Luận văn Kế toán tài sản cố định tại VNPT Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .iv

MỤC LỤC .v

DANH MỤC BẢNG BIỂU .viii

DANH MỤC HÌNH VẼ .ix

CÁC CHỮ VIẾT TẮT .x

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG

DOANH NGHIỆP.7

1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định và nhiệm vụ kế toán.7

1.1.1. Khái niệm Tài sản cố định .7

1.1.2. Phân loại Tài sản cố định .10

1.1.3 Nhiệm vụ Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp .13

1.2. Kế toán tài sản cố định theo quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán .15

1.2.1. Kế toán tài sản cố định theo quy định của Chuẩn mực kế toán .15

1.2.2. Kế toán tài sản cố định theo qui định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện

hành .23

1.2.2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định trong doanh nghiệp .23

1.2.2.2. Kế toán tổng hợp tài sản cố định trong doanh nghiệp .24

1.2.2.3. Trình bày thông tin tài sản cố định trên Báo cáo tài chính .33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI VNPT HÀ

NỘI .34

2.1. Tổng quan về VNPT Hà Nội.34

2.1.1. Đặc điểm hoạt động SXKD dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Nội.35

2.1.2. Những khó khăn, thuận lợi của VNPT Hà Nội trong những năm gần đây .37

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại VNPT Hà Nội .37

2.1.3.1. Hệ thống chung.37

2.1.3.2. Hệ thống trực thuộc .40

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại VNPT Hà Nội .41

pdf96 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tài sản cố định tại VNPT Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng từ 20-25%/năm. + Lợi nhuận: Tăng bình quân từ 7-10%/năm. + Nộp ngân sách Nhà nước: Tăng bình quan 10%/năm. 2.1.1. Đặc điểm hoạt động SXKD dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Nội Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông - Công nghệ Thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội; Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông - CNTT theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình Viễn thông - Công nghệ Thông tin; Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. 2.1.2. Những khó khăn, thuận lợi của VNPT Hà Nội trong những năm gần đây Khi Thủ đô mở rộng địa giới hành chính, cũng như các đơn vị khác, mạng lưới VT-CNT của Hà Tây cũ, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) được sáp nhập vào VNPT Hà Nội Điều này đem lại nhiều cơ hội về kinh doanh cho VNPT Hà Nội nhưng cũng tạo ra không ít thách thức. Môi trường VT-CNTT ngày càng phát triển với nhiều thay đổi sâu sắc, VNPT Hà Nội đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực, với các DN trong nước và các nhà khai thác quốc tế. Trước những thuận lợi và khó khăn, trong những năm qua VNPT Hà Nội đã xây dựng đồng bộ mạng lưới, nâng cao chất lượng mạng, hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức sản xuất, phát triển dịch vụ, chăm sóc khách hàng; đồng thời xây dựng quy trình, quy định theo mô hình tổ chức sản xuất mới; nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành trên mạng lưới qua e-office, qua website của 36 đơn vị. VNPT Hà Nội đã triển khai hàng trăm dự án nhằm nâng cao năng lực mạng lưới, đáp ứng và phục vụ yêu cầu về công tác chỉ đạo của thành phố đến các xã, đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ viễn thông mới như internet tốc độ cao FiberVNN, Metronet, MegaVNN, truyền số liệu, Vinaphone, MyTV, các dịch vụ giá trị gia tăng trên địa bàn Hà Nội mở rộng Đặc biệt, trong năm 2014, VNPT Hà Nội đã triển khai thành công tái cấu trúc tổ chức sản xuất, chuyên biệt hoá công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng và lắp đặt, sửa chữa. Triển khai thành công cơ chế trả lương 3Ps đồng bộ với giao khoán các chỉ tiêu kế hoạch BSC, giao khoán theo địa bàn, đánh giá kết quả hoàn thành công việc theo hệ thống chỉ tiêu chất lượng KPI góp phần tăng năng suất lao động, đẩy mạnh SXKD trong toàn VNPT Hà Nội. Đến năm 2015 môi trường kinh doanh trên địa bàn vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân ở ở mức thấp, kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ VT-CNTT cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bằng việc chủ động triển khai nhiều giải pháp kinh doanh phù hợp VNPT Hà Nội đã đạt những kết quả khá khả quan. Cụ thể: Chênh lệch thu chi năm 2015 của VNPT Hà Nội đạt 479 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch Tập đoàn VNPT giao; Tổng doanh thu VT-CNTT năm 2015 đạt 5.210 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch giao; Năm 2015, tốc độ phát triển thuê bao FiberVNN của VNPT Hà Nội cũng tăng mạnh, số thuê bao thực tăng phát sinh cước đạt 104.687 thuê bao, bằng 98% kế hoạch Tập đoàn VNPT giao. Trong năm 2016, VNPT Hà Nội sẽ tập trung tái cơ cấu khối CNTT; bám sát các định hướng, giải pháp về triển khai chính phủ điện tử, đẩy mạnh thuê ngoài ứng dụng CNTT với các dịch vụ công, lĩnh lực thuế, hải quan, y tế... của Chính phủ, các Bộ/Ngành; Phát triển hệ sinh thái các bộ giải pháp CNTT phục vụ chính quyền điện tử và các chuyên ngành giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, thuế. Đó là sự chuyển hướng đẩy mạnh phát triển dịch vụ CNTT và dịch vụ GTGT để tìm kiếm nguồn thu mới bù đắp sự suy giảm của các dịch vụ viễn thông truyền thống. 37 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại VNPT Hà Nội 2.1.3.1. Hệ thống chung * Mô hình tổ chức của VNPT Hà Nội >Sơ đồ số 01 - Mô hình tổ chức bộ máy của VNPT Hà Nội + Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn và trước pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định. + Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. + Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của đơn vị, có các quyền và nhiệm vụ theo qui định của pháp luật. ► Các phòng, Ban khối quản lý + Phòng Nhân sự: Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các phương án tổ chức bộ máy quản lý sản xuất phù hợp với yêu cầu SXKD; thực hiện các chế độ tiền 38 lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe cho CB-CNV và theo quy định của VNPT Hà Nội. + Phòng Kỹ thuật: Tổ chức quản lý trang thiết bị kỹ thuật thuộc mạng VT- CNTT do Công ty quản lý và khai thác; lập cấu hình, quy hoạch, kế hoạch phát triển mở rộng và nâng cấp mạng lưới, bao gồm: mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn, mạng công nghệ thông tin, mạng ngoại vi + Phòng Kế toán – Kế hoạch: Triển khai chế độ hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định của VNPT Hà Nội; tổ chức thu thập, kiểm tra, luân chuyển chứng từ kế toán, cập nhật kịp thời mọi hiện tượng kinh tế phát sinh vào hệ thống tài khoản kế toán, lập các loại BCTC, báo cáo quản trị DN theo quy định của Tập đoàn; tổ chức quản lý vốn bằng tiền mặt theo quy định, quản lý doanh mục tài sản; tổ chức thẩm định, quyêt toán và thanh toán các công trình, đối chiếu công nợ Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch SXKD của VNPT Hà Nội trước Tập đoàn và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, phân tích đánh giá hiệu quả SXKD; lập kế hoạch, mua sắm và cấp phát vật tư phục vụ SXKD. + Phòng Đầu tư: Tổ chức triển khai, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm theo định hướng của Tập đoàn và của VNPT Hà Nội; tham mưu cho Giám đốc thực hiện các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. + Phòng Phát triển thị trường: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, bán hàng; phân tích đánh giá công tác bán hàng, công tác tiếp thị; tổ chức điều tra, phân tích thị trường, dự báo các nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ VT-CNTT, đề xuất các biện pháp kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn, từng vùng thị trường; triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng, giải quyết các yêu cầu khiếu nại của khách hàng trên địa bàn. + Phòng Hành chính quản trị: Tham mưu giúp Lãnh đạo trong công tác hành chính quản trị, quản lý đất đai, nhà cửa, ô tô và các phương tiện công cụ khác; tổ chức các hội nghị, lễ tân, khánh tiết ; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý công văn đi, đến. Các phòng thuộc khối quản lý có Trưởng phòng quản lý điều hành, có phó phòng giúp việc và các chuyên viên thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ. Trưởng phòng là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm 39 vụ. Phó phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của phòng. Các chuyên viên thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công của Trưởng phòng. + Ban quản lý dự án công trình thông tin, công trình kiến trúc Ban quản lý dự án có con dấu riêng theo tên gọi, được mở tài khoản tại ngân hàng; tổ chức triển khai thực hiện thi công xây lắp các công trình viễn thông; tổ chức mời thầu, lựa chọn nhà thầu để thi công các công trình viễn thông. ► Các đơn vị sản xuất kinh doanh + Công ty Dịch vụ vật tư: Là đơn vị đầu mối triển khai thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị tập trung cho VNPT Hà Nội, triển khai mua sắm vật tư, thiết bị tập trung cho các VT tỉnh, TP theo kế hoạch mua sắm tập trung của Tập đoàn. + Trung tâm Điều hành thông tin: Tổ chức vận hành toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn, truy cập Internet, truyền số liệu và các thiết bị phụ trợ do VNPT Hà Nội quản lý; khai thác, bảo dưỡng, ứng cứu xử lý sự cố thông tin toàn bộ hệ thống thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn + Trung tâm Tin học: Quản lý, quản trị mạng máy tính, các thiết bị tin học, các chương trình phần mền ứng dụng đang khai thác của VNPT Hà Nội; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành SXKD. + Các Trung tâm viễn thông 1-9: Thay mặt Lãnh đạo VNPT Hà Nội quan hệ với các cấp chính quyền tại địa phương, đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ sự lãnh, chỉ đạo của Đảng, chính quyền và của nhân dân; có chức năng, nhiệm vụ là quản lý khai thác, vận hành hệ thống thiết bị VT-CNTT trên địa bàn; tổ chức kinh doanh, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thuê bao viễn thông, các công trình viễn thông. *Tình hình lao động của VNPT Hà Nội tính đến ngày 31/12/2015 >Bảng số 01 – Bảng thống kê số lượng lao động của VNPT Hà Nội STT Trình độ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1 Trên Đại học 317 11,98 2 Đại học 1303 49,26 3 Cao Đẳng 245 9,26 4 Trung cấp, sơ cấp 780 29,49 Tổng số 2645 (Nguồn cung cấp -Phòng Nhân sự VNPT Hà Nội) 40 >Bảng số 02 – Bảng thống kê doanh thu – chi phí 2013-2015 của VNPT Hà Nội 2013 2014 2015 TT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành I Chênh lệch thu chi 592.202 601.651 101,60% 595.058 716.645 120,43% 422.574 479.090 113,37% II Tổng doanh thu (1000đ) 5.273.417 4.877.072 92,48% 5.310.762 5.068.262 95,43% 5.315.004 5.210.582 98,04% Trong đó: 1 VT-CNTT 4.321.390 3.910.624 4.380.754 4.167.424 4.016.065 3.900.257 2 Nội bộ 878.227 873.705 850.208 837.634 1.283.565 1.293.475 3 KDTM 59.000 70.240 77.600 61.221 14.497 15.896 4 HĐTC 3.300 2.345 2.200 1.983 878 954 III Chi phí (1000đ) 4.681.215 4.275.422 91,33% 4.715.704 4.360.717 92,47% 4.892.430 4.731.493 96,71% Trong đó: 1 CP trực tiếp 2.003.253 1.856.515 1.957.579 1.803.516 2.123.224 1.994.508 2 CP nội bộ 2.572.412 2.318.412 2.662.240 2.480.506 2.721.710 2.692.650 3 CP KDTM 51.300 62.595 73.485 58.160 12.202 11.890 4 Chi phí HĐTC 52.500 32.000 20.000 7.500 30.934 28.576 5 Chi phí khác 1.750 5.900 2.400 1.934 4.360 3.869 IV Tổng T bao thực tăng 109.750 141.203 128,66% 105.028 102.294 97,40% 106.840 104.687 97,98% 1 FiberVNN 6.000 8.566 19.483 19.094 37.800 37.044 2 MegaVNN 42.000 48.243 50.242 49.237 50.130 49.127 3 MyTV 2.100 3.836 2.074 2.032 3.960 3.881 4 VNP TS 30.400 52.202 16.380 16.052 9.100 8.918 5 Metronet 800 762 500 427 180 154 6 Megawan 250 338 200 189 180 68 7 ĐTCĐ 28.000 27.053 16.000 15.150 5.310 5.454 8 Gphone 200 203 150 114 180 41 (Nguồn cung cấp-Phòng Kế toán kế hoạch VNPT Hà Nội) 2.1.3.2. Hệ thống trực thuộc >Sơ đồ số 02 - Mô hình tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc Phòng Tổng hợp (Trưởng/phó phòng/KTT và các chuyên viên) Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ (Trưởng/phó phòng và các chuyên viên) Các Đội Viễn thông (Đội trưởng/phó và CNKT) Đội Nguồn điện Điều hoà (Đội trưởng/phó và CNKT) Nhóm Tổng hợp Nhóm QLHT & ƯCTT Các Nhóm Viễn thông 41 Các đơn vị trực thuộc VNPT Hà Nội được thành lập theo các Quyết định của Tập đoàn VNPT, được Giám đốc VNPT Hà Nội phân cấp quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn và các nguồn lực khác; được ký hợp đồng kinh tế trong một số lĩnh vực phân cấp; được giám đốc VNPT Hà Nội giao kế hoạch SXKD hàng năm. Có con dấu theo tên gọi, được mở tài khoản tại ngân hàng. + Các TTVT có Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc VNPT Hà Nội về kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ; Phó Giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của đơn vị; Kế toán trưởng; Các Phòng có Trưởng phòng phụ trách và phó giúp việc. Các Đội viễn thông có Đội trưởng phụ trách điều hành sản xuất trực tiếp và có Đội phó giúp việc. + Các Ban QLDA với chức năng triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB của VNPT Hà Nội và dự án của Tập đoàn theo phân cấp, ủy quyền. + Công ty Dịch vụ vật tư với chức năng là đơn vị mua sắm vật tư, thiết bị, tiếp nhận/ cấp phát vật tư mua sắm theo chức năng nhiệm vụ được VNPT Hà Nội giao. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại VNPT Hà Nội 2.1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại VNPT Hà Nội >Sơ đồ số 03: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại VNPT Hà Nội Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu Trưởng phòng Kế toán - KH Kế Toán Trưởng Phó phòng kế toán, tài chính, chế độ, XDCB Phó phòng Kế Toán Kế hoạch, doanh thu - Kế toán tổng hợp - Kế toán các phần hành - Bộ phận chế độ, kiểm tra - Bộ phận lập kế hoạch - Bộ phận thống kê - Bộ phận chính sách - Bộ phận doanh thu Bộ phận Kế toán, kế hoạch tại các đơn vị trực thuộc 42 - Phòng Kế toán – Kế hoạch là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc VNPT Hà Nội quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc điều hành các công tác thuộc lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính, kế hoạch, BSC, phối hợp kinh doanh theo quy định của Luật Kế toán, Luật Thống kê, chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước, của Tập đoàn BCVTVN và của VNPT Hà Nội. Làm đầu mối triển khai phối hợp giữa kỹ thuật và kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội trong công tác dự báo nhu cầu thị trường, tiếp thị, bán hàng, cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng (ngoại trừ công tác phối hợp ký và triển khai Thỏa thuận/ Hợp đồng đầu tư cơ sở hạ tầng với các chủ đầu tư/ ban quản lý). + Phòng Kế toán – Kế hoạch do Trưởng Phòng phụ trách, có Phó Phòng giúp việc quản lý và điều hành, có các chuyên viên giúp việc chuyên môn nghiệp vụ. + Trưởng Phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc VNPT về kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác đã được quy định. + Phó Phòng được Trưởng Phòng phân công phụ trách một hay một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và Giám đốc VNPT Hà Nội. + Các chuyên viên làm việc trực tiếp với Trưởng Phòng, Phó Phòng theo quy chế làm việc chuyên viên và các quy định của VNPT Hà Nội. Các chuyên viên chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng, Phó Phòng, Lãnh đạo VNPT Hà Nội và pháp luật về những nhiệm vụ được giao. - Tất cả các đơn vị trực thuộc VNPT Hà Nội đều có bộ có bộ máy kế toán với đầy đủ các chức năng và được hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ trên máy vi tính, tổ chức hạch toán và lưu trữ chứng từ kế toán tại đơn vị, lập các báo cáo kế toán theo qui định gửi về VNPT Hà Nội. 2.1.4.2. Các chính sách kế toán áp dụng tại VNPT Hà Nội * Chính sách kế toán đang áp dụng tại VNPT Hà Nội, cụ thể như sau: - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Chế độ kế toán áp dụng: Hiện tại VNPT Hà Nội áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Trên cơ sở thực tiễn sau tái cấu trúc, VNPT đã ban hành các văn bản hướng dẫn về việc sử dụng hệ thống tài khoản, chế độ kế toán, công tác hạch toán và luân chuyển chứng từ. 43 - Chuẩn mực kế toán áp dụng về TSCĐHH và TSCĐVH: Đơn vị áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 và VAS 04 và các văn bản hướng dẫn về công tác kế toán TSCĐ do Nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng Chuẩn mực, Thông tư hiện hành đang áp dụng. - Hình thức kế toán áp dụng: Đơn vị sử dụng kế toán trên máy vi tính theo hình thức Chứng từ ghi sổ - việc ghi sổ được tách thành 2 quá trình riêng biệt: Sổ Cái ghi theo hệ thống; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong kỳ. Kế toán TSCĐ sử dụng các chứng từ ghi sổ lập cho các nghiệp vụ về TSCĐ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản TSCĐ, tài khoản hao mòn TSCĐ. >Phụ lục số 03 – Trình tự kế toán TSCĐ theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐHH và TSCĐVH được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng TSCĐHH và TSCĐVH được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. + Khấu hao TSCĐ của đơn vị được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. + Đơn vị thực hiện khấu hao áp dụng theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài Chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. ►Mối quan hệ giữa các đơn vị tại VNPT Hà Nội trong quản lý TSCĐ * Sự phân cấp, phân quyền của VNPT Hà Nội đối với các đơn vị trực thuộc trong quản lý Tài sản cố định. (Mua sắm TSCĐ, TSCĐ tăng do đầu tư XCDB, thanh lý nhượng bán TSCĐ, điều chuyển TSCĐ, sửa chữa TSCĐ): Bắt đầu từ 11/2014, sau tái cấu trúc, các Công ty Điện thoại 1,2,3 thuộc VNPT Hà Nội được chia tách thành các TTVT (1—9) theo các Quyết định thành lập do Tập đoàn BCVTVN phê duyệt. TSCĐ tại VNPT Hà Nội được hình thành chủ yếu từ mua sắm, đầu tư XDCB, một phần nhỏ là tiếp nhận điều chuyển TSCĐ từ các đơn vị thành viên trong VNPT. Theo Quyết định số 4648/QĐ-VNPT-HNi- ĐTXDCB ngày 24/10/2014 của VNPT Hà Nội về việc phân cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản tại VNPT Hà Nội, cụ thể: 44 - Công ty Dịch vụ vật tư được VNPT Hà Nội ủy quyền thực hiện tổ chức mua sắm, thanh quyết toán các gói thầu vật tư, thiết bị, hàng hóa (Tài sản ngắn hạn) sử dụng cho tất cả các dự án mua sắm TSCĐ, đầu tư XCDB, sửa chữa TSCĐ thuộc VNPT Hà Nội. Công ty DVVT thực hiện bàn giao vật tư, thiết bị (TSLĐ-Tài sản ngắn hạn) cho các Ban QLDA, TTVT tiển khai thi công xây lắp. - Các Ban QLDA được VNPT Hà Nội phân cấp, ủy quyền triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB của toàn VNPT Hà Nội và dự án của Tập đoàn; thanh quyết toán các gói thầu xây lắp, mua sắm MMTB; thực hiện bàn giao Tài sản dài hạn (TSCĐ) cho các TTVT, bộ phận liên quan quản lý và khai thác sử dụng sau phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. - Các dự án đầu tư XDCB, sửa chữa tài sản chuyển tiếp (phát sinh từ năm 2014 trở về trước), VNPT Hà Nội ủy quyền cho các TTVT 2,7,9 thực phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và lập thủ tục bàn giao TSCĐ cho các đơn vị liên quan quản lý, khai thác và sử dụng. - Các TTVT được thực hiện xây lắp, quyết toán đối với các dự án đầu tư XDCB (dự án thuộc về thi công hạ tầng kỹ thuật viễn thông, mạng ngoại vi-CNTT) theo hình thức tự thực hiện với qui mô năng lực dự án theo cấu hình mạng lưới thực tế cần đầu tư đã được Giám đốc VNPT phê duyệt. Tổ chức thi công xây lắp, quyết toán dự án theo các Văn bản, Quyết định phê duyệt của VNPT Hà Nội; ghi tăng Tài sản dài hạn (TSCĐ) tại đơn vị sau quyết toán; giá trị nhân công xây lắp tự thực hiện chỉ làm cơ sở tính doanh thu tự thực hiện và tiền lương. Vật tư, thiết bị sử dụng cho các dự án đầu tư XDCB này, các TTVT được nhận cấp phát từ các dự án mua sắm vật tư tập trung đã được phê duyệt quyết toán bằng nguồn vốn KHCB (TSNH) tại Công ty DVVT. - Tất cả các tài sản khi bàn giao, điều chuyển giữa các đơn vị phải lập Biên bản bàn giao về hiện vật, nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại và các thông tin liên quan đến tài sản như quy mô, năng lực, đặc tính kỹ thuật,kèm theo bản sao hồ sơ gốc của tài sản. - VNPT Hà Nội phân quyền cho các đơn vị tổ chức thực hiện thanh lý, nhượng bán TSCĐHH theo các Quyết định phê duyệt của Giám đốc VNPT Hà Nội, cụ thể TSCĐHH là MMTB dụng cụ quản lý, TSCĐHH khác có nguyên giá đến 500 45 triệu đồng/1TS, TSCĐHH là phương tiện vận tải truyền dẫn có nguyên giá đến 1 tỷ đồng/1TS. Còn lại VNPT Hà Nội thực hiện tổ chức thanh lý, nhượng bán TSCĐ tập trung. - Các TTVT được thực hiện xây lắp, quyết toán các công trình sửa chữa TSCĐ có tổng giá trị đến 100 triệu đồng. Đối với các dự án sửa chữa TSCĐ có tổng giá trị > 100 triệu đồng, các TTVT lập hồ sơ báo cáo KTKT/dự toán, lập tờ trình VNPT Hà Nội ra quyết định phê duyệt báo cáo KTKT/dự toán và ủy quyền cho các TTVT tổ chức triển khai thực hiện. Các TTVT chỉ thực hiện mua sắm nhỏ lẻ các gói thầu vật tư phụ sử dụng cho sửa chữa TSCĐ. * Về công tác quản lý tài sản cố định: >Sơ đồ số 04 – Mô hình tổ chức quản lý tài sản cố định tại VNPT Hà Nội - Kế toán TSCĐ tại tất cả các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của tất cả các TSCĐ được phân quyền quản lý theo hiện vật và giá trị. KẾ TOÁN TRƯỞNG VNPT HÀ NỘI GIÁM ĐỐC VNPT HÀ NỘI GIÁM ĐỐC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VNPT HÀ NỘI KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC ĐỘI TRƯỞNG CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRƯỞNG PHÒNG KTNV, PHÒNG TỔNG HỢP ĐƠN VỊ KÊ TOÁN TRƯỞNG ĐƠN VỊ/BAN QLDA Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu Quan hệ hỗ trợ GIÁM ĐỐC CÁC BAN QLDA TR. PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, ĐẦU TƯ, M&DV, KT CÁN BỘ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, ĐẦU TƯ, M&DV, KT 46 - Kế toán TSCĐ tại Văn phòng VNPT Hà Nội theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của các TSCĐ tại Văn phòng, các Ban QLDA theo hiện vật và giá trị, đồng thời tổng hợp theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của tất cả các TSCĐ toàn VNPT Hà Nội theo giá trị. - Các Phòng, Ban, đơn vị hoặc bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TSCĐ về mặt hiện vật, số lượng, tình trạng kỹ thuật, khả năng hoạt động của TSCĐ và xây dựng; ban hành các tiêu chuẩn, định mức trong quản lý, sử dụng TSCĐ. Giữa phòng kế toán và các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ trong việc đầu tư, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa, điều chuyển TSCĐ. - Trách nhiệm quản lý TSCĐ tại các đơn vị được giao cho Giám đốc các đơn vị trên cơ sở quyết định ủy quyền đầu tư, phê duyệt quyết toán, phê duyệt điều chuyển TSCĐ của Giám đốc VNPT Hà Nội, Biên bản giao nhận giữa các đơn vị trực thuộc. - Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Trên cơ sở hồ sơ trình thanh lý TSCĐ của các đơn vị trực thuộc (Quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Bảng kê danh mục TSCĐ cần thanh lý, nhượng bán, Biên bản họp Hội đồng thanh lý, trình đề xuất phương án tổ chức thánh lý, nhượng bán TSCĐ, Tờ trình,), VNPT Hà Nội tiến hành họp Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ tại VNPT Hà Nội để thẩm định và phê duyệt giá thanh lý, nhượng bán TSCĐ. VNPT Hà Nội thực hiện thanh lý, nhượng bán TSCĐ tập trung hoặc ủy quyền cho các đơn vị tổ chức thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Thời gian sử dụng để tính khấu hao TSCĐ và số kỳ phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ tính vào chi phí SXKD theo các Quyết định, văn bản Tập đoàn VNPT. >Phụ lục số 04 - Bảng mô tả diễn giải một số TSCĐ chuyên ngành VT-CNTT và thời gian sử dụng của các TSCĐ tại VNPT Hà Nội - Đối với sửa chữa TSCĐ: Các đơn vị và bộ phận trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng TSCĐ trong VNPT Hà Nội định kỳ hàng quý có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật và chất lượng của TSCĐ, lập kế hoạch chi phí sửa chữa TSCĐ trình Giám đốc VNPT Hà Nội phê duyệt. VNPT Hà Nội trên cơ sở số liệu của các đơn vị, thâm tra, ra quyết định phân bổ kế hoạch chi phí sửa chữa TSCĐ cho các đơn vị, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thanh quyết toán chi 47 phí SCTS. Việc sửa chữa TSCĐ tại văn phòng và các BQLDA do Văn phòng thực hiện. Các đơn vị trực thuộc căn cứ vào phân cấp, ủy quyền và kế hoạch chi phí SCTS được duyệt thực hiện triển khai SCTS theo quy định. Căn cứ vào quyết toán chi phí sửa chữa, kế toán TSCĐ ghi nhận toàn bộ hoặc phân bổ dần dần vào chi phí SXKD hoặc ghi tăng nguyên giá TSCĐ tùy thuộc vào từng loại hình sửa chữa. TSCĐ tại VNPT Hà Nội được hình thành chủ yếu từ mua sắm, đầu tư XDCB. Toàn bộ chi phí đầu tư được tập hợp để hình thành TSCĐ được phản ánh đầy đủ trên chương trình phần mềm kế toán. >Sơ đồ số 05 – Lưu đồ điển hình một quy trình phối hợp giữa các đơn vị trong trường hợp TSCĐ tăng do đầu tư XDCB hoàn thành: 48 2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định tại VNPT Hà Nội * Về đặc điểm tài sản cố định TSCĐ tại VNPT Hà Nội hiện nay chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn CSH (KHCB, ĐTPT Tập đoàn). TSCĐ được hình thành phần lớn thông qua mua sắm, đầu tư XDCB, nhận điều chuyển từ Tập đoàn và các đơn vị thành viên VNPT. Căn cứ vào hình thái biểu hiện và đặc tính kỹ thuật, TSCĐ tại VNPT Hà Nội được chia thành TSCĐHH và TSCĐVH. Bảng tổng hợp TSCĐ theo tài khoản tính đến ngày 31/12/2015 tại VNPT Hà Nội như sau: >Bảng số 03- Báo cáo tổng hợp TSCĐ theo tài khoản tính đến ngày 31/12/2015 Loại tài sản Nguyên giá (ĐVT : Đồng) Tỷ trọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfth1608_2241_2035436.pdf
Tài liệu liên quan