Mục lục . 1
Lời nói đầu . 4
Danh mục qui ước chữ viết tắt . 5
Danh mục bảng biểu . 6
Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên . . 7
MỞ ĐẦU. 8
1. Lí do chọn đề tài . . 8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu . 9
5. Lịch sử vấn đề . 10
6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài . 14
7. Cấu trúc của luận văn . .1 5
CHưƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG . 16
1.1. Khái niệm địa danh và địa danh học . .1 6
1.1.1. Khái niệm địa danh . .1 6
1.1.2. Khái niệm địa danh học . 18
1.2. Chức năng và phân loại địa danh . 18
1.2.1. Chức năng của địa danh . .1 8
1.2.2. Phân loại địa danh . .1 9
1.2.3. Vấn đề đồng đại và lịch đại trong nghiên cứu địa danh . .2 4
1.3. Địa danh thành phố Thái Nguyên - những vấn đề liên quan . .2 5
1.3.1.Vị trí địa lí . .2 5
1.3.2. Lịch sử . .2 6
1.3.3. Dân cư, dân tộc . .2 9
1.3.4. Ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá . .3 0
1.4. Địa danh thành phố Thái Nguyên - kết quả thu thập và phân loại . 32
128 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát địa danh tại thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai trò riêng. Theo cách hiểu thông thường, giữa hai bộ phận
trong phức thể địa danh thì thành tố B có chức năng hạn định cho thành tố A
nhưng trong một số trường hợp, thành tố A lại trở lại hạn định cho thành tố B.
Cụ thể, trong một số phức thể địa danh, nhờ các thành tố A mà thành tố B
được hạn định và phân biệt rõ ràng. Ví dụ: các thành tố "hồ" và "kênh"có
chức năng phân biệt loại hình và các tên riêng cụ thể trong các phức thể địa
danh hồ Núi Cốc và kênh Núi Cốc. Tương tự, các thành tố chung "phường",
"ga", "chợ" có chức năng phân biệt loại hình và các tên riêng cụ thể trong các
phức thể địa danh phường Đồng Quang, ga Đồng Quang, chợ Đồng Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
50
- Chức năng phân biệt loại hình
Để đặt tên, gọi tên một đối tượng nào đó, trước hết con người - chủ thể
đặt tên phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của chúng ở sự lặp lại mang tính
khái quát và không lặp lại mang tính chuyên biệt. Từ trong sự tri nhận đó mà
trong một phức thể địa danh, bao giờ cũng có một thành tố chỉ ra loại hình đối
tượng và một thành tố khu biệt, cá thể hoá đối tượng. Và thành tố A - thành
tố thứ nhất trong phức thể địa danh là thành tố có nhiệm vụ, chức năng lớn
nhất của mình là chỉ ra cho được loại hình của đối tượng. Ví dụ: sông Cầu,
sông Công chỉ chung một đối tượng có đặc tính chung là dòng chảy;
phường Đồng Quang (Đ. Q), phường Gia Sàng (G. S)có đặc tính chung là
đơn vị hành chính do chính quyền đặt. Không những vậy, thành tố chung A
còn có chức năng phân biệt loại hình và các địa danh cụ thể trong các phức
thể địa danh. Ví dụ: đê Mỏ Bạch (Q. Trung), đền Mỏ Bạch (Q. V) Tương tự
như vậy, các thành tố chung như phường, chợ, ga có chức năng phân biệt loại
hình và tên riêng cụ thể trong phức thể địa danh: phường Quan Triều, chợ
Quan Triều, ga Quan Triều (Q. Triều). Như vậy có thể xem chức năng phân
biệt loại hình cho địa danh là chức năng thường trực, thường xuyên và rất
quan trọng của thành tố chung.
- Chức năng chuyển hoá
Không chỉ đảm nhiệm và thực hiện tốt hai chức năng đã nêu, các thành tố chung nhiều khi đã vượt khỏi ranh giới tồn tại của mình để xâm nhập và chuyển hoá thành một hoặc một vài yếu tố trong địa danh. Hiện tượng này là biểu hiện của sự phong phú, đa dạng về mối tương liên giữa các bộ phận trong cấu trúc phức thể địa danh.
Trong địa danh thành phố Thái Nguyên, số lượng địa danh được chuyển hoá từ A sang B là 168/ 1072 trường hợp, chiếm 15,7%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
51
Trong đó, nhóm danh từ chung chỉ đơn vị hành chính chuyển hoá mạnh nhất: 122/168 trường hợp, chiếm 72,6%. Ví dụ: xóm → đồng Xóm Trắng (T. Đức), nhà văn hoá Xóm Cây Thị (T. Cương), nhà văn hoá Xóm 1 (P. H); tổ → nhà văn hoá Tổ 1, nhà văn hoá Tổ 15 (Đ. Q)
Nhóm danh từ chung chỉ đối tượng thự nhiên có 27/ 168 trường hợp chuyển hóa, chiếm 16,1%. Ví dụ: đồi → xóm Đồi Chè, bến → xóm Bến Đò (T. Đức), đồng → chợ Đồng Quang (Q. Trung)
Nhóm danh từ chung chỉ công trình xây dựng - giao thông chuyển hoá ít
hơn, chỉ có 19/168 trường hợp chuyển hoá, chiếm 11,3%. Ví dụ: cầu → đồng
Cầu (T. Đức); ga → đường Ga Đồng Quang (Q. Trung); nhà thờ → đường
Nhà Thờ (T. V); núi→ hồ Núi Cốc (T. Cương), miếu → xóm Ao Miếu (T. Đức)
So sánh đối chiếu với địa danh Hội An, chúng tôi thấy có sự trùng hợp nhất là trong cách đặt tên. Các đặc điểm địa hình địa lí được quan tâm nhất và dùng làm yếu tố cơ sở để đặt tên cho đất mới vì chúng mang tính thực tiễn, dễ xác định nơi chốn, địa điểm.
Bảng 2.2. Thống kê các loại đối tượng chuyển hoá trong địa danh
STT Danh từ chung chuyển hoá Tỷ lệ (%)
1 Danh từ chung chỉ đơn vị hành chính 72,6
2 Danh từ chung chỉ đối tượng tự nhiên 16,1
3 Danh từ chung chỉ các công trình xây dựng - giao thông 11,3
Tổng 100
Về vị trí, danh từ chung chuyển hoá thành tên riêng là 11/168 trường hợp, chiếm 6,5%, chuyển hoá thành bộ phận của tên riêng là 157/168 trường hợp, chiếm 93,5%.
Về từ nguyên, trong địa danh thành phố Thái Nguyên, danh từ chung
chuyển hoá sang tên riêng có nguồn gốc thuần Việt là 156/168 trường hợp,
chiếm 92,9%, nguồn gốc Hán - Việt là 12/168 trường hợp, chiếm 7,1%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
52
* Khả năng kết hợp của các nhóm thành tố chung
· Khả năng kết hợp của các nhóm thành tố chung chỉ đối tượng tự nhiên - Nhóm thành tố chung trong sơn danh:
+ Đồi: "Dạng địa hình lồi, có sườn thoải, thường không cao quá 200 mét" [28, tr.337]. Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, "đồi" xuất hiện với tư cách thành tố chung, xuất hiện 41 lượt chủ yếu ở các xã phía Nam của thành phố. Có rất nhiều địa danh gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của quân dân Thái Nguyên trong những năm tháng kháng chiến: đồi Cao Xạ, đồi M (G. S), đồi Trận Địa (T. Đức) Có 1 trường hợp chuyển hoá thành yếu tố của tên riêng: đồi→ xóm Đồi Chè (P. Trìu).
+ Núi: "Địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất thường cao trên 200 mét" [28, tr.742].
Qua khảo sát chúng tôi thấy, có 7 lần "núi" được sử dụng với tư cách là
thành tố chung: núi Guộc, núi Tương Tư, núi Đợi Chờ, núi Tiên Nằm (T.
Cương) có 07 trường hợp chuyển sang bộ phận tên riêng: núi→ hồ Núi Cốc, xóm Núi Dài, đường Núi Cốc (T. Cương)
+ Đảo: "Khoảng đất lớn có nước bao quanh, ở sông, hồ, biển hoặc đại
dương" [28, tr.289]. Trên địa bàn thành phố, "đảo" xuất hiện 5 lượt với tư
cách là thành tố chung. Ví dụ: đảo Tên Nằm, đảo Dê, đảo Cò (T.Cương)
Không có trường hợp nào chuyển sang tên riêng hoặc bộ phận của tên riêng.
- Nhóm thành tố chung trong thuỷ danh:
+ Hồ: "Nơi đất trũng chứa nước, thường là nước ngọt, tương đối rộng và sâu, nằm trong đất liền" [28, tr.456]. Có 7 lần thành tố chung "hồ" xuất hiện: hồ Dốc Lim, hồ Nhà In (T. Đức), hồ Núi Cốc (T. Cương) Không có trường hợp nào chuyển hoá sang tên riêng.
+ Sông: "Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt
đất, thuyền bè thường đi lại được" [28, tr.867]. Có 2 lần thành tố chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
53
"sông" xuất hiện: sông Cầu và sông Công. Không có trường hợp nào chuyển sang tên riêng hoặc bộ phận tên riêng.
+ Bến: "Nơi qui định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên
xuống, xếp dỡ hàng hoá hoặc làm các việc phục vụ kĩ thuật cho tàu" [28, tr.58].
Có 3 lần thành tố chung "bến" xuất hiện: bến Oánh (T.D), bến Than (Q. V),
bến Tượng (T. V). Có 04 trường hợp chuyển sang bộ phận của tên riêng: bến
® xóm Bến Đò (T. Đức), đường Bến Tượng (T. V), đường Bến Oánh (T. D)...
+ Suối: "Dòng nước tự nhiên ở miền đồi núi, chảy thường xuyên hoặc theo mùa, do nước mưa hoặc nước ngầm chảy ra ngoài mặt đất tạo nên" [28, tr.876]. Có 5 lần "suối" xuất hiện làm thành tố chung. Ví dụ: suối Loàng, suối Mỏ BạchKhông có trường hợp nào chuyển hoá thành tên riêng.
+ Ao: " Chỗ đào sâu xuống đất để giữ nước nuôi cá, thả bèo, trồng rau" [28, tr.8]. Có 2 lần "ao" xuất hiện làm thành tố chung. Ví dụ: ao Chùa, ao Dài. Có 03 trường hợp chuyển hoá thành bộ phận của tên riêng: ao ® đồng Ngách Ao Sen, xóm Ao Sen, xóm Ao Miếu (T. Đức).
+ Kênh: "Công trình dẫn nước đào đắp hoặc xây trên mặt đất, phục vụ thuỷ lợi, giao thông" [28, tr.486]. Có 1 lần thành tố chung "kênh" xuất hiện. Ví dụ: kênh Núi Cốc. Không có trường hợp nào chuyển hoá thành tên riêng hoặc bộ phận tên riêng.
- Nhóm thành tố chung trong vùng đất nhỏ phi dân cư:
+ Đồng: "Khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy và trồng trọt" [28, tr.341]. Có 40 lượt thành tố chung "đồng" xuất hiện. Ví dụ: đồng Cửa Làng, đồng Hống, đồng Ngọ Kẹo, đồng Dốc Đỏ, đồng Gốc Trám (T. Đức), đồng Rơm (Đ. Q)Có 10 trường hợp chuyển sang bộ phận tên riêng: đồng ® chợ Đồng Quang, ga Đồng Quang, phường Đồng Quang (Đ.Q), xóm Đồng Nội, xóm Đồng Kiệm (P. Trìu)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
54
· Khả năng kết hợp của các nhóm thành tố chung chỉ đối tượng không tự nhiên
- Nhóm thành tố chung trong địa danh cư trú do chính quyền đặt: nhóm thành tố này chủ yếu có nguồn gốc từ Hán - Việt.
+ Tổ: "Đơn vị dân cư ở thành phố, dưới phường, gồm một số ít hộ ở gần nhau" [28, tr.1007]. Có 515 lượt thành tố chung "tổ" xuất hiện. Ví dụ: tổ 2, tổ 5, tổ 15 (Đ. Q) Có 97 trường hợp chuyển hoá sang bộ phận của tên riêng. Ví dụ: tổ → nhà văn hoá Tổ 1, nhà văn hoá Tổ 15 (Đ. Q)
+ Phường: "Đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo
khu vực dân cư ở đường phố, dưới quận" [28, tr.793]. Những đơn vị hành
chính mang tên phường chủ yếu thuộc các vùng thị xã, thành phố và ở đó
kinh tế phát triển hơn ở vùng nông thôn. Trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, có 18 lượt thành tố chung "phường" xuất hiện. Ví dụ: phường Quang
Vinh (Q. V), phường Gia Sàng (G. S). Không có trường hợp nào chuyển hoá
thành tên riêng.
+ Xã: "Đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, bao gồm một số thôn, xóm" [2, tr.1140]. Có 8 lần "xã" xuất hiện làm thành tố chung. Ví dụ: xã Thịnh Đức (T. Đức), xã Quyết Thắng (Q. Thắng) Không có trường hợp nào chuyển hoá thành tên riêng.
- Nhóm thành tố chung trong địa danh cư trú có từ thời phong kiến:
+ Xóm: "Khu dân cư ở nông thôn, nhỏ hơn làng, gồm nhiều nhà ở liền nhau" [28, tr.1155]. Có 135 lần thành tố chung "xóm" xuất hiện. Ví dụ: xóm Đồng Chùa, xóm Đồng Nội (P.Trìu), xóm Tiến Bộ (L. S)có 24 trường hợp thành tố chung "xóm" chuyển hoá thành bộ phận của tên riêng. Ví dụ: đồng Xóm Trắng, nhà văn hoá Xóm Hợp Thành (T. Đức), nhà văn hoá Xóm Cây Thị (P. Xuân), nhà văn hoá Xóm 1 (P. H)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
55
- Nhóm thành tố chung trong địa danh chỉ công trình giao thông:
+ Đường: "Lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi" [28, tr.357]. Có 56 lần thành tố chung "đường" xuất hiện. Ví dụ: đường Nha Trang (T. V), đường Ga Đồng Quang (Q. Trung)không có trường hợp nào chuyển hoá thành tên riêng hay bộ phận của tên riêng.
+ Cầu: "Công trình xây dựng trên các chướng ngại vật như sông, hồ, chỗ trũng để tiện đi lại" [28, tr.126]. Có 20 lần thành tố chung "cầu" xuất hiện. Ví dụ: cầu Bóng Tối (T. V), cầu Đán (T. Đán), cầu Làng Đanh (Q.Triều) Có 03 lần "cầu" chuyển hoá thành tên riêng: cầu ® xóm Cầu (L. S), đồng Cầu (T. Đức), sông Cầu và 05 lần chuyển hoá thành bộ phận của tên riêng: cầu ® đồng Cầu Tre (T. Đức), suối Cầu Giạt (T. Đức)
+ Ga: "Công trình kiến trúc làm nơi để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hoá ở những điểm quy định cho xe lửa, xe điện hay máy bay đỗ trên các tuyến đường đi, đường bay" [28, tr.368]. Có 4 lần "ga" xuất hiện làm thành tố chung. Ví dụ: ga Đồng Quang (Q. Trung), ga Quan Triều (Q. Triều), ga Lưu Xá (P. Xá)Có 1 lần "ga" chuyển hoá thành tên riêng: ga ® xóm Ga (L. S) và 1 lần chuyển hoá thành bộ phận của tên riêng: ga ® đường Ga Đồng Quang (Q. Trung).
- Nhóm thành tố chung trong địa danh chỉ công trình xây dựng:
+ Nhà văn hoá: "Nhà làm nơi tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ cho quần
chúng đông đảo" [28, tr.701]. Trong tư liệu khảo sát của chúng tôi, thành tố
chung "nhà văn hoá" xuất hiện 122 lần. Ví dụ: nhà văn hoá Thiếu Nhi (T. V),
nhà văn hoá Công nhân Gang Thép (Tr.Thành), nhà văn hoá tổ 5 (Đ. Q)
Không có trường hợp nào chuyển hoá thành tên riêng hay bộ phận của tên riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
56
+ Chợ: "Nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày,
buổi nhất định" [28, tr.171]. Có 23 lần thành tố chung "chợ" xuất hiện. Ví dụ:
chợ Đồng Quang (Q. Trung), chợ Dốc Hanh (Tr.Thành), chợ Vó Ngựa
(Tr.Thành)Có 01 trường hợp chuyển hoá thành tên riêng: chợ ® xóm Chợ
(P. Trìu).
+ Chùa: "Công trình được xây cất làm nơi thờ Phật" [28, tr.180]. Có 05 lần "chùa" xuất hiện là thành tố chung. Ví dụ: chùa Đồng Mỗ (T. D), chùa Yna (T. Cương)Có 02 trường hợp thành tố chung "chùa" chuyển hoá thành tên riêng: chùa ® ao Chùa, xóm Chùa (T. Đức) và 01 trường hợp chuyển hoá thành bộ phận của tên riêng: chùa ® xóm Đồng Chùa (P. Trìu).
+ Đền: "Nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh" [28, tr.310]. Có 03 lần thành tố chung " đền" xuất hiện. Ví dụ: đền Xương Rồng (P. Đ. P), đền Mỏ Bạch (Q. V)Không có trường hợp nào chuyển hoá thành tên riêng hoặc bộ phận của tên riêng.
+ Nhà thờ: “ Nơi thờ chúa Jesus để giáo dân đến lễ ” [28, tr.701]. Có 06
trường hợp thành tố chung “ nhà thờ ” xuất hiện. Ví dụ: nhà thờ Guộc
(T.Cương), nhà thờ Tân Cương (T. Cương)Có 04 trường hợp chuyển hoá
sang tên riêng: nhà thờ ® xóm Nhà Thờ, đồng Nhà Thờ (T. Cương)
+ Tượng đài: "Công thình kiến trúc lớn gồm một hoặc một nhóm tượng,
đặt ở địa điểm thích hợp, dùng làm biểu trưng cho một dân tộc, một địa
phương, đánh dấu một sự kiện lịch sử hay tưởng niệm những người có công
lớn" [28, tr.1082]. Có 04 lần thành tố chung "tượng đài" xuất hiện. Ví dụ:
tượng đài liệt sĩ Thái Nguyên, Tượng đài Tân Lập (T. Lập) không có
trường hợp nào chuyển hoá thành tên riêng hoặc bộ phận của tên riêng.
Trên đây chúng tôi chỉ miêu tả một số thành tố chung tiêu biểu và thành tố chung xuất hiện với tần số cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
57
2.1.4. Về tên riêng (thành tố B)
2.1.4.1. Khái niệm tên riêng
Trong một phức thể địa danh, bên cạnh thành tố A (thành tố chung) chỉ ra loại hình đối tượng còn có thành tố khác có chức năng khu biệt đối tượng này với đối tượng khác. Nó luôn đi sau và hạn định cho thành tố chung. Các nhà nghiên cứu đã gọi thành tố đó bằng thuật ngữ tên riêng hoặc địa danh (thành tố B).
Thành tố B (tên riêng) là yếu tố thứ hai trong phức thể địa danh. Nó có thể là từ, cụm từ (ngữ) nếu xét về cấp độ ngôn ngữ; có thể là danh từ, động từ, tính từ xét về mặt từ loại; có thể nó là đơn tiết hay đa tiết xét về mặt cấu tạo và cũng có thể là gốc Hán, gốc Việt hay gốc Pháp... xét về mặt nguồn gốc. Thành tố B có chức năng nhận diện, đánh dấu, khu biệt đối tượng địa lí vốn được tách ra từ hàng loạt đối tượng địa lí khác nhau.
Như vậy, tên riêng (thành tố B) trong địa danh là những từ hoặc cụm từ dùng để định danh cho từng đối tượng tự nhiên - không tự nhiên, mang chức năng cá thể hoá và khu biệt đối tượng trong loại hình.
2.1.4.2. Đặc điểm tên riêng trong phức thể địa danh ở thành phố Thái Nguyên * Về số lượng các yếu tố trong địa danh
Với tổng số 1072 địa danh được thu thập, chúng tôi thấy độ dài các yếu tố (âm tiết) trong tên riêng không giống nhau. Tên riêng đơn giản nhất có độ dài một âm tiết và tên riêng phức tạp nhất có độ dài 9 âm tiết. Có thể xem mỗi âm tiết có nghĩa là một yếu tố để thuận lợi hơn khi xếp các âm tiết vào vị trí các yếu tố trong cấu trúc địa danh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
58
Bảng 2.3. Thống kê số lượng các yếu tố (âm tiết) trong địa danh thành phố Thái Nguyên
Số lượng địa danh Tổng số Tỉ lệ
STT Số lượng yếu tố
Tự nhiên Không tự nhiên (1072) ( %)
1 Một yếu tố 29 564 593 55,32
2 Hai yếu tố 80 354 434 40,49
3 Ba yếu tố 3 27 30 2,8
4 Bốn yếu tố 8 0,75
5 Năm yếu tố
6 Sáu yếu tố 1 0,09
7 Bẩy yếu tố 4 0,37
8 Tám yếu tố 1 0,09
9 Chín yếu tố 1 0,09
Nếu như ở thành phố Thanh Hoá, thành phố Vinh, các địa danh có 2 âm tiết chiếm tỉ lệ cao (Thanh Hoá: 60,21%; Vinh: 77,4%) thì ở thành phố Thái Nguyên, số lượng địa danh có 1 âm tiết lại chiếm tỉ lệ cao (53,5%). Tuy nhiên đây không phải là sự khác biệt quá lớn bởi địa danh thành phố Thái Nguyên đã phát triển theo xu hướng định danh theo phương thức mới: dùng số từ để cấu tạo địa danh (ví dụ: số 15 đã được danh hoá để trở thành Tổ 15 (Đ. Q)). Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng, ở thành phố Thái Nguyên số lượng địa danh có 2 âm tiết cũng chiếm tỉ lệ cao xấp xỉ với địa danh có số lượng 1 âm tiết (40,5%). Điều này cũng đã phần nào chứng minh cho xu hướng song tiết hoá của tiếng Việt hiện đại.
Các địa danh khác có số lượng là 3 âm tiết trở lên thường xuất hiện với tần số thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
59
* Về cấu tạo
Giống như các địa danh khác trong cả nước, địa danh thành phố Thái Nguyên có hai kiểu cấu tạo là cấu tạo đơn và cấu tạo phức.
- Cấu tạo đơn
Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh trong đó thành tố B có kích thước của một từ đơn đơn tiết (một âm tiết) hoặc một từ đơn đa tiết.
Có 593/1072 tên riêng có cấu tạo từ đơn đơn tiết hoặc từ đơn đa tiết,
chiếm 55,3% trong tổng số địa danh được thu thập.
Xem xét thành tố B có cấu tạo đơn trong cấu trúc của phức thể địa danh
thành phố Thái Nguyên, có thể nhìn nhận ở hai phương diện: nguồn gốc và từ loại.
+ Thành tố B có cấu tạo đơn xét về mặt nguồn gốc
Trong bất kì một địa bàn cư trú nào mà có nhiều dân tộc cùng sinh sống, thì dấu ấn của các dân tộc đó có thể được thể hiện qua những tên gọi các đối tượng địa lí, không gian địa lí. Và hơn nữa, do sự ảnh hưởng qua lại về văn hoá giữa các địa bàn, khu vực cư trú cũng đã dẫn đến sự đa dạng về nguồn gốc của các địa danh.
Thành phố Thái Nguyên là địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt (Kinh), và một số dân tộc ít người nên địa danh cũng phần nào phản ánh sự đa dạng về nguồn gốc của các dân tộc trên.
. Địa danh đơn có nguồn gốc thuần Việt: 578/593, chiếm 97,47% địa danh đơn. Ví dụ: miếu Ông, miếu Bà (T. Đức), xóm Mới (T. Lương), xóm Chùa (T. Duyên), tổ 1, tổ 20 (T. V)
. Địa danh đơn có nguồn gốc Hán - Việt: 12/593, chiếm 2,02% địa danh đơn. Ví dụ: đồng Hống (T. Đức), chùa Đán, cầu Đán, chợ Đán (T. Đán)
. Địa danh đơn không xác định được nguồn gốc: 3/593, chiếm 0,51%.
Ví dụ: Núi Guộc, nhà thờ Guộc, chùa Yna (T. Cương).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
60
Như vậy, sự phân bố thành tố B có cấu tạo đơn xét về mặt nguồn gốc là không đều: địa danh đơn thuần Việt chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là địa danh đơn Hán Việt, địa danh đơn không xác định được nguồn gốc.
+ Thành tố B có cấu tạo đơn xét về mặt từ loại
Thành tố B có cấu tạo đơn được tạo nên từ nhiều từ loại khác nhau nhưng phổ biến nhất là danh từ.
. Danh từ: chùa Đán (T. Đán), miếu Khách (T. Đức), cầu Đán (T. Đán), xóm Chợ (T. Đức), đồng Giếng (T. Đức), sông Công, đảo Cò (T.Cương)
. Động từ: xóm Cử, xóm Pha (L. S), đồng Hống (T. Đức)
. Tính từ: cầu Loàng (G. S), xóm Mới (T. Lương), đồi Bục, ao Dài (T. Đức)
. Số từ: tổ 7, 16 (T.Long), xóm 14, xóm 9 (P. H), quốc lộ 3,
- Cấu tạo phức
Giống như nhiều địa danh khác của Việt Nam, địa danh thành phố Thái Nguyên đa dạng nhưng cũng rất phức tạp. Thành tố B (tên riêng) có cấu tạo phức là sự kết hợp giữa hai hoặc hơn hai yếu tố (âm tiết) có nghĩa. Trong địa danh thành phố Thái Nguyên, có 479 tên riêng có cấu tạo phức, chiếm 44,7% trong tổng số 1072 địa danh trên địa bàn.
+ Thành tố B có cấu tạo phức xét về mặt nguồn gốc
. Nhóm địa danh thuần Việt: 229/479 tên riêng có cấu tạo phức, chiếm 47,81%.
Ví dụ: đường Núi Cốc (T. Cương), cầu Làng Đanh (Q. Triều), công viên Gang Thép (T. Thành), chợ Bờ Hồ (T. Lập)
. Nhóm địa danh Hán - Việt: 185/479, chiếm 38,62%.
Ví dụ: chợ Quang Vinh (Q. V), phường Tân Long (T. Long), xã Quyết Thắng (Q. Thắng), đồi Độc Lập (Tr.Thành)
. Nhóm địa danh hỗn hợp: 50/479, chiếm 10,44%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
61
Ví dụ: xóm Tân Đức 1 (T. Đức), chợ Khu Nam (Tr.Thành), di tích Trại lính Khố Xanh (T. V), cầu Bến Oánh (T. D)
. Nhóm địa danh gốc Tày Nùng: 9/479, chiếm 1,88%.
Ví dụ: cầu Khuôn Nặm, đồi Cốc Lùng, đồng Ngọ Kẹo, xóm Khuôn Nặm (T. Đức)
. Nhóm địa danh không xác định được nguồn gốc: 6/479, chiếm 1,25%.
Ví dụ: xóm Trám Lãi, xóm Na Cớm, đồi Gò Ra (T. Đức), xóm Yna 1,
xóm Yna 2 (T. Cương)
Như vậy, địa danh phức có nguồn gốc thuần Việt chiếm tỉ lệ cao nhất. Tiếp đó là địa danh phức có nguồn gốc Hán- Việt. Các địa danh phức có nguồn gốc Hán Việt hầu hết đều là mỹ tự. Loại địa danh này xuất hiện nhiều trong thời nhà Nguyễn. Do nhu cầu quản lí của chính quyền, cho nên công việc đặt tên, gọi tên các địa danh, nhất là địa danh cư trú hành chính là rất cần thiết. Hơn nữa, việc sử dụng từ ngữ Hán - Việt để đặt tên là phù hợp vì khi đó, chữ Hán là văn tự quốc gia, là thứ chữ được dùng trong giao dịch hành chính của chính quyền phong kiến.
Đặc biệt, trong số những địa danh phức có nguồn gốc Hán- Việt ở thành
phố Thái Nguyên, có nhiều địa danh xuất hiện trong kháng chiến chống Mĩ như:
đồi Trận Địa (T. Đức), đồi Cao Xạ (G. S), tượng đài Thanh Niên xung phong
(T. V) Đây đều là những địa danh mang dấu ấn của một thời chiến tranh.
- Thành tố B có cấu tạo phức xét về mặt từ loại
. Danh từ + danh từ (hoặc cụm danh từ)
Ví dụ: đồng Cây Cọ, đồng Cây Sữa, đồi Gốc Mít, đồi Dân Quân, xóm Bến Đò (T. Đức)
. Danh từ + số từ
Ví dụ: nhà văn hoá Xóm 1 (P. H), nhà văn hoá Tổ 15 (Đ. Q) . Danh từ + tính từ (hoặc cụm danh - tính)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
62
Ví dụ: núi Mỏ Vàng (T. Cương), đồng Xóm Trắng, đồng Dốc Đỏ (T. Đức), xóm Núi Dài (T. Lương), cầu Mỏ Bạch
. Danh từ + cụm danh - động
Ví dụ: đường Nhà Thờ (T. V), đồi Sáo Đẻ (T. Đức), núi Tiên Nằm (T. Cương), hồ Nhà In (T. Đức)
. Số từ + chữ cái: quốc lộ 1B
- Thành tố B có cấu tạo phức xét về mặt quan hệ
Xét về quan hệ giữa các yếu tố trong tên riêng có 3 kiểu: Quan hệ chính phụ.
Quan hệ đẳng lập.
Quan hệ chủ vị.
+ Quan hệ chính phụ
Trong địa danh thuần Việt: yếu tố chính bao giờ cũng đứng trước yếu tố phụ.
Ví dụ: đình Làng Rơm (Đ. Q), cầu Vó Ngựa (T. Thành), đê Sông Cầu
(H. V. T), đồi Cột Cờ (T. Đức), đồi Yên Ngựa (Q. Trung)
Trong địa danh Hán - Việt: yếu tố chính thường đứng sau yếu tố phụ.
Kiểu sắp xếp này thường xuất hiện ở các địa danh chỉ đơn vị dân cư.
Ví dụ: phường Tân Thành, xóm Mỹ Hoà (T. Đức), phường Tân Thịnh,
xóm Long Giang (P. Xuân), xóm Hồng Phúc (Q. Thắng)
Trong địa danh hỗn hợp.
Ví dụ: chợ Khu Nam (Tr.Thành), đường Mỏ Bạch, đường Ga Đồng Quang, cầu Bến Oánh (T. D)
+ Quan hệ đẳng lập
Theo quan hệ đẳng lập, các yếu tố có vai trò bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa cũng như việc tham gia vào các vị trí trong địa danh.
Ví dụ: đường Bắc Nam, đồi Dân Quân (T. Đức), khu công nghiệp Gang
Thép (Tr.Thành), chợ Phú Thái (T. Thịnh)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
63
+ Quan hệ chủ vị
Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ chủ - vị chỉ chiếm số lượng rất
hạn chế. Loại cấu trúc này chủ yếu nằm ở địa danh thuần Việt gọi tên các đối
tượng địa hình tự nhiên. Đây là những trường hợp đặc biệt và rất khó xác định
vì xét về ranh giới, các địa danh có quan hệ chủ vị và các địa danh có quan hệ
chính phụ rất gần với nhau và chúng thiên về quan hệ chính phụ. Chính vì vậy,
việc xác định quan hệ chủ vị trong địa danh của chúng tôi chỉ là tương đối.
Ví dụ: núi Tiên Nằm, đảo Tiên Nằm (T. Cương), đường Nhà Thờ (T. V), đồi Sáo Đẻ (T. Đức)
Như vậy, về phương diện cấu tạo, địa danh thành phố Thái Nguyên có những điểm tương đồng với các địa danh khác của cả nước. Địa danh thành phố Thái Nguyên có cả cấu tạo đơn và cấu tạo phức (cấu tạo phức có ba quan hệ ngữ pháp: quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị, quan hệ đẳng lập). Kiểu quan hệ đẳng lập xuất hiện nhiều ở địa danh chỉ công trình xây dựng - giao thông, có nguồn gốc Hán Việt. Kiểu quan hệ chính phụ có ở cả địa danh chỉ đối tượng tự nhiên - không tự nhiên và có sự thay đổi trật tự chính trước phụ sau hoặc phụ trước chính sau. Kiểu quan hệ chủ vị lại chủ yếu xuất hiện ở các địa danh tự nhiên có nguồn gốc thuần Việt.
* Các phương thức định danh thường gặp trong địa danh thành phố Thái Nguyên
Bất kì địa danh nào trên thế giới cũng có liên quan chặt chẽ đến đối
tượng đặt tên và trong hệ thống địa danh, địa danh của vùng miền nào thì
phản ánh đối tượng tự nhiên - không tự nhiên của vùng miền đó. Về phương
diện cách thức định danh, cho dù mỗi địa bàn, mỗi khu vực có đặc trưng tâm
lí, văn hoá khác nhau nhưng vẫn đều có những phương thức định danh mang
đặc điểm chung nhất định. Khảo sát địa danh thành phố Thái Nguyên, chúng
tôi thấy có các phương thức định danh sau: phương thức tự tạo, phương thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
64
ghép, phương thức chuyển hoá, phương thức rút gọn, phương thức định danh ngẫu nhiên và phương thức định danh dựa vào các truyện kể dân gian.
- Phương thức tự tạo
Đây là phương thức cơ bản và cũng rất đơn giản để tạo ra địa danh. Phương thức này được tiến hành bằng cách dựa vào những đặc điểm chính của bản thân đối tượng và dựa vào những yếu tố, những đặc điểm có liên quan đến đối tượng đặt tên.
+ Định danh dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tượng
Định danh có sử dụng các từ ngữ chỉ hình dáng của đối tượng: đồi Yên Ngựa (Q. Trung), đồi Bầu (T. Đức), đảo Tiên Nằm (T. Cương)
Định danh có sử dụng các từ ngữ chỉ kích thước: xóm Núi Dài
(T. Lương), xóm Cao Khánh (P. X), đồi Cao Xạ (G. S)
Định danh có sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất: phường Tân Lập
(T. Lập), xã Quyết Thắng (Q. Thắng), xóm Mỹ Hoà (T. Đức)
Định danh có sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc: đồng Xóm Trắng (T. Đức), đê
Mỏ Bạch (Q.Trung)
+ Định danh dựa vào các đặc điểm có liên quan đến đối tượng
Định danh dựa vào vị trí: xóm Nam Sơn, xóm Nam Đông (T. Cương), đồng Cửa Làng, đông Cửa Rừng (T. Đức)
Định danh dựa vào tên người: đường Lương Thế Vinh (Q. Trung), đường Quang Trung (Q. Tru
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_khao_sat_dia_danh_tai_thanh_pho_thai_nguyen.doc