Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ.v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC

CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN .6

1.1 Cơ sở lý luận.6

1.1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và vai trò hệ thống công trình cấp nước sinh

hoạt nông thôn .6

1.1.2 Nội dung công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.9

1.1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh

hoạt nông thôn .15

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các công trình cấp nước sinh

hoạt nông thôn .17

1.2 Cơ sở thực tiễn .19

1.2.1 Các mô hình quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch .20

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý các công trình cấp nước sạch.22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH

CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN ĐANG THỰC HIỆN VÀ ĐÃ ĐƯA VÀO SỬ

DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA .27

2.1 Khái quát chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa.27

2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa .27

2.1.2 Nhận xét về hiện trạng phát triển kinh tế.32

2.2 Thực trạng về quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt đang thực hiện và đã

bàn giao vận hành.33

2.2.1 Chính sách của tỉnh và tình hình thực tế các công trình cấp nước sinh hoạt

nông thôn trên địa bàn huyện .33

2.2.2 Các mô hình quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện.37

pdf88 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những bước phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,22%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng, đạt 84,36%. Có 90,59 % hộ gia đình, 85,07% khu dân cư và 92% cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các chỉ tiêu về quốc phòng an ninh được đảm bảo; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. * Về nông - lâm nghiệp Đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất, hoạt động khuyến nông bằng nâng cao dịch vụ sản xuất như cung cấp giống, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư vật tư; đặc biệt là nâng cao công tác quản lý thủy lợi. 33 Công tác quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng có chuyển biến tích cực, nâng cao độ che phủ rừng, cơ bản hoàn thành việc giao đất giao rừng cho nhân dân, việc khai thác rừng được quản lý chặt chẽ. * Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển CN – TTCN. * Về thương mại - dịch vụ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản được củng cố và phát triển. Các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân được đa dạng hoá. 2.2 Thực trạng về quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt đang thực hiện và đã bàn giao vận hành 2.2.1 Chính sách của tỉnh và tình hình thực tế các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Về văn bản chính sách và hướng dẫn của Chính phủ quy định về hoạt động cung cấp nước sạch nông thôn bao gồm: - Quyết định 104/2000/QĐ-CP ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn giai đoạn đến năm 2020; - Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2016-2020; - Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC- BKHĐT ngày 31/10/2014 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ- TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; 34 - Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài Chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; - Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Về địa phương, trong phạm vi quyền hạn được quy định. Căn cứ chính sách của Trung Ương, tỉnh Phú Thọ đã nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách, kế hoạch để quản lý và thực hiện hoạt động cấp nước nông thôn theo định hướng chung của Chính Phủ; Theo như nội dung đã trình bày về tính cấp thiết, điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế đã nêu ở trên. Việc đầu tư và xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ các hoạt động của người dân nông thôn trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã được đội ngũ chức năng, các phòng ban có thẩm quyền đề xuất thực hiện và phát triển nhanh chóng. Từ những năm 1998 Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) được triển khai tại tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu của chương trình là ưu tiên xây dựng công trình cấp nước tập trung, giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã khó khăn về nguồn nước sinh hoạt hoặc có nguy cơ nguồn nước bị ô nhiễm. Từ năm 2000 trên địa bàn huyện đã bắt đầu triển khai xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn ở các xã với lưu lượng thiết kế cung cấp cho khoảng 830 người dân; đến năm 2016 số lượng công trình đã tăng lên đáng kể giải quyết việc cung cấp nước sinh hoạt phục vụ đời sống người dân trong các khu của 10 xã trên địa bàn huyện.Tuy nhiên, số lượng người dân thực tế được cung cấp đấu nối còn rất ít do công tác quản lý công trình cấp nước sau dự án không đạt hiệu quả tối ưu, việc hướng dẫn công tác quản lý, vận hành các công trình chưa được đầu tư, giám sát, người dân thờ ơ với công tác tuyên truyền sử dụng nước sạch. 35 Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nước sạch đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn, các quy định về quản lý, khai thác sử dụng công trình nước sạch: *Trong giai đoạn từ 2006 - 2010: Thực hiện Quyết định 277/2006/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định 1441/2007/QĐ-UBND Ban hành Quy định về quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn với các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Lập hồ sơ, thực hiện các thủ tục xin cấp phép khai thác nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước; - Thành lập và giao cho các tổ chức, cá nhân trong xã trực tiếp quản lý, khai thác công trình cấp nước; phê duyệt Quy chế hoạt động của tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình cấp nước; - Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện phương án bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình, kế hoạch phát triển công trình cấp nước; - Tiếp nhận, quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác quản lý khai thác công trình cấp nước; - Theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của công trình cấp nước, chỉ đạo thực hiện bảo trì, bảo dưỡng công trình; - Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác công trình cấp nước, đảm bảo hoạt động quản lý, khai thác công trình cấp nước đúng Quy chế đã ban hành; - Tổ chức các hoạt động truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng cao nhận thức cho người dân về quyền và nghĩa vụ trong quản lý sử dụng nguồn nước. Ngăn chặn, xử lý các vi phạm về bảo vệ công trình, tranh chấp nguồn nước. 36 *Giai đoạn từ 2010 – 2015 (định hướng đến 2020): Thực hiện Quyết định số 104/2010/QĐ-TTg ngày 25/8/2010 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ ra quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 18/02/2011 về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh phú thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đưa ra các giải pháp cấp nước cho các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Giải pháp đưa ra đối với huyện Hạ Hòa: - Các xã vùng ven sông: Giải pháp cấp nước cho vùng này là cải tạo, mở rộng các công trình cấp nước đã có và xây mới các công trình cấp nước tập trung bằng bơm dẫn mà nguồn cấp là nước sông Thao, sông Lô, sông Chảy. - Các xã vùng đất giữa, vùng đồi gò: Có các ngòi chảy qua và một số đầm lớn, hồ thủy lợi có trữ lượng nước lớn đủ để cấp cho sản xuất và sinh hoạt xây dựng các công tình cấp nước tập trung quy mô liên xã để cấp nước sinh hoạt; - Các khu dân cư sống quá xa có công trình cấp nước tập trung hoặc các xã khan hiếm nguồn nước mặt không có điều kiện xây dựng các công trình cấp nước tập trung thì phương án cấp nước là cải tạo những công trình cấp nước hộ gia đình đã có như giếng khoan, giếng đào, máng dẫn nước tự chảy đã có để đảm bảo có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các văn bản hướng dẫn và kế hoạch thực hiện nêu trên do UBND tỉnh Phú Thọ ban hành đã cụ thể hóa các quy định và hướng dẫn của Chính phủ đối với công tác tổ chức và triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng công trình cấp nước. Bên cạnh đó, trong các quy định và hướng dẫn này, nội dung phân giao trách nhiệm về quản lý khai thác và vận hành các công trình CNTT được xây dựng trên địa bàn huyện và trách nhiệm về hiệu quả hoạt động cũng đã phần nào được nêu ra. Nhìn chung, cùng với các quy định của TW, những văn bản quy định và hướng dẫn này đã giúp tạo dựng hành lang pháp lý và tổ chức tại cấp tỉnh, hình thành bộ máy tổ 37 chức và triển khai thực hiện các hoạt động liên quan tới lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, liên quan trực tiếp tới việc đảm bảo hiệu quả công tác quản lý khai thác, vận hành đối với công trình CNTT đã được xây dựng (đặc biệt là các công trình hiện đang giao cho UBND xã quản lý), tỉnh Phú Thọ vẫn chưa có những quy định và chế tài mạnh mẽ để cải thiện nội dung này. Các hướng dẫn của tỉnh đưa ra tuân theo định hướng chung của Chính phủ, tuy nhiên lại chưa gắn trách nhiệm cụ thể hoặc có các chế tài rõ ràng đối với các trường hợp đơn vị quản lý công trình cấp nước kém hiệu quả hoặc có chậm trễ, yếu kém trong công tác báo cáo hiệu quả hoạt động của các công trình. Đây có thể coi là một hạn chế về chính sách và hướng dẫn trong công tác quản lý khai thác và sử dụng các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn huyện Hạ Hòa nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung. Hiện tại, hiệu quả hoạt động của các công trình đã bàn giao cho huyện chủ yếu phụ thuộc vào sự quan tâm vào cuộc của chính quyền UBND xã và huyện nơi có công trình. Việc báo cáo về hiệu quả quản lý khai thác, vận hành các công trình đã xây dựng chưa được thực hiện tốt, và mới chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ cấp trên (mang tính sự vụ) nhưng chất lượng báo cáo còn hạn chế. 2.2.2 Các mô hình quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện 2.2.2.1 Các mô hình quản lý và nội dung quản lý Như đã trình bày ở phần 1.2.1, theo thống kê, trong lĩnh vực cấp nước nông thôn của nước ta đã tồn tại 7 mô hình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn, bao gồm: i) Mô hình cộng đồng, ii) Mô hình tư nhân, iii) Mô hình Hợp tác xã, iv) Mô hình doanh nghiệp tư nhân, v) Mô hình Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh, vi) Mô hình UBND xã, và vii) Mô hình Ban quản lý. Tính tới năm 2013, trước khi ra đời Thông tư 54/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Trong báo cáo số 265/BC-SNN-CCTL ngày 15/11/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo công tác quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn trên địa 38 bàn tỉnh Phú Thọ có nêu rõ các công trình cấp nước tập trung nông thôn của tỉnh Phú Thọ sau khi xây dựng được phân giao cho 03 mô hình/đơn vị chính sau quản lý, vận hành công trình: i) Mô hình quản lý bởi cộng đồng, đơn vị công lập; ii) Mô hình quản lý bởi Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh (Doanh Nghiệp); iii) Mô hình quản lý bởi UBND xã và Hợp tác xã. Các công trình cấp nước trên địa bàn huyện chủ yếu là công trình có công suất lớn và rất lớn với quy mô cấp nước cho xã và liên xã, phạm vi kết nối rộng lớn tuy nhiên công tác quản lý vận hành chủ yếu giao cho Ủy ban nhân dân xã và Hợp tác xã; Hiện nay, UBND tỉnh đang lên kế hoạch áp dụng mô hình quản lý vận hành các công trình cấp nước mới, sẽ thí điểm trên địa bàn một số huyện trong đó có huyện Hạ Hòa là mô hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân) thực hiện quản lý, vận hành các công trình CNTT nông thôn đã xây dựng thông qua công tác đấu thầu rộng rãi. 2.2.2.2 Hiện trạng mô hình quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt * Số lượng công trình: Hiện nay trên địa bàn huyện Hạ Hòa có tổng cộng 09 công trình đã đưa vào vận hành và 01 công trình đang trong giai đoạn triển khai. Các công trình cấp nước sinh hoạt đang vận hành được thống kê trong bảng 2.1: Bảng 2.1 Các công trình cấp nước sạch trên địa bàn huyện Hạ Hòa Tên, địa chỉ công trình Năm xây dựng Năm đưa vào sử dụng Số dân phục vụ Khối lượng sản xuất nước(m3) Tỷ lệ hao hụt (%) Thiết kế Thực tế CTCN khu 4 Động Lâm, xã Động Lâm 2002 2003 470 70 39.023 35 CTCN khu trung tâm Đan Thượng, xã Đan Thượng 2009 2010 680 320 38.976 28 CTCN TT xã Minh Hạc, xã Minh Hạc 2001 2002 420 330 41.446 34 CTCN TT xã Vụ Cầu, xã Vụ Cầu, huyện Hạ Hòa 2003 2004 480 301 64.865 35 CTCN TT xã Hiền Lương, xã Hiền Lương 2000 2001 830 432 72.000 30 39 Tên, địa chỉ công trình Năm xây dựng Năm đưa vào sử dụng Số dân phục vụ Khối lượng sản xuất nước(m3) Tỷ lệ hao hụt (%) Thiết kế Thực tế CTCN TT Hạ Hoà 2 2007 2008 2000 950 228.960 34 CTCN TT xã Vĩnh Chân, xã Vĩnh Chân 2009 2011 1286 496 46.785 24 CTCN khu 2 Văn Lang, xã Văn Lang 2006 2010 725 465 27.771 32 CTCN khu 6,7,8 , xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa 2009 2010 308 -- -- Theo bảng trên, quy mô cấp nước của các công trình còn ở mức thấp, tuy nhiên số lượng đấu nối thực tế đến các hộ còn rất ít. Với số đấu nối của người dân hạn chế, việc này cũng đặt ra thách thức trong công tác quản lý chi phí vận hành các công trình, hầu hết việc quản lý gặp khó khăn trong việc thu không đủ chi, gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Do công suất, quy mô cung cấp nước sinh hoạt các công trình cấp nước trên địa bàn huyện chủ yếu là trung bình và nhỏ, mô hình quản lý hiện tại ở huyện Hạ Hòa là giao cho Ủy ban nhân dân xã và hợp tác xã quản lý. Các mô hình quản lý công trình cấp nước hiện nay trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng 2.2: Bảng 2.2 Các mô hình quản lý công trình cấp nước trên địa bàn huyện Hạ Hòa Tên, địa chỉ công trình Đơn vị quản lý vận hành CĐ HTX Tư nhân UBND xã DN TTN CTCN khu 4 Động Lâm, xã Động Lâm, huyện Hạ Hòa x CTCN khu trung tâm Đan Thượng, xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa x CTCN TT xã Minh Hạc, xã Minh Hạc, huyện Hạ Hòa x CTCN TT xã Vụ Cầu, xã Vụ Cầu, huyện Hạ Hòa x 40 Tên, địa chỉ công trình Đơn vị quản lý vận hành CĐ HTX Tư nhân UBND xã DN TTN CTCN TT xã Hiền Lương, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa x CTCN TT Hạ Hoà 2, huyện Hạ Hòa x CTCN TT xã Vĩnh Chân, xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa x CTCN khu 2 Văn Lang, xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa x CTCN khu 6,7,8 , xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa x ThNgoài áp dụng mô hình quản lý giao Ủy ban nhân dân xã và hợp tác xã quản lý.Gần đây, do nguồn vốn cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng công trình nước sạch cho tỉnh tăng lên, từ đó kéo theo nguồn vốn cung cấp cho xã cũng tăng theo vì vậy quy mô dự án cũng lớn dần. Trong năm 2017, huyện Hạ Hòa triển khai thực hiện dự án cấp nước mới với quy mô cấp nước liên xã, lưu lượng thiết kế khá lớn, đủ cung cấp cho khoảng hơn 4000 người dân. Với công tác quản lý hiện tại là giao cho Ủy ban nhân dân xã và hợp tác xã quản lý không đủ khả năng quản lý hiệu quả công trình sau vận hành, do đó trên địa bàn huyện đã thay đổi sang mô hình quản lý bởi doanh nghiệp và Trung tâm cấp nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh, hiện tại đã tiến hành thay đổi công tác quản lý mới trên một số công trình thí điểm để làm quen và tiện cho việc quản lý các công trình về sau. * Nguồn vốn đầu tư và đơn vị tổ chức quản lý vận hành công trình: Từ năm 1998, tham gia thực hiện mục tiêu cấp NS&VSMT nông thôn có nhiều chương trình, dự án của các tổ chức khác nhau như: Dự án vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn hỗ trợ vốn của UNICEF do Sở NN&PTNT quản lý; vốn vay ADB do Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng nông thôn làm chủ đầu tư; vốn Chương trình 134, 135 do UBND các huyện làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, nhờ có sự viện trợ của các nhà tài trợ lớn là WB và ODA nên nguồn vốn phân bổ cho tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ 41 Hòa nói riêng để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô lớn cũng đã được cải thiện đáng kể, số lượng và quy mô các công trình lớn dần, nâng cao số lượng, chất lượng nước sạch cung cấp cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trong 5 năm gần đây, huyện Hạ Hòa không triển khai xây dựng thêm dự án cấp nước mới nào do nguồn vốn ngân sách cấp chủ yếu sử dụng cung cấp cho các huyện lân cận có nhu cầu cấp bách hơn. Gần đây, ngân sách dành cho hoạt động đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn có xu hướng tăng dần, trong đó nguồn vốn đầu tư từ chương trình vệ sinh môi trường nông thôn của WB chiếm đến 70% ngân sách phân bố của tỉnh, hiện nay trên địa bàn huyện đang triển khai xây dựng thêm hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa với công suất khoảng 1.500 m3/ngày.đêm, kế hoạch cấp nước cho khoảng gần 3.000 hộ dân liên xã và sẽ mở rộng quy mô trong những năm tiếp theo. * Tình hình hoạt động của các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Hạ Hòa: Năm 2014, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMTNT đã đưa ra Báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động của các công trình CNTT nông thôn trên phạm vi cả nước. Trong đó, việc đánh giá được dựa theo hướng dẫn tại Chỉ số 8 thuộc điều 1 Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, bao gồm các yếu tố (chấm theo thang điểm) : i) bộ máy tổ chức, vận hành và bảo trì công trình, ii) hiệu suất hoạt động (công suất hiện tại/công suất thiết kế), iii) doanh thu nước chi cho quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, iv) tỷ lệ thất thoát nước, v) nguồn cấp nước và chất lượng nước đầu ra ổn định. Cụ thể, dựa trên các yếu tố theo chỉ số 8 của quyết định này. Tỷ lệ hiện trạng hoạt động của các công trinh cấp nước tập trung được chia làm 4 mức hiện trạng như sau: A) Bền vững; B) Trung bình(Bình thường); C) Kém hiệu quả; D) Không hoạt động. 42 Công trình hoạt động bền vững là công trình đạt từ 7 điểm trở lên; Công trình hoạt động bình thường đạt từ 5 đến 6 điểm; Công trình dưới 5 điểm là công trình hoạt động kém hiệu quả; Công trình không cấp nước liên tục 3 tháng tính đến ngày khảo sát là công trình không hoạt động. Theo cách đánh giá như trên. Hiện nay ở huyện Hạ Hòa, trong số các công trình cấp nước đang hoạt động chỉ có 01 công trình được đánh giá là hoạt động bền vững, 3 công trình được đánh giá là hoạt động bình thường, 5 công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động. Qua đó, hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt huyện Hạ Hòa được thống kê trong bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3 Hiện trạng hoạt động các công trình CNTT ở huyện Hạ Hòa Tên công trình Tình trạng hoạt động Bền vững Bình thường Hoạt động kém hiệu quả Không hoạt động CTCN khu 4 Động Lâm (Động Lâm) x CTCN khu trung tâm Đan Thượng (Đan Thượng) x CTCN TT xã Minh Hạc (Minh Hạc) x CTCN TT xã Vụ Cầu (Vụ Cầu) x CTCN TT xã Hiền Lương (Hiền Lương) x CTCN TT Hạ Hoà 2 (") x CTCN TT xã Vĩnh Chân (Vĩnh Chân) x CTCN khu 2 Văn Lang (Văn Lang) x CTCN khu 6,7,8 (Bằng Giã) x 43 Như vậy, từ số liệu tổng hợp trên, ta có thể thấy phần nào hiệu quả công tác quản lý, khai thác vận hành các công trình đã xây dựng chưa bền vững. Một số lý do cơ bản được chỉ ra cho tình trạng này bao gồm việc công trình cấp nước đã xây dựng còn chưa phát huy hết công suất thiết kế, doanh thu từ bán nước còn thấp, tỷ lệ nước thất thoát lớn... Bảng số liệu trên cũng cho thấy trên địa bàn huyện vẫn còn công trình hoạt động ở mức kém, ngoài ra còn có công trình không hoạt động. Với số lượng người dân được cung cấp nước sạch thống kê ở trên thì việc có công trình không hoạt động và kém hoạt động là việc đáng lưu tâm đối với công tác quản lý các công trình cấp nước trên địa bàn huyện. Việc các công trình hoạt động kém hiệu quả do một số nguyên nhân chủ yếu, bao gồm: do công tác quản lý, sử dụng khai thác và bảo vệ công trình cấp nước của địa phương và người dân chưa tốt; ý thức người dân sử dụng, quản lý công trình chưa cao; do mưa lũ, sạt lở đất, rừng đầu nguồn; do chất lượng công tác thiết kế và thi công xây dựng còn chưa tốt. Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Hạ Hòa mới chỉ đang triển khai xây dựng thêm mới 01 công trình cấp nước có quy mô rất lớn. Tuy nhiên trong thời gian tới, ngoài việc xây dựng mới nhiều hơn các công trình cấp nước để tăng tỷ lệ bao phủ cấp nước sinh hoạt cho các khu vực chưa được tiếp cận nước sạch, cũng cần tiếp tục chú trọng việc tăng cường hiệu quả công tác quản lý, vận hành và báo cáo về tình trạng hoạt động của các hệ thống cấp nước đã được đầu tư xây dựng. Theo hướng dẫn của tỉnh, UBND các xã thành lập các Tổ quản lý vận hành để quản lý, vận hành và bảo dưỡng những công trình cấp nước này. Nguồn nhân lực trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt bao gồm các cán bộ của thôn, bản, cán bộ xã tại địa phương nơi có công trình cấp nước đã được xây dựng. Như vậy, ta có thể thấy rằng, trong số 9 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã được xây dựng trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tất cả công trình đều do UBND xã, Hợp tác xã quản lý và khai thác sử dụng. Với nguồn nhân lực mỏng và còn tương đối yếu về 44 chuyên môn kỹ thuật, cũng như sự giám sát và quản lý còn hạn chế, vì vậy, hiệu quả hoạt động của các công trình này mới chỉ đáp ứng những yêu cầu vận hành cơ bản. Quá trình tìm hiểu về 2 mô hình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn của huyện Hạ Hòa cho thấy, chất lượng công tác quản lý và báo cáo về hiệu quả vận hành của các công trình do mô hình UBND xã và Hợp tác xã quản lý hiện còn gặp nhiều bất cập do một số lý do: Thứ nhất, UBND xã là đơn vị quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm chung về mặt quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của xã, do đó, công tác quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn chỉ là một mảng chuyên môn của công việc. Thời gian phân phối cho công tác quản lý không nhiều, việc học tập và nghiên cứu nâng cao hiệu quả không được đầu tư chuyên sâu. Hợp tác xã cũng vậy, tuy rằng có ưu điểm về thời gian và nguồn lực nhưng về chuyên môn vận hành còn rất hạn chế, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý chưa cao. Trong trường hợp thiếu đi sự quan tâm và vào cuộc của chính quyền xã và sự đôn đốc của cấp trên (UBND huyện và tỉnh) thì hiệu quả quản lý, vận hành công trình sẽ gặp khó khăn. Thứ hai, việc quản lý, vận hành trực tiếp các công trình được phân giao cho Tổ quản lý vận hành của thôn hoặc liên thôn. Thành viên các Tổ quản lý vận hành công trình chỉ dao động từ 2-5 người tùy theo quy mô công trình với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về quản lý vận hành công trình không nhiều. Do vậy, chất lượng và hiệu quả dịch vụ cấp nước từ các công trình cấp nước nhìn chung mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Thứ ba, việc cập nhật, báo cáo thông tin về hiện trạng và hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước còn rất lỏng lẻo và hiện tỉnh cũng chưa đưa ra chế tài cụ thể trong trường hợp báo cáo muộn hoặc không đầy đủ. Xét về góc độ quản lý Nhà nước, việc tổng hợp và cập nhật thông tin, dữ liệu về hoạt động và hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước đã xây dựng từ cấp xã còn chưa kịp thời và gặp nhiều khó khăn do không có cơ quan chuyên môn quản lý và vận hành các công trình đã được xây dựng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch để cải thiện hiệu quả công tác quản lý vận hành, bảo 45 dưỡng và tu bổ sửa chữa công trình cũng như kế hoạch nâng cấp sửa chữa các công trình đã xây dựng cũng còn đối mặt với nhiều thách thức. 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt Theo phần 1.1.3 trong Chương 1, các tiêu chí được đề xuất để đánh giá kết quả công tác quản lý khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn được xác định bởi yếu tố lý thuyết và thực tế, trong đó yếu tố lý thuyết bao gồm các tiêu chí: i) Công tác tổ chức bộ máy, ii) Mức độ hoàn thiện kế hoạch, iii) Mức độ lãnh đạo thưc hiện và hoàn thành kết hoạch; iv) Mức độ kiểm soát các quá trình. Như đã trình bày ở phần 2.2 về hiện trạng công trình và các mô hình quản lý công trình đang được áp dụng tại huyện Hạ Hòa (2 mô hình quản lý), phần tiếp theo sẽ xem xét và đánh giá công tác quản lý khai thác các hệ thống cấp nước nông thôn theo 2 yếu tố được đề xuất. Xuất phát từ thực tiễn của việc quản lý các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng, việc đánh giá về cơ bản sẽ được thực hiện theo 2 mô hình tổ chức quản lý công trình, đó là mô hình do UBND xã quản lý và mô hình do hợp tác xã quản lý. 2.2.3.1 Yếu tố lý thuyết  Tổ chức bộ máy: Hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý công trình cấp nước được xác định bởi hai yếu tố: i) tổ chức bộ máy/mô hình quản lý công trình phù hợp, ii) chất lượng đội ngũ cán bộ, lao động. Xét về sự phù hợp của tổ chức bộ máy/mô hình quản lý công trình phù hợp, ta có thể thấy rằng trong tổng số các công trình cấp nước nông thôn của huyện Hạ Hòa, đa phần công tác quản lý đảm bảo hoạt động bình thường, do các công trình cấp nước chủ yếu là công trình có quy mô trung bình và nhỏ, nên công tác quản lý như hiện tại không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên các công trình trên vẫn chưa đảm bảo phát triển bền vững và vẫn còn có công trình không hoạt động và hoạt động kém hiệu quả, hơn nữa nếu triển kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_quan_ly_cac_cong_trinh_c.pdf
Tài liệu liên quan