Luận văn Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại

Để khảo sát nhận thức của SV về NN, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

 Nhận thức về tầm quan trọng của NN đối với bản thân

 Nhận thức về thông tin nghề SV đang theo học

 Nhận thức của SV về khả năng phát triển của nghề, nhu cầu của XH đối với nghề cũng như

thu nhập mà nghề mang lại

 Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN để

thành công trong công việc sau này.

 Kênh thông tin ảnh hưởng đến nhận thức về NN của SV

 Lý do chọn nghề của SV

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhất trong số các thông tin nêu ra 30,3% và tỉ lệ SV biết rõ thấp nhất là 10,8%, mức độ biết chút ít là 58,2%. Như vậy chế độ được hưởng khi đi làm là thông tin gắn liền với quyền lợi của SV sau này khi tham gia vào hoạt động NN. Tuy nhiên các em chưa thực sự lưu tâm tìm hiểu, mức độ hiểu biết về thông tin này đa phần vẫn là biết chút ít và không biết 85,5%. Thông tin về “Triển vọng phát triển trong nghề” SV đánh giá biết chút ít vẫn chiến tỉ lệ cao nhất 58,4%, biết rõ là 31,1% và không biết là 10,0%. Nhận thức được tiềm năng phát triển của nghề sẽ giúp SV có động lực phấn đấu, giúp các em lạc quan, tin tưởng vào lương lai nhưng phần đông SV nhận biết của về thông tin này còn chưa được đầy đủ. Kết quả bước đầu nghiên cứu nhận thức của SV về những thông tin liên quan đến chuyên môn, lao động của nghề, yêu cầu tâm sinh lý với người hành nghề, chế độ, triển vọng phát triển của nghề… cho thấy: đa phần SV chỉ biết một phần nào đó, biết chút ít mà thôi và vẫn còn một bộ phận SV nhận thấy không biết gì về những thông tin này. Điều này sẽ là một bất lợi cho các em sau này ra trường làm việc. Mặc dù SV đang trong giai đoạn còn ngồi trên ghế giảng đường, bản thân các em chưa tham gia chính thức vào hoạt động NN thực tế nhưng những thông tin liên quan đến NN cũng cần các em phải chủ động tìm hiểu và nắm rõ có như vậy khi bước vào thị trường lao động các em sẽ không ngỡ ngàng nhưng sẽ nhanh chóng thích nghi và làm tốt công việc được giao. Để so sánh giữa SV năm cuối và SV năm nhất có sự khác biệt hay không về mức độ hiểu biết thông tin NN, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm Chi bình phương, kết quả thu được trong bảng 2.3  So sánh hiểu biết của SV năm nhất và năm cuối về thông tin nghề nghiệp Bảng 2.3 So sánh hiểu biết của SV năm nhất và năm cuối về thông tin NN Thông tin nghề về Sinh viên năm 1 Sinh viên năm 3 X2 df=3 P Biết rõ Biết chút ít Không biết Biết rõ Biết chút ít Không biết Giá trị KT – XH của nghề 5 70 32 6 156 108 4,42 6 0,109 4,7% 65,4% 29,9% 2,2% 57,8% 40,0% Nhu cầu lao động của nghề 34 68 5 131 136 5 9,69 5 0,008 31,8% 63,6% 4,7% 48,2% 50,0% 1,8% Đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề. 32 64 10 123 134 12 9,25 3 0,010 30,2% 60,4% 9,4% 45,7% 49,8% 4,5% Các yêu cầu tâm sinh lý người hành nghề 14 60 31 32 153 87 0,31 0 0,856 13,3% 57,1% 29,5% 11,8% 56,3% 32,0% Điều kiện làm việc trong nghề 15 49 43 31 153 88 3,37 3 0,185 14,0% 45,8% 40,2% 11,4% 56,3% 32,4% Chế độ đối với người hành nghề 32 60 15 83 161 26 1,54 0 0,463 29,9% 56,1% 14,0% 30,7% 59,6% 9,6% Kết quả kiểm nghiệm Chi bình phương so sánh nhận thức của SN năm nhất và SV năm cuối về thông tin NN trong bảng 2.3 cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức “Nhu cầu lao động của nghề” giữa SV năm nhất và năm cuối. SV năm cuối biết rõ nhu cầu của xã hội đối với nghề chiếm 48,2% trong khi đó SV năm nhất biết rõ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 31,8%. Tuy nhiên SV năm nhất biết chút ít (63,6%) về nhu cầu của XH đối với nghề lại chiếm tỉ lệ cao hơn SV năm cuối là 50,0%. Như vậy, SV năm cuối là giai đoạn các em sắp bước vào hoạt động NN thực tế do đó việc nắm bắt nhu cầu lao động của thị trường để chuẩn bị xin việc khi ra trường là điều các em luôn lưu tâm tìm hiểu do đó SV năm cuối biết rõ về thông tin này tốt hơn so với SV năm nhất là điều hợp lý. Bên cạnh đó kết quả so sánh cũng cho thấy cả SV năm cuối và SN năm nhất biết chút ít về nhu cầu của thị trường đối với NN chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó SV năm nhất biết chút ít chiếm tỉ lệ cao hơn SV năm cuối. Như vậy đa phần SV năm nhất nhận biết về thông tin NN ở mức độ sơ đẳng, một phần nào đó. Ngoài ra cũng còn một bộ phận SV năm nhất không biết (4,7%) về thông tin này chiếm tỉ lệ cao hơn so với SV năm cuối (1,8%). “Đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề” giữa SV năm nhất và SV năm cuối cũng có sự khác biệt. SV năm cuối biết rõ (45,7%) về thông tin này cao hơn so với SV năm nhất (30,2%). Ngoài sự hiểu biết về thị trường lao động, SV còn phải nhận thức được đặc điểm chuyên môn trong nghề sẽ làm gì, làm như thế nào, nghề cần những năng lực gì… để các em chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho NN sau này. SV năm cuối biết rõ về đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề tốt hơn SV năm đầu vì các em đã có một thời gian dài được trang bị kiến thức chuyên môn NN trong quá trình học tập, chỉ còn một vài tháng nữa là các em bước vào thị trường lao động để thực hành NN đã được đào tạo. Ngoài ra tỉ lệ SV năm nhất biết chút ít (60,4%) về đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề cao hơn SV năm cuối (49,8%). Lại một lần nữa đa phần SV năm nhất mới chỉ nhận biết một phần nào đó về đặc điểm chuyên môn của nghề. Tỉ lệ SV không biết về thông tin này ở SV năm nhất (9,4%) cao hơn SV năm cuối (4,5%). Điều này cho thấy nhận thức của SV năm nhất về thông tin NN chưa được tốt lắm do đó công tác hướng nghiệp cho các bạn trẻ trước khi bước vào giảng đường cao đẳng, đại học là điều cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa. Như vậy, qua kết quả so sánh trên cho thấy SV năm nhất và SV năm cuối có sự khác biệt. SV năm cuối biết rõ về về nhu cầu lao động của nghề cũng như đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề tốt hơn SV năm nhất. Tuy nhiên SV năm nhất nhận biết một phần nào đó về những thông tin NN chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này cho thấy trước khi thi vào các trường chuyên nghiệp, các em đã ít nhiều tìm hiểu thông tin NN các em có nguyện vọng thi vào. Ngoài ra không có sự khác biệt giữa SV năm cuối và năm nhất về mức độ hiểu biết các thông tin: Giá trị KT – XH của nghề; Các yêu cầu tâm sinh lý người hành nghề; Điều kiện làm việc trong nghề; Chế độ đối với người hành nghề. Để khảo sát nhận thức của SV về những ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực KTTM (Quản trị DNTM, Marketing TM, Kế toán DN, Kinh doanh) ở các khía cạnh khác như: Khả năng phát triển của nghề, nhu cầu của xã hội đối với nghề và mức độ thu nhập của các ngành nghề mang lại, chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 2.4: 2.1.3 Nhận thức của sinh viên về khả năng phát triển của nghề, nhu cầu của xã hội đối với nghề và thu nhập của nghề thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại. Bảng 2.4: Nhận thức về khả năng phát triển, nhu cầu của xã hội và thu nhập của nghề Nghề Khả năng phát triển Nhu cầu của xã hội Thu nhập Rất phát triển Phát triển Không phát triển Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Cao Trung bình Thấp Quản trị DNTM N 6 249 116 2 222 135 1 61 306 % 1,6 65,5 30,5 0,5 58,4 35,5 0,3 16,1 80,5 Marketing TM N 0 150 223 2 173 181 0 128 239 % 0 39,5 58,7 0,5 45,5 47,6 0 33,7 62,9 Kế toán DNTM N 30 277 61 1 215 143 17 247 103 % 7,9 72,9 16,1 0,3 56,6 37,6 4,5 65,0 27,1 Kinh doanh N 3 130 239 2 149 203 2 61 303 % 0,8 34,2 62,9 0,5 39,2 53,4 0,5 16,1 79,7 Kết quả bảng 2.4 cho thấy: SV đánh giá khả năng rất phát triển và phát triển của nghề kế toán DNTM chiến tỉ lệ cao nhất (rất phát triển: 7,9%, phát triển 72,9%) và do đó nghề kế toán cũng được nhận định là nghề cho thu nhập cao chiến tỉ lệ cao nhất 4,5%. Kế toán là nghề có lịch sử lâu dài và phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Nhân viên kế toán có thể không nổi danh nhưng họ là những người không thể thiếu ở bất kỳ cơ quan, tổ chức, công ty nào. Mặc cho sự xuất hiện và nổi danh không ngừng của các loại ngành nghề mới nhưng nghề kế toán theo các chuyên gia quốc tế đánh giá vẫn là một trong 10 nghề đắt giá nhất trong những năm tới. Tại trường CĐ KTĐN hàng năm số lượng SV học ngành kế toán chiến tỉ lệ rất cao trong trường (chiến ¼ SV toàn trường). Như vậy nghề kế toán đang được xem là nghề rất hấp dẫn với SV vì sự phát triển của nghề, nhu cầu cao của XH đối với nghề cũng như mức thu nhập hấp dẫn do nghề mang lại. Ngành quản trị DNTM được nhận định là ngành có khả năng rất phát triển và phát triển chiến tỉ lệ thứ 2 (rất phát triển 1,6%, phát triển 65,5%). Ngành này cũng được cho là ngành xã hội có nhu cầu ở mức độ cần thiết chiến tỉ lệ cao nhất 58,4%. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, những thành tựu do nền kinh tế mang lại tạo nên một diện mạo mới cho đất nước ta. Hàng nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, trong đó chủ yếu là những công ty cổ phần, công ty TNHH, côn ty tư nhân…do đó nhu cầu về những nhà quản trị viên giỏi, nhạy bén vì thế rất lớn. Một ngành nghề cho thu nhập cao, môi trường làm việc năng động, cơ hội thăng tiến nhanh, hiện nay ngành này đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nghề marketing TM được đánh giá là nghề có khả năng phát triển chiếm tỉ lệ cao ở mức thứ 3 (39,5%), mức độ cần thiết của xã hội với nghề này là 45,5% và nghề cho thu nhập trung bình cao thứ 2 sau nghề kế toán DNTT (33,7). Tuy nhiên thực tế nghề marketing có khả năng phát triển hơn nhiều, nhu cầu của xã hội đối với nghề này rất lớn. Theo một thống kê, có đến 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho nhưng vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Con số này không ngừng được tăng lên vì các doanh nghiệp đang ra sức tìm kiến những chuyên gia giỏi về marketing. Như vậy nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì càng cần đến hoạt động marketing. Do đó nghề này được xem là nghề đem lại thu nhập rất cao và có nhiều cơ hội thăng tiến. Nghề kinh doanh SV đánh giá khả năng phát triển chiến tỉ lệ thấp nhất (34,2%), không phát triển chiển tỉ lệ cao nhất (62,9%), đây cũng là nghề bị đánh giá là có mức thu nhập thấp chiếm tỉ lệ 79,7%. Tuy nhiên thực tế ở nước ta hiện nay hoạt động kinh doanh rất phổ biến trong đời sống. Nó diễn ra ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, lĩnh vực và quy mô của hoạt động kinh doanh cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chưa bao giờ kinh doanh, doanh nghiệp và doanh nhân ở Việt Nam phát triển mạnh như ngày nay. Tất cả đang tạo nên một bức tranh rất lạc quan và đầy triển vọng cho nghề kinh doanh cũng như những nhu cầu về nguồn lao động của nghề này là rất lớn. Đây cũng là nghề mang lại lợi nhuận rất cao tuy nhiên đánh giá của SV về khả năng thu nhập, triển vọng phát triển và nhu cầu của XH đố với nghề này chưa đúng với thực tế đang diễn ra. Như vậy nhận thức của SV về mức độ phát triển của nghề, nhu cầu của xã hội với nghề và thu nhập do các nghề KTTM mang lại còn một số điều chưa hợp lý với thực tế ở chỗ: Những ngành nghề như: Marketing TM, kinh doanh, quản trị DNTM hiện tại và trong tương lai là những nghề rất có triển vọng phát triển và cho thu nhập cao nhưng tỉ lệ SV đánh giá ở mức đô này rất thấp, thậm chí nghề Marketing SV đánh giá tỉ lệ là 0% về khả năng phát triển và thu thập cao của nghề. SV đánh giá nhu cầu của xã hội với những ngành nghề KTTM là không cần thiết cũng chiếm tỉ lệ khá cao (VD: nghề kinh doanh 53,4%, marketing 47,6%). Những đánh giá về thu nhập thấp của các ngành nghề KTTM cũng cho thấy một điều không hợp lý, quản trị DNTM thu nhập thấp chiếm 80,5%, kinh doanh 79,5%. Điều này trái với thực tế đang diễn ra trong xã hội ta do đó nhận thức của SV về khía cạnh này chưa tốt lắm, chưa hợp lý, có sự mâu thuẫn với thực tế đang diễn ra. Nhận thức của SV về NN còn đòi hỏi SV phải nhận biết được tầm quan trọng của những yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất mà NN yêu cầu, để từ đó biết định hướng và phấn đấu để hoàn thiện bản thân cho phù hợp với đòi hỏi mà NN đặt ra. 2.1.4: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN để thành công trong công việc Để khảo sát khía cạnh này, chúng tôi nêu ra các yếu tố thuộc về năng lực và phẩm chất mà NN thuộc lĩnh vực KTTM để SV đánh giá. Kết quả được phân tích theo thứ bậc xếp hạng về tầm quan trọng của các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN trong bảng 2.5. Các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN sẽ được tách riêng để phân tích trong bảng 2.6 và 2.7 dưới đây. 2.1.4.1 Nhận thức của sinh viên về các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN để thành công trong công việc thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại Bảng 2.5: Nhận thức về các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN để thành công trong công việc thuộc lĩnh vực KTTM Yếu tố TB ĐLTC Thứ bậc Năng lực chuyên môn 4,55 0,70 1 Khả năng giao tiếp và đàm phán 4,46 0,78 2 Đạo đức kinh doanh 4,38 0,81 3 Trung thực, coi trọng chữ tín 4,37 0,73 4 Kiên trì, tự tin, năng động, sáng tạo 4,33 0,80 5 Thành thạo ngoại ngữ, tin học 4,33 0,78 5 Cẩn thận, khách quan, thận trọng, có tính bảo mật 4,23 0,86 7 Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin 4,18 0,89 8 Tính hòa đồng, tôn trọng mọi người, công bằng trong đánh giá 4,18 0,72 9 Năng lực quan sát,phân tích,tổng hợp,khả năng diễn đạt 4,11 0,93 10 Hiểu biết thị trường, hàng hóa, khách hàng, đối thủ cạnh tranh 4,10 1,02 11 Năng lực tổ chức, lãnh đạo 4,08 1,00 12 Chịu đựng những áp lực công việc 4,08 0,83 12 Có bản lĩnh, ý chí 4,07 0,87 14 Hiểu biết tâm lý khách hàng và đối tác 4,06 1,05 15 Hiểu biết luật kinh doanh 4,04 0,83 16 Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể 4,03 0,88 17 Có hoài bão, khát vọng làm giàu chính đáng 4,01 0,88 18 Say mê lãnh đạo 4,00 0,98 18 Hiểu biết tâm lý con người, biết dùng người 3,96 1,05 20 Có tư duy kinh doanh 3,95 0,98 21 Khả năng nghiên cứu thị trường, khuếch trương sản phẩm, kỹ năng bán hàng 3,77 1,13 22 Kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin 3,75 1,03 23 Dám mạo hiểm, quyết đoán, chấp nhận rủi ro 3,61 1,06 24 Yêu thích những con số 3,05 1,16 25 Kết quả bảng 2.5 cho thấy: SV đánh giá để thành công trong hoạt động KTTM trước tiên người làm trong lĩnh vực này cần phải giỏi về “Năng lực chuyên môn” (thứ bậc 1) và có “Khả năng giao tiếp và đàm phán” (thứ bậc 2). Tiếp đó phải có “Đạo đức kinh doanh, trung thực coi trọng chữ tín” (thứ bậc 3 và 4). Ngoài ra các yếu tố từ thứ bậc 5 đến 23 luôn có sự đan sen khi đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN để thành công trong công việc sau này. Đánh giá của SV về những yếu tố có điểm TB thấp nhất là yếu tố thuộc phẩm chất NN, đó là “Dám mạo hiểm, quyết đoán, chấp nhận rủi ro” (thứ bậc 24) và “Yêu thích những con số” (thứ bậc 25) Như vậy căn cứ vào thứ bậc đánh giá của SV về các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN ở tốp đầu và tốp cuối xếp hạng cho thấy: SV xem trọng và đánh giá cao những yếu tố thuộc năng lực NN hơn so với những yếu tố thuộc phẩm chất NN. Theo các em để làm được việc và gặt hái được nhiều thành công trong công việc của mình thì trước tiên phải có năng lực và nghiệp vụ chuyên môn sau mới quan tâm đến yếu tố phẩm chất, đạo đức NN. Tuy nhiên trong hoạt động KTTM thực tế cho thấy những yếu tố thuộc phẩm chất NN ngày càng trở nên vô cùng quan trọng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp…vì chỉ khi các đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng như những người làm trong lĩnh vực này xem trọng yếu tố phẩm chất, đạo đức kinh doanh, đạo đức NN thì mới tạo được chữ tín, niềm tin, tạo nên được thương hiệu cho đơn vị và khi đó đơi vị mới tồn tại lâu dài được. Để tìm hiểu một cách cụ thể về nhận thức của SV về những yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN, chúng tôi tiến hành tách riêng những yếu tố này và xếp theo thứ bậc từ cao xuống thấp theo điểm TB. Kết quả thu được ở bảng 2.6 và bảng 2.8 như sau: 2.1.4.2 Nhận thức của sinh viên về những yếu tố thuộc năng lực NN để thành công trong công việc. Để làm tốt công việc của mình sau khi ra trường đòi hỏi SV phải nhận thức được những yếu tố thuộc năng lực NN đòi hỏi để từ đó SV biết trang bị, rèn luyện cho mình những năng lực cần thiết. Dưới đây là đánh giá của SV về mức độ quan trọng của các yếu tố thuộc năng lực NN thể hiện cụ thể trong bảng 2.6 Bảng 2.6: Nhận thức về các yếu tố thuộc năng lực NN Yếu tố thuộc năng lực NN TB ĐLTC Thứ bậc Năng lực chuyên môn 4,55 0,70 1 Khả năng giao tiếp và đàm phán 4,46 0,78 2 Thành thạo ngoại ngữ, tin học 4,33 0,78 3 Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin 4,18 0,89 4 Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng diễn đạt 4,11 0,93 5 Hiểu biết thị trường, hàng hóa, khách hàng, đối thủ cạnh tranh 4,10 1,02 6 Năng lực tổ chức, lãnh đạo 4,08 1,00 7 Hiểu biết tâm lý khách hàng và đối tác 4,06 1,05 8 Hiểu biết luật kinh doanh 4,04 0,83 9 Hiểu biết tâm lý con người, biết dùng người 3,96 1,05 10 Có tư duy kinh doanh 3,95 0,98 11 Khả năng nghiên cứu thị trường, khuếch trương sản phẩm, kỹ năng bán hàng 3,77 1,13 12 Kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin 3,75 1,03 13 Kết quả bảng 2.6 cho thấy: SV đánh giá những yếu tố “Năng lực chuyên môn” và “Khả năng giao tiếp và đàm phán” có điểm TB đạt mức tốt (4,55 và 4,46). Những ngành nghề KTTM cũng như bất kỳ nghề nào khác nếu muốn làm được việc thì người đó trước tiên phải có năng lực chuyên môn, ngoài ra để thực hiện được hoạt động kinh doanh thì cần phải trao đổi và tiếp nhận thông tin từ thị trường, từ khách hàng, từ các đối tác…do đó khả năng giao tiếp và đàm phán là cơ sở quan trọng tạo nên thành công cho hoạt động KTTM Những yếu tố thuộc năng lực NN có điểm TB xếp ở mức khá: “Thành thạo ngoại ngữ, tin học (4,33); Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin (4,18); Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng diễn đạt (4,11); Hiểu biết thị trường, hàng hóa, khách hàng, đối thủ cạnh tranh (4,10); Năng lực tổ chức, lãnh đạo (4,08); Hiểu biết tâm lý khách hàng và đối tác (4,06); Hiểu biết luật kinh doanh (4,04); Hiểu biết tâm lý con người, biết dùng người (3,96); Có tư duy kinh doanh (3,95); Khả năng nghiên cứu thị trường, khuếch trương sản phẩm, kỹ năng bán hàng (3,77); Kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin (3,75)” Ngành nghề KTTM không chỉ đòi hỏi người hành nghề có năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp và đàm phán giỏi mà cần có sự thành thạo về ngoại ngữ, tin học, đây là công cụ quyết định thành công của người làm ở lĩnh vực KTTM trong môi trường kinh doanh quốc tế. Hoạt động KTTM có đối tượng phục vụ chủ yếu là con người: Khách hàng, đối tác, nhà cung ứng…do đó đòi hỏi người làm nghề này phải có kỹ năng mềm (Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, Kỹ năng xử lý thông tin; năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng diễn đạt; Kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin …) đây là công cụ để người làm KTTM hiểu biết thị trường, hàng hóa, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, biết được tâm lý con người…hiểu biết về luật kinh doanh vá có tư duy kinh doanh cũng là yếu tố không thể thiếu của người làm trong môi trường KTTM. Kinh doanh phải hợp pháp thì mới tồn tại lâu dài hơn nữa để tiến hành những hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện làm việc tập thể (nhóm hay tổ chức), nhất thiết phải thực hiện quản lý các hoạt động đó và do đó “Năng lực tổ chức, lãnh đạo” cũng là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động KTTM. Để tìm hiểu về việc SV đánh giá vai trò quan trọng của các yếu tố năng lực NN tương ứng với từng ngành nghề thuộc lĩnh vực KTTM như thế nào, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm Chi bình phương. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:  So sánh đánh giá của sinh viên về các yếu tố thuộc năng lực giúp thành công trong công việc thuộc lĩnh vực KTTM Bảng 2.7: So sánh đánh giá của sinh viên về các yếu tố thuộc năng lực giúp thành công trong công việc theo ngành nghề Yếu tố thuộc năng lực nghề nghiệp Ngành nghề F P Quản trị DNTM Marketin g TM Kế toán DNTM Kinh doanh TB ĐL TC TB ĐL TC TB ĐL TC TB ĐL TC Năng lực chuyên môn 4,4 2 0,7 6 4,5 6 0,6 4 4,6 3 0,7 3 4,6 1 0,4 9 1,8 4 0,13 Khả năng giao tiếp và đàm phán 4,5 5 0,5 9 4,8 0 0,4 5 3,9 5 0,9 8 4,7 1 0,5 6 32, 06 0,00 Thành thạo ngoại ngữ, tin học 4,2 5 0,6 8 4,4 6 0,7 0 4,2 5 0,9 4 4,4 2 0,5 9 2,0 4 0,10 Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, 4,3 0,7 4,5 0,5 3,6 1,0 4,3 0,8 33, 0,00 kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin 1 4 9 9 0 1 8 0 76 Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng diễn đạt 4,1 1 0,8 4 4,4 0 0,7 2 3,7 8 1,1 1 4,1 9 0,8 7 9,8 1 0,00 Hiểu biết thị trường, hàng hóa, khách hàng, đối thủ cạnh tranh 4,3 5 0,7 2 4,5 6 0,5 9 3,2 8 1,1 7 4,7 1 0,4 6 56, 34 0,00 Năng lực tổ chức, lãnh đạo 4,5 8 0,6 4 4,2 4 0,7 9 3,4 0 1,1 3 4,4 2 0,8 1 38, 46 0,00 Hiểu biết tâm lý khách hàng và đối tác 4,1 9 0,8 9 4,6 0 0,6 6 3,2 9 1,1 4 4,4 2 0,7 4 46, 03 0,00 Hiểu biết luật kinh doanh 4,0 3 0,7 3 3,9 9 0,8 6 4,0 5 0,9 1 4,3 3 0,7 3 1,0 0 0,39 Hiểu biết tâm lý con người, biết dùng người 4,1 7 0,8 8 4,4 5 0,7 3 3,2 0 1,1 1 4,0 4 0,8 6 41, 97 0,00 Có tư duy kinh doanh 4,3 1 0,8 0 4,1 0 0,8 5 3,3 7 1,0 6 4,4 7 0,6 7 25, 51 0,00 Khả năng nghiên cứu thị trường, khuếch trương sản phẩm, kỹ năng bán hàng 3,8 8 0,8 7 4,4 5 0,7 5 2,8 4 1,1 0 4,2 8 0,8 4 67, 46 0,00 Kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin 3,3 4 0,9 6 3,5 7 0,9 7 4,3 3 0,8 9 3,5 7 1,0 7 23, 17 0,00 Kết quả trong bảng 2.7 cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình giữa các nghề KTTM khi đánh giá về các yếu tố thuộc năng lực NN, sự khác biệt đó là: Những nghề Mareting, kinh doanh và quản trị DNTM yêu cầu các kỹ năng mềm (Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin, khả năng giao tiếp, đàm phán, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp…) cao hơn so với nghề kế toán. Điều này rất hợp lý vì nghề kế toán chủ yếu làm việc độc lập, tiếp xúc với con số trong khi nghề marketing, kinh doanh, quản trị có đối tượng tiếp xúc chủ yếu là con người đó đó cần có khả năng, kỹ năng giao tiếp đàm phán giỏi. Mặt khác nghề Mareting và kinh doanh có sự khác biệt so với nghề kế toán và quản trị DNTM ở chỗ đối tượng trinh phục và phục vụ trực tiếp là khách hàng nên các nghề này đòi hỏi rất cao những yêu cầu về: “Khả năng nghiên cứu thị trường, khuếch trương sản phẩm, kỹ năng bán hàng; Hiểu biết tâm lý khách hàng và đối tác”. Những nhà quản trị, nhà kinh doanh và làm marketing cũng cần phải có “Tư duy kinh doanh”. Nghĩa là phải tìm kiếm, học hỏi, nảy sinh ý tưởng sáng tạo…trong hoạt động kinh doanh của mình, do đó yếu tố “Tư duy kinh doanh” có mức điểm trung bình cao hơn so với nghề kế toán. Yếu tố “Năng lực tổ chức, lãnh đạo” cũng có sự khác biệt giữa các nghề. Sự khác biệt đó là nghề kinh doanh, quản trị, marketing có điểm TB cao hơn so với nghề kế toán. Thực chất đây là yếu tố quan trọng nhất của nhà quản trị, nhà quản trị trước hết phải là một nhà tổ chức, lãnh đạo có tài. Yếu tố “Kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin” có điểm TB ở nghề kế toán cao hơn nghề kinh doanh, maketing và quản trị. Người làm nghề kế toán phải thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo những việc này phải được thực hiện một cách kịp thời với những sự việc phát sinh. Cũng căn cứ vào trị số P, ta thấy không có sự khác biệt giữa các nghề KTTM với các yếu tố: “Năng lực chuyên môn; Hiểu biết luật kinh doanh; Thành thạo ngoại ngữ, tin học”. Điều này là hợp lý vì bất kỳ ai làm trong những ngành nghề thuộc KTTM trước tiên cũng cần phải có năng lực chuyên môn, nắm rõ kiến thức luật kinh doanh và cần phải có khả năng ngoại ngữ, tin học làm công cụ bổ trợ trong công việc của mình. Bên cạnh những yếu tố thuộc năng lực NN thì SV cũng phải nhận thức được những yêu cầu về phẩn chất mà NN đòi hỏi để làm tốt được công việc của bản thân sau này. Dưới đây là kết quả đánh giá của SV về những yếu tố thuộc phẩn chất NN được thể hiện ở bảng 2.8 2.1.4.3 Đánh giá của sinh viên về những yếu tố thuộc phẩm chất NN để thành công trong công việc Bảng 2.8: Nhận thức về các yếu tố thuộc phẩm chất NN Yếu tố thuộc phẩm chất NN TB ĐLTC Thứ bậc Đạo đức kinh doanh 4,38 0,81 1 Trung thực, coi trọng chữ tín 4,37 0,73 2 Kiên trì, tự tin, năng động, sáng tạo 4,33 0,80 3 Cẩn thận, khách quan, thận trọng, có tính bảo mật 4,23 0,86 4 Tính hòa đồng, tôn trọng mọi người, công bằng trong đánh giá 4,18 0,72 5 Chịu đựng những áp lực công việc 4,08 0,83 6 Có bản lĩnh, ý chí 4,07 0,87 7 Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể 4,03 0,88 8 Có hoài bão, khát vọng làm giàu chính đáng 4,01 0,88 9 Say mê lãnh đạo 4,00 0,98 10 Dám mạo hiểm, quyết đoán, chấp nhận rủi ro 3,61 1,06 11 Yêu thích những con số 3,05 1,16 12 Kết quả bảng 2.8 cho thấy: Trong số 12 yếu tố thuộc phẩm chất NN có 11 yếu tố điểm TB đạt mức khá, đó là: Đạo đức kinh doanh (TB: 4,38).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH020.pdf
Tài liệu liên quan