MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 4
LỜI CẢM ƠN . 5
MỤC LỤC . 6
PHẦN MỞ ĐẦU . 8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.8
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: .10
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.15
3.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .15
3.2- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .15
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:.16
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.16
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: .17
CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KẾT THÚC BẤT
NGỜ . 19
1.1.TÁC GIA O’HENRY:.19
1.1.1-Thời đại: .19
1.1.2-Cuộc đời, sáng tác, quan điểm nghệ thuật O’Henry: .24
1.2. TRUYỆN NGẮN O’HENRY: .29
2.2.2- Khái quát về truyện ngắn O’Henry: .29
124 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn O. henry, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN
CỦA ĐỘC GIẢ:
Mỹ học tiếp nhận (Receptive esthetics) ra đời ở Cộng hòa Liên bang Đức vào giữa
những nằm 60 (XX) từ những công trình nghiên cứu của hai giáo sư Đại học Konstanz là
Hans Robert Jauss và Wolfgan Iser.
H.R. Jauss quan tâm đến Lịch sử tiếp nhận của người đọc, lịch sử của kinh nghiệm
thẩm mỹ trong sáng tác và tiếp nhận qua các thời đại, đồng thời nhấn mạnh vai trò sáng
tạo của độc giả.
Wolfgan Iser chú trọng quan hệ giữa văn bản và người đọc. Ong cho rằng tác phàm
văn học là một ''kết cấu vẫy gọi” mời độc giả "đồng sáng tạo". Qua hành động đọc,
người đọc sẽ vượt lên trên "tiền ý hướng” (tầm đón) vốn có và thu thập được nhiều kinh
nghiệm thẩm mỹ mới mẻ.
"Tầm đón nhận" là khái niệm cơ bản của Mỹ học tiếp nhận Konstanz dùng để chỉ
trình độ thưởng thức văn chương vốn có của độc giả. “Tầm đón nhận" của mỗi người
đọc được kết tinh từ trình độ văn hóa, vốn sống, thị hiếu và kinh nghiệm thẩm mỹ, tư
tưởng tình cảm, nghề nghiệp, cá tính, giới tính, tuổi tác... Tầm đón nhận của độc giả luôn
thay đổi do sự tác động của tác phẩm được tiếp nhận và do sự liên tục thay đổi của những
yếu tố cấu thành nên chính nó.
Hiệu quả tiếp nhận của công chúng độc giả đối với một tác phẩm văn học cụ thể bao
giờ cũng bị qui định bởi trình độ thẩm mỹ (tầm đón nhận) của chủ thể tiếp nhận và phẩm
58
chết nghệ thuật của tác phẩm. Sự tiếp nhận đối với KTBN trong truyện ngắn O’Henry
cũng không nằm ngoài qui luật này.
Trước những KTBN trong truyện ngắn O’Henry, tùy chất lượng nghệ thuật của từng
KTBN. một độc giả với tầm đón nhận vốn có, có thể rất bất ngờ ở kết thúc truyện ngắn
này nhưng lại ít ngạc nhiên ở kết thúc truyện ngắn khác.
Tùy theo tầm đón nhận riêng của mỗi độc giả, trước một KTBN trong truyện ngắn
O’Henry, người đọc này có thể rơi vào sự ngạc nhiên hoàn toàn, nhưng độc giả khác có
thể suy đoán được phần nào cái bất ngờ ồ kết cuộc.
Vì thế, sự tiếp nhận của độc giả đối với KTBN trong truyện ngắn O’Henry rất đa
dạng, phức tạp và khó khái quát. Có thể khảo sát dạng thức KTBN ở góc độ tiếp nhận của
độc giả, chẳng hạn về các khía cạnh : Đối tượng tác động của KTBN, KTBN và suy đoán
của độc giả...
Độc giả có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn O’Henry. Trong quá trình
tự sự, người trần thuật hầu như luôn ý thức về sự hiện diện của người đọc. Người trần
thuật có thể mời bạn đọc dõi theo câu chuyện, đưa bạn đọc vào dòng tự sự, đối thoại với
bạn đọc khi tác phẩm bắt đầu, diễn tiến hay kết thúc. Người trần thuật sẩn sàng chia sẻ
những cảm xúc, tình cảm, suy tưởng, triết lý với độc giả. Chẳng hạn, trong "Món quà của
các thầy pháp " đến tám lần độc giả xuất hiện trong truyện:
"... mời bạn hãy ngó qua..."
"... đã được giới thiệu với các bạn..”
"... có lẽ các bạn đã từng trông thấy..."
"... xin các bạn hãy bỏ qua cho..."
59
"... việc này... các bạn ạ..."
"... chúng ta hãy kín đáo quay đi..."
"... như các bạn đều biết..."
"... tôi đã kể lại vụng về cho các bạn nghe. "
Bạn đọc chính là một ương những nguồn cảm hứng sáng tạo của O’Henry. KTBN
được tạo dựng cũng vì niềm say mê thích thú của độc giả trước cái bất ngờ, kỳ lạ của
trang truyện, của cuộc đời, của cảm thức nhà văn.
2.4.1- Đối tượng tác động của kết thúc bất ngờ:
Độc giả là người tiếp nhận những hiệu quả tư tưởng - thẩm mỹ của KTBN, là đối
tượng mà sự bất ngờ ở kết thức-tóc động đến.
Trong tác phẩm, nhân vật có thể hoặc không chịu sự tác động của KTBN. Nhân vật
là hình tượng, là phương tiện thực hiện mục đích nghệ thuật của tác giả, KTBN có tác
động đến nhân vật hay không là tùy thuộc vào thủ pháp và ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
KTBN có khi bất ngờ với cả người trần thuật, đó cũng là vấn đề của thủ pháp, của kỹ
thuật tự sự.
KTBN nào cũng gây bất ngờ cho độc giả, có những KTBN ngoài độc giả ra, nó tác
động đến nhân vật trong truyện, thậm chí đến cả người trần thuật. Những đối tượng tác
động khác nhau này đã tạo thành kiểu dạng phong phú cho KTBN trong truyện ngắn
O’Henry.
2.4.1.1 Kết thúc bất ngờ chỉ bất ngờ với độc giả:
KTBN được tạo ra để tác động đến độc giả và thực hiện dụng ý nghệ thuật của nhà
văn. Có nhiều KTBN trong truyện ngắn O’Henry chỉ đơn thuần tác động đến độc giả, còn
60
nhân vật hoặc là không biết hoặc là đã biết trước nên không bị bất ngờ trước những sự
tình gây ngạc nhiên cho người đọc.
Truyện "Mất hút trong cuộc phô trương quần áo” kết thúc sau cuộc gặp gỡ giữa cô
Marian giản dị và chàng Trandler chải chuốt. Độc giả hoàn toàn bất ngờ khi Marian trông
như một cô bán hàng lại là một tiểu thư cao sang, khi sau đó cô coi khinh Trandler
"người sống cuộc sống lười biếng ngao dù". Còn Trandler, muôi tuần chăm chỉ làm
việc để được sống xa hoa một ngày thì không biết gì về sự bất ngờ này. Anh không hề
hay rằng mình đã bị từ chối, đã "mất hút trong cuộc phô trương quần áo". Bất ngờ ở
kết thúc tác phẩm này chỉ được dành riêng cho độc giả.
Trong tác phẩm "Căn buồng có sẵn đồ cho thuê", bà chủ nhà trọ Purdy đã biết
trước điều bất ngờ mà mãi đến kết cuộc độc giả mới hay: căn phòng anh thanh niên thuê,
nơi anh tìm cái chết bằng hơi đốt sau năm tháng trời tìm kiếm vô vọng cô gái anh yêu
cũng chính là nơi một tuần trước cô ta đã ở, và cũng đã tự tử bằng khí đốt. Chỉ có độc giả
là ngạc nhiên, còn nhân vật của truyện ngắn thì đứng ngoài tác động của sự bất ngờ.
KTBN tuy chỉ với độc giả nhưng vẫn tạo thành những tác phẩm có kết cuộc ấn
tượng, thêm vào một kiểu dạng KTBN nữa cho truyện ngắn O’Henry.
2.4.1.2 Kết thúc bất ngờ với độc giả lẫn nhẩn vật:
Trong truyện ngắn O’Henry, nhiều KTBN làm bất ngờ người đọc lẫn nhân vật. Sự
bất ngờ tác động đồng thời đến nhân vật và độc giả sẽ tạo nên sự "cộng hưởng". Sự
"cộng hưởng'" này có thể làm cho cảm xúc ngạc nhiên thú vị ở độc giả mạnh mẽ hơn,
trực tiếp và vẹn nguyên hơn.
61
Kiểu dạng KTBN này có thể tìm thấy ương các truyện ngắn: Thứ luân lý của heo,
Pxysê và nhà chọc trời, Một sự cải tạo được cứu vãn, Xuân về trên thực đơn, Hygeia ở
Solito,...
Ở tác phẩm "Thứ luân lý của heo" nói về Jeff Peters chuyên nghề "lừa phỉnh hợp
pháp", tìm được người cộng tác ở một thị trấn hẻo lánh: anh chàng Ruf Tafam vẻ khờ
khạo quê mùa chuyên bắt trộm heo con. Đi ngang một rạp xiếc, Tafam không chuyên tâm
giúp Peters kiếm chác với trò xúc xắc mà lại trổ tài trộm heo. Sáng hôm sau, Peters đọc
được và giấu mẫu tin trên báo: 5000 đô-la tiền thưởng cho ai tìm được chú heo Beppo
thông thái của rạp xiếc. Thuyết phục Ruf bán heo, Jeff đã dùng hầu như toàn bộ vốn liếng
của mình (800 đô-la) trả cho Rui và chắc chắn sẽ lãi to.
Khi Jeff mang heo đến rạp xiếc để lĩnh thưởng, thì người quản lý bảo rằng chú heo
thông thái vẫn còn và họ không hề cho đăng tin trên báo, còn Ruf Tafam thì biến mất với
800 đô-la. Độc giả lẫn nhân vật cùng lúc bị bất ngờ trước khả năng lừa đảo bậc thầy của
Ruf Tafam hiền từ ngờ nghệch.
2.4.1.3.Kết thúc bất ngờ với độc giả, nhân vật và người trần thuật:
Nhiều KTBN trong truyện ngắn O’Henry làm bất ngờ độc giả lẫn nhân vật, còn
người trần thuật (người kể chuyện) chủ động kể tả lại câu chuyện mình đã biết thì không
thể bị bất ngờ. Nhưng trong một vài tác phẩm của O’Henry (Chuyện một tờ báo, Bên
bị,...), người trần thuật (người kể chuyện) cũng bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên trước kết cuộc.
Thực chất, đây là thủ pháp, là kỹ thuật tự sự, nhằm khách quan hóa nội dung trần thuật,
nâng cao hiệu quả nghệ thuật của KTBN. Có thể đây cũng là dư vị của sự ngạc nhiên mà
người trần thuật đã niêm trải; đến khi kể lại vẫn chưa hết bị tác động bởi điều bất ngờ.
62
Trong "Chuyện một tờ báo", người trần thuật dường như vẫn chưa hết bất ngờ khi
kể lại chuyến du hành kỳ lạ và công dụng đặc biệt của một tờ báo. Nhân vật ngạc nhiên,
độc giả ngạc nhiên và người trần thuật cũng ngạc nhiên không kém, đến nỗi phải thốt lên
ở kết thúc: "Sau chuyện này, còn ai dám hoài nghi sức mạnh của báo chữ".
Ở truyện ngắn "Bên bị” người trân thuật kể về cô bé Lidy vì không được dạy dỗ,
lớn lên trở thành một cô gái hư hỏng, giết người tình vì
ghen tuông rồi tự sát. Tiếp theo là giấc mơ của người kể chuyện về việc xét xử của
tòa án thiên giới. Người kể chuyện như vẫn còn ngạc nhiên, bàng hoàng trước lời phán
quyết của quan tòa: Cô Lidy "được tha bổng", còn "bên bự' trong vụ này chính là người
cha vô trách nhiệm của cô "gã đàn ông tốc đỏ, râu không cạo, quần áo xóc xếch, chân
đi đất, ngồi bên cửa sổ đọc báo, trong khi con cái gã chơi ngoài phố". Dường như vẫn
đang trong cảm giác bất ngờ, người kể chuyện đã tự hỏi mình rằng: "Này, thế có phải là
một giấc mơ vớ vẩn không nhĩ?”.
Ngoài đối tượng trung tâm là độc giả, sự bất ngờ tác động đến nhân vật hay người
kể chuyện đã hỗ trợ cho hiệu quả KTBN.
2.4.2- Kết thúc bất ngờ với suy đoán của độc giả:
Bạn đọc có thể suy đoán được KTBN hay không là tùy vào tầm đón nhận, kinh
nghiệm thẩm mỹ của từng người và tùy vào cách thức tạo dựng KTBN của tác giả. Tầm
đón nhận thì vô cùng, còn cách thức tạo dựng KTBN của O’Henry có thể làm nên những
bất ngờ mà độc giả suy đoán được hoặc không.
Cách thức, thủ pháp tạo dựng KTBN chịu sự qui định của nội dung tác phẩm, nhiều
khi cũng hè lộ, gợi mở những chi tiết, tình tiết khiến độc giả có thể suy đoán được phần
63
nào KTBN. Cũng lắm lúc những điều kiện cho một sự suy đoán thật hiếm hoi, khiến độc
giả khó có thể - thậm chí không thể - suy đoán được cái bất ngờ ở kết thúc.
2.4.2.1 Kết thúc bất ngờ có thể suy đoán được:
Để làm độc giả không bị hụt hẫng và thấy được tính logic của KTBN, O’Henry đã
chuẩn bị cho bất ngờ xảy ra từ tựa đề tác phẩm (Những giả định phá sản, Sự ra mắt
ngắn ngủi của Tindy,..) qua cách đặt vấn đề khi mở đầu truyện ngắn (Món tiền chuộc
lãnh chúa đỏ..) bằng những chi tiết, tình tiết được cài đặt trước, được lặp lại, tô đậm mà
độc giả có thể từ đó suy ra phần nào cái bất ngờ ở kết thúc (Chị em bạn vàng, Hy sinh vì
sự nghiệp, Ngôi giáo đường với cối xay nước,...). Tác giả cũng có thể tùy độ phức tạp
của câu chuyện, tính cách, chủ đề mà triển khai dần từng bước KTBN làm độc giả đoán
được phần nào cái kết thúc (Cuốn cẩm nang hạnh phúc, Một cơn gió dịu, Trái tim và
chữ thập, Liên lạc viên của chàng,...).
Trong truyện ngắn "Món tiền chuộc lãnh chúa đỏ", ở đoạn mở đầu, tác giả đã báo
trước sự thất bại của âm mưu bắt cóc tống tiền của Sam và Bill: "... khi cái ý bắt cóc nảy
trong đầu chúng tôi. Chúng tôi hẳn đã bị "cơn mê sảng thần kinh" chi phối, như Bill
nói sau này, chắc thế. Nhưng ngay lúc đáy chúng tôi đã không ngờ được".
Trong quá trình tự sự, một số tình tiết được cài đặt trước cũng giúp độc giả suy đoán
được phần nào kết cuộc : người nhà có lẽ không muốn chuộc cậu bé bị bắt cóc; cậu bé
tinh quái đáng sợ rất thích chơi với BÌU, thích chơi trò lãnh chúa da đỏ, thích được bắt
cóc, không muốn về nhà; sau vụ bắt cóc không có náo động, không có cuộc tìm kiếm nào;
càng lúc, những trò nghịch ngợm của cậu bé càng làm Bill khốn khổ...
Ở đoạn cuối tác phẩm, KTBN được triển khai dần từng bước. Trước tiên là lá thư
hồi âm của cha cậu bé, ông ta không muốn chuộc lại con trai với 1500 đô-la và nếu những
64
người bắt cóc muốn ông ta nhận lại con thì sẽ phải nộp kèm 250 đô-la. Sau đó là sự tao
trả kèm theo tiền, Sam và Bill đã phải trốn chạy thục mạng khi bị con tin đeo dính.
Cách tạo dựng KTBN như trên của O’Henry sẽ giúp độc giả có cơ sở suy đoán được
phần nào cái KTBN trong truyện ngắn.
2.4.2.2 Kết thúc bất ngờ khó có thể suy đoán:
Có những tác phẩm mà KTBN khó có thể - thậm chí không thể - suy đoán đối với
độc giả tiếp nhận. Khi nội dung của truyện ngắn O’Henry không đòi hỏi nhiều sự "báo
trước" cho bết ngờ thì tác giả giấu rất kỹ kết thúc. Tựa đề cũng như phần mở đầu không
để lộ chút dấu hiệu gì cho kết thúc tấc phẩm. Những chi tiết, tình tiết cần có cho KTBN
được nhà văn cài đặt cực kỳ khéo léo, làm độc giả. khó phát hiện. Kết thúc không được
triển khai dần từng bước mà đột ngột xuất hiện, nói như D. Grojnowski "kết cục rơi
xuống như một lưỡi dao máy chém " [5,163]. Lối kết thúc nhanh gọn, chớp nhoáng như
vậy làm người đọc ngỡ ngàng, giục họ phải đọc lại tác phẩm lần thứ hai để tìm ra cái
logic của KTBN.
Rất nhiều truyện ngắn O’Henry mà đoạn kết thách thức suy đoán của độc giả và
cuối cùng người đọc vẫn hoàn toàn bị bất ngờ : Câu chuyện không hề bịa đặt, Mối tình
của ngài khoán dịch viên, Dấu vết của Black Bill, Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu,
Tháng Năm xao xuyến, Kỷ vật, Dừng chân tại thiên đường hạ giới,...
"Câu chuyện không hề bịa đặt" viết về Tơrip - người vẽ tranh minh họa, đến gặp
"tôi" - người viết truyện ngắn đăng báo, nhờ tôi cứu giúp một cô gái quê đi lạc giữa
NewYork mà Tơrip đang đế ở tạm chỗ mình ứọ, cam đoan rằng "tôi" sẽ có một cốt truyện
hấp dẫn từ câu chuyện có thật này.
65
Tơrip đã tình cờ gặp cô Ađa Loury đi từ vùng quê ở Long Ailen đến NewYork để
tìm người yêu tên Gioóc-giơ Braun, khi một tuần nữa cô sẽ làm lễ cưới với một chủ trang
toi. Khi "tôi" đến, cô Loury kể cho hai người nghe về tình yêu của mình và Gioóc-giơ
Braun. Bốn năm trước, anh lên NewYork lập nghiệp rồi mất hút, khi chia tay hai người đã
ước hẹn, anh đã dùng đục chia đôi một đồng 10 xu, hiện cô vẫn giữ nửa đồng tiền ấy. sắp
lấy chồng cô bỗng nhớ Gioóc-giơ và quyết định đi tìm anh ở NewYork.
'Tôi"cảm động, an ủi và giúp cô mua vé phá về Long Ailen với mây đồng đô-la ít ỏi
của mình. Tiễn cô đi rồi Tơrip vẫn cho rằng câu chuyện này có thể làm thành một truyện
ngắn tuyệt vời và anh xứng đáng nhận một ương hai đô-la còn lại của "tôi" để đi uống
rượu. Khi "tôi" phản đối, thật bất ngờ, Tơrip lôi ra từ túi áo trong một mẫu kim loại. Đó là
nửa đồng xu bạc bị bẻ đôi bằng đục, "tôi" kinh ngạc khi biết : "Gioóc-giơ Braun chính
là Tơrip
Kết cuộc thật bất ngờ. Nếu đọc lại lần thứ hai truyện ngắn này, người đọc sẽ tìm
thấy khá nhiều chi tiết, tình tiết được cài đặt khéo léo, rất khó phát hiện ra mối quan hệ
logic giữa chúng với KTBN :
• Ngoại hình Tơrip với "nửa mặt bị một bộ râu ngắn phủ kín", trông "ốm yếu
thảm hại”, "hai tay run bắn" vì nghiện rượu, "khoảng hai nhăm tuổi nhưng trông mặt
thì dễ đến bốn mươi", thật khác biệt với diện mạo của anh trai làng mười chín tuổi đến
NewYork với ước vọng lập nghiệp, tất nhiên cô Loury không thể nhận ra chàng Gioóc-
giơ năm xưa.
• Tơrip luôn cho rằng từ câu chuyện có thể dựng thành "một cốt truyện ngắn hấp
dẫn", chi tiết này lặp lại đến năm lần như sự báo trước cho điều đặc biệt, bất ngờ ở kết
thúc.
66
• Khi cô Loury nói về vị hôn phu - chủ trang trại trẻ Hairem Đô lơ - thì Tơrip bỗng
"to tiếng" và "quá thô bạo ngắt lời cô Loury". Điều này thể hiện tâm lý ghen tức với
tình địch của Tơrip.
• Tơrip tự biết mình và muốn bảo vệ cuộc hôn nhân tốt đẹp của người mình yêu nên
nóng lòng muốn cô trỏ về Long Ailen. "Không phải là chiều, cũng không phải là sáng
mai, mà ngay hôm nay".
• Khi tiễn Ađa Loury đi rồi, Tơrip "càng trở nên ủ dột, bê tha hơn thường ngày",
thể hiện nỗi đau khổ của một con người đã đánh mất tất cả: tương lai, tuổi trẻ, tình yêu.
Rất nhiều những chi tiết, tình tiết logic với KTBN được cài đặt trong “Xâu chuyện
không hề bịa đặt", nhưng bất ngờ ở kết cuộc vẫn khó có thể tưởng tượng nổi. Biệt tài tạo
dựng KTBN của O’Henry trong nhiều truyện ngắn đã tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ, để
lại ấn tượng sâu đậm đối với người tiếp nhận.
Tóm lại, cảm hứng sáng tạo của O’Henry hướng vào những khía cạnh bất ngờ của
đời sống. Những bất ngờ này đi vào truyện ngắn của nhà văn làm thành những KTBN độc
đáo đầy ấn tượng. KTBN trong truyện ngắn O’Henry là những khái quát nghệ thuật từ
hiện thực cuộc sống phong phú muôn màu vẻ, nên dạng thức của nó cũng đa dạng và khó
nắm bắt. Việc phân định ra những kiểu dạng nhất định xét ở những góc độ nhất định: góc
độ nội dung (KTBN ở cốt truyện, tính cách, chủ đề tư tưởng); góc độ kết cấu (KTBN với
một bất ngờ, với hai bất ngờ, với bất ngờ kết nối một chuỗi bất ngờ); góc độ ngôn ngữ
(KTBN với ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người trần thuật; KTBN với vài đoạn, một
đoạn, một câu...); góc độ tiếp nhận của độc giả (KTBN có thể suy đoán và khó có thể suy
đoán)... chỉ là bước đầu tiếp cận với dạng thức phong phú của những KTBN trong truyện
ngắn O’Henry.
67
Những KTBN đa dạng được phân định chứng tỏ tài năng của O’Henry trong việc
khai thác những bết ngờ từ hiện thực làm chất liệu sáng tạo nên những cái kết sống động
và không lặp lại. Kiểu dạng phong phú của KTBN còn là cơ sở để khám phá những thủ
pháp điêu luyện mà nhà văn sử dụng để kết thúc truyện ngắn. Dạng thức và thủ pháp là
hai phương diện mà từ đó có thể tiếp cận, khám phá đặc điểm thi pháp riêng độc đáo của
truyện ngắn O’Henry : KTBN.
68
CHƯƠNG 3: THỦ PHÁP KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI
PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY
Thủ pháp nghệ thuật là "những nguyên tắc cấu trúc trong việc tổ chức một phát
ngôn nghệ thuật" [4,16]. ở thể loại truyện ngắn, để đạt được sự ngắn gọn và ấn tượng,
nhà văn phải có "kỹ thuật" viết của riêng mình. Không phải ngẫu nhiên D. Grojnowski
đã có một bài về "kỹ thuật truyện ngắn" và A. Tolstoi cũng đã khẳng định rằng:
"Truyện ngắn đòi hỏi ở người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức
nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kỹ thuật tinh xảo, kỹ thuật viết truyện ngắn."
[89,101] Truyện ngắn có thể gần với thơ, có thể là câu chuyện tâm tình; nhưng ương bản
chất tự sự của thể loại này, truyện ngắn trước tiên là câu chuyện của kỹ thuật.
Chủ nghĩa hình thức Nga - một ương những trường phái cách tân nhất thế kỷ XX -
đã đưa ra quan niệm "nghệ thuật như là thủ pháp" và "tác phẩm nghệ thuật không
phải là thủ pháp rời rạc mà là một tập hợp những thủ pháp theo qui luật nội tại của
tác phẩm" [94,8] V. Shklovski - nhà lý luận của lý thuyết này có phần cực đoan khi cho
rằng: "Nghệ thuật là sự cảm nhận cách làm ra sự vật, còn cái được làm ra trong nghệ
thuật thì không quan trọng" [94,150] Nhưng những quan điểm mới mẻ táo bạo đó đã
khơi nguồn cho việc thủ pháp, tính văn chương, tính nghệ thuật của văn bản tác phẩm dần
trở thành vấn đề trọng tâm của nghiên cứu văn học.
Thủ pháp nghệ thuật được khám phá, vận dụng bởi tác gia, trào lưu, thời đại văn học
và liên tục được kế thừa, đổi mới, thay thế trong quá trình văn học. Không có thủ pháp
69
nghệ thuật nào tự thân nó là tối ưu, đặc sắc. Thủ pháp độc đáo và hữu dụng đến mức độ
nào là do tài năng vận dụng, sáng tạo trong những trường hợp cụ thể của người nghệ sĩ.
Kết thúc trong truyện ngắn O’Henry có được dạng thức phong phú, gây ngạc nhiên,
để lại ấn tượng sâu đậm đối với độc giả là do nhà văn đã sử dụng những thủ pháp thích
hợp cho từng truyện ngắn, từng cái kết. Những "nguyên tắc cấu trúc'" đa dạng và độc
đáo đã làm nên sự đa dạng, độc đáo của những kết thúc bất ngờ.
Nếu mỗi tác phẩm là một "tập hợp những thủ pháp", thì với hơn 300 tác phẩm, thủ
pháp KTBN trong truyện ngắn O’Henry sẽ đa dạng đến độ khó nắm bắt cho hết. Chỉ có
thể khái quát một số "nguyên tắc cấu ưúc" cơ bản mà tài năng nshệ thuật của O’Henry đã
vận dụng thành công ương nhiều KTBN gồm những thủ pháp mang tính chất chuẩn bị
cho KTBN và những thủ pháp thực hiện KTBN.
3.1.NHỮNG THỦ PHÁP CHUẨN BỊ CHO KẾT THÚC BẤT NGỜ:
Tạo ra một KTBN cho truyện ngắn không phải là điều đơn giản. Để có một cái kết
gây ngạc nhiên cho độc giả. O’Henry đã phải dàn dựng tác phẩm rất công phu từ những
dòng đầu tiên cho đến những từ cuối cùng. Chuẩn bị cho sự xuất hiện của KTBN là
những thủ pháp: Thủ pháp nén thông tin, thủ pháp cài đặt thông tin, thủ pháp đánh lừa
độc giả, thủ pháp giãn nhịp trần thuật. Thường thì những thủ pháp này được sử dụng phối
hợp rất uyển chuyển, linh động trong một truyện ngắn. Sẽ không có KTBN gây ngạc
nhiên thú vị, thật sự thuyết phục được người đọc, nếu không có những thủ pháp thiết kế
nội dung, chuẩn bị cho KTBN.
3.1.1.Thủ pháp nén thông tin:
Thủ pháp nén thông tin là kỹ thuật giữ bí mật đến cùng để làm cho độc giả hoàn
toàn ngạc nhiên trước cái bất ngờ của kết cuộc mà O’Henry đã sử dụng trong hàng loạt
70
truyện ngắn. Đó là kỹ thuật "hãm ánh cảm của độc giả đi chậm lại hoặc đưa chệch nó
đi một tí. Đó là nghi binh, để làm cái đà cho nó nhảy vọt đến ý định của mình tức là
đến cái kết cục đột ngột, bất ngờ của truyện:” [89,288]
Sử dụng thủ pháp này nhà văn không hè lộ chút thông tin nào về kết thúc của câu
chuyện, số phận nhân vật, mà phủ tấm màn bí mật lên phần kết thúc tác phẩm, buộc độc
giả phải hoài nehi và hồi hộp chờ đợi. Đến thời điểm cuối cùng tác giả ''lật bài" mở ra
cái kết cuộc đã giấu kỹ, phơi bày toàn bộ sự thật về câu chuyện, tính cách. Kết thúc áp
đến bất ngờ tạo ra hiệu ứng tâm lý ngạc nhiên ở người đọc. Nói như nhà nghiên cứu
truyện ngắn Bùi Việt Thắng thì sự bật mở thông tin đã giữ kín "như cái lò xo" bị nén chặt
sẽ bùng lên ở phần kết. [89, 91]
Thủ pháp nén thông tin được O’Henry thực hiện ương truyện ngắn khá linh động.
Quyền che giấu có khi được tác giả trao cho nhân vật. Nhân vật không công khai hóa mọi
hành vi của mình, giữ một số điều bí mật về mình cho đến kết thúc. Cuối tác phẩm,
những nhân vật khác và độc giả cùng bất ngờ khi những gì được nhân vật che giấu không
còn là bí mật (Món quà của các thầy pháp, Tiền tài và thần ái tình, Một sự giúp đỡ của
ánh yêu, Vì truyền thống, Hai mươi năm sau...)
Trong "Hai mươi năm sau", tác giả nén thông tin bằng cách đặt Jimmy Wells vào
tình thế phải giấu mình với Bob và với độc giả. Truyện kể về cuộc hẹn gặp lại của hai
người bạn thân vào đúng ngày, giờ, địa điểm mà họ đã chia tay hai mươi năm trước. Bob
đến trước đợi bạn lúc mười giờ đêm tại khung cửa hiệu tối om, gặp gỡ và chuyện trò với
một viên cảnh binh đi tuần tra. Wells đến, hai người bạn gặp nhau và đi cùng nhau. Tại
một góc phố sáng đèn, Bob nhận ra Jimmy Wells là người lạ mặt giả danh. Người cảnh
sát mặc thường phục này tuyên bố bắt anh.
71
Đến đây, thông tin vẫn được giấu kín, nén chặt. Sự tò mò thắc mắc của người đọc
lên đến cực điểm trước những điều không thể hiểu nổi : Tại sao Jimmy Wells không đến?
Tại sao một cuộc hẹn bạn bè lại hóa ra một vụ bắt bớ? Chỉ đến kết thúc tác giả mới bật
mở thông tin. Độc giả bất ngờ vì viên cảnh binh tuần tra chính là Jimmy Wells, nhận ra
bạn mình là kẻ đang bị truy nã ở Chicago đã báo cho người đến bắt; bất ngờ vì thời gian
có thể làm thay đổi con người đến thế nào : từ một người "tốt bụng", "trung hậu và
thành thật nhất đời" đã biến thành một cỗ máy lạnh lùng của pháp luật.
Trước kết thúc, đã không hề có một thông tin nào để độc giả đoán được viên cảnh
binh có thể là Jimmy Wells. O’Henry miêu tả cái cung cách đi tuần của viên cảnh binh
không có vẻ gì chờ đợi một cuộc hội ngộ với ngươi bạn thân sau hai mươi năm xa cách.
Khi trò chuyện, người cảnh sát nhận ra Bob - cũng là kẻ đang bị truy nã - qua ánh sáng
của que diêm châm xì gà, Wells vẫn bình thản không một phản ứng, sau đó "lại tiếp tục
đi tuần, vừa đi vừa xem xét các cửa ngõ."
Trong "Hai mươi năm sau" cũng có những thông tin tác giả không nén lại mà
dường như cố ý lộ ra nhưng chúng không hề báo trước kết thúc. Chẳng hạn thông tin về
thời điểm châm xì gà của Bob, thông tin về sự giàu có của người đến từ miền Tây với
ghim cài là "một viên kim cương lớn ", thông tin về viên cảnh binh hỏi dò khoảng thời
gian Bob sẽ chờ bạn, hay thông tin về người cảnh sát giả danh Wells "cao thêm lên bốn
năm phân" và "tùm hụp trong chiếc áo khoác"... Chỉ khi đến kết thúc tác phẩm, khi
độc giả bị bất ngờ, họ mới nhận ra vai trò quan trọng của những thông tin này. Chúng nối
kết với nhau và liên quan đến kết thúc trong mối quan hệ logic. Đây là một thủ pháp nghệ
thuật khác nữa của O’Henry (thủ pháp cài đặt thông tin).
Ở "Hai mươi năm sau" cũng như ở nhiều truyện ngắn khác O’Henry đã sử dụng
thủ pháp nén thông tin bằng cách để nhân vật tự giấu mình. Cũng có những truyện ngắn
72
mà trong đó "nén thông tin" được tác giả thực hiện bằng sự che giấu của người trần thuật
(người kể chuyện) về vai trò trọng tâm của nhân vật trong tác phẩm và trong KTBN (Dấu
vết của Black Bill, Chiếc lá cuối cùng,...), về tâm trạng thật sự của nhân vật chính (Chiếc
lá cuối càng, Người đánh giá sự thành công,...)
Người kể chuyện "tôi" (Dấu vết của Black Bill) đã che giấu nhân vật trọng tâm của
câu chuyện đến tận kết thúc. Tên cướp Bin Đen sau vụ cướp 15.000 đô-la đang bị truy nã
khắp Texas với giải thưởng 1.000 đô-la. "Tôi" (Xanhcơle) đến chăn cừu tại một trang trại
hẻo lánh của Henri Ogđen, một chủ trại khá kỳ quái, có hành tung đáng ngờ. Khi chuyện
trò, Xanhcơle nhắc đến Bin Đen với ý ám chỉ, Ogđen tức giận rồi xem như chuyện đùa.
cảnh sát tìm đến, "tôi" chỉ điểm Ogđen lấy 100 đô-la và rời trại. Bin Đen bị bắt với
những tờ giấy bạc mới của Ngân hàng trong túi áo khoác. Đến cuối tác phẩm, độc giả mới
biết Ogđen không phải là Bin Đen, "tôi" - người kể chuyện mới chính là Bin - tên cướp
khét tiếng đã bỏ những đồng tiên đã cướp được vào túi Ogđen, dùng Og
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_23_0425744234_1978_1869303.pdf