MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 5
LỜI CẢM ƠN 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
LỜI MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết của đề tài 9
2. Mục đích nghiên cứu 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Kết cấu của đề tài 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 12
1.1. Những vấn đề chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 12
1.1.1. Khái niệm quá trình bán hàng 12
1.1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ công tác hạch toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 12
1.1.2.1. Ý nghĩa 12
1.1.2.2. Nhiệm vụ kế toán 12
1.2. Kế toán quá trình bán hàng 12
1.2.1. Phương thức bán hàng 12
1.2.1.1. Bán hàng trong nước 12
1.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng 14
1.2.2.1. Khái niệm doanh thu 14
1.2.2.2. Đo lường doanh thu 14
1.2.2.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 14
1.2.2.4. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng 14
1.2.2.5. Chứng từ kế toán sử dụng 14
1.2.2.6. Tài khoản sử dụng 15
1.2.2.7. Trình tự kế toán doanh thu bán hàng 15
1.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 17
1.2.3.1. Chiết khấu thương mại 17
1.2.3.2. Giảm giá hàng bán 18
1.2.3.3. Hàng bán bị trả lại 18
1.2.3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt 18
1.2.3.5. Thuế xuất khẩu 19
1.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán 20
1.2.4.1. Khái niệm 20
1.2.4.2. Phương pháp tính trị giá xuất kho 20
1.2.4.3. Tài khoản sử dụng 21
1.2.4.4. Sơ đồ kế toán 21
1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 21
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 21
1.3.1.1. Khái niệm 21
1.3.1.2. Nguyên tắc hạch toán 22
1.3.1.3. Các yếu tố cấu thành 22
1.3.1.4. Kế toán chi phí bán hàng 22
1.3.1.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24
1.3.1.6. Doanh thu hoạt động tài chính 25
1.3.1.7. Chi phí tài chính 26
1.3.1.8. Thu nhập khác và chi phí khác 26
1.3.1.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 28
1.3.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 29
1.3.2.1. Khái niệm 29
1.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán 29
1.3.2.3. Sổ kế toán 29
1.3.2.4. Tài khoản sử dụng 29
1.3.3. Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 30
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG 31
2.1. Tổng quan về Công ty Viglacera 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Viglacera Hạ Long 31
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 35
2.1.4. Giới thiệu bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty 36
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính – kế toán 36
2.1.4.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 36
2.1.4.3. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 37
2.1.4.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 37
2.1.4.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 37
2.1.4.6. Các chính sách kế toán khác 38
2.1.4.7. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 39
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 43
3.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty 43
3.1.1. Thuận lợi 43
3.1.2. Khó khăn 43
3.1.3. Chiến lược và phương hướng phát triển 44
3.2 Thực trạng công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 44
3.2.1. Thực trạng Công tác bán hàng tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 44
3.2.1.1. Phương thức bán hàng 44
3.2.1.2. Quy trình bán hàng, phương thức thanh toán và chứng từ sử dụng 44
3.2.1.3. Kế toán doanh thu bán hàng 45
3.2.1.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu gồm: 46
3.2.1.6. Kế toán chi phí bán hàng gồm: 48
3.2.1.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 48
3.2.1.8. Chi phí khác và thu nhập khác 49
3.2.1.9. Kế toán doanh thu HĐTC và chi phí HĐTC 49
3.2.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần 50
Viglacera Hạ Long. 50
3.2.2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 50
3.2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và hệ thống sổ sách liên quan tại Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long 51
3.2.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Cty cp Viglacera Hạ Long 59
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 60
4.1 Nhận xét chung. 60
4.1.1. Nhận xét một số chỉ tiêu hoạt động chính năm 2010 và 7 tháng đầu năm 2011-Dựa trên số liệu Bảng 2.1, Bảng 2.2. 60
4.1.2. Về tổ chức hệ thống kế toán của Công ty 62
4.1.1.1 Về nhân sự 62
4.1.1.2 Về hệ thống tài khoản 63
4.1.1.3. Về chứng từ và sổ sách kế toán 63
4.1.1.4. Về hệ thống báo cáo của Công ty 63
4.1.1.5. Phương thức bán hàng 63
4.2. Kiến nghị 63
4.2.1. Kiến nghị chung về công tác tổ chức kế toán 63
4.2.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 64
4.2.3. Một vài kiến nghị khác 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 68
68 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viglacera Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết chuyển chi phí khác
(Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí khác)
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Chứng từ sử dụng
Các hóa đơn nộp tiền vào NSNN, Sổ cái, Sổ chi tiết
Tài khoản sử dụng
TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm
Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán(bao gồm cả sản phẩm hàng hóa, lao vụ dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phi quản lý doanh nghiệp.
Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này phải phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng qui định của cơ chế quản lý tài chính, phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động
Sổ kế toán
Bao gồm Sổ Cái, Sổ chi tiết
Tài khoản sử dụng
TK 911 : “ Xác định kết quả kinh doanh”
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển lỗ
Kết chuyển doanh thu tài chính
Kết chuyển thu nhập khác
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí tài chính
Kết chuyển chi phí khác
Kết chuyển lãi
Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Kết chuyển giá vốn hàng bán
TK 821(1,2)
TK 421
TK 515
TK 711
TK 512
TK 511
TK 911
TK 421
TK 811
TK 635
TK 642
TK 641
TK 632
(Sơ đồ 1.10 Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh)
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG
Tổng quan về Công ty Viglacera
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Viglacera Hạ Long
Công ty CP Viglacera Hạ Long là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa năm 2006, hoạt động kinh doanh, hạch toán độc lập và là thành viên của tổng công ty thuỷ tinh và Gốm xây dựng, tiền thân là nhà máy gạch Hạ Long được Bộ trưởng Bộ xây dựng ký quyết định số 081A được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1978.
Tên công ty
: Công ty CP Viglacera Hạ Long
Tên giao dịch
: Viglacera Hạ Long Joint Stock company
Địa chỉ
: phường Hà Khẩu, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại
: 033 3845 927
Fax: 033 384 6577
Email
: halongceramic@hn.vnn.vn
Website
: www.halongceramic.com.vn
Vốn điều lệ
: 90 tỷ VNĐ
Phát huy được thế mạnh của mình do có nguồn đất sét Giếng Đáy tốt nhất Việt Nam dùng cho sản xuất gốm xây dựng cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị hiện đại được nhập từ Italya, Đức… đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm công ty Gốm xây dựng Hạ Long đã đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm gạch, ngói đất sét nung có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, được người tiêu dùng chấp nhận.
Cùng với năm tháng Công ty Cp Viaglacera Hạ Long không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn. Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm gạch, ngói xây dựng thông thường, Công ty đã đưa vào sản xuất thử nghiệm và ngay bước đầu đã thành công với các sản phẩm gạch, ngói trang trí, gạch lát nền, gạch ốp… mẫu mã đa dạng, giàu chủng loại.
Từ những năm 1995 trở lại đây, nhu cầu xây dựng ngày càng lớn đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, làm luận chứng kỹ thuật dự án mở rộng dây chuyền sản xuất, chuyển nhà máy gạch Giếng Đáy sang sản xuất gạch Cotto đồng thời cho xây dựng thêm nhà máy gạch Hoành Bồ với những thiết bị hiện đại , đồng bộ, với hệ thống khí hoá than tốt nhất được các chuyên gia Trung Quốc nhiệt tình giúp đỡ. Luận chứng kỹ thuật này đã được Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, được Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Quảng Ninh đồng ý phê duyệt. Đến năm 2004 nhà máy gạch Hoành Bồ bắt đầu chính thức đi vào hoạt động, lúc này Công ty Gốm xây dựng Hạ Long bao gồm 3 nhà máy chính là nhà máy gạch Tiêu Giao, nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy và nhà máy gạch Hoành Bồ.
Hiện nay Công ty đã cung cấp ra thị trường một lượng nguyên vật liệu là các sản phẩm gạch ngói… tương đối lớn, có chất lượng tốt, giá thành hạ, Công ty trở thành đơn vị làm ăn có hiệu quả. Năm 2003 doanh thu đạt trên 87 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 6 tỷ đồng. Và đến năm 2004 doanh thu đạt trên 90 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 6 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 8 tỷ đồng. Đời sống cán bộ, công nhân viên được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 4000.000đ đ/tháng.
Ngoài việc phát triển quy mô thị trường, công ty đã tích cực sử dụng triệt để máy móc, thiết bị và tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lao động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, được thể hiện bằng sự đánh giá của khách hàng, cải tiến phương thức bán hàng… Cùng những nỗ lực to lớn và sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay Công ty CP Viglacera Hạ Long đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường.
Một số chỉ tiêu chính SXKD năm 2010 và 7 tháng đầu năm 2011
của Công ty Viglacera Hạ Long
A – NĂM 2010
STT
Chỉ tiêu chính
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2009
Kế hoạch năm 2010
Thực hiện năm 2010
So cùng kỳ %
So kế hoạch 2010
1
Lợi nhuận trước thuế
triệu đồng
72,667
110,074
110,050
151
100
2
Khấu hao TSCĐ
triệu đồng
81,840
88,484
89,344
109
101
3
Lao động bình quân
Người
3,630
3,686
3,730
103
101
4
Thu nhập bình quân
triệu đồng
4,200
4,435
4,514
107
102
5
Giá trị SXCN
triệu đồng
445,634
445,610
435,242
98
98
6
Doanh thu:
triệu đồng
1,041,938
1,100,000
1,105,955
106
101
Doanh thu SXVLXD
triệu đồng
1,007,812
1,097,331
1,099,321
109
100
Doanh thu khác
triệu đồng
34,126
2,669
6,634
19
249
7
Kim ngạch xuất khẩu
USD
3,507,080
3,700,000
3,676,576
105
99
8
TH vốn XDCB
triệu đồng
135,982
100,349
118,392
87
118
9
Trả nợ vốn đầu tư XDCB
triệu đồng
80,097
85,304
90,980
114
107
10
Nộp ngân sách
triệu đồng
24,525
35,000
31,499
128
90
(Nguồn số liệu: Phòng TC-KT)
Bảng 2.1: Chỉ tiêu SXKD năm 2010 của Công ty Viglacera Hạ Long)
B – Thực hiện 7 tháng đầu năm 2011
STT
Chỉ tiêu chính
Đơn vị tính
Thực hiện cùng kỳ
Kế hoạch năm 2011
Thực hiện tháng 07/2011
Lũy kế 7 tháng năm 2011
So cùng kỳ %
So Kế hoạch 2010 %
1
Lợi nhuận trước thuế
triệu đồng
50,619
120,000
7,560
29,468
58,22
24,5
2
Khấu hao TSCĐ
triệu đồng
55,270
102,950
8,472
57,824
104,62
56,1
3
Lao động bình quân
Người
3,683
3,966
3,832
104
97
4
Thu nhập bình quân
triệu đồng
4,515
5,003
4,525
100
90
5
Giá trị SXCN
triệu đồng
240,188
484,350
257,414
107
53
6
Doanh thu:
triệu đồng
568,980
1,250,949
115,878
713,754
125,44
57
Doanh thu SXVLXD
triệu đồng
566,304
1,250,949
116,695
706,277
124,72
56,4
Doanh thu khác
triệu đồng
183
7
Kim ngạch xuất khẩu
USD
2,044,079
4,103,079
303,084
2,122,528
104
52
8
TH vốn XDCB
triệu đồng
62,612
179,166
35,474
146,858
235
82
9
Trả nợ vốn đầu tư XDCB
triệu đồng
45,025
68,513
5,641
50,399
112
74
10
Nộp ngân sách
triệu đồng
15,020
48,010
3,834
25,558
170
53
(Bảng 2.2: Chỉ tiêu SXKD 7 tháng đầu năm 2011 của Công ty Viglacera Hạ Long)
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng: Vừa sản xuất vừa kinh doanh ngành vật liệu xây dựng, từ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến kết hợp thủ công truyền thống để cung cấp người tiêu sản phẩm Gốm đất sét nung Việt Nam tới dùng trong nước và quốc tế.
Nhiệm vụ: Xây dựng tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả, ngày càng nâng cao đời sống của các cán bộ công nhân viên, tuân thủ các nguyên tắc của Bộ Tài Chính ban hành. Thực hiện kinh doanh theo chức năng ngành nghề đã ký, hạch toán đầy đủ, rõ ràng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà Nước.
Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long (sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Viglacera HL))
BAN KIỂM SOÁT
Bán hàng
Tiếp thị tiêu thụ
Bốc xếp sản phẩm
Thủ kho
Các nhà ăn ca
Khu dịch vụ tổng hợp
Phân xưởng tắm giặt sấy
Trang trại rau sạch
Ban cơ sở hạ tầng
Trạm y tế
Ban kinh tế
Ban Lữ hành
Ban KTTCHC
Phân xưởng
Cơ điện
Phân xưởng
Xếp nung
Phân xưởng
Tạo hình III
Phân xưởng
Tạo hình II
Phân xưởng
Tạo hình I
Phân xưởng dỡ phân loại
kỹ thuật
Ban kỹ thuật
kỹ thuật
Ban Kinh tế hành chính
Phân xưởng
Cơ điện
Phân xưởng
Xếp nung
Phân xưởng
Tạo hình III
Phân xưởng
Tạo hình II
Phân xưởng
Tạo hình I
Phân xưởng dỡ phân loại
kỹ thuật
Phân xưởng
sấy nung
PX. Gia công tạo hình
Phân xưởng
Cơ điện
PX. Chế thử sản phầm
Phân xưởng
Khí hoá than
Phân xưởng Phân loại
Ban Kế hoạch
kỹ thuật
Ban Kinh tế hành chính
Ban kỹ thuật
kỹ thuật
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Các Phó tổng giám đốc
Tổng giám đốc điều hành
Phòng Tài chính kế toán
Nhà máy gạch Hoành Bồ
Nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy
Xí nghiệp Kinh doanh
Nhà máy gạch Tiêu Giao
Phòng Tổ chức lao động
Phòng Xuất khẩu
Phòng Kế hoạch kỹ thuật
Ban XDCB
Ban QLTN & XCM
Xí nghiệp Dịch vụ đời sống
Ban bảo vệ
Ban TT-TT
Giới thiệu bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập chung, mọi công việc đều được giải quyết tại phòng kế toán.
Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính – kế toán
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
Đây là một công việc thường xuyên và là một nội dung không thề thiếu trong công tác kế toán. Bảo đảm cho các qui định kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu chính xác, trung thực.
Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ Tài chính
Tên tài khoản
Số hiệu TK
Tên tài khoản
Số hiệu TK
Tiền mặt
111
Phải trả người lao động
334
Tiền gửi ngân hàng
112
Phải trả nội bộ
336
Tiền đang chuyển
113
Phải trả, phải nộp khác
338
Phải thu của khách hàng
131
Vay dài hạn
341
Thuế GTGT được khấu trừ
133
Nguồn vốn kinh doanh
411
Phải thu khác
138
Lợi nhuận chưa phân phối
421
Tạm ứng
141
Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp
511
Nguyên liệu, vật liệu
152
Doanh thu bán hàng nội bộ
512
Công cụ, dụng cụ
153
Doanh thu hàng bán bị trả lại
531
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
154
Doanh thu hoạt động tài chính
515
Thành phẩm
155
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
621
Hàng hóa
156
Chi phí nhân công trực tiếp
622
Hàng gửi đi bán
157
Chi phí sản xuất chung
627
TSCĐ hữu hình
211
Giá vốn hàng bán
632
TSCĐ vô hình
213
Chi phí tài chính
635
Hao mòn TSCĐ
214
Chi phí bán hàng
641
Vay ngắn hạn
311
Chi phí quản lý doanh nghiệp
642
Phải trả cho người bán
331
Xác định kết quả kinh doanh
911
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
333
(Bảng 2.3: Bảng hê thống tài khoản sử dụng tại Công ty Viglacera Hạ Long)
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Bao gồm: Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy báo nợ, HĐGTGT, báo cáo bán hàng, báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn, bảng lương, phiếu xuất nhập kho hàng hóa.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết, sổ chữ T.
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Bao gồm các loại: báo cáo thuế, báo cáo tài chính và được báo cáo theo tháng, quý, năm
Về báo cáo thuế gồm có:
Tờ khai thuế GTGT
Bảng kê hóa đơn hàng hóa – dịch vụ bán ra, mua vào
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tự in
Báo cáo tài chính hàng tháng gồm:
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Các chính sách kế toán khác
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam
Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung
Các phương pháp kế toán đang áp dụng tại Công ty Cổ Phần Viglacera Hạ Long:
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp GTGT khấu trừ
Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng
Tổ chức công tác kế toán tại công ty
GĐ TC kiêm Kế toán trưởng
PGĐ TC kiêm Kế toán tổng hợp
Kế toán công nợ
Kế toán thanh toán
Kế toán bán hàng
Kế toán thành phẩm
Kế toán vật tư
Kế toán TSCĐ
Kế toán thủ quỹ
Kế toán ngân hàng
Kế toán thuế
(Sơ đồ 2.2: Cơ cấu Tổ chức phòng TC-KT)
Trách nhiệm và quyền hạn.
Giám Đốc tài chính kiêm kế toán trưởng: điều hành mọi công việc tại phòng kế toán, chịu sự lãnh đạo của Tổng Giám Đốc, trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước các vấn đề liên phát sinh tại phòng tài chính – kế toán.Tham mưu cho giám đốc trong vấn đề sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
P.Giám Đốc tài chính kiêm kế toán tổng hợp: là người tổng hợp công việc của các kế toán viên, đôn đốc phân công công việc, qui định thời gian thực hiện và hoàn thành công việc của kế toán viên, kịp thời báo cáo khi có yêu cầu của Giám Đốc Tài Chính.
Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ của công ty đối với các khoản nợ của khách hàng. Có trách nhiệm đôn đốc, thu hồi công nợ, lập báo cáo công nợ hàng tháng.
Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí của Công ty khi có ký duyệt của TGĐ và GĐ tài chính
Kế toán bán hàng: có trách nhiệm lập hóa đơn bán hàng, thu tiền hàng và báo cáo doanh thu hàng ngày, hàng tháng.
Kế toán thành phẩm: theo dõi nhập xuất thành phẩm và tính giá thành
Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư
Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình khấu hao tài sản, có trách nhiệm kiểm kê tài sản theo quý, theo năm
Thủ quỹ: Giữ tiền mặt tại két trong công ty, báo cáo quỹ tiền mặt hàng ngày, hàng tháng
Kế toán ngân hàng: Lập hồ sơ vay vốn và có trách nhiệm về mọi giao dịch liên quan đến ngân hàng.
Kế toán thuế: lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm. Có trách nhiệm kê khai thuế và có trách nhiệm trong mọi giao dịch với cơ quan thuế.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhât ký chung được tách biệt thành hai quá trình riêng rẽ
Ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên sổ nhật ký chung.
SƠ ĐỒ
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối phát sinh
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung)
Hình thức kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung nhưng sử dụng phần mềm Asia. Phần mềm kế toán Asia được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung. Phần mềm Asia in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Sơ đồ hình thức kế toán máy
Chứng từ
kế toán
Sổ kế toán
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán
cùng loại
Phần mềm kế toán
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Máy vi tính
Ghi chú :
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
(Sơ đồ 2.4: Hình thức kế toán máy)
Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Asia.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Số Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, kế toán khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Thuận lợi và khó khăn của Công ty
Thuận lợi
Hiện nay công ty đang dẫn đầu cả nước về lĩnh vực sản xuất gạch ngói bằng đất sét nung cả về số lượng và chất lượng. Sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường đó là bền, đẹp, phong phú được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nguồn nguyên liệu được khai thác gần nhà máy nên cũng giảm bớt được chi phí, cộng với sự phát triển của các căn hộ cao cấp nên sản phẩm có sức tiêu thụ rất lớn.
Dây chuyền công nghệ sản xuất không bị gián đoạn, sản phẩm sản xuất ra được thị trường tiêu thụ hết.
Nguyên liệu chính là để sản xuất là đất sét. Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên dễ khai thác và vận chuyển.
Nguồn nhân lực có trình độ cao được đưa đi đào tạo cả trong nước và ngoài nước giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết.
Hiện tại cán bộ công nhân viên của công ty đa số là những người trẻ tuổi, năng động, có ý chí cầu tiến, ham học hỏi. Đây là điều rất thuận lợi đưa công ty đi trên con đường phát triển bền vững. Đời sống vật chất tinh thần của công nhiên viên tại công ty rất được lãnh đạo công ty quan tâm: Lãnh đạo công ty cho thuê giáo viên về mở các lớp dạy học vi tính, anh văn, thể thao, khiêu vũ, có đội văn nghệ được đào tạo rất chuyên nghiệp, chuyên phục vụ những ngày lễ hội tại công ty. Có phòng ở dành cho công nhân được trang bị đầy đủ tiện nghi giường, nệm ,tivi, máy nước nóng để dùng khi mùa đông tới. Công ty còn xây dựng nhà trẻ mẫu giáo dành cho con em cán bộ công nhân viên, có hệ thống siêu thị tại công ty…đáp gần như đầy đủ mọi nhu cầu cuộc sống. Đó cũng là cách giữ chân người lao động làm việc lâu dài với công ty.
Khó khăn
Vì Sản phẩm chủ lực của Công ty là gạch gốm xây dựng, đây là sản phẩm tiêu hao rất nhiều nhiên liệu mà nguồn nguyên liệu thời gian qua chủ yếu là khai thác gần nơi sản xuất, nhưng thời gian tới nguồn nguyên liệu này sẽ bị thu hẹp, cộng với sản phẩm của Trung quốc tràn ngập thị trường Việt nam vừa rẻ lại đẹp và phong phú về mẫu mã và chủng loại, nên Công ty cũng cần phải nghiên cứu cho ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cạnh tranh mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Chiến lược và phương hướng phát triển
Đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản phẩm mới có chất lượng phù hợp với đa dạng đối tượng tiêu dùng trên cơ sở phát triển nguyên nhiêu liệu đặc trưng vùng Đông Bắc.
Cải tiến nâng cấp bao bì nhãn mác phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Mở rộng mạng lưới tiêu thụ phủ khắp trong và ngoài nước theo chiều rộng và chiều sâu, tập trung đầu tư vào các vùng thị trường còn yếu, đưa sản phẩm tới thị trường cấp quận huyện
Tăng cường quảng bá sản phẩm rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Nâng cao thị phần trong nước và tăng cường công tác xuất khẩu.
Tập trung vào công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Viglacera Hạ Long quyết liệt hơn.
Thực trạng công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
Thực trạng Công tác bán hàng tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long
Phương thức bán hàng
Với tình hình giá cả tăng không kiểm soát như hiện nay thì vấn đề giảm chi phí tối đa là vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao doanh số bán ra, hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó, lựa chọn phương thức bán hàng phù hợp, linh hoạt cũng là một khâu quan trọng trong quá trình bán hàng. Dựa vào quy mô hoạt động của công ty, đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất cũng như đặc tính sản phẩm công ty đã lựa chọn các hình thức bán hàng chủ yếu sau:
Phương thức bán hàng qua kênh phân phối đại lý cấp 1 trong nước và nước ngoài hay còn gọi là các nhà phân phối
Phương thức bán hàng trực tiếp cho đội ngũ nhân viên tiêu thụ của Công ty.
Quy trình bán hàng, phương thức thanh toán và chứng từ sử dụng
Sơ đồ quy trình bán hàng
Sơ đồ 3.1: Quy trình bán hàng
Khách hàng: là những nhà phân phối sau khi ký hợp đồng kinh tế, hợp đồng ký quỹ (nếu có) thì thủ tục bán hàng theo quy trình như sau: ( Phụ lục 1)
Đơn đặt hàng: Khách hàng lập đơn đặt hàng có chữ ký xác nhận của người đại diện hoặc người ủy quyền đại diện gửi trực tiếp hoặc fax về phòng bán hàng. Nội dung đơn hàng ghi rõ số lượng, tên hàng, số xe hoặc tên người nhận hàng.
Phiếu xuất kho: Nhân viên phòng bán hàng có trách nhiệm xác nhận đúng là nhà phân phối cấp 1 của Công ty sẽ viết phiếu xuất kho thành 4 liên: liên 1: lưu, liên 2: khách hàng, liên 3: thủ kho, liên 4: phòng kinh doanh.
Phiếu thu / UNC: trường hợp khách hàng mua hàng và thanh toán trực tiếp tại phòng bán hàng thì kế toán lập phiếu thu. Ủy nhiệm chi dùng trong trường hợp khách hàng mua hàng thanh toán bằng chuyển khoản thì phải gửi hoặc fax về phòng bán hàng kèm đơn hàng.
Hóa đơn GTGT: Sau khi làm thủ tục xuất hàng và thủ tục thanht oán hoàn tất, kế toán có trách nhiệm xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng.
Thủ kho: nhận phiếu làm thủ tục xuất hàng, kiểm tra hàng trên xe đúng số lượng ký xuất hết cho xe ra khỏi kho.
Bảo vệ: Kiểm tra hàng hóa trên xe căn cứ trên phiếu xuất kho của khách hàng, ghi lại số liệu trong sổ nhật ký hàng ngày, số liệu khớp đúng đóng mộc đã xuất hết cho xe ra khỏi cổng.
Bán hàng xuất khẩu: Quy trình tương tự như bán hàng trong nước
Kế toán doanh thu bán hàng
Công ty tuân thủ theo chuẩn mực 14 “doanh thu và thu nhập khác” ban hành theo thông tư số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2011.
Ví dụ 1 (phụ lục 2) Hóa đơn GTGT 0000291 ngày 24/06/2011 bán hàng cho Công ty vật liệu xây dựng Quế Đông với tổng giá trị thanh toán 387.477.720 Đ, gồm VAT: 10% thanh toán bằng chuyển khoản.
Nhập số liệu vào phần mềm máy tính ,bút toán doanh thu được hạch toán như sau:
Nợ TK 1121
: 387.477.720 đồng
Có TK 5111
: 352.225.200 đồng
Có TK 3331
: 35.222.520 đồng
Kế toán giá vốn hàng bán
Căn cứ theo ví dụ 1 bút toán giá vốn hàng bán được hạch toán theo PPKKTX như sau:
Nợ TK 632
: 272.573.270 đồng
Có TK 155
: 272.573.270 đồng
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
Chiết khấu Thương Mại, tài khoản sử dụng 521
Giảm giá hàng bán, tài khoản sử dụng 532
Hàng bán bị trả lại, tài khoản sử dụng 531.
Trong việc hạch toán, kế toán công ty Hạ Long không sử dụng các loại tài khoản giảm trừ doanh thu: TK 521. TK 532, TK 531.
Đối với chiết khấu thương mại: Công ty Hạ Long trả chiết khấu cho các nhà phân phối, nhân viên tiêu thụ bằng sản phẩm. căn cứ vào qui định trả hàng chiết khấu cho nhà phân phối theo mức độ hoàn thành doanh thu của tháng này, nhà phân phối sẽ được nhận phần chiết khấu được hưởng bằng hàng vào tháng sau.
Khi nhận hàng chiết khấu công ty sẽ xuất hóa đơn cho hàng chiết khấu với đơn giá > = 10% đơn giá bán thực tế, kế toán hạch toán tương tự bút toán bán hàng.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ví dụ 2:( phụ lục 2) Xuất trả hàng chiết khấu tháng 5 cho đại lý Quế Đông với số tiền chiết khấu được hưởng là:15.915.125đồng theo hóa đơn GTGT số 0000301 ngày 26/06/2011. Trị giá hóa đơn 1.767.172đ gồm VAT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.
Nhập số liệu vào phần mềm máy tính
Trị giá xuất kho theo PP BQGQ bút toán doanh thu được hạch toán như sau:
Nợ TK 1111
: 1.767.172 đồng
Có TK 5111
: 1.606.520 đồng
Có TK 3331
: 160.652 đồng
Căn cứ vào bảng BC chi tiết bán hàng tháng 07 của cty hạch toán được tổng doanh thu bán hàng:
Nợ TK 1121
: 128.364.140.275 đồng.
Có TK 5111
:116.694.672.977 đồng.
Có TK 3331
: 11.669.467.298 đồng
Kết chuyển doanh thu thuần của hoạt động bán hàng, xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 511: 116.694.672.977 đồng
Có TK 911: 116.694.672.977 đồng
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Căn cứ theo ví dụ 2 ở trên bút toán giá vốn hàng bán ngày 26/06 được hạch toán như sau:
Nợ TK 632
: 15.890.152 đồng
Có TK 155
: 15.890.152 đồng
Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn tổng giá vốn hàng bán của công ty trong tháng 07/2011 :
Nợ TK 632
: 88.770.062.045 đồng
Có TK 155
:88.770.062.045 đồng
Kết chuyển giá vốn hàng bán, xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911: : 88.770.062.045 đồng
Có TK 632: : 88.770.062.045 đồng
Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại là do hàng kém phẩm chất, sản phẩm bị cong vênh vượt mức cho phép hay màu sắc không đồng đều công ty sẽ đổi lô hàng khác đạt tiêu chuẩn cho khách. Công việc phải làm trước khi đổi là lập biên bản xác nhận hàng kém phẩm chất có chữ ký của nhân viên thị trường, thủ kho, bộ phận KCS.
Đối với trường hợp giảm giá hàng bán: Phía khách hàng sẽ gửi về công ty một tờ Đơn xin mua hàng giảm giá, sau khi được Tổng giám đốc hay người được ủy quyền ký vào đơn đồng ý bán, kế toán sẽ tiến hành xuất hàng và xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo đơn giá được giảm trực tiếp trên giá bán. Khi đó việc hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng giống như hạch toán giống như xuất bán hàng bình thường.
Kế toán chi phí bán hàng gồm:
Chi phí lương bộ phận bán hàng, mua công cụ, dụng cụ phục vụ phòng bán hàng,bảo hiểm, ăn ca, hao mòn tài sản….
Ví dụ 3: Căn cứ bảng kê hóa đơn dịch vụ mua vào hóa đơn GTGT số 0037602 ngày 27/04/2011 chi tiền quảng cáo trên báo cưu chiến binh trị giá 9.090.909 đồng, gồm VAT 10%.Thanh toán bằng tiền mặt. ( phụ lục 5)
Kế toán hạch toán bút toán chi phí:
Nợ TK 641
:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung chính LV.docx