Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục .iii
Danh mục các từ viết tắt . iv
Danh mục các bảng, hình . v
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu . 2
3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 3
4. Khái quát lịch sử nghiên cứu đề tài . 7
5. Những đóng góp của đề tài. 10
6. Cấu trúc của luận văn . 10
7. Từ khóa. 10
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN. 11
1.1. Cơ sở lí luận. 11
1.1.1. Khởi nghiệp và đặc điểm của khởi nghiệp . 11
1.2. Cơ sở thực tiễn. 13
1.2.1. Nội hàm khái niệm Quốc gia khởi nghiệp. 13
1.2.2. Cấu thành của một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo gồm một số
thành phần cơ bản là:. 14
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu khởi nghiệp . 15
1.3. Quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu. 16
1.3.1. Tính đặc thù trong nghiên cứu một vấn đề xã hội. 16
1.3.2. Tiếp cận kép trong nghiên cứu . 18
1.4. Nghiên cứu MHQGKN trong điều kiện CMCN 4.0 . 19
1.4.1. Mô hình / Khung nhận thức. 19
1.4.2. Hành động chuyển đổi trong tư duy. 20
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Israel - Mô hình quốc gia khởi nghiệp và kinh nghiệm với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở thành nhân tố tiềm thức của mỗi người dân Israel. Hơn cả tâm lí, có tính
tâm lí sinh học xã hội, tâm thức là sự tiềm ẩn trong sâu kín được "lưu trữ" tại
một góc đâu đó trong trí não con người, biến thành gien di truyền, và được trao
truyền thế hệ qua thế hệ.
Nhớ rằng tâm thức Israel là câu chuyện chung của cả dân tộc, chứ không
riêng của từng người. Họ nhớ sâu lời nguyền rằng tất cả những gì họ có, họ
đang sống hiện tại từ bữa ăn đến mạng sống và cái gọi là quyền tự do chỉ là xa
xỉ, mong manh có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào. Họ chỉ có điều vĩnh hằng và
duy nhất họ được chúa ban cho quyền sống tên miền do Chúa Trời ban cho. Bất
kì sống ở đâu, cực khổ đến thế nào, họ nuôi giấc mơ về một ngày nào đó quay
về mảnh đất quê hương Israel.
Ngày nay, cũng thể các thế lực bên ngoài luôn đe dọa xóa số Israel, đuổi
họ về châu Âu, sang Mĩ. Chĩa vào Israel hàng hàng trăm tên lửa sẵn sàng ập
xuống, kể cả bom đạn hạt nhân ... Với những dòng chữ hình tượng và truyền
cảm, Alon Gratch đã dẫn độc giả tiếp cận thâm thức người Israel hơn cả các
công trình đánh giá mặt nổi bên ngoài với vẻ thán phục về những thành tựu
phát triển kinh tế thần kì ...
Vụ xét xử Adolf Eichmann được ghi nhận bằng câu nói nổi tiêng, biểu
đạt đầy đủ người Israel bây giờ là ai một khi "... KHÔNG AI TRONG SỐ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
CHÚNG TÔI RỜI ĐI CÒN LÀ CHÚNG TÔI NHƯ TRƯỚC...". Đúng thế, có
nên điều trị để người Israel hôm nay trở lại như trước?. Dĩ nhiên một cuộc điều
trị thật sự như thế này rất dai dẳng và phức tạp.
Thường không thể đoán trước được diễn biến và đôi khi còn trông thấy
được cả những nguy hại. Như với trường hợp của Ka-Tzetnik, việc khuấy đảo
những ký ức và rọi đèn pha vào hành trình tự vấn bản thân có thể vô cùng đau
đớn. Hiếm khi nó có một kết thúc có hậu kiểu phim Hollywood. Đôi khi còn tồi
tệ hơn cả tình trạng hiện tại, phải chăng cần thời gian điều trị để người bệnh
làm mới bản thân mình, khiến họ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.
Những cơ quan nghiên cứu xã hội của Israel đã phân tích, tìm hiểu ở
mức độ sâu sắc nào đó cả những tác động ngắn hạn và dài hạn của vụ xét xử
Eichmann lên xã hội Israel. Vào năm 1961, Israel không có truyền hình, nhưng
radio phát thanh trực tiếp vụ xét xử và nhật báo đưa tin trong suốt chín tháng.
Người dân nghe phát thanh trực tiếp ở nhà, trong quán cà phê, trong nhà
hàng, và trong các cửa hiệu. Hơn 60% người Israel trên 14 tuổi nghe ít nhất là
một phần của vụ xét xử, và đối với nhiều người nó đã trở thành một sự kiện
quan trọng trong cuộc đời. Những nạn nhân sống sót của cuộc Đại thảm sát đến
từ nhiều đất nước, độ tuổi, xu hướng tôn giáo khác nhau, các dạng thức bị tra
tấn và những mất mát họ phải chịu đựng cũng vô cùng đa dạng, khi họ lần lượt
đứng dậy từ một danh sách dài bất tận, rồi lần đầu tiên kể trước công chúng
những gì họ đã phải trải qua ở các trại tập trung, thì toàn đất nước bị chấn động
trong một cơn đồng nhất hóa kiểu thanh lọc và cảm thông.
Những nhân chứng đã kể lại những chi tiết tra tấn, hành hạ tàn bạo đến
kinh hoàng mà họ từng chứng kiến và trải qua, bao gồm cả bắn tập thể, cưỡng
hiếp, thiến hoạn, những thi hài trần truồng của cha mẹ hoặc con cái, đói đến
chết, và cảnh ăn gan người. Chốc chốc ở phòng xét xử lại có người trong đám
cử tọa ngất xỉu đi và được tổ cấp cứu đưa ra ngoài. Gideon Hausner, công tố
viên của vụ án, sau này đã viết lại rằng: "Nghe thôi cũng là một cực hình. Tôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
cảm thấy gần như thể đang thở trong khí ga và mùi khét của thịt người chết
cháy trong các lò thiêu của Đức quốc xã trong Thế chiến II...".
Haim Guri, với nhiệm vụ đưa tin từ phòng xét xử, đã viết một câu nổi
tiếng: “... Không ai trong số chúng tôi rời khỏi đây còn là chúng tôi như trước
nữa.” Hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đều đồng ý rằng những tác động
của vụ xử án rất sâu sắc, dai dẳng, và mở rộng ra cả bên ngoài phòng xét xử và
những người tham gia vụ xét án.
Sử gia Hanna Yablonka kết luận rằng: "... việc làm chứng của những nạn
nhân sống sót đã in sâu vào trong tâm trí thế hệ trẻ Israel, đem lại sự thấu hiểu
và chấp nhận rộng rãi hơn, sâu sắc hơn rất nhiều dành cho những đau đớn, giày
vò của nạn nhân sống sót. Sau vụ xét xử - dẫn đến vụ hành hình của nhà nước
duy nhất trong lịch sử Israel - những nạn nhân sống sót bắt đầu cảm thấy thoải
mái hơn khi kể những câu chuyện của họ. Yablonka gọi đây là sự 'cá nhân hóa
vụ Holocaust'. Nó không còn là về "con số bao nhiêu triệu người" chung chung
nữa, mà đúng hơn là về từng nhân nói lên nỗi thống khổ của họ. Sự thay đổi
này từ từ nhưng rất rõ ràng, và theo thời gian nó tỏ ra là một chuyển biến sâu
rộng..." [3].
2.2.3. Israel - từ góc nhìn lịch sử - dân tộc học
(a) Lịch sử Israel: Lịch sử đất nước Israel gắn liền với sự phát triển dân
tộc Do Thái. Đó là sự hòa trộn những truyền thống tôn giáo và dân tộc đã có từ
hàng ngàn năm về trước, ngay từ thời kì các vị tổ phụ trong Kinh Thánh như
Abraham, Isaac và Jakop. Kinh Thánh là tư liệu lịch sử chính yếu về thời kì cổ
đại của miền đất này. Có lẽ đó là một nền văn minh nổi tiếng nhất đã được nói
đến nhiều nhất ntrong số những nền văn minh cổ đại.
Tuy vậy, đất nước Israel đương đại mới chỉ có tuổi đời tròn nửa thế kỉ.
Bởi vị trí chiến lược trên ngã ba đường châu lục Á - Âu - Phi, Israel luôn là
mục tiêu của những mưu đồ xâm lược. Tầm quan trọng to lớn của ba tôn giao
thế giới - Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo càng làm thêm sâu sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
những xung đột vốn là những đặc trưng cho lịch sử kì bí nhưng đầy rắc rối của
đất nước Israel.
Những chặn đường lịch sử sơ kì: Lịch sử Israel bắt đầu từ khoảng năm
1800 trước công nguyên, cùng với một nhóm dân du mục, do Abram lãnh đạo,
từ Mesopotamia (Lưỡng Hà) tiến sang phía đông. Họ dựng lên những chiếc lều,
đào giếng lấy nước, thành lập các khu định cư tại Canaan (tiễng cũ của
Palestin) và gọi nơi định cư của mình Beersheba. Được gọi bằng cái tên ngưởi
Ivrim (tức là Hebrew), sống lang thang quanh Canaan trong ba thế hệ cho tới
khi nạn đói buộc họ phải di cư một lần nữa.
Người cháu của Abram là Jakop (còn được gọi là Israel) cùng 12 người
con trai đi đến Ai Cập. Họ đông đúc thêm, trở thành 12 chi tộc, được gọi chung
là người Israel. Họ ở lại vùng châu thổ sông Nil trong vài thế kỉ và bị những
Pha-ra-ông Ai Cập đã biến họ thành nô lệ.
Vào khoảng 1300 năm trước công nguyên, nhà tiên tri Moses đã dẫn
người Israel trốn khỏi Ai Cập để thoát khỏi kiếp nô lệ. Dưới sự dân dắt của
ông, họ đi vòng bán đảo Sinai, giữa Palestin và Ai Cập. Cũng trong thời gian
đó, Moses đã thuyết phục mọi người rằng chỉ có một Chúa trời duy nhất -
người được dân Israel gọi là Yah. Họ lập ra một giao ước, hay một thỏa hiệp
thần linh, sẽ chỉ thờ phụng một Đức Chúa trời duy nhất và tuân theo luật lệ của
Ngài - đó là 10 điều răn của Chúa. Những điều răn của Chúa đem lại mục tiêu
chung và thống nhất các chi tộc Israel lại với nhau.
Khoảng những năm 1250 trước công nguyên, 12 chi tộc Israel đã quay
trở lại Canaan dưới sự dẫn dắt của Joshua, người kế nghiệp Moses. Họ đã chạm
trán với người Palestin, những người mới bị đuổi khỏi quê hương của họ trên
đảo Crete, và người Canaan, những người không muốn cho người Isreael định
cư nơi đây. Trong suố hai trăm năm sau đó, ba nhóm người này liên tục đánh
nhau vì mảnh đất Canaan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Người Canaan bản địa trở thành người yếu thế, và vào khoảng năm 1125
trước công nguyên họ bị người Israel đánh bại. Tuy nhiên, người Palestin (tức
là những người Palestin sau này) có một đội quân được tổ chức tốt hơn đã đánh
bại người Israel vào khoảng năm 1150 trước công nguyên, khiến 12 chi tộc
Israel thống nhất lại để tạo sức mạnh dưới quyền trị vì của vua Saul.Tuy vậy,
dưới thời Saul đã nảy ra những bất đồng giữa các chi tộc, và điều này diễn ra
đến khi vị vua này chết. David nối nghiệp Saul và đã thống nhất được quân đội
để đánh bại người Palestin và chiếm toàn bộ vùng Canaan.
David lập Jerusalem làm thủ đô của vương quốc Israel. David qua đời,
con trai của ông là Solomon trở thành vua Israel. Solomon hoàn thành công
việc xây dựng thành phố và một ngôi đền bằng đá nguy nga mà ở đó người dân
Israel thờ phụng Chúa trời. Tuy nhiên sau cái chết của Solomon, những chi tộc
khác nhau bắt đầu cát cứ các vùng đất trong vương quốc, và họ chia vương
quốc làm hai - Israel, với thủ đô Samaria ở phí bắc, là lãnh thổ của 10 chi tộc;
còn Judah, với thủ đô Jerusalem ở phía nam, là lãnh thổ của 2 chi tộc còn lại.
Những dân cư của Judah ở phần phía nam bắt đầu được gọi là người Do Thái.
Trong vài thế kỉ tiếp theo, hai vương quốc Hebrew thỉnh thoảng lại đánh
nhau trong khi vẫn phải lo chống trả những cuộc tấn công từ bên ngoài.
... Israel bị nhiều thế lực ngoại bang cai trị từ thế kỉ 8 trưởc công
nguyên, bắt đầu sự thống trị của người Assyri, sau đó là người Ba Tư, rồi người
La Mã. Đặc biệt dưới thời cai trị của đế chế La Mã, phần lớn người Do Thái bị
phân tán khắp nơi đến bờ Biển Đen, các đảo Hy Lạp trên bờ Địa Trung Hải.
Một số người Do Thái chạy sang Bắc Âu, một số chạy về phía đông, Nhưng dù
ở đâu họ cũng bám chắc cuội nguồn văn hóa và tôn giáo của mình, hi vọng một
ngày kia học sẽ trở lại quê hương miền đất hứa.
Trong thời gian 1919 - 1933, người Do Thái đã vào Palestin khoảng 200
nghìn người ... Trong chiến tranh thế giới II - 6 triệu người Do Thái bị chủ
nghĩa phát xít Đức giết hại trong các lò thiêu. Sự kiện này khơi dậy lòng trắc ẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
lương tri nhiều người, tạo nên sự cảm thông và hỗ trợ trên toàn thế giới cho
phong trào phục quốc của người Do Thái. Đến năm 1946 cộng đồng Do Thái
đã tăng lên 700 nghìn người.
Sau Chiến tranh thế giới II, vấn đề Palestin lại đặt ra một lần nữa. Người
Anh đặt vấn đề phân chia đất đai tại Liên Hợp quốc trước khi họ rút khỏi vùng
này. Theo đó, Palestin được chia thành hai quốc gia riêng biệt: một dành cho
người Ả-râp, một cho người Do Thái, còn Jerusalem có quy chế quốc tế đặc
biệt. Người Ả-rập phản đối quyết định này. Ngày 14 / 5 / 1948, Israel tuyên bố
thành lập nhà nước độc lập. Trong vòng 24 giờ sau khi người Anh rút quân
khỏi vùng đất này, Israel bi liên minh Liban, Jordani, Ai Cập và Iraq tấn công.
Sau vài tháng đánh nhau quyết liệt, một hiệp định hòa bình dược kí, 1949,
Israel giành thêm 50% nhiều hơn số đất mà họ được cấp và được một nửa
Jerusalem... Cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức sau Hiệp định ngừng bắn. Lần
đầu tiên Israel có tổng thống, thủ tướng và được kết nạp là thành viên của Liên
Hợp Quốc tháng 5 / 1949.
Mâu thuẫn với các nước láng giềng không lắng xuống. Ngày 5 / 6 / 1967
Israel tấn công cùng lúc Ai Cập, Syria và Jordani trong vòng 6 ngày. Sau Hiệp
định ngừng bắn, Israel tăng diện tích lãnh thổ thêm hai lần, chiếm cao nguyên
Golan, bán đảo Sinai và bờ Tây sông Jordan, cộng với toàn bộ Jerusalẹm...
Năm 1974 một Hiệp định hòa bình được kí, theo đó, Israel rút quân khỏi dải
bán đảo Si Nai và một lực lượng hòa bình của Liên Hợp Quốc đóng quân giữa
Israel và Ai Cập.
Mặc dù cộng đồng quốc tế hết sức nỗ lực tháo gỡ mâu thuẫn giữa Israel
và các nước láng giêng và Phong trào PLO, nhưng tình hình chính trị không
được cải thiện. Mâu thuẫn giưa Liban, Syria, Ai Cập, Iran và Iraq không lắng
xuống. Thêm nữa là các thế lực Ả Rập Xê-ut và hầu như cả cộng đồng các
nước vùng vịnh không ngừng tăng lên. Israel, một quốc gia căng mình trong
xung đột, người dân Israel đã quen sống trong một "nồi hầm" chính trị và tôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
giáo. Sức sống mãnh liệt của Israel đã thể hiện bản lĩnh thông minh, lòng quả
cảm. Thành công lớn nhất của họ trở thành một MHQGKN. Câu chuyện "Sự
thần kì nền kinh tế Israel - The Israel's economic miracle" trở thành đề tài thu
hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế với sự khâm phục và ngưỡng mộ.
(b) Israel - Dân tộc được Chúa chọn
Viết về dân tộc Israel có một ấn phẩm gây ấn tượng cho người đọc là
Dân tộc được "Chúa lựa chọn" các tác giả Maristella Botticini và Zvi Eckstein.
Cũng theo tinh thần đó là các ấn phẩm: "Miền đất hứa của tôi - Khải hoàn và Bi
kịch của Israel" của Ari Shavid, "Israel kiến tạo tương lai như thế nào" của
Sloma Shoham , ''Hành trình 400 năm của Do Thái giáo" của Karen Amstrong.
Và đương nhiên trong đó phải kể tới ấn phẩm quan trọng "Quốc gia khởi
nghiệp - Câu chuyện về nền kinh tế thần kì của Israel" vv..
Đặc biệt lí thú là vấn đề này được quan tâm sâu sắc trong các ấn phẩm do
một số tác giả lả người Việt đã xuất bản khá lâu và gần đây nhất: "Bài học
Israel - Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc thông minh nhất thế giới", NXB Hồng
Đức, Hà Nội, 2018. Đặng Hoàng Xa (2012); "Câu Chuyện Do Thái - Lịch Sử
Thăng Trầm Của Một Dân Tộc" (Tái Bản 2018), NXB Hồng Đức, 2018; “
Dân Tộc Được Chúa Chọn” (tái bản đổi tên từ sách Số Ít Được Lựa Chọn).
NXB Hồng Đức, 2018 của các tác giả người Việt Nguyễn Hiến Lê và Đăng
Hoàng Xa.
Các công trình nghiên cứu trên đề xoay quanh một câu hỏi, tuy với nhiều
biến vị khác nhau là cố gắng làm rõ vì sao một phần ba văn minh phương Tây
mang dấu ấn của tổ tiên Do Thái. Vì sao những tên tuổi lớn của nhân loại như
danh họa Mikenlang giơ - người thiết tế và đồ họa thánh đường La Mã ngày
nay lại là người Do Thái. Vì sao các nhà tư tưởng lớn của nhân loại như Alber
Einstein, Karl Max. Vì sao họ hàng tài chính Rodshin, và gần đây nổi lên các
chính trị gia Henry Kishinger, tài phiệt Shorosh có thể khuynh đảo nền nền
chính trị thế giới. Thêm nữa, Thomas Freadman được giải thưởng Nôben về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Thuyết địa kinh tế năm 2009. Đặc biệt ấn là một sự kiện gây chấn dộng thế
giới, có lần, chỉ trong 1 năm 4 giải thưởng Nô ben đề thuộc về người Israel Do
Thái. Rồi nữa 1/3 tỉ phú Mĩ và 20% giáo sư đại học Mĩ đều là người Do Thái ...
Nhiều câu hỏi khác về sự thông minh và những thành tự thần kì của nền
kinh tế Israel nhìn chung không thể giải thích được, mà chỉ dừng lại một cách
kì bí, đó là đất nước Isrel, người Do Thái được Chúa chọn. Đất nước Isrtael là
miền đất hứa do Chúa trời dành cho người Do Thái. Người Israel lưu lạc, đày
ải, bị giết hại thảm khốc suốt 4000 năm, đến giờ họ là quốc gia độc lập chủ
quyền, một thành viên bình đẳng trong Liên Hợp Quốc.
Có có cơ sở để thấu hiểu tâm thức ngưòi Do Thái rằng đất nước họ, nền
kinh tế thần kì, những thành tựu khởi nghiệp đày ấn tương mà các dân tộc khác
phải suy ngẫm, học tập, vận dụng. Tất cả đó là sự tuyệt mĩ của Đấng cứu thế.
Đất nước, con người Do Thái là hiện thân của sự tuyết mĩ của sự lựa chọn của
của Chúa trời [2/8/14/16/28/20].
Vô vàn những câu hỏi nói trên đã khơi dậy trong chúng ta nguồn cảm
hứng nghiên cứu MHQGKN Israel và kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời kì
xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.4. Sự phát triển kinh tế thần kì: Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
quốc gia khởi nghiệp Israel
2.2.4.1. Khái quát về nền kinh tế Israel
Israel có hai giai đoạn phát triển kinh tế hoàn toàn khác biệt: giai đoạn
thứ nhất từ năm 1948 đến năm1972; giai đoạn hai, từ 1973 đến nay. Khởi đầu
của giai đoạn thứ nhất là những khó khăn chồng chất. Là một quốc gia mới,
Israel có rất ít hoặc hầu như không có những thiết chế hay bất cứ một nguồn dự
trữ kinh tế nào. Những nhân tố đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình trạng của nền
kinh tế quốc gia mà người Ả Rập để lại là vô cùng thiếu thốn đối với người đến
đây tị nạn. Israel phải đương đầu với những nhiệm vụ khó khăn. Họ phải sản
xuất và cung cấp đủ lương thực cho những người hồi hương mới trở về, cung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
cấp nhà cửa, quần áo, các dịch vụ công, gây dựng hệ thống tiền tệ và kinh tế.
Thêm nữa, các quốc gia Ả Rập láng giềng phong tỏa sự tự do buôn bán với Israel.
Về phát triển kinh tế, Israel đã vượt qua những khó khăn ban đầu một
phần nhờ vào sự đầu tư và viện trợ từ nước ngoài. Đó là những khoản viện trợ
cho vay và chuyển nhượng từ Hoa Kì, sự quyên góp từ những người Do Thái
trên toàn thế giới và những khoản bồi thường của nước Đức trong Thế chiến II.
Những thứ đó, cùng với tài xoay sở của Israel, đã tọa ra một lực đẩy mạnh mẽ
cho phát triển kinh tế. Từ cuối những năm 1940 đến giữa những năm 1970, sản
lượng hàng hóa, dịch vụ của Israel tăng hàng năm 10% / năm, không một quốc
gia nào khác trên thế giới có thể đạt được mức tăng trưởng như thế trong giai
đoạn đó.
Giai đoạn phát triển kinh tế thứ hai bắt đầu từ năm 1973. Cũng có những
thời kì phát triển mạnh mẽ nhưng sau đó là tình trạng trì trệ và nạn thất nghiệp
tăng cao. Tuy nhiên trong thập niên 1970, Israel đã đạt được mức sống gần
bằng các nước phương Tây. Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 đã gây ra
những tai ương kinh tế mới. Nhưng Hoa Kì đã tiếp tục cung cấp viện trợ cho
Israel, giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng khó khăn kinh tế.
Năm 19890, sản xuất hàng hóa dịch vụ đạt tổng giá trị 50 tỉ USD. Tuy
nhiên lạm phát hoành hành, và việc kiểm soát giá cả nghiêm ngặt được áp đặt
đối với những mặt hàng nhu yếu. Thuế đánh mạnh vào những mặt hàng nhập
khẩu và loại thuế đi lại được ban hành. Những nỗ lực này đã đem lại thành
công khi lạm phát giảm xuống mức có thể kiểm soát được.
Vì nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Israel tiếp tục phải dựa và nhập
khẩu. Tính trạng nhập siêu đã tạo ra sự thâm hụt ngân sách khá lớn.Vai trò
Chính phủ tỏ ra hết sức quan trọng nhờ sở hữu và điều hành bưu điện, điện
thoaị, bưu chính và đường sắt. Nhờ đó thu nhập quốc dân tăng dần từ các khu
vực công nghiệp chế tác, khai mỏ, thương mại, xây dựng, nông nghiệp, giao
thông vân tải và truyền thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Về sản xuất nông nghiệp, Israel coi phát triển nông nghiệp là ưu tiên
hàng đầu của Phong trào Zionit, bởi vì đó là cách đề khôi phục và hồi sinh
mảnh đất tổ tiên. Những người định cư đã thành lập các kibbutz (nông trang tập
thể - khu định cư Do Thái) để thực hiện giấc mơ của họ về "miến đất của sữa
và mật ong" mà Chúa trời đã ban cho. Tuy nhiên sau năm 1948, thì sản xuất
nông nghiệp trở thành nhu cầu bắt buộc để phát triển mọi nguồn cung cấp
lương thực mà trước đây phải nhập khẩu từ các quốc gia Ả Rập. (Phụ lục 1)
Phần lớn đất nông nghiệp Israel thuộc sở hữu nhà nước. Mặc dù chỉ có
20% diện tích đất đai là có thể canh tác được, nhưng ngờ óc sáng tạo và tài
khéo léo của người dân đã mở ra con đường đi tới thành công. Ở những nơi
không có nước, người ta xây dựng các hệ thống thủy lợi những nhà kính cải
tiến. Kết quả là diện tích canh tác đã tăng mạnh.
Ngày nay, sản xuất nông nghiệp Israel đã đáp ứng gần như toàn bộ nhu
cầu thực phẩm cần thiết của mình, thậm chí bắt đầu xuất khẩu đem lạị nhiều
ngoại. Mặc dù vật, chỉ có 5% lực lượng lao động Israel làm việc trong khu vực
nông nghiệp. Những sản phẩm chủ yếu gồm quả có múi, bông, rau, hoa, lương
thực, các sản phẩm từ sữa.
Trong khu vực công nghiệp, Israel có gần 1/3 lao động, đem lại 30%
GDP. Hầu hết các ngành công nghiệp nặng tập trung tại vùng Haifa, còn Tel
Aviv là nơi thu hút các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may và chế biến lương
thực. Giầy dép, vật liệu in được sản xuất quanh Jerusalem. Các ngành công
nghiệp điện tử đã làm nên cho nền kinh tế Israel bước tiến bộc phát, thu hút
khoảng 12% lao động, phục vụ quốc phòng và truyền thông. Một số ngành
công nghiệp công nghệ cao nổi bật là chế tác và buôn bán kim cương, khởi đầu
từ vùng Netanya. Ngày nay trung tâm của ngành này đặt tại Tel Aviv. Israel nổi
tiếng bới chế tác và buôn bán kim cương lớn nhất thế giới.
Các nguồn tài nguyên kinh tế: Tuy nghèo, nhưng Israel cũng sở hữu một
số nguồn tài nguyên rát giá trị. Đó là pô-tat, brôm và nhiều muối kim loại. Việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
sản xuất pô-tat và đồng cũng rất phát đạt. Sa mạc cũng chứa những khoáng sản
có giá trị như đá hoa cương và phốt phát tai sa mạc Nagrev; các loại vật liệu để
làm kính và đồ sứ ở gần Beersheba. Dầu mỏ được tìm thấy ở phía bắc sa mạc
Nagrep và thềm lục địa Địa Trung Hải.
Nghề cá: Đã phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng, dù
người Israel phải đóng tàu đi rất xa, tận bờ biển Êtiopi và Đại Tây Dương để
đánh cá. Khoảng 1/3 sản lượng cá nước ngọt được nuôi trong các hồ nhân tạo,
chủ yếu tại các kibbutz.
Du lịch, một nguồn thu nhập quốc dân và ngoại tệ mạnh, nhờ có những
địa điểm và vị trí quan trọng về tôn giáo. Vào thời kì hoàng kim, du lịch Israel
thu hút hơn 1 triệu khách du lịch với hơn 1 tỉ USD, 20% khách du lịch đến
Israel đến từ Mĩ.
2.2.4.2. Kinh nghiệm quốc gia khởi nghiệp Israel có so sánh / đối chiếu với
quốc gia khởi nghiệp Việt Nam
Ấn phẩm "Quốc gia khởi nghiệp - Câu chuyện về nền kinh tế thần kì của
Israel", các tác giả Dan Senor & Saul Singer cho rằng sức mạnh của nền kinh
tế Israel không chỉ xuất phát từ những doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp
năng động và dám nghĩ dám làm, mà còn do các chính sách quản lý vĩ mô khôn
ngoan. Chỉ sau một vài thập kỷ, Israel đã chuyển đổi thành công “ từ một nền
kinh tế lạc hậu theo đường lối bán tập trung để trở thành một siêu cường về
công nghệ cao”. Như tạp chí The Economist từng nhận định năm 2010. Tính
trung bình trên đầu người, Israel có nhiều công ti công nghệ khởi nghiệp và thu
hút vốn đầu tư mạo hiểm cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Họ đã
vượt qua các cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
Không có một diễn giải trực tiếp và rõ ràng nào về bài học kinh nghiệp
quốc gia khởi nghiệp của Israel. Sau khi nghiên cứu ấn phẩm "Quốc gia khởi
nghiệp hay Câu chuyện về sự thần kì nền kinh tế Israel" chúng tôi cho rằng
đáng chú ý là 5 nguyên nhân, cũng có thể gọi là kinh nghiệm có giá trị với Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
Nam, gồm : (1) Sau mỗi lần khủng hoảng càng cần kinh nghiệm không để tái
phát. (2) Trân trọng và sẵn sàng kêu gọi và tiếp nhận những người nhập cư .
(3) Chính phủ hỗ trợ đầu mạo hiểm. (4) Vai trò vô cùng quan trong của một vị
thống đốc ngân hàng trung ương tài ba, vai trò đặc biệt quan trọng của Cố Thủ
tướng Simon Peret. (5) Kinh nghiệm thích ứng và cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt.
Về kinh nghiệm thứ nhất. Chúng ta được biết, ngược dòng lịch sử, lúc
mới giành độc lập chủ quyền, nhà nước Israel gặp muôn vàn khó khăn do
nềntài nguyên nghèo nàn, tải sản quốc gia yếu kém, tới mức hầu như không có
gì, thiên nhiên khắc nghiệt, chi tiêu công lớn, chiếm tới 2/3 GDP. Đấy là chưa
nói đến người dân Israel phải gồng minh chống trả các cuộc chiến từ các nước
láng giềng như: Laban, Syria, Iraq, Ả Rập Xêut, Iran, Ai Cập. Có những lần
thất bại cay đắng, nhưng nhiều lần Israel đững vững và chiến thắng, mở rộng
lãnh thổ, đến mức trở thành một thực thể chính trị hùng mạnh nhất khu vực
Trung Đông.
Trong lịch sử lịch sử Việt Nạm hiện đại có nhiều nét khá tương đồng có
thể chia sẻ với Israel. Ngay sau khi giành độc lập (1945), Việt Nam bước vào
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nền kinh tế của ta hầu như không có
gì, buộc phải khắc phục khó khăn bằng phát triển sản xuất, tự cấp tự túc. Hòa
bình lập lại năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc đi lên
chủ nghĩa xã hội, Miền Nam sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
mới của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Sau đó Mĩ ném bom miền Bắc với nhằm
sự biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá. Kết cục đế quốc Mĩ thất bại thảm hại.
Hai miền thống nhất. Ngay sau đó, Việt Nam bị các thế lực phản động
Campuchia gây chiến tranh biên giới Tây Nam. Biên giới phía Bắc bị quân đội
Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến. Từ năm 1975 đến 1992 Mĩ cấm vận kinh
tế, Trung Quốc thường gây sức ép de dọa trên đất liền và biển, cướp đoạt quần
đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Như vậy sự lận đận của Việt Nam
cũng không khác gì dân tộc Israel. Cả hai dân tộc đều bị các thế lực lớn nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
thời đại đe dọa. Việt Nam cũng trải qua thời kì khung hoảng kinh tế do mô hình
cũ của chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp, kéo dài, đời sống khó khăn. Hậu
quả chiến tranh rất lớn, đòi hỏi nhiều năm mới khắc phục được. Kinh nghiệm
của Việt Nam là từ 1986, phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Và
Việt Nam đã giành được những thành tựu vô cùng ấn tượng,
Về kinh nghiệm thứ hai. Do hoàn cảnh lịch sử đặc thù, dân tộc Israel bị
lưu tán trên khắp thế giới. Bị xua đuổi, tàn sát. Trong chiến tranh thế giới thứ
hai, gần 7 triệu người Israel bị Đức quốc xã sát hại. Dù ở đâu, người Israel đều
gìn giữ bản sắc Do Thái, tâm niệm một ngày nào đó được trở về miền đất hứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_israel_mo_hinh_quoc_gia_khoi_nghiep_va_kinh_nghiem.pdf