Mờ đ ầ u .3
Chương l: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - những vấn đề lý
chung và kinh nghiệm quốc t ế . 6
1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.6
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.6
1.1.2 Phân loại cạnh tranh.8
1.1.3 Công cụ cạnh tranh. 12
1.1.4 V ai trò cửa cạnh tranh.15
1.2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.16
1.2.1 Khái niệm về kha năng cạnh tranh.16
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khá năng cạnh tranh của doanh nshiệp. 18
1.2.3 Các chí tiêu đánh giá khá năns cạnh tranh của doanh nghiệp. 25
1.3 Kinh nghiêm quốc tế trong việc nàng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. 27
Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
2.1 Tổng quan về hệ thống các doanh nghiệp Việt Natn. 32.
2.1.1 Số lượng và cơ cấu các doanh nshiệp.32
2 .1.2 V ị trí vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh t ế . 35
2.2 Tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp Việt N a m . . 38
2.2.1 Mỏi trường kinh doanh. 38
2.2.2 Các yếu tố đầu vào. 44
2.2.3 Chiến lược sản phẩm. 55
2.3 Đánh giá ch u n g .59
2.3.1 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiêp Việt nam còn y ế u .59
2.3.2 Nguyên nhân.61
91 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khả nãng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và glảl pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải thích một cách thấu đáo dẫn đến việc khu vực kinh tế Nhà nướcu • o * • *
đã khống chế trên nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực mang tính kinh doanh mà tại đó
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước còn quá thấp không có điều kiện
phát triển. Điều này cho thấy vẫn còn sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế. Hệ thốn2 pháp luật còn ihiếu, chưa đồn2 bộ, chưa đủ rỏ ràng và nhất quán.
39
kết cấu hạ tầng phút triển chậm, thủ tục hành chính còn rườm rà, bộ máy hành
chính còn nhiều biểu hiện của bệnh quan liêu và tệ tham nhũng. Hệ thống tài
chính, ngàn hàng còn yếu kém, sự thiếu minh bạch về cơ chế, chính sách, chế
độ thương mại còn nặng về báo hộ ...
2.2.1 .ỉ Khả năng tham gia cạnh tranh của doanh nghiệp
* Khả năng thành lập doanh nghiệp và đăng kv kinh doanh
Do đặc thù về chế độ sở hữu, điều kiện gia nhập thị trường của các loại
hình doanh nghiệp ở Việt Nam là không giống nhau. Trên phương diện pháp lý,
việc thành lập và đăng ký kinh doanh (heo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh
nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã ... có sự khác nhau về quy trình thành lập, hồ
sơ đăng ký kinh doanh, vấn đề giấy phép, vốn pháp định ...
- Đối với các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh
Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ 01/01/2000, là một khâu đột
phá về cải cách hành chính và cải thiện môi trường đẩu tư kinh doanh. Thời gian
thành lập doanh nghiệp đã giảm trung binh từ 98 ngày xuống 7 ngày. Chi phí
thành lập doanh nghiệp cũng giảm theo, trung bình từ 10 triệu đồng (có trường
hợp 380 triệu đồng) xuống còn 550.000đồng/doanh nghiệp. Xoá bỏ các giấy
phép con đã làm giảm chi phí bình quân mỗi doanh nghiệp là 4,5 triệu
đồng/năm và giảm 21 ngày làm việc của người điều hành doanh nghiệp. Chính
vì vậy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng rất nhanh.
Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc
giảm thiểu số lượng giấy phép cho những ngành nghề có điều kiện ; vốn pháp
định cũng chỉ được đòi hỏi ở một số ngành nhất định ; thời hạn và lệ phí đăng
ký kinh doanh được rút xuống tới mức tối đa ... Tuy nhiên, việc đơn giản hoá
những rào cản từ phía môi trường đối với doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với
việc tăng tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình gia nhập
môi trường kinh doanh.
40
Đánh giá chung, điều kiện thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam hiện nay là đơn giản, thuận lợi và ít tổn phí.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước
So với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điểu kiện để gia nhập vào các
hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp nhà nước phức tạp hơn nhiều,
cụ thể là :
+ Thành lập doanh nghiệp : Là một khâu độc lập, gồm 3 bước: đề nghị thành
lập- thẩm định - quyết định thành iập.
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh : tất cả các loại tài liệu trong hồ sơ đều phải có ý
kiến hoặc xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước.
+ Giấy phép cho ngành có điều kiện : Phải có ý kiến của cơ quan có thẩm
quyền hoặc có Giấy phép trước khi đăng ký kinh doanh.
+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh : Được quy định theo phân ngành của Tổng
cục thống kê và Danh mục về mức vốn pháp định của từng ngành nghề.
+ Vốn pháp định : áp đụng mức vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề
đăng ký kinh doanh.
+ Công bố thông tin đăng ký kinh doanh : Có thêm yêu cầu thông tin về số tài
khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản so với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Đánh giá chung : Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được thành lập và
đi vào hoạt động kinh doanh hợp pháp theo một quy trình và thủ tục phức tạp và
chặt chẽ hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như so với mức trung
bình trên thế giới. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp Nhà nước liên tục giảm do
các biện pháp đổi mới, sắp xếp lại ; đồng thời, trong những năm gần đây rất ít
doanh nghiệp được thành lập mới.
* Khả năng tham gia cạnh tranh trong các lĩnh vực hoạt động
Hiến pháp năm 1992 quy định cồng dân Việt Nam được quyền tự do kinh
doanh trong tất cả các lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm hoặc không
hạn chế. Tuy nhièn, cũng còn không ít những lĩnh vực bị “cấm”, hoặc “hạn chế”
41
kinh doanh, lĩnh vực độc quyền kinh doanh, lĩnh vực hạn chế kinh doanh, kinh
doanh có điều kiện. Ngoài ra, còn tình trạng hạn chế thương quyền thông qua hệ
thống giấy phép và cấp phép, trong khi lộ trình bãi bỏ các loại giấy phép không
cần thiết chưa được đẩy mạnh như mong muốn đo vướng phải những rào can từ
chính các cơ quan cồng quyển của Nhà nước ...[ 13]
Hệ thống các văn bản pháp lý về thương mại và văn bán hướns dẫn của
các bộ, ngành quy định sự can thiệp “ cần thiết ” của Nhà nước vào các hoạt
động thương mại, các lĩnh vực độc quyền do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện.
Nhà nước cho phép doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh hàng hoá đặc biệt, các
mặt hàng, lĩnh vực mà doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị cấm.
Như vậy, phải nhìn thẳng vào một thực tế là độc quyền kinh doanh dưới
nhiều hình thức ở Việt Nam vẫn tồn tại và còn sức chi phối quá lớn. Vấn đề là ở
chỗ, độc quyền không được hình thành qua cạnh tranh và được người tiêu dùng
chấp nhận đo có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Ngược lại, nó được
hình thành bởi ý chí chủ quan của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước khẳng định
việc tham gia bình đẳng của các thương nhân, mặt khác lại tạo cơ chế cho sự nổi
trội của hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước lớn. Nhà nước vừa kêu gọi mọi
thành phần kinh tế phát huy nội lực, kinh doanh những ngành, nghề Nhà nước
không cấm nhưng lại vừa tạo điều kiện vật chất và chính sách quá mức cho
nhiều doanh nghiệp Nhà nước đẩu đàn và ban hành danh mục quá nhiều lĩnh
vực bị cấm, bị hạn chế hoặc có điều kiện ...
2.2.Ì.2 Khả năng rút lui khỏi thị trường
Đào thải, cũng như sự rút lui của doanh nghiệp khỏi thị trường ở Việt
Nam được thực hiện dưới các hình thức sau :
- Phá sản doanh nghiệp
- Giải thể doanh nghiệp
Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam được ban hành năm 1993. Qua
8 năm thực hiện số vụ yêu cầu toà án và số doanh nghiệp tiến hành các thủ tục
42
phá san doanh nghiệp gần như không đáng kể so với thực trạng tài chính của các
doanh nghiệp. Những nguyên nhân sau đây hạn chế sự phá sản hay rút lui khỏi
thị trường của các doanh nghiệp :
- Đối tượng có quyền đệ đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp
còn hạn chê và chưa phù họp, chỉ gồm 3 đối tượng là chủ nợ, con nợ và người
lao động. Trong đó, chù nợ không muốn doanh nghiệp phá sản vì sợ mất nợ ;
người lao động lo mất việc khi doanh nghiệp phá sản ; doanh nghiệp mắc nợ
không muốn mình bị phá sản.
- Về mặt xã hội, phá sản doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề gây tâm lý nặng nề
không chỉ đối với chủ nợ, doanh nghiệp và người lao động mà còn cho cả các
đối tượng liên quan đến doanh nghiệp và toàn xã hội nói chung.
- Chưa có chế tài áp dụng đối với cả 3 trường hợp trên khi họ không đệ đơn xin
tuyên bố phá sản.
Việc giải thể doanh nghiệp thường do 2 đối tượng sau đây thực hiện :
- Do chủ doanh nghiệp tự quyết định. Trường hợp này có sự khác nhau giữa
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh quyết định giải thể căn cứ vào thực trạng tài chính, khả nãng và nhu
cầu kinh doanh và thường có quyết định sát với thực trạng và yêu cầu. Trong khi
đó, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cũng căn cứ vào thực trạng tài chính, khả
năng và nhu cầu kinh doanh, nhưng thường bị ảnh hưởng bởi các lý do xã hội,
việc làm, chính sách ... nên hạn chế sự rút lui của doanh nghiệp khỏi thị trường.
- Do các cơ quan nhà nước quyết định giải thể. Trường hợp này được áp dụng
đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, nhưng hầu như không có các doanh
nghiệp nhà nước bị đóng cửa do vi phạm pháp luật, mà chỉ áp đụng đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ khi có Luật Doanh nghiệp với quy định cơ
quan đăng ký kinh doanh có quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, thì mới có các
trường hợp này.
43
Như vậy, vấn đề phá sản và giải thể doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự
trở thành một hiện tượng bình thường trong đời sống kinh tế của các doanh
nghiệp Việt Nam. Thực trạng này cho thấy những vướng mắc trong hiệu lực thi
hành các văn bản pháp luật, đổng thời gày nên hậu quả ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng cạnh tranh của doanh nshiệp, thể hiện ớ chỗ :
- Đại đa số các doanh nghiệp trong tình trạng phai giải thể, phá sản có khó
khăn về tài chính, thị trường, công nghệ ... Việc kéo dài tình trạng đó chỉ làm
khả năng cạnh tranh của họ xấu hơn.
- Sự tồn tại của các doanh nghiệp yếu kém này vừa làm khả nãng cạnh tranh
chung của khối doanh nghiệp giảm đi, vừa là rào cản cho sự tham gia thương
trường của các doanh nghiệp mới khác. Đặc biệt, thực tế cho thấy rất nhiều
doanh nghiệp Nhà nước trong tình trạng phải bị giải thể, phá sản nhưng không
những tiếp tục tồn tại mà còn được Nhà nước hỗ trợ tối đa. Kết quả là, một mặt,
một khối lượng lớn vốn đầu tư tiếp tục bị tiêu phí, không có hiệu quả, mặt khác,
cản trở doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh
vực của họ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như Nhà nước đầu tư số vốn không hiệu
quả đó vào các doanh nghiệp hoạt động có tình trạng tài chính lành mạnh hơn
(cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) thì khả năng cạnh tranh
của họ sẽ tăng lên gấp bội. Ở đây đặt ra vấn đề về hiệu quả phân phối các nguồn
lực quốc gia, Nhà nước cần phải xem lại cách thức, mục tiêu và đối tượng phân
bổ các nguồn lực của mình, về vấn đề này, trong nhiều năm qua quá trình
chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước (cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu) đã
được đẩy mạnh, tuy nhiên tốc độ đã có xu hướng giảm dần. Tác giả không đề
cập chi tiết đến những bất cập trong chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, song
có một thực tế là sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh
nghiệp khác ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển đổi. Điều này đổng nghĩa
với việc Nhà nước vãn phải duy trì một số lượng không nhỏ doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động kém hiệu quả nhưng nắm trong tay một khối lượng lớn nguồn
44
vốn và nguồn lực cả xa hội đầu tư vào họ. Còn về bản thân những doanh nghiệp
này, họ tiếp tục phải nằm trong diện khả năng cạnh tranh kém.
2.2.2 Các yếu tô'đầu vào
22.2.1 Về lao động
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và mang tính
chất quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và mỗi doanh
nghiệp nói riêng. Một doanh nghiệp không thể coi là có khả năng cạnh tranh khi
trình độ nguồn nhân lực ở mức thấp.
Lực lượng lao động của nước ta khá rồi rào nhưng trình độ tay nghề thấp,
ít có thợ lành nghề, tác phong công nghiệp yếu, ít có khả năng cạnh tranh so với
thế giới. Theo thang điểm 10, Việt Nam được quốc tế đánh giá chất lượng nguồn
nhân lực đạt 3,79 điểm, đứng sau Thái Lan (4,04), Philippin (4,53), Malaixia
(5,73), Ân Độ (5,76). Lực lượng lao động đủ và thừa về số lượng, nhưng chất
ỉượng hay trình độ tay nghề còn quá yếu.
* Vé số lượng và quy mô lao dộng trong doanh nghiệp
Năm 2001 hơn 3,9 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp, đến
01/01/2004 đã có trên 5,1 triệu người, tăng 32% trong khi số lao động trong các
doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 10% thì số lao động trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước tại thời điểm điều tra tăng 54%, số lao động trong các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài tăng gần 76% [34, tr. 108-110]. Số lao động binh quân
của mỗi loại doanh nghiệp trong bảng trên cho thấy quy mô lao động của các
doanh nghiệp năm 2003 so với năm 1991 có giảm xuống từ 76 người/doanh
nghiệp xuống 72 người/doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp nhà nước có số
lao động bình quân trên doanh nghiệp lớn hơn so với năm 2001, đồng thời là
lcại doanh nghiệp có quy mỏ lao động lớn nhất. Lao động bình quân một doanh
nshiêp nhà nước gấp 1,43 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gấp
14,6 lần doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cụ thể, đối với doanh nghiệp nhà nước
đã tăng từ 413 nsười/cloanh nghiệp lên tới 467 người/doanh nghiệp vào năm
45
2004, với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đã tăng từ 243 người/doanh nghiệp
lên tới 326 người/doanh nghiệp. Với sự gia tăng như vậy đã chứng tỏ vai trò
quan trọng của khu vực này. Cho tới nay doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn là
những doanh nghiệp có quy mô nhỏ (chỉ có 32 người/doanh nghiệp), đặc biệt là
các doanh nghiệp tư nhân, tuy số lượng nhiều nhưng chỉ có 12,2 người/doanh
nghiệp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chủ yếu có quy mô
nhỏ. .Trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thì loại hình công ty cổ phẩn
có số lao động bình quân cao nhất (115,5 người/doanh nghiệp), công ty trách
nhiệm hữu hạn (38,6 người/doanh nghiệp), hợp tác xã (36,5 người/hợp tác xã)
[34].
* Về trình đô của người lao đởnq
- Lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 12,8%
- Lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 29,2%
- Lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 7,4%
- Lao động không được đào tạo chiếm 50,6%.
Đội ngũ cán bộ khoa học còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng,
chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu triển khai cũng như tiếp nhận ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất, về mặt số lượng, tuy có một đội ngũ cán bộ
khoa học kỹ thuật nhất định, nhưng vẫn còn ít và nhất là chưa được bố trí một
cách hợp lý. Hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của ta gồm hơn
700.000 người có trình độ đại học, khoảng 8.000 tiến sỹ, tính ra có khoảng
9.000 cán bộ đại học trên 1 triệu dân. Trong khi đó ở Singapore : 16.000, ở Hàn
Quốc : 52.000, Nhật Bản : 70.000, Italia : 20.787, Pháp : 21.700. Số cán bộ làm
việc trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai mới đạt 4 người trên 10.000 dân. Tỷ
lệ này tuy cao hơn Ấn Độ (1,1), Thái Lan (2,5), Trung Quốc (2,5), tương đương
Maláisia (4), nhưng còn thấp xa so với Hàn Quốc (47), Nhật Bản (81) và kém
đúng một trăm lần so với Singapore. Thực tế đội ngũ cán bộ khoa học của nước
ta không phải là quá ít. Nhưng do phân bổ không hợp lý nên số cán bộ làm việc
46
trong doanh nghiệp còn rất thấp. Năm 1987 chiếm 28%, năm 1990 chiếm 32%.
Về mặt chất lượng, một tỷ lệ lớn số cán bộ khoa học chưa được cập nhật kiến
thức hiện đại của thế giới, bị “hổng” nhiều về hiểu biết công nghệ tiên tiến, về
quản trị kinh doanh, về tiếp thị, về ngoại ngữ ... đặc biệt là thiếu cán bộ chủ chốt
có khả năng tổ chức thực hiện những chương trình nghiên cứu có tính đột phá
cao. Lực lượng chuyên gia giỏi ở các ngành hiện rất mỏng, phần lớn chỉ nắm lý
thuyết, rất yếu về thực hành.
* Nâng lực đội ngũ cán bộ quản trị trong doanh nẹlỉiệp
Có nhiều cách hiểu về khả năng quản lý của các nhà quản lý doanh
nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng khả năng quản lý phải được thể hiện bằng hiệu
quả công việc (kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của doanh
nghiệp). Cũng có nhiều ý kiến đi theo hướng đánh giá thông qua trình độ của
người quản lý, thể hiện qua : trình độ học vấn ; tuổi và giới tính ; trình độ tiếp
nhận, xử lý thông tin và ra quyết định ; tính quyết đoán, tự chủ trong công việc
và khả năng xử lý tình huống ...
Rõ ràng, đội ngũ quản trị của nước ta hiện nay còn đang có nhiều bất cập.
Bất cập rõ ràng nhất biểu hiện ngay ở nhận thức về cạnh tranh. Cho đến nay, rất
nhiều giám đốc (tổng giám đốc) doanh nghiệp vẫn dửng dưng với tiến trình hội
nhập kinh tế ở nước ta. Họ hoặc không biết, hoặc họ cho rằng đó không phải là
việc của họ, cũng không ít người suy nghĩ trong mọi trường hợp Chính phủ sẽ
vẫn phải tiếp tục bảo hộ cho họ như Chính phủ vẫn đang làm. Cho đến nay, nhận
thức về quản trị kinh doanh hiện đại như chiến lược kinh doanh, quản trị định
hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, lao động, marketting, hậu cần kinh
doanh, chi phí kinh doanh, ... còn nhiều bất cập.
Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc doanh nghiệp là
khá cao, nhưng còn một bộ phận chưa được đào tạo : 36,8% chủ doanh nghiệp
tốt nghiệp đại học, 28,4% tốt nghiệp phổ thông trung học, 15,3% đã qua đào tạo
47
hay học nghề và chỉ 1,4% có bằng thạc sỹ, tiến sỹ ; tuy nhiên, còn tới 11,7%
chưa hết lớp 12.
Đa số chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp đều đã qua hoạt động
thực tiễn tại các doanh nghiệp : Đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân, 45% đã
làm việc trong các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, 11% là quân nhân, 17%
dã từng làm trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác.
Đại bộ phận chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( cũng là người điều
hành doanh nghiệp) có độ tuổi từ 31 - 50 chiếm 7 ỉ,5% (dưới 30 tuổi chỉ chiếm
15%). Đây là độ tuổi mà theo lý thuyết thì khả năng tư duy chín chắn, nhưng
chấp nhận rủi ro không cao. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì giám đốc
hay thành viên hội đồng quản trị, do đăc điểm về tuyển chọn, bổ nhiêm theo
truyền thống “kinh nghiệm” nên độ tuổi đều rất cao.
Khả năng quản lý của doanh nghiệp Việt Nam còn thể hiện ở các phẩm
chất : vượt lên bất chấp mọi khó khăn trong kinh doanh (75% chủ doanh nghiệp
khẳng định) ; cân nhắc kỹ thông tin và dựa vào nhiều nguồn thông tin trước khi
quyết định (75% chủ doanh nghiệp) ; phẩm chất độc lập và muốn tự khẳng định
mình (61% chủ doanh nghiệp). Trong khi đó, vẫn còn 37% chủ doanh nghiệp
còn ngần ngại chấp nhận những quan điểm của người khác dù đó là những ý
kiến hợp lý trong kinh doanh.
Một tỷ lệ chưa cao các doanh nghiệp coi thất bại là biểu hiện của việc
kém năng lực và biết chấp nhận điều đó để vươn lên (29% chủ doanh nghiệp) và
dám chấp nhận rủi ro dù có thể bị thất bại (37% chủ doanh nghiệp).
Chủ doanh nghiệp có tính năng động và linh hoạt trong quản lý, xử lý
công việc : chỉ có 32% chủ doanh nghiệp làm việc theo một lộ trình và trình tự
do bản thân đặt ra, còn lại có thể linh hoạt trong cách làm việc. Điều đó cho
thấy chủ doanh nghiệp Việt Nam tương đối linh hoạt trong quản lý và điều hành
hoạt động kinh doanh. Song điều này không có nshĩa rằng họ có khả năng thích
ứng nhanh nhạy với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Thực tế cho thấy,
48
không có nhiều chủ doanh nghiệp và người quản lý Việt Nam có khả năng nắm
bắt thông tin về sự thay đổi của môi irường thể chế, của thị trường, của khách
hàng ... để từ đó đưa ra các quyết sách thích hợp nhằm tổ chức thực hiện cũng
như kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản trị kinh doanh như điều chỉnh
công nghệ, quy trình sán xuất, mặt hàng, sản phẩm cho phù hợp. Một ví dụ điển
hình mói đày cho thấy, trong khi Cộng đồng Chủu Âu chuẩn bị cấm nhập các
sản phẩm từ gỗ tự nhiên với lý do môi trường, thì các doanh nghiệp xuất khẩu
đồ thủ công từ các loại gỗ trác, lim ... (thuộc danh mục cấm) hầu như không có
phản ứng gì, chỉ có rất ít chủ doanh nghiệp đi trước một bước bằng sự thay đổi
về công nghệ cho phù hợp với nguyên liệu mới (gỗ công nghiệp).
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước, vấn đề có phần đặc thù
hơn, bởi vì họ phải chịu sự ràng buộc của một hệ thống cơ chế quản lý doanh
nghiệp nhà nước từ Chính phủ, cơ quan Nhà nước xuống doanh nghiệp.
2.22.2 Về vốn
Tính đến 01/01/2004 cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động
với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đổng (nếu đổi ra đô la Mỹ tính tại thời điểm
2003 thì quy mỏ vốn của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tương đương với 1 tập
đoàn xuyên quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp nhà
nước chiếm 59,01% tổng số vốn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng).
Doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng). Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng số vốn của doanh nghiệp cả nước
(368.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh
nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng) [34,
tr. 108-101]. Doanh nghiệp nhà nước là 104 tỷ và doanh nghiệp tư nhân mặc dù
số lượng đông nhưng quy mô vốn của mỗi doanh nghiệp lại thấp, chỉ khoảng
900 triệu đồng.
Xét theo quy mổ vốn, số doanh nghiệp có quy mỏ dưới 0,5 tỷ đồng có
18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp). Số doanh nghiệp
49
có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp chiếm 17,99%. Số
doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 đến 5 tỷ đổng là 24.737 doanh nehiệp chiếm
34,35%. Số doanh nghiệp có quy mổ vốn từ 5 đến 10 tỷ đổng là 5.496 doanh
nghiệp chiếm 7,63%. Số doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 đến 50 tỷ đồng là
6.648 doanh nghiệp chiếm 9,23%SỐ doanh nghiệp có quy mô vốn từ 50 đến 200
tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp chiếm 3,46%SỐ doanh nghiệp có quy mò vốn từ
200 đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp chiếm 0,81%. Số doanh nghiệp có
quy mô vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp chiếm 0,43% tổng số doanh
nghiệp [30, tr.3].
Mặc dù tỷ lệ huy động vốn trong tổng số vốn đầu tư xã hội có xu hướng
tăng lên (năm 2001 là 30% GDP). Nhưng nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn còn
thấp, đầu tư còn phân tán, dàn trải, mức thất thoát còn lớn. Hệ số ICOR của Việt
Nam tăng từ 1,5 lên 5,91 trong giai đoạn 1992 -2001, đây là tốc độ tăng không
bình thường so với các nước đặc biệt so với Trung Quốc ( hệ số ICOR của Trung
Quốc trong thời kỳ 1981 - 1990 là 3,26, thời kỳ 1991 - 2001 là 3,53 ). Tỷ lệ
thất thoát vốn đầu tư của Việt Nam hiện đang ở mức cao 35% , đó là tỷ lệ cao
hiếm thấy ở các nước trong khu vực[35, tr. 193]. Vốn đầu tư và vốn lưu động của
nhiều doanh nghiệp thường xuyên bị thiếu, tỷ lệ vốn và cơ cấu kỹ thuật bình
quân trên một lao động còn thấp. Tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, động
cơ điện, đi-ê-zen, quạt điện, tinh trạng thiếu vốn ở mức độ trầm trọng.
Tính đến 01/01/2004 tổng nguồn vốn tăng 38% so với 31/12/2001. Trong
đó :
- Doanh nghiệp nhà nước tăng 24%
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 109%
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 44,3%
Số vốn của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng rất nhanh, nhưng
tỷ trọng chiếm nhỏ (19,6%). Trong khi đó số vốn sản xuất bình quân 1 doanh
nghiệp nhà nước là 210,3 tỷ đổng là lớn nhất, gấp 1,49 lần doanh nghiệp có vốn
50
đầu tư nước ngoài (141,1 tỷ đồng) và gấp 40,4 lần doanh nghiệp ngoài nhà nước
(5,2 tỷ đồng). Do quy mỏ về vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn
hơn, nên mức trang bị tài sản cố định cho một lao động của khu vực này chiếm
khá cao (244,7 triệu đổng/lao động). Trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước
đạt 146,7 triệu đồng/lao động, bằng 60% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, chí đạt 50,2 triệu đồng/lao
động, bằng 21% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài [34]
Đối với doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm 59,01% tổng nguồn vốn của
nền kinh tế song sẽ là khập khiễng nếu đem quy mô vốn binh quân của doanh
nghiệp nhà nước so sánh với mức vốn của một doanh nghiệp quốc tế có khả
năng cạnh tranh trung bình. Nếu so sánh quy mô vốn của doanh nghiệp nhà
nước với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì thấy doanh nghiệp nhà nước có lợi
thế, song phép tính này sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi coi vốn như một chỉ tiêu tiền
đề cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập khu
kinh tế quốc tế.
2 .2 2 3 Về khoa học công Iiqhệ
Một trong những đặc điểm quan trọng của thời đại ngày nay là sự phát
triển năng động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và ảnh hưởng
to lớn của nó đến mọi mặt của đời sống xã hội con người, đặc biệt là đối với lĩnh
vực kinh tế. Trong vài thập kỷ gần đây, công nghệ nổi lên như một vấn đề nóng
hổi của thời đại. Vai trò có tính chất quyết định của công nghệ đối với công
cuộc phát triển kinh tế xã hội đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển. Kinh tế học đã chính thức xem công nghệ là
một trong những động lực độc lập cho phát triển kinh tế, là một yếu tố sản xuất
giống như vốn và lao động. Khoảng 3/4 mức mức tăng trưởng kinh tế của các
nước công nghiệp phát triển là dựa vào tiến bộ của khoa học và công nghệ cho
nên các nước này tăng cường đầu tư rất lớn cho nghiên cứu và phát triển khoa
học công nghệ.
51
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, chi phí
khoảng 0,2 - 3% doanh thu so với mức 5% ở Ấn Độ hay 100% ở Hàn Quốc [30
tr.7].
Doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo ra được nhiều sản phẩm quốc gia, sản
phẩm mũi nhọn có hàm lượng chất xám và công nghệ cao trên cơ sở kết hợp
phát huy lợi thế so sánh nội lực của đất nước với sử đụng có hiệu quả hợp tác
kinh tế quốc tế, nên khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước
của sản phẩm do các doanh nghiệp làm ra còn thấp. Một số mặt hàng sản xuất
trong nước như sắt, thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng ... có mức giá cao
hơn giá mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ 20 - 40%, riêng mặt hàng đường thô
cao hơn tới 70 - 80%.
Cản trở lớn đối với khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập của doanh
nghiệp Việt Nam là việc đầu tư, đổi mới công nghệ chậm, trình độ công nghệ
lạc hậu. Ngoài các doanh nghiệp do nước ngoài đđu tư, các doanh nghiệp công
nghiệp trong nước chỉ có khoảng 1/3 được coi là có trang thiết bị vào loại tương
đối tiên tiến như : phát, dẫn điện ; sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản
xuất sợi, dột, thi công xây lắp, sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kha_nang_canh_tranh_cua_doanh_nghiep_viet_nam_thuc.pdf