Luận văn Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ ở Kiên Giang: vấn đề và giải pháp

Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 6.222 km2 với hơn 200 km bờ biển và 56 km đất liền biên giới giáp Campuchia; có đồng bằng, rừng, núi, hải đảo, có nhiều danh lam thắng cảnh; có thế mạnh về: công, nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ du lịch; có dân số năm 1999 là 1.487.553 người, nữ chiếm trên 51% gồm ba dân tộc chủ yếu: Kinh 84,41%, Khmer 12,3%, Hoa 29,7%. Họ sống chủ yếu ở nông thôn 79,5%, thành thị 20,5%.

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ ở Kiên Giang: vấn đề và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậu công nghiệp, lao động trí óc sẽ thay thế lao động chân tay, giản đơn trên rất nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội. Đó cũng là thế kỷ mà người ta dự đoán rằng phụ nữ sẽ nắm nhiều khâu công việc và có vai trò rất quan trọng. Đảng và Nhà nước ta có chiến lược hành động đúng, chúng ta có những điều kiện khách quan thuận lợi, nhưng yếu tố quyết định vẫn là cần có con người đủ tầm cỡ đáp ứng được nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay. Sự nghiệp đó đòi hỏi con người không chỉ là những yêu cầu về mặt năng lực, trình độ học vấn, phẩm chất người lao động mà cả mặt sức khỏe, tình cảm, tư tưởng, tâm trạng thích hợp. Đây không phải là một mẫu người duy nhất, toàn vẹn, rập khuôn giống nhau, đào tạo đồng loạt mà những con người đa dạng, cụ thể, có cá tính và chuyên môn, tài năng khác nhau đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trên các mặt, trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đặt nhiệm vụ văn hóa hàng đầu là nhiệm vụ xây dựng con người. Nghị quyết cũng nêu rõ: "Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính sau: - Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. - Đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường tinh thần. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực" [75, 50-51]. Yêu cầu nêu trên đặt ra cho tất cả mọi người lao động nam nữ, với mức độ khác nhau tùy công việc, ngành nghề, vị trí xã hội. Nhưng giới phụ nữ có đặc điểm riêng, do chức năng mang thai, sinh nở, nuôi con nhỏ và trách nhiệm nặng nề của họ trong việc giáo dục con cái, chăm sóc gia đình. Người phụ nữ trên vai gánh nặng hai trách nhiệm sản xuất, tham gia quản lý xã hội và sinh đẻ nuôi con nhỏ, chăm sóc gia đình. Điều kiện làm việc, học tập, sinh sống của họ rõ ràng có nhiều khó khăn hơn nam giới. Để trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất nước hiện nay, người phụ nữ phải có trách nhiệm quyền hạn và quyền lợi trong việc thực hiện sự nghiệp đó, hành động tự giác, chủ động, tích cực, tự quyết định công việc của mình. Do đó người phụ nữ không chỉ có ý thức trách nhiệm trong mọi quyết định của mình, mà còn phải có năng lực để quyết định đúng đắn, có điều kiện và cơ hội cần thiết để thực hiện quyết định, cũng như mọi hoạt động tự giác chủ động của mình. Muốn làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ cuộc sống bản thân trong hoạt động xã hội và sinh hoạt gia đình, quả thật là khó khăn, không dễ dàng, nhanh chóng đạt tới. Để trở thành chủ thể xã hội mới cần phải có những yếu tố khách quan mà hiện nay phụ nữ còn bị thiệt thòi. - Đó là trình độ học vấn cao, hay được đào tạo ngành nghề đến nơi đến chốn. Học vấn ở đây không phải là trình độ văn hóa, mà kiến thức vừa đa dạng, vừa chuyên sâu và có trình độ ngoại ngữ. - Có điều kiện học tập và thuận lợi, được chú ý bồi dưỡng, cất nhắc giao việc đúng khả năng trình độ. - Được giảm nhẹ công việc gia đình để làm việc, học tập. - Gia đình ổn định, chồng con thông cảm, bố mẹ giúp đỡ tạo điều kiện việc làm. - Tiềm lực kinh tế của gia đình và bản thân, thu nhập của vợ chồng ổn định, họ hàng, bố mẹ có điều kiện giúp đỡ về tài chính v.v... Tuy nhiên, sự phấn đấu, nỗ lực chủ quan hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định. Nhiều chị em trong điều kiện không thuận lợi có trường hợp đặc biệt khó khăn, đã vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác. Đồng thời họ là những người vợ, người mẹ xây dựng, vun đắp cho hạnh phúc gia đình mình. Trong xã hội ta hiện nay không thiếu những nữ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, những nữ chủ doanh nghiệp quản lý tốt những xí nghiệp, công ty lớn; những chị em giữ chức vụ lãnh đạo ở các cấp chính quyền, Đảng, ngành chuyên môn được mọi người kính nể, yêu mến; những nữ nghệ sĩ tài năng được hâm mộ của quần chúng... Bên cạnh đó rất nhiều phụ nữ lao động bình thường cũng làm chủ trong sản xuất và quản lý gia đình tốt. Nhìn chung họ chẳng có được ưu ái nhiều. Thành công của họ do sự nỗ lực phấn đấu của bản thân là chính. Họ phải đổ mồ hôi công sức, đầu tư trí tuệ, khắc phục những nhược điểm của bản thân, khai thác những điều kiện khách quan hiện có để vươn lên làm chủ công việc của mình và đóng góp tích cực cho xã hội. Họ cũng đã gặp những thất bại trong quá trình mày mò trên con đường đi lên do chưa có kinh nghiệm, nhưng không nản chí mà tiếp tục công việc với quyết tâm cao hơn. Để vượt qua những khó khăn trở ngại làm chủ bản thân trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất nước ngày nay, chị em phải có những đức tính như: Có tinh thần học tập, kiên trì khắc phục trở ngại để nâng cao trình độ học vấn, trình độ kiến thức đa dạng của mình; biết tính toán công việc, cuộc sống của mình một cách khoa học, có nền nếp là điều giúp người phụ nữ khắc phục được những khó khăn khách quan; suy nghĩ độc lập sáng tạo không chỉ nghĩ theo, làm theo người khác mà có chủ kiến của mình; làm việc cần cù chịu khó, nhẫn nại đây là ưu điểm nổi trội ở người phụ nữ. Điều quan trọng nhất bao trùm là lòng tự tin của người phụ nữ vào năng lực của bản thân, đánh giá đúng khả năng của mình có thể tự quyết định công việc một cách chủ động và dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình; có một tác phong làm việc nhanh nhẹn tháo vát phù hợp với xã hội công nghiệp và thời đại đầy những biến động nhanh chóng, liên tục; điều rất quan trọng nữa là làm chủ được gia đình mình. Xây dựng được gia đình ổn định, vợ chồng thương yêu, đối xử bình đẳng, thông cảm giúp đỡ lẫn nhau, con cái ngoan ngoãn, học tập tốt, biết quý trọng cha mẹ, họ hàng, anh em hòa thuận, đó là một yếu tố cơ bản, chỗ dựa tinh thần, tình cảm để người phụ nữ có thêm sức mạnh, quyết tâm, lòng tin để luôn thành công việc xã hội giao phó. Như vậy, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước hiện nay, ngoài việc phát huy những GTĐĐTT sẵn có của phụ nữ Việt Nam, còn đòi hỏi và đã hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước. Đó là: tinh thần học tập, ý thức tính toán thực hành công việc một cách khoa học, suy nghĩ độc lập sáng tạo, có lòng tin vào năng lực của bản thân, tác phong làm việc nhanh nhẹn tháo vát, làm chủ được gia đình mình trong xã hội mới. 1.2.3. Nội dung, yêu cầu kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ * Yêu cầu Để xác định đúng nội dung, phương hướng kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH ngày nay cần phải quán triệt các yêu cầu cơ bản sau: Một là, phải nhận rõ những mặt tích cực và hạn chế mang tính lịch sử của các GTĐĐTT của phụ nữ, tức phải làm rõ những cái cần thiết cho CNXH và những hạn chế, thiếu hụt cần được bổ sung trong những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam hiện nay. Các GTĐĐTT của phụ nữ là quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Đó là những giá trị cao quý, phổ biến và vững bền của phụ nữ Việt Nam. Chúng giữ vị trí cốt lõi trong hệ thống các giá trị tinh thần truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Các giá trị tinh thần truyền thống là động lực mạnh mẽ, là cội nguồn sức sống của phụ nữ Việt Nam. Lòng yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang... đã và đang là nguồn sức mạnh to lớn của phụ nữ ta từ trước đến nay và từ nay về sau. Được hình thành trên cơ sở xã hội nông nghiệp, và luôn phải tiến hành đấu tranh chống xâm lược nên ngoài mặt tích cực, đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam cũng còn bộc lộ những hạn chế. Người phụ nữ Việt Nam rất cần cù và tiết kiệm trong sản xuất và đời sống; đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Song trong tâm lý của số đông, cần cù trong lao động chân tay được đánh giá cao hơn cần cù trong lao động trí óc. Cần cù trong sản xuất được coi trọng hơn nhiều so với cần cù trong hoạt động thương mại. Tâm lý khinh rẻ nghề buôn bán thể hiện rõ trong quan niệm dân gian "thật thà cũng thể lái buôn". Tính chất cần cù được đánh giá cao hơn tính chất sáng tạo trong lao động: "cần cù bù thông minh" hoặc nhấn mạnh: "năng nhặt chặt bị" chứ không chú ý rằng: "biết nhặt mới nhanh chặt bị". Mặt khác, truyền thống là sản phẩm của quá trình lịch sử dân tộc trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thế hệ và nhiều giai cấp nên ngoài mặt tích cực nó còn chứa đựng những hạn chế mang tính lịch sử, tính giai cấp của từng thời đại. Thời đại phong kiến, đức tính trung hậu của người phụ nữ Việt Nam đã bị giai cấp phong kiến lợi dụng để phục vụ cho giai cấp thống trị đương thời. Ở địa vị phụ thuộc, "tứ đức" - "công, dung, ngôn, hạnh" (công việc, hình dung, nói năng, tính nết) và "tam tòng" của người phụ nữ là những khuôn phép phong kiến mà người phụ nữ cần phải theo để trở thành những công cụ dễ bảo và có khả năng phục vụ tốt những lợi ích của bọn thống trị. Hai là, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta trong việc kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam. Việc quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận để nhận thức mặt tích cực và mặt hạn chế, tiêu cực của truyền thống đạo đức, xác định phương hướng kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của phụ nữ, xây dựng đời sống đạo đức - tinh thần lành mạnh của xã hội. Vận dụng nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc xem xét đạo đức để thấy rõ những mặt tích cực cần phát huy và những mặt tiêu cực cần phải loại trừ dần khỏi đời sống xã hội, kết hợp kế thừa những giá trị đạo đức văn hóa dân tộc với tiếp thu những thành quả của văn hóa, văn minh nhân loại. Có như vậy mới kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của dân tộc nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng một cách biện chứng, đáp ứng được yêu cầu phát triển đời sống vật chất và tinh thần của xã hội trong công cuộc đổi mới hôm nay. Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người, chúng ta rút ra được những chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc kế thừa và phát huy những GTĐĐTT phù hợp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Vấn đề này tác giả đã có dịp trình bày ở phần trên. Ba là, kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam phải quán triệt nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới và các giá trị nhân văn của thời đại. Xây dựng hình thái kinh tế - xã hội mới phải nói đến văn hóa vì văn hóa là nền tảng, động lực, mục tiêu, hệ điều tiết của sự phát triển xã hội. Trong những lĩnh vực chủ yếu của định hướng phát triển đất nước theo con đường XHCN hiện nay là "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" không chỉ ở hình thức mà là cả nội dung. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa được xây dựng trên hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại - hệ tư tưởng Mác - Lênin. Đây là hệ tư tưởng duy nhất lấy việc giải phóng con người toàn diện và triệt để làm mục tiêu cao cả của mình. Tính tiên tiến của nền văn hóa bao hàm cả tính chất hiện đại, tiến bộ và nhân văn. Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa vừa tiếp thu toàn bộ di sản văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và phát triển lên một trình độ mới vì sự giải phóng con người và tiến bộ xã hội. Như vậy, tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được nuôi dưỡng và phát triển gắn với bề dày và chiều sâu của văn hóa dân tộc. Để xây dựng thành công nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc phải kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, các di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc, trong đó các GTĐĐTT chiếm vị trí quan trọng. Nó là nhân tố định hướng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại, hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ với tư cách là giá trị tổng quát của nhân loại. Con người là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội và là chủ thể năng động của sự phát triển đó. Hồ Chủ tịch khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những con người có đạo đức xã hội chủ nghĩa" [48, 679]. Con người Việt Nam hiện đại nói chung, người phụ nữ Việt Nam hiện đại nói riêng, phải là con người kết hợp nhuần nhuyễn trong nhân cách của mình phẩm chất đạo đức, tinh thần của con người của chế độ mới với tinh hoa truyền thống dân tộc. Con người vừa mang tính thời đại theo nghĩa "thời đại nào, con người ấy", đồng thời con người cũng mang tính lịch sử, mang trong mình dấu ấn của quá khứ. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính thời đại và tính lịch sử, hiện đại và truyền thống là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề con người và xác định nội dung xây dựng con người phù hợp với yêu cầu lịch sử của từng giai đoạn cách mạng. Không thể có con người Việt Nam hiện đại nói chung, người phụ nữ hiện đại nói riêng nếu họ không được nuôi dưỡng bằng những truyền thống tốt đẹp được kết tinh trong lịch sử lâu dài và vinh quang của dân tộc. Kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng sẽ tạo ra khả năng to lớn cho sự hoàn thiện từng bước con người cũng như cho sự phát triển vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta. Sức sống của nền văn hóa nói chung, của các giá trị đạo đức nói riêng không chỉ ở bề dày lịch sử và chiều sâu tư tưởng của nó mà còn ở khả năng biết hấp thụ và làm phong phú các giá trị đạo đức - nhân văn mà loài người đạt được và đang vươn tới. Cuộc cách mạng mới trong khoa học - công nghệ với những thành quả kỳ diệu của nó đã mang lại những biến đổi cực kỳ to lớn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới và đang hình thành những xu thế phát triển mới của thế giới: Sự xuất hiện của xã hội thông tin; phát triển công nghệ cao trở thành yếu tố then chốt của hiện đại hóa; xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế; sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc [53, 5-24]. Cách mạng khoa học - công nghệ, cơ chế thị trường và mở cửa đang tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của thế giới hiện đại song nó cũng đã và đang bộc lộ nhiều hệ quả tiêu cực làm day dứt lương tri của loài người tiến bộ. Vì vậy, kế thừa và phát huy các GTĐĐTT dân tộc nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng đòi hỏi phải tiếp cận và tiếp nhận có chọn lọc các giá trị nhân văn mà loài người tiến bộ đang hướng tới. Đó là thái độ sống tích cực coi con người là giá trị cao nhất, phát triển người bền vững là "mệnh lệnh cao nhất của thế kỷ XXI", yêu hòa bình và chống chiến tranh xâm lược, thấm nhuần tư tưởng khoan dung, chống kỳ thị dân tộc, xác lập và tăng cường quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi giữa các quốc gia dân tộc. Quán triệt các yêu cầu trên là điều kiện cần thiết để tự giác hóa quá trình kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay. * Nội dung Chủ nghĩa yêu nước như đã khẳng định là giá trị hàng đầu, giá trị định hướng các GTĐĐTT Việt Nam nói chung, GTĐĐ của phụ nữ Việt Nam nói riêng. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành rất sớm cùng với sự phát triển của dân tộc và luôn được bổ sung để hình thành một hệ thống với những nội dung xác định. Đó là giá trị bền vững nhất của dân tộc Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Song cũng như những giá trị khác, sự bền vững đó không có nghĩa là cố định, mà nó có sự biến đổi, phát triển, bổ sung những nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển của lịch sử dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử. Yêu nước ngày nay không chỉ bó hẹp trong quan niệm yêu quê hương theo kiểu khép kín "một tấc không đi, một ly không rời" mà phải đặt tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương trong tương quan với lợi ích thuộc toàn cục, cả nước. Ngày nay "yêu nước phải gắn với ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập và nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc lập và quyền bình đẳng dân tộc; chiến thắng nghèo đói lạc hậu và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm cho mọi người đều được ấm no, hạnh phúc, vươn lên ngang tầm thời đại mới..." [73, 28]. Quan điểm độc lập dân tộc gắn với tự do hạnh phúc của nhân dân là cơ sở của tư tưởng về mối liên hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH. Đó cũng chính là nội dung chủ yếu của chủ nghĩa yêu nước hiện nay - yêu nước là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng XHCN. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng được phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trước yêu cầu mới của đất nước hiện nay, một mặt phải thường xuyên chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, mặt khác phải dồn sức cho nhiệm vụ xây dựng đất nước với ý thức coi nghèo nàn lạc hậu là nỗi nhục không kém gì nỗi nhục mất nước như đồng chí Cố vấn Đỗ Mười đã nói: Các thế hệ trước đây đã "rửa được nỗi nhục nô lệ cho dân tộc", thế hệ ngày nay "phải tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, CNH, HĐH nước nhà để rửa cái nhục nghèo khổ, mở ra chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới" [52, 193]. Lòng yêu nước biểu hiện ở tình yêu với văn hóa của dân tộc, với những truyền thống lành mạnh của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc củng cố và phát triển những truyền thống ấy phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay. Một nhiệm vụ quan trọng của bảo vệ độc lập dân tộc trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước là phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng ta khẳng định rằng: "Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác" [91, 30]. Chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã và đang tạo môi trường kinh tế - xã hội rộng lớn cho mọi người phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình để làm giàu cho mình và cho đất nước. Ý thức vươn lên mạnh mẽ để làm giàu cho mình và cho xã hội là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước ngày nay. Trong điều kiện hiện nay, việc đánh giá phẩm chất đạo đức của con người càng phải quá triệt quan điểm thống nhất lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp kích thích tính tích cực hoạt động của con người. Tư tưởng cào bằng cá nhân, không muốn ai giàu hơn mình hoặc ngại mình giàu hơn người khác là chướng ngại vật của sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và sớm muộn cũng sẽ bị loại bỏ chính ngay yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ý nghĩa đạo đức của việc làm giàu là ở chỗ phương thức và mục đích của nó. Nếu làm giàu bằng những thủ đoạn bất chính, trái pháp luật và vô đạo đức thì đời sống tinh thần của con người dần dần bị thoái hóa và gây tác hại cho xã hội. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống từ nghìn xưa của mình, chị em đã anh hùng, dũng cảm trong lao động sản xuất, kinh doanh... Họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với hành động của mình để làm giàu cho mình và cho xã hội, quyết tâm đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi cái nhục đói nghèo, nâng cao đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đấy là những nữ anh hùng lao động thời nay. Chị Ba Thi là một tấm gương như vậy. "Một người phụ nữ không hề lùi bước" hay "chị Ba Thi một người khai phá"; các tác giả đã ưu ái đặt tên cho bài viết của mình như thế để nói lên khí phách anh hùng, lòng dũng cảm của chị trong sản xuất kinh doanh. Kế thừa truyền thống phụ nữ từ nghìn xưa với tinh thần dũng cảm đảm đang, thông minh, sáng tạo của người nữ giao liên, phụ vận thời đánh Mỹ, chị Ba Thi không lùi bước trong sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển kinh tế, phát triển đất nước. Trong những năm 80 trước tình hình khó khăn của đất nước, chị đã không ngại gian khổ, quyết tâm đưa năng suất nhà máy dệt Thành Công từ 4,2 triệu mét (1983) lên 20 triệu mét (1991), mở rộng thị trường thế giới thu hút ngoại tệ ngày càng nhiều cho đất nước. Đặc biệt là hành động dũng cảm, anh hùng của chị trong "vượt rào" tháo gỡ cơ chế chỉ để bảo đảm ổn định lương thực cho hơn 3 triệu nhân dân thành phố đã đem lại thành công rực rỡ trong kinh doanh, đem lại lòng tin của nhân dân thành phố đối với Đảng và Nhà nước. Với tinh thần đảm đang thông minh sáng tạo, kiên quyết trong sản xuất và kinh doanh của chị đã đem lại một kết quả đáng kể và đã tạo một bước ngoặt, nền tảng cho cơ chế mới ra đời làm ăn kinh tế có hiệu quả hơn. Với thành tích đã đạt chị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động. Chị rất xứng đáng với truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay. Trung hậu, đảm đang là những phẩm hạnh tuyệt vời của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều khía cạnh mới cần được bổ sung để xây dựng chuẩn mực của người phụ nữ mới. Trong nội dung đạo đức truyền thống ngày nay trung hậu vẫn là nền tảng nhân cách của người phụ nữ Việt Nam. Trung hậu là đạo lý làm người, nên dù trong mối quan hệ kinh doanh, sản xuất, dịch vụ xã hội, dù trong những hoạt động nhằm bảo vệ và xây dựng đất nước, hay trong các mối quan hệ gia tộc, bạn bè, xóm làng, quê hương, người phụ nữ vẫn cần phải trung hậu. Xuất phát từ chuẩn mực trung hậu ngày nay mà người phụ nữ đã sáng tạo, phát triển và tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, chống các tệ nạn xã hội, hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường. Để thực hiện được truyền thống trung hậu đảm đang thời nay, người phụ nữ phải giỏi giang, khéo léo, kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công việc xã hội. Chính vì vậy hơn lúc nào hết người phụ nữ Việt Nam hiện nay phải tháo vát, biết tổ chức công việc gia đình một cách hợp lý, biết quy tụ và khích lệ mọi thành viên để gia đình thật sự là tổ ấm, là nơi mọi người muốn về sau những giờ làm việc, học tập,... mệt nhọc. Một chuẩn mực nữa mà bất cứ người phụ nữ Việt Nam nào hiện nay cũng cần đạt được. Đó là chuẩn mực thanh lịch, đó là sự thanh tao và lịch lãm ở người phụ nữ. Nó được thể hiện ra ngoài, nhưng thực chất lại là sự phản chiếu một cái nền của văn hóa đã được chắt lọc và truyền nối. Từ lối sống, nếp ăn ở hàng ngày, từ trong gia đình đến nơi họ làm việc hoặc ở nơi công cộng phụ nữ có một lối riêng. Họ dịu dàng mà mạnh dạn; giản dị nhưng không xô bồ cục mịch; xông xáo, táo bạo nhưng vẫn nhẹ nhàng tế nhị. Lời nói đẹp, cử chỉ tao nhã, lối ứng xử chân thật hợp với lòng người, với hoàn cảnh, mà không giả dối... Để đáp ứng những vấn đề trên người phụ nữ thời nay phải ý thức để vươn tới những chuẩn mực mới. Phải biết chăm sóc sức khỏe, nâng cao học vấn và trau dồi kiến thức, chăm sóc sự nghỉ ngơi, giải trí để bồi đắp những nhu cầu chính đáng về tinh thần của người phụ nữ với ý thức chăm sóc cái đẹp tinh thần và thể chất của bản thân phụ nữ, cũng chính là vì cái đẹp của gia đình và xã hội. Người phụ nữ được nâng cao về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách, về sức khỏe và lối sống để đạt chuẩn mực trung hậu ngày nay xét cho cùng lại là vì mục tiêu rất chiến lược đối với đất nước. Họ sẽ tạo dựng những thế hệ tiếp nối cao đẹp cho đất nước. Ví như chữ hạnh ngày nay không dừng ở sự thủy chung, trinh tiết mà còn ở lòng nhân ái, đức hy sinh, tính vị tha và sự bình đẳng giữa nam và nữ... Như vậy, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam ngày nay là cái nền vô giá của chuẩn mực đạo đức của phụ nữ Việt Nam, mà các thế hệ sau phải kế thừa và phát huy, để xây dựng một xã hội Việt Nam hiện đại trên cơ sở những giá trị nhân văn cao quý, mang sắc thái văn hóa truyền thống Việt Nam. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Các GTĐĐTT chủ yếu của dân tộc bao gồm: yêu nước, lòng thương người, tinh thần đoàn kết cộng đồng, đức tính cần kiệm... Trong đó yêu nước là giá trị cốt lõi trong hệ thống GTĐĐTT của dân tộc. Riêng phụ nữ Việt Nam có những GTĐĐTT không tách rời những GTĐĐTT của dân tộc, đó là: yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trong đó yêu nước cũng là giá trị cốt lõi, tạo lập nên các giá trị khác. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, cùng với yêu cầu xây dựng con người mới ở nước ta trong thời gian qua đã tác động sâu sắc đến đời sống đạo đức của xã hội nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam nói riêng cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện kinh tế thị trường các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgtri dao duc truyen thong cua phu nu.doc
Tài liệu liên quan