Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU. 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO
HIỂM HÀNG HẢI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP
ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI. 10
1.1. Khái quát về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải . 10
1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của bảo hiểm hàng hải . 10
1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm hàng hải và hợp đồng bảo hiểm hàng hải . 13
1.1.3. Những đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hải. 22
1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hải . 22
1.1.5. Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải . 22
1.2. Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng bảo hiểm hàng hải. 22
1.2.1. Khái quát về pháp luật điều chỉnh Hợp đồng bảo hiểm hàng hải . 22
1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh Hợp đồng bảo hiểm
hàng hải . 22
KẾT LUẬN CHưƠNG 1. 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO
HIỂM HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 22
2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm hàng hải. 22
2.1.1. Người bảo hiểm. 22
2.1.2. Người được bảo hiểm. 22
2.2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hải. 22
2.3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm hàng hải. 22
27 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp đồng bảo hiểm hàng hải theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g về từng loại hợp đồng trong bảo hiểm hàng
hải nhƣ: Bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm TNDS chủ tàu, bảo hiểm vận chuyển hàng
hoá bằng đƣờng biển,... Chƣa có một tác giả nào nghiên cứu một cách khái quát,
hệ thống và đánh giá một cách toàn diện về thực trạng xây dựng và áp dụng pháp
luật Việt Nam về HĐBHHH, một đề tài đang cần đƣợc làm rõ về mặt lý luận và
cấp bách về mặt thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải theo pháp luật
Việt Nam” là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam về HĐBHHH.
- Phân tích thực trạng, đánh giá bất cập của quy định của pháp luật hiện hành
về HĐBHHH. Thông qua việc phân tích đành giá đó tác giả xin đề xuất phƣơng
8
hƣớng và những biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật HĐBHHH ở Việt Nam
nhằm góp phần xây dựng những quy định mới có hiệu quả áp dụng và mang tính
bền vững hơn cũng nhƣ nâng cao vai trò của HĐBHHH, đặc biệt là vai trò chia sẻ
rủi ro trong hoạt động bảo hiểm hàng hải.
4. Tính mới và đóng góp của đề tài
Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu sâu về HĐBHHH chứ không phân tích tất cả các
vấn đề về BHHH nói chung dƣới góc độ pháp luật.
Luận văn một mặt đã đánh giá đƣợc những ƣu điểm, tiến bộ mà pháp luật về
HĐBHHH đạt đƣợc kể từ khi Bộ luật hàng hải số 40/2005/L-QH11 ra đời cho đến
nay, một mặt chỉ ra thực tế áp dụng, những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quy
định pháp luật về HĐBHHH. Những ví dụ điển hình của luận văn hết sức cụ thể, sát
thực, cập nhật và phản ánh rõ thực trạng của pháp luật về HĐBHHH đã chỉ ra ở nội
dung chƣơng 2. Xuất phát từ thực trạng đó, luận văn đã đƣa ra phƣơng hƣớng và
một số giải pháp, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật về HĐBHHH.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là các quy định pháp luật về HĐBHHH.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề trong luật thực định bao
gồm các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về HĐBHHH (Bộ luật, luật và
các Nghị định, Quyết định về HĐBHHH) mà khi những quy định này đƣợc đƣa vào
thực tế để áp dụng đã xuất hiện những bất cập, hạn chế gây ảnh hƣởng đến hoạt
động chia sẻ rủi ro, đến quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm hàng
hải. Việc lựa chọn đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu nhƣ trên đảm bảo tính
chuyên sâu và thực tiễn của công trình khoa học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình thực hiện luận văn ngƣời viết đã sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Khi nghiên cứu về lý thuyết ngƣời viết đã sử
dụng các tài liệu về BHHH và HĐBHHH của các chuyên gia bảo hiểm trong nƣớc.
Ngoài ra trong quá trình công tác ngƣời viết đã trực tiếp ghi chép, thu thập đƣợc các
tài liệu thực tế liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật về HĐBHHH ở Việt
9
Nam, bản án liên quan đến tranh chấp HĐBHHH của VIAC.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, những
nội dung chính của đề tài đƣợc trình bày trong ba chƣơng:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về HĐBHHH và pháp luật điều chỉnh
HĐBHHH.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về HĐBHHH ở Việt Nam hiện nay.
- Chương 3: Phƣơng hƣớng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về HĐBHHH.
10
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
1.1. Khái quát về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của bảo hiểm hàng hải
BHHH đƣợc coi là có lịch sử phát triển sớm nhất trong các ngành bảo hiểm
còn tồn tại đến ngày nay và nó đặt nền móng cho sự phát triển của bảo hiểm sau
này. Sự hình thành sớm và phát triển của BHHH gắn liền với sự phát triển của
ngành thƣơng mại hàng hải, một trong những phƣơng thức đầu tiên trong lịch sử
nhân loại tạo sự thông thƣơng hàng hóa giữa các châu lục.
BHHH đƣợc cho là ra đời dƣới hình thức cho vay kiêm bảo hiểm. Trong
quan hệ vay mƣợn này nếu hàng hóa gặp rủi ro tổn thất thì ngƣời vay không phải trả
khoản tiền đã vay bao gồm cả vốn lẫn lãi. Ngƣợc lại nếu hàng hóa an toàn thì ngƣời
vay sẽ phải thanh toán một khoản tiền lãi rất cao - đƣợc xem nhƣ hình thức sơ khai
của phí bảo hiểm. Thực chất đó là một sự kết hợp giữa hoạt động vay mƣợn và ý đồ
bảo hiểm. Tuy nhiên do tổn thất xảy ra ngày càng nhiều khiến những nhà kinh
doanh cho vay lãi cao cũng lâm vào tình thế nguy hiểm, tiền lãi không đủ để bồi
thƣờng cho hàng hóa bị tổn thất do không quy định các loại rủi ro họ phải gánh chịu
tƣơng ứng với mức phí và vì thế nó đã dần bị thay thế bởi hình thức bảo hiểm.
HĐBHHH đã xuất hiện vào thế kỷ XIV và bản HĐBHHH cổ nhất còn đƣợc
lƣu giữ đến ngày nay đƣợc phát hành tại Genes của Italia vào năm 1347. Nội dung
cơ bản của HĐBHHH là một bên là nhà buôn, chủ tàu chấp nhận trả một khoản tiền
cho một bên khác là nhà bảo hiểm. Nếu hàng hóa, tàu thuyền không đến đƣợc nơi
giao hàng bên bảo hiểm phải trả cho nhà buôn, chủ tàu một khoản tiền phù hợp.
Từ cuối thế kỷ XV, BHHH thực sự phát triển mạnh mẽ khi Châu Âu thực
hiện những chuyến đi khai phá Châu Á và Châu Mỹ. Từ Italia, BHHH đã phát triển
nhanh chóng và đầy đủ hơn sang Anh. Đến thế kỷ thứ XVII, nƣớc Anh đã chiếm vị
trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn
11
thịnh nhất. Mẫu đơn bảo hiểm tàu và hàng (Lloyd’s SG form) của Anh ra đời từ thế
kỷ XVII vẫn đƣợc áp dụng cho đến ngày nay.
Hiện nay, BHHH phát triển rất mạnh trên phạm vi toàn cầu với sự phong phú
đa dạng của các nghiệp vụ BHHH. Bên cạnh Châu Âu - cái nôi của BHHH với quy
mô thị trƣờng lớn, tốc độ phát triển nhanh, ổn định với sự hiện diện của nhiều tập
đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới. BHHH cũng phát triển mạnh mẽ tại Mỹ và khu
vực Châu Á..
BHHH Việt Nam xuất hiện khá muộn so với sự ra đời và phát triển của
BHHH thế giới, gắn liền với bảo hiểm Việt Nam nói chung và là một trong những
lĩnh vực bảo hiểm có lịch sử ra đời và phát triển sớm nhất tại Việt Nam. Ngành bảo
hiểm Việt Nam nói chung và BHHH Việt Nam nói riêng chỉ thực sự hình thành sau
Quyết định 179/CP ngày 17/12/1964 của Chính Phủ về việc thành lập công ty bảo
hiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính. Ngày 15/01/1965 công ty bảo hiểm Việt
Nam chính thức đi vào hoạt động với hai chức năng là quản lý nhà nƣớc và trực tiếp
kinh doanh bảo hiểm. Hai trong số 3 nghiệp vụ bảo hiểm đƣợc thực hiện bởi công
ty bảo hiểm Việt Nam thời kỳ này thuộc về lĩnh vực BHHH đó là hàng hóa vận
chuyển đƣờng biển và tàu biển. Cũng trong năm 1965 Bộ Tài Chính đã ban hành
Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển (QTC-1965).
Nhìn chung thời kỳ này, BHHH đã hình thành nhƣng chƣa thực sự phát triển.
BHHH Việt Nam thực sự phát triển với bƣớc ngoặt kể từ thập kỷ 90 khi nền
kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến lớn theo cơ chế thị trƣờng và hoạt động
bảo hiểm đã có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Với việc ban
hành nghị định số 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/1983 về kinh doanh bảo hiểm
và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát
triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam. Các quy định mới ban hành đã cho phép các
chủ đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc tham gia thị trƣờng bảo hiểm; quy
định về tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm; mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh
bảo hiểm lên tới 12 nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm thay vì 3 nghiệp vụ nhƣ giai
đoạn trƣớc. Riêng trong lĩnh vực BHHH, đã ghi nhận rõ nghiệp vụ bảo hiểm thân
12
tàu và TNDS chủ tàu thay vì bảo hiểm tàu biển chung chung nhƣ trƣớc đây bên
cạnh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển. Nhờ vậy, độc
quyền trong kinh doanh bảo hiểm của một doanh nghiệp nhà nƣớc duy nhất – công
ty bảo hiểm Việt Nam đã chấm dứt với sự ra đời của một loạt các doanh nghiệp bảo
hiểm sau đó hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nhƣ: Tổng công ty cổ
phần Bảo Minh (1994), công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) (1995), tổng
công ty bảo hiểm PVI (1996), công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Việt – Tokio
Marine (1996), công ty bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) (1997), tổng công ty cổ phần bảo
hiểm Bƣu điện (PTI) (1998). Đồng thời công ty bảo hiểm Việt Nam cũng không còn
giữ chức năng quản lý nhà nƣớc mà trở thành một doanh nghiệp kinh doanh thuần
túy. Ngày 09/08/1990 Bộ Tài Chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đƣờng biển (QTC-1990) thay thế cho QTC-1965. Việc ban
hành QTC 1990 thay thế cho QTC 1965 đã phản ánh sự phát triển của bảo hiểm
hàng hóa bằng đƣờng biển nói riêng và BHHH nói chung cũng nhƣ sự quan tâm chú
trọng phát triển của nhà nƣớc đối với BHHH. Tiếp đó ngày 03/05/1999 ban tổ chức
cán bộ Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam – tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp bảo
hiểm. Nhƣ vậy, giai đoạn này thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đƣợc hình thành với
đầy đủ các yếu tố, phát triển từng bƣớc vững chắc, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc
ngoài, phù hợp với định hƣớng phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế của Việt
Nam cũng nhƣ hoạt động thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc trên thế giới.
Từ năm 2000 đến nay, BHHH Việt Nam có sự phát triển bùng nổ và duy trì
tốc độ phát triển ổn định. Minh chứng cho điều này là (i) sự ra đời và phát triển
nhanh chóng về số lƣợng của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp
dịch vụ BHHH với 29 doanh nghiệp trong đó chứng kiến sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu thế giới nhƣ AIG Việt Nam, Cathay
Việt Nam, QBE Việt Nam, .; (ii) sự đa dạng của các nghiệp vụ BHHH; (iii) tỷ lệ
tham gia BHHH hay doanh thu của các doanh nghiệp BHHH.
13
1.1.2. Khái niệm về bảo hiểm hàng hải và hợp đồng bảo hiểm hàng hải
1.1.2.1. Khái niệm bảo hiểm hàng hải
Để hiểu đƣợc thế nào là BHHH cần thiết phải tìm hiểu khái niệm về bảo
hiểm. Cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về bảo hiểm mặc dù bảo
hiểm ra đời và phát triển từ khá sớm. Khái niệm về bảo hiểm đƣợc tiếp cận dƣới
nhiều góc độ khác nhau. Dƣới góc độ tài chính, ngƣời ta cho rằng: bảo hiểm là một
hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong
đợi. Dƣới góc độ pháp lý, giáo sƣ Hemard đƣa ra khái niệm: bảo hiểm là một
nghiệp vụ, qua đó, một bên là ngƣời đƣợc bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền
(phí bảo hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một ngƣời thứ ba
khác để trong trƣờng hợp rủi ro xảy ra, sẽ đƣợc trả một khoản tiền bồi thƣờng từ
một bên khác là ngƣời bảo hiểm, ngƣời chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền
bù những thiệt hại theo Luật Thống Kê. Còn dƣới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các
công ty, các tập đoàn bảo hiểm thƣơng mại trên thế giới lại đƣa ra khái niệm: bảo
hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một ngƣời, một doanh nghiệp hay một tổ chức
chuyển nhƣợng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thƣờng cho ngƣời
đƣợc bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại
giữa tất cả những ngƣời đƣợc bảo hiểm [30, tr.10].
Theo từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Tổng công ty bảo hiểm Việt
Nam phát hành năm 2001, bảo hiểm là “cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh
nặng hậu quả của một số rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người
cùng gánh chịu” [25].
Những cách hiểu nói trên nhìn chung đã phản ánh đƣợc bản chất của bảo
hiểm là rủi ro và cơ chế chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm, việc san sẻ, bù trừ tổn
thất trong bảo hiểm. Sẽ là thật khó để đƣa ra đƣợc một khái niệm đầy đủ, tổng quát
về bảo hiểm, bởi nó không chỉ đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau với
những cách thức tiếp cận khác nhau mà nó còn là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp
hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc trƣng.
Tổng hợp từ những cách hiểu và nhận định nói trên, có thể hiểu khái quát
14
bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo
hiểm được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, theo đó người mua bảo hiểm chấp
nhận trả phí bảo hiểm và người bảo hiểm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm.
Khái niệm trên đã hàm chứa những điểm cốt lõi nhất về bảo hiểm là: (i) Đặc
thù pháp lý của việc chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm là thực hiện qua HĐBH; (ii)
Hai chủ thể đặc trƣng của HĐBH là ngƣời bảo hiểm và ngƣời mua bảo hiểm; (iii)
Qua bảo hiểm, hậu quả của rủi ro có thể xảy ra đƣợc chuyển giao từ bên mua bảo
hiểm sang bên bảo hiểm theo một cơ chế đặc biệt, bên mua bảo hiểm trả phí bảo
hiểm để đổi lấy “lời hứa” (cam kết) bồi thƣờng hoặc trả tiền bảo hiểm của bên bảo
hiểm; (iv) Điều kiện để bên bảo hiểm thực hiện cam kết của mình là xảy ra “sự kiện
bảo hiểm” – “là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định
mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
ngƣời thụ hƣởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm” [22, Điều 3, khoản
10]. Cũng giống nhƣ bảo hiểm, hiện nay cũng không có một khái niệm chung chính
thống về BHHH mà có nhiều quan điểm khác nhau về BHHH. Theo từ điển luật học
Black’s Law Dictionary BHHH là: “Một thỏa thuận để đảm bảo chống lại tổn thất
đối với một tàu biển, hàng hóa hoặc lợi nhuận liên quan đến một hành trình cụ thể
hoặc cho một tàu cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể” [29].
Còn theo từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm: “BHHH là bảo hiểm hàng
hóa trong quá trình vận chuyển và các phương tiện vận chuyển đường thủy, đường
bộ và đường hàng không” [25]. Nhƣ vậy, so với cách giải thích của từ điển luật học
Black’s Law Dictionary, khái niệm BHHH ở đây không rõ ràng và dễ gây hiểu
nhầm cho ngƣời đọc. Từ điển Black’s Law Dictionary đề cập đến 3 đối tƣợng bảo
hiểm là tàu biển, hàng hóa và lợi ích đồng thời nêu rõ 3 đối tƣợng này phải liên
quan đến một hành trình cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Trong khi từ
điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm chỉ đề cập đến 2 đối tƣợng là hàng hóa và
phƣơng tiện vận chuyển đồng thời đối với đối tƣợng phƣơng tiện vận chuyển lại liệt
kê gồm các phƣơng tiện vận chuyển đƣờng thủy, đƣờng bộ và đƣờng hàng không.
15
Với cách giải thích này ngƣời đọc phải hiểu thế nào, liệu các phƣơng tiện vận
chuyển này có phải nằm trong cùng một hành trình hay không hay chúng vẫn là đối
tƣợng bảo hiểm ngay cả khi không liên quan đến nhau trong một hành trình? Thực
tế hiện nay cho thấy, các phƣơng tiện vận chuyển này phải liên quan đến nhau trong
một hành trình.
Trong giáo trình "Lý thuyết bảo hiểm" năm 2010 của Học viện Tài chính Hà
Nội, BHHH bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến hoạt động hàng hải
nhƣ: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển, bảo hiểm thân tàu và TNDS
của chủ tàu. Trƣớc khi đƣa ra khái niệm này, tác giả đã đƣa ra giải thích về hoạt
động hàng hải theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của BLHH 1990, là “các hoạt động
liên quan đến việc sử dụng tầu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học
- kỹ thuật, văn hoá, thể thao, xã hội và công vụ Nhà nước” [14, tr. 64-65]. Về mặt
logic, cách hiểu này hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc, tuy nhiên cần lƣu ý là điều
khoản mà tác giả đƣa ra giải thích về hoạt động hàng hải ở đây không phải là điều
khoản về giải thích thuật ngữ và theo cách hiểu này thì “hoạt động hàng hải” đến nay
đã có nhiều sự thay đổi và có thể sẽ có những thay đổi trong tƣơng lai. Hiện nay
BLHH 1990 đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi BLHH 2005, theo BLHH 2005 hoạt
động hàng hải “bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng
hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi
trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh
tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học” [21, Điều 1, Khoản 1].
Quy định này hiện nay cũng sắp bị thay thế bởi BLHH 2015, theo BLHH 2015
thuật ngữ hoạt động hàng hải:
Bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng
hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo
vệ môi trƣờng, quản lý nhà nƣớc về hàng hải và các hoạt động khác liên
quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể
thao, công vụ và nghiên cứu khoa học [24, Điều 1, Khoản 1].
Nhƣ vậy, nếu nhìn vào khái niệm hoạt động hàng hải tại các quy định đƣợc
16
trích dẫn nói trên thật khó để ngƣời đọc có thể luận ra đƣợc khái niệm BHHH mà
tác giả đƣa ra.
Tựu chung lại, những cách hiểu, giải thích về BHHH nêu trên đều có một
điểm chung là nêu lên phạm vi các đối tƣợng của BHHH gồm: tàu biển, hàng hóa
vận chuyển bằng đƣờng biển, lợi nhuận, TNDS của chủ tàu và giải thích của từ điển
thuật ngữ luật học Black’s law dictionary đƣợc xem là gần và đúng nhất với thực tế
hiện nay cũng nhƣ lịch sử hình thành và phát triển của BHHH.
Các đối tƣợng BHHH nói trên đều đƣợc ghi nhận tại BLHH 2005, BLHH
2015 và MIA 1906 - một đạo luật đã đƣợc nhiều nƣớc thừa nhận là tiêu chuẩn pháp
lý quốc tế cho ngành BHHH trên thế giới. Điều 3 của MIA 1906 quy định rõ đối
tƣợng của HĐBHHH là những hành trình hàng hải hợp pháp (lawful marine
adventure) và định nghĩa hành trình hàng hải là:
(a) Bất cứ tàu thủy, hàng hóa hoặc các động sản khác bị đặt vào
những hiểm họa hàng hải. Trong đạo luật này, tài sản nhƣ vậy đƣợc đề
cập tới nhƣ “tài sản có thể đƣợc bảo hiểm;
(b) Tiền kiếm đƣợc hoặc bất cứ cƣớc phí, tiền chuyến đi, tiền hoa
hồng, lợi nhuận thu đƣợc nào hoặc lợi ích về tiền khác hoặc sự bảo đảm cho
bất cứ tiền tạm ứng, tiền vay hoặc sự chi tiêu nào bị nguy hiểm bởi tài sản
có thể đƣợc bảo hiểm bị đặt vào những hiểm họa hàng hải;
(c) Bất cứ trách nhiệm nào đối với một bên thứ ba có của chủ sở hữu
của, hoặc ngƣời khác mà có quyền lợi hoặc chịu trách nhiệm cho tài sản có
thể đƣợc bảo hiểm bởi lý do của hiểm họa hàng hải [32]. (ND: Tác giả).
Tƣơng tự nhƣ vậy, quy định của BLHH 2005 và 2015 không có khác biệt so với
MIA 1906, cụ thể: Điều 225 của BLHH 2005 quy định về đối tƣợng BHHH nhƣ sau:
Đối tƣợng BHHH có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên
quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu
biển, tàu biển đang đóng, hàng hoá, tiền cƣớc vận chuyển hàng hoá,
tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền
lãi ƣớc tính của hàng hoá, các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung,
17
TNDS và các khoản tiền đƣợc bảo đảm bằng tàu, hàng hoá hoặc tiền
cƣớc vận chuyển [21, Điều 225].
BLHH 2015 không có sự khác biệt về nội dung so với BLHH 2005 nhƣng đã
bóc tách rõ ràng từng nhóm đối tƣợng của BHHH thành từng điểm riêng biệt tại
khoản 2 Điều 304.
1.1.2.2 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Hợp đồng, theo từ điển pháp luật Deluxe Black’s Law Dictionary, “là một sự
thoả thuận giữa hai hoặc nhiều ngƣời mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không
làm một việc cụ thể” hay “là một sự hứa hẹn hoặc một tập hợp sự hứa hẹn mà đối
với việc vi phạm nó, pháp luật đƣa ra một chế tài, hoặc đối với sự thực hiện nó,
pháp luật, trong một số phƣơng diện, thừa nhận nhƣ là một trách nhiệm”[9,tr.10].
Ngoài hai khái niệm về hợp đồng nói trên, các chuyên gia cũng đƣa ra những cách
hiểu khác nhau về hợp đồng, theo Robert W.Emerson và JohnW.Hardwick thì:
“Hợp đồng là một thoả thuận có thể đƣợc thi hành về mặt pháp lý, rõ ràn hoặc ngầm
định” [9, tr.11]Theo BLDS 2005, “hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”[20, Điều 388]. BLDS
2015 giữ nguyên nội dung khái niệm này tại Điều 385 và chỉ xoá bỏ thuật ngữ dân
sự đằng sau chữ hợp đồng mà thôi.
Mặc dù đƣợc định nghĩa theo những cách khác nhau nhƣng tựu chung lại,
khái niệm về hợp đồng bao gồm hai vấn đề lớn là (i) sự thoả thuận - sự thể hiện và
thống nhất ý chí của các chủ thể và (ii) mục đích là nhằm tạo lập ra một hậu quả
pháp lý là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Trong một quan hệ hợp đồng cụ thể các chủ thể sẽ biểu lộ và thống nhất ý chí về
một đối tƣợng cụ thể nào đó và chính vì xuất phát từ sự thống nhất ý chí của các
chủ thể nên hợp đồng đƣợc xem là luật giữa các bên và sẽ đƣợc ƣu tiên áp dụng để
điều chỉnh quan hệ giữa các bên. Chỉ trong trƣờng hợp hợp đồng không quy định
hay các thoả thuận của hợp đồng vi phạm hay trái quy định của pháp luật thì quy
định của pháp luật liên quan mới đƣợc áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các bên.
18
Nhƣ vậy, khái niệm về HĐBHHH cần phải thể hiện đƣợc bản chất cốt lõi của
bảo hiểm, BHHH và hai vấn đề lớn của hợp đồng nhƣ đã phân tích nói trên.
Khái niệm về HBHHH đã đƣợc quy định rất rõ ràng bằng một điều khoản riêng biệt
tại BLHH 1990 - Điều 200, BLHH 2005 - Điều 224 và BLHH 2015 - Điều 303.
BLHH 2005quy định nhƣ sau:“HĐBHHH là HĐBH các rủi ro hàng hải, theo đó
ngƣời bảo hiểm cam kết bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm những tổn thất hàng
hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp
đồng” [21, Điều 224, khoản 1]. Nhìn vào quy định này có thể thấy về cơ bản khái
niệm HĐBHHH đã thể hiện đƣợc bản chất của bảo hiểm, BHHH và hai vấn đề lớn
của hợp đồng. Đó là (i) sự thoả thuận giữa các chủ thể là ngƣời bảo hiểm và ngƣời
đƣợc bảo hiểm về “các rủi ro hàng hải” và (ii) mục đích cốt lõi của sự thoả thuận
này là nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm của ngƣời đƣợc bảo hiểm và cam kết bồi thƣờng
của ngƣời bảo hiểmcho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm
bảo hiểm của ngƣời bảo hiểm. Về việc tại sao HĐBHHH lại là HĐBH “các rủi ro
hàng hải” hay nói cách khác là ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm lại thoả
thuận về “các rủi ro hàng hải” thay vì đối tƣợng của BHHH là vì các rủi ro hàng hải
chính là các tác nhân có thể gây ra tổn thất cho các đối tƣợng của BHHH làm ảnh
hƣởng tới quyền lợi của ngƣời đƣợc bảo hiểm trong đối tƣợng bảo hiểm và sẽ giúp
giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng của ngƣời bảo hiểm. Phạm vi các rủi ro đƣợc bảo
hiểm và nghĩa vụ bồi thƣờng các tổn thất đƣợc thực hiện theo “cách thức và điều
kiện đã thoả thuận trong hợp đồng”. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp và xuất
phát từ định nghĩa nói chung về hợp đồng nhƣ đã phân tích ở trên.
Tuy nhiên, xét về mặt câu chữ, khái niệm HĐBHHH này chƣa khái quát đƣợc
nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm của ngƣời đƣợc bảo hiểm - điều mà BLHH 1990 đã đề
cập đến và đƣợc bổ sung trong BLHH 2015. Bên cạnh đó, so với BLHH 1990,
BLHH 2005 đã có sự điều chỉnh đáng kể đặc biệt phải kể đến nội dung giải thích
thuật ngữ “rủi ro hàng hải”, việc bổ sung thuật ngữ này giúp điều luật trở nên rõ
ràng cụ thể hơn từ đó góp phần làm giảm bớt việc áp dụng sai gây tranh cãi và tình
trạng có thể phải ban hành văn bản dƣới luật hay tìm đến những nguồn khác để
tham khảo viện dẫn đặc biệt khi xảy ra các tranh chấp. Giải thích thuật ngữ rủi ro
19
hàng hải đƣợc giữ nguyên trong BLHH 2015. Theo BLHH 2005, “Rủi ro hàng hải
là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đƣờng biển, bao gồm các rủi ro của
biển, cháy, nổ, chiến tranh, cƣớp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném
hàng xuống biển, trƣng thu, trƣng dụng, trƣng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi
ro tƣơng tự hoặc những rủi ro khác đƣợc thỏa thuận trong HĐBH”[21, Điều 224,
khoản 1]. Nhƣ đã nêu tại đoạn trên, không phải đƣơng nhiên các rủi ro đƣợc liệt kê
nói trên đều đƣợc bảo hiểm trong các HĐBHHH mà phụ thuộc vào thỏa thuận cụ
thể của các bên trong HĐBHHH. Thực tế có nhiều HĐBHHH chỉ bảo hiểm cho một
số các rủi ro trong số các rủi ro đƣợc liệt kê nói trên do mục đích và nhu cầu của các
bên. Trong bảo hiểm, rủi ro có thể đƣợc coi là điểm khởi đầu, là tiền đề pháp lý quy
định nội dung hoạt động của bảo hiểm. Tuy nhiên không phải mọi rủi ro đều đƣợc
bảo hiểm mà chỉ những rủi ro có tính chất ngẫu nhiên, bất ngờ ngoài ý muốn của
con ngƣời nhƣ thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển, và nguyên nhân khách quan
bên ngoài nhƣ: Chiến tranh, đình công, Còn những rủi ro có tính chất đƣơng
nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra hoặc do lỗi cố ý của ngƣời đƣợc bảo hiểm nhƣ: Hao
mòn tự nhiên, hành động cố ý của ngƣời đƣợc bảo hiểm, sẽ không đƣợc bảo hiểm
và trong BHHH cũng vậy, rủi ro hàng hải đƣợc bảo hiểm là rủi ro có thể xảy ra chứ
không bảo hiểm một rủi ro chắc chắn xảy ra, đƣơng nhiên xảy ra.
Bên cạnh thuật ngữ rủi ro hàng hải, ta còn thấy xuất hiện thuật ngữ tổn thất
hàng hải. BLHH 2005 cũng nhƣ BLHH 2015 ngay tại dòng đầu tiên của điều khoản
quy định về HĐBHHH đã quy định: “HĐBHHH là HĐBH các rủi ro hàng hải”.
Nhƣ vậy, tổn thất hàng hải đƣợc hiểu là những tổn thất do rủi ro hàng hải – rủi ro
đƣợc bảo hiểm gây ra. Vấn đề đặt ra ở đây là có phải mọi tổn thất do rủi ro hàng hải
gây ra đều đƣợc bảo hiểm hay không và có những loại tổn thất hàng hải nào?
Khoản 1 Điều 244 BLHH 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007889_0282_2003213.pdf