MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh sách các bảng số liệu
Danh sách các biểu đồ
MỞ ĐẦU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: . 2
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
4. Giả thuyết nghiên cứu. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu . 4
7. Phương pháp nghiên cứu. 4
8. Đóng góp của đề tài. 5
9. Cấu trúc luận văn. 5
PHẦN NỘI DUNG . 6
CHƯƠNG 1. 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỨNG THÚ, HỨNG THÚ HỌC TẬP . 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới. 6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước. 9
1.2. Hứng thú và hứng thú học tập . 15
1.2.1. Hứng thú. 15
1.2.2. Hứng thú học tập. 29
1.3. Hoạt động học tập. 32
1.3.1. Khái niệm. 32
1.3.2. Bản chất của hoạt động học . 331.3.3. Sự hình thành hoạt động học tập. 34
1.4. Đặc điểm hứng thú học tập của học sinh THPT. 38
1.4.1. Học sinh và một số đặc điểm tâm lý cơ bản . 38
1.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT . 44
1.4.3. Những biểu hiện hứng thú học tập môn GDCD của học sinh THPT45
1.4.4. Vài nét về nội dung chương trình môn GDCD của học sinh THPT. 46
CHƯƠNG 2. 49
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI QUẬN 8, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH. 49
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng. 49
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng . 49
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng. 49
2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu. 51
2.2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ở trường Trung
học phổ thông. 54
2.2.1. Nhận thức của học sinh và giáo viên về vai trò của môn học GDCD54
2.2.2. Hứng thú học tập môn GDCD được biểu hiện qua nhận thức của họcsinh 57
2.2.3. Hứng thú học tập môn GDCD được biểu hiện qua thái độ của họcsinh 62
2.2.4. Hứng thú học tập môn GDCD biểu hiện qua hành động trong học tập
của học sinh. 672.2.5. Hứng thú học tập môn GDCD biểu hiện qua kết quả học tập của họcsinh 71
2.2.6. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sự hứng thú học tập
của học sinh đối với môn học GDCD . 73
2.3. Các biện pháp nâng cao sự hứng thú học tập của học sinh đối với môn
học GDCD. 80
2.3.1. Thực trạng một số biện pháp về phía giáo viên nhằm nâng cao hứng
thú học tập môn GDCD cho học sinh . 80
2.3.2. Thực trạng một số biện pháp về phía cấp quản lý nhằm nâng cao
hứng thú học tập môn GDCD cho học sinh. 81
2.3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập của học sinh đối
với môn GDCD . 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91
PHỤ LỤC. 94
116 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh một số trường trung học phổ thông tại Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường quan sát thấy các em trai học giỏi
các môn khoa học chính xác, khoa học tự nhiên còn các em gái thì học tốt các
môn khoa học xã hội. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng
một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc
39
chưa được học ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán
hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Các thao tác trí tuệ
như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa phát triển
mạnh giúp các em lĩnh hội những khái niệm phức tạp và trừu tượng của
chương trình học.
Tóm lại, sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT đã đạt ở mức cao và
đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập. Càng lên các lớp cuối cấp,
năng lực trí tuệ càng phát triển. Điều này tạo cơ hội cho khả năng tư duy độc
lập, tư duy khái quát hóa, tư duy sáng tạo, chuẩn bị cho việc học lên cao, học
nghề và vào đời của các em.
1.4.1.2. Sự phát triển động cơ học tập của học sinh THPT
Nội dung các môn học ở trường THPT có tính lí luận cao hơn, khối
lượng kiến thức nhiều hơn so với cấp học trước. Thái độ học tập của thanh
niên học sinh cũng có nhiều điểm chú ý, một mặt các em có tính tự giác cao
hơn, tích cực hơn so với lứa tuổi trước do các em ý thức được tầm quan trọng
của việc học tập đối với nghề nghiệp trong tương lai, mặt khác thái độ học tập
của các em đã có sự phân hóa cao. Việc học tập của các em đã có sự phân hóa
cao, các em tập trung nhiều hơn đối với các môn học có liên quan tới nghề và
trường định chọn để thi hoặc các môn gây hứng thú đặc biệt, do tập trung vào
một số môn học nên các môn khác ít được chú ý hơn. Động cơ học tập của
thanh niên học sinh có tính hiện thực, gắn liền với nhu cầu và xu hướng nghề.
Còn các động cơ xã hội khác như học vì danh dự, học để được khen ngợi
không còn chiếm ưu thế như đối với học sinh các lớp dưới.
Chọn nghề luôn là mối quan tâm thường trực của học sinh trong suốt
thời kì THPT. Những câu hỏi kiểu như: học lên đại học hay học nghề? Vào
học trường nào? Sẽ làm nghề gì? Sẽ trở thành người như thế nào về phương
diện nghề nghiệp?... Trong giai đoạn này, các em học sinh rất tích cực tìm
40
hiểu các ngành nghề trong xã hội, thường xuyên so sánh, cân nhắc các giá trị
cũng như các yêu cầu của từng nghề trong xã hội và thường xuyên đối chiếu
với khả năng và điều kiên của bản thân. Các em rất tích cực học tập các môn
học liên quan trực tiếp tới việc tuyển chọn một vài nghề dự định sẽ theo đuổi.
Đến cuối năm của THPT hầu hết các em học sinh đã lựa chọn cho mình được
một vài nghề và trường học nghề tương ứng. Đồng thời cũng đã chuẩn bị kiến
thức và tâm thế cho việc tuyển chọn và học nghề đã lựa chọn.
1.4.1.3. Đặc điểm đời sống xúc cảm tình cảm
Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh THPT rất phong phú, đa dạng.
Đặc điểm đó thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em. Tình bạn ở lứa tuổi
học sinh THPT có cơ sở, có lý trí và bền vững hơn, nhu cầu được chọn bạn
thân là đòi hỏi tất yếu ở các em. Việc lựa chọn bạn không ở mức cảm tính, bề
ngoài mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối
sống,Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn, trong quan hệ với bạn
các em cũng nhạy cảm hơn. Tình bạn của các em rất bền vững, có thể vượt
qua mọi thử thách và có thể kéo dài suốt đời.
Đối với các bậc cha mẹ và người lớn, học sinh thường biểu lộ rõ tính tự
lập, có nét riêng độc đáo của cái tôi tương đối tự do. Các em hay cho rằng
người lớn thường không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những điều các em
nghĩ, các em làm cũng như sự trưởng thành của các em. Bởi vậy, các em có
xu hướng lạnh nhạt xa lánh người lớn mà tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các
bạn cùng lứa tuổi. Việc duy trì bầu không khí ấm áp, hiểu biết giữa cha mẹ và
con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người lớn đối với con trẻ, vào
thái độ ân cần và tế nhị của người lớn.
Học sinh THPT bắt đầu bộc lộ rõ tình cảm đạo đức như khâm phục,
kính trọng những người dũng cảm, kiên cường, coi trọng những giá trị đạo
đức cũng như lương tâm. Các em mong muốn làm điều gì đó mang lại lợi ích
41
cho nhiều người. Những tình cảm thẩm mỹ cũng được hình thành khá sâu sắc,
nhiều em say mê văn học nghệ thuật hoặc những môn khoa học khác nhau và
phấn đấu vì nó một cách không mệt mỏi.
Một loại tình cảm rất đặc trưng xuất hiện trong lứa tuổi này đó là tình
yêu nam nữ, sự biểu hiện loại tình cảm này nhìn chung rất phức tạp và không
đồng đều. Sự không đồng đều này thể hiện ở chỗ trong khi một số em bộc lộ
mạnh mẽ nhu cầu đối với người khác giới thì nhiều em khác vẫn còn thờ ơ,
bình chân như vại.
1.4.1.4. Sự phát triển nhân cách của học sinh THPT
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bậc trong sự phát triển nhân
cách của thanh niên học sinh, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lí
của tuổi thanh niên học sinh. Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của
thanh niên học sinh là nó xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động,
địa vị mới trong tập thể, những mối quan hệ mới với thế giới xung quanh
buộc các em phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình.
Các em không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà
còn nhận thức được vị trí của mình trong tương lai, ý thức rõ ràng hơn về cá
tính của mình, sự khác biệt của mình so với người khác và cũng hiểu rõ
những phẩm chất phức tạp, biểu hiện mối quan hệ nhiều chiều của nhân cách
(tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng). Ở lứa tuổi này, các em đã có sự đánh
giá sâu sắc và tốt hơn về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những
người khác và các em cũng có khuynh hướng độc lập hơn trong việc đánh giá
bản thân. Nhưng các em hay có xu hướng cường điệu hóa trong cách tự đánh
giá (có khi các em đánh giá quá thấp hoặc quá cao bản thân mình).
Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh, nhu cầu tự giáo dục của thanh
niên học sinh cũng được phát triển. Giáo dục ở các em không chỉ hướng vào
việc khắc phục một số thiếu sót trong hành vi hay phát huy những nét tốt nào
42
đó mà còn hướng vào việc hình thành nhân cách nói chung phù hợp với quan
điểm của các em.
Sự hình thành thế giới quan và lí tưởng: Thanh niên học sinh, lứa tuổi
sắp bước vào đời, cuộc sống mới đặt ra trước mắt các em biết bao điều mới lạ,
những niềm phấn khởi hy vọng xen lẫn những băn khoăn suy nghĩ. Nhìn
chung, các em đều muốn tiến bộ, đều muốn trở thành người có ích cho gia
đình và cho xã hội. Ở tuổi này những điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách và xã
hội để xây dựng một hệ thống quan điểm riêng đã được hình thành và chín
muồi.
Nội dung học tập ở trường, quan hệ xã hội rộng rãi, điều kiện sống
phong phú, đa dạng đã giúp cho các em hình thành thế giới quan ở mức khá
cao, sâu sắc, nhất quán và khái quát. Sự hình thành thế giới quan được thể
hiện ở tính tích cực nhận thức. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan
là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những qui luật của tự nhiên và
xã hộiThanh niên học sinh quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan đến
con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã
hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ
Lý tưởng của thanh niên học sinh: Ở tuổi thanh niên học sinh, các em
đã biết kết hợp những phẩm chất cao đẹp của những con người ưu tú trong
lịch sử, trong hiện thực để tạo nên con người lý tưởng của mình. Mẫu người
lý tưởng có tác dụng thúc đẩy các em vươn lên và tự hoàn thiện nhân cách của
mình.
Đường đời và xu hướng nghề nghiệp: Học sinh THPT có nét tâm lí đặc
biệt là sự băn khoăn suy nghĩ để định đoạt phương hướng cuộc đời mình. Các
em hay tự hỏi: “mình sẽ làm gì ? ”, “mình sẽ là người như thế nào?”Một
vấn đề quan trọng của thanh niên học sinh là việc chọn vị trí trong xã hội
tương lai cho bản thân mà trước hết là việc chọn nghề. Nhiều em đã biết so
43
sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lí, khả năng của bản thân với yêu cầu
nghề nghiệp. Tuy nhiên, thanh niên học sinh còn định hướng chưa đúng vào
học ở trường đại học. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng quan trọng trong
việc điều chỉnh, thúc đẩy các hoạt động của các em. Nghề nghiệp tương lai
chi phối hứng thú đối với môn học. Nhận thức yêu cầu về nghề nghiệp càng
cụ thể đầy đủ, sâu sắc bao nhiêu thì sự chuẩn bị đối với nghề nghiệp tương lai
càng tốt bấy nhiêu.
1.4.1.5. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh THPT
Leonchiep đưa ra quan niệm về hoạt động chủ đạo sau đó Elkonin tiếp
tục dựa trên đó để nghiên cứu sâu và rộng hơn. Trong sự phát triển tâm lí có
những hoạt động giữ vai trò chủ yếu, có những dạng giữ vai trò phụ thuộc và
đặc biệt là sự phát triển tâm lí phụ thuộc vào dạng hoạt động chủ đạo. Theo
Elkonin, từ lúc ra đời cho đến khi trưởng thành, sự phát triển tâm lí trẻ em trải
qua những giai đoạn có chất lượng riêng, kế tiếp nhau. Mỗi giai đoạn được
tính theo mối quan hệ nào đó của trẻ với thực tại là chủ đạo.
Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những
biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí
của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó. Hoạt động chủ
đạo là hoạt động có đối tượng mới mẻ chưa hề có trước đó, là hoạt động có
khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ và những quá trình tâm lí
của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại thông qua hoạt động này. Đồng thời hoạt
động chủ đạo là hoạt động có khả năng chi phối hoạt động khác cùng diễn ra
đồng thời và tạo ra những đặc trưng trong tâm lí của trẻ ở mỗi giai đoạn phát
triển.
Lứa tuổi thanh niên học sinh hầu hết các em đã ý thức được bản thân
đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhiệm vụ trước mắt của các em là phải
tập trung học tập để chọn cho mình một nghề nghiệp để bước vào đời. Do vậy
44
hoạt động chủ đạo của học sinh THPT là học tập và định hướng nghề nghiệp.
Các em muốn trở thành người lớn, muốn có địa vị trong xã hội, muốn được
người khác chấp nhận và các em có sự băn khoăn, lo lắng không biết mình
sẽ thi vào trường nào? Học nghề gì? Mọi hoạt động của các em xoay quanh
việc học tập và tìm hiểu xem nghề nào phù hợp với khả năng của bản thân và
hoàn cảnh gia đình.
1.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT
Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở thanh niên học sinh khác
rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác nhau cơ bản không
phải ở chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà là ở chỗ hoạt động học tập
của thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao
hơn nhiều, đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm vững chương trình một cách sâu
sắc thì cần phát triển tư duy lý luận. Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm
sống càng phong phú các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước
ngưỡng cửa của cuộc đời, do vậy ý thức của các em đối với học tập ngày càng
phát triển.
Thái độ của thanh niên học sinh đối với các môn học trở nên có lựa
chọn, ở các em hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng
nghề nghiệp. Cuối bậc THPT các em đã xác định được cho mình một hứng
thú ổn định đối với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất
định. Hứng thú này thường liên quan với việc chọn một nghề nhất định của
học sinh. Hơn nữa hứng thú nhận thức của học sinh mang tính chất rộng rãi,
sâu và bền vững hơn thiếu niên.
Thái độ học tập của thanh niên học sinh được thúc đẩy bởi động cơ học
tập có cấu trúc khác so với tuổi trước. Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ
thực tiễn (tức là ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp
thu môn học của các em), động cơ nhận thức sau đó là ý nghĩa xã hội của môn
45
học rồi mới đến động cơ cụ thể khác. Điều này dẫn đến tình trạng học lệch,
không ít thanh niên học sinh chỉ có hứng thú học tập đối với những môn học
quan trọng, có ý nghĩa đối với nghề nghiệp đã chọn và sao nhãng đối với
những môn học khác hoặc chỉ học ở mức độ trung bình. Cũng có một số học
sinh cho rằng mình không thể vào đại học nên chỉ học ở mức độ đạt yêu cầu
là đủ. Giáo viên cần làm cho các em học sinh đó hiểu được ý nghĩa và chức
năng của mỗi môn học trong hệ thống giáo dục phổ thông đối với sự phát
triển toàn diện cá nhân.
Thái độ họctập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của quá
trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên học sinh trong
hoạt động học tập.
1.4.3. Những biểu hiện hứng thú học tập môn GDCD của học sinh
THPT
Hứng thú học tập môn GDCD của học sinh là sự yêu thích, say mê nội
dung của môn học, từ đó học sinh tự giác ý thức về mục đích của môn học,
thông qua đó học sinh huy động cao độ các chức năng tâm lí để giải quyết các
nhiệm vụ học tập của môn học do giáo viên đề ra một cách có hiệu quả. Như
vậy, hứng thú học tập môn GDCD của học sinh được biểu hiện ở các mặt:
Mặt nhận thức: Học sinh nhận thức được mục đích, ý nghĩa của môn
GDCD.
Mặt thái độ: Học sinh có sự say mê, yêu thích môn GDCD, có thái độ
học tập đúng đắn.
Mặt hành động: Học sinh tự giác huy động các chức năng tâm lí để giải
quyết nhiệm vụ học tập, độc lập tìm tòi ra phương pháp học tập phù hợp một
cách có hiệu quả.
Kết quả học tập: Điểm số môn GDCD sau mỗi lần kiểm tra và thi cao.
46
Hứng thú học tập môn GDCD có những dấu hiệu như: Có sự chuẩn bị
bài đầy đủ, hăng hái phát biểu trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra, chú ý lắng
nghe và bổ sung câu trả lời của bạn, nêu thắc mắc và yêu cầu giáo viên giải
thích căn kẽ những vấn đề mà bản thân chưa rõ, tập trung chú ý vào vấn đề
đang học, có sự chủ động vận dụng những kiến thức đã học để nhận thức vấn
đề mới, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản chí trước những tình huống
khó khăn, say mê tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên những điều
đã được học, sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
1.4.4. Vài nét về nội dung chương trình môn GDCD của học sinh
THPT
1.4.4.1. Mục tiêu môn Giáo dục công dân
Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD, tôi nhận
thấy rằng chương trình môn GDCD được xây dựng dựa trên các khoa học cơ
bản như: triết học, đạo đức, pháp luật, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa
học và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung
môn GDCD trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp
với lứa tuổi học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức về thế giới
quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn.
Việc dạy học môn GDCD không chỉ hướng học sinh vươn tới những
giá trị tốt đẹp của người công dân Việt Nam trong thời kì CNH – HĐH đất
nước mà còn hình thành và phát triển ở các em niềm tin, tình cảm, hành vi và
thói quen phù hợp với những giá trị mà các em đã được học, giúp cho học
sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Môn GDCD còn có thể tích
hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho các công dân trẻ như giáo
dục môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng sống, an
toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác,
47
1.4.4.2. Nội dung môn Giáo dục công dân
Theo PGS.TS.Nguyễn Văn Cư nhận định: Môn GDCD ở bậc THPT
được thiết kế theo cấu trúc: toàn bộ chương trình GDCD lớp 10 trang bị cho
học sinh kiến thức triết học cơ bản và một số phạm trù đạo đức trong các mối
quan hệ xã hội. Chương trình GDCD lớp 11 bao gồm hai phần kiến thức cơ
bản: công dân với kinh tế và công dân với các vấn đề chính trị - xã hội.
Chương trình GDCD lớp 12 trang bị cho học sinh những kiến thức pháp luật
cơ bản.
Theo chương trình như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy phần lớn nội
dung chương trình GDCD ở THPT hiện nay mang tính lý luận vượt trội, nội
dung chủ yếu dành cho việc giảng dạy kiến thức triết học, kinh tế chính trị,
chủ nghĩa xã hội khoa học, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phần Công dân với đạo đức là trọng tâm của chương trình chỉ được
thực hiện trong 1 học kì (học kì 2 – GDCD 10). Nội dung các bài đạo đức chủ
yếu thiên về giáo dục ý thức đạo đức chính trị, triết lí khô khan, giáo điều,
không gắn với những tình huống thực tế của cuộc sống, chưa bắt nhịp với sự
phát triển hiện nay của cá nhân và của xã hội trong xu thế hội nhập, toàn cầu
hóa. Nhiều vấn đề đạo đức mới nảy sinh đã không được đề cập. Nhiều giá trị
chuẩn mực đạo đức cũ đã có sự biến đổi dưới sự tác động nhiều chiều của
khoa học công nghệ, của môi trường, của kinh tế thị trường,cũng không
được đưa vào nội dung chương trình. Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống,
rèn luyện thói quen, giáo dục kỹ năng sốnghoàn toàn chưa được chú trọng
[9; tr 26].
48
Kết luận chương 1:
Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó
do ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn tình cảm của nó. Hứng thú là
sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động.
Hứng thú là một thuộc tính của xu hướng nhân cách thể hiện thái độ lựa
chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối
với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại cho cá nhân một sự hấp dẫn về mặt
tình cảm, kích thích con người hành động.
Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với đối
tượng hoạt động học tập vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực
của nó trong đời sống cá nhân.
Qua chương 1, tác giả đã trình bày chi tiết về cơ sở lý luận của hứng thú
và hứng thú học tập. Từ đó, tác giả rút ra kết luận: để hình thành và nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Người
giáo viên có vai trò định hướng mục đích học tập cho học sinh để các em hiểu
được ý nghĩa của môn học với bản thân. Giáo viên cần đổi mới phương pháp
giảng dạy để học sinh thích thú, say mê môn học, từ đó các em sẽ hình thành
thái độ và hành động học tập đúng đắn.
49
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học
sinh một số trường trung học phổ thông tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học
tập môn GDCD cho học sinh một số trường THPT trên địa bàn quận 8, thành
phố Hồ Chí Minh..
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
Trong đề tài nghiên cứu này, các phương pháp được sử dụng chủ yếu là
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, ngoài ra còn các phương pháp hỗ trợ
khác.
2.1.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi viết
Để nghiên cứu hứng thú học tập môn GDCD của học sinh một số
trường THPT tại Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thành lập bảng hỏi
để điều tra học sinh ba khối lớp 10,11,12 và một số giáo viên, cán bộ quản lý
đang công tác và giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn quận 8,
Tp.HCM. Bảng hỏi được xây dựng theo dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các
bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở.
50
Nhằm mục đích xác định hứng thú học tập môn GDCD của học sinh
THPT thông qua nhận thức, thái độ và hành vi học tập. Tác giả đưa ra một số
câu hỏi mở và điều tra 35 học sinh lớp 10A6 và 36 học sinh lớp 11A2 và 30
học sinh lớp 12A9 của trường THPT Tạ Quang Bửu, 18 thầy cô đang giảng
dạy môn GDCD tại các trường THPT ở quận 8. Qua đó, tìm hiểu sơ bộ các
biểu hiện hứng thú học tập của học sinh THPT, các yếu tố ảnh hưởng cũng
như biện pháp để nâng cao hứng thú học tập môn GDCD.
Bước 2: Xây dựng phiếu khảo sát.
Phiếu thăm dò chính thức bao gồm hai phần như sau:
Phần 1: Thông tin về khách thể
Các khách thể nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh
nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác. Khi phát phiếu điều tra, tác giả
có hướng dẫn thêm cho khách thể về cách thực hiện phiếu.
Phần 2: Nội dung bảng hỏi.
Nội dung bảng hỏi được chúng tôi xây dựng dựa vào cơ sở lý luận về
hứng thú học tập đã nêu ở chương 1 và hệ thống hóa các ý kiến đã khảo sát
được ở phiếu thăm dò mở.
Sau khi căn cứ vào các khách thể thể nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
tiến hành xây dựng hai loại phiếu khảo sát. Một phiếu dành cho học sinh và
một phiếu dành cho giáo viên
Bước 3: Phát phiếu khảo sát cho cả giáo viên và học sinh
Tác giả tiến hành phát 50 phiếu cho giáo viên và cán bộ quản lý và phát
ngẫu nhiên 400 phiếu dành cho học sinh ở ba khối lớp của ba trường: THPT
Tạ Quang Bửu, THPT Lương Văn Can, THPT Ngô Gia Tự.
2.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Sau khi thu phiếu điều tra và xử lý số liệu, tác giả đã tiến hành gặp gỡ,
trò chuyện với học sinh và giáo viên để tìm hiểu hứng thú học tập môn
51
GDCD. Nội dung phỏng vấn gắn liền với bảng điều tra nhưng tập trung vào
nhận thức, thái độ, hành vi học tập môn GDCD của học sinh để góp thêm
thông tin cho những số liệu thống kê thêm thuyết phục.
2.1.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Số liệu được nhập và xử lý bằng máy vi tính với phần mềm SPSS 15.
Các thuật toán thống kê được sử dụng là:
- Thống kê tần số, tỉ lệ phần trăm
- Điểm trung bình, độ lệch chuẩn
Cách quy đổi điểm:
Đối với thang đo bậc 3: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3, chia làm 3
mức, theo đó ta có thang điểm như sau:
• Từ 1 đến cận 1,5: Yếu / Thấp
• Từ 1,5 đến cận 2,5: Trung bình
• Từ 2,5 đến 3: Tốt / Cao
2.1.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.1.3.1. Một số thông tin về địa bàn quận 8, Tp.HCM và các
trường THPT tại quận 8, Tp.HCM
Với diện tích 19,8 km2, dân số 404.976 người (2011), quận 8 là một
quận vùng ven, nằm án ngữ phía Tây Nam Tp.HCM. Phía Bắc ngăn cách với
quận 5 và quận 6 bởi kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa. Phía Đông ngăn cách
quận 4 và quận 7 bởi rạch Ông Lớn. Phía Tây giáp quận Bình Tân. Phía Nam
giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng, vì là đồng ruộng.
Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất
này khai phá và canh tác nông nghiệp. Những người lao động nghèo từ miền
Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức lao
động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó là
52
hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về quận 8. Sau đó những
người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các vùng địa
phương khác lại dồn về vùng đệm quận 8, đưa dân số quận trong những năm
chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành phần chủ yếu là công nông.
Cư dân của quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người
Hoa cũng có mặt ở đây từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có
người Chăm, Khmer chiếm khoảng hơn 0,3%.
Các tầng lớp dân cư ở quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa
được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo
Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài
(0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường
Hiện tại, trên địa bàn quận 8 có 4 trường THPT: Lương Văn Can; Ngô
Gia Tự, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thị Định (chuyên thể dục thể thao) tạo điều
kiện cho khoảng 9.000 học sinh trong độ tuổi phổ thông có điều kiện đến
trường. Học sinh trên địa bàn quận 8 với đặc điểm có nguồn gốc từ nhiều
vùng miền, nhiều dân tộc và đa dạng về tôn giáo cũng đã ít nhiều ảnh hưởng
đến việc giáo dục của nhà trường nói chung và hứng thú học tập của các em
với môn học giáo dục công dân nói riêng. GDCD là một môn học đặc thù ảnh
hưởng trực tiếp đến việc giáo dục, phát triển nhân cách của các em, đây cũng
là vấn đề chịu nhiều sự ảnh hưởng của tập tục, thói quen sống, gia đình, tôn
giáo
2.1.3.2. Thông tin về mẫu nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu thực trạng của đề tài bao gồm 300 học sinh cấp 3
của các khối lớp 10, 11, 12 và 36 GV, cán bộ quản lý tại các trường THPT
Ngô Gia Tự, THPT Lương Văn Can, THPT Tạ Quang Bửu trên địa bàn quận
8, Tp.HCM.
53
Bảng 2.1: Tổng quan về mẫu khảo sát học sinh
Học sinh Tần số Tỉ lệ %
Giới tính
Nam 130 43.3
Nữ 170 56.7
Khối lớp
10 150 50
11 73 24.3
12 77 25.7
Trường
Ngô Gia Tự 59 19.7
Lương Văn Can 86 28.7
Tạ Quang Bửu 155 51.7
Bảng 2.2: Thông tin về mẫu khảo sát GV và cán bộ quản lý
CBQL và Giáo viên Tần số Tỉ lệ %
Thâm niên
1 – 5 năm 17 47,2
5 – 10 năm 14 38,9
> 10 năm 5 13,9
Trường
Ngô Gia Tự 14 38,9
Lương Văn Can 14 38,9
Tạ Quang Bửu 8 22,2
54
2.2. Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ở
trường Trung học phổ thông
2.2.1. Nhận thức của học sinh và giáo viên về vai trò của môn học
GDCD
Căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển hứng thú ở học sinh, có
thể chủ động gây hứng thú cho các em trong học tập. Trước hết cần làm cho
các em thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập nói chung và
của môn học GDCD nói riêng. Hứng thú học tập môn GDCD chịu sự chi phối
bởi việc nhận thức được tầm quan trọng của môn học, đây được xem là một
trong những yếu tố ban đầu ảnh hưởng tích cực đến người học và người dạy.
Thế nên, việc nhận thức rõ tầm quan trọng của môn họ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_05_08_4281874618_4298_1872289.pdf