Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu, biểu đồ
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 7
1.1. Tổng quan về huy động vốn của ngân hàng thương mại . 7
1.1.1. Khái niệm, vai trò, chức năng và các hoạt động của Ngân hàng thương mại . 7
1.1.1.4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại . 10
1.1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại . 12
1.2. Huy động vốn dân cư ở ngân hàng thương mại . 14
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của huy động vốn dân cư ở Ngân hàng thương mại . 14
1.2.2. Các hình thức huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại . 19
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại. 22
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư . 27
1.3. Kinh nghiệm huy động vốn dân cư tại một số Ngân hàng Thương mại quốc tế
và trong nước . 30
1.3.1. Ngân hàng quốc tế . 30
1.3.2. Ngân hàng trong nước : . 32
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển Việt Nam
chi nhánh Quảng Bình . 37
Tóm tắt chương 1 . 39
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH . 40
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với Agribank Quảng Bình, từ lâu đã phát huy mạnh mẽ vai trò của
các tổ chức đoàn thể, xã hội trên địa bàn huyện, tăng cường sự hợp tác giữa Ngân
hàng với các hộ dân. Cụ thể, Agribank đã mở rộng mạng lưới giao dịch, mở nhiều
điểm giao dịch đến các xã, phụ trách số lượng cán bộ tùy thuộc vào số lượng khách
hàng giao dịch. Ngoài ra, Agribank còn thiết lập mối quan hệ và phối hợp chặt chẽ
với chính quyền xã đặt điểm giao dịch tại UBND xã nhằm giảm chi phí và đảm bảo
sự an toàn cho hoạt động ngân hàng, xây dựng và tăng cường sự hợp tác với các tổ
chức như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên trong
công tác huy động vốn. Các tổ chức hướng dẫn cho thành viên về cách thức giao
dịch với ngân hàng, phổ biến các chính sách, lợi ích đối với việc huy động vốn và
gửi tiền ngân hàng.
1.3.2.4. Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt Nam chi
nhánh Bắc Quảng Bình (BIDV Bắc Quảng Bình)
BIDV Bắc Quảng Bình là một chi nhánh có trụ sở chính nằm tại Thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình, có mạng lưới giao dịch tương đối rộng lớn, và hiện có một
phòng giao dịch chỉ cách địa bàn hoạt động của phòng giao dịch thuộc BIDV
Quảng Bình khoảng 10km. Do cùng một hệ thống trực thuộc BIDV Việt Nam, nên
các cơ chế, chính sách của BIDV Bắc Quảng Bình đa phần là tương đồng với BIDV
Quảng Bình. Trong những năm gần đây, hoạt động HĐV cá nhân của BIDV Bắc
Quảng Bình đã có những bước tiến mới, doanh số huy động đều tăng qua các năm.
Để đạt được điều này là do BIDV Bắc Quảng Bình đã có những chính sách nhằm
chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng, từ đó giữ vững được nền khách hàng
cũ và phát triển thêm được khách hàng mới. Cụ thể, BIDV Bắc Quảng Bình đã
thành lập một tổ phi tín dụng thuộc phòng khách hàng cá nhân, nhiệm vụ của tổ phi
tín dụng là giới thiệu, tiếp thị, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cập nhật
lãi suất tiền gửi, tiền vay trên địa bàn hoạt động, tìm kiếm các khách hàng tiềm
năng. Ngoài ra, tổ còn có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng như đề xuất những hình
37
thức, chính sách chăm sóc khách hàng mới, thực hiện tặng quà đến khách hàng vào
những dịp lễ tết, ngày sinh nhật khách hàng. Do có sự sát sao trong việc quản lý
khách hàng, tổ phi tín dụng này có thể nắm bắt được các ý kiến của khách hàng về
dịch vụ nói chung và HĐV cá nhân nói riêng tại chi nhánh mình, từ đó để có những
chính sách ngày một phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng tối đa nhu cầu, mong
muốn của khách hàng, để từ đó tiếp tục giữ vững và phát triển khách hàng ngày một
tốt hơn.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình.
Nhìn chung việc huy động vốn ảnh hưởng bởi chính sách tài chính tiền tệ
chung của quốc gia, đồng thời chịu sự ảnh hưởng trực tiếp các chính sách sản phẩm
và chiến lược huy động của mỗi ngân hàng. Từ nghiên cứu một số kinh nghiệm
trong hoạt động huy động vốn của một số ngân hàng nói trên, Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quảng Bình cần rút ra những
bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn như sau:
Thứ nhất, Cần đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát
triển thị trường tài chính nhằm khai thông nguồn vốn trong nước. Cần thiết kế từng
loại sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng kèm theo các dịch vụ về an sinh như
bảo hiểm, y tế, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là phải có chính sách lãi suất
rất linh hoạt làm cho khách hàng cảm thấy nhận được nhiều tiện ích và được chăm
sóc chu đáo hơn.
Thứ hai, Thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu hoạt động ngân hàng,
khuyến khích gửi tiền tiết kiệm từ nhiều kênh huy động trong nước hiệu quả.
Thứ ba, Đề nghị với chính phủ phải có chiến lược, kế hoạch cải cách kinh tế
- xã hội một cách toàn diện, phải có chính sách đúng đắn trong tổ chức hoạt động
ngân hàng để có thể tập trung huy động mở rộng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Thứ tư, Để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm nhằm tạo nên sức bật cho nền kinh tế, BIDV chi nhánh Quảng Bình chú
trọng đến việc mở rộng các điểm giao dịch ở vùng nông thôn nhằm thu hút nguồn
38
vốn nhàn rỗi từ dân cư, đồng thời mở rộng cho vay phát triển sản xuất.
Thứ năm, Kết hợp chặt chẽ giữa mở rộng huy động với nâng cao hiệu quả
huy động vốn, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp
phần cho nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
Thứ sáu , Phân cấp khách hàng: Các NHTM nước ngoài đã thực hiện chính sách
này từ rất lâu rồi. Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có các chính sách sao cho thật
phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách
hàng họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác hầu hết ở những
dịch vụ đó. Để có những chương trình phù hợp với từng nhóm khách hàng thì bản thân
các NHTM phải thực hiện nghiên cứu rất sâu sắc về từng nhóm khách hàng một. Đây
chính là tài nguyên chất xám của mỗi ngân hàng vì mỗi một ngân hàng sở hữu rất nhiều
khách hàng khác nhau nhưng tùy theo mục đích huy động mà mỗi ngân hàng sẽ có
những khác biệt với các ngân hàng khác.
Thứ bảy , Đa dạng hóa sản phẩm: Qua nghiên cứu và phân cấp khách hàng, mỗi
ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng nên việc đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp
ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và phục vụ được nhu cầu ngày
càng phong phú của khách hàng. Để giữ chân được khách hàng và thu hút ngày càng
nhiều khách hàng hơn nữa thì việc đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều tính năng sẽ giúp
khách hàng thấy thỏa mãn và hài lòng - đây chính là mục tiêu hướng tới của mỗi nhà
cung cấp không chỉ có hệ thống ngân hàng
Thứ tám ,Nâng cao chất lượng công nghệ: Với ngân hàng hệ thống công nghệ
góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống. Với số lượng khách hàng ngày càng
nhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ
thì ngân hàng sẽ không thể phát triển đi lên được. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp
ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ
được giải phóng khỏi những công việc tỷ mỷ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích
và tìm kiếm khách hàng.
39
Như vậy, với những mục tiêu chính mà các NHTM nổi tiếng đã và đang hướng tới
sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho NHTM Việt Nam học tập và có định hướng đúng
đắn hơn trong quá trình gia tăng huy động vốn cho NHTM.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến huy động vốn
dân cư của NHTM, từ đó thấy được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn
vốn huy động từ dân cư đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc phát triển huy động vốn dân cư là một
yêu cầu tất yếu đối với mỗi ngân hàng.
Chương 1 đã nêu lên các tiêu chí (định tính, định lượng) đánh giá hiệu quả
huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại, những nhân tố ảnh hưởng tới việc
huy động vốn từ dân cư của NHTM và một số bài học của một số NHTM trong
huy động vốn dân cư. Đây là khung lý luận để làm tiền đề cho việc phân tích thực
trạng hiệu quả huy động vốn dân cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình sẽ được trình bày trong chương 2 dưới đây.
40
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN
DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Quảng Bình
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng
kiến thiết Việt Nam) được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính. Từ
khi thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều
lần thay đổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (giai đoạn năm 1957 - 1981),
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn năm 1981 - 1990), Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 5/2012). Đến tháng 6/2012, BIDV
đã chính thức chuyển đổi và hoạt động như một ngân hàng thương mại cổ phần với
tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Hiện nay, với 60 năm hình thành và phát triển, BIDV đã kế thừa thành quả
xây dựng và trở thành một trong năm NHTM lớn nhất Việt Nam.
Đến năm 2018, tổng tài sản của BIDV đã đạt trên 1.268.000 tỷ đồng. BIDV
có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước với 190 chi nhánh cấp 1
và 815 Phòng giao dịch, điểm giao dịch cùng với hơn 24.000 cán bộ nhân viên.
BIDV còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy
tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm
quốc gia. BIDV cũng là NHTM đầu tiên của Việt Nam triển khai phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một bước
tiến đột phá quan trọng, tạo thêm nền tảng vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro
theo thông lệ quốc tế.
Mục tiêu phấn đấu của BIDV là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh
tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo
41
chủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mô hình
ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo các chuẩn mực tài chính quốc tế.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình là
một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh
doanh của BIDV.
Tiền thân của BIDV Quảng Bình là tổ cấp phát xây dựng cơ bản của ngành
Tài chính chỉ gồm 3 cán bộ được thành lập từ năm 1957, ngay sau khi thành lập
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Ngày 20/4/1964, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết
Quảng Bình được thành lập, với mục đích chính là thực hiện vai trò trực tiếp quản
lý vốn đầu tư, cấp phát vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ngày 24/06/1981, Chi
nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng Quảng Bình trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, thành viên
chính thức nằm trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tháng 11/1990, Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Quảng Bình và chuyển hẳn mọi hoạt động từ cơ chế bao cấp vốn đầu tư của
Nhà nước sang hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh tiền tệ đa năng. Từ đó
BIDV Quảng Bình đã đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức, cán bộ, phạm vi, hình thức hoạt
động để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 6/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
hoàn thành cổ phần hóa chính thức thành Ngân hàng thương mại cổ phần, theo đó
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình được đổi tên là Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, tên gọi, chức năng nhiệm vụ của
chi nhánh luôn gắn liền với tên gọi, chức năng và nhiệm vụ của BIDV. Dù mang tên
gọi nào, với mô hình hoạt động nào thì chi nhánh vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã
hội tỉnh Quảng Bình. Hiện nay, BIDV Quảng Bình là một trong những NHTM lớn
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chi nhánh hạng I của BIDV. BIDV Quảng Bình là chi
nhánh hơn 15 năm liên tục luôn được BIDV công nhận là đơn vị hoàn thành xuất
42
sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền là được công nhận là Lá cờ đầu của Khu
vực Bắc Trung Bộ.
2.1.2. Tổ chức bộ máy
Mô hình tổ chức: BIDV Quảng Bình có 5 khối và 9 phòng ban tại Hội sở
chính và 7 Phòng giao dịch nằm ở trên các địa bàn trọng yếu của tỉnh Quảng Bình.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Quảng Bình
(Nguồn: Chức năng nhiệm vụ của các phòng trực thuộc BIDV Quảng Bình)
Phòng Giao
dịch khách
hàng
BAN
GIÁM ĐỐC
KHỐI
QUAN HỆ
KHÁCH
KHỐI
QUẢN LÝ
RỦI RO
KHỐI TÁC
NGHIỆP
KHỐI
QUẢN LÝ
NỘI BỘ
KHỐI TRỰC
THUỘC
Phòng Quản
trị rủi ro
Phòng Khách
hàng DN 1
Phòng Quản
trị tín dụng
Phòng Kế
hoạch Tài
chính
Phòng Giao
dịch Đồng Hới
Phòng Khách
hàng DN 2
Phòng Khách
hàng cá nhân
Phòng Quản
lý và dịch
vụ kho quỹ
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng GD
Nguyễn Trãi
Phòng Giao
dịch Bắc Lý
Phòng Giao
dịch Nam Lý
Phòng Giao
dịch Quán
Hàu
Phòng Giao
dịch Bố
Trạch
Phòng Giao
dịch Đồng Sơn
43
Tổng số cán bộ của BIDV Quảng Bình: 162 người (không kể cán bộ khoán
gọn ký hợp đồng thời vụ) Trong đó: Cán bộ các phòng giao dịch 60 người, chiếm
37,97% cán bộ chi nhánh, bao gồm:
- Ban Giám đốc chi nhánh gồm 5 người (chiếm 3%)
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương 40 người (chiếm 25%)
- Cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học:153 người, chiếm 94% (Trong
đó trên Đại học: 46 người, chiếm 28%).
- Cán bộ nữ: 71 người chiếm 44% tổng số lao động
- Đảng viên: 96 đ/c chiếm 59% tổng số lao động
- Độ tuổi bình quân của cán bộ: 37 tuổi
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, phòng ban như sau:
- Ban giám đốc:
Ban giám đốc của chi nhánh gồm có giám đốc và 03 phó giám đốc. Trong
đó, giám đốc chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về toàn bộ hoạt động,
kết quả kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc
theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc
được phân công, ủy quyền đó.
- Khối quản lý khách hàng
Gồm có 02 phòng Khách hàng doanh nghiệp và 01 phòng Khách hàng cá
nhân với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và
không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt
động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động
kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Quảng Bình.
- Khối quản trị rủi ro
Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các
rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề
xuất bởi khối quản lý khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phòng Quản lý
rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
44
ISO 9001-2000 và chức năng kiểm tra nội bộ.
- Khối tác nghiệp
Khối tác nghiệp gồm có 3 phòng: phòng Quản trị tín dụng, phòng Giao dịch
khách hàng và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. Các phòng thuộc khối tác nghiệp
là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng
cá nhân đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác
nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền
tệ, tài trợ thương mại. Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao
dịch và lưu trữ chứng từ.
- Khối quản lý nội bộ
Gồm có 2 phòng: phòng Kế hoạch Tài chính và phòng Tổ chức hành chính.
Các phòng thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ
như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh và các đơn vị
trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán; thực hiện công tác tổ
chức cán bộ và công tác hành chính.
- Khối trực thuộc:
Khối trực thuộc gồm có 07 phòng giao dịch, là các đơn vị trực thuộc chi
nhánh và là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh
doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác. Trong đó
các Phòng giao dịch hoạt động như một Chi nhánh thu nhỏ trong chức năng và hạn
mức thẩm quyền được phân cấp.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động ngân hàng trong những năm gần đây trở thành một trong những
lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Với sự ra đời của nhiều ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã gây sức ép khá lớn đến hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng BIDV Quảng Bình. Thêm vào đó sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu
đã ảnh hưởng đến hệ thống tài chính ngân hàng, đặt hệ thống ngân hàng trước sự
báo động khi các tổ chức xếp hạng hạ bậc tín nhiệm một loạt các ngân hàng hàng
đầu thế giới. Kinh tế trong nước nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng
45
cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, bất ổn.
Chính các nhân tố này đã làm cho lĩnh vực kinh doanh ngân hàng càng trở nên khó
khăn hơn. Trong hoàn cảnh như vậy, chi nhánh Quảng Bình đã nỗ lực vươn lên và
đạt được một số thành quả nhất định thể hiện qua bảng số liệu 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình
giai đoạn 2016 – 2018
STT Chỉ tiêu
ĐVT TH
2016
TH
2017
TH
2018
So sánh
2017/2016 2018/2017
(+/-) % (+/-) %
1 Nguồn vốn huy động Tỷ VNĐ 5.819 6.175 7.189 356 6 1.014 16
2 Dư nợ cho vay Tỷ VNĐ 8.258 9.685 10.159 1.427 17 474 5
3 Thu nợ XLRR Tỷ VNĐ 33,77 3,41 1,19 -30 -90 -2 -65
4 Tổng thu dịch vụ Tỷ VNĐ 51,86 47 54 -5 - 7 15
5 Doanh số TT XNK (USD) USD 29.675 11.779 10.268 -17.896 -60 -1.511 -13
6 Doanh số MBNT (USD) USD 61.738 26.922 24.867 -34.816 -5 -2.055 -8
7 Thu dịch vụ thẻ Tỷ VNĐ 3180 4.038 4.981 3.720 1.170 943 23
8 Lợi nhuận trước thuế TỶ VNĐ 165 184 227 19 12 43 23
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)
2.1.3.1. Về công tác huy động vốn
Bảng 2.2. Cơ cấu tiền gửi phân theo tỷ trọng theo huy động vốn
TT Chỉ tiêu
2016 2017 2018 So sánh
Giá trị
(Tỷ đồng) %
Giá trị
(Tỷ
đồng)
%
Giá trị
(Tỷ
đồng)
%
2017/2016 2018/2017
(+/-) % (+/-) %
Nguồn vốn huy động 5.819 100 6.175 100 7.189 100 356 6 10.14 16
Cộng 5.819 100 6.175 100 7.189 100 356 6 1.014 16
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)
46
Nhìn vào bảng số liệu 2.1, kết quả hoạt động kinh doanh về mảng huy động
vốn có thể thấy được sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể:
Năm 2016, là năm khó khăn đối với nền kinh tế trong nước nói chung và tỉnh
Quảng Bình nói riêng. Sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã làm cho sản
xuất, kinh doanh, khai thác thủy hải sản bị đình trệ; đời sống việc làm , thu nhập của
nhân dân sống dựa vào biển và ngư dân các xã vùng biển trên địa bàn hết sức khó
khăn, thậm chí bế tắc, gây tâm lý hoang mang.Không những vậy, mà gấn cuối năm
2016, xảy ra 2 trận lũ lụt lịch sử đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Trước
tình hình khó khăn chung đó, BIDV Quảng Bình đã có những chiến lược, chỉ đạo
sâu sát đến từng cán bộ liên quan đến công tác huy động vốn, điều đầu tiên là chung
tay, góp sức ủng hộ, giúp đỡ cho người dân và có các chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp, cá nhân vượt qua các khó khăn, thử thách. Tổng nguồn vốn huy động đến
31/12/2016 đạt 5.819 tỷ đồng.
Năm 2017 với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo BIDV Quảng Bình,
nguồn vốn huy động đã đạt 6.175 tỷ đồng, tăng 356 tỷ đồng và tăng 6% so với năm
2016, trong đó chủ yếu tăng do huy động từ tiền gửi dân cư, tăng nguồn từ các định
chế tài chính.
Năm 2018, nền kinh tế tỉnh Quảng Bình đã có nhiều khởi sắc. Trong đó,
Quảng Bình đã và đang nỗ lực xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, gần dân, vì
doanh nghiệp. Đặc biệt, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2018 diễn ra
trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đã có sự phục hồi và tăng trưởng. BIDV
Quảng Bình vinh dự là đơn vị đứng ra tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018.
Tập thể lãnh đạo và cán bộ BIDV Chi nhánh Quảng Bình đã cùng nỗ lực, phấn đấu
vượt qua khó khăn, thử thách, cạnh tranh khốc liệt và kết quả đem lại là nguồn huy
động đạt 7.189 tỷ đồng, tăng 1.014 tỷ đồng so với năm 2017.
47
2.1.3.2. Về công tác tín dụng
Song song với công tác huy động vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác
mũi nhọn của chi nhánh.
Bảng 2.3. Công tác tín dụng của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh
2017/2016 2018/2017
(+/-) % (+/-) %
Cá nhân 837 1.163 1.932 326 39 769 66
Doanh nghiệp 7.421 8.522 8.227 1.101 15 -295 -3
Tổng cộng 8.258 9.685 10.159 1.427 17 474 5
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)
Dư nợ cho vay của chi nhánh các năm 2016 đến 2018 có xu hướng ổn định,
tăng trưởng không cân đối so với huy động vốn. Cụ thể:
Trong năm 2016 chi nhánh đã không để phát sinh thêm nợ nhóm 2, nợ xấu; dư
nợ tín dụng đến 31/12/2016: 8.258 tỷ đồng. Chi nhánh đã triển khai nhiều chương
trình đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cá nhân vay vốn với những chính sách hỗ
trợ lãi suất. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã luôn sâu sát, nắm rõ tình hình doanh
nghiệp để đưa ra những phương án tín dụng hiệu quả
Năm 2017 là năm tăng trưởng tín dụng khá tốt của chi nhánh. BIDV đã triển
khai hiệu quả các gói cho vay ưu đãi, cạnh tranh chính sách về giá với các TCTD
khác, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn rẻ. Đến 31/12/2017 dư nợ
đạt 9.685 tỷ đồng, tăng 1.427 tỷ đồng so với năm 2016.
Năm 2018, nền kinh tế khởi sắc hơn, đặc biệt, Hội nghị xúc tiến nhà đầu tư
vào tỉnh Quảng Bình đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như FLC, Vingroup.. Cho đến
nay, có hơn 440 dự án với số vốn đăng ký trên 02 tỷ USD , có 23 dự án đầu tư FDI
đang triển khai. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2018 đạt 10.159 tỷ đồng, tăng 474 tỷ
đồng so với năm 2017 với mức tăng trưởng 5%.
48
2.1.3.3. Về công tác thu dịch vụ
ĐVT: Tỷ đồng
42
44
46
48
50
52
54
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
51.86
47
54
Biểu đồ về thu dịch vụ
Biểu đồ về thu dịch vụ
Biểu đồ 2.1. Tình hình thu dịch vụ của BIDV Quảng Bình năm 2016-2018
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)
Tình hình thu dịch vụ có sự tăng trưởng khá tốt từ năm 2016 đến 2018
Thu dịch vụ năm 2016 đạt 51,86 tỷ đồng, đến năm 2017 thu dịch vụ chỉ đạt
47 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2016 là 4,86 tỷ đồng do hai nguyên nhân chủ yếu:
+ Dòng phí dịch vụ ủy thác (thu từ hoạt động bán nợ có kỳ hạn): giảm 11 tỷ
đồng,( tương đương 77% )so với năm 2016, do năm 2017 cơ chế không cho phép bán
nợ có kỳ hạn, số thu trong năm 2017 chủ yếu thu từ các hợp đồng năm trước còn số
dư, không phát sinh HĐ bán nợ mới.
+ Dòng dịch vụ tín dụng: giảm 13,1 tỷ đồng (tương đương 89%) so với năm
trước, do thay đổi trong cách hạch toán kế toán, một số khoản thu năm trước hạch
toán vào thu dịch vụ nhưng năm 2017 quy định hạch toán vào thu khác trong hoạt
động tín dụng, không hạch toán vào thu dịch vụ.
Nếu loại trừ hai dòng phí nói trên, thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đến
31/12/2017 tăng hơn 9 tỷ đồng (tương đương 28%) so với năm trước. Năm 2018, thu
dịch vụ tăng đạt 54 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với năm 2017. Nguồn thu dịch vụ
trong năm 2018 có chiều hướng tăng lên do chính sách BIDV hướng đến trong Giai
đoạn 1 (2018-2020) là triển khai đẩy mạnh thu phí dịch vụ, đưa BIDV trở thành
ngân hàng đứng đầu hệ thống NHTM về quy mô thu dịch vụ thuần..
49
2.1.3.4. Công tác phát triển thẻ
Trong năm 2016, công tác thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử đã đạt được
những thành công nổi trội: phát hành thêm được 40.922 thẻ ATM, trong đó chủ yếu
là thẻ ghi nợ nội địa với 37.292 thẻ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa) 1.194 thẻ, thẻ ghi nợ
Quốc tế 2.436 thẻ. Năm 2017 số thẻ tăng lên 49.769 thẻ tăng 8.847 thẻ so với năm
2016, trong đó tăng chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa với 46.620 thẻ tăng 8.328 thẻ so
với năm 2016, điều này chứng tỏ chi nhánh BIDV Quảng Bình dần dần được người
dân và doanh nghiệp tín nhiệm mở tài khoản, thanh toán lương qua thẻ ngày một
khởi sắc hơn.
Bảng 2.4. Kết quả phát hành thẻ của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018
ĐVT: Thẻ
STT Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh
2017/2016 2018/2017
(+/-) % (+/-) %
1 Thẻ tín dụng(Visa) 1.194 1.771 2.636 577 48 865 49
2 Thẻ ghi nợ Nội địa 37.292 45.620 58.107 8.328 22 12.487 27
3 Thẻ ghi nợ Quốc tế 2.436 2.378 2.292 -58 -2 -86 -4
Tổng cộng 40.922 49.769 63.035 8.847 22 13.266 27
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)
Năm 2018 tiếp tục là một năm thành công hoạt động thẻ. Chi nhánh đã phát
hành được 63.035 thẻ ATM tăng gần 13.266 thẻ so với năm 2017, trong đó tăng chủ
yếu vẫn là thẻ ghi nợ nội địa với 58.107 thẻ, tăng gần 12.487 thẻ so với năm 2017
và tăng gần 22.113 thẻ so với năm 2016. Năm 2018 là một năm nỗ lực thành công
phát hành các loại thẻ thanh toán tại BIDV chi nhánh Quảng Bình.
50
ĐVT: Tỷ đồng
0
1000
2000
3000
4000
5000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
3180
4038
4981
Biểu đồ thu dịch vụ thẻ
Biểu đồ thu dịch vụ thẻ
Biểu đồ 2.2. Tình hình doanh số từ dịch vụ thẻ giai đoạn 2016 - 2018
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính BIDV Quảng Bình)
2.1.3.5. Các mặt công tác khác
Ngoài các mảng kinh doanh chính nêu trên, BIDV Quảng Bình không ngừng
nâng cao chất lượng hoạt động, tác nghiệp của các mảng nghiệp vụ hỗ trợ như:
Công tác tiền tệ - kho quỹ: Trong những năm vừa qua, BIDV Quảng Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_huy_dong_von_dan_cu_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_pha.pdf