đám
lên tới 100 mâm, mỗi mâm 8 người ăn. Người Pa Dí quan niệm số 8 là con số
đẹp nên từ xưa đến nay, mâm cỗ vẫn bố trí 8 người. Tham dự buổi liên hoan
45
có đông đủ anh em họ hàng thân thích, bạn bè cô dâu và đại diện các gia đình
trong thôn. Chú rể cùng cô dâu đón và tiếp khách. Trong 3 ngày diễn ra lễ
cưới, trên hai cánh tay của chú rể lúc nào cũng thắt một dải vải màu đỏ. Hỏi
về điều đặc biệt này, chú rể Táo Hồ thôn Cốc Ngù cho biết lí do: “để cho
may mắn thôi”.
Tiệc cưới bên nhà gái diễn ra hơn một giờ đồng hồ, mọi người cùng
nâng chén rượu mừng, chúc cho đôi trẻ hạnh phúc. Cô dâu, chú rể đến từng
bàn mời rượu, cảm ơn mọi người đã đến tham dự lễ cưới. Trước đây, cô dâu
mặc bộ trang phục truyền thống do nhà trai mang đến và đeo nhiều đồ trang
sức bằng bạc như vòng cổ, vòng tay, nhẫn trước ngực và sau lưng đều đeo
gương để trừ tà, không trang điểm. Ngày nay, cô dâu Pa Dí không còn mặc
trang phục dân tộc trong suốt quá trình diễn ra lễ cưới nữa mà mặc váy cưới
và trang điểm giống cô dâu người Kinh. Chỉ đến khi vào làm lễ cúng gia tiên
bên nhà trai cô dâu mới thay váy, mặc trang phục truyền thống.
Đến giờ tốt đã chọn, đại diện nhà trai xin phép nhà gái cho đón dâu về.
Cô dâu, chú rể thắp hương vái lạy tổ tiên và các bậc cao niên trong dòng họ
trước khi về nhà chồng. Sau đó, chú rể dắt tay cô dâu ra cửa cùng đoàn đưa
đón dâu về nhà chồng.
Đón và đưa dâu về nhà trai: đoàn đưa dâu của nhà gái cũng phải là con
số chẵn, thường là 8 người giống như đoàn đi đón dâu. Thành phần đoàn đưa
dâu phải có một người đàn ông lớn tuổi trong dòng họ nhà gái để làm lễ giao
dâu, một người phụ nữ lớn tuổi am hiểu phong tục tập quán dân tộc để hướng
dẫn cô dâu làm các lễ nghi cần thiết, cùng với phù dâu, bạn bè, người thân
thích của cô dâu. Những người được chọn đưa dâu cũng phải có những tiêu
chuẩn giống như đoàn đón dâu. Khác với phong tục của người Kinh “cha đưa
mẹ đón”, đối với người Pa Dí, mẹ có thể đưa con gái về nhà chồng, nhưng bố
không được làm điều đó mà chỉ tiễn đoàn đưa, đón dâu ra cổng rồi quay về.
46
Theo lời ông Pờ Tráng Vần, 65 tuổi, thôn Cốc Ngù “con mình giờ đã được gả
bán cho người ta rồi thì từ nay sướng khổ phải chịu, bố mẹ không thể lo cho
con suốt đời này được”.
Trong truyền thống, người Pa Dí đón, đưa dâu thường đi bộ, dùng ngựa
để làm “xe hoa” chở cô dâu về nhà chồng. Con ngựa được lựa chọn làm “xe
hoa” phải khoẻ mạnh, đẹp mã, có bộ lông óng mượt và được trang trí lộng lẫy
bằng một chiếc nơ đỏ to đeo ở cổ, cùng những chiếc chuông bằng đồng, đi
đến đâu cũng phát ra âm thanh nghe rất vui tai, lòng người cảm thấy phấn
khởi, rộn ràng. Yên ngựa được dải vải đỏ để cho cô dâu ngồi, lưng ngựa còn
treo một chiếc ô và một chiếc gương để bảo vệ hồn cô dâu trên đường đi.
Người Pa Dí không có tục lệ ném tiền khi đi qua cầu, qua sông suối giống
như người Việt và một số dân tộc khác. Hiện nay, người Pa Dí vẫn đi bộ để
đưa, đón dâu nếu khoảng cách giữa nhà trai và nhà gái gần nhau, cô dâu cũng
đi bộ cùng mọi người, ngựa có thể được dùng để chở đồ thách cưới, chở hòm
đựng đồ đạc của cô dâu mang đến nhà chồng. Nếu nhà trai và nhà gái ở xa
nhau, đoàn đón, đưa dâu có thể đi xe máy hoặc ô tô tuỳ theo điều kiện của
từng gia đình.
Khi về đến nhà trai, cô dâu cùng đoàn đưa dâu dừng lại ở ngoài sân.
Nhà trai chuẩn bị sẵn một chậu nước, tất, giày mới để làm Lễ rửa chân (Sủy
khá) cho cô dâu. Trước đây, phù dâu là người rửa chân, thay tất, giày mới cho
cô dâu. Hiện nay, việc rửa chân cho cô dâu có thể do chú rể hoặc một người
bạn của cô dâu. Ý nghĩa của việc làm này là để cô dâu rũ bỏ hết những thứ uế
tạp, dơ bẩn đã đeo bám vào người trong lúc đi đường rồi mới được phép bước
chân qua ngưỡng cửa nhà chồng.
Tiếp đó là lễ trừ tà ma (Kha cảy) cho cô dâu, nhà trai đặt trước cửa một
chiếc bàn, mặt bàn được dán giấy mầu đỏ, trên đặt đồ lễ, bao gồm: một miếng
thịt luộc chín, 1 chai rượu, 1 gói tiền (gói bằng giấy đỏ), 3 chén rượu, 3 đôi
47
đũa, 2 cây nến, một sấp giấy bản và một con gà trống còn sống, buộc chân,
cọc dưới gầm bàn. Thầy cúng được nhà trai mời đến thắp năm nén hương chia
làm ba bát (bát ở giữa 3 nén, hai bát hai bên mỗi bát một nén) để làm lễ. Thầy
cúng hét vang một tiếng lớn, sau đó vừa khấn vừa vãi những cọng rơm đã
được chặt nhỏ ra xung quanh. Một người trong gia đình nhà trai cầm dao cắt
tiết con gà trống buộc dưới gầm bàn, cầm con gà chạy vòng quanh cô dâu.
Con gà sau đó đem vứt đi, không được thịt ăn. Lễ này mục đích nhằm xua
đuổi tà ma và những điều không may mà cô dâu gặp phải trên đường. Sau
khi cúng trừ tà ma, thầy cúng đốt sấp giấy bản, khi đó cô dâu mới được phép
vào nhà chồng làm lễ gia tiên. Để cảm ơn thầy cúng nhà trai mời thầy uống
rượu và trước khi ra về gia chủ biếu thầy một con gà luộc hoặc một chân giò
lợn đã luộc chín.
Sau khi cô dâu vào nhà, đại diện đoàn đưa dâu của nhà gái có ý kiến,
xin phép được giao dâu cho gia đình, họ hàng bên nhà trai và căn dặn cô dâu
những điều hay, lẽ phải. Sau đó chủ nhà thắp hương trình báo và mời tổ tiên
về chứng giám, phù hộ cho đôi trẻ; chú rể cùng cô dâu quỳ lạy tổ tiên và vái
ba vái. Lễ này có sự chứng giám của ông trưởng họ cùng các thành viên trong
đoàn đưa, đón dâu. Từ giờ phút này cô dâu chính thức trở thành một thành
viên trong gia đình nhà chồng.
Sau khi làm lễ gia tiên, cô dâu được bà mối đưa đến buồng cưới mà nhà
trai đã chuẩn bị từ trước. Một đám trẻ nhỏ được đưa vào phòng, cô dâu lấy
xôi (được nhà trai để trong phòng) chia cho bọn trẻ ăn. Bọn trẻ tranh nhau ăn
tạo nên bầu không khí vui vẻ, đầy ắp tiếng trẻ thơ. Đồng bào tin rằng, nghi lễ
này giúp cô dâu chú rể sau này sẽ sinh được nhiều con.
Trong bữa cơm tối đầu tiên ở nhà chồng, sau khi mọi người ăn cơm
xong, cô dâu lấy chậu nước nóng, khăn mặt để mời những người thuộc thế hệ
trên của nhà chồng rửa miệng, rửa tay. Những người nhận được vinh dự này
48
tặng cho cô dâu một số tiền nhỏ gói trong giấy đỏ. Với những gia đình giàu
có, khá giả, ông bà, bố mẹ chồng còn tặng cho cô dâu một số đồ trang sức quý
như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, dây xà tích bằng bạc (ngày nay có thể là
đồ trang sức bằng vàng). Buổi tối hôm đó, các nam nữ thanh niên bạn bè của
cô dâu, chú rể tổ chức vui chơi, hát đối đáp. Ngày nay không có hát đối đáp,
thay vào đó là hát karaoke, nhảy nhạc trẻ.
Hiện nay, người Pa Dí vẫn duy trì phong tục truyền thống, đêm đầu tiên
cô dâu về nhà chồng chưa phải là đêm động phòng hoa chúc. Đêm đó một
người bạn thân thiết của cô dâu ở lại và ngủ cùng cô dâu trong buồng cưới với
ý nghĩa để cô dâu làm quen với cuộc sống mới ở nhà chồng. Theo bà Tráng
Sử Lềnh, trước đây, khi mới về nhà chồng, ba tối đầu tiên cô dâu ngủ cùng
bạn, sau đó mới ngủ chung với chú rể.
- Ngày thứ ba: Đây là ngày cưới bên nhà trai
Buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, cô dâu phải thức dậy sớm, đun nước
rồi lần lượt bưng chậu nước cùng khăn mặt còn mới nguyên đến tận nơi cho
từng người thuộc thế hệ trên của chồng rửa mặt. Cũng như tối hôm trước, họ
“cảm ơn” cô dâu bằng việc tặng cho cô một món tiền nhỏ gói trong giấy đỏ,
với hàm ý chúc cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, cô dâu chú rể gặp nhiều may
mắn, nhiều phúc lộc.
Bữa trưa, nhà trai bày tiệc rượu, mời anh em họ hàng, bạn bè và đại
diện các gia đình trong thôn đến dự mừng gia đình có con dâu mới. Trung
bình nhà trai làm khoảng 60 - 70 mâm cỗ, một số gia đình làm nhiều hơn, tới
hàng trăm mâm. Cách bài trí món ăn trong mâm cỗ ở nhà trai về cơ bản giống
như nhà gái. Tham dự bữa liên hoan ngoài anh em, họ hàng, bạn bè nhà trai
còn có đoàn đưa dâu của nhà gái. Cô dâu, chú rể đến từng bàn mời khách.
Mọi người cùng nâng chén chúc mừng gia chủ và hạnh phúc của đôi bạn trẻ,
buổi liên hoan diễn ra trong bầu không khí thân mật và vui vẻ.
49
* Lễ vật (ăn kìn lâu) và quà mừng: Lễ vật trong đám cưới của người
Pa Dí nói chung, người Pa Dí ở thôn Cốc Ngù nói riêng rất được coi trọng. Lễ
vật nhà trai mang đến nhà gái trước là để cúng báo tổ tiên, sau đó để nhà gái
làm cỗ mời anh em, họ hàng, làng xóm và chi phí cho đám cưới. Trước đây, lễ
vật thách cưới rất nặng, vì vậy nhà trai phải chuẩn bị từ khi con mình chư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hon_nhan_hien_nay_cua_nguoi_pa_di_o_thon_coc_ngu_xa_nam_chay_huyen_muong_khuong_tinh_lao_cai_5388_19.pdf