MỤCLỤC
Nộidung Trang
CẢMTẠ i
TÓMLƯỢC ii
MỤCLỤC iii
DANHSÁCHBẢNG v
DANHSÁCHHÌNH viii
Chương 1:GIỚITHIỆU 1
Chương 2:LƯỢCKHẢOTÀILIỆU 2
2.1 Mộtsố đặcđiểmchung củarầy phấn trắng 2
2.1.1 Đặcđiểmchung củarầy phấn trắng 2
2.1.2 Sự phân bố củarầy phấn trắng 2
2.1.2.1 Tình hình thếgiới 2
2.1.2.2 Tình hình trong nước 3
2.1.3 Ký chủ 3
2.1.4 Khảnăng truyền bệnh 4
2.2 Đặcđiểmsinh học, sinh tháivàcách gây hạicủamộtsố loàirầy
phấn trắng phổ biến4
2.2.1 Loài AleurodicusdispersusRussell 4
2.2.1.1 Đặcđiểmsinh học 4
2.2.1.2 Đặcđiểmhình tháihọc 6
2.2.1.3 Cách gây hại 8
2.2.2 LoàiBemisia tabaci Gennadius 8
2.2.2.1 Đặcđiểmsinh học 8
2.2.2.2 Đặcđiểmhình tháihọc 11
2.2.2.3 Cách gây hại 12
Chương 3:PHƯƠNGTIỆN&PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 13
3.1 Phương tiện 13
3.2 Phương pháp 13
3.2.1 Khảo sátđặcđiểmsinh học, sinh tháicủarầy phấn trắng trong
điều kiện phòng thínghiệm 13
3.2.2 Phương pháp tiến hành 13
3.2.3 Chỉtiêu theo dõi 15
Chương 4:KẾTQUẢTHẢOLUẬN 16
4.1 Mộtsố đặcđiểmsinh học, hình tháicủarầy phấn trắng
AleurodicusdispersusRussell 16
4.1.1 Đặcđiểmsinh học 16
4.1.2 Đặcđiểmhình tháihọc 19
4.2 Mộtsố đặcđiểmliên quan đến sự đẻtrứng củaloài Aleurodicus
dispersusRussell 26
4.2.1 Xácđịnh số vòng, kích thướccủaổ trứng, số lượng trứng đẻ
trên ổ vàđặcđiểmhình tháicủaổ trứng loài AleurodicusdispersusRussell 26
4.2.2 Xácđịnh tỷ lệtrứng nở 28
4.3 Mộtsố đặcđiểmsinh học, hình tháicủarầy phấn trắng Bemisia
tabaciGennadius 28
4.3.1 Đặcđiểmsinh học 28
4.3.2 Đặcđiểmhình thái 32
4.4 Xácđịnh tỷ lệtrứng nởcủarầy phấn trắng Bemisia tabaciGennadius 37
4.5 So sánh mộtsố đặcđiểmsinh học, sinh tháicủahailoàirầy phấn
trắng AleurodicusdispersusRussellvà Bemisia tabaciGennadius 37
4.5.1 Đặcđiểmsinh học 37
4.5.2 Đặcđiểmhình thái 38
Chương 5:KẾTLUẬNVÀĐỀNGHỊ 40
TÀILIỆUTHAMKHẢO 41
PHỤCHƯƠNG pc-1
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell và Bemisia tabaci Gennadius, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
able from: accessed
12/10/2004.
Trứng hình bầu dục có cuống, dài khoảng 0,18 – 0,20 mm, vỏ mỏng,
mới đẻ có màu trong suốt, sau một ngày đêm chuyển sang màu vàng sáp, dần
dần chuyển sang màu nâu xám (Phạm Thị Nhất, 2002). Theo Heather (2000)
cho rằng trứng có chiều dài khoảng 0,21 mm, rộng khoảng 0,96 mm.
Ấu trùng
Ấu trùng thì rất dễ nhận thấy, chúng có kích thước 0,3 – 0,7 mm, mới
nở thì di chuyển nhưng chúng trở nên bất động một vài giờ sau đó, ở thời
điểm này chúng bắt đầu chích hút. Chúng có hình oval và nhiều sáp ở giai
đoạn này.
Bọ phấn non có màu vàng nhạt, hình oval, mới nở đã có chân bò dưới
mặt lá, kích thước bọ phấn non dài khoảng 0,7 – 0,9 mm, rộng 0,5 – 0,6 mm.
Bọ phấn non có 3 tuổi, ở tuổi cuối cùng chuyển sang nhộng (Phạm Thị Nhất,
2002).
Nhộng
Nhộng của bọ phấn là nhộng giả, hình bầu dục màu sáng, có lông ở hai
bên sườn có thể nhìn thấy mắt đỏ của con trưởng thành qua tấm lưng trong
suốt của nó (Phạm Thị Nhất, 2002). Ở giai đoạn nhộng, hai mắt màu đỏ của
chúng đủ lớn để chúng ta nhận thấy được. Nhộng có màu trắng đục, phủ
nhiều sáp và mật ngọt (3). Nhộng hình oval, màu vàng sáng và trở nên sậm
hơn khi sắp vũ hóa. Cả hai mặt của nhộng ở giai đoạn sớm đều có điểm màu
cam và sẽ biến mất khi sắp vũ hóa, vỏ nhộng màu trắng, không có các tua sáp
xung quanh nhộng (United States Department of Agriculture, whitefly
knowledgebase, 1995b).
Thành trùng
Thành trùng dài khoảng 1 mm, có hai cặp cánh trắng và cơ thể màu vàng
sáng (). Rầy phấn trắng trưởng thành có màu vàng nhạt, thân, cánh được phủ một
lớp phấn màu trắng nên được gọi là bọ phấn trắng, chân dài và mảnh. Bọ phấn rất
nhỏ, con đực dài khoảng 1 mm, cánh trải rộng khoảng 1,5 mm; con cái dài khoảng
1,4 mm, cánh trải rộng gần 2 mm (Phạm Thị Nhất, 2000).
2.2.2.3 Cách gây hại
Bọ phấn trắng là loài đa ký chủ hại nhiều loại cây, nhưng hại mạnh
nhất là cây họ cà, bầu bí, đậu đỗ. Bọ phấn trắng chích hút dịch cây, nhất là
ngọn và phần non ở phía dưới của thân cây. Cây có nhiều bọ phấn thường
yếu và có thể héo, chuyển màu vàng, nếu mật độ cao trong thời gian dài cây
sẽ chết. Tác hại chủ yếu của bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh virus xoắn
lá cà chua, khoai tây. Tỷ lệ bệnh xoắn lá trên ruộng cà chua tăng dần cùng
lượng bọ phấn (Phạm Thị Nhất, 2002).
Rầy phấn trắng có khả năng tiết mật ngọt bằng cách thải ra những
nhựa cây không tiêu hóa được và đây là nguyên nhân để nấm muội đen phát
triển. Nấm muội đen thì không có hại cho lá cây, nhưng có thể chúng là màng
chắn gây khó khăn cho sự quang hợp của cây, và mất đi vẻ thẩm mỹ (1).
Theo Mound (1965, do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) còn
cho biết cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực
vật do kim chích và tiết nước bọt. Mật số rầy phấn trắng cao làm cho cây bị
suy yếu như rụng lá và giảm sự sinh trưởng.
Truyền bệnh virus: rầy chích hút ở cây bệnh khảm do virus, sau
đó bay sang chích hút ở cây khỏe thì sẽ truyền virus qua cây này, làm
cho cây bị bệnh khảm với các triệu chứng thể hiện như: chùn đọt, ngừng
sinh trưởng, cây yếu, thất thu năng suất trầm trọng (Martin và Ronald,
1992).
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện
- Cây Ớt, Đậu Nành
- Chậu sành
- Kính lúp
1 The problem: whiteflies, available from:
accessed 27/10/2004
- Máy đếm đơn, máy ảnh kỹ thuật số
- Lồng lưới
- Chai lọ nhỏ
- Văn phòng phẩm: giấy, bút chì, cọ, kẹp nhọn, thước đo milimet
- Formol, thuốc CCl4, cồn.
3.2 Phương pháp
3.2.1 Khảo sát đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy phấn trắng
trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Trồng cây con (Đậu Nành, Ớt) 1,5 đến 2 tháng tuổi.
- Nhân nuôi thành trùng rầy phấn trắng trong lồng lưới để làm nguồn.
- Đặt chậu Đậu Nành hoặc chậu Ớt vào lồng lưới, sau một đêm, lấy
chậu cây con ra đếm và đánh dấu thứ tự các ổ trứng đã chọn, quan sát hàng
ngày ghi nhận thời gian nở trứng, thời gian phát triển mỗi tuổi, từng giai đoạn
từ trứng đến thành trùng.
3.2.2. Phương pháp tiến hành
- Tìm và tham khảo tài liệu, thu thập số liệu thứ cấp.
- Trồng cây Ớt, Đậu Nành trong chậu sành.
- Tiến hành thu mẫu nuôi để làm nguồn.
- Nhân nuôi thành trùng và tiến hành khảo sát.
- Ghi nhận chỉ tiêu.
- Xử lý số liệu.
- Viết báo cáo.
Hình 1: Lồng lưới nhân nuôi thành trùng rầy phấn trắng làm nguồn
Hình 2: Quan sát hình thái của ấu trùng rầy phấn trắng dưới kính lúp
3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
Quan sát, theo dõi mỗi ngày để ghi nhận:
- Màu sắc, hình dạng bên ngoài và đo kích thước của từng giai đoạn
trứng, nhộng, thành trùng.
- Mỗi ổ trứng sẽ quan sát màu sắc, kích thước, số lượng, thời gian và tỉ
lệ nở của trứng.
- Mỗi giai đoạn trứng, nhộng, thành trùng là bao nhiêu ngày.
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Một số đặc điểm sinh học, hình thái của rầy phấn trắng Aleurodicus
dispersus Russell
Thí nghiệm được thực hiện ở khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên
Nhiên, trường Đại Học An Giang, trong điều kiện nhiệt độ trung bình là
31,50C, ẩm độ không khí trung bình là 70%. Theo kết quả khảo sát trong quá
trình thí nghiệm, ghi nhận được kết quả như sau:
4.1.1 Đặc điểm sinh học
Hình 3: Vòng đời rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell
Trứng
6 - 7 ngày
3 - 4 ngày
1 - 2 ngày8 - 9 ngày
3 - 4 ngày
4 - 5 ngày
Trứng
Tuổi 1
Tuổi 2
Tuổi 3
Tuổi 4
Thành trùng
Thành trùng đẻ trứng ở mặt dưới của lá cây ký chủ, một đầu của trứng
dính chặt vào biểu bì của lá, ở mật số cao thành trùng đẻ trứng cả mặt trên
của lá. Trứng được đẻ theo hình xoắn ốc trên biểu bì của lá và phủ lên đó một
lớp sáp trắng mịn.
Theo kết quả bảng 1, quan sát, theo dõi trên 319 cá thể ghi nhận được
thời gian ủ trứng trung bình của loài Aleurodicus dispersus Russell là 6,54
ngày, dao động từ 5 – 8 ngày, kết quả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Huỳnh Thanh Lộc (2003) cho rằng thời gian ủ trứng là 7 ngày, dao động
từ 6 - 8 ngày và của Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn
2000) cho rằng thời gian ủ trứng là 6 - 7 ngày, theo Waterhouse và Norris
(1989) thì ở nhiệt độ 20 - 390C, thời gian ủ trứng là 9 - 11 ngày.
Bảng 1: Thời gian phát triển của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus
Russell qua các giai đoạn
(T0TB = 31,50C, H TB = 70%; đơn vị: ngày)
Giai đoạn Số cá thể Biến động thời gian Thời gian trung bình
Trứng 319 5 - 8 6,54
Tuổi 1 310 3 - 5 3,60
Tuổi 2 264 2 - 7 3,52
Tuổi 3 230 3 - 7 4,12
Tuổi 4* 183 7 - 14 8,66
Thành trùng 115 1 - 2 1,50
Tổng 21 - 41 27,94
Ghi chú: (*) tuổi 4 được xem như là nhộng.
Ấu trùng
Rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell có 4 giai đoạn, giai
đoạn ấu trùng tuổi cuối được xem như giai đoạn “nhộng”, ấu trùng tuổi 1 có
khả năng di chuyển được và hoạt động rất linh hoạt, 3 giai đoạn tiếp theo
chúng “bất động”. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Waterhouse và
Norris (1989) cho rằng rầy phấn trắng có 4 giai đoạn ấu trùng, giai đoạn đầu
là giai đoạn duy nhất có khả năng di chuyển nhanh nhẹn. Tất cả các giai đoạn
ấu trùng khác thì chúng bất động.
* Tuổi 1
Ấu trùng tuổi 1 mới nở, di chuyển nhanh nhẹn, chúng thường di
chuyển đến những gân lá trong ổ trứng của chúng và những vùng lân cận để
thuận tiện cho việc chích hút. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chúng không di
chuyển đến những nơi quá xa ổ trứng (không di chuyển xa ổ trứng quá 1cm).
Quan sát 310 cá thể thì thời gian trung bình của tuổi 1 là 3,6 ngày, dao
động từ 3 - 5 ngày (bảng 1). Kết quả này tương đối phù hợp với ghi nhận của
Huỳnh Thanh Lộc (2003) cho rằng thời gian tuổi 1 là 4,2 ngày (dao động từ 3
- 5 ngày).
* Tuổi 2
Quan sát, theo dõi trên 264 cá thể ghi nhận ấu trùng tuổi 2 sống cố
định, thời gian trung bình của tuổi 2 là 3,52 ngày, dao động từ 2 - 7 ngày
(bảng 1), theo Waterhouse và Norris (1989) thì thời gian tuổi 2 ở nhiệt độ từ
20 - 390C là 4 - 5 ngày.
* Tuổi 3
Ấu trùng tuổi 3 sống cố định, quan sát trên 230 cá thể thì thời gian
trung bình của tuổi 3 là 4,12 ngày, dao động trong khoảng 3 - 7 ngày (bảng
1). Theo Huỳnh Thanh Lộc (2003), quan sát trên 69 cá thể thì thời gian tuổi 3
là 3,4 ngày, dao động trong khoảng 3 - 7 ngày. So với kết quả của Huỳnh
Thanh Lộc (2003), thì thời gian trung bình của tuổi 2 (quan sát trên 230 cá
thể) cao hơn 0,72 ngày, nhưng khoảng thời gian dao động của tuổi 2, khi
quan sát trên 69 cá thể (Huỳnh Thanh Lộc, 2003) và khi quan sát trên 230 cá
thể thì trùng khớp với nhau là 3 - 7 ngày.
* Tuổi 4
Ấu trùng tuổi 4, sống cố định và theo kết quả bảng 1, quan sát trên 183
cá thể thì thời gian trung bình của tuổi 4 là 8,66 ngày, dao động từ 7 - 14
ngày. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thanh Lộc
(2003), quan sát trên 55 cá thể cho rằng thời gian của tuổi 4 là 8,8 ngày, dao
động trong khoảng 8 - 14 ngày.
Thành trùng
Qua kết quả theo dõi, quan sát trong suốt quá trình thí nghiệm thấy
rằng thành trùng sống ở mặt dưới của lá cây. Kết quả này cũng phù hợp với
ghi nhận của Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000)
cho rằng ấu trùng và thành trùng đều tấn công ở mặt dưới của lá, do cấu trúc
ở mặt dưới lá có liên quan đến tính ưa thích ký chủ của loài rầy này.
Thành trùng sau khi vũ hóa 1,5 ngày, dao động từ 1 - 2 ngày, bắt đầu
đẻ trứng trở lại (bảng 1). Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Huỳnh Thanh
Lộc (2003), cho rằng thời gian từ vũ hóa đến đẻ trứng là 1,5 ngày, dao động
từ 1 - 2 ngày và cũng tương đối phù hợp với nghiên cứu của Waterhouse và
Norris (1989), cho rằng thành trùng cái đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa và
tiếp tục đẻ trứng trong suốt vòng đời của chúng.
Tổng vòng đời của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell là
27,94 ngày, dao động trong khoảng 21 - 41 ngày (bảng 1). Kết quả này tương
đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Lộc (2003) cho rằng
thời gian từ trứng đến vũ hóa là 28,5 ngày, dao động trong khoảng 23 - 43
ngày.
4.1.2 Đặc điểm hình thái học
Trứng
Trứng mới đẻ có màu trắng đục (hình 4A), sau một thời gian sẽ
chuyển sang màu vàng nhạt và dần dần chuyển sang màu vàng nâu khi sắp
nở. Trứng có hình dạng gần giống hình elip, được phủ một lớp sáp trắng mịn,
vỏ nhẵn. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Waterhouse và Norris (1989)
cho rằng trứng hình elip, vỏ bọc nhẵn, trứng màu vàng đến nâu vàng, cùng
với nhiều chất sáp nhỏ, bám ở bề mặt của lá, thường là mặt dưới của lá.
Theo kết quả bảng 2, quan sát, đo kích thước trên 40 trứng ghi nhận
được kết quả như sau: trứng dài 0,28 mm, (dao động từ 0,25 - 0,33 mm), rộng
0,12 mm (dao động từ 0,10 - 0,15 mm), theo Huỳnh Thanh Lộc (2003) thì
trứng dài 0,2 mm, rộng 0,08 mm.
Trong giai đoạn ủ trứng, nhận thấy một vệt màu vàng cam, gần giống
hình elip, nằm khoảng 2/3 chiều dài của quả trứng (hình 4B). Khi trứng sắp
nở vệt màu vàng cam này càng lớn. Trước khi trứng nở khoảng 1 ngày, chúng
ta thấy rõ được 2 mắt của ấu trùng tuổi 1 (hình 4C).
vệt màu cam
Hình 4: Sự biến đổi của trứng trong giai đoạn ủ trứng Aleurodicus dispersus
Russell
Bảng 2: Kích thước của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell qua các
giai đoạn
(T0TB = 31,50C, H TB = 70%; đơn vị: mm; n = 40)
Giai đoạn Chiều dài Chiều rộngDao động Trung bình Dao động Trung bình
Trứng 0,25 - 0,33 0,28 0,10 - 0,15 0,12
Tuổi 1 0,28 - 0,35 0,33 0,10 - 0,16 0,14
Tuổi 2 0,38 - 0,68 0,54 0,30 - 0,44 0,36
Tuổi 3 0,70 - 1,63 1,06 0,41 - 1,21 0,74
Tuổi 4* 1,00 - 2,45 1,74 0,78 - 1,39 1,12
A B C
Thành trùng 2,00 - 3,00 2,49
Ghi chú: (*) tuổi 4 được xem như giai đoạn nhộng.
n: là số cá thể quan sát
Ấu trùng
* Tuổi 1
Cơ thể của ấu trùng tuổi 1 có màu vàng, chúng có 2 mắt màu đen, 3
cặp chân, có 2 râu và phía đuôi có 2 lông cứng rõ rệt, trên cơ thể chưa phủ
lớp phấn sáp trắng (hình 5).
Hình 5: Ấu trùng tuổi 1 của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell
Theo kết quả quan sát ở bảng 2 ghi nhận được cơ thể ấu trùng tuổi 1
dài 0,33 mm (dao động từ 0,28 - 0,35 mm), rộng 0,14 mm (dao động từ 0,10 -
0,16 mm), theo Huỳnh Thanh Lộc (2003) thì cơ thể ấu trùng tuổi 1 dài 0,25
mm, rộng 0,1 mm.
* Tuổi 2
Cơ thể ấu trùng tuổi 2 có hình bầu dục, theo thời gian ở giữa mặt lưng
của ấu trùng tuổi 2 dần dần xuất hiện 2 vệt màu vàng cam đối xứng nhau,
đồng thời những sợi lông tơ trên cơ thể và xung quanh rìa của cơ thể xuất
hiện ngày càng nhiều hơn (hình 6). Tuy nhiên, trong giai đoạn tuổi 2 trên cơ
thể ấu trùng chỉ được phủ một ít lớp sáp trắng.
Theo kết quả quan sát ở bảng 2 ghi nhận: cơ thể ấu trùng tuổi 2 dài
0,54 mm (dao động từ 0,38 - 0,68 mm), rộng 0,36 mm (dao động từ 0,30 -
0,44 mm). Kết quả này tương đối phù hợp với ghi nhận của Huỳnh Thanh
Lộc (2003) cho rằng cơ thể ấu trùng tuổi 2 có chiều dài 0,6 mm, rộng 0,4
mm.
vệt màu cam
Hình 6: Sự biến đổi ở giai đoạn ấu trùng tuổi 2 của rầy phấn trắng
Aleurodicus dispersus Russell
* Tuổi 3
Cơ thể ấu trùng tuổi 3 được phủ đầy lớp sáp trắng, các sợi lông tơ trên
cơ thể kéo dài ra thêm. Trên cơ thể dần dần xuất hiện hình chữ V, màu vàng
nâu, nơi này không có lớp sáp trắng phủ lên, vì thế khi quan sát dưới kính lúp
cầm tay chúng ta thấy rõ một lỗ tròn (lỗ vasiform) (hình 7A). Kết quả này
phù hợp với ghi nhận của Huỳnh Thanh Lộc (2003) cho rằng cơ thể ấu trùng
tuổi 3 được phủ sáp, các sợi lông sáp kéo dài, nơi chữ V nhìn thấy rõ lỗ
vasiform.
Hình 7: Ấu trùng tuổi 3 (A) và tuổi 4 (nhộng) (B) của Aleurodicus
dispersus Russell
Cơ thể ấu trùng tuổi 3 có hình bầu dục, dài khoảng 1,06 mm (dao động
từ 0,70 - 1,63 mm), rộng 0,74 mm (dao động từ 0,41 - 1,21 mm) (bảng 2).
Kết quả này tương đối phù hợp với ghi nhận của Huỳnh Thanh Lộc (2003)
cho rằng cơ thể ấu trùng tuổi 3 dài 1 mm, rộng 0,7 mm.
* Tuổi 4
Cơ thể ấu trùng tuổi 4 hình bầu dục, cơ thể phủ rất nhiều sáp trắng, các
sợi lông tơ trên cơ thể to và dài, nơi chữ V càng lớn, màu vàng nâu, không
phủ lớp sáp trắng và càng thấy rõ lỗ vasiform. Phía đầu cơ thể gần nơi chữ V
thấy rõ 2 sợi sáp trắng, dài, hình ống. Hai sợi sáp này cong về hai phía đối
xứng nhau qua trục của cơ thể ấu trùng (hình 7B). Khi sắp vũ hóa những sợi
lông tơ trên cơ thể càng nhiều và càng dài thêm (hình 8).
A
B
Theo kết quả quan sát của bảng 2 thì cơ thể của ấu trùng tuổi 4 dài
1,74 mm (dao động từ 1,00 - 2,45 mm), rộng 1,12 mm (dao động từ 0,78 -
1,39 mm), theo Huỳnh Thanh Lộc (2003) thì cơ thể tuổi 4 dài 1,20 mm, rộng
0,90 mm.
Hình 8: Ấu trùng tuổi 4 (nhộng) loài Aleurodicus dispersus Russell
sắp vũ hóa
Thành trùng
Thành trùng khi mới vũ hóa có cặp cánh trong suốt, cơ thể màu vàng
ánh (hình 9). Một vài giờ sau khi vũ hóa, cánh sẽ được phủ lên một lớp bụi
phấn trắng. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Waterhouse và Norris
(1989) cho rằng cánh của chúng thì trong suốt khi mới vũ hóa và sau khi vũ
hóa một vài giờ thì phủ lên một lớp phấn trắng.
Bảng 3: Kích thước các bộ phận của cơ thể thành trùng rầy phấn trắng
Aleurodicus dispersus Russell
(T0TB = 31,50C, H TB = 70%; đơn vị: mm; n = 40)
Đặc điểm cơ thể Dao động chiều dài Trung bình
Râu đầu 0,79 - 0,92 0,85
Vòi chích 0,40 - 0,55 0,46
Thân 2,00 – 3,00 2,49
Cánh* 2,96 - 4,36 3,62
Ghi chú: * Chiều dài sải cánh.
n: là số cá thể quan sát.
Cánh của thành trùng Aleurodicus dispersus Russell có chiều dài sải
cánh là 3,62 mm, dao động từ 2,96 - 4,36 mm (bảng 3). Gân cánh là gân phân
1 nhánh (hình 9).
Thân của thành trùng khi mới vũ hóa có màu vàng ánh, chưa phủ lớp
bụi phấn trắng. Một vài giờ sau khi vũ hóa thân được phủ lên một lớp bụi
phấn trắng, nhưng ít hơn so với cánh.
Thành trùng có thân dài 2,49 mm, dao động từ 2 - 3 mm (bảng 3), kết
quả này tương đối phù hợp với ghi nhận của Waterhouse và Norris (1989)
cho rằng thành trùng có màu trắng và có kích thước nhỏ, chiều dài khoảng 2
– 3 mm và có phủ một lớp sáp mịn trên cơ thể.
Mắt của thành trùng màu nâu đen, theo ghi nhận của Waterhouse và
Norris (1989) thì mắt của thành trùng màu đỏ nâu hơi sậm.
Râu đầu có 7 đốt, dài 0,85 mm, dao động 0,79 - 0,92 mm (bảng 3). Kết
quả này phù hợp với ghi nhận của Wen và ctv. (1994, do Nguyễn Thị Thu
Cúc, trích dẫn 2000) cho rằng râu đầu có 7 đốt.
Vòi chích hình ống, có chiều dài khoảng 0,46 mm, dao động 0,40 –
0,55 mm (bảng 3).
Hình 9: Thành trùng rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell mới vũ
hóa
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát còn ghi nhận được hình thái của bộ
phận sinh dục của loài Aleurodicus dispersus Russell (hình 10).
Hình 10: Bộ phận sinh dục của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell
0,50 mm
0,20 mm
0,20 mm
0,30 - 0,35 mm
4.2 Một số đặc điểm liên quan đến sự đẻ trứng của loài Aleurodicus
dispersus Russell
4.2.1 Xác định số vòng, kích thước ổ trứng, số lượng trứng đẻ
trên ổ và đặc điểm hình thái của ổ trứng loài Aleurodicus
dispersus Russell
Thí nghiệm được thực hiện ở phòng thí nghiệm, khoa Nông Nghiệp -
Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại Học An Giang, trong điều kiện nhiệt độ
trung bình là 31,50C, ẩm độ không khí trung bình là 70%. Quan sát, đo kích
thước và đếm số vòng trên 40 ổ trứng và ghi nhận được kết quả như sau:
Thành trùng đẻ trứng ở mặt dưới của lá cây ký chủ, ở mật số cao thành
trùng đẻ trứng cả mặt trên của lá. Trứng được đẻ theo hình xoắn ốc trên biểu
bì của lá và phủ lên đó một lớp sáp trắng mịn (hình 11), mỗi ổ trứng có nhiều
trứng nhỏ. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Wen và ctv. (1994, do
Nguyễn Thị Thu Cúc, trích dẫn 2000) cho rằng, thành trùng đẻ trứng theo
một vòng xoắn ốc ở mặt dưới lá và được che phủ bởi những lông sáp trắng
mịn và cũng phù hợp với ghi nhận của Waterhouse và Norris (1989) cho rằng
ổ trứng gồm một hay nhiều trứng nhỏ.
Ổ trứng có kích thước khác nhau, dài 13,2 mm (dao động từ 6 - 22
mm), rộng 7,73 mm (dao động từ 4 - 13 mm) (bảng 4), chúng gồm nhiều
vòng, trung bình khoảng 3,64 vòng (dao động từ 2 - 6 vòng), mỗi vòng có
nhiều trứng riêng lẻ khác nhau.
Số trứng thành trùng đẻ trung bình trên ổ là 21 trứng, dao động từ 5 -
54 trứng/ổ (bảng 4), theo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Lộc (2003), quan sát
trên 40 ổ trứng, ghi nhận mật số trứng thành trùng đẻ trung bình là 16,2
trứng/ổ, dao động khoảng 5 - 39 trứng/ổ.
Hình 11: Ổ trứng của rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Rusell
Bảng 4: Số lượng trứng trên ổ, kích thước ổ trứng và tỷ lệ trứng nở của rầy
phấn trắng Aleurodicus dispersus Rusell
(T0TB = 31,50C, HTB = 70%; n = 40 )
Đặc điểm ổ trứng Dao động Trung bình
Dài (mm) 6 - 22 13,20
Rộng (mm) 4 - 13 7,73
Số vòng (vòng/ổ) 2 - 6 3,64
Số trứng trên ổ (trứng) 5 - 54 21
Tỷ lệ nở (%) 69 - 100 94
Ghi chú: n là số cá thể quan sát.
Thông thường vòng ngoài cùng của mỗi ổ trứng chúng ta không thấy
trứng hiện diện ở đó, (đôi khi chỉ có 1 – 2 trứng). Vòng này đóng vai trò như
một hàng rào bảo vệ ổ trứng của chúng.
Ổ trứng mới đẻ chúng ta rất dễ nhận dạng, nhưng sau 2 – 5 ngày thì
lớp sáp phủ trên ổ trứng bị mờ dần đi, đôi khi chúng ta không còn thấy lớp
sáp mịn đó nữa.
4.2.2 Xác định tỷ lệ trứng nở
Thí nghiệm được thực hiện ở khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên
Nhiên, trường Đại Học An Giang, trong điều kiện nhiệt độ trung bình là
31,50C, ẩm độ không khí trung bình là 70%. Quan sát trên 40 ổ trứng và ghi
nhận tỷ lệ trứng nở trung bình là 94%, dao động từ 69 - 100% (bảng 4). Tỷ lệ
nở trứng trung bình của loài Aleurodicus dispersus Russell khá cao.
4.3 Một số đặc điểm sinh học, hình thái của rầy phấn trắng Bemisia tabaci
Gennadius
Thí nghiệm được thực hiện ở khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên
Nhiên, trường Đại Học An Giang, trong điều kiện nhiệt độ trung bình là
31,50C, ẩm độ không khí trung bình là 70%. Theo kết quả khảo sát ghi nhận
được kết quả như sau:
4.3.1 Đặc điểm sinh học
Vòng đời của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius có 6 giai đoạn
như sau: giai đoạn trứng, 4 giai đoạn ấu trùng và giai đoạn thành trùng. Kết
quả này phù hợp với ghi nhận của Ronald và Martin (1992) cho rằng rầy phấn
trắng có 6 giai đoạn sống gồm trứng, 4 giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng
thành.
Trứng
Thành trùng đẻ trứng thành từng ổ từ 4 - 6 trứng hay đẻ rải rác từng
trứng ở mặt dưới của lá non. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Ronald
và Martin (1992) cho rằng trứng thường được đẻ ở mặt dưới của lá non, tầng
trên của cây và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Nhất
(2002) cho rằng rầy phấn trắng trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ từ 4 – 6
trứng hoặc rải rác ở mặt lá.
Theo kết quả ghi nhận được ở bảng 5 thì thời gian ủ trứng trung bình
của 91 cá thể là 6,52 ngày, dao động từ 5 - 8 ngày. Kết quả này tương đối
phù hợp với ghi nhận của Heather (2000) cho rằng, ở 250C trứng sẽ nở sau 6 -
7 ngày, theo Salas và Mendoza (1995, do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn
2004) thì thời gian ủ trứng của Bemisia tabaci trên cà chua trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ở nhiệt độ 250C và ẩm độ không khí 65% là 7,5 ± 0,5
ngày.
Hình 12: Vòng đời của rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius
Ấu trùmg
* Tuổi 1
Ấu trùng tuổi 1 là giai đoạn duy nhất của ấu trùng có khả năng di
chuyển được và tìm nơi thích hợp để chích hút. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng bọ phấn non tuổi 1 bò chậm
chạp trên mặt lá và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ronald và
Martin (1992) di chuyển với khoảng cách ngắn và định cư để ăn.
Theo kết quả bảng 5, quan sát trên 82 cá thể thì thời gian tuổi 1 là 3,94
ngày, dao động từ 3 - 5 ngày. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu
của Salas và Mendoza (1995 do Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) cho
rằng rầy phấn trắng Bemisia tabaci trên cà chua trong điều kiện phòng thí
nghiệm ở nhiệt độ 250C và ẩm độ không khí 65% thì thời gian tuổi 1 là 4 ± 1
ngày.
1 - 2 ngày
6 - 7 ngày
3 - 4 ngày
2 - 3 ngày
3 - 4 ngày
5 - 6 ngày
Thành trùng Trứng
Tuổi 1
Tuổi 2Tuổi 3
Tuổi 4
* Tuổi 2
Trong suốt quá trình thí nghiệm, quan sát thấy ấu trùng tuổi 2 sống cố
định, kết quả này phù hợp với ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng
từ cuối tuổi 1 sang tuổi 2 cho tới lúc trưởng thành, chúng sống cố định một
chỗ.
Theo kết quả ở bảng 5, quan sát trên 70 cá thể thì thời gian của ấu
trùng tuổi 2 là 2,66 ngày dao động từ 2 - 4 ngày. Kết quả này tương đối phù
hợp với nghiên cứu của Salas và Mendoza (1995, do Nguyễn Thị Mỹ Phụng,
trích dẫn 2004) cho rằng thời gian tuổi 2 trên cây cà chua là 2,7 ± 1,1 ngày,
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở nhiệt độ 250C và ẩm độ không khí 65%.
Bảng 5: Thời gian phát triển của loài Bemisia tabaci Gennadius qua các giai
đoạn
(T0TB = 31,50C, H TB = 70%; đơn vị: ngày)
Giai đoạn Số cá thể Biến động thời gian Thời gian trung bình
Trứng 91 5 - 8 6,52
Tuổi 1 82 3 - 5 3,94
Tuổi 2 70 2 - 4 2,66
Tuổi 3 67 2 - 5 3,25
Tuổi 4 61 4 - 7 5,92
Thành trùng 55 2 - 3 1,50
Tổng 16 - 29 23,8
* Tuổi 3
Trong suốt quá trình thí nghiệm quan sát thấy ấu trùng tuổi 3 sống cố
định, kết quả này phù hợp với ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng
từ cuối tuổi 1 sang tuổi 2 cho tới lúc trưởng thành, chúng sống cố định.
Theo kết quả ở bảng 5, quan sát trên 67 cá thể thì thời gian của ấu
trùng tuổi 3 là 3,25 ngày, dao động từ 2 - 5 ngày, theo Salas và Mendoza
(1995 do, Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) thì thời gian tuổi 3 của
Bemisia tabaci trên cà chua là 2,5 ± 0,7 ngày trong điều kiện phòng thí
nghiệm, ở nhiệt độ 250C và ẩm độ không khí 65%.
* Tuổi 4
Ấu trùng tuổi 4 sống cố định và giai đoạn này được xem như giai đoạn
"nhộng" của loài này. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Hussain (1931,
Gill, 1990; Bethke và ctv., 1991; Byrne và Bellows, 1991 do Nguyễn Thị Mỹ
Phụng, trích dẫn 2004) cho rằng tuổi 4 hay còn gọi là nhộng.
Theo kết quả ghi nhận ở bảng 5, quan sát trên 61 cá thể thì thời gian
của ấu trùng tuổi 5 là 5,92 ngày, dao động trong khoảng 4 - 7 ngày. Kết quả
này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Salas và Mendoza (1995, do
Nguyễn Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) cho rằng thời gian tuổi 4 (nhộng) của
Bemisia tabaci trên cà chua là 5,8 ± 0,3 ngày trong điều kiện phòng thí
nghiệm, ở nhiệt độ 250C và ẩm độ không khí 65%.
Thành trùng
Thành trùng cư trú ở mặt dưới của lá cây, chúng thích nhất là lá còn
non, chúng hoạt động rất linh hoạt, động nhẹ chúng bay ra khỏi lá cây nơi cư
trú. Kết quả này tương đối phù hợp với ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002)
cho rằng thành trùng hoạt động rất linh hoạt, ban ngày đậu ở dưới mặt lá, có
động nhẹ chúng bay lên cao chừng 2 – 3 m.
Theo kết quả ghi nhận ở bảng 5 thì thành trùng sau khi vũ hóa 1,5
ngày, dao động từ 1 - 2 ngày thì bắt đầu đẻ trứng trở lại. Kết quả này phù hợp
với ghi nhận của Phạm Thị Nhất (2002) cho rằng trong vòng 1 – 2 ngày sau
khi vũ hóa con cái bắt đầu đẻ trứng.
Tổng vòng đời của rầy phấn trắng Bemsia tabaci là 23,8 ngày, dao
động từ 16 - 29 ngày. Trong đó thời gian từ trứng đến vũ hóa là 22,3 ngày.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Salas và Mendoza (1995 do Nguyễn
Thị Mỹ Phụng, trích dẫn 2004) cho rằng từ trứng đến vũ hóa là 22,3 ngày,
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở nhiệt độ 250C và ẩm độ không khí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NgothinhuHa.pdf