LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH 4
I. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP TỈNH 4
1. Vị trí của kế hoạch cấp tỉnh trong hệ thống kế hoạch 4
2. Các bộ phận cấu thành kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 5
3. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hệ thống kế hoạch 5 năm của tỉnh 6
3.1. Vị trí của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6
3.2. Mối quan hệ giữa kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với các kế hoạch khác 7
II. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 9
1. Phân tích các yếu tố có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9
1.1. Yếu tố tự nhiên 9
1.2. Yếu tố lao động 10
1.3. Yếu tố vốn 11
1.4. Yếu tố thị trường 12
1.5. Yếu tố khoa học- kĩ thuật 13
1.6. Yếu tố về khả năng liên kết kinh tế trong và ngoài tỉnh 14
2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 16
Như vậy, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng vào xác định những nội dung sau: 16
3. Phương pháp xác định chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 18
4. Xác định các chỉ tiêu nguồn lực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 21
4.1. Chỉ tiêu nhu cầu lao động 21
4.2. Chỉ tiêu về nhu cầu vốn đầu tư 23
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2001 - 2005 TỈNH PHÚ THỌ 26
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 26
1. Đặc điểm tự nhiên 26
2. Điều kiện kinh tế-xã hội 32
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2001 - 2005 TỈNH PHÚ THỌ 36
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 36
1.1. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 36
1.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 38
2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu từng ngành thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ 45
3. Đánh giá chung về thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ 53
CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 58
I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 58
1. Những động lực chủ yếu cho chuyển dịch cơ cấu ngành 58
2. Những khó khăn 59
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006 - 2010 TỈNH PHÚ THỌ 60
1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu 60
2. Dạng cơ cấu ngành kinh tế 61
3. Xây dựng chỉ tiêu cơ cấu ngành kinh tế theo GDP, lao động, vốn 62
4. Hướng phát triển các ngành 66
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KÌ 2006-2010 68
1. Lựa chọn các khâu đột phá cho chuyển dịch cơ cấu ngành ở Phú Thọ 68
2. Khai thác các nguồn lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 71
2.1. Vốn 71
1.2. Lao động 75
3. Mở rộng thị trường sản phẩm hàng hoá 77
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 79
KẾT LUẬN 81
Phụ lục 1: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu ngành theo GDP thời kì 2006-2010 82
Phụ lục 2: Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu lao động thời kì 2006-2010 84
Phụ lục 3: Tính toán các chỉ tiêu về cơ cấu vốn đầu tư thời kì 2006-2010 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
103 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tỉ trọng GDP, GO, lao động, vốn của từng ngành trong kì kế hoạch 2001-2005 được thể hiện như trong bảng sau:
Bảng 2.1: Chỉ tiêu kế hoạch cơ cấu ngành thời kì 2001-2005
Ngành
Theo GO
Theo GDP
Theo lao động
Theo vốn đầu tư
Qui mô
(tỷ đồng)
Tỉ trọng (%)
Qui mô
(tỷ đồng)
Tỉ trọng (%)
Qui mô (nghìn ng)
Tỉ trọng (%)
Qui mô
(tỷ đồng)
Tỉ trọng (%)
Tổng
8887
100
6117
100
723
100
4100
100
N-L-TS
2027
22.8
1499
24.5
506.1
70.0
768
18.7
CN-XD
4686
52.7
2415
39.8
119.3
16.5
1672
40.8
DV
2174
24.5
2184
35.7
97.6
13.5
1660
40.5
Nguồn: Báo cáo kế hoạch 2001-2005 tỉnh Phú Thọ
Qua bảng cho thấy, qui mô các chỉ tiêu thời kì này đều cao hơn thực tế năm 2000. GDP toàn ngành đặt ra trong kế hoạch khoảng 6117 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần so với thực tế năm 2000; trong đó tỉ trọng nông nghiệp chiếm 24,5% , giảm 5,3%; tỉ trọng công nghiệp chiếm 39,8%, tăng 3,3% và tỉ trọng dịch vụ chiếm 35,7%, tăng 2% so với năm 2000. Cùng với xu thế chuyển dịch của GDP, tỉ trọng nông nghiệp trong GO chiếm 22,8%, giảm 2%; tỉ trọng dịch vụ chiếm 24,5%, tăng 2,5%; tuy nhiên tỉ trọng công nghiệp chiếm 52,7%, giảm 0,5% so với năm 2000 đóng góp vào giá trị sản xuất toàn ngành lên 8887 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần năm 2000.
Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo lao động thì có sự chuyển dịch nhanh hơn so với GDP và GO; tỉ trọng lao động nông nghiệp chiếm 70%, giảm 9,8%; tỉ trọng lao động công nghiệp chiếm 16,5%, tăng 5,78%; tỉ trọng lao động dịch vụ chiếm 13,5%, tăng 4,16% so với năm 2000. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là khoảng 723,3 triệu người, tăng gấp 1,16 lần năm 2000.
Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP, GO hay lao động thì xu hướng chuyển dịch theo vốn đầu tư cũng khá rõ nét, thể hiện ở qui mô vốn đầu tư khoảng 4100 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần năm 2000; trong đó nhu cầu đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn tương ứng là 40,8% và 40,5%, còn dịch vụ chiếm 18,7% vốn đầu tư toàn ngành.
1.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ
¨ Phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP
Thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, trong bối cảnh thế giới và khu vực phục hồi sau khủng hoảng, tạo cơ hội tranh thủ nguồn lực hợp tác quốc tế và tiêu thụ sản phẩm; tình hình kinh tế chính trị trong nước thuận lợi, đất nước ổn định, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được sửa đổi và ban hành đã thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế-xã hội tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao 9,71%/ năm trong khi cả nước là 7,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng trong công nghiệp và dịch vụ. Từ thực tiễn phát triển của giai đoạn trước đó, căn cứ theo khả năng của tỉnh, một số kết quả bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ thời kì 2001-2005
(giá hiện hành)
Đơn vị tính: GDP: tỷ đồng; Cơ cấu: %
Chỉ tiêu
Mục tiêu
2001-2005
Thực hiện 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
GDP
6117
4183
4617
5183
5838
6565
N-L-TS
1499
1227
1343
1544
1646
1707
CNXD
2415
1565
1758
1912
2256
2626
DV
2184
1391
1516
1727
1965
2232
Cơ cấu
100
100
100
100
100
100
N-L-TS
24.5
29.3
29.1
29.8
28.2
26.0
CNXD
39.8
34.7
38.1
36.9
38.1
40.0
DV
35.7
33.3
32.8
33.3
33.7
34.0
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Phú Thọ
Hình 1:Cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ
Qua bảng cho thấy:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không đạt kế hoạch. Tuy cơ cấu ngành công nghiệp năm 2005 là 40%, đạt 100,1% so với kế hoạch nhưng cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ không đạt so với kế hoạch, cụ thể: cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2005 đạt 26%, chỉ đạt 94,2% so với kế hoạch; cơ cấu dịch vụ là 34%, đạt 95,2% so với kế hoạch. Như vậy, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là không đạt so với kế hoạch.
- Tuy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không đạt mục tiêu so với kế hoạch, nhưng qui mô GDP của các ngành đều tăng lên, chuyển dịch cơ cấu ngành theo đúng xu thế là tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, cụ thể:
Tỉ trọng của ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm từ 29,8% năm 2000 xuống còn 26% năm 2005.
Tỉ trọng của ngành công nghiệp tăng từ 36,5% năm 2000 lên 40% năm 2005.
Tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 33,7% năm 2000 lên 34% năm 2005.
Tuy nhiên, xét bình quân năm thì công nghiệp-xây dựng chỉ tăng 1,24%/năm; dịch vụ tăng rất nhỏ chưa đến 0,1%/ năm còn cơ cấu nông nghiệp giảm 0,76%/năm. Điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành còn rất chậm.
Sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế đã góp phần vào những kết quả đạt được về kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế khá cao và đều vượt mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch được thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng sau:
Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ (giá 1994)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Mục tiêu 2001-2005
Thực hiện 2001-2005
Tốc độ tăng BQ (%)
2001
2002
2003
2004
2005
Tốc độ tăng GDP
9.5-10
9.77
9.85
8.63
10.7
11.3
10.05
N-L-TS
4.5-5
8.36
9.00
6.78
4.97
5.09
6.84
CNXD
15-16
12.94
13.07
11.11
14.9
15.4
13.46
DV
11-12
7.4
6.69
7.25
10.7
14.7
8.69
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Phú Thọ
Hình 2: Tăng kinh tế tỉnh Phú Thọ thời kì 2001-2005
(giá so sánh 1994)
Tỷ đồng
Năm
Qua đó cho thấy nền kinh tế của tỉnh trong 5 năm qua phát triển tương đối toàn diện, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) hàng năm đều tăng với tốc độ khá với tỉ lệ tương đối cao. Năm 2005 tổng sản phẩm GDP đạt 4.440 tỷ đồng (giá 1994), tăng khoảng 58,9% so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 9,71%. Tuy chưa đạt được mức cao so với mục tiêu đề ra (9-10%/năm), nhưng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, cao hơn 1,55% so với thời kì 1997-2000; tốc độ GDP của tỉnh hàng năm đều tăng trên 9% và đều cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước, cụ thể năm 2001 GDP của tỉnh tăng 9,85% thì GDP của cả nước tăng 6,9%; các chỉ tiêu tương ứng năm 2002 là 9,8% và 7,08% ; năm 2003 là 9,3% và 7,34%; năm 2004 là 9,7% và 7,7% và của năm 2005 là 9,9% và 8,5%.
¨ Phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành theo vốn đầu tư
Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành theo vốn đầu tư thời kì 2001-2005 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4 : Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành theo VĐT thời kì 2001-2005
Đơn vị tính: Vốn đầu tư: tỷ đồng; Cơ cấu:%
Chỉ tiêu
Mục tiêu 2001-2005
Thực hiện 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng VĐT
4100
1471
2148
3586
3679
4032
Nông-lâm- thuỷ sản
768
93
155
239
245
274
Công nghiệp-xây dựng
1672
868
848
1597
1639
1706
Dịch vụ
1660
510
1145
1749
1795
1972
Cơ cấu
100
100
100
100
100
100
Nông-lâm- thuỷ sản
18.7
6.3
7.2
6.7
6.7
6.8
Côngnghiệp-xây dựng
40.8
59.0
39.5
44.5
44.5
44.3
Dịch vụ
40.5
34.7
53.5
48.8
48.8
48.9
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ
Qua bảng trên cho thấy:
Thứ nhất, qui mô vốn đầu tư các ngành đều tăng lên. Vốn đầu tư toàn ngành năm 2005 đạt 4032 tỷ đồng, tăng gấp 2,74 lần so với năm 2000, trong đó vốn đầu tư nông nghiệp là 274 tỷ đồng, tăng gấp 2,95 lần; vốn đầu tư công nghiệp đạt 1700 tỷ đồng, tăng gấp 1,96 lần và vốn đầu tư cho dịch vụ đạt 1972 tỷ đồng tăng gấp 3,7 lần so với năm 2000. Đó là do các nguồn vốn đầu tư huy động được thời kì này cũng không ngừng tăng. Từ năm 2001 đến năm 2005 đã huy động được khoảng 15,38 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 31,97%/năm, tăng 28,8% so với giai đoạn 1997-2000, gồm các nguồn sau:
Nguồn đầu tư qua ngân sách tỉnh 3,58 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3%, tốc độ tăng 28,1%/năm. Nguồn đầu tư từ Bộ Ngành và DNNN: 4,58 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8%, tốc độ tăng 23,3%/năm. Nguồn đầu tư của dân cư và tư nhân: 4,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,4%, tốc độ tăng 29,5%/năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 3,02 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,5%, tăng 63,5%/năm.
Thứ hai, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, cụ thể vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm 44,3%, đạt 106,8% so kế hoạch và vốn đầu tư ngành dịch vụ đạt 48,9%, đạt 120,1% so kế hoạch. Do đầu tư ngành nông nghiệp là quá thấp chỉ chiếm 6,8% vốn đầu tư toàn ngành, đạt 35,7% so với kế hoạch. Mặt khác, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao là do công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng đối với các ngành nông nghiệp và dịch vụ thể hiện ở sự cung cấp các hàng hoá cho các ngành này. Hơn nữa, đây là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng giá trị sản xuất của toàn ngành kinh tế. Còn đầu tư cho dịch vụ chiếm tỉ trọng cao là do thời kì này dịch vụ nhất là du lịch đã được tỉnh quan tâm, đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh nên nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cấp, trùng tu các khu di tích lịch sử… là rất lớn.
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư có biểu hiện không đúng xu thế. Mặc dù tỉ trọng vốn đầu tư ngành nông nghiệp đã giảm từ 10,4% năm 2000 xuống còn 6,8% năm 2005. Tỉ trọng vốn đầu tư của ngành dịch vụ tăng từ 37,7% năm 2000 lên 48,9% năm 2005. Nhưng tỉ trọng vốn đầu tư của ngành công nghiệp-xây dựng giảm từ 51,7% năm 2000 xuống còn 44,3% năm 2005 tuy vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư của toàn ngành.
Như vậy, tuy không thực hiện được kế hoạch vốn đầu tư nhưng kết quả huy động và sử dụng vốn trong những năm qua đã khẳng định những nỗ lực về thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh. Trong 5 năm đầu tư tăng thêm 737 km đường nhựa, 786 km đường bê tông và 532 km đường cấp phối, 180 công trình thuỷ lợi , kiên cố hoá 646 km kênh mương, tăng thêm 4.176 ha được tưới tiêu chủ động. Hạ tầng đô thị ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, hạ tầng các cụm, khu công nghiệp tăng đáng kể nhất là khu công nghiệp Thuỵ Vân và cụm khu công nghiệp Đồng Lạng.
¨ Phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành theo lao động
Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành theo lao động thời kì 2001-2005 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ thời kì 2001-2005
Đơn vị tính: Số lao động:nghìn người; Cơ cấu:%
Chỉ tiêu
Mục tiêu 2001-2005
Thực hiện 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Số LĐ đang làm việc
trong các ngành KT
723
632.6
644.3
652.3
670.1
723,3
Nông- lâm- thủy sản
506.1
489.2
484.5
483.7
486.6
507.0
Công nghiệp-xây dựng
119.3
76.5
81
86.8
97.2
118.6
Dịch vụ
97.6
66.9
78.8
81.8
86.3
97.7
Cơ cấu
100
100
100
100
100
100
Nông- lâm- thủy sản
70.0
77.3
75.2
74.1
72.6
70.1
Công nghiệp-xây dựng
16.5
12.1
12.6
13.3
14.5
16.4
Dịch vụ
13.5
10.6
12.2
12.6
12.9
13.5
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ
Qua bảng cho thấy, qui mô lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng lên đáng kể đến năm 2005 đạt 723,3 nghìn người, gấp 1,16 lần năm 2000, đạt 100,04% so với kế hoạch. Trong đó lao động nông nghiệp là 507 nghìn người, tăng khoảng 7,8 nghìn người so với năm 2000 và đạt 100,2% so với kế hoạch; lao động công nghiệp là 118,6 nghìn người tăng khoảng 51,6 nghìn người so với năm 2000 và đạt 99,4% so với kế hoạch; lao động dịch vụ là 97,7 nghìn người, tăng khoảng 38,7 nghìn người so với năm 2000 và đạt 100,1% kế hoạch. Như vậy, không thực hiện được kế hoạch lao động như mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên sự tăng lên về qui mô lao động làm việc trong các ngành kinh tế là dấu hiệu tốt bởi nó cung cấp nguồn lực về lao động, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành về mở rộng qui mô, năng lực sản xuất.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúng xu thế. Cơ cấu lao động trong tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của cơ cấu ngành kinh tế, cụ thể:
- Lao động trong ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 10,7% năm 2000 lên 16,4% năm 2005.
- Lao động trong ngành dịch vụ tăng 9,4% năm 2000 lên 13,5% năm 2005.
- Lao động trong ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm từ 79,8% năm 2000 xuống còn 70,1% năm 2005.
- Sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu lao động đã làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4% xuống còn 3,4%. Sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 75,15% lên 79,2%.
Tuy nhiên, lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao, đến năm 2005 vấn chiếm tới 70,1% số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Điều đó cho thấy tỉ lệ lao động nông nghiệp của Phú Thọ vẫn là chính.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với xu hướng chuyển dịch của các ngành kinh tế đó là do qui mô đào tạo và dạy nghề tăng với tốc độ cao, cơ cấu đào tạo đã chuyển hướng sát với nhu cầu sử dụng lao động. Trong 5 năm đã đào tạo dạy nghề cho 88,1 nghìn công nhân kĩ thuật. Tỷ lệ qua đào tạo chiếm 29%, đạt mục tiêu (mục tiêu 29-30%) (năm 2001 là 17,4%). Đáp ứng được số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế.
Mặt khác, do chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn, đưa một phần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở khu vực nông thôn theo các hướng mở mang công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, nghề phụ tại chỗ như tiểu thủ công nghiệp cơ khí sửa chữa dụng cụ xe máy, rèn, mộc, mỹ nghệ, thêu máy, đan nát, mây tre, sản xuất gạch ngói, cát sỏi… ở khu vực nông thôn đã được chú trọng.
2. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu từng ngành thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ
Ngành nông-lâm-thuỷ sản
Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp-lâm- thuỷ sản thời kì 2001-2005 tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kì 2001-2005
Đơn vị tính: Giá trị: Tỷ đồng; Cơ cấu:%
Chỉ tiêu
Mục tiêu 2001-2005
Thực hiện 2001-2005
TB (%)
2001
2002
2003
2004
2005
GTSX NN
2027
1650
1862
2051
2124
2201
7.9
Nông nghiệp
1772
1454
1647
1793
1853
1919
7.8
Tr. đó:-Trồng trọt
1257
1026
1108
1231
1253
1354
7.28
- Chăn nuôi
515
428
539
562
600
565
9.14
Lâm nghiệp
166
128
134
171
177
182
8.47
Thuỷ sản
89
68
81
87
94
100
8.4
Cơ cấu
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
87.4
88.1
88.4
87.4
87.2
87.2
Tr. đó:-Trồng trọt
62.0
62.2
59.5
60.0
59.0
61.5
- Chăn nuôi
25.4
25.9
28.9
27.4
28.2
25.7
Lâm nghiệp
8.2
7.8
7.2
8.4
8.3
8.3
Thuỷ sản
4.4
4.1
4.4
4.2
4.4
4.5
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ
Qua bảng cho thấy cơ cấu nội bộ các ngành chuyển dịch mạnh hơn và tích cực hơn, cụ thể:
- Tỉ trọng nông nghiệp đã giảm từ 87,6% năm 2000 xuống còn 87,2% năm 2005.
- Ngành lâm nghiệp tăng từ 8% năm 2000 lên 8,3% năm 2005.
- Ngành thuỷ sản tăng từ 4,4% năm 2000 lên 4,5% năm 2005.
Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng thị trường và hiệu quả, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tỉ trọng trồng trọt giảm từ 63,3% năm 2000 xuống còn 61,5% năm 2005; chăn nuôi tăng từ 24,2% lên 25,7% trong giá trị sản xuất toàn ngành. Tuy nhiên trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỉ lệ cao và chủ yếu là cây lương thực, khai thác lợi thế về đất rừng, mặt nước chưa nhiều.
Chuyển dịch cơ cấu nông-lâm-thuỷ sản đạt kế hoạch đề ra, cụ thể tỉ trọng nông nghiệp năm 2005 chiếm 87,2%, đạt 100,2% so với kế hoạch, trong đó tỉ trọng trồng trọt là 61,5%, đạt 100,8% so với kế hoạch, chăn nuôi đạt 101,2%; lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 101,2% so với kế hoạch.
Như vậy, giá trị sản xuất nông- lâm- thuỷ sản không ngừng tăng qua các năm, năm 2005 đạt 2201 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2000 và gấp 1,1 lần so với kế hoạch, đạt tốc độ tăng bình quân 7,9%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 7,8%; lâm nghiệp tăng 8,47%; thuỷ sản tăng 8,4%. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chỉ chiếm 20% giá trị sản xuất toàn nền kinh tế, đạt 87,7% so với kế hoạch. Các giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao đã được đưa vào sử dụng trên diện tích rộng (trên 405 diện tích gieo trồng), cùng với công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, đầu tư thâm canh được chú trọng đã đưa năng suất lúa tăng 24,4%, ngô tăng 37,9% so với năm 2000; sản lương thực tăng bình quân 19,6 nghìn tấn/năm, lương thực bình quân đầu người từ 254,7 kg năm 2000 lên 320 kg năm 2005; ở các vùng xã đặc biệt khó khăn lương thực bình quân đầu người đạt mức 396 kg, cao hơn cả mức trung bình của tỉnh, đã góp phần xoá đói giảm nghèo cho đại đa số đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 đơn vị diện tích canh tác tăng từ 15,6 triệu đồng/ha năm 2000 lên 20,2 triệu đồng/ha năm 2005. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp đạt 2,15 lần, tăng 0,1 lần so với năm 2000.
Chăn nuôi mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm nhưng vẫn tiếp tục phát triển; đàn bò tăng 16,1%, đàn lợn tăng 29,4%; đàn gia cầm tăng 21,9%. Diện tích nuôi trông thuỷ sản khai thác tăng 45,6% so với năm 2000.
Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng có tiến bộ. Trong 5 năm trồng mới được 27,6 nghìn ha rừng, hàng năm chăm sóc 10-12 nghìn ha rừng trồng, khoanh nuôi, bảo vệ 38-40 nghìn ha, đã nâng độ che phủ rừng từ 35,8% năm 2000 lên 45% năm 2005.
Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như lạc, rau đậu... cũng tăng nhanh. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú và gắn với thị trường hơn. Đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến như: vùng chè, nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, cây ăn quả đã tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến có cơ hội phát triển để tạo ra những sản phẩm sơ chế và tinh chế giúp cho lưu thông phân phối được mở rộng, nâng cao giá trị nông lâm sản.
Đã hình thành các vùng nông nghiệp hàng hóa tập trung là điều kiện để đưa các giống mới có năng suất cao như lúa lai, ngô lai, đậu tương và giống lợn nhiều nạc, giống vịt siêu trứng siêu thịt, giống cây lâm nghiệp phù hợp. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho khả năng tăng trưởng của cây trồng vật nuôi được nâng cao và có hiệu quả.
Những kết quả đạt được trên đây là việc thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh như tập trung phát triển các chương trình sản xuất lâm nghiệp trọng điểm; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ tài chính tín dụng, đổi mới quan hệ sản xuất; đẩy mạnh đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất; đa dạng hoá sản phẩm gắn với thị trường.
b). Ngành công nghiệp-xây dựng
Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp-xây dựng thời kì 2001-2005 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu ngành công nghiệp-xây dựng thời kì 2001-2005
Đơn vị tính: Giá trị sản xuất:tỷ đồng; Cơ cấu: %
Chỉ tiêu
Mục tiêu 2001-2005
Thực hiện 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
GTSXCN
4686
3692
4266
4569
5518
6435
CNkhai thác mỏ
70
59
90
96
80
90
CN chế biến
4597
3621
4148
4441
5414
6319
CNsản xuất điện nước
19
12
28
32
24
26
Cơ cấu
100
100
100
100
100
100
CN khai thác mỏ
1.5
1.6
2.1
2.1
1.4
1.4
CN chế biến
98.1
98.1
97.2
97.2
98.1
98.2
CN sản xuất điện nước
0.4
0.3
0.7
0.7
0.5
0.4
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ
Qua bảng cho thấy cơ cấu các ngành công nghiệp có thay đổi qua các năm nhưng chưa rõ nét. Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng. Công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp sản xuất điện nước ở giai đoạn đầu nên giá trị sản xuất còn khiêm tốn, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu, có xu hướng giảm, cụ thể:
- Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm từ 1,5% năm 2000 xuống còn 1.4% năm 2005.
- Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng từ 98,0% năm 2000 lên 98,2% năm 2005.
Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2005 đạt 6435 tỷ đồng, đạt 137% so với kế hoạch; chiếm 58,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông- công- dịch vụ, đạt 111% so với kế hoạch theo GO; tốc độ tăng trưởng bình quân năm 14,77%/năm. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP và trong cơ cấu GO có xu hướng tăng lên là kết quả tích cực theo xu thế chung. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển hướng sang các ngành công nghiệp chế biến như công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp hoá chất…là những ngành mà tỉnh Phú Thọ có lợi thế.
Các số liệu về cơ cấu công nghiệp chế biến thể hiện điều đó.
Bảng 2.8: Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thời kì 2001-2005
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Mục tiêu 2001-2005
Thực hiện 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Công nghiệp chế biến
100
100
100
100
100
100
SXTP và đồ uống
21.2
21.79
20.78
21.26
21.26
22.54
Dệt
13.35
11.05
11.48
14.61
13.22
12.36
Sản xuất trang phục
2.55
1.24
1.35
2.54
4.17
4.25
Sơ chế da
1.62
1.77
1.62
1.69
1.16
1.05
Chế biến gỗ, sản xuất từ tre, nứa, gỗ
1.25
0.99
1.04
1.04
1.51
1.86
Sản xuất giấy
22.5
24.27
23.01
16.39
21.09
23.2
Sản xuất hoá chất
18.5
17.51
17.53
19.03
18.60
19.2
Sản phẩm từ Cao su và plastic
2.5
2.59
1.69
1.96
2.55
2.45
Sản phẩm từ khoáng phi kim
10.5
10.96
13.31
14.57
10.53
8.25
Sản phẩm từ kim loại
4.0
4.17
4.19
4.34
3.66
3.24
Máy móc thiết bị điện
1.23
1.76
1.76
0.49
0.54
0.66
Giường, tủ, bàn ghế
0.8
0.55
0.77
0.97
0.81
0.95
Nguồn: Tính toán trên số liệu Cục thống kê tỉnh Phú Thọ
Tuy nhiên so với kế hoạch, giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hoá chất đạt 103,8%; công nghiệp sản xuất giấy đạt 103,1%; công nghiệp chế biến thực phẩm đạt 106,3%... nhưng một số sản phẩm mới của công nghiệp chế biến như máy móc thiết bị điện chỉ đạt 53,6%; sản phẩm từ khoáng phi kim chỉ đạt 78,6%; sản phẩm từ kim loại chỉ đạt 81% so với kế hoạch và chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến. Điều đó cho thấy Phú Thọ càng cần phải chú trọng phát triển những ngành có lợi thế hơn.
- Cơ cấu công nghiệp đã bước đầu hướng tới và gắn với phục vụ nông nghiệp nông thôn, các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản chư chế biến chè, sản xuất từ tre, gỗ, nứa…, công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp hoá chất… đã phát huy vai trò là hạt nhân trong việc phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Nhờ chuyển dịch cơ cấu, các ngành công nghiệp đã mở rộng qui mô, khối lượng sản phẩm hàng hoá không ngừng tăng, sản lượng sản phẩm quan trọng tăng nhanh. So với năm 2000, năm 2005 sản lượng giấy tăng 1,73 lần; phân bón tăng 1,65 lần, xi măng tăng 3,53 lần; chè tăng 2,1 lần; rượu bia tăng 3,86 lần; quần áo, giày dép tăng 3,91 lần
Những kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là sự tác động của những chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước mà đó cũng là kết quả của việc thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển công nghiệp của tỉnh như: xây dựng, tạo vùng nguyên liệu, phát triển các khu, cụm công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, hỗ trợ tín dụng đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích động viên, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân..
c) Ngành dịch vụ
Kết quả đạt được từ hoạt động dịch vụ thời kì 2001-2005 của tỉnh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10: Một số kết quả đạt được từ hoạt động dịch vụ thời kì 2001-2005
Chỉ tiêu
ĐVT
Mục tiêu 2001-2005
Thực hiện 2001-2005
Tốc độ tăng BQ(%)
2001
2002
2003
2004
2005
GTSX dịch vụ
Tỷ đồng
2175
1423
1557
1807
2020
2363
12.1
Bán lẻ và DV tiêu dùng XH
Tỷ đồng
3029
2008
2234
2499
2725
3110
10.8
Tổng số lượt khách đến thăm quan
Ng.lượt người
1524
1140
1221
1314
1415
1800
10.98
Giá trị XK trên địa bàn tỉnh
Triệu USD
121.5
70.3
71.29
80.2
96.5
125
9.75
Giá trị NK trên địa bàn tỉnh
Triệu USD
130.2
98.6
83.2
87.9
141.7
140
4.96
Khối lượng vận chuyển hành khách
Ng.HK
3655
1856
2509
2394
3596
3850
28.8
Khối lượng vận chuyển hàng hoá
Ng.tấn
8975
3040
4914
8809
8825
9500
16.83
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 2001-2005 tỉnh Phú Thọ
Qua bảng cho thấy giá trị sản xuất dịch vụ đều tăng lên, năm 2005 đạt 2363 tỷ đồng, đạt 108,6% so với kế hoạch nhưng chỉ chiếm 21,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông- công-dịch vụ, đạt 87,8% so với kế hoạch.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội năm 2005 là 3110 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2000, đạt 102,7% so với kế hoạch, tốc độ tăng bình quân là 10,8%/năm. Dịch vụ thương mại từng bước được sắp xếp lại theo hướng nhiệm vụ vừa đảm bảo cung cấp các mặt hàng chính phục vụ đồng bào miền núi, các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, hệ thống mạng lưới thương mại phong phú, hệ thống chợ được quy hoạch, đầu tư từng bước phát huy vai trò là các tụ điểm giao lưu trao đổi hàng hoá. Từ thành thị đến nông thôn, đưa thương mại phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Dịch vụ du lịch có bước phát triển mới về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, tổ chức quảng bá, tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hoá, thể thao. Hệ thống khách sạn, nhà hàng đa dạng, phong phú hơn, chất lượng dịch vụ tăng lên. Lượng khách du lịch đã tăng lên 11%/năm, ngày khách lưu trú tăng 24,9%/năm. Theo số liệu của Sở thương mại du lịch tỉnh Phú Thọ tốc độ tăng doanh thu ngành này là khá nhanh, năm 2000 doanh thu về du lịch là 4,647 triệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì 2006-2010 tỉnh Phú Thọ.DOC