LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CÁM ƠN .ii
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC HÌNH . 4
DANH MỤC BẢNG. 6
MỞ ĐẦU. 7
Lý do chọn đề tài. 7
Mục tiêu của đề tài. 7
Đối tượng nghiên cứu . 8
Phạm vi nghiên cứu. 8
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ DẠ DÀY. 9
1.1.1. Giới thiệu ung thư dạ dày . 9
1.1.2. Tác động của ung thư dạ dày. 9
1.1.3. Đặc điểm và phân loại bệnh. 10
1.1.4. Các liệu pháp cho việc chữa trị. 11
1.1.5. Khuyến nghị. 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH APOPTOSIS CỦA TẾ BÀO . 12
1.3. SỰ OXY HÓA VÀ CÁC CHẤT KHÁNG OXY HÓA. 13
1.3.1. Sự oxy hóa . 13
1.3.2. Gốc tự do. 14
1.3.3. Stress oxy hóa và các bệnh ở người. 14
1.3.4. Các chất kháng oxy hóa. 15
83 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hoạt tính ức chế tế bào ung thư dạ dày của một số rau xanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thư dạ dày (BGC-823) có nguồn gốc từ ngân hàng tế bào Học
viện Khoa học Trung Quốc, Thượng Hải, Trung Quốc.
- Rau sam (Portulaca oleracea), rau diếp cá (Houttuynia cordata), và rau
nhút (Neptunia oleracea) được mua ở các cửa hàng rau sạch đạt tiêu
chuẩn Vietgap trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dụng cụ, thiết bị, hóa chất
Dụng cụ Thiết bị Hóa chất
Ống nghiệm Cân Thuốc thử Folin-
Ciocalteu
Eppendorf Tủ sấy ABTS+
Falcon Máy cô quay MTT
Becher Bếp đun cách
thuỷ
Môi trường
DMEM
Ống đong Tủ lạnh TCA 10%
Pipet thuỷ
tinh
Tủ cấy K3[Fe(CN)6]
Micropipet Máy đo quang
phổ
FeCl3 1%
Bình định
mức
Bếp khuấy từ Axit gallic
Cuvette Máy lắc vortex Vitamin C
Microplate Tủ ủ CO2 DPPH
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Tách chiết
Mẫu rau được rửa sạch và cắt nhỏ (1 cm) trước khi đem phơi trong bóng
râm 2 ngày. Mẫu sau đó được sấy ở tủ sấy với nhiệt độ 50 OC trong 3 ngày và
sau đó được xay thành bột bằng cối xay sinh tố. Bột nguyên liệu khô được ngâm
trong ethanol 96% theo tỷ lệ (1:8, w/v), ở nhiệt độ phòng trong thời gian 24 giờ
trong tủ lắc. Dịch chiết được thu nhận sau 24 giờ và lập lại quá trình chiết 3 lần.
28
Tất cả dịch chiết được tổng hợp lại và tiến hành cô quay chân không ở 40 OC
để thu cao chiết tổng. Cao chiết thu nhận được sấy ở tủ sấy 50 OC đến khi đạt
độ ẩm theo yêu cầu thì được cất giữ trong tủ lạnh 4 OC cho đến khi sử dụng.
Cao tổng được sử dụng để tách chiết các cao phân đoạn có độ phân cực khác
nhau bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng thông qua các dung môi có độ phân
cực khác nhau như hexan, CH2Cl2, EtOAc, và Buthanol. Cao chiết tổng được
hòa trong nước cất theo tỷ lệ 1:1 (w/v) trước khi được hòa với dung môi hexan
theo tỷ lệ 1:1 (v/v). Hỗn hợp trong bình chiết được lắc kỹ và sau đó giữ yên đến
khi có sự phân lớp hoàn toàn. Phân lớp hexan được chiết ra và quá trình lại lặp
lại thêm 2 lần nữa. Phân đoạn hexan được cô quay chân không ở 40 OC và cao
phân đoạn được sấy trong tủ sấy đến khi đạt độ ẩm theo yêu cầu. Tương tự như
vậy, quy trình được lặp lại với các dung môi khác như CH2Cl2, EtOAc, và
Buthanol.
Công thức tính hiệu suất chiết cao:
H (%)=
Khối lượng cao thu được × (100−độ ẩm của cao)
Khối lượng nguyên liệu ban đầu × (100−độ ẩm của nguyên liệu)
× 100
2.3.2. Xác định độ ẩm mẫu
Xác định độ ẩm của nguyên liệu là xác định tỉ lệ phần trăm lượng nước
có trong nguyên liệu đó, nhằm kiểm tra xem nguyên liệu để nghiên cứu có đạt
yêu cầu về độ ẩm hay không. Đồng thời, độ ẩm nguyên liệu còn cần thiết trong
việc tính hiệu suất chiết cao. Độ ẩm mẫu được xác định nhờ vào máy cân sấy
ẩm. Để đo được hàm lượng ẩm, khối lượng ban đầu của mẫu được ghi lại, sau
đó đèn gia nhiệt của máy sẽ nóng lên đến nhiệt độ 120 OC và sấy khô mẫu đồng
thời cũng tiến hành ghi khối lượng mẫu cho đến khi khối lượng không đổi, quá
trình này ngừng lại, độ ẩm được ghi nhận.
Tiến hành: cho mẫu vào máy với khối lượng quy định (≥ 0.5g), vận hành
máy và ghi lại kết quả, lặp lại 3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình.
Độ ẩm được tính theo công thức:
X (%) =
(𝑎−𝑏) × 100
𝑎
29
Trong đó:
- X: Độ ẩm của mẫu (%)
- a: Khối lượng trước khi sấy (g)
- b: Khối lượng sau khi sấy đến khối lượng không đổi (g)
2.3.3. Xác định hàm lượng tro toàn phần
Cân chính xác 2,0 gam (m, gam) bột mẫu trong một chén nung đã được
xác định khối lượng bì (m0, gam). Đem nung trong lò nung từ nhiệt độ 300 OC
sau đó gia nhiệt từ từ lên đến 600 OC sao cho không để tạo thành ngọn lửa. Tiếp
tục duy trì quá trình nung đến khi phần mẫu được tro hóa hoàn toàn, phần tro
chuyển thành màu trắng. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm và cân xác định
khối lượng (m1, gam). Mẫu thử được thực hiện lặp lại ba lần và kết quả được
biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình ± SD. So sánh kết quả trung bình với yêu
cầu chất lượng để kết luận.
Hàm lượng tro toàn phần (A) được tính theo công thức sau:
A (%) = [(m1 – m0) × 100]/m
2.3.4. Định lượng hợp chất phenol trong cao chiết
Nguyên tắc: Dùng thuốc thử Folin-Ciocalteu để xác định hàm lượng
polyphenol tổng. Đường hiệu chuẩn là axit galic. Đo độ hấp thụ cực đại bằng
máy đo quang phổ ở bước sóng 765 nm. Tổng hàm lượng polyphenol được thể
hiện tương đương axit galic trên mẫu gram cao chiết (mg GAE/g cao khô). Hàm
lượng polyphenol tỉ lệ thuận với cường độ màu. Từ giá trị OD đo được, có thể
xác định hàm lượng polyphenol tổng [68].
Tiến hành:
Dựng đường chuẩn axit galic
- Pha dung dịch axit gallic có nồng độ 100 g/ml. Sau đó, pha dung dịch
axit gallic theo dãy nồng độ 0, 20, 40, 60, 80, và 100 g/ml.
- Lần lượt cho vào các eppendorf chứa 100 l dung dịch axit gallic theo
từng nồng độ đã pha như trên 500 l Folin 10%, lắc đều và để yên 5 phút.
Tiếp tục, cho 400 l Na2CO3 7,5% vào, lắc đều và ủ trong tối 60 phút.
Đo độ hấp thụ OD ở bước sóng 765 nm.
30
Xử lý mẫu và xác định hàm lượng polyphenol trong cao chiết
- Cân 0,001 g cao pha với 1 ml DMSO để được dung dịch cao của các loại
rau có nồng độ 1000 g/ml.
- Thực hiện tương tự như trên, thay dung dịch axit gallic bằng dung dịch
cao chiết của các loại rau.
- Dựa vào đường chuẩn axit galic và giá trị OD đo được của mẫu cao, xác
định được hàm lượng polyphenol tổng theo công thức:
𝐆𝐀𝐄(mg/𝑔𝑐𝑎𝑜 𝑡ổ𝑛𝑔) =
A − b
a
. 10−3 .
100
(100 − LOD)
.
V𝑚ẫ𝑢
m
. K
Trong đó:
- A : Độ hấp thu của mẫu thử ở bước sóng 765 nm;
- a : Độ dốc (slope) của đường chuẩn;
- b : Hệ số chắn (intercept) của đường chuẩn;
- m : Khối lượng mẫu cao (g);
- Vmẫu : Thể tích mẫu tham gia phản ứng (ml);
- LOD : Độ hao hụt khối lượng (%);
- K : Hệ số pha loãng.
2.3.5. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa thông qua quét gốc DPPH
Nguyên tắc: Các chất kháng oxy hoá sẽ trung hoà gốc tự do DPPH, làm
giảm độ hấp thu tại bước sóng cực đại và màu của dung dịch phản ứng nhạt
dần, chuyển từ màu tím sang màu vàng nhạt. Giá trị mật độ quang OD càng
thấp chứng tỏ bắt gốc tự do DPPH càng cao [69].
Tiến hành:
- Pha dung dịch cao theo dãy nồng độ: 10, 20, 50, 80, 1000 µg/ml (cao
chiết ethanol) và 10, 20, 40, 60, 80 µg/ml (EtOAc).
- Pha dung dịch Vitamin C theo dãy nồng độ: 5, 7.5, 10, 15, 20 µg/ml.
- Cho 0,1 ml dung dịch cao vào microplates. Kế đó cho 0,1 ml dung dịch
DPPH 0,1 mM vào, ủ trong vòng 30 phút ở điều kiện thiếu sáng rồi đo
độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm.
- Đối với mẫu đối chứng cũng sẽ tương tự nhưng mẫu trắng bao gồm cao
chiết và methanol, mẫu đối chứng dương gồm Vitamin C và DPPH.
31
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng bắt gốc tự do của cao và Vitamin
C bằng phương pháp DPPH
Hoá chất Mẫu phân tích Mẫu đối chứng
âm
Mẫu đối chứng
dương
Cao chiết (ml) 0,1 0 0
Vitamin C (ml) 0 0 0,1
DMSO (ml) 0 0,1 0
DPPH 0.1 mM (ml) 0,1 0,1 0,1
Phần trăm bắt gốc tự do được tính theo công thức dưới đây:
% bắt gốc tự do=[1- (
OD's
OD'c
)] × 100
Trong đó:
- OD’s là độ hấp thụ của mẫu phân tích/mẫu đối chứng dương
- OD’c là độ hấp thụ của mẫu đối chứng âm
Tính giá trị IC50 và so sánh khả năng bắt gốc tự do giữa Vitamin C và cao
chiết.
2.3.6. Khảo sát khả năng bắt gốc tự do bằng phương pháp ABTS+
Nguyên tắc: ABTS+ là một gốc tự do bền, màu xanh, được đặc trưng ở
độ hấp thu 734 nm. Khi cho chất kháng oxy hóa vào dung dịch chứa ABTS+,
các chất kháng oxy hóa sẽ khử ion ABTS+ thành ABTS (2,2’-azinobis(3-
ethylbenzothiazoline-6-sulfonate). Sự giảm độ hấp thu của dung dịch ABTS+ ở
bước sóng 734 nm chính là hiệu suất kháng oxy hóa của chất khảo sát [70].
Tiến hành:
- Đầu tiên là pha loãng ABTS+ với nước cất sao cho dung dịch ABTS+ có
độ hấp thụ 0,7 ± 0,002 đo ở bước sóng 734 nm.
- Pha dung dịch cao theo dãy nồng độ: 10, 20, 50, 80, 100 µg/ml (cao
ethanol), 10, 20, 40, 60, 80 µg/ml (EtOAc), và dung dịch Vitamin C theo
dãy nồng độ: 5, 10, 15, 20, 25 µg/ml.
32
- Cho 0,2 ml dung dịch cao phản ứng với 1,8 ml dung dịch ABTS+ trong
6 phút ở điều kiện thiếu sáng. Sau đó, đo độ hấp thụ ở bước sóng 734
nm. Đối với mẫu đối chứng, thay thế dung dịch cao bằng DMSO. Dung
dịch Vitamin C cũng được thực hiện tương tự, nhưng mẫu đối chứng
thay Vitamin C thành nước cất.
Bảng 2.2. Bố trí thí nhgiệm khảo sát khả năng bắt gốc tự do của cao và Vitamin
C bằng phương pháp ABTS+
Phần trăm bắt gốc tự do được tính theo công thức dưới đây:
% bắt gốc tự do=[1- (
OD's
OD'c
)] × 100
Trong đó:
- OD’s là độ hấp thụ của mẫu phân tích/ mẫu vitamin C
- OD’c là độ hấp thụ của mẫu đối chứng cao/ mẫu đối chứng vitamin C
Tính giá trị IC50 và so sánh khả năng bắt gốc tự do của cao và vitamin C.
2.3.7. Khảo sát độc tính của cao chiết lên tế bào
Nguyên tắc: muối 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium
bromide (MTT) khi được vận chuyển vào trong tế bào sẽ bị khử ở ty thể bởi
enzyme mitochondria reductase tạo ra sản phẩm là formazan ở dạng tinh thể có
màu tím có cực đại hấp thu ở khoảng 540 nm. Formazan sau khi tổng hợp được
tích lũy trong ty thể, giải phóng ra ngoài khi phá vỡ tế bào và được hòa tan
trong DMSO. Formazan giải phóng ra sẽ được xác định bằng phương pháp đo
mật độ quang [71]. Khả năng khử MTT thành formazan của tế bào cho thấy sự
Hoá chất Mẫu đối chứng
Cao
Mẫu cao Mẫu đối chứng
Vitamin C
Mẫu
Vitamin C
Mẫu cao (ml) 0 0,2 0 0
Vitamin C (ml) 0 0 0 0,2
DMSO (ml) 0,2 0 0 0
Nước cất (ml) 0 0 0,2 0
ABTS+ (ml) 1,8 1,8 1,8 1,8
33
nguyên vẹn của ty thể, hay sự sống sót của tế bào. Do vậy, nếu tế bào được nuôi
trong môi trường có chất thử nghiệm và MTT, tạo ra cường độ màu của
formazan càng đậm chứng tỏ sự sống sót của tế bào càng cao, độc tính của chất
thử nghiệm lên tế bào càng thấp.
Tiến hành: quy trình được tiến hành theo mô tả của Hansen và cộng sự
với một số điều chỉnh. Tế bào ung thư dạ dày được nuôi trong môi trường
DMEM chứa 10% FBS, 5% CO2 và ở nhiệt độ 37 OC. Chuyển 200 µL tế bào
lên các giếng trên đĩa 96 giếng, tiếp tục nuôi đến khi số lượng tế bào đạt đến
mật độ khoảng 5×103 tế bào/giếng. Rửa nhẹ tế bào trong giếng 2 lần bằng môi
trường DMEM sạch. Thêm môi trường DMEM mới có bổ sung cao chiết ở các
nồng độ khác nhau và ủ trong 24 giờ. Hút loại bỏ môi trường và thêm vào mỗi
giếng 50 µL MTT. Sau 4 giờ, thêm 150 µL DMSO vào để hòa tan muối
formazan rồi đem đo độ hấp thu ở bước sóng 540 nm bằng máy quang phổ
microplate reader. Khả năng gây độc tế bào được tính qua mức độ giảm màu
so với các giếng đối chứng nuôi song song không bổ sung cao chiết.
Phần trăm tế bào chết được tính bằng công thức:
Độc tính (% tế bào chết) =
(𝐴𝑏−As)
Ab
× 100
Trong đó:
- As là độ hấp thu ở bước sóng 540nm của giếng có xử lý mẫu cao chiết
- Ab là độ hấp thu ở bước sóng 540nm của giếng chứng, không xử lý mẫu
cao chiết.
2.3.8. Khảo sát hình thái tế bào ung thư
Nguyên tắc: tế bào sống sẽ có hình dạng đặc trưng của dòng tế bào đó và
thành tế bào sẽ sáng và rõ nét dưới kính hiển vi. Đặc biệt, tế bào sống có thể
chuyển hóa calcein-AM và phát sáng huỳnh quang. Khi tế bào chết thì tế bào
không có hình dạng đặc trưng, tế bào co lại, thành tế bào gãy khúc gồ ghề và
không có khả năng chuyển hóa calcein-AM.
Tiến hành: tế bào được cấy vào đĩa 6 giếng với mật độ 2×105 tế bào/ml
và được xử lý với cao phân đoạn EtOAc (100 và 200 µg/ml) trong 24 giờ. Hình
thái tế bào sau đó được quang sát và chụp lại bằng kính hiển vi soi ngược ở độ
34
phóng đại ×10. Đối với thí nghiệm nhuộm huỳnh quang calcein-AM: tế bào sau
khi được xử lý với mẫu thử thì được nhuộm với calcein-AM (5 µM, nồng độ
cuối cùng) trong 60 phút trong tối. Mật độ phát huỳnh quang của mẫu được
chụp dưới kính hiển vi soi ngược huỳnh quang ở độ phóng đại ×10.
2.3.9. Khảo sát về khả năng ức chế di chuyển của tế bào ung thư
Nguyên tắc: tế bào ung thư có xu hướng di chuyển và bám kín bề mặt đĩa
nuôi cấy khi tạo một vết cạo. Dựa vào mức độ làm lành vết cạo để xác định khả
năng ức chế của cao chiết đối với sự di chuyển của tế bào ung thư.
Tiến hành: tế bào được nuôi trên đĩa 6 giếng với mật độ 2×105 tế bào/ml.
Một vết cạo được tạo thành bằng đầu típ ở tất cả các đĩa. Tế bào sau đó được
xử lý với cao phân đoạn EtOAc (50 µg/ml) trong 24 giờ. Sự ức chế của cao
phân đoạn đối với quá trình di chuyển của tế bào ung thư được quan sát dưới
kỉnh hiển vi soi ngược ở độ phóng đại ×10.
2.3.10. Đánh giá mức biểu hiện gene của các phân thử tính hiệu bằng
Realtime PCR
Nguyên tắc: dựa trên phản ứng tổng hợp chuỗi (Polymerase chain
reaction-PCR) nhằm khuếch đại và cùng lúc xác định được số lượng của phân
tử DNA đích. Quy trình thí nghiệm theo nguyên tắc thông thường của phản ứng
tổng hợp chuỗi, trong đó đặc điểm chính là đoạn DNA được nhân lên sẽ được
phát hiện trong thời gian thực (real time). Cách để xác định được sản phẩm
trong PCR định lượng là dựa vào các chất phát huỳnh quang không đặc hiệu
gắn vào bất kỳ đoạn DNA mạch đôi.
Tiến hành: tế bào ung thư dạ dày được nuôi trên đĩa với mật độ 2×105 tế
bào/ml. Tế bào sau đó được xử lý với cao phân đoạn EtOAc (100 µg/ml) trong
24 giờ. Tế bào sau đó được thu nhận để tách chiết mRNA tổng dùng làm nguyên
liệu cho phản ứng Realtime-PRC.
Mồi khuếch đại các gene liên quan đến con đường apoptosis nội bào như
caspase-3, caspase-8, caspase-9, và Bax được thiết kế dựa trên các trình tự thu
nhận trên NCBI, sau đó đánh giá các thông số vật lý, độ đặc hiệu cũng như khả
năng bắt cặp của mồi lên trình tự đích bằng các công cụ tin sinh học như
OligoAnalyzer 3.1, Annhyb, BLAST,
35
Tiến hành tách chiết RNA tổng số bằng bộ kit RNeasy Mini Kit
(QIAGEN) từ các dòng tế bào đã được ủ với cao chiết. Chuyển đổi RNA tổng
số thành cDNA bằng kit QuantiTect Rev (QIAGEN). Transcription Kit và thực
hiện phản ứng Realtime-PCR bằng kit QuantiFast SYBR Green PCR Kit
(QIAGEN). Tất cả quy trình được thực hiện dựa theo hướng dẫn của nhà sản
xuất. Khảo sát sự biểu hiện gene dựa trên phương pháp định lượng tương đối
2-∆∆Ct của Livak như sau:
Công thức tính hiệu số chênh lệch:
∆Cq = Cq (Tar) – Cq (Ref)
Mức biểu hiện gene:
∆∆Cq = ∆Cq (Exp.) – ∆Cq (Con.)
Trong đó:
- Cq (quantification cycle): giá trị ngưỡng định lượng
- Tar (Target): là gene đích;
- Ref (Reference): là gene tham chiếu (GAPDH);
- Exp. (Experimental): là mẫu thí nghiệm (có cao chiết);
- Con. (Control): là mẫu đối chứng (mẫu trắng);
2.3.11. Xử lý số liệu
Một số phần mềm được sử dụng cho việc xử lý số liệu trong luận văn
như: Excel, Paint, Sigmaplot.
36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ TÁCH CHIẾT CÁC LOẠI RAU
Nguyên liệu trước khi được sử dụng để khảo sát và đánh giá hoạt tính
sinh học thường được kiểm tra về các chỉ tiêu như độ ẩm, hàm lượng tro, và
hiệu suất thu hồi cao chiết. Sau khi tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá chất
lượng của nguyên liệu đầu vào gồm rau nhút, rau sam và rau diếp cá, chúng tôi
thu được kết quả như được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả thu nhận cao chiết từ các loại rau
Tên mẫu Dung môi Độ ẩm
bột (%)
Độ ẩm cao
chiết (%)
Hàm
lượng tro
(%)
Hiệu suất
thu hồi cao
(%)
Rau nhút
Cao
ethanol
7,5 ±
0,4
10,8 ± 0,4 5,5 ± 0,1 9,6 ± 0,1
Rau sam Cao
ethanol
9,6 ±
0,6
11,8 ± 0,3 4,7 ± 0,2 10,4 ± 0,1
Rau diếp
cá
Cao
ethanol
8,8 ±
0,4
10,8 ± 0,5 3,7 ± 0,4 11,7 ± 0,4
Kết quả cho thấy rằng độ ẩm của tất cả cao chiết đều không vượt quá 12%
và hàm lượng tro không lớn hơn 8%. Điều này cho thấy bột nguyên liệu và cao
chiết có thể đạt được tiêu chuẩn như được đề ra trong Dược điển Việt Nam và
có thể được sử dụng để đánh giá hoạt tính ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư
dạ dày. Ngoài ra, hiệu suất chiết cao cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả chiết
cao là nhiều hay ít. Trong nghiên cứu này, hiệu suất chiết cao chưa đạt đến mức
tốt nhất, nằm trong khoảng từ 8,9 đến 12,8 %. Nguyên nhân có thể do quá trình
tách chiết không có sự can thiệp của nhiệt độ nên chưa đạt được hiệu quả chiết
tốt. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhiệt độ cũng có mặt tiêu cực như làm biến tính
hoặc thay đổi cấu trúc tự nhiên của chất trong nguyên liệu.
37
3.2. KẾT QUẢ VỀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT PHENOLIC TỔNG TRONG
CAO ETHANOL TỪ CÁC LOẠI RAU
Hợp chất phenolic hiện diện nhiều trong các bộ phận của thực vật với
nhiều loại cấu trúc khác nhau. Nó đã được chứng minh với vai trò kháng nhiều
loại ung thư thông qua ức chế quá trình phân chia, sinh trưởng, di căn, viêm,
và gây chết tế bào theo con đường apoptosis. Thêm vào đó, nó còn có thể làm
tăng đáp ứng của hệ thống miễn dịch và bắt các gốc tự do, góp phần bảo vệ tế
bào bình thường trước nguy cơ trở thành tế bào ung thư [72, 73]. Chính vì vai
trò nổi trội đó của hợp chất phenolic, nghiên cứu này cũng tiến hành định lượng
thành phần phenolic tổng trong một số rau xanh được khảo sát. Kết quả khảo
sát được thể hiện ở Hình 3.1 và Hình 3.2.
Hình 3.1. Đường chuẩn axit galic
Kết quả khảo sát hàm lượng phenolic tổng trong rau nhút, rau sam, và rau
diếp cá được biểu thị theo đương lượng galic axit với đơn vị là mg/g cao khô.
Kết quả cho thấy, hàm lượng phenolic tổng của rau nhút, rau sam và rau diếp
cá khá cao, với giá trị lần lượt là 77,5; 71,3 và 70,2 mg/g cao. Hàm lượng
phenolic tổng của rau nhút là cao nhất, tiếp sau là rau sam và diếp cá. Hàm
lượng phenolic tổng của rau sam và diếp cá khác nhau không đáng kể. Đặc biệt,
y = 0.0107x - 0.019
R² = 0.9964
-0.2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
0 20 40 60 80 100 120
O
D
(
7
6
5
n
m
)
Nồng độ axit galic (µg/ml)
38
hàm lượng phenolic tổng trong rau nhút, rau sam và rau diếp cá được nhận thấy
là cao hơn so với một số loại rau quả khác như rau ngải cứu (40,5 mg/g), đinh
lăng (27,6 mg/g), bù ngót (71,5 mg/g), mã đề (21,4 mg/g), và trái khổ qua (24,7
mg/g) [74]. Hàm lượng phenolic tổng cao của rau nhút, rau sam và rau diếp cá
có thể mang lại tiềm năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư, chẳng
hạn tế bào ung thư dạ dày. Các thử nghiệm tiếp theo trong nghiên cứu này sẽ
được khảo sát liên quan đến hoạt tính ức chế sự sinh trưởng và tiêu diệt tế bào
ung thư dạ dày.
Hình 3.2. Hàm lượng phenolic tổng của các loại rau
3.3. KẾT QUẢ SÀNG LỌC VỀ HOẠT TÍNH TIÊU DIỆT TẾ BÀO
UNG THƯ DẠ DÀY CỦA CAO ETHANOL TỪ CÁC LOẠI RAU
Để sàng lọc hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày, phương pháp MTT
được sử dụng để đánh giá mức độ chết của tế bào khi được xử lý với cao chiết
tổng của mỗi loại rau. Khả năng tiêu diệt của mỗi cao chiết đối với tế bào ung
thư được biểu thị bằng giá trị IC50, nghĩa là tại một nồng độ của cao chiết mà ở
đó 50% tế bào đã bị tiêu diệt.
39
Hình 3.3A. Hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của cao chiết rau nhút
Hình 3.3B. Hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của cao chiết rau sam
40
Hình 3.3C. Hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của cao chiết rau diếp cá
Hình 3.4. Giá trị IC50 đối với hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của các
loại rau
Kết quả khảo sát được thể hiện ở Hình 3.3A, 3.3B, 3.3C và hình 3.4. Kết
quả cho thấy rằng, hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của rau nhút là cao
nhất với giá trị IC50 đạt được là 301,7 ± 9,5 µg/ml, tiếp theo sau lần lượt là rau
diếp cá với giá trị IC50 = 336,9 ± 20,4 µg/ml và rau sam với giá trị IC50 = 370,3
± 13,6 µg/ml. Theo kết quả về khảo sát hàm lượng phenolic tổng, rau nhút có
41
hàm lượng phenolic tổng cao hơn so với rau sam và diếp cá. Điều này có thể
phần nào góp phần làm cho hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư của rau nhút cao
hơn so với rau sam và diếp cá. Mặc dù hàm lượng phenolic tổng của cao chiết
rau nhút không cao vượt trội hơn so với các rau còn lại, nhưng hoạt tính tiêu
diệt tế bào ung thư dạ dày của rau nhút lại cao hơn đáng kể so với rau sam và
diếp cá. Điều này có thể liên quan đến sự hiện diện cũng như hàm lượng của
các đơn chất phenolic ưu thế nào đó trong rau nhút, làm nên sự khác biệt so với
các loại rau khác. Việc liên hệ với các nghiên cứu khác trên thế giới đã cho thấy
rằng hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của cao chiết rau nhút cũng cao
hơn đáng kể so với các dược liệu khác như gừng (IC50 > 5 mg/ml), hoa nghệ
tây saffron (IC50 = 2,95 mg/ml), lô hội (IC50 > 5 mg/ml), và vỏ cà tím (IC50 =
1.87 mg/ml) [75,76]. Vì vậy, nghiên cứu sâu hơn trong tương lai liên quan đến
phân lập các đơn chất phenolic từ rau nhút và đánh giá cơ chế hoạt động của
chúng đối với khả năng tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày sẽ được hướng đến trong
các nghiên cứu kế tiếp sau này. Từ kết quả sàng lọc trên, rau nhút sẽ được chọn
cho các thử nghiệm tiếp theo.
3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ HÀM LƯỢNG PHENOLIC TỔNG TRONG
CÁC CAO PHÂN ĐOẠN RAU NHÚT
Ethanol là một dung môi thông dụng được sử dụng cho việc tách chiết
cao thô ban đầu. Cao chiết ethanol thường chứa nhiều thành phần từ không
phân cực đến phân cực yếu và phân cực mạnh [77]. Tuy nhiên, để xác định hoạt
tính sinh học nhất định của một nguyên liệu cụ thể được biểu hiện từ nhóm hợp
chất nào, thì việc chiết cao phân đoạn thông qua sử dụng nhiều dung môi có độ
phân cực từ thấp đến cao là điều cần thiết. Việc chiết cao phân đoạn thường bắt
đầu với dung môi không phân cực như hexane và petroleum ether, sau đó đến
dung môi ít phân cực như diclomethan và ethyl acetat, và cuối cùng là dung
môi phân cực mạnh như n-butanol và nước [78]. Trong nghiên cứu này, bốn
dung môi có độ phân cực khác nhau gồm hexane, diclomethan (CH2Cl2), ethyl
acetat (EtOAc), và n-butanol được sử dụng để tách cao phân đoạn có độ phân
cực tương ứng từ cao tổng ethanol của rau nhút. Thêm vào đó, hàm lượng
42
phenolic tổng trong 4 cao phân đoạn sẽ được khảo sát. Kết quả khảo sát được
thể hiện ở Bảng 3.2 và Hình 3.5.
Bảng 3.2. Kết quả thu nhận cao phân đoạn từ rau nhút
Dung môi Độ ẩm bột
(%)
Độ ẩm cao
chiết (%)
Hàm lượng
tro (%)
Hiệu suất thu
hồi cao (%)
Hexan - 11,9 ± 0,4 - 3,8 ± 0,4
CH2Cl2 - 9,0 ± 0,4 - 1,8 ± 0,2
EtOAc - 10,3 ± 0,2 - 0,9 ± 0,2
n-butanol - 11,8 ± 0,4 - 2,4 ± 0,1
Kết quả cho thấy cao phân đoạn EtOAc có hàm lượng phenolic cao nhất
(126 ± 4,5 mg/g cao), tiếp theo sau lần lượt là n-butanol (84,3 ± 3,2 mg/g cao),
CH2Cl2 (64,3 ± 2,1 mg/g cao), và hexan (26,3 ± 1,5 mg/g cao). Điều đó cho
thấy rằng phenolic có độ phân cực trung bình chiếm hàm lượng cao trong rau
nhút.
Hình 3.5. Hàm lượng phenolic tổng trong các cao phân đoạn của rau nhút
Tương tự như vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng xác nhận rằng
cao phân đoạn EtOAc chứa hàm lượng phenolic tổng cao ở nhiều loại thực vật
khác nhau như Retama raetam [79], Cymbopogon citratus [80], Musa
acuminate [81], Rosmarinus officinalis [82], Camellia nitidissima [83], và
Mentha spicata [84]. Hàm lượng cao của phenolic tổng trong cao phân đoạn
43
EtOAc của rau nhút có thể góp phần làm tăng hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư
dạ dày. Thử nghiệm về khả năng tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của các cao
phân đoạn trên sẽ được khảo sát trong phần tiếp theo.
3.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ HOẠT TÍNH TIÊU DIỆT TẾ BÀO UNG
THƯ DẠ DÀY CỦA CÁC CAO PHÂN ĐOẠN RAU NHÚT
Trong thử nghiệm này, hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của các
cao phân đoạn như hexan, CH2Cl2, EtOAc, và n-butanol cũng được khảo sát
thêm. Các cao phân đoạn hexan, CH2Cl2, EtOAc, và n-butanol được khảo sát ở
dãy nồng độ 10 – 500 µg/ml. Kết quả khảo sát được thể hiện trên Hình 3.6A,
3.6B, 3.6C, 3.6D và Hình 3.7. Kết quả cho thấy các cao phân đoạn trên đều có
hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày cao hơn so với cao chiết tổng ethanol.
Đáng chú ý, cao phân đoạn EtOAc có hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư mạnh
nhất so với các cao phân đoạn còn lại. Giá trị IC50 đối với việc tiêu diệt tế bào
ung thư dạ dày của cao phân đoạn EtOAc là 172 ± 8,2 µg/ml, theo sau lần lượt
là hexan (IC50 = 207,6 ± 7,4 µg/ml), CH2Cl2 (IC50 = 239,2 ± 36,6 µg/ml), và n-
butanol (IC50 = 277,3 ± 8,6 µg/ml). Điều đó cho thấy các hợp chất có độ phân
cực trung bình trong cao phân đoạn EtOAc của rau sam có ưu thế trong việc
tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy
rằng phân đoạn EtOAc thể hiện hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư một cách hiệu
quả. Memariani và cộng sự đã chứng minh rằng phân đoạn EtOAc từ thân của
cây Pseudocedrela kotschyi có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư vú và ung thư
cổ tử cung [85]. Hidayat và cộng sự cũng chứng minh sự hiệu quả của cao phân
đoạn EtOAc từ cây Dioscorea bulbifera đối với việc tiêu diệt tế bào ung thư
biểu mô đại trực tràng [86]. Thêm vào đó, cao phân đoạn EtOAc từ tỏi Allium
sativum và tai tượng đỏ Acalypha Wilkesiana cũng cho thấy tính hiệu quả trong
việc tiêu diệt các dòng tế bào ung thư vú, ung thư gan, và ung thư cổ tử cung
[87,88].
44
Hình 3.6A. Hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của cao phân đoạn hexan
từ rau nhút
Hình 3.6B. Hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của cao phân đoạn
CH2Cl2 từ rau nhút
45
Hình 3.6C. Hoạt tính tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày của ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_khao_sat_hoat_tinh_uc_che_te_bao_ung_thu_da_day_cua.pdf