MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: INTERNET - MỘT NHÂN TỐ MỚI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HIỆN NAY 8
1.1 Một số khái niệm then chốt 8
1.1.1. Văn hóa 8
1.1.2. Đời sống văn hóa 9
1.1.3 Internet 10
1.2. Sự hình thành và phát triển của internet 12
1.3. Những ứng dụng cơ bản của internet 20
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI 24
2.1 Tình hình chung 24
2.2 Thực trạng việc sử dụng internet của một số nhóm xã hội 26
2.2.1 Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu 26
2.2.2. Nhóm người sử dụng internet là học sinh, sinh viên 27
2.2.3. Nhóm người sử dụng internet là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 40
2.2.4. Nhóm người sử dụng internet là những nhà quản lý 42
2.2.5. Nhóm người sử dụng internet là cán bộ công nhân viên 43
2.3. Ảnh hưởng của internet với đời sống văn hóa của người dân Thủ đô 44
2.3.1 Ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa vật chất 44
2.3.2. Ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa tinh thần 46
2.3.3. Ảnh hưởng tích cực 51
2.3.4. Ảnh hưởng tiêu cực 53
Chương 3: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN THỦ ĐÔ 58
3.1. Dự báo xu hướng và một số định hướng lớn về tình hình phát triển internet trong những năm tới 58
3.1.1. Trong những năm tới, internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ 58
3.1.2. Internet sẽ ngày càng có vai trò to lớn hơn trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô 59
3.1.3. Một số định hướng lớn 60
3.2 Các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của internet 63
3.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức 63
3.2.2. Giải pháp về nâng cao kỹ năng và bản lĩnh sử dụng internet 64
3.2.3. Giải pháp về công tác quản lý 67
3.2.4. Giải pháp về công tác giáo dục 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 78
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng chưa thực sự thu hút được sự chú ý của HSSV.
Đối với các web site về cơ quan, trường học số lượng HSSV quan tâm thấp hơn 20% số người được hỏi. Con số quá nhỏ như vậy cho chúng ta thấy thanh thiếu niên của chúng ta chưa biết tận dụng khai thác tài nguyên của internet. Khi đi vào điều tra cụ thể, tách riêng nhóm HS phổ thông thì trong số sinh viên có tới 61,4% lên mạng với mục đích tìm kiếm tài liệu chuyên ngành, (như vậy nhóm đối tượng là học sinh không quan tâm đến các trang web về cơ quan, trường học), 35% tham gia các diễn đàn, giao lưu trên mạng, 35,5% đọc báo trực tuyến, số SV lên mạng để gửi và nhận thư điện tử chiếm đông nhất: 80,9%. Cao điểm có những lúc người nghiên cứu đề tài này trực tiếp "mục sở thị" thấy có đến 99% số người sử dụng internet trong một địa điểm "internet siêu tốc" nằm ngay cạnh trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 1, trong tất cả các giờ cao điểm 23/24 máy của cửa hàng đều say sưa với dịch vụ chat. Những cửa hàng có số lượng khách chuyên "chit chat" như vậy thường nằm trong khu tập thể hoặc trường cao đẳng, phổ thông trung học, phổ thông cơ sở. Đối với những cửa hàng quanh trường đại học thì số lượng khách hàng là sinh viên tham gia đông hơn nên số lượng người vào các trang tìm kiếm thông tin tài liệu phục vụ học tập hoặc tìm việc làm nhiều hơn dù mới chỉ là con số khiêm tốn so với trang chat và email (80,9% và 61,4%).
Sở dĩ số HSSV lên mạng tìm kiếm thông tin phục vụ học tập nghiên cứu còn thấp vì họ có những khó khăn nhất định, cụ thể là: Do vốn ngoại ngữ chưa cho phép, nhưng ngay cả những trang web nội địa với phông (font) tiếng Việt họ cũng chẳng mấy mặn mà trừ một số thời điểm đặc biệt như mùa thi để dùng vào việc tra cứu điểm hay tự cộng điểm cho mình (đối với HS). Tuy nhiên, vẫn có số ít SV ngày nay đã bước đầu tự tìm tòi học hỏi qua mạng và cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Bằng chứng là, họ tham gia các diễn đàn (forum) thực sự nghiêm túc, tự trau dồi kiến thức được học cũng như khả năng ngoại ngữ, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập.
" Em thường hay vào những trang web về luật của nước ngoài, xem danh mục tài liệu, thấy tài liệu nào cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu của mình thì em viết thư cho họ để xin các tài liệu đó, hoàn toàn miễn phí mà lại còn gửi đến tận hộp thư của mình nữa chứ!" (C.B Trường Đại học Luật).
Hay như V.H khoa CNTT - ĐHSP thì thổ lộ:"Em thường đặt newletters gửi đến hộp thư cho mình những thông tin cập nhật về thông tin, ngành học của mình mà!"
Tự tìm cho mình những công việc tốt qua mạng cũng là mục đích của 31/220 sinh viên được hỏi, chiếm tỷ lệ 14,1%. Trong số họ lại có không ít người tự tìm được những suất học bổng đáng tự hào ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đối với công việc trong nước thì thông qua một số trang tìm việc là của Việt Nam như "Lao động và việc làm" của VNN là một trang khá hữu ích cho sinh viên tìm việc làm.
Đến thời điểm này internet đã không còn xa lạ với HSSV nhất là tại địa bàn Thủ đô, hơn ai hết internet đã hấp dẫn và giữ chân họ, trở thành một thói quen với đại bộ phận HSSV Thủ đô. Với bản tính ham tìm tòi hiểu biết, muốn khám phá thế giới, một phần lớn trong số họ đã và đang sử dụng internet như một công cụ hữu hiệu phục vụ học tập và hỗ trợ đắc lực cho họ trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên phần lớn nhất tham gia internet chưa phải là phục vụ cho mục đích học tập. 80,9% trong số HSSV được điều tra sử dụng dịch vụ gửi thư điện tử và chat cho suốt thời gian truy cập internet, chỉ 61,4% trong tổng số SV thường xuyên truy cập internet vào mạng với mục đích tìm kiếm thông tin chuyên ngành phục vụ học tập; 35,0% tham gia các diễn đàn và tán gẫu trên mạng. Tuy nhiên, với con số 61,4% sinh viên lên mạng với mục đích tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ học tập nghiên cứu cũng là một con số khả quan, đáng mừng bởi vì, như vậy là sinh viên Việt Nam cũng đã biết tận dụng khai thác nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại. Số ít sinh viên tham gia truy cập internet với mục đích để tải các chương trình phần mềm có liên quan tới ngành học, số này không nhiều do phải có một trình độ tin học nhất định. Một thống kê cho thấy con số này chiếm 40% đối với SV khoa tin trường ĐHSPHN trong khi với SV khoa văn con số là 0%. Đối với dịch vụ chat và thư điện tử, số sinh viên tham gia cao nhất trong tổng số SV truy cập internet thường xuyên, những người này vào mạng chủ yếu chỉ để tán gẫu, nhận thiệp, thư ít mang tính chất học hỏi.
Bảng 2.1: Thống kê mục đích truy cập internet của HSSV Thủ đô
Đơn vị %
Mục đích
Số lượng
Tỷ lệ
Nhận và gửi thư, thiệp điện tử
178
80,9
Tìm kiếm thông tin chuyên ngành
135
61,4
Đọc báo, tạp chí
78
35,5
Tán gẫu, tham gia diễn đàn
77
35,0
Tải phần mềm
36
16,4
Tìm kiếm việc làm
31
14,1
Tìm kiếm thông tin liên quan đến giới tính
19
8,6
Tìm kiếm học bổng
19
8,6
Chơi trò chơi
16
7,3
Khác
1
0,5
Tổng số
220
100
Biểu đồ 2.1: Một số trang web được HSSV quan tâm
ở lứa tuổi HSSV (từ 18 trở lên) khi sử dụng internet thường gặp những khó khăn sau:
- Tốc độ đường truyền còn chậm;
- Giá cước truy nhập còn cao;
- Trình ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng;
- Trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng;
- Chưa biết cách tìm kiếm thông tin;
- Khó khăn trong việc sử dụng internet tại trường.
Sinh viên H.L khoa Kinh tế đối ngoại - Trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Tôi thường vào mạng sau 0h cho đỡ tốn. Nhiều lúc tôi thức tới 2-3 giờ sáng, hôm sau dậy đầu óc rất mệt mỏi nhưng nghĩ đi nghĩ lại chẳng thấy mình thu được cái gì!".
Nhìn chung, HSSV gặp rất nhiều khó khăn khi kết nối mạng, thường thì các em cùng phải chịu một số khó khăn mà nguyên nhân do khách quan như: tốc độ đường truyền chậm, giá cước truy cập còn cao so với thu nhập, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính, nhất là HS do trình độ tin học ngoại ngữ hạn chế nhiều. Điều này làm giảm hứng thú của họ và giảm hẳn hiệu quả trong quá trình khai thác thông tin trên internet, có đến 63% số HSSV không hài lòng về tốc độ đường truyền quá chậm và hay bị tắc nghẽn. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và thời lượng truy cập internet của HSSV. Trong 1 tuần, nam HSSV vào mạng nhiều hơn nữ HSSV, điều kiện và sở thích hai giới này cũng khác nhau. Điểm đáng chú ý là thời lượng truy cập của HSSV vào mạng chiếm khá nhiều nhưng hiệu quả họ thu được không cao.
Bảng 2.2: Thời lượng truy cập internet của HSSV trong ngày
Thời lượng truy cập
Dưới 1h
1-2h
3-4h
5h trở lên
Tỷ lệ (%)
30,9%
61,8%
5,5%
1,8%
Thực tế khảo sát cho thấy rất nhiều HSSV chúng ta chưa biết cách khai thác, lấy thông tin từ internet một cách hiệu quả, họ như bị lạc đường và tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm. Như vậy, không thể nhìn vào lượng thời gian họ bỏ ra mà đánh giá được hiệu quả của việc truy cập internet. Sau mỗi giờ tan học có 13,6% số HSSV tranh thủ lên mạng, có 23,2% số người thường xuyên lên cố định vào những ngày nghỉ cuối tuần và cũng như một thú vui giải trí, hầu hết thời gian rỗi họ dành cho việc vào internet (65,5%). Còn lại 10% truy cập vào ban đêm. Riêng vấn đề này, đứng về góc độ quản lý văn hóa chúng ta thấy rằng ngoại trừ một số ít trường hợp nối mạng tại nhà, vẫn có một lượng không nhỏ là sinh viên đã chọn các điểm truy cập internet công cộng để vào mạng, đáng lo ngại là phần lớn những "khách hàng" này truy cập về đêm vì nhu cầu giải trí, tán gẫu hoặc xem các hình ảnh khiêu dâm. Còn những người thực sự dùng internet cho công việc thì ban đêm là thời gian nghỉ ngơi. Đây là vấn đề mà nhà trường, xã hội và nhất là những người làm công tác quản lý văn hóa đặc biệt quan tâm.
Bảng 2.3: Tỷ lệ phần trăm sinh viên chưa biết cách tìm kiếm thông tin
Khoa
Văn
Công nghệ
Môi trường
Du lịch
Kinh tế
Anh văn
Toán tin
Tỷ lệ
62,5
15,0
20,0
38,7
42,3
25,0
32,0
Chưa biết cách tìm kiếm thông tin ở đây có thể được hiểu theo hai cách:
Cách thứ nhất: Có thể coi như sinh viên đó đã biết mình cần tìm cái gì, tìm kiếm thông tin gì nhưng không biết làm cách nào để tìm ra thông tin đó, hay tìm kiếm không sát mục đích. Như chúng ta đã biết số lượng trang web trên mạng internet hiện nay có thể tính ở con số hàng triệu, rất nhiều trang web về cùng một vấn đề nhưng chất lượng nội dung thì có độ chênh lệch khá lớn. Làm sao để tìm ra được thông tin mình đang cần một cách chính xác nhất thì không phải là dễ nếu không biết cách tìm kiếm. Thông thường người sử dụng trang web thường dùng một số trang công cụ để tìm như đã giới thiệu ở chương 1, đó là các trang: hay Trong rất nhiều trường hợp, sau mỗi một lệnh tìm kiếm, số nội dung trang web có nội tương tự có tới hàng chục, hàng trăm. Để xem hết nội dung các trang vừa có được và sau đó lọc ra được một vài trang có nội dung sát nhất là một việc khó. Đây là một khó khăn gây giảm hiệu quả khai thác internet của sinh viên.
Theo cách hiểu thứ hai, SV chúng ta chưa có định hướng rõ ràng khi khai thác thông tin. Còn nhiều SV lên mạng chỉ để giải trí, hoặc không có mục đích cụ thể. Họ không nghĩ đến việc tìm kiếm thông tin trên mạng để phục vụ học tập và nghiên cứu. Việc lên mạng đối với họ đơn giản chỉ để giết thời gian, tán gẫu hay giải trí. Họ vào bất cứ trang web nào mà họ vô tình tìm thấy, và từ trang nọ nối sang trang kia, những người lên mạng kiểu đó mất hàng vài giờ đồng hồ để lang thang trên mạng chỉ với mục đích "dạo chơi" mà họ không mong mang lại lợi ích gì. Chính sự thiếu định hướng trong khai thác internet như trên là một rào cản lớn làm giảm đáng kể hiệu quả thu nhận thông tin từ internet của sinh viên.
Tóm lại, trong hầu hết các sinh viên được hỏi một cách ngẫu nhiên ở 7 khoa của các trường đại học trên địa bàn khảo sát, cả chuyên và không chuyên ngành CNTT đều công nhận có khó khăn trong việc sử dụng và khai thác hiệu quả sử dụng internet. Số sinh viên trả lời không gặp khó khăn gì trong khi khai thác, sử dụng internet chỉ chiếm 2 trên tổng số 337 người được hỏi, chiếm 0,9%. Với những khó khăn đã nêu trên về trình độ tin học, ngoại ngữ, về lý do tài chính, về tốc độ đường truyền là chưa đủ mà lý do chưa biết cách tìm kiếm thông tin cũng là một trong những lý do cần được quan tâm nghiên cứu và cải thiện, giúp sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận với kho tàng tri thức của nhân loại, tránh được tình trạng thừa thông tin mà thiếu tri thức. Ngoài ra, ngay việc sử dụng internet tại các trường sinh viên cũng gặp khó khăn. Qua điều tra cho thấy có 41,1% được hỏi trả lời là đã sử dụng mạng internet trong trường, tuy nhiên đối với số sinh viên này, họ vẫn gặp lắm khó khăn. Khó khăn lớn nhất là họ được dành quá ít thời gian vào mạng. Tới 77,4% sinh viên có sử dụng mạng trong trường khẳng định điều này. Đây là khó khăn không dễ khắc phục vì điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được hết nhu cầu của sinh viên. Thông thường, một phòng máy của trường có khoảng 30 máy tính. Mỗi khoa, ngành có từ 1 đến 2 phòng máy dành cho SV nối mạng. Như vậy tỷ lệ SV trên một máy tính nối mạng là khá lớn.
Tại phòng máy truy cập internet miễn phí cho SV tại trường ĐHQGHN, mỗi sinh viên chỉ được truy cập nhiều nhất 30 lần trong một học kỳ, thời gian mỗi lần truy cập chỉ xấp xỉ từ 1 đến 2 giờ. Thời gian đó đối với SV thì không thể đủ để khai thác thông tin chuyên ngành kể cả khi đã có đủ kỹ năng khai thác, nó chỉ đủ cho SV kiểm tra thư (check mail) hay dạo qua một vòng các báo điện tử mà thôi. Đây là lý do buộc những SV thực sự có nhu cầu phải truy cập tại những điểm công cộng.
Trả lời phỏng vấn sâu về thời gian truy cập mạng dành cho SV trong trường, sinh viên C.V - ĐHQGHN cho biết:
"Với thời gian truy cập ở trường (miễn phí) chỉ là 1 tiếng đồng hồ, thực sự việc đầu tiên là tôi phải kiểm tra và trả lời thư điện tử. Nguyên việc đó đã tốn ít nhất một nửa thời gian vào mạng rồi. Thời gian còn lại chỉ điểm vài tờ tin điện tử mà thôi. Theo tôi, nếu để tìm kiếm được thông tin chuyên ngành thì cần có một lượng thời gian truy cập dài hơn vì việc này đòi hỏi thời gian tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp với mục đích".
2.2.3. Nhóm người sử dụng internet là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Hà Nội là địa bàn cư trú và làm việc của nhiều cán bộ nghiên cứu và làm công tác giảng dạy. Họ là những giảng viên các trường ĐH-CĐ, THCN, là cán bộ nghiên cứu thuộc các vụ, viện. Tóm lại, họ là lực lượng trí thức nòng cốt đang hàng ngày hàng giờ nỗ lực cống hiến chất xám của mình vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng những đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong mọi lĩnh vực. Số những người này chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng số những người tham gia sử dụng internet (khoảng 3,5%) nhưng qua khảo sát, điều tra cho thấy, tính ứng dụng của internet trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu là rất cao. Internet đối với họ thực sự vừa là công cụ đắc lực vừa là môi trường thuận tiện nhất trong việc thực thi các dự án, đề tài khoa học hiệu quả nhất.
Đối với đội ngũ làm thầy, internet giúp họ bắt kịp với tri thức của nhân loại, họ có thêm nhiều cơ hội để trau dồi nghề nghiệp, làm giàu kiến thức chuyên ngành để truyền đạt lại cho những lớp học trò của mình, thêm vào đó việc làm bài, chấm điểm hay nghiên cứu đề tài của thày trò được cải thiện đáng kể. Cách giao tiếp và nghiên cứu của thày và trò cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực:
" Tôi biết, rất nhiều thầy giáo đã đưa giáo trình của mình lên mạng, các thầy đã từ bỏ phấn bảng và dùng các phần mềm cho giảng dạy, hoặc nhận lời thắc mắc của học sinh thông qua email và giải đáp rất cụ thể. Thầy tôi thường cung cấp các địa chỉ trang web hoặc các Ebook để chúng tôi download về và tự đọc. Tôi thích nhất phong cách dạy của các thầy trẻ- cho làm bài tập nhiều nên tha hồ thực hành trên máy. Hơn nữa chuyên môn cao nên hỏi gì thầy cũng giải đáp được hết" (T.K- Khoa công nghệ ĐHQGHN).
"Trước đây tôi thường tốn rất nhiều thời gian và lên thư viện tra cứu vất vả, có những đầu sách chuyên ngành phải kỳ cục tìm và gửi mua ở nước ngoài mang về, mỗi đợt đi công tác nước ngoài là một cơ hội được gặp các bạn đồng nghiệp là những nhà khoa học hoặc GS.TS họ mua hộ hay tặng vài quyển thì quý giá vô cùng. Bây giờ thì đơn giản hơn nhiều, mình tha hồ liên lạc với họ bằng thư điện tử và họ sẵn sàng cung cấp cho mình qua mạng. Trong nhiều trường hợp mình có thể tự download từ trên mạng với một số kinh phí nào đó. Đời tôi làm công tác nghiên cứu mấy chục năm, không bao giờ tưởng tượng có một ngày mình lại được làm việc, nghiên cứu bằng một công cụ văn minh tiên tiến như vậy. Quả thật internet đã đem lại những lợi nhuận không tính được đối với những người làm khoa học như chúng tôi, tri thức của nhân loại là vô giá và vô bờ bến, chỉ có internet mới giúp được chúng tôi tiếp cận một cách hiệu quả nhất" (TS LBT - Viện Nghiên cứu Kiến trúc).
Như vậy chúng ta có thể thấy hiệu quả của việc sử dụng internet phụ thuộc vào trình độ và nhận thức của đối tượng tham gia sử dụng nó. Nhưng đối với hầu hết các nhóm người sử dụng internet khi được nghiên cứu đều thừa nhận internet đã làm thay đổi hẳn cách giao tiếp, ứng xử và cách làm việc thậm chí với những người thường xuyên sử dụng thì internet đã làm thay đối cả thói quen sinh hoạt, ăn, ở, đi lại và lối sống của họ.
2.2.4. Nhóm người sử dụng internet là những nhà quản lý
Trong nhóm này, đối tượng khảo sát là những nhà quản lý cấp tỉnh, thành, trực thuộc trung ương có trụ sở tại Hà Nội và một số cán bộ quản lý cấp quận, huyện của Hà Nội.
Kết quả điều tra ở nhóm người này cho thấy: Trong tổng số 236 phiếu phát ra, có tới 164 phiếu cho rằng internet đã được ứng dụng triệt để trong công tác quản lý, chỉ có 01 phiếu trả lời dùng internet phục vụ nhu cầu giải trí. Có 44 phiếu trả lời chưa từng sử dụng internet bao giờ. Trong số 164 phiếu trả lời internet rất cần thiết trong công tác quản lý thì chỉ có 72 phiếu trong số đó biết sử dụng hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định, hệ thống thông tin tác nghiệp và thông tin quản lý. Con số thống kê đó nói lên thực trạng việc ứng dụng internet vào công tác quản lý ở Thủ đô là chưa đạt hiệu quả cao. Đối với những cán bộ dù đã thừa nhận internet là rất cần thiết trong quản lý cũng chưa đủ trình độ vận dụng vào công việc chuyên môn của mình. Họ thường gặp những khó khăn do trình độ ngoại ngữ và tin học chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Rõ ràng đây là một hạn chế không dễ khắc phục. Đối với những cán bộ quản lý cấp thành phố và Trung ương thường có bộ phận thư ký văn phòng đầy đủ từ phiên dịch, biên dịch cho đến văn thư lưu trữ trợ giúp, vị trí công tác khiến họ thường xuyên bận bịu với các cuộc họp, hội thảo và những chuyến công tác vì vậy cũng dễ hiểu tại sao họ không thể dành nhiều thời gian cho những công việc mang tính vi mô nhiều mà việc ứng dụng CNTT trong công việc của mỗi cá nhân là một trong những công việc như vậy. Tuy nhiên đã có 1/3 số phiếu được hỏi có thể sử dụng thành thạo những ứng dụng của internet trong công tác quản lý.
2.2.5. Nhóm người sử dụng internet là cán bộ, công nhân, viên chức
Đối với nhóm người là CBCNVC thì hầu hết thời gian truy cập của họ đều diễn ra ở cơ quan, rất dễ hiểu vì hiện nay sử dụng internet riêng tại gia đình chưa phổ biến, ngay cả tại Hà Nội, dễ hiểu là muốn có internet tại nhà cá nhân phải tự trang bị cho mình một máy tính, một modem. Như vậy là kinh phí không hề nhỏ, thêm vào đó còn là tiền thuê bao hàng tháng và còn nhiều chi phí khác khi cần nâng cấp thiết bị. Thế là đa số CBCNVC thường tranh thủ vào mạng tại cơ quan với kinh phí do cơ quan chi trả, ở cơ quan họ có thể thoải mái về thời gian hơn những đối tượng là HSSV do không lo phải móc túi mình để trả tiền, do vậy thời lượng và tần suất tham gia truy cập internet của họ cũng cao và đều đặn hơn các đối tượng khác.
Đối với CBCNVC, internet đã làm thay đổi hẳn phong cách làm việc của họ (tất nhiên là đối với những cơ quan có sử dụng internet rộng rãi). Các chuyên viên có thể ngồi ở phòng làm việc của mình để điều hành, xử lý thông tin hoặc tìm kiếm đối tác dễ dàng. Internet như một công cụ hữu hiệu giúp họ trong chuyên môn và ngay trong lúc giải trí. Đọc báo điện tử dường như đã trở thành thói quen của họ nếu trước đây là báo viết. Thường mỗi công ty, cơ quan lại có một mạng LAN riêng, đây là mạng nội bộ giúp cho những người cùng công ty có thể phối hợp công việc với nhau một cách hiệu quả, thư điện tử đã thay thế dần thư bưu chính. Văn thư văn phòng không còn phải ngập đầu với những công văn giấy tờ bởi họ đã có sự trợ giúp của cửa sổ outlook express hay các trang giao dịch của yahoo. Những kỹ sư, cử nhân ngày nay dưới sự trợ giúp của internet có thể trực tiếp gửi văn bản thẳng đến hòm thư của Giám đốc...
Tóm lại cả một phong cách làm việc mới được hình thành một cách tất yếu khi có sự trợ giúp của internet. Phong cách đó có thể tạm gọi là "phong cách của xã hội thông tin", nơi mà người ta thấy: "xưa rồi cái thời phải dài cổ để chờ công văn hay tài liệu đi theo đường thư báo". Hội họp cũng giảm biết bao chi phí đi lại ăn ở bởi internet đã giúp họ với dịch vụ truyền hình hội nghị trực tuyến... Chính hoạt động tích cực vào việc sử dụng internet ở công sở cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi các hoạt động như: ăn, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, internet cũng ảnh hưởng đến lối sống, nếp sống của họ. Hiện nay nhóm đối tượng này ít thích gặp gỡ trực tiếp, mọi giao tiếp có xu hướng trực tuyến trên mạng hơn là gặp mặt trực tiếp.
Qua khảo sát và phỏng vấn, kết quả cho thấy phần lớn CBCNVC truy cập mạng thường với thói quen đọc báo, những trang báo điện tử phổ biến được họ quan tâm hay đọc là: Báo Lao động điện tử, trang tin tức Việt Nam, trang vnexpress, báo Thanh niên, Tuổi trẻ hoặc các trang web nội bộ... Các website của tạp chí Cộng sản, báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, thông tấn xã Việt Nam… chưa được đối tượng này quan tâm nhiều. Họ chủ yếu chỉ chú ý ở các mục "điểm tin" nổi bật trong ngày, những sự kiện "giật gân" còn những trang mang tính giáo dục tư tưởng chưa lôi cuốn được họ.
2.3. ảnh hưởng của internet với đời sống văn hóa của người dân Thủ đô
2.3.1. ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa vật chất
Chẳng phải riêng Thủ đô Hà Nội mà bất cứ một địa bàn nào, một quốc gia nào trên thế giới khi tiếp cận với internet đều có sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Mọi hoạt động đi lại, ăn, ở, sản xuất đều thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả internet của từng cá nhân hay từng nhóm xã hội. Những người sử dụng internet ở Hà Nội hiện nay đã biết tận dụng tối đa những tiện ích của internet trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đối với phần lớn những người đã biết sử dụng internet thì việc mua sắm và đi lại của họ được giảm thiểu rất nhiều. Internet giúp họ giải quyết công việc mau lẹ mà mang lại hiệu quả cao.
Đối với các doanh nghiệp, internet giúp họ tác nghiệp để họ có thể bán hàng qua mạng, giới thiệu các sản phẩm một cách sống động ngay trên mạng, việc quảng cáo có hiệu quả đã thúc đẩy công việc kinh doanh của họ. Giúp họ nắm bắt thông tin kịp thời, quyết định chiến lược kinh doanh của Công ty. Việc kinh doanh không chỉ bó hẹp trong một phạm vi địa lý mà họ hoàn toàn có quyền quảng cáo và mở rộng mối quan hệ trong phạm vi toàn cầu. Từ những việc lớn nhất tưởng chừng như không thể thực hiện được vì khoảng cách địa lý thì ngày nay, internet giúp con người xóa nhòa khoảng cách địa lý, giảm chi phí cho các hoạt động đi lại, trong tổ chức và quản lý đời sống cá nhân cũng như gia đình và cộng đồng xã hội. Những dịch vụ tiện ích của internet đã đem lại những lợi nhuận to lớn về vật chất cho những người sử dụng nó. Từ những cuộc hội thảo, họp hành, hội nghị lớn, nhỏ cho tới những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như một suất ăn trưa đều có thể được đáp ứng kịp thời nếu bạn sử dụng internet. Tóm lại, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mọi người tham gia internet đều có cơ hội thu lợi do những tiện ích mà internet mang lại.
HSSV hoàn toàn có thể vào mạng để tìm đọc hoặc tải phần mềm về phục vụ cho việc học tập, thay vì việc lên thư viện tra cứu vất vả. Cơ hội làm thêm hay việc làm sau khi ra trường họ đều có thể tìm trên mạng. Trong thực tế đã có khá nhiều SV tìm việc trong dịp hè qua mạng, khi ra trường họ cũng đăng ký tìm việc và nhiều người đã có việc làm nhờ internet. Đối với HSSV thì các thông tin về tuyển sinh, cơ hội việc làm là điều được đặc biệt quan tâm mà nếu muốn có, họ thường phải qua các văn phòng tư vấn với một khoản lệ phí nhất định, từ khi sử dụng internet, chỉ với giá vài ngàn đồng cho một giờ truy cập họ có thể có trong tay vài chục địa chỉ có thể đem lại cơ hội việc làm. Đối với người làm công tác quản lý hay nghiên cứu cũng vậy, internet là kho tài nguyên vô giá mang lại cho họ lượng tri thức khổng lồ của nhân loại, việc mua một cuốn sách quý mới xuất bản tại nước ngoài hoàn toàn là điều có thể nhờ internet.
Với những nhà kinh doanh thì việc thu lợi từ những dịch vụ của internet có thể nhìn thấy rõ hơn. Tất cả những sản phẩm của công ty một khi đã được đưa lên trang web đồng nghĩa với việc họ có cơ hội có thêm hàng ngàn vạn khách hàng trên toàn thế giới, mở ra cho họ một cơ hội kinh doanh chuyên nghiệp hơn trong một thế giới mới với những thông tin thường xuyên thay đổi và cập nhật…
Phỏng vấn sâu một số người làm công tác kinh doanh được biết: Giao dịch bằng điện thoại nhất là trong giao dịch quốc tế thì tính an toàn không cao bằng giao dịch bằng thư điện tử chưa kể đến việc chi trả cho một cuộc điện thoại quốc tế cao hơn nhiều lần đối khi so sánh với việc gửi một lá thư điện tử. L.B - Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Viễn thông quốc tế cho biết:
"Công việc chuyên môn của tôi đòi hỏi đối tác phải có xác nhận trở lại đầy đủ trong các thỏa thuận, vì vậy không thể chỉ nói trên điện thoại. Trong nhiều trường hợp chúng tôi chỉ dùng điện thoại để thông báo không chính thức, chủ yếu mọi giao dịch trong kinh doanh hoàn toàn thực hiện trên mạng internet và mạng LAN của Công ty".
Tóm lại, trong đời sống vật chất, internet thâm nhập sâu vào tất cả mọi lĩnh vực của người dân Thủ đô. Tùy theo mỗi ngành nghề khác nhau mà người sử dụng internet sẽ tự tìm cho mình những lợi ích khác nhau.
2.3.2. ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa tinh thần
Cũng chính khả năng xóa nhòa khoảng cách địa lý giữa tất cả các vùng miền trên thế giới mà internet cũng đã mang lại cho người Hà Nội cơ hội giao lưu với các nền văn minh trên thế giới. Với hàng triệu file từ các cuốn sách, các tập thi ca, các tác phẩm nghệ thuật… internet là một môi trường giải trí và thưởng thức nghệ thuật với giá cả rẻ nhất và chất lượng về âm thanh, hình ảnh sống động thu hút sự chú ý của mọi lứa tuổi.
Chỉ riêng những trang web trong nước cũng đã có thể đếm tới hàng trăm trang có góc thư giãn, nghệ thuật phục vụ người xem và nghe. Vì vậy văn hóa đọc, văn hóa nghe, nhìn đã thay đổi rất nhiều kể từ khi xuất hiện internet ở Thủ đô. Cách thức thu nhận thông tin của người dân Thủ đô cũng thay đổi. Việc thể hiện các giá trị chuẩn mực định hướng trong lối sống, phong tục tập quán cũng như trong các ứng xử khác cũng ảnh hưởng. Người ta có hoàn toàn có thể đọc, nghe, xem và học trực tuyến. Internet cũng cho ta cơ hội du lịch đến tất cả mọi địa chỉ mà ta yêu thích. Các cơ hội giao lưu văn hóa hoàn toàn mở rộng với tất cả mọi người. Các