Luận văn Huy động vốn đầu tư cho dự án nguồn điện tại Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU Tư CỦA

DOANH NGHIỆP NHÀ NưỚC . 5

1.1.Tổng quan về vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước . 5

1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước . 5

1.1.2. Tập đoàn kinh tế . 8

1.1.3. Khái niệm về vốn và vốn đầu tư . 11

1.1.4. Bản chất, vai trò, đặc điểm của vốn đầu tư . 13

1.1.5. Phân loại vốn đầu tư . 15

1.2. Huy động vốn đầu tư của Doanh nghiệp . 19

1.2.1. Sự cần thiết huy động vốn đầu tư . 19

1.2.2.Huy động vốn đầu tư . 20

1.2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn đầu tư . 25

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư . 26

1.3. Kinh nghiệm của các Tập đoàn về huy động vốn đầu tư . 33

1.3.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam . 33

1.3.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam . 33

1.3.3. Bài học kinh nghiệm . 34

Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU Tư DỰ ÁN NGUỒN

ĐIỆN TẠI CÔNG TY MẸ-TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM . 35

2.1. Giới thiệu chung về Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam . 35

2.1.1. Quá trình hình thành Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam . 35

2.1.2. Kế hoạch đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nguồn điện 2011-

2017 tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam . 41

2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư dự án nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập

đoàn Điện lực Việt Nam . 43

pdf108 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn đầu tư cho dự án nguồn điện tại Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của EVN không vƣợt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với Doanh nghiệp có vốn góp của EVN. Hình thức huy động vốn: Phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài Doanh nghiệp, vay vốn của ngƣời lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Đƣợc quyền chủ động huy động vốn nhàn rỗi của các Công ty con do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ. Trƣờng hợp EVN huy động vốn từ các Công ty có vốn góp dƣới 100% vốn điều lệ thì phải có sự thỏa thuận của các Công ty này. Khi huy động vốn, hai bên phải thỏa thuận lãi suất huy động nhƣng không cao hơn lãi suất thị trƣờng tại thời điểm huy động. Đƣợc huy động các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ để đầu tƣ các dự án điện, các dự án cải tạo tiếp nhận lƣới điện trung hạ áp nông thôn và lƣới điện của các tổ chức khác bàn giao. 39 Đƣợc hỗ trợ, thanh toán từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc chi phí đầu tƣ dự án, công trình điện phục vụ an sinh xã hội, an ninh quốc phòng theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Đƣợc quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của EVN không vƣợt quá 3 lần, bao gồm cả các khoản bảo lãnh vay vốn đối với Doanh nghiệp có vốn góp của EVN. Trong đó: Hội đồng thành viên quyết định phƣơng án huy động vốn không vƣợt quá 30% vốn điều lệ của EVN hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn đƣợc quy định trong điều lệ của EVN. Hội đồng thành viên phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định phƣơng án huy động vốn theo quy chế phân cấp nội bộ của EVN. Trƣờng hợp EVN có tổng nhu cầu huy động vốn vƣợt quy định để đầu tƣ các dự án quan trọng phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả. 2.1.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2017 Trong giai đoạn 2011-2017 EVN đã sắp xếp, đổi mới, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, tập trung vào sản xuất kinh doanh điện và chuyên môn hóa các khâu phát điện - truyền tải điện - phân phối và kinh doanh điện. Xây dựng Đề án tối ƣu hóa chi phí trong sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2012-2017 nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí, bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm 2017 tổng doanh thu của EVN đạt 231.150 tỷ đồng, tăng 240% so với năm 2011( tăng 134.733 tỷ đồng ). Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2012 trở đi đều có lãi. Vốn điều lệ của EVN tính đến hết năm 2017 đạt 203.787 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2011 (tăng 147.567 tỷ đồng). EVN bảo toàn và phát triển đƣợc vốn Nhà nƣớc. Đến cuối năm 2017, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của EVN và các đơn vị thành viên đảm bảo an toàn. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán, hệ số tự đầu tƣ đều đạt chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu của 40 các tổ chức cho vay vốn Cụ thể hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 1,67 lần, hệ số khả năng thanh toán là 1,02 lần. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 96.417 113.721 137.336 162.642 191.373 219.124 231.150 2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 98.417 113.721 137.336 162.642 191.373 219.124 231.150 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.407 11.006 7.248 3.133 4.908 5.361 -1.164 4 Chi phí tài chính 9.193 16.012 6.899 12.831 11.596 12.637 9.608 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.437 662.884 777 966 1.167 1.319 1.109 6 Lợi nhuận/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh -1.079 -42 8.240 622 594 789 146 7 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế -662 107 8.242 529 616 695 168 8 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -878 105 8.239 525 612 693 167 Nguồn: BCTC - EVN 41 2.1.2. Kế hoạch đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nguồn điện 2011- 2017 tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực iệt Nam - Theo quy họach điện VII giai đoạn 2011- 2015, EVN đƣa vào vận hành 42 tổ máy thuộc 20 dự án nguồn điện với tổng công suất 11.600 MW, trong đó có các dự án nguồn điện trọng điểm. + Các dự án nhà máy Thủy điện: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát. + Các dự án nhà máy Nhiệt điện: Hải Phòng 2, Quảng Ninh 2, Mông Dƣơng 1, Nghi Sơn 1, Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3. - Khởi công xây dựng 14 dự án nguồn điện với tổng công suất 12.410 MW để đƣa vào vận hành giai đoạn 2016-2020, trong đó có các dự án trọng điểm. + Các dự án nhiệt điện Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 4. + Thủy điện tích năng Bắc Ái. - Năm 2011 kế hoạch thực hiện của EVN đƣa vào vận hành 6 tổ máy thuộc 5 dự án nguồn điện với tổng công suất 1.085 MW gồm: Tổ máy số 2- Thuỷ điện Sông Tranh, Thuỷ điện Đồng Nai 3, tổ máy số 2-Thuỷ điện Sơn La, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2. Tiếp tục thực hiện các dự án điện đƣa vào phát điện năm 2012 gồm Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Đồng Nai 4, Thủy điên Bản Chát, Thủy điện An Khê-Kanak, Khởi công Thủy điện Lai Châu. Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần EVN cần giải ngân để hiện kế hoạch trên là 39.000 tỷ đồng. - Năm 2012 kế hoạch thực hiện của EVN đƣa vào vận hành 8 tổ máy thuộc 4 dự án nguồn điện là: Thủy điện Sơn La, Thủy điện Đồng Nai 4, Thủy điện Bản Chát, Thủy điện An Khê-Kanak với tổng công suất 1.373 MW. Tiếp tục thực hiện các dự án điện đƣa vào phát điện năm 2013 gồm tổ máy 1,2 Thủy điện Bản Chát, Tổ máy 1 Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Tổ máy 2 Nhiệt điện Quảng Ninh 2 và Tổ máy 1 Nhiệt điện Hải Phòng 2. EVN cũng sẽ tiến hành khởi công 4 dự án là: Nhiệt điện Duyên Hải 3, Nhiệt điện Thái Bình 1 và Thủy điện Trung Sơn với tổng công suất 2.390 MW. Chuẩn bị điều kiện để tiếp tục khởi công các dự án tiếp theo nhƣ: Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Nhiệt điện Ô Môn IV và dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngăn 42 sông Thủy điện Lai Châu và Thủy điện Sông Bung 2. Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần EVN cần giải ngân để hiện kế hoạch trên là 34.000 tỷ đồng. - Năm 2013 kế hoạch thực hiện của EVN đƣa vào vận hành 6 tổ máy với 1.120MW gồm: Tổ máy 1,2 Thủy điện Bản Chát, tổ máy 1 Nhiệt điện Nghi Sơn 1, tổ máy 2 Nhiệt điện Quảng Ninh 2 và tổ máy 1 Nhiệt điện Hải Phòng 2. Tiếp tục thực hiện các dự án điện đƣa vào phát điện năm 2014 gồm Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Thủy điện Sông Bung 4, tổ máy 2 Nhiệt điện Hải Phòng 2, tổ máy 1 Nhiệt điện Mông Dƣơng 1, tổ máy 1 Nhiệt điện Duyên Hải 1. Các dự án Thủy điện đang thi công nhƣ Lai Châu, Trung Sơn, Huội Quảng, Sông Bung 2 phải đáp ứng đúng tiến độ các hạng mục chống lũ 2013. Khởi công Cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần EVN cần giải ngân để hiện kế hoạch trên là 51.000 tỷ đồng. - Năm 2014 kế hoạch thực hiện của EVN đƣa vào vận hành 5 tổ máy điện gồm tổ máy 1 Vĩnh Tân 2, Thủy điện Sông Bung 4, tổ máy 2 Nhiệt điện Hải Phòng 2 , tổ máy 1 Nhiệt điện Mông Dƣơng 1, tổ máy 1 Nhiệt điện Duyên Hải 1. Tiếp tục thực hiện các dự án điện đƣa vào phát điện năm 2015 gồm tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, đốt lò lần đầu bằng dầu tổ máy 2 Nhiệt điện Duyên Hải 1 và đốt lò, hòa đồng bộ phát điện tổ máy 2 Nhiệt điện Mông Dƣơng 1. Phát điện tổ máy 1 Thủy điện Lai Châu. Các dự án đang thi công nhƣ Thủy điện Huội Quảng, Thủy điện Sông Bung 2. Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần EVN cần giải ngân để hiện kế hoạch trên là 45.000 tỷ đồng. - Trong năm 2015 kế hoạch thực hiện của EVN đƣa vào vận hành tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, đốt lò lần đầu bằng dầu tổ máy 2 Nhiệt điện Duyên Hải 1 và đốt lò hòa đồng bộ phát điện tổ máy 2 Nhiệt điện Mông Dƣơng 1. Phát điện tổ máy 1 Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Huội Quảng. Tiếp tục thực hiện các dự án điện đƣa vào phát điện năm 2016 gồm Thủy điện Lai Châu tổ máy 2 và 3, Thủy điện Huội Quảng tổ máy 2, Thủy điện Trung Sơn tổ máy 1 và 2, Thủy điện Sông Bung 2, Nhiệt điện Duyên Hải 3. Thực hiện các dự án nguồn điện cấp bách cấp điện cho miền Nam gồm các dự án tại các Trung tâm 43 Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải và các dự án Nhiệt điện Thái Bình, Thủy điện Sông Bung 2, Thủy điện Trung Sơn, Thủy điện tích năng Bắc Ái, Nhiệt điện Ô Môn 3, 4. Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần EVN cần giải ngân để hiện kế hoạch trên là 42.000 tỷ đồng. - Trong năm 2016 kế hoạch thực hiện của EVN đƣa vào vận hành 9 tổ máy tổng công suất 2.534 MW gồm Thủy điện Lai Châu tổ máy 2 và 3, Thủy điện Huội Quảng tổ máy 2, Thủy điện Trung Sơn tổ máy 1 và 2, Thủy điện Sông Bung 2, Nhiệt điện Duyên Hải 3. Đồng thời khởi công Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng. Đảm bảo tiến độ các dự án sẽ phát điện năm 2017 gồm Nhiệt điện Thái Bình, Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Thủy điện Thác Mơ mở rộng và các dự án cấp bách tại TTĐL Vĩnh Tân, Duyên Hải. Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần EVN cần huy động để hiện kế hoạch trên là 40.000 tỷ đồng. - Trong năm 2017 kế hoạch thực hiện của EVN đƣa vào vận hành 10 tổ máy tổng công suất 1.635 MW gồm Thủy điện Trung Sơn tổ máy 3 và 4, Thủy điện Sông Bung 2, Thủy điện Thác Mơ, Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Nhiệt điện Thái Bình. Đảm bảo tiến độ các dự án sẽ phát điện năm 2018 gồm Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tổ máy 2, Nhiệt điện Duyên Hải 3 MR, Thủy điện Đa Nhim MR. Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần EVN cần huy động để hiện kế hoạch trên là 39.000 tỷ đồng. + Nhu cầu vốn đầu tƣ thuần giải ngân cho dự án nguồn điện giai đoạn 2011-2017 là 290.000 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ dự án nguồn điện tại Công ty mẹ- Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.2.1. Thực trạng huy động vốn đầu tư nguồn điện tại Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực iệt Nam Trong thời gian qua, công tác thu xếp vốn và đầu tƣ xây dựng các dự án điện của EVN nói chung và nguồn điện nói riêng gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính trên thế giới đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh điện và đầu tƣ 44 của EVN tiếp tục chịu ảnh hƣởng lớn, rủi ro của các yếu tố đầu vào cơ bản nhƣ giá nhiên liệu, biến động tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lƣợng điện phát, chính sách tín dụng, tiền tệ. Khối lƣợng đầu tƣ nguồn điện trong Quy hoạch điện VII đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn, trong khi giá điện chƣa thu hút đầu tƣ, tình hình tài chính của EVN lại đang trong tình trạng lỗ nên việc huy động vốn đầu tƣ càng trở nên khó khăn. Với việc thực hiện đầu tƣ theo kế hoạch hằng năm, giai đoạn 2011 - 2015, EVN đã điều chỉnh cơ cấu và phân bổ hợp lý nguồn vốn đầu tƣ, tập trung vốn cho các dự án quan trọng cấp thiết. Trong công tác thu xếp vốn, lãnh đạo EVN đã tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn nhƣ. Chủ động làm việc với các ngân hàng thƣơng mại lớn để phối hợp lập kế hoạch vay vốn và giải ngân theo từng dự án, xây dựng danh mục các dự án nguồn điện trọng điểm cấp bách trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt để đƣợc áp dụng cơ chế đặc biệt đối với việc vay vốn cho các dự án. Vận động và thuyết phục các ngân hàng nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục cho vay và tài trợ. Chuẩn bị tốt các hồ sơ vay vốn và đáp ứng nhanh gọn các thủ tục và yêu cầu của phía cho vay. EVN vƣợt qua đƣợc các khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ huy đồng vốn đầu tƣ xây dựng theo kế hoạch đã đề ra. Tổng giá trị nguồn vốn huy động đầu tƣ nguồn điện thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011-2017 đạt 286.133 tỷ đồng. 2.2.1.1. Nguồn vốn tự có Trong thời gian qua, nguồn vốn khấu hao cơ bản của EVN chỉ đáp ứng nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay các hợp đồng tín dụng, phần còn lại dùng để đầu tƣ các dự án điện rất thấp. - Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của EVN không đáng kể do các chi phí đầu vào tăng nhanh và diễn biến thời tiết khó lƣờng trƣớc, phải phát điện các nguồn đắt tiền. 45 - Nguồn thu từ Cổ phần hoá không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. Do đó trong các năm tới EVN sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn tự tích luỹ để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của các dự án nguồn điện. - Nguồn vốn ngân sách cũng có hỗ trợ nhƣng chỉ hỗ trợ một phần đền bù tái định cƣ cho một vài dự án quan trọng nhƣ Thuỷ điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Thuỷ điện Tuyên Quang và Thuỷ điện Quảng Trị, Thủy điện Huội Quảng, Thủy điện Bản Chát. Bảng 2.2. Vốn chủ sở hữu của EVN giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: Triệu đồng TT Vốn chủ sở hữu/ năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Vốn chủ sở hữu 56.220 136.149 154.549 160.960 184.446 203.757 203.787 1 Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 47.574 128.010 133.679 137.626 161.821 182.251 183.888 2 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (867) (1.843) 4.211 6.541 5.951 4.847 2.328 3 Quỹ đầu tƣ phát triển 536 744 2.451 2.182 2.567 2.897 2.798 4 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối (2.849) (7.972) 89 275 159 95 177 5 Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 11.826 16.439 14.116 14.332 13.994 13.633 13.592 Nguồn: BCTC- EVN Việc thiếu vốn tự tích luỹ làm cho Tập đoàn không đạt tỷ lệ tự đầu tƣ là 25% theo yêu cầu của các tổ chức cho vay nhƣ WB, ADB và rất khó khăn trong việc đàm phán để vay thêm các khoản vay mới. 2.2.1.2. Nguồn vốn huy động Nguồn vốn đầu tƣ dự án nguồn điện của EVN chủ yếu là các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc. 46 + Vốn vay trong nƣớc Nguồn vốn tín dụng trong nƣớc đƣợc vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) trong nƣớc. - Nguồn vốn vay tín dụng ƣu đãi từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nguồn vốn này chỉ đƣợc sử dụng để thanh toán phần gia công chế tạo trong nƣớc và đền bù tái định cƣ nhƣ Thủy điện Sơn La 13.614 tỷ đồng, Thủy điện Lai Châu 4.602 tỷ đồng, Thủy điện Bản Chát, Thủy điện Huội Quảng. Trong thời gian qua VDB đã hỗ trợ EVN trong việc thu xếp vốn để bổ sung nguồn vốn đối ứng còn thiếu cho các dự án nguồn điện cấp bách, trong đó có các nhiệt điện Duyên Hải và Vĩnh Tân 2... đây là các nguồn điện cấp bách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cấp điện miền Nam giai đoạn 2016-2020. Nguồn vốn vay VDB có lãi suất ƣu đãi, có thời hạn từ 7 đến 12 năm tùy dự án, lãi suất vay cố định, dao động trong khoảng từ 7% đến 14,4%/năm tùy thuộc thời điểm ký hợp đồng vay vốn, trong đó lãi suất từ 9% đến 11,4 %/năm chiếm tỷ trọng lớn. Trong giai đoạn 2011-2017 VDB đã ký các hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án nguồn điện của EVN 12.487 tỷ đồng. Tổng hạn mức hợp đồng tín dụng tài trợ vốn của VDB tƣơng đƣơng 47.599 tỷ đồng. - Đối với nguồn vốn vay tín dụng từ các NHTM và tổ chức tín dụng trong nƣớc, EVN đã vay chủ yếu từ bốn ngân hàng thƣơng mại hàng đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Nguồn vốn tín dụng này chủ yếu dùng để thanh toán giá trị xây lắp, thiết bị và các chi phí khác của dự án Thủy điện Sơn la, Thủy điện Lai Châu, vốn đối ứng cho các dự án nhiệt điện Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 4. Các khoản vay dài hạn có thời hạn từ 10 đến 15 năm tùy theo từng dự án. Lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm tiền + 2.5%-3,5% lãi suất biên. Trong giai đoạn 2011-2017 các NHTM và tổ chức tín dụng đã ký các hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án nguồn điện của EVN 44.007 tỷ đồng. Tổng hạn mức hợp đồng tín dụng tài trợ vốn tƣơng đƣơng 157.524 tỷ đồng. 47 Việc vay vốn NHTM và tổ chức tín dụng đầu tƣ dự án nguồn điện gặp nhiều khó khăn còn do quy mô các dự án nguồn điện EVN đầu tƣ rất lớn từ 10.000 tỷ đồng đến 60.000 tỷ đồng, nằm ngoài khả năng đáp ứng cân đối vốn của các NHTM, tổ chức tài chính trong nƣớc. Mặc dù cả NHTM và EVN đã có nhiều giải pháp nhƣ nhiều ngân hàng cùng tham gia tài trợ một dự án, chia một dự án lớn thành nhiều dự án nhỏ, nhƣng trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn tài trợ cho các dự án điện với mức cao nhƣ trên. Hơn nữa, thời gian thực hiện một dự án kéo dài ít nhất ba đến năm năm xây dựng và nhiều năm khai thác sau đó. Trong khi tình hình huy động vốn dài hạn ngày càng khó khăn các NHTM, tổ chức tín dụng đều ƣu tiên tài trợ vốn ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay dài hạn trên tổng dƣ nợ. Việc giới hạn cho vay đối với một khách hàng/dự án, theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các ngân hàng thƣơng mại chỉ đƣợc phép cho vay cao nhất 15% vốn tự có đối với mỗi Doanh nghiệp, đồng thời chỉ đƣợc phép sử dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn không quá 30%. Ðiều này ảnh hƣởng việc tài trợ vốn của các NHTM cho dự án nguồn điện. Bảng 2.3. Nguồn vốn trong nƣớc huy động và giải ngân cho dự án nguồn điện của EVN giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: triệu đồng Nội dung/Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Huy động 12.728 12.667 17.293 6.306 7.500 6.749 5.372 Giải ngân 13.501 15.699 17.341 12.331 7.339 5.990 4.538 Nguồn: EVN Từ bảng 2.3 ta thấy nguồn vốn trong nƣớc huy động và giải ngân cho dự án nguồn điện có xu hƣớng giảm dần qua từng năm 48 Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn trong nƣớc huy động và giải ngân cho dự án nguồn điện của EVN giai đoạn 2011-2017. Từ biểu đồ 2.1 nguồn vốn giải ngân nhiều hơn nguồn vốn huy động do tiến độ thi công kéo dài, EVN lập kế hoạch huy động vốn và giải ngân cho giai đoạn 2011-2017 nguồn vốn huy đồng ở năm nay nhƣng giải ngân trong nhiều năm sau. + Nguồn vốn nƣớc ngoài Trong thời qua EVN đã đẩy mạnh thu xếp vốn nƣớc ngoài cho các dự án nguồn điện thông qua các tổ chức tài chính quốc tế song phƣơng và đa phƣơng với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Trung Quốc. Tổng nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đàm phán và ký kết giai đoạn 2011-2017 giá trị 75.869 tỷ đồng. Các khoản vay ODA có bảo lãnh của Chính phủ. Khoản vay này chủ yếu dùng để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu vật tƣ thiết bị và hợp đồng EPC nguồn điện. Đối với các khoản vay ODA của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á thì nhà tài trợ yêu cầu EVN phải vay lại của Chính phủ theo điều kiện vay thƣơng mại tại từng thời điểm vay. Các khoản vay ODA có thời hạn vay từ 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Huy động Giải ngân 49 15-25 năm. Lãi suất cố định, thƣờng áp dụng lãi suất CIRR: lãi suất thƣơng mại tham chiếu từ 1%-6% năm, cố định trong thời gian vay. Nguồn vốn hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ECA từ các nƣớc dành cho các dự án nguồn điện đƣợc thực hiện thông qua việc hỗ trợ tín dụng (cho vay trực tiếp hoặc tín dụng có bảo lãnh) từ các tổ chức tài chính, chính sách của Chính phủ hoặc các tổ chức cung cấp Bảo hiểm thƣơng mại của nƣớc xuất khẩu cho việc nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó Bộ tài chính Việt Nam sẽ cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay này cho EVN với các Ngân hàng thƣơng mại của nƣớc xuất khẩu. Các khoản vay tín dụng theo hình thức tín dụng xuất khẩu ECA có mức lãi suất ƣu đãi hơn so với các khoản vay thƣơng mại, thời hạn vay dài, trung bình từ 10 -13 năm trong đó thời gian ân hạn (thời gian không chƣa trả tiền gốc) có thể kéo dài đến 3 năm, lãi suất thả nổi (Libor+0,45%-4,5% và Euribo + 0,2%-2%) các nguồn vốn ổn định, không có các ràng buộc khắt khe về chính trị hay xã hội. Nguồn vay tín dụng xuất khẩu từ Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản và tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tƣ Nhật Bản NEXI, Ngân hàng xuất khẩu Trung quốc và tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc, Ngân ngân hàng xuất khẩu Hàn Quốc và tổ chức Bảo hiểm thƣơng mại Hàn Quốc cho các dự án nhiện điện đã đàm phán và ký kết từ 2011-2017 giá trị đạt 98.273 tỷ đồng. Tổng hạn mức hợp đồng tín dụng tài trợ vốn tƣơng đƣơng đạt 322.579 tỷ đồng. Hiện nay khó khăn cơ bản mà EVN gặp phải là áp lực trả nợ các khoản vay với mức lãi suất tín dụng cao. Với mức lãi suất cao làm cho giá thành công trình bị dội lên. Ngoài ra, việc vay vốn theo hình thức tín dụng xuất khẩu ( ECA) cho các dự án Thuỷ điện là rất khó khăn do các dự án khó đạt đƣợc các tiêu chuẩn của họ về tác động môi trƣờng và xã hội theo quy định của các nƣớc thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). 50 Với các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài thì hiện vẫn gặp phải những khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý. Theo nguyên tắc khi EVN vay vốn của tất cả các ngân hàng thƣơng mại quốc tế đều phải thông qua thƣ bảo lãnh của Bộ Tài chính và ý kiến pháp lý của Bộ Tƣ pháp. Thời gian qua, để hoàn tất các thủ tục này EVN đã phải chờ ý kiến thẩm định, xét duyệt và cấp các giấy tờ liên quan tƣơng đối lâu khiến việc vay vốn bị chậm trễ. Riêng đối với Ngân hàng Thế giới việc vay vốn của EVN có phần khả quan hơn. Sự hợp tác giữa EVN và WB đƣợc bắt đầu từ năm 1993. Trong những năm qua, WB đã hỗ trợ cho EVN đầu tƣ vào các dự án điện cụ thể. Phần lớn các dự án mà WB cho EVN vay đều dành cho các chƣơng trình phục hồi nguồn điện và phát triển nguồn điện mới. WB còn tài trợ không hoàn lại cho chƣơng trình quản lý nhu cầu năng lƣợng tái tạo cho công tác chuẩn bị các dự án nguồn điện. Trong những năm tới Việt Nam sẽ có những bƣớc chuyển biến quan trọng là dần giảm và hoàn tất các hỗ trợ từ Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) một nhánh thuộc Ngân hàng Thế giới cung cấp các khoản vay rất ƣu đãi, và sẽ đƣợc thay thế bằng các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển và Tái thiết Quốc tế (IBRD). Bằng hình thức này EVN sẽ có lợi thế là không còn bị hạn chế vốn vay nữa trong khi các điều khoản của các dự án do WB tài trợ cho EVN lại không mấy thay đổi. Bảng 2.4. Nguồn vốn nƣớc ngoài huy động va giải ngân cho dự án nguồn điện của EVN giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung/Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Huy động 66.802 35.154 23.765 26.518 21.575 20.328 29.476 Giải ngân 24.995 18.092 33.424 32.236 34.415 33.878 28.354 Nguồn: EVN Từ bảng 2.4 ta thấy huy động và giải ngân nguồn vốn nƣớc ngoài cho dự án nguồn điện tăng dần qua từng năm. 51 Biểu đồ. 2.2. Nguồn vốn nƣớc ngoài huy động và giải ngân cho dự án nguồn điện của EVN giai đoạn 2011-2017 Từ biểu đồ 2.2 ta thấy nguồn vốn giải ngân nhiều hơn nguồn vốn huy động do tiến độ thi công kéo dài EVN lập kế hoạch huy động vốn và giải ngân theo giai đoạn 2011-2017 nguồn vốn huy đồng ở năm nay nhƣng giải ngân trong nhiều năm sau. 2.2.1.3.Nguồn vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu Do nguồn vốn vay trong nƣớc có hạn nên kênh huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu trong và ngoài nƣớc đƣợc EVN hết sức chú trọng. Chính từ kênh huy động vốn này mà EVN đã khai thác trực tiếp đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức tài chính với lãi suất huy động hợp lý. Từ năm 2005 đến nay EVN đã phát hành 15.200 tỷ đồng trái phiếu, trong đó 13.200 tỷ đồng thời hạn 5 năm và 2.000 tỷ đồng thời hạn 10 năm. Lãi suất trái phiếu có thể cố định hoặc thả nổi (bằng lãi suất tiết kiệm tiền + 1,1% - 3,3% tùy theo từng thời điểm phát hành). Luật Điện lực mới ban hành khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ trong sản xuất và phân phối, Nhà nƣớc chỉ nắm giữ độc quyền trong truyền tải. Những quy định này sẽ giảm bớt tình trạng thiếu vốn kéo dài nhiều năm nay. Các phiên đấu giá cổ phần của Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa - Vũng Tàu, 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Huy động Giải ngân 52 Nhiệt điện Phả Lại đều cho thấy mối quan tâm khá đặc biệt của các nhà đầu tƣ, nhất là nhà đầu tƣ nhỏ lẻ đối với cổ phiếu ngành điện. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu cũng có những khó khăn nhất định. Khác với vay vốn việc giải ngân theo tiến độ và trả nợ dần theo các kỳ hạn và trong nhiều năm, nhƣợc điểm lớn của phát hành trái phiếu là rút vốn một lần và thanh toán nợ gốc một lần. Do vậy EVN đã phải tính toán rất kỹ lƣỡng mỗi khi phát hành để vừa phát huy hiệu quả đồng vốn trái phiếu, có kế hoạch sử dụng kịp thời cho dự án vừa xem xét đến việc cân đối dòng tiền của dự án để tính toán phƣơng án trả nợ trái phiếu. Bảng 2.5. Nguồn vốn huy động và giải ngân cho dự án nguồn điên tại EVN giai đoạn 2011-2017 Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung/Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Huy động 79.530 47.821 41.058 32.824 29.075 27.07 7 34.848 Giải ngân 38.496 33.791 50.765 44.567 41.754 39.86 8 32.892 Nguồn: EVN Từ biểu đồ 2.5 ta thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động và giải ngân trong nƣớc giảm dần và nguồn vốn huy động và giải ngân nƣớc ngoài tăng lên quy từng năm. 53 Biểu đồ 2.3. Nguồn vốn huy đông và giải ngân cho dự án nguồn điên tại EVN giai đoạn 2011- 2017 Từ biểu đồ 2.3 ta thấy nguồn vốn giải ngân nhiều hơn nguồn vốn huy động do tiến độ thi công kéo dài EVN lập kế hoạch huy động vốn và giải ngân theo giai đoạn 2011-2017 nguồn vốn huy đồng ở năm nay nhƣng giải ngân trong nhiều năm sau. Nhu cầu nguồn vốn đầu tƣ ngày càng tăng, quá trình huy động vốn là không hề đơn giản. Nhiều năm qua EVN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_huy_dong_von_dau_tu_cho_du_an_nguon_dien_tai_cong_t.pdf
Tài liệu liên quan