Nghiên cứu này khảo sát cấu trúc của giá trị cảm nhận về dịch vụ trong
đào tạo ĐH công lập Việt Nam, thực hiện tại Khoa Kinh tế – ĐH thuỷ sản với
dữ liệu thu thập từ 490 sinh viên của Khoa. Sáu yếu tố được xác định là bộ phận
cấu thành sự cảm nhận của sinh viên về giá trị trong quá trình được đào tạo của
họ, cụ thể hơn, kết quả chỉ ra rằng mối liên hệ giữa học phí và chất lượng, các
kiến thức và hiểu biết đạt được, tính thiết thực kinh tế của bằng cấp trong quá
trình xin việc và đối với nghề nghiệp tương lai, hình ảnh của trường, cũng như
giá trị xã hội và giá trị cảm xúc, là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị cảm
nhận của sinh viên. Hơn nữa, khi so sánh sự đánh giá về giá trị trên nền tảng
phân biệt theo chuyên ngành và niên khoá, kết quả cho thấy theo tiến trình đi
lên của sinh viên qua các khoá học, họ càng có khả năng tin rằng bằng Tốt
nghiệp ĐH sẽ bảo đảm một công việc ổn định, một mức lương tốt và sự thăng
tiến; ngoài ra giá trị hiểu biết, giá trị cảmnhận và giá trị xã hội cũng thể hiện là
có tính tình huống theo các ngành học khác nhau mà sinh viên theo đuổi. Tìm
hiểu tổng quát hơn, tác giả nhận thấy giátrị cảm nhận và sự hài lòng về chất
lượng giảng dạy đóng vai tròđáng kể trong tác động đến đánh giá toàn diện của
sinh viên về dịch vụ đào tạo của tổ chức trong đó sự hài lòng về chất lượng
giảng dạy có vai trò quan trọng nhất.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát cấu trúc của giá trị cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vu đào tạo của khoa kinh tế - Trường Đại học Thủy Sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản câu hỏi thu về ban đầu chỉ bằng
75% số lượng sinh viên thực tế theo danh sách của giáo vụ khoa (637 so với 850
sinh viên).
2.4 Xử lý dữ liệu thu thập được
Các bản câu hỏi thu về được chọn lọc lại, loại ra những bản câu hỏi
không hoàn chỉnh, có phần bị bỏ trống hay có dấu hiệu người trả lời không hợp
tác, thiếu nghiêm túc. Sau khi đã được chọn lọc để loại những bản không đảm
bảo chất lượng (77 bản), số bản hỏi đã hoàn chỉnh còn lại (560 bản) được nhập
32
liệu theo số lượng sao cho bảo đảm một sự cân đối tương đối giữa các ngành học
và khoá học theo tỷ lệ thực tế, do đó con số cuối cùng là 490 bản hỏi đã được
nhập liệu hoàn chỉnh trên phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS. Tác giả quyết
định chấp nhận 490 quan sát để đánh đổi với việc bảo đảm kết cấu thật của tổng
thể vì 490 đã là một cỡ mẫu đủ lớn để bảo đảm độ tin cậy cho các phép phân
tích thống kê mà tác giả dự định tiến hành.
2.5 Phân tích dữ liệu
Để khám phá các thông tin tiềm ẩn trong số liệu thực tế, tác giả đã tiến
hành các phương pháp phân tích dữ liệu đa biến sau:
2.5.1 Dùng phân tích nhân tố và đo lường hệ số Cronbach Alpha để đánh giá
thang đo - kết hợp với việc xác định các bộ phận của giá trị cảm nhận
Phân tích nhân tố dùng để xác định xem tất cả các mục hỏi trên bản câu
hỏi sẽ thuộc về những nhân tố cơ bản nào, mỗi nhân tố này chính là một bộ
phận giá trị cấu thành nên giá trị cảm nhận chung, và phân tích nhân tố còn cho
phép đánh giá độ tin cậy của bản câu hỏi đã sử dụng thể hiện qua thông tin là
mô hình cấu trúc giá trị đó có độ giá trị là bao nhiêu; đồng thời tính toán hệ số
Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo từng bộ phận giá trị.
Nếu dữ liệu thu thập được qua cuộc khảo sát định lượng từ các mục hỏi
trên bản câu hỏi phù hợp thì sẽ phải có một vài nhân tố (tức một vài bộ phận giá
trị cấu thành nên giá trị cảm nhận) ẩn dưới các mục hỏi phù hợp với nó và nổi
lên qua kết quả phân tích nhân tố. Sự kết hợp của các nhân tố này nếu giải thích
được trên 50% biến động toàn bộ của thông tin về giá trị cảm nhận của sinh viên
thì độ giá trị của thang đo giá trị cảm nhận ở nghiên cứu này xem như chấp nhận
tốt.
33
Trước khi xem xét kết quả phân tích nhân tố, cần phải thực hiện kiểm
định KMO và Bartlet xem thử việc áp dụng phân tích nhân tố cho tình huống này
có phù hợp hay không. Giả thuyết Ho đặt ra cho kiểm định là: áp dụng phân tích
nhân tố không phù hợp cho tình huống nghiên cứu này. Giả thuyết đối: áp dụng
phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp.
Sau đó tác giả sẽ tìm số nhân tố mà phân tích nhân tố trích ra được tức là
số bộ phận giá trị cảm nhận thành phần cấu thành nên giá trị cảm nhận chung
của sinh viên, chấp nhận phương án về số nhân tố được rút nếu tổng phần trăm
biến thiên được giải thích bởi các nhân tố được trích là trên chuẩn (chuẩn là 50%
như nói ở trên). Nhìn vào bảng ma trận nhân tố, căn cứ hệ số tải nhân tố để biết
từng mục hỏi được thuộc về các nhân tố nào để có thể dễ dàng giải thích ý nghĩa
từng nhân tố, chấp nhận kết quả nếu khả quan hoặc tiếp tục loại các mục hỏi
kém chất lượng rồi lại chạy lại phân tích nhân tố để tìm một kết quả ma trận
nhân tố tốt hơn. Chú ý là tác giả sẽ chỉ chấp nhận những biến (mục hỏi) có hệ số
tải nhân tố có giá trị trên 0,45 vì giá trị của hệ số tải nhân tố thể hiện mối liên
hệ tương quan giữa mục hỏi và bộ phận giá trị mà nó thuộc về, tức là giá trị này
mà càng lớn, mục hỏi đó càng có ý nghĩa trong việc giải thích cho bộ phận giá
trị mà nó thuộc về. Tiến trình này được thực hiện kết hợp với việc tính toán hệ
số Cronbach Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo từng bộ phận giá trị cảm
nhận mà phân tích nhân tố cho ra. Nếu thang đo được tổng hợp để đo lường một
bộ phận giá trị có Cronbach Alpha lớn hơn 0,7 xem như là có độ tin cậy tốt, một
giá trị Cronbach Alpha trên 0,6 vẫn có thể xem như thoả mãn độ tin cậy nếu tình
huống nghiên cứu là rất mới đối với đối tượng được nghiên cứu (theo Newman,
William Lawrence trong tác phẩm Social Research Methods - Phương pháp
34
nghiên cứu xã hội học). Đây chính là quá trình dò độ tin cậy và độ phù hợp của
thang đo giá trị.
Ơû phương án nhân tố cuối cùng được chọn tác giả sẽ sao lưu các nhân số
để sử dụng cho các phương án phân tích tiếp theo. Mỗi nhân số lúc này đại diện
cho một bộ phận cấu thành của giá trị cảm nhận để sử dụng cho các phân tích
liên quan đến chúng sau đó như hồi quy, ANOVA…
Phần kết quả và bàn luận sẽ thể hiện kết quả của tiến trình dò tìm và đo
lường độ tin cậy của các thang đo các yếu tố cấu thành giá trị mà tác giả vừa mô
tả trên đây. Các kiểm định tiến hành trong Luận văn này được tác giả chọn một
mức ý nghĩa kiểm định thống nhất là 5%.
2.5.2 Dùng hồi quy tuyến tính bội nhằm định lượng vai trò của giá trị cảm
nhận và sự hài lòng về chất lượng giảng dạy đến đánh giá toàn diện của sinh
viên
Các nhân số vừa sao lưu ở bước thứ nhất có thể xem như đại diện về mặt
định lượng cho các bộ phận cấu thành giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo mà
tác giả tổng hợp được từ dữ liệu thực tế trên sinh viên khoa Kinh tế - ĐH Thuỷ
sản. Riêng mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy của khoa thu
thập qua hai mục hỏi sẽ được tính giá trị trung bình. Và các nhân số đại diện cho
các bộ phận đánh giá về giá trị cùng với điểm mức độ hài lòng về chất lượng
này sẽ là những biến độc lập tham gia vào phân tích hồi quy tuyến tính bội, với
biến phụ thuộc là đánh giá toàn diện về dịch vụ đào tạo của Khoa được sinh
viên cho điểm trên một thang điểm 5.
Tác giả xem xét kết quả phân tích hồi quy bội ban đầu, tiến hành các
phép kiểm định sự vi phạm các giả định hồi quy, rồi trên mô hình hồi quy thuyết
35
phục nhất hình thành sau cùng tác giả sẽ xác định vai trò của từng biến độc lập
đối với biến phụ thuộc là điểm đánh giá toàn diện của sinh viên về dịch vụ đào
tạo của Khoa qua các hệ số hồi quy. Cũng từ mô hình này tác giả có thể giải
thích được mức độ tác động cụ thể của từng biến độc lập đến sự thay đổi trong
biến phụ thuộc tức thay đổi trong điểm đánh giá toàn diện về dịch vụ đào tạo
của khoa.
2.5.3 Dùng phân tích ANOVA để xác định các điểm khác biệt trong đánh giá
giá trị của sinh viên thuộc các niên khoá và ngành học khác nhau
Các phân tích ANOVA được tiến hành với biến định lượng là các nhân số
và biến định tính là các biến phân biệt sinh viên theo niên khoá, ngành học. Nếu
tìm thấy sự khác biệt, tác giả sẽ tiếp tục dùng thủ tục kiểm định Post Hoc để
phân tích sâu ANOVA xem thử sự khác biệt tồn tại cụ thể ở đâu.
2.5.4 Dùng kiểm định trung bình hai mẫu độc lập để xác định có hay không
mối liên hệ giữa nơi lựa chọn học tiếp sau đại học và đánh gía của sinh viên
về khoa
Kiểm định t cho trung bình hai mẫu độc lập được chọn dùng trong trường
hợp này. Thực tế và các nghiên cứu Marketing đi trước cho thấy khách hàng
đánh giá cao về sản phẩm dịch vụ chưa hẳn là họ sẽ mua lại sản phẩm dịch vụ
nên tác giả muốn tìm kiếm xem có hay không mối liên hệ giữa điểm sinh viên
đánh giá về dịch vụ đào tạo của khoa Kinh tế và dự định tiếp tục học lên sau đại
học ngay tại khoa. Nếu nhận thấy mối liên hệ này thì các chương trình cải cách
phải được thực hiện nỗ lực hơn nữa để giữ sinh viên cũ ở lại với tổ chức, thông
qua đó cũng thu hút thêm sinh viên mới đến với tổ chức.
36
2.6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứ định tính, hình thành bản câu hỏi,
phỏng vấn thử và mô tả cách thức phân tích dữ liệu. Nội dung phần này sẽ trình
bày và bàn luận sơ bộ về kết quả đánh giá thang đo, thảo luận về mô hình hồi
quy bội và phân tích phương sai, kiểm định t. Qua đó các giả thuyết khoa học
mà tác giả đã đặt ra ở phần đầu của Chương cũng được làm sáng tỏ.
2.6.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Các bản tần số sẽ cho thấy bức tranh tổng quát về mẫu nghiên cứu
Bảng 1 Cấu trúc mẫu theo giới tính
Biểu
hiện
Tần số (số sinh
viên)
Tần suất
(%)
Tần suất thực
(%) Tần suất tích luỹ (%)
Nam 180 36.7 36.7 36.7
Nu 310 63.3 63.3 100.0
Tổng 490 100.0 100.0
Đặc trưng của Khoa Kinh tế trong trường ĐH Thuỷ sản là sinh viên nữ
chiếm đa số, mẫu đã đảm bảo đặc trưng này, tỷ lệ nữ cao nhất trong các lớp
thuộc chuyên ngành Kế toán.
Bảng 2 Cấu trúc mẫu theo niên khoá học
Biểu hiện
Tần số (số sinh
viên)
Tần suất
(%)
Tần suất thực
(%)
Tần suất tích luỹ
(%)
Nam 2 162 33.1 33.1 33.1
Nam 3 179 36.5 36.5 69.6
Nam
cuoi
149 30.4 30.4 100.0
Tổng 490 100.0 100.0
37
Số lượng sinh viên của từng niên khoá không chênh lệch nhau nhiều. Số
bản câu hỏi thực nhập đã đảm bảo tỷ lệ cân đối của số sinh viên từng năm trên
tổng thể sinh viên toàn khoa
Bảng 3 Cấu trúc mẫu theo ngành học
Biểu hiện
Tần số (số sinh
viên)
Tần suất
(%)
Tần suất
thực (%)
Tần suất tích
luỹ (%)
Kinh te Thuy san 126 25.7 25.7 25.7
Ke toan Doanh
nghiep
158 32.2 32.2 58.0
Quan tri Kinh doanh 124 25.3 25.3 83.3
Thuong mai 82 16.7 16.7 100.0
Tổng 490 100.0 100.0
Nếu xét theo chuyên ngành, số lượng sinh viên đăng ký vào ngành kế
toán doanh nghiệp của Khoa lúc nào cũng đông nhất, ngành Thương mại vì mới
được xây dựng nên tỷ lệ sinh viên còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 16,7% trên tổng
thể mẫu, tương ứng với tỷ lệ 16,5% đối với tổng thể thật.
2.6.2 Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo kết hợp với việc xác định
các bộ phận giá trị cảm nhận
Để áp dụng được phân tích nhân tố phải trải qua phép kiểm định sự phù
hợp của dữ liệu đối với phương pháp phân tích nhân tố áp dụng. Kiểm định này
được thực hiện qua hai đại lượng là Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
Sampling Adequacy) và kiểm định Bartlett (Bartlett's Test of Sphericity) trên Bảng 4.
Kiểm định Bartlett được tính toán dựa trên đại lượng Chi-bình phương và
được ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết Ho căn cứ trên mức ý nghĩa
38
p-value của kiểm định. Ơû đây giá trị p-value = 0,000 cho phép ta an toàn bác bỏ
giả thuyết Ho (Ho: Phân tích nhân tố không phù hợp với dữ liệu)
Chỉ số KMO dao động từ 0 đến 1, theo quy tắc thì một giá trị KMO từ
0,5 trở lên cho thấy dữ liệu thích hợp cho việc sử dụng phân tích nhân tố. KMO
ở đây = 0,879 rất gần 1 cho thấy một độ phù hợp cao.
Bảng 4 Kiểm định KMO và Bartlett (KMO and Bartlett's Test)
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.879
Giá trị Chi bình phương tính
toán
4087.35
4
Bậc tự do 253
Bartlett's Test
of Sphericity
Giá trị P-value .000
Quy tắc khảo sát kết quả phân tích nhân tố là những nhân tố (tức những
thành phần giá trị được rút trích) có trị số eigen value tương ứng lớn hơn 1 mới
được chấp nhận; và trên ma trận nhân tố sẽ chấp nhận rằng mục hỏi Xi (phân
tích nhân tố gọi là các biến) là thuộc về nhân tố Fj khi hệ số tải nhân tố (Factor
loading) của biến từ 0,3 trở lên vì đây là tình huống mẫu lớn hơn 350 (Joseph,
Rolph, Ronald và William đề nghị trong tác phẩm Phân tích dữ liệu đa biến –
Multivariate Data Analysis); ngoài ra phương sai giải thích (tức là tổng phần
trăm giải thích được – Cumulative%) mà phân tích nhân tố thể hiện sẽ cho ta
biết khả năng sử dụng các yếu tố trích ra để giải thích cho tất cả các mục hỏi là
bao nhiêu, giá trị này phải từ 50% trở lên mới chấp nhận được.
Kết hợp những quy tắc trên, tác giả quyết định tuân theo những điều kiện
sau: eigen value > 1, chấp nhận các factor loading > 0,45 và mong muốn một
Cumulative% lớn hơn 50% càng nhiều càng tốt.
39
Sau đây là các kết quả cuối cùng của phân tích nhân tố:
Bảng 5 Tổng biến động được giải thích (Total Variance Explained)
Initial Eigenvalues Các nhân
tố
Giá trị
Eigenvalue
%của biến
thiên
Tổng % giải thích
được
1 7.089 30.821 30.821
2 1.764 7.668 38.489
3 1.608 6.991 45.480
4 1.228 5.338 50.818
5 1.175 5.108 55.926
6 1.051 4.568 60.494
Xem Bảng 5 - Tổng biến động được giải thích ở trên, có thể xác định chỉ
có 6 nhân tố (tức 6 thành phần giá trị) được trích ra từ các mục hỏi trên thang đo
vì chúng thoả mãn đòi hỏi giá trị eigen value >1, tổng phần trăm giải thích được
của 6 yếu tố giá trị này là 60,494%, một độ giải thích khá thuyết phục chứng tỏ
cho độ giá trị của thang đo mà tác giả xây dựng, nhận định ban đầu là bộ thang
đo đã xác định được 6 yếu tố giá trị cảm nhận giống như bộ thang đo của hai nhà
nghiên cứu Nha Nguyên và Le Blanc được tham khảo cho nghiên cứu này. Tuy
nhiên còn cần phải nhìn sâu vào nội dung bên trong của từng yếu tố giá trị xem
thử nội dung của chúng ra sao, tức là những mục hỏi nào thuộc về những yếu tố
giá trị đó, rồi sau đó thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo từng yếu tố giá trị
này thông qua nội dung chi tiết của ma trận nhân tố đã xoay (ở Bảng 6).
40
Bảng 6 Ma trận nhân tố đã xoay (Rotated Component Matrix(a))
Các nhân tố
Các mục hỏi tải trên nhân tố
1 2 3 4 5 6
Danh tieng cua khoa KT anh huong tot den
tam bang tot nghiep
.740
Uy tin cua khoa KT da nang cao gia tri tam
bang tot nghiep
.735
Cac doanh nghiep co an tuong tot ve khoa
KT
.707
Da nghe nhung dieu tot dep ve Khoa KT .701
Gia dinh tin rang chuong trinh hoc cua Khoa
KT tot
.487
Kien thuc Khoa KT cung cap lam thoa man
mong muon hoc hoi
.744
Chuong trinh hoc cua Khoa KT co nhung
kien thuc phu hop .723
Khoa KT day nhieu dieu thuc te chu khong
phai ly thuyet suong
.642
Hoat dong phong trao cua Khoa KT lam viec
hoc tap thu vi
.591
Hoc tap tai Khoa KT giup hoan thien ban
than ve nhieu mat
.552
Da hoc duoc nhieu dieu moi tu cac mon hoc
tai khoa KT
.462
Thich hoc chuyen nganh cua minh tai khoa
KT
.819
Vui vi da hoc Khoa KT .750
Phat hien ra chuyen nganh cua minh thu vi .738
Tu tin vi la sinh vien khoa KT .504
Bang tot nghiep khoa KT dem lai viec lam
luong cao
.721
Bang tot nghiep khoa KT dem lai viec lam
on dinh .708
Cac nha tuyen dung thich nhan sinh vien
khoa KT
.617
Kien thuc hoc duoc tai khoa KT giup thang
tien trong su nghiep
.592
Quan he giua chat luong dao tao voi hoc phi
can doi
.874
Khoa KT cung cap dich vu dao tao tuong
xung voi hoc phi
.870
41
Thoi gian hoc tap tai khoa KT vui hon voi
nhung ban be trong lop
.829
Viec hoc tap o Khoa KT thu vi hon vi co
nhieu ban den tu nhieu vung que
.813
Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a Rotation converged in 6 iterations.
Trên bảng Ma trận nhân tố đã xoay thể hiện các hệ số Factor loading
biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các mục hỏi, hệ số này càng lớn cho
biết nhân tố và mục hỏi có tương quan càng chặt chẽ với nhau. Các hệ số này sẽ
giúp giải thích được ý nghĩa cuả các nhân tố thông qua mối quan hệ giữa nhân tố
và các mục hỏi thuộc về nó. Cụ thể:
1. Nhân tố 1: chứa 5 mục hỏi thể hiện đánh giá của sinh viên về danh
tiếng, uy tín, hình ảnh của Khoa trong cộng đồng hay với các nhà tuyển dụng
trong mối liên hệ với giá trị tấm bằng tốt nghiệp của họ… nó còn bao gồm cả
đánh giá của gia đình sinh viên về khoa. Như vậy đây chính là bộ phận giá trị
cảm nhận của sinh viên về hình ảnh của tổ chức cung cấp dịch vụ hay gọi tên
chính thức là bộ phận “giá trị hình ảnh”. Bộ phận giá trị hình ảnh được đo lường
bằng một thang đo gồm 5 mục hỏi nhưng muốn biết thang đo “giá trị hình ảnh”
này có độ tin cậy cao đến đâu tác giả phải thực hiện tiếp việc tính toán
Cronbach Alpha :
Bảng 7 Phân tích độ tin cậy của thang đo bộ phận “giá trị hình ảnh”
STT Tên mục hỏi Giá trị Alpha nếu loại biến
1. Da nghe nhung dieu tot dep ve Khoa KT .7776
2. Cac doanh nghiep co an tuong tot ve Khoa KT .7662
3. Uy tin cua khoa KT da nang cao gia tri tam bang TN .7373
4. Danh tieng cua khoa KT anh huong tot den gia tri tam bang TN .7434
5. Gia dinh tin rang chuong trinh hoc cua Khoa KT tot .8158
Số trường hợp = 490.0 Số mục hỏi = 5
42
Hệ số độ tin cậy
Alpha = .8064
Một giá trị Cronbach Alpha trên 0,8 (cụ thể là 0,8064) chứng tỏ một độ tin
cậy cao cho thang đo bộ phận giá trị hình ảnh, xem cột Giá trị Alpha nếu loại biến
trên bảng Phân tích độ tin cậy của thang đo bộ phận “giá trị hình ảnh” ta thấy
nếu loại mục hỏi có nội dung Gia dinh tin rang chuong trinh hoc cua Khoa KT tot thì độ
tin cậy của thang đo giá trị hình ảnh tăng thêm được đến 0,815. Nhưng tác giả
vẫn quyết định giữ lại mục hỏi này vì khi có nó độ tin cậy cũng vẫn rất cao, nó
lại thể hiện một nét đặc thù trong bộ phận giá trị cảm nhận về giá trị dịch vụ đào
tạo trong bối cảnh của ĐH Việt Nam, đó là sinh viên không chỉ đánh giá giá trị
hình ảnh của tổ chức qua con mắt cộng đồng và các doanh nghiệp mà còn qua
chính lăng kính gia đình của họ, một điểm mới so với thang đo giá trị hình ảnh
của Nha Nguyen và LeBlanc
2. Nhân tố 2: được thể hiện qua 6 mục hỏi khảo sát đánh giá của sinh
viên về giá trị hiểu biết mà quá trình đào tạo tại khoa đem lại cho họ, đây là bộ
phận giá trị được đặt tên là “giá trị hiểu biết”, đáng chú ý là nó bao gồm mục
hỏi có nội dung Hoat dong phong trao cua Khoa KT lam viec hoc tap thu vi trong khi tại
phần xây dựng bản câu hỏi mục hỏi này nhằm khảo sát giá trị xã hội mà sinh
viên nhận được. Bên cạnh đó còn có hai mục hỏi được tác giả phát triển thêm so
với thang đo gốc qua kết quả nghiên cứu định tính là Hoc tap tai Khoa KT giup hoan
thien ban than ve nhieu mat, Khoa KT day nhieu dieu thuc te chu khong phai ly thuyet suong, như
vậy cần phải đánh giá sự có mặt của chúng trong thang đo giá trị hiểu biết có
ảnh hưởng như thế nào đối với độ tin cậy của thang đo, một lần nữa tác giả lại
thực hiện tính toán Cronbach Alpha, kết quả như sau:
43
Bảng 8 Phân tích độ tin cậy của thang đo bộ phận “giá trị hiểu biết”
STT Tên mục hỏi Giá trị Alpha nếu loại
biến
1. Da hoc duoc nhieu dieu moi tu cac mon hoc tai Khoa KT .7680
2. Kien thuc Khoa KT cung cap lam thoa man mong muon
hoc hoi
.7317
3. Chuong trinh hoc cua Khoa KT co nhung kien thuc phu
hop
.7350
4. Hoat dong phong trao cua Khoa KT lam viec hoc tap thu
vi
.7591
5. Khoa KT day nhieu dieu thuc te chu khong phai ly thuyet
suong
.7527
6. Hoc tap tai Khoa KT giup hoan thien ban than ve nhieu
mat
.7618
Số trường hợp = 490.0 Số mục hỏi = 6
Hệ số độ tin cậy
Alpha = .7843
Phân tích nhân tố cho thấy nếu loại mục hỏi Hoat dong phong trao cua Khoa KT
lam viec hoc tap thu vi sẽ khiến độ tin cậy của thang đo giảm sút đi, cụ thể là hệ số
Alpha giảm từ 0,7843 xuống 0,7591, do đó mục hỏi này tỏ ra có vai trò tốt trong
việc duy trì độ tin cậy của thang đo bộ phận “giá trị hiểu biết”; đánh giá tương
tự với mục hỏi Khoa KT day nhieu dieu thuc te chu khong phai ly thuyet suong và thang đo
giá trị hiểu biết với 6 mục hỏi (trong đó có 2 mục hỏi được phát triển thêm so
với thang đo gốc) ở trên tỏ ra có độ tin cậy rất thuyết phục là 0,7843 vì tất cả
đều có vai trò làm tăng độ tin cậy của thang đo.
Tác giả thấy rằng sinh viên khoa Kinh tế đã không đánh giá vai trò của
các hoạt động phong trào (hoạt động thể thao, văn nghệ, các cuộc thi trí tuệ, thi
khỏe đẹp, hoạt động tình nguyện …) theo hướng gia tăng giá trị xã hội cho bản
thân như các sinh viên nước ngoài mà lại đánh giá cao vai trò của các hoạt động
44
đó trong việc làm gia tăng giá trị hiểu biết của họ, như vậy họ xem các hoạt
động phong trào như việc chơi mà học, điều này xem ra cũng phù hợp với việc
sinh viên coi môi trường ĐH là nơi giúp họ hoàn thiện bản thân về nhiều mặt,
tức là quá trình học ĐH đã tạo cho sinh viên một giá trị hiểu biết vượt trội.
3. Nhân tố 3: bao gồm 4 mục hỏi khảo sát giá trị cảm xúc mà sinh viên có
được từ quá trình tiếp nhận sự cung cấp dịch vụ tại Khoa, tên gọi của nhân tố
này được chọn là “giá trị cảm xúc”. Trong bộ phận giá trị cảm xúc có một mục
hỏi được phát triển thêm qua khảo sát định tính là Tu tin vi la sinh vien khoa KT để
thể hiện một nét đặc thù trong cảm nhận của sinh viên trong bối cảnh đào tạo
ĐH tại Việt Nam, để biết mục hỏi được phát triểm thêm này có hợp lý hay
không, hệ số Cronbach Alpha một lần nữa lại được nhờ đến:
Bảng 9 Phân tích độ tin cậy của thang đo bộ phận “giá trị cảm xúc”
STT Tên mục hỏi Giá trị Alpha nếu loại biến
1. Vui vi da hoc Khoa KT .6724
2. Thich hoc chuyen nganh cua minh tai Khoa KT .6821
3. Phat hien ra chuyen nganh cua minh thu vi .7038
4. Tu tin vi la sinh vien Khoa KT .7693
Số trường hợp = 490.0 Số mục hỏi = 4
Hệ số độ tin cậy
Alpha = .7654
Nếu loại bỏ mục hỏi tìm hiểu về cảm xúc tự tin khi là sinh viên tại Khoa
Kinh tế, giá trị Alpha chỉ giảm rất ít (0,7693 so với 0,7654) trong khi bản thân
giá trị Alpha của thang đo 4 mục hỏi thành phần này cũng thể hiện một độ tin
cậy rất cao qua giá trị =0,7654 nên tác giả chấp nhận sử dụng thang đo này, như
vậy tình huống đào tạo ĐH tại Việt Nam đã đem lại cho sinh viên thêm một
thành phần đặc thù trong giá trị cảm xúc là sự tự tin khi là sinh viên ĐH.
45
4. Nhân tố 4: trên bảng Ma trận nhân tố đã xoay, nhân tố thứ 4 thể hiện
khía cạnh giá trị cảm nhận về giá trị chức năng thể hiện qua tính thiết thực của
việc có được bằng cấp ĐH trong công việc và cuộc sống tương lai của sinh viên
dưới dạng những đánh giá của họ về khả năng dễ tìm được việc làm, tìm được
việc làm ổn định, tìm được việc làm có thu nhập cao… nó được đặt tên là “giá trị
chức năng liên quan đến tính thiết thực kinh tế”. Độ tin cậy của thang đo bộ
phận giá trị này có giá trị Alpha = 0,6956 xấp xỉ 0,7 nên thang đo giá trị chức
năng này vẫn có độ tin cậy tốt, như đã nói ở phần Phân tích dữ liệu, tình huống
nghiên cứu khá mới có thể chấp nhận một giá trị Alpha ngay từ 0,6 trở lên.
5. Nhân tố 5: chính là bộ phận “giá trị chức năng liên quan đến sự đánh
giá của sinh viên về mối quan hệ học phí-chất lượng”. Độ tin cậy của thang đo
gồm 2 mục hỏi này khá cao vì Alpha = 0,8431.
Như vậy cũng giống như nghiên cứu của Nha Nguyên và Le Blanc trong
nghiên cứu tại trường đào tạo ngành kinh tế tại Canada, bộ phận giá trị chức
năng cũng tách thành hai
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cảm nhận của sinh sinh về chất lượng dịch vu đào tạo của khoa kinh tế - Trường ĐH Thủy Sản.pdf