MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1.Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: .2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .4
5. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu: .5
6. Phương pháp nghiên cứu :.5
7. Kết cấu của luận văn: .7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH
THU CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.8
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp sản xuất.8
1.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu.8
1.1.2 Khái niệm, phân loại chi phí.12
1.1.3 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả kinh doanh .18
1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản
xuất .21
1.2.1 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán tài chính
.21
1.2.2 Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên góc độ kế toán quản trị.38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.47
143 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tốt mục tiêu giữ vững uy tín, chất lượng sản phẩm,
51
đảm bảo đúng thời gian giao hàng theo hợp đồng và tuân thủ nghiêm túc các quy
định của pháp luật về: Nghĩa vụ nộp ngân sách, chế độ chính sách cho người lao
động và bảo vệ môi trường Không ì ạch như trước kia, sau cổ phần hóa, nhờ cơ
chế thông thoáng, hoạt động mang tính tự chủ cao, kết hợp với sự năng động của
Ban lãnh đạo Công ty, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khá
nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh doanh, cũng như thu nhập của người lao động luôn
tăng đều qua từng năm.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
Sản xuất, kinh doanh hàng may mặc và các loại vật tư, thiết bị hàng hoá
phục vụ cho sản xuất công nghiệp và dệt may.
Kinh doanh các sản phẩm công nghiệp phục vụ dân sinh.
Kinh doanh thuốc lá điếu nội, rượu bia các loại và hoá mỹ phẩm.
Với mục tiêu đem lại cho khách hàng những sản phẩm có giá trị nhất, công ty
cổ phần may Sông Hồng luôn phấn đấu đạt chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất và
luôn đáp ứng nhu cầu đa đạng của khách hàng. Hiện nay, Công ty đang cung cấp 2
dòng sản phẩm chính là chăn ga gối đệm và sản phẩm may mặc:
Chăn ga gối đệm
Đa dạng trong sản phẩm, Công ty cổ phần may Sông Hồng mang đến khách
hàng các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Tất cả các sản phẩm chăn
ga gối đệm Sông Hồng đều mang những đặc tính ưu việt là nhẹ, mềm, chống ẩm
mốc. Hiện nay Sông Hồng là nhà cung cấp chính các sản phẩm chăn ga, gối, đệm
cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.Sản phẩm chăn ga gối đệm của Công ty hiện tại
được phân phối trên toàn quốc thông qua hệ thống kênh phân phối là các Đại lý.
Sản phẩm may mặc
Sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần may Sông Hồng bao gồm hàng gia
công và hàng xuất khẩu (FOB) trong đó hàng FOB hiện đang chiếm tỷ trọng chủ
yếu
trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của công ty. Thị trường cho sản phẩm may mặc
của Công ty bao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế. Công ty chủ yếu xuất
khẩu sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hà Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Canada, Mehico và các nước Trung Đông. Đến nay, Sông Hồng đã trở thành nhà
52
sản xuất đầy uy tín của các hãng thời trang nổi tiếng nhờ năng lực sản xuất của
Công ty. Các sản phẩm may mặc bao gồm quần áo nam, nữ và trẻ em:
+ Áo khoác ngoài
+ Áo lông vũ
+ Áo véc nữ
+ Áo gilê
+ Váy
+ Quần dài, quần soóc
Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh toàn công ty được thể hiện ở bảng số 2.1
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2015
ĐVT: VND
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
Tăng/giảm
2015 so với
2014
Tổng giá trị tài sản 1.567.987.953.507 1.921.060.743.440 22,52%
Doanh thu thuần 2.405.987.806.999 2.548.555.429.225 5,92 %
Giá vốn hàng bán 1.971.518.398.666 2.087.179.562.470 5,86 %
Doanh thu tài chính 13.300.446.162 49.871.041.888 274,95 %
Chi phí tài chính 36.807.181.835 79.894.435.879 117,06 %
Chi phí bán hàng 116.042.299.976 108.122.616.974 - 6,8 %
Chi phí quản lý DN 113.646.289.001 124.746.473.404 9,76 %
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 181.274.083.683 198.323.495.899 9,4 %
Thu nhập khác 324.234.381 2.526.062.564 679,08 %
Chi phí khác 1.076.776.098 822.575.103 23,6 %
Lợi nhuận khác (752.541.717) 1.693.487.434 325,03 %
Lợi nhuận trước thuế 180.521.541.966 200.016.983.333 10,8 %
Lợi nhuận sau thuế 141.818.961.973 159.666.247.799 12,58 %
[Nguồn: Báo cáo tài chính 2015- Công ty cổ phần may Sông Hồng]
Trong năm 2015, ngành dệt may Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng. Với
nỗ lực trong việc định hướng chiến lược sản xuất, toàn ngành đã đạt kim ngạch xuất
53
khẩu 27.1 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2014. Tuy nhiên năm 2015 có nhiều
diễn biến bất lợi cho ngành dệt may Việt Nam. Cụ thể, việc các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ và Indonesia phá giá đồng nội tệ, khiến mặt bằng giá sản phẩm dệt
may giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến giá sản phẩm và lợi nhuận của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên nhờ sự cố gắng từ cán bộ công nhân viên,
doanh thu thuần trong năm 2015 tăng lên ở mức 5,92%. Và với việc quản lý tốt chi
phí kinh doanh, mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Công ty đạt ngưỡng 12,59%.
2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Tổ chức bộ máy quản lý công ty có một vai trò quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy các công ty sẽ chọn tổ chức bộ máy quản lý
sao cho hợp lý, khoa học, gọn nhẹ để có thể thuận lợi cho việc quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh trong công ty mình. Qua khảo sát thực tế, công ty cổ phần may
Sông Hồng tổ chức quản lý bộ máy sản xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến
chức năng (Sơ đồ 2.1).
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Sông Hồng
Các phân xưởng sản xuất
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
nhân
sự
Phòng
hành
chính
Phòng
thương
mại
quốc
tế
Khu vực
sản xuất
kinh
doanh
hàng nội
địa
Phòng
kế hoạch
Phòng
kỹ thuật
Phòng
QA
VP
Sông
Hồng
HK
54
Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty may cổ phần Sông Hồng là
tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau, được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định được bố
trí thành những khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục
đích chung của Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có
trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác.
Ban Kiểm soát: do Hội đồng quản trị bầu ra có nhiệm vụ thực hiện công việc
kiểm tra, giám sát moi hoạt động của tất cả các bộ phận trong công ty.
Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề
liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các Phó Tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết
những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ
chính sách của Nhà nước và Điều lệ của doanh nghiệp.
Bộ phận chức năng: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và
giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ
đạo của Ban Giám đốc.
- Phòng Hành chính: Thực hiện công tác lễ tân, phụ trách công việc đánh giá
nhà máy, cấp phát văn phòng phẩm, chỉ đạo việc thu nhận, gửi, phân phát ông văn,
tài liệu, báo chí.phục vụ mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Phòng Tổ chức nhân sự: Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ
máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị.
- Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và
quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công
tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính
của Nhà nước.
55
Một số các phòng ban khác có chức năng tham mưa và giúp việc cho các Phó
TGĐ theo chức năng chuyên môn.
- Phòng thương mại quốc tế: Khai thác các nguồn hàng và khách hàng, thiết
lập quan hệ bền vững lâu dài và hiệu quả. Soạn thảo, kiểm tra chính xác kịp thời
các văn bản pháp lý về hợp đồng, về giao nhận vật tư hàng hoá, xuất nhập khẩu, các
bộ chứng từ nhận và trả tiền, các điều khoản thanh toán.
- VP Sông Hồng HK: Có chức năng khai thác các nguồn hàng, khách hàng,
soạn thảo, kiểm tra các văn bản pháp lý về hợp đồng, về giao nhận vật tư hàng hoá,
xuất nhập khẩu.
- Phòng QA: Có chức năng thiện công tác khảo sát, đánh giá chất lượng sản
phẩm. Thường xuyên tua chuyền, định hướng kiểm tra chất lượng sau KCS đạt hiệu
quả. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi đóng hàng. Kiểm lượng
hàng, vỏ thùng và quy cách đóng gói sản phẩm trước khi xuất khẩu.
- Phòng Kỹ thuật: Có chức năng tham mưu trong các lĩnh vực: kỹ thuật gia
công may mặc, dựng mẫu dập, chuẩn bị tài liệu kỹ thuật. Chỉ đạo, nghiên cứu thiết
kế kỹ thuật công nghệ, xây dựng định mức, tiêu chuẩn chất lượng, lập quy trình sản
xuất. Quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm; chỉ đạo giám sát, kiểm tra
đôn đốc việc thực hiện quy trình kỹ thuật. Nghiên cứu thiết kế mẫu, chỉ đạo hướng
dẫn, giám sát kiểm tra mẫu và giác sơ đồ trước khi vào sản xuất.
- Phòng Kế hoạch : Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm các thủ
tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho tàng của doanh nghiệp. Làm
các thủ tục về thanh toán xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan ...
- Khu vực sản xuất- kinh doanh hàng nội địa: Thiết kế, nghiên cứu mẫu mã
chăn ga gối cao cấp đáp ứng yêu cầu thị trường. Xây dựng kế hoạch sản xuất, mở
rộng thị trường cho mặt hàng chăn- ga- gối - đệm cao cấp. Chuẩn bị nguyên, phụ
liệu đảm bảo kế hoạch sản xuất các mặt hàng Bông, chăn.... Xây dựng kế hoạch cho
xưởng bông- giặt, chăn. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh hàng bông - chăn
- Các phân xưởng sản xuất, hệ thống cửa hàng bán lé và đại lý của doanh
nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Tại các
phân xưởng sản xuất đều có các văn phòng thực hiện quản lý các công nhân may tại
xí nghiệp. Những văn phòng này thực hiện việc tính năng xuất, lương, thưởng, bảo
hiểm, ốm đau...
56
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần may Sông
Hồng
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Việc tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong
công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán nhìn
chung hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng để
cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ, hữu ích cho đối tượng sử
dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế
toán. Để đảm bảo được những yêu cầu trên, việc tổ chức bộ máy kế toán của công
ty phải căn cứ vào việc áp dụng hình thức tổ chức kế toán, vào đặc điểm tổ chức và
quy mô sản xuất kinh doanh của các công ty, vào hình thức phân công quản lý, khối
lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính cũng như
yêu cầu trình độ quản lý và trình độ kế toán ở công ty có mối quan hệ chặt chẽ với
tổ chức hạch toán kế toán.
Tại công ty cổ phần may Sông Hồng thì bộ máy quản trị kế toán tổ chức theo
mô hình tập trung, theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được
thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Do vậy công tác kế toán của công
ty không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực
trong hoạt động quản lý và hạch toán kinh tế của công ty. Kế toán trưởng trực tiếp
điều hành các nhân viên kế toán. Sơ đồ mô hình bộ máy kế toán của công ty cổ
phần may Sông Hồng (sơ đồ 2.2)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Sông Hồng.
[Nguồn: Văn phòng Công ty cổ phần may Sông Hồng]
Kế toán trƣởng
Kế toán
tổng hợp
Bộ phận kế
toán tiền
mặt và kế
toán thanh
toán
Bộ phận
kế toán
ngân hàng
Bộ phận kế
toán vật tư
và tài sản
cố định
Bộ phận
kế toán
tiền lương
Kế toán
bộ phận
CPSX và
tính giá
thành
Bộ phận
kế toán
bán hàng
57
Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác
kế toán và thống kê thông tin kinh tế của công ty, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát
tình hình kinh tế tài chính của công ty.
Kế toán tổng hợp:
+ Lập kiểm tra báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm theo quy định của công
ty đảm bảo đúng tiến độ, chính xác, kịp thời.
+ Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, giám đốc công ty về tính chính xác,
tính pháp lý, kịp thời thuộc lĩnh vực được phân công.
Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Xác định đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá, tổng hợp chi phí sản xuất
theo từng giai đoạn, từng phân xưởng phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm. Hàng quý báo cáo, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành, phân tích các yếu tố chi phí và khoản mục chi phí trong giá thành và hạ
giá thành sản phẩm.Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại sản phẩm. Cuối
tháng thực hiện đối chiếu số liệu nhập xuất của phòng sản xuất kinh doanh, tính
toán giá thành nhập kho.
Bộ phận kế toán tiền mặt và kế toán thanh toán: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp
pháp và chính xác của các chứng từ trước khi thực hiện các nghiệp vụ thu chi tổ
chức ghi chép, phản ánh hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ trong phạm vi đối
tượng thanh toán. Thực hiện giao dịch tiền mặt với ngân hàng phát sinh trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở các sổ kế toán chi tiết và các báo
cáo kế toán hàng tháng.
Bộ phận kế toán vật tư và tài sản cố định: Tổ chức ghi chép và tổng hợp số
liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập – xuất – tồn kho vật tư, xác định vật
liệu trực tiếp dùng trong từng tháng để phân bổ vào chi phí và giá thành sản phẩm.
Tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ, tính toán phân bổ khấu
hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí sản xuất.
Bộ phận kế toán ngân hàng: Làm nhiệm vụ hạch toán kế toán các khoản vay
vốn ngắn hạn thanh toán và thu vốn kịp thời khi có đủ điều kiện thanh toán.
Bộ phận kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép tổng hợp số liệu hạch toán về
lao động, thời gian lao động, kết quả lao động để kiểm tra giám sát và quyết toán
58
tiền lương, tiền thưởng và bảo hiểm, các khoản phụ cấp cho người lao động, tính
toán phân bổ tiền lương, trích các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN và
KPCĐ vào chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tham gia xây dựng và quản
lý quỹ tiền lương.
Bộ phận kế toán bán hàng: Cập nhật các hóa đơn bán hàng, theo dõi tổng hợp
và chi tiết bán hàng ra,theo dõi các khoản phải thu và tình hình công nợ của khách
hàng, ghi chép sự biến động của từng loại hàng hóa, phản đầy đủ kịp thời và chính
xác các khoản doanh thu, chi phí và tính toán để xác định kết quả kinh doanh, cung
cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.
Theo khảo sát tác giả nhận thấy rằng công ty cổ phần may Sông Hồng chưa có
bộ phận kế toán chuyên về kế toán quản trị. Và công ty chưa nhận thức được tầm
quan trọng của bộ phận kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị doanh thu, chi
phí, xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
2.1.3.2 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng
Tại văn phòng Công ty và một số đơn vị trực thuộc tại Công ty cổ phần may
Sông Hồng tác giả nhận thấy Công ty thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán hiện hành
của Nhà nước về chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, cụ thể như sau:
Tại công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 .
- Niên độ kế toán Công ty được bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12
hàng năm, kỳ kế toán tính theo tháng.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán là:
Việt Nam đồng (VNĐ).
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong các năm
nghiệp vụ phát sinh bẳng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc
theo tỷ giá bình quan liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại ngày kết
thúc niên độ kế toán, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá
bình quân liên Ngân hàng, do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố cùng ngày.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho sử dụng là phương pháp kê khai
59
thường xuyên.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho sử dụng là phương pháp nhập trước
xuất trước.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ sử dụng là phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT sử dụng là phương pháp khấu trừ thuế .
- Hình thức kế toán Công ty áp dụng:
Hiện nay, tại Công ty cổ phần may Sông Hồng xây dựng hình thức Nhật ký
chung trên phần mềm kế toán (phần mềm này được căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều
kiện của phần mềm kế toán do Bộ tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-
BTC ngày 24/11/2005) nên các nghiệp vụ phát sinh sẽ được cập nhật vào phần
mềm, sau đó chương trình sẽ xử lý thông tin để làm cơ sở cho việc lập báo cáo tài
chính. Việc sử dụng phần mềm giúp cho công tác kế toán và quản lý chi phí sản
xuất rất dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm được thời gian, chi phí, tránh những sai sót
trong quá trình làm việc.
*Hình thức nhật ký chung bao gồm các loại sổ như sau:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái các tài khoản (theo hình thức nhật ký chung)
+ Các bảng kê
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán viên sẽ kiểm tra chứng từ, phân
loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ phát sinh rồi xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào phần mềm máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các
thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chung) và các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối năm kế toán tiến hành các thao tác khóa sổ kế toán và lập
BCTC. Các loại sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra để phục vụ
nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin và thực hiện các thủ tục pháp lý theo
quy định.
60
*Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính tại Công ty
được thể hiện ở sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.3: Quy trình kế toán theo hình thức kế toán máy.
[Nguồn: Văn phòng Công ty cổ phần may Sông Hồng]
Ghi chú Ghi hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối kỳ kế toán
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
2.2 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty
cổ phần may Sông Hồng
2.2.1 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh
trên góc độ kế toán tài chính tại công ty cổ phần may Sông Hồng
2.2.1.1 Thực trạng kế toán doanh thu, thu nhập
Thực trạng kế toán doanh thu
Doanh thu bán hàng: Các sản phẩm mà công ty Cổ phần may Sông Hồng sản
xuất có chủng loại và mẫu mã rất phong phú và đa dạng. Trong những năm vừa qua,
với phương châm đa dạng, kết hợp linh hoạt nhiều phương thức tiêu thụ, Công ty
luôn cố gắng xây dựng cho mình một thị trường tiêu thụ rộng rãi. Thành phẩm của
Công ty chủ yếu là sản xuất và nhận gia công theo các đơn đặt hàng nên các loại
thành phẩm này không cố định. Hiện nay, quá trình bán hàng ở Công ty được thực
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Phần mềm kế toán
Báo cáo tài chính Sổ kế toán
61
hiện theo hai nghiệp vụ chủ yếu: bán hàng hóa và trả hàng gia công cho khách. Vì
vậy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty chủ yếu bao gồm doanh
thu bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ gia công. Thời điểm để xác định doanh thu
là khi thành phẩm đã được đem tiêu thụ và thu tiền về hoặc được khách hàng chấp
nhận thanh toán.
Bảng 2.2 : Cơ cấu doanh thu năm 2015
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015
Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị
Doanh thu từ bán
hàng hóa
78,70% 1.893.396.565.816 68,40% 1.743.017.455.401
Doanh thu từ dịch
vụ gia công
21,40% 514.922.991.936 31,61% 805.537.973.824
Tổng 100% 2.408.319.557.752 100% 2.548.555.429.225
[Nguồn: Phòng Kế toán tài chính – Công ty cổ phần may Sông Hồng]
* Chứng từ sử dụng:
- Đối với hàng may gia công : Chứng từ sử dụng gồm:
Hợp đồng thuê gia công và phụ lục hợp đồng (nếu có);
Tờ khai hải quan;
Hóa đơn thương mại;
Bảng kê chi tiết đóng gói;
Giấy chứng nhận xuất xứ;
Vận đơn; Phiếu xuất kho;
Hóa đơn xuất khẩu...
Ngoài ra còn có chứng từ thanh toán như: Giấy báo Có của ngân hàng...
- Đối với hàng doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh:bao gồm hàng tiêu
thụ nội địa và hàng xuất khẩu.
+ Hàng tiêu thụ nội địa: Chứng từ sử dụng gồm:
Hợp đồng kinh tế,
Hóa đơn GTGT,
Phiếu xuất kho,
62
Phiếu thu hoặc giấy báo Có của ngân hàng...
+ Hàng xuất khẩu: Chứng từ sử dụng gồm:
Hợp đồng thương mại,
Tờ khai hải quan,
Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu,
Phiếu đóng gói hàng hóa,
Bảng kê chi tiết đóng gói vận đơn,
Hóa đơn GTGT
Giấy báo Có của ngân hàng...
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng để ghi nhận doanh thu là tài khoản 511 ” Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ”. Tài khoản này được chi tiết thành tài khoản cấp 2 như
sau:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu dịch vụ gia công
* Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty được ghi nhận vào tài khoản 521.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu
bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Tại công ty cổ phần may Sông Hồng tài khoản 521 được chi tiết thành :
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại:Tài khoản này dùng để phản ánh
khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho
người mua hàng do người mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận đã ghi trên
hợp đồng mua bán hoặc các cam kết mua bán hàng.
- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này phản ánh giá trị số sản
phẩm, hàng hóa bị trả lại do việc giao hàng không đúng chủng loại, qui cách, hàng
bị kém mất phẩm chất.
- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán:Tài khoản này dùng để phản ánh khoản
giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, không
đúng qui cách theo qui định của hợp dồng kinh tế.
Ngoài ra, có các tài khoản liên quan:
- TK 131 "Phải thu của khách hàng", trong đó chi tiết:
63
+ TK 1311 "Phải thu của khách hàng"
+ TK 1312 "Khách hàng ứng trước"
- TK 111 "Tiền mặt"
- TK 112 "Tiền gửi ngân hàng"
- TK 333 "Thuế và các khoản phải nộp nhà nước"...
* Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức kế toán Nhật ký chung thì kế toán bán
hàng sử dụng sổ Nhật ký chung và các nhật ký thu tiền, nhật ký bán hàng, sổ cái các
TK 511,521,111,112,131...
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách
hàng, sổ chi tiết hàng hóa.
* Phương pháp hạch toán:
- Đối với hàng doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh: Doanh thu ghi
nhận tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
Khi bán hàng nội địa: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế (hợp đồng mua bán hàng
hóa) về số lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm giao hàng, kế toán sẽ lập hóa đơn
GTGT và lập phiếu xuất kho. Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán sẽ phản ánh doanh
thu bán hàng.
Nợ TK 131 ( Chi tiết cho từng khách hàng)
Có TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa
Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra
Khi trực tiếp xuất khẩu: Căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, công ty sẽ
tiến hành làm các thủ tục chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa như tờ
khai hải quan, hóa đơn thương mại làm căn cứ ghi nhận doanh thu và thuế xuất
khẩu. Căn cứ vào tờ khai hải quan và hóa đơn thương mại về việc xuất khẩu hàng
hóa cho các công ty. Kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán để phản
ánh doanh thu:
Nợ TK 131 ( Chi tiết cho từng khách hàng)
Có TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa
- Đồng thời căn cứ vào tờ khai hải quan số để phản ánh thuế xuất khẩu:
Nợ TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa
Có TK 3333- Thuế xuất khẩu
64
Sau đó phần mềm sẽ cập nhật số liệu vào các sổ chi tiết và sổ cái các tài
khoản liên quan.
- Đối với nghiệp vụ xuất trả hàng may gia công :
Khách đến trả hàng gia công chủ yếu là người nước ngoài. Khi xuất hàng cho
khách thì hàng xuất coi như đã tiêu thụ trong kỳ. Đặc điểm của công ty Cổ phần
may Sông Hồng là khi có khách hàng muốn đặt hàng tại công ty, thường là khách
hàng giao vật tư (vải), mẫu mã kỹ thuật, cùng với doanh thu gia công công ty được
hưởng, ngày giờ nhận hàng, thanh toán tiền hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng.
Cũng có trường hợp khách hàng chỉ đặt hàng theo yêu cầu kỹ thuật, mẫu mã mà
không giao vật tư, do vậy công ty phải tự mua nguyên vật liệu để chế biến. Công ty
chủ yếu sản xuất theo các đơn đặt hàng gia công và doanh thu gia công chủ yếu là
phí gia công mà công ty được hưởng.
Gia công hàng theo đơn đặt hàng gia công từ phía nước ngoài, bên thuê gia
công sẽ chuyển toàn bộ nguyên vật liệu, phụ liệu. Vì vậy doanh thu là tiền gia công
mà bên đặt gia công thanh toán. Hàng sau khi gia công xong, được kiểm định và
làm thủ tục xuất trả hàng lại cho bên thuê gia công do vậy, khi xuất hàng tức trả
hàng gia công thì công ty chịu mức thuế suất GTGT 0% đối với hàng này. Vì vậy,
trên hoá đơn GTGT số thuế GTGT phải nộp sẽ bằng 0. Kế toán không cần mở sổ
chi tiết thuế GTGT để theo dõi đối với nghiệp vụ xuất trả hàng gia công. Chứng từ
hàng hóa sau khi xuất khẩu được giao lại cho bộ phận kế toán để lập hóa đơn GTGT
và làm căn cứ để hạch toán doanh thu hàng gia công.
*Kế toán các nghiệp vụ ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- th_1574_0911_2035385.pdf