Luận văn Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN . 8

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên . 8

1.1.1.Vị trí địa lí . 8

1.1.2 Điều kiện tự nhiên . 9

1.2. Lịch sử hành chính huyện Phú Bình . 11

1.3. C¸c thµnh phÇn d©n téc . 14

1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện . 16

1.4.1. Về kinh tế . 16

1.4.2. Về văn hóa - xã hội . 17

1.5. TruyÒn thèng lÞch sö huyÖn Phó B×nh . 18

Chương 2: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU

ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) . 22

2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất huyện Phú Bình trước thế kỉ XIX . 22

2.2. Tình hình ruộng đất huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia

Long 4 (1805) . 23

2.2.1 Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ ruộng đất ở Phú Bình . 24

2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư . 30

2.2.2.1. Phân bố sở hữu đất tư . 30

2.2.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư . 31

2.2.2.3 Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh . 34

2.2.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ . 37

2.2.2.5. Sở hữu ruộng đất của chức sắc . 40

Chương 3: HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐỊA

BẠ MINH MẠNG 21 (1840) . 45

3.1. Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình . 45

3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư . 48

3.2.1. Phân bố sở hữu đất tư . 48

3.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư . 48

3.2.3. Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh . 51

3.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ . 53

3.2.5. Sở hữu ruộng tư của chức sắc . 55

3.3. So sánh tình hình ruộng đất ở Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ

Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) . 57

3.3.1. Đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Phú Bình . 58

3.3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư . 59

3.3.2.1 Phân bố sở hữu ruộng tư . 59

3.3.2.2. Sở hữu ruộng tư của chủ nữ phụ canh . 61

3.3.2.3. Quy mô sở hữu của các nhóm họ . 61

3.3.2.4. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc . 63

KẾT LUẬN . 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71

PHỤ LỤC .

pdf160 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền 7153.3.4.5 78,37 + Thổ trạch viên trì 179.5.1.8 1,97 + Thần từ, phật tự(điền, thổ) 88.1.4.1 0,97 - Lưu hoang 1687.8.7.1 18,49 + Tư điền 1687.8.7.1 18,49 + Thổ trạch viên trì + Thần từ, phật tự(điền, thổ) - Các loại ruộng đất khác (Tha ma, đầm, rừng) 18.6.0.0 0,21 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Phú Bình theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 1 .49% 81.30% Thùc tr•ng L•u hoang Số liệu trên cho thấy ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân bao gồm cả điền và thổ chiếm 100 % tổng diện tích của cả huyện, song trên thực tế phần thực trưng chỉ chiếm 81,30 %, còn lại lưu hoang chiếm tỷ lệ 18,49 %, trong đó phần bỏ hoang 100% là điền chứ không phải là thổ. Nếu so với tỷ lệ lưu hoang ở tám tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là 21,75 % thì tỷ lệ lưu hoang ở huyện Phú Bình còn nhỏ hơn 3,26 % [38, 28]. Nguyên nhân của tình trạng lưu hoang ở những nơi này là do hậu quả của những cuộc chiến tranh kéo dài liên miên trong các thế kỷ XVII, XVIII mà huyện Phú Bình cũng không nằm ngoài số phận đó. Vào thời điểm này, vấn đề ruộng đất hoang đã trở nên khẩn cấp đến mức trong chiếu khuyến nông của Quang Trung năm 1789 đã viết: “Từ lúc trải qua loạn lạc đến nay, binh lửa liên miên, bận rộn, lại thêm đói kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang số đinh điền thực trưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 mười phần không được bốn, năm” [38,26]. Năm 1806, các quan lại ở Bắc Thành tâu nói “Các hạt Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, hạ, Hoài Đức, Thái Nguyên, Hưng Hóa từ Nhâm Tuất (1802) đến nay nhân dân xiêu tán hơn 370 thôn, xã, thuế bỏ chồng chất” [32, 8]. Điều đáng lưu ý là theo địa bạ Gia Long 4 (1805), tất cả có 29/30 xã ghi tổng diện tích ở đầu địa bạ chỉ là tư điền thổ mà không địa bạ nào ghi về công điền. Có 1 địa bạ của thôn Đình Kiều xã Trường Dương, tổng Thượng Đình chỉ ghi tư điền. Phần điền và thổ của loại Thần từ phật tự mặc dù được tách ra thành các mục riêng và đều do bản xã đồng canh, nhưng vẫn nằm trong tổng diện tích tư điền thổ của các xã. Ở đây, do đầu địa bạ chỉ ghi tư điền thổ nên chúng tôi vẫn xếp vào tư điền và tư thổ nhưng phân thành một loại riêng. Giáo sư Phan Huy Lê, trong địa bạ Thái Bình có xếp loại Thần từ phật tự điền và Thần từ phật tự thổ do bản xã đồng canh vào công điền và công thổ. Rõ ràng với 100 % là tư điền thổ, không có công điền thổ là một đặc điểm độc đáo của ruộng đất Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX. Cũng vào thời gian này, tỷ lệ ruộng tư trên quy mô cả nước dù rất cao nhưng dừng lại ở 82,90 %. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng ruộng đất của 30 xã có địa bạ Gia Long 4 (1805) Stt Tên xã, thôn Tƣ điền Thổ trạch viên trì Thần từ, phật tự Thực trƣng Lƣu hoang Thực trƣng Lƣu hoang Thực trƣng Lƣu hoang 1 Bình Cầu 109.9.8.9 156.0.4.7 2.5.0.0 0.1.0.0 2 Chỉ Mê 419.5.10.0 4.0.0.0 0.5.7.1 3 Cổ Dạ 77.1.8.6 0.7.0.0 4 Đào Xá 128.5.10.0 4.0.0.0 1.2.0.0 5 Điềm Thuỵ 177.3.7.6 1.0.0.0 6 Điều Khê 9.8.6.0 181.8.4.0 7 Đình Kiều 1.2.0.0 8 Dưỡng Mông 63.9.2.0 2.5.0.0 0.1.0.0 9 Đương Nhân 511.1.9.0 8.8.0.0 0.6.0.0 10 Kha Sơn Hạ 87.9.6.3 155.6.0.0 4.2.0.0 0.7.0.0 11 Thôn Thượng 178.7.5.0 12.2.0.0 0.7.0.0 12 Loa Lâu 347.7.13 11.2.10.0 7.0.0.0 13 Lũ An 334.6.13.3 6.5.0.0 2.0.0.0 14 Lương Tạ 196.4.5.6 8.2.0.0 2.4.0.0 15 Thôn Ngọc Sơn 66.9.8.0 264.4.0.0 2.0.0.0 0.2.0.0 16 Nhã Lộng 800.8.5.9 10.5.0.0 1.1.0.0 17 Thôn Nhị 161.3.0.5 324.2.1.0 4.6.3.0 40.0.0.0 18 Ninh Sơn 341.1.10.2 2.7.0.0 9.1.0.0 19 Nổ Dương 448.3.10.4 156.8.3.6 10.0.0.0 1.3.0.0 20 Phú Xuân 170.4.1.3 7.4.0.0 21 Quan Trường 250.1.10.2 6.5.0.0 8.1.8.5 22 Thanh Lương 142.7.6.2 257.2.8.8 0.5.0.0 23 Thuần Lương 351.0.4 10.9.0.0 0.5.0.0 24 Trang Ôn 348.1.5 5.9.9.8 1.3.11.0 25 Triều Dương 422.9.4.0 7.0.0.0 4.2.0.0 26 Úc Kỳ 157.4.1.0 20.0.0.0 1.0.7.5 27 Úc Sơn 538.3.5.5 9.5.0.0 5.0.0.0 28 Vân Đồn 9.3.0.0 191.7.0.0 5.3.0.0 0.8.0.0 29 Vân Dương 251.1.7.0 6.5.9.0 30 Xuân Nồng 50.0.0.0 3.0.0.0 Tổng cộng 7153.3.4.5 1687.8.7.1 179.5.1.8 88.1.4.1 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Một điểm đáng chú ý trong phân bố ruộng đất của 30 xã trên là có xuất hiện hiện tượng phụ canh. Tỷ lệ này là 15/30 xã, chiếm 21,06% số chủ và 13,33% diện tích. 30 địa bạ trên còn cho biết cụ thể chất lượng ruộng cũng như thời vụ cày cấy ở 30 xã đó. Bảng 2.5: Thống kê các loại ruộng phân theo đẳng hạng (1805) STT Hạng ruộng Diện tích Tỷ lệ % Ghi chú 1 Tam đẳng 8841.1.11.6 99,2 2 Nhị đẳng 70.7.0.5 0,80 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Căn cứ vào số liệu ở trên, có thể nhận thấy diện tích ruộng ở Phú Bình chủ yếu là tam đẳng (99,2%), ruộng nhị đẳng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0,80%). Phần ruộng nhị đẳng này lại chỉ là ruộng Thần từ phật tự (đền, chùa) và toàn bộ ruộng đều là ruộng 1 vụ (thu điền). 2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư Với quy mô sở hữu ruộng đất tư hữu lớn như huyện Phú Bình, chúng ta có thể đi sâu phân tích cụ thể mức độ phân bố của các chủ sở hữu. 2.2.2.1. Phân bố sở hữu đất tư Trừ xã Điều Khê, hầu hết các xã của huyện đều có tư thổ. Tuy nhiên, tư thổ của Phú Bình không chia cho từng chủ mà do bản xã đồng cư. Bảng thống kê diện tích tư thổ của 30 xã có địa bạ Gia Long 4 (1805): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 2.6: Thống kê diện tích tƣ thổ của 30 xã có địa bạ 1805 STT Xã, thôn Diện tích sở hữu (m.s.th.t) Ghi chú 1 Tổng La Đình (4) 28.4.0.0 2 Tổng Đức Lân (3) 24.2.10.0 3 Tổng Phao Thanh (3) 16.1.0.0 4 Tổng Lý Nhân (4) 20.0.0.0 5 Tổng Tiên La (2) 5.3.0.0 6 Tổng Thượng Đình (6) 27.8.0.00 7 Tổng Nhã Lộng (5) 40.5.0.0 8 Tổng Mạt Hương (3) 17.1.6.8 Tổng cộng có 30 xã 179.5.1.8 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) 2.2.2.2. Phân bố sở hữu ruộng tư Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng tƣ theo địa bạ Gia Long 4 (1805) (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Quy mô (%) (%) 132 7,99 74.4.8.7 0,93 - 922 55,81 2578.7.12.0 31,97 - 456 27,6 3102.7.3.6 38,45 - 117 7,08 1571.0.4.7 19,47 - 16 0,97 379.0.5.8 4,69 - 7 0,43 253.0.2.0 3,13 >50 mẫu 2 0,12 108.9.10.0 1,36 Tổng cộng 1652 100,00 8068.0.1.8 100,00 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Từ bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy: 1054 chủ có mức sở hữu < 5 mẫu, chiếm 63,8 % tổng số chủ nhưng lại sở hữu chỉ khoảng 32,9% tổng diện tích của Phú Bình. Đây có thể coi là bộ phận nông dân tự canh chủ yếu của huyện. 36,2% số chủ còn lại sở hữu từ 5 mẫu trở lên lại chiếm đến 67,1 % tổng diện tích ruộng của Phú Bình, trong đó đáng chú ý là có 9chủ sở hữu là địa chủ cỡ lớn (30 mẫu trở lên), chiếm 0,55 % số chủ nhưng lại sở hữu tới 4,49 % diện tích. Nếu lấy mức sở hữu 5 mẫu làm giới hạn xác định chủ ruộng khá giả thì số chủ thuộc loại này khá cao. Tỷ lệ trên lớn hơn Thái Bình “Số chủ ruộng khá giả lên tới 63,2 % và điều quan trọng là số ruộng đất của họ chiếm gần hết tổng số ruộng đất tư hữu (88,9%) [20,30]. Có thể thấy rõ hơn sự phân bố quy mô sở hữu ruộng tư qua biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.2: Mối tƣơng quan giữa số chủ và diện tích sở hữu ruộng tƣ (1805) Trên bình diện chung, sở hữu bình quân một chủ ở Phú Bình là 4.8.12.5.6.7 (m.s.th.t.p.l) thấp hơn với Phú Lương 10.4.0.6.7.2 (m.s.th.t.p.l) nhưng bình quân sở hữu phân bố không đều. Xã cao nhất là Điều Khê 47.9.2.5.0.0 và thấp nhất là Kha Sơn Thượng 1.4.13.4.1.6. Người có mức sở 0 10 20 30 40 50 60 50 Số chủ Diện tích Mẫu % Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 hữu cao nhất huyện là Đinh Văn Động ở xã Điều Khê với mức sở hữu là 56 mẫu 0 sào 1 thước. Trong khi đó, chủ có mức sở hữu thấp nhất chỉ sở hữu vẻn vẹn có 1 sào 12 thước là trường hợp Dương Ngư Tam ở xã Úc Sơn, tổng La Đình. Cụ thể xin xem bảng số liệu 2.8: Bảng 2.8: Số chủ và bình quân ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4 (1805) Stt Tên xã, thôn Diện tích ruộng tƣ ghi trong địa bạ ( m.s.th.t) Diện tích có thể tính sở hữu Số chủ Bình quân sở hữu một chủ (m.s.th.t.p.l) 1 Bình Cầu 265.9.13.6 265.9.13.6 44 6.0.6.7.8.6 2 Chỉ Mê 419.5.10.0 419.5.10.0 97 4.3.3.8.1.4 3 Cổ Dạ 77.1.8.6 77.1.8.6 23 3.3.8.2.0.0 4 Thôn Đào Xá 128.5.10.0 128.5.10.0 39 3.2.14.4.8.7 5 Điềm Thuỵ 177.3.7.6 177.3.7.6 52 3.4.1.5.8.8 6 Điều Khê 191.6.10.0 191.6.10.0 4 47.9.2.5.0.0 7 Thôn Đình Kiều 8 Dưỡng Mông 63.9.2.0 63.9.2.0 17 3.7.8.9.4.1 9 Đương Nhân 511.1.9.0 511.1.9.0 106 4.8.3.3.3.9 10 Kha Sơn Hạ 243.5.6.3 243.5.6.3 37 6.5.12.3.3.2 11 Thôn Thượng 178.7.5.0 178.7.5.0 120 1.4.13.4.1.6 12 Loa Lâu 347.7.13.0 347.7.13.0 74 4.6.14.9.7.2 13 Lũ An 334.6.13.3 334.6.13.3 56 5.9.11.4.8.7 14 Lương Tạ 196.4.5.6 196.4.5.6 101 1.9.6.7.3.8 15 Thôn Ngọc Sơn 331.3.8.0 331.3.8.0 23 14.4.1.0.0.0 16 Nhã Lộng 800.8.5.9 800.8.5.9 92 8.7.0.7.1.6 17 Thôn Nhị 485.5.1.5 161.3.0.5 36 4.4.12.0.9.7 18 Ninh Sơn 341.1.10.2 341.1.10.2 49 6.9.9.3.9.1 19 Nổ Dương 605.1.14.0 605.1.14.0 84 7.2.0.7.0.2 20 Phú Xuân 170.4.1.3 170.4.1.3 28 6.0.12.9.0.3 21 Quan Trường 250.1.10.2 250.1.10.2 69 3.6.3.8.4.3 22 Thanh Lương 400.0.0.0 142.7.6.2 30 4.7.8.7.0.6 23 Thuần Lương 351.0.4.0 351.0.4.0 58 6.0.7.8.2.7 24 Trang Ôn 348.1.5.0 348.1.5.0 47 7.4.1.0.6.3 25 Triều Dương 422.9.4.0 422.9.4.0 44 9.6.1.7.9.5 26 Úc Kỳ 157.4.1.0 157.4.1.0 47 3.3.7.3.6.1 27 Úc Sơn 538.3.5.5 538.3.5.5 201 2.6.11.7.4.3 28 Vân Đồn 201.0.0.0 9.3.0.0 3 3.1.0.0.0.0 29 Vân Dương 251.1.7.0 251.1.7.0 67 3.7.7.2.6.8 30 Xuân Nồng 50.0.0.0 50.0.0.0 4 12.5.0.0.0.0 Tổng cộng 8841.1.11.6 8068.0.1.8 1652 4.8.12.5.6.7 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Huyện Phú Bình có 8068.0.1.8.0 diện tích ruộng phân tán trên 2358 thửa ruộng. Từ tình hình sở hữu bình quân về ruộng đất của mỗi chủ và sự phân bố ruộng đất trong các lớp sở hữu có thể thấy rằng, đất tư hữu ở Phú Bình những năm đầu thế kỷ XIX đã có dấu hiệu tập trung vào tay những người khá giả và giai cấp địa chủ nhưng chưa cao. 2.2.2.3 Sở hữu ruộng của chủ nữ và phụ canh Các chủ sở hữu ruộng tư được nhìn nhận không chỉ qua mức độ sở hữu mà còn xem xét tới giới tính và quê quán. Bảng 2.9: Tình hình giới tính trong sở hữu tƣ nhân theo địa bạ Gia Long 4 (1805) Quy mô sở hữu Nam Nữ Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Tỷ số nữ trong từng lớp sở hữu (%) <1 mẫu 79 7,11 53 9,79 40,15 1-5 mẫu 606 54,55 316 58,42 34,27 5-10 mẫu 321 28,89 135 24,96 29,60 10-20 mẫu 85 7,65 32 5,91 27,35 20-30 mẫu 13 1,17 3 0,55 18,75 30-50 mẫu 5 0,45 2 0,37 28,57 >50 mẫu 2 0,18 0 0,00 Tổng cộng 1111 100,00 541 100,00 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Tỷ lệ này còn được cụ thể bằng biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu của nam và nữ (1805) Qua phân tích địa bạ một số tỉnh ở Việt Nam đầu thế kỉ XIX, việc phụ nữ đứng tên chủ sở hữu ruộng đất là một hiện tượng khá phổ biến, là nét độc đáo của xã hội Việt Nam thời trung đại. Ở Bình Định, trong 24 địa bạ nghiên cứu, tỷ lệ chủ sở hữu nữ chiếm 37,73% tổng số chủ và sở hữu 32,99% tổng diện tích ruộng đất tư. Sự phân bố này lớn hơn hẳn so với các vùng khác trong cả nước [40,55]. Ở Phú Bình, trong tổng số 30 địa bạ nghiên cứu thì có 541/1652 chủ nữ, chiếm 32,74 % số chủ nhưng lại sở hữu một diện tích ruộng tư là 2402.3.7.2, chiếm 29,77 % diện tích. Bình quân sở hữu của chủ nữ là 4.4.6.0.8.5, thấp hơn mức sở hữu trung bình của nam (7.2.9.2.9.0). Chủ sở hữu lớn nhất của nữ là Nguyễn Thị Lân có 20 mẫu ở xã Kha Sơn Hạ, tổng La Đình. Nếu xét đến từng xã thì tỷ lệ chủ sở hữu nữ phân bố không đều giữa các xã. Có những xã, tỷ lệ chủ nữ cao hơn hẳn như xã Kha Sơn, thôn Thượng, chiếm 60,83% số chủ và chiếm 51,12 % diện tích, thôn Đào Xá chiếm 56,41 % số chủ, 48,53% diện tích nhưng có những xã tỷ lệ này thấp hơn hẳn như xã Phú Xuân (7,14%), thôn Nhị (8,33%), thậm chí có những xã không có chủ nữ như Điều Khê, Vân Đồn, Xuân Nồng. Cụ thể xin xem bảng 2.10: 50 1-5 5 -10 10-20 20-30 30-50 50 Mẫu % 0 10 30 40 60 20 Nam Nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Bảng 2.10: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ (1805) STT Tên xã Số chủ Diện tích có thể tính sở hữu Chủ nữ Số chủ Tỷ lệ (%) Diện tích sở hữu Tỷ lệ (%) Bình quân sở hữu 1 Bình Cầu 44 265.9.13.6 15 34,09 93.0.12.6 34,99 6.2.0.8.4.0 2 Chỉ Mê 97 419.5.10.0 42 43,29 171.0.8.0 40,76 4.0.10.9.0.4 3 Cổ Dạ 23 77.1.8.6 10 43,47 7.5.3.0 7,74 0.7.7.8.0.0. 4 Thôn Đào Xá 39 128.5.10.0 22 56,41 62.4.0.0 48,53 2.8.5.4.5.4 5 Điềm Thuỵ 52 177.3.7.6 7 13,46 21.8.0.0 12,29 3.1.2.1.4.2 6 Điều Khê 4 191.6.10.0 0 7 Thôn Đình Kiều 8 Dưỡng Mông 17 63.9.2.0 4 23,52 11.3.2.0 17,70 2.8.4.2.5.0 9 Đương Nhân 106 511.1.9.0 54 50,94 228.8.0 44,76 4.2.5.5.5.5 10 Kha Sơn Hạ 37 243.5.6.3 16 43,24 83.1.0.5 34,12 5.1.14.0.9.3 11 Thôn Thượng 120 178.7.5.0 73 60,83 91.3.10.8 51,12 1.2.7.7.5.0 12 Loa Lâu 74 347.7.13.0 11 14,86 66.6.3 19,15 6.0.8.4.5.4 13 Lũ An 56 334.6.13.3 22 39,28 127.9.1.6 38,21 5.8.2.1.1.8 15 Ngọc Sơn 23 331.3.8.0 9 39,13 98.6 29,75 10.9.8.3.3.3 16 Nhã Lộng 92 800.8.5.9 22 23,91 172.5.0.0 21,53 7.8.6.1.3.6 17 Thôn Nhị 36 161.3.0.5 3 8,33 12.0.0.0 7,43 4.0.0.0.0.0 18 Ninh Sơn 49 341.1.10.2 13 26,53 68.3.0.2 20,01 5.2.8.0.9.2 19 Nổ Dương 84 605.1.14.0 47 55,95 310.0.2.3 51,22 6.5.14.4.1.0 20 Phú Xuân 28 170.4.1.3 2 7,14 8.6.1.3 5,05 4.3.0.6.5.0 21 Quan Trường 69 250.1.10.2 16 23,18 60.8.4.0 24,31 3.8.0.2.5.0 22 Thanh Lương 30 142.7.6.2 3 10 18.1.0.0 12,68 6.0.5.0.0.0 23 Thuần Lương 58 351.0.4.0 25 43,10 139.1.12.0 39,64 5.5.10.0.8.0 24 Trang Ôn 47 348.1.5.0 12 25,53 82.4.0.0 23,66 6.8.10.0.0.0 25 Triều Dương 44 422.9.4.0 11 25,00 196.5.4.0 46,46 17.8.9.9.0.9 26 Úc Kỳ 47 157.4.1.0 8 17,02 25.4.0.0 16,13 3.1.11.2.5.0 27 Úc Sơn 201 538.3.5.5 54 26,86 142.2.12 26,42 2.6.5.2.2.2 28 Vân Đồn 3 9.3.0.0 0 29 Vân Dương 67 251.1.7.0 21 31,34 66.9.9.3 26,66 3.1.13.3.0.0 30 Xuân Nồng 4 50.0.0.0 0 Tổng cộng 1652 8068.0.1.8 541 32,74 2402.3.7.2 29,77 4.4.6.0.8.5 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Phân tích địa bạ Phú Bình ta thấy xuất hiện hiện tượng phụ canh. Đó là hiện tượng người của xã, thôn này có ruộng đất trên địa phận của thôn, xã lân cận, cũng có khi ở một thôn thuộc hẳn tổng, huyện khác. Không phải ngẫu nhiên mà người của xã khác lại có thể đến xã này cày cấy mà ruộng đất được coi như một thứ hàng hoá. Vì vậy, người ta có thể mua bán ruộng đất không chỉ ở trong thôn, xã của mình mà còn ở những vùng xa hơn, thậm chí ở huyện khác, tỉnh khác [40, 56]. Ở Phú Bình có 15/30 xã có phụ canh, chiếm 21,06% số chủ, sở hữu diện tích là 1075.7.4.4 chiếm 13,33%. 2.2.2.4. Sở hữu ruộng tư của nhóm họ Tên họ và diện tích ruộng đất của từng chủ sở hữu trong địa bạ là những thông tin rất quan trọng để nghiên cứu về vấn đề dòng họ. Tuy nhiên, chỉ với những thông tin trong địa bạ thì chưa thể khẳng định những người mang họ giống nhau nhất thiết là cùng một dòng họ, thậm chí nếu thống kê tới tên gọi thứ hai của dòng họ (thường gọi là đệm) cũng chưa thể khẳng định những người có cùng họ và đệm nhất thiết phải cùng một dòng họ. Ở đây, chúng tôi đưa ra khái niệm “nhóm họ” để chỉ tập hợp những dòng họ có chung tên gọi đầu tiên, thí dụ nhóm họ Nguyễn, nhóm họ Cao, nhóm họ Phạm…Như vậy, mỗi nhóm họ có thể bao gồm một hoặc một số dòng họ đích thực. Với quy ước như vậy, chúng tôi thống kê các chủ sở hữu theo nhóm họ, căn cứ vào chữ đầu tiên của tên họ, vì dù sao đó cũng là một trong những nguồn tư liệu cần thiết khi nghiên cứu các dòng họ ở Phú Bình nói riêng, nông thôn Việt Nam nói chung. Những phân tích tổng hợp tình hình sở hữu theo các nhóm họ có thể cung cấp một số ý niệm nào đó về mối quan hệ giữa các nhóm họ với vấn đề ruộng đất [40,63]. 1652 chủ sở hữu tư điền của Phú Bình bao gồm 38 nhóm họ khác nhau và được phân bố như bảng 2.11: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Bảng 2.11: Phân bố ruộng theo nhóm họ (1805) STT Họ Số chủ Diện tích Bình quân sở hữu Số chủ Tỷ lệ (%) Diện tích sở hữu Tỷ lệ (%) 1 An 4 0,24 70.1.0.0 0,86 17.5.3.7.5.0 2 Bùi 8 0,48 52.7.0.0 0,65 6.5.13.1.2.5 3 Chu 13 0,78 76.3.7.0 0,94 5.8.10.9.2.3 4 Dương 567 34,32 2806.8.12.6 34,79 4.9.7.5.6.1 5 Đàm 6 0,36 34.2.0.0 0,42 5.7.0.0.0.0 6 Đặng 13 0,78 61.2.3.3 0,75 4.7.1.4.0.7 7 Đào 15 0,90 71.9.1.5 0,89 4.7.14.1.0.0 8 Điền 1 0,06 3.8.0.0 0,04 3.8.0.0.0.0 9 Đinh 3 0,18 149.1.10.0 1,8 49.7.3.3.3.3 10 Đỗ 7 0,42 30.5.6.2 0,37 4.3.9.4.5.7 11 Đồng 6 0,36 23.0.8.0 0,28 3.8.6.3.3.3 12 Hà 56 3,38 283.0.11.2 3,50 5.0.8.2.3.5 13 Hoàng 43 2,60 238.0.12 2,95 5.5.5.5.1.1 14 Hứa 8 0,48 31.6.1.0 0,39 3.9.7.6.2.5 15 Hùng 2 0,12 5.8.10.0 0,07 2.9.5.0.0.0 16 Kiều 12 0,72 71.2.8.0 0,88 5.9.5.6.6.6 17 Lăng 2 0,12 7.0.0.0 0,09 3.5.0.0.0.0 18 Lê 19 1,15 74.9.8.0 0,92 3.9.6.7.3.6 19 Lương 19 1,15 75.0.12.0 0,93 3.9.7.7.3.6 20 Lưu 22 1,33 101.6.0.0 1,25 4.6.2.7.2.7 21 Lý 2 0,12 11.6.7.0 0,14 8.5.3.5.0.0 22 Mai 4 0,24 10.0.0.0 0,12 2.5.0.0.0.0 23 Ngô 74 4,47 285.2.7.1 3,53 3.8.8.2.0.4 24 Nguyễn 622 37,65 2874.6.9.2 35,63 4.6.3.2.4.6 25 Như 1 0,06 5.8.0.0 0,07 5.8.0.0.0.0 26 Nông 1 0,06 2.1.0.0 0,02 2.1.0.0.0.0 27 Phạm 18 1,08 95.9.0.0 1,18 5.3.4.1.6.6 28 Phan 2 0,12 4.5.3.0 0,06 2.2.9.0.0.0 29 Quách 1 0,06 2.3.1.0 0,03 2.3.1.0.0.0 30 Sử 1 0,06 2.3.7.0 0,02 2.3.7.0.0.0 31 Tạ 12 0,72 70.2.14.0 0,87 5.8.8.6.6.6 32 Thân 2 0,12 10.4.0.0 0,12 5.2.0.0.0.0 33 Tô 3 0,18 8.7.1.0 0,11 2.9.0.3.3.3 34 Trần 52 3,14 231.6.0.9 2,87 4.4.8.0.9.4 35 Vi 4 0,24 38.2.8.0 0,47 9.5.9.5.0.0 36 Viết 1 0,06 1.5.0.0 0,01 1.5.0.0.0.0 37 Vũ 19 0,72 108.6.12.8 1,34 5.7.3.0.4.2 38 Vương 1 0,06 2.6.0.0 0,03 2.6.0.0.0.0 39 Không rõ họ 6 0,36 33.0.0.0 0,40 5.5.0.0.0.0 Tổng cộng 1652 100 8068.0.1.8 100 4.8.12.5.6.7 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Trong số 1652 chủ ruộng tư có 6 người không ghi rõ họ là do chữ trong địa bạ bị mờ không đọc được nên được xếp riêng thành một loại, 1646 người còn lại thuộc về 38 nhóm họ khác nhau. Trên cơ sở thống kê mức độ sở hữu ruộng của 38 nhóm họ /1652 chủ, ta thấy trung bình mỗi họ có (1652:38) 43 chủ sở hữu. Sự phân bố chủ sở hữu trong các họ không đều. Một số nhóm họ chỉ có duy nhất một chủ sở hữu (nhóm họ Như, Nông, Quách, Sử, Viết, Vương) bên cạnh 4 nhóm họ có số chủ đông hơn mức bình quân (> 43 người), trong đó có hai nhóm họ có số chủ đông hơn hẳn là nhóm họ Nguyễn và nhóm họ Dương. Nhóm họ Nguyễn có 622 người sở hữu (37,65 %). Tiếp đến là nhóm họ Dương có 567 người (34,32%). Cụ thể xin xem biểu đồ 2.4 dưới đây: Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ số chủ của các nhóm họ lớn (1805) Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ diện tích của các nhóm họ lớn (1805) Nhóm họ Nguyễn Nhóm họ Dương Các nhóm họ khác 35,63% 34,79% 29,58% Nhóm họ Nguyễn Nhóm họ Dương Các nhóm họ khác 37,65% 28,03% 34,32% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bên cạnh sự phân bố không đều về số chủ trong mỗi nhóm họ thì mức độ sở hữu giữa các nhóm họ cũng không bằng nhau. Ví dụ, chủ sở hữu lớn nhất thuộc nhóm họ Đinh (Đinh Văn Động) sở hữu tới 56 mẫu 0 sào 1 thước bên cạnh chủ sở hữu nhóm họ Dương (Dương Ngư Tam) chỉ có 1 sào 12 thước. Xét về quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ thì nhóm họ Nguyễn là nhóm họ có diện tích sở hữu lớn nhất (2874.6.9.2 = 35,63 %), họ Viết có diện tích sở hữu nhỏ nhất (1.5.0.0 = 0,01%). Về cơ bản, những nhóm họ nhiều chủ thì cũng sở hữu nhiều diện tích ruộng đất nếu xét trong mối tương quan giữa tỷ lệ số chủ và tỷ lệ diện tích sở hữu căn cứ vào bảng số liệu trên. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách cụ thể trong từng nhóm họ thì không hẳn vậy. Thí dụ: Nhóm họ An chỉ có 4 chủ nhưng lại sở hữu tới 70.1.0.0, nhóm họ Đinh chỉ có 3 chủ những cũng sở hữu 149.1.10.0, hay nhóm họ Vi có 4 chủ và diện tích ruộng đất sở hữu là 38.2.8.0. Bên cạnh đó tồn tại một số nhóm họ có mức độ sở hữu nhỏ như nhóm họ Viết (1.5.0.0.0), nhóm họ Quách (2.3.1.0.0), nhóm họ Sử (2.3.7.0.0). 2.2.2.5. Sở hữu ruộng đất của chức sắc Nghiên cứu địa bạ chúng ta còn có thể biết được vai trò kinh tế của đội ngũ những người có chức quyền ở làng xã , được gọi là chức sắc. Chức sắc bao gồm "hai loại là chức dịch và sắc mục. Chức dịch là bộ phận chức sắc quản lý làng xã nằm trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước, được nhà nước công nhận chính thức như lý trưởng, xã trưởng, tả bạ, tri thu….Còn sắc mục là những người được làng cử ra đại diện cho cộng đồng, tiêu biểu cho bộ máy tự quản của làng xã như: hương mục, trùm, hương lão, dịch mục" [40,58]. Căn cứ vào tài liệu địa bạ Gia Long thứ 4 (1805) của 30 xã ở Phú Bình chúng tôi thấy ở đây có tất cả 132 chức sắc, gồm cả hai loại sắc mục và chức dịch trong số đó có: 39 sắc mục, 36 xã trưởng, 36 thôn trưởng, 17 khán thủ, 4 dịch mục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 2.12: Phân bố ruộng đất của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) TT Chức vị Số ngƣời có ruộng/tổng số Tỷ lệ % Diện tích sở hữu Diện tích bình quân 1 Xã trưởng 26/36 72,2 249.4.5.0 9.5.14.0.3.8 2 Thôn trưởng 31/36 86,11 292.6.14.9 9.4.6.2.8.7 3 Khán thủ 11/17 64,70 84.2.14 7.6.9.4.5.4 4 Sắc mục 35/39 89,74 287.9.12 8.2.4.2.0.0 5 Dịch mục 4/4 100 41.8 10.4.7.5.0 Tổng số 107/132 81,1 956.2.0.9 8.9.5.4.7.5 (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Để thấy rõ mức độ sở hữu cụ thể của các chức sắc trong huyện xin xem trong bảng 2.13 và biểu đồ 2.6: Bảng 2.13 : Tình hình sở hữu ruộng tƣ của chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) Chức vị Không ruộng đất <1 mẫu 1-5 mẫu 5-10 mẫu 10-20 mẫu 20-30 mẫu 30-50 mẫu >50 mẫu Xã trƣởng (36) % 10 8 11 4 2 1 27,7% 22,2% 30,6% 11,1% 5,6% 2,8% Thôn trƣởng (36) % 5 13 9 5 2 2 13,9% 36,1% 25% 13,8% 5,6% 5,6% Khán thủ (17) % 6 5 3 2 1 35,3% 29,4% 17,6% 11,8% 5,9% Sắc mục (39) % 4 1 11 15 6 1 1 10,2% 2,6% 28,2% 38,4% 15,4% 2,6% 2,6% Dịch mục (4) % 1 3 25 75 132 ngƣời % 25 1 38 38 20 6 3 1 18,9% 0,75% 28,8% 28,8% 15,1% 4,6% 2,3% 0,75% (Nguồn: Theo thống kê 30 địa bạ Phú Bình lập 1805) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Biểu đồ 2.6: Quy mô sở hữu ruộng của chức sắc (1805) Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, đại đa số các sắc mục và chức dịch đều ở trong lớp người khá giả sở hữu từ 5 mẫu trở lên (59% sắc mục; 50,1 % xã trưởng; 50% thôn trưởng; 35,3 % khán thủ). Số chủ sở hữu trên 10 mẫu trong hàng ngũ chức sắc chiếm 22,75%, trong đó có 6 người sở hữu trên 20 mẫu (4,6%), 3 người sở hữu trên 30 mẫu (2,3%). Người có sở hữu lớn nhất trong hàng ngũ chức sắc là xã trưởng Đinh Văn Ngại ở xã Điều Khê (52.9.9.0). Các chức sắc không có ruộng đất là 25/132 người (18,90%), bao gồm 10 xã trưởng (27,7%), 5 thôn trưởng (13,9%), 6 khán thủ (35,3%), 4 sắc mục (10,2%). Còn lại 100% dịch mục đều có ruộng đất sở hữu. Cùng thời điểm, tỷ lệ chức sắc không có ruộng đất ở Phú Lương là 10,29%, ở Quảng Hoà là 2,89%. Như vậy, Phú Bình có tỷ lệ chức sắc không có ruộng lớn hơn Phú Lương là 8,61%, Quảng Hoà là 16,01%. Không ruộng đất <1 mẫu 1-5 mẫu 10 5-10 mẫu 10-20 mẫu 20-30 mẫu 30-50 mẫu >50 mẫu 0 5 15 20 25 30 % Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Số chức sắc có sở hữu dưới 5 mẫu chiếm 29,55%. Cá biệt có những chức sắc sở hữu nhỏ hơn 1 mẫu như sắc mục Dương Thế Cai (xã Úc Sơn, tổng La Đình) chỉ sở hữu 6 sào. Tổng diện tích sở hữu ruộng tư của các chức sắc là 902 mẫu 4 sào 10 thước 7 tấc, chiếm 10,48% diện tích. Có thể nói, với tỷ lệ chức sắc có sở hữu ruộng trên 10 mẫu, 20 mẫu, 50 mẫu không cao đã chứng tỏ ở Phú Bình vào những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, ruộng đất chưa tập trung lớn vào tay giai cấp thống trị. Tỷ lệ ruộng đất của chức sắc so với các tầng lớp xã hội khác được cụ thể bằng biểu đồ 2.7: Biểu đồ 2.7 : Mối tƣơng quan giữa ruộng đất của chức sắc với các tầng lớp xã hội khác (1805) Bình quân sở hữu của chức sắc là 6.8.5.5.3.5, cao hơn bình quân sở hữu của cả huyện 2.3.14.4.5. Có những xã 100% chức sắc có ruộng và sở hữu phần lớn diện tích ruộng của xã như xã Điều Khê có 4 chủ thì 3 chủ nằm trong hàng ngũ chức sắc và chiếm 72,36% diện tích ruộng đất của cả xã. Nhiều xã những người có ruộng đất nhiều nhất nhì trong xã đều tham gia vào hàng ngũ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc.pdf
Tài liệu liên quan