Cửu cavốn là tên bản nhạc rất xưa của Trung Quốc, theo lịch sửghi lại
thì tên loại ca vũnày có từthời nhà Hạ. Trong Sơn Hải Kinh có ghi:“vua
Khải nhà Hạlên trời mang Cửu biện và Cửu ca về”. Trong Ly taovà Thiên
vấn, Khuất Nguyên cũng có nói đến Cửu biện và Cửu ca:
Buông thần hồn lên cõi cao xa
Múa Thiều hát khúc Cửu ca
(Ly tao)
Khải mộng lên chầu trời
Được nhạc “Cửu biện” “Cửu ca”
(Thiên vấn)
154 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3467 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khuất Nguyên - Con người và thơ ca trong văn học Trung Đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như cái cốt cách trong sạch như băng tuyết ấy đã truyền cho người anh
hùng dân tộc, nhà quân sự đại tài, nhà thơ xuất chúng - Nguyễn Trãi và cũng
là người cháu ngoại yêu quý của ông.
Điều mong ước nhất mà các bậc sĩ phu xưa dày công tạo dựng, vun đắp
là bồi dưỡng nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao, tự trau dồi phẩm chất
đạo đức. Còn gì vui bằng khi “Tục lụy xa rồi thanh hứng đủ, Xem non, xem
nước, lại xem mây.” (Trong thuyền ngẫu nhiên làm thơ). Những vần thơ lạc
quan, hứng khởi của Phi Khanh dường như đã lan sang tâm hồn của chúng ta.
Nó khiến lòng ta cũng bay bổng theo mây, trời, non, nước. Bởi cảnh đẹp của
non xanh, nước biếc có thể giúp lòng ta thanh thản, quên đi mọi sự phiền hà
của thế thái nhân tình.
Đã có phẩm chất tốt đẹp thì phải biết giữ gìn chớ để người khác làm tổn
thương. Khuất Nguyên cũng vì giữ trọn lòng thanh cao, giữ vững tấm lòng
trung trinh nên ông quyết không hùa theo bọn hám danh, không vì mục đích
riêng tư mà quên đi lẽ sống tốt đẹp bấy lâu ông theo đuổi. Dù bị đẩy vào vũng
bùn lầy, bị bọn gian thần hãm hại ruồng bỏ, ghét ghen, nhưng ông vẫn không
để cho đời dây bẩn. Đúng là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhắc đến
ý này, Nguyễn Bảo cũng đã cao giọng mà hát lại bài Thương Lang năm xưa
mà Khuất Nguyên đã hát “Cao giọng họa bài Thương Lang, tự mang lấy áo
đẹp” (Tiễn quan Tế Tửu Quốc Tử Giám, kiêm Quốc sử viện tiên sinh họ Ngô,
quê ở Chúc Lý về hưu). Qua bài ca ấy, Nguyễn Bảo cũng muốn nhắc nhở với
thế hệ mai sau rằng đã có áo đẹp (tức phẩm chất đạo đức tốt đẹp) thì phải giữ
lấy đừng để người khác dây bẩn. Lời khuyên nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc.
Không chỉ lo cho bản thân trong việc tu dưỡng đạo đức mà Khuất
Nguyên còn rất nhiệt tình trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước.
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai,
Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
Kẹ trong đỗ nhược bao ngoài tân di,
Mong cành lá có khi đua nẩy
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi
(Ly tao)
Ông hi vọng những nhân tài mà ông đào tạo sẽ gánh vác lấy trọng trách
nước nhà, biết giúp vua trị nước, biết thực hiện những đường lối chính trị tiến
bộ để đưa đất nước ngày một vững mạnh, giàu đẹp. Đó là điều ông hằng mơ
ước. Có thể nói ước mơ của Khuất Nguyên xưa kia cũng là ước mơ chung của
bao nhà nho Việt Nam thời Trung đại. Chiêu hiền đãi sĩ không chỉ có thời xưa
mới làm mà thời nào cũng vậy, người tài giỏi luôn là nhân tố tích cực của một
quốc gia. Một đất nước giàu mạnh không chỉ có nhiều tài nguyên, khoáng sản
mà còn phải có nhiều con người tài giỏi. Như vậy để có người tài không chỉ
ngồi chờ tự dưng có được mà phải bồi dưỡng đào tạo ngay từ lúc đầu. Và lệ
đặt ra khoa thi tiến cử người tài giỏi đã có từ lâu ở bên Trung Quốc từ Hán,
Đường, Tống, Nguyên, Minh. Các thánh triều của ta cũng mở khoa thi để kén
chọn nhân tài. Khi chọn được người hiền, người tài, Trần Nguyên Đán không
giấu được niềm vui sướng. Trong một bài thơ “Ban tặng cho các vị tiến sĩ”,
ông viết:
Khoa thi vua mở kén hiền lương,
Bay chín tầng mây cánh phượng hoàng.
Bảng vàng đề tên, treo trước cửa khuyết,
Đường hoa ngựa ruổi, áo gấm phất phơ…
(Ban tặng cho các vị tiến sĩ)
Có thể nói ngay từ nhỏ mà được giáo dục, bồi dưỡng tài năng thì sau
này lớn lên sẽ là những người có ích cho xã hội. Việc dạy dỗ bảo ban đám trẻ
nhỏ bởi những người thầy mẫu mực từ một “nhà giảng thoáng mát choáng cả
gió trưa”, Phạm Nhữ Dực đã làm một bài thơ “Đề nhà học mới” với niềm lạc
quan, tin tưởng vào một thế hệ nhân tài giúp ích cho đời.
Những anh tài một ngày kia sẽ làm rường cột cho nước nhà,
Ta biết rằng cũng là do được bồi dưỡng ở nơi này.
Để không làm phụ lòng các bậc tiền bối xưa từng ra sức dạy bảo, thì họ
luôn tự nhắc mình phải ra công cho đạo học. Trong một bài thơ “Gửi bạn
đồng niên là thái học sinh họ Trương ở Chương Giang” Nguyễn Phi Khanh đã
nhắc lại chuyện xưa khi hai người gặp nhau, nhưng trước lúc chia tay vẫn
không quên lời nhắn nhủ:
Từ biệt ân cần khuyên hãy gắng,
Thánh hoàng đang gấp chọn tài danh.
Lời nhắn nhủ của Phi Khanh năm nào đến ngày nay vẫn còn giá trị. Đất
nước mình rất cần những người có tài, có đức. Hãy đem tài đức ấy ra xây
dựng nước nhà ngày càng to đẹp hơn, hạnh phúc, ấm no hơn.
2.2. Thơ ca của Khuất Nguyên trong văn học Trung Đại Việt Nam
Gia tài văn học của Khuất Nguyên để lại cho đời tuy không đồ sộ như
những thi nhân khác thế nhưng những ảnh hưởng của thơ ông cho muôn đời
sau quả không nhỏ chút nào. Từ những thi nhân ở Trung Quốc đến thi nhân
Việt Nam, từ những nhà thơ lớn đến những người bắt đầu làm văn chương
cũng học hỏi ông nhiều điều bổ ích. Quả vậy, bóng dáng của Khuất Nguyên
trong văn học Việt Nam, nhất là giai đoạn Trung Đại đã để lại nhiều dấu ấn
khó phai. Do đó, mỗi khi nhắc đến Khuất Nguyên, các nhà thơ của ta thường
chọn những hình ảnh tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn, con người của ông,
một vài điển tích xưa cũng có thể gợi lên trong lòng các thi nhân nỗi cảm
thương sâu sắc về nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân hay những ý thơ
của Khuất Nguyên luôn là lời thủ thỉ bên tai, là lời chia sẻ biết bao tâm sự, nỗi
niềm của một người dành trọn đời mình cho sự nghiệp cứu nước nhưng kết
thúc cuộc đời thật bi thảm. Tất cả được lưu lại qua biết bao thế hệ thi nhân
trong suốt giai đoạn văn học Trung đại Việt Nam.
2.2.1. Hình ảnh
Hình ảnh thơ bao giờ cũng được các tác giả nhìn qua lăng kính tâm hồn
nhạy cảm của mình. Thế nhưng hình ảnh trong thơ ca của Khuất Nguyên
được các nhà thơ của chúng ta chọn lọc để nó mãi là hình ảnh đẹp không bao
giờ phai nhạt trong lòng chúng ta. Có không ít những hình ảnh đẹp về thiên
nhiên nơi Khuất Nguyên từng sinh ra, lớn lên và ông nguyện hi sinh cuộc đời
mình để bảo vệ nó. Đó là cảnh đẹp của quê hương nước Sở như núi Côn Lôn,
đầm Vân Mộng, hồ Động Đình. Mà mỗi khi gợi lên những cảnh đẹp ấy là
lòng thi nhân như tìm thấy bóng người xưa còn ở đâu đây.
Mỗi người đều có sở thích riêng, qua sở thích của họ chúng ta có điều
kiện hiểu rõ hơn tâm hồn của những bậc vĩ nhân. Xưa Khuất Nguyên yêu hoa
lan, Đào Tiềm yêu hoa cúc, có người yêu mai, tùng, trúc hay những loài hoa
bình thường nhất như loài hoa dại mọc ven đường, có lẽ mỗi loài hoa ấy mang
một ý nghĩa riêng mà mỗi người tự cảm nhận rồi vận tâm sự của mình, mang
lấy nỗi niềm riêng. Cho nên mượn những cốt cách của hoa để nói đến cốt
cách của mình cũng là điều dễ hiểu. Khuất Nguyên yêu hoa lan và những loài
hoa thơm cỏ lạ khác như huệ, sói, nhài, tử tiêu, đỗ nhược, bạch chỉ, tân di…
bởi ông thường ví nó với chí khí và hành vi trong trắng của mình. Chính vì
vậy mà mỗi khi bước vào thế giới thơ ca Khuất Nguyên có lúc chúng ta tưởng
chừng như đang lạc vào rừng hoa với muôn ngàn sắc hoa và hương hoa. Thế
nhưng, điều đặc biệt của khu vườn này chính là bởi sự lôi cuốn những loài
hoa ấy không phải là hương hoa và sắc màu của cỏ hoa mà bởi nhũng ý nghĩa
thầm kín sâu xa của nó.
Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
Chải chuốt càng thêm nảy sinh tươi:
Sói ngàn, nhài bãi, khoác ngoài…
Tết lan thu lại làm đai đeo thường…
Sợ chẳng kịp ta càng mê mải,
Tuổi xanh nào có đợi gì ai!
Mộc lan sớm cắt trên đồi…
Đông thanh chiều hái bên ngoài bến sông…
(Ly tao)
So sánh phẩm chất trong sạch của mình với các loài thơm, do đó mà sự
“lộng lẫy” của bản thân nhà thơ càng tăng gấp bội. Không chỉ mượn các loài
hoa để ví với phẩm chất đạo đức mà còn ngầm so sánh những loài hoa ấy như
những nhân tài của đất nước. Đó là thế hệ tương lai sẽ tiếp nối ông gánh vác
giang sơn nên ông ra sức đào tạo:
Chín vườn lan, lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai
Tử tiêu, bạch chỉ chen vai,
Kẹ trong đỗ nhược, bao ngoài tân di…
Mong cành lá có khi đua nảy,
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi…
(Ly tao)
Quả vậy, hình ảnh của hoa lan như là một biểu tượng đẹp, luôn nhắc nhở
mỗi người phải nối chí người xưa, phải giữ lòng mình trong sạch, phải sống
cho lý tưởng tốt đẹp. Do đó, mỗi khi nhìn lan thì hình ảnh của Khuất Nguyên
- một người từng ôm ấp hoãi bão lớn lao về công cuộc bảo vệ đất nước lại
hiện ra. Nhìn “Chậu hoa lan trước nhà”, Nguyễn Ức càng thấm thía nhân cách
của người xưa. “Từng biết được nêu cao trong Sở từ”, câu thơ gợi cho ta một
sự suy ngẫm về tấm lòng trong trắng của Linh Quân. Nó mãi mãi được người
đời sau nêu cao và học hỏi. Nhớ Khuất Nguyên, Vũ Thế Trung cũng đành kí
thác nỗi niềm của mình qua những vần thơ. Bài thơ “Lan cốc” được ông viết
bằng tất cả niềm thương yêu của mình dành cho vị quan Tam Lư đại phu.
Nghìn thưở oan hồn sông Tương, gọi chẳng được,
Gượng ngâm bài Sở tá để an ủi hương hồn.
Không biết đến bao giờ mới gọi được oan hồn của Khuất Nguyên, nhưng
từ khi Khuất Nguyên ra đi "oan hồn sông Tương" chẳng ai gọi được. Cảnh
đời vẫn còn nhiều bất công ngang trái nếu oan hồn có về chắc cũng không vui
vậy thì thà chẳng về còn hơn. Nhớ đến Khuất Nguyên, Vũ Thế Trung đành
"gượng ngâm bài Sở tá để an ủi hương hồn", để tỏ chút lòng thành kính của
mình đến người "cô trung" cách đây hai ngàn năm.
Một lần nữa “khách bội lan” lại được Nguyễn Du nhắc đến với bao nỗi
nhớ khôn nguôi.
Nhớ khách bội lan, nhà văn nước Sở
Nghìn năm gọi hồn, hồn vẫn không về.
(Tháng năm xem đua thuyền)
Suốt hai nghìn năm qua người ta vẫn gọi hồn ông về, cảnh thuyền đua
đầy sông, chiêng trống vang dội, nhưng phỏng có ích gì. Thói đời đen bạc,
khắp chốn nhân gian đâu đâu cũng đầy những kẻ mưu mô xảo quyệt, những
người có tấm lòng trong sạch như Khuất Nguyên thật khó mà sống được. Nên
giờ đây hồn có trở về cũng không biết nương tựa vào đâu. Nỗi lòng của Khuất
Nguyên xưa đã được Nguyễn Du thấu rõ. Thật là, tìm bạn thì dễ nhưng tri âm
khó tìm.
Hai mươi thế kỉ đã qua đi, nhưng “đất này còn thơm mùi hoa lan, hoa
chỉ”, mùi thơm ấy không phải là mùi hương của hoa mà đấy là sức lan toả của
một tâm hồn thanh tao, một nhân cách cao đẹp.
Bên cạch các loài hoa thì hình ảnh của các dòng sông cũng là một hình
ảnh mang nhiều dấu ấn của Khuất Nguyên. Những dòng sông ông từng đi qua
như sông Nguyên, sông Tương, đặc biệt là dòng sông Mịch La, vì đây chính
là nơi Khuất Nguyên đã tự trầm, có khi các nhà thơ nhắc đến sông Tương, bởi
lẽ dòng Mịch La cũng chảy vào sông Tương. Do đó, mà con sông ấy được
khá nhiều nhà thơ nhớ đến như nhớ đến cái chết bi thảm của ông. Ngàn đời
sau dòng sông Tương vẫn mang mối hận của Khuất Bình (ý thơ của Ngô
Nhân Tĩnh), hay “Bến sông Tương ngàn năm còn treo vừng trăng sáng như
phiếm ngọc đeo” (Miếu thờ Tam Lư đại phu). Nỗi lòng của Khuất Nguyên
chẳng biết giãi bày với ai nên ông thất thiểu đi trên bờ sông với hình dáng tiều
tuỵ, khô héo, khi gặp ông chài và được bày tỏ lòng mình. Và câu chuyện của
ông với người đánh cá trên sông năm nào nay vẫn được nhắc đến, Khuất
Nguyên cũng phần nào trút được niềm tâm sự của mình. Phan Huy Chú
dường như cũng cảm được tấm lòng của Khuất Nguyên một “Tấm lòng đau
đớn u hoài theo bến nước” (Miếu thờ Tam Lư đại phu). Nhìn thấy tiền đồ của
nước nhà có nguy cơ sụp đổ, Khuất Nguyên không khỏi xót xa, đau khổ. Cho
nên, theo chí người xưa mà quyết giữ vững lòng mình. Hình ảnh của Bành
Hàm, hiền thần đời Ân, can gián vua, vua không nghe, bèn nhảy xuống sông
tự tử, luôn xuất hiện trong tâm trí ông. Trong số những bài thơ Khuất Nguyên
để lại thì đã năm lần Khuất Nguyên nhắc đến Bành Hàm, phải chăng đây là
con đường lựa chọn cuối cùng của Khuất Nguyên để bảo tròn khí tiết. Hình
ảnh của Bành Hàm xuất hiện hai lần trong tác phẩm “Ly tao”, lần đầu là:
Dẫu rằng đời có chẳng ưa,
Thì xin theo lối cũng như Bành Hàm.
Và
Chính lành làm sức với ai
Bành Hàm đâu đó, ta thời đi theo.
Lần thứ ba ông nhắc đến trong bài “Trừu tư”; (Trong Tam Ngũ coi làm
mẫu mực; Theo Bành Hàm chớ lạc lối đi), lần thứ tư trong bài “Tư mỹ nhân”;
(Mình một mình ta sang Nam. Thui thủi đi đâu chừ? Ta nhớ Bành Hàm!) và
cuối cùng trong bài “Bi hồi phong”; (Đè sóng cả theo ngay gió cuốn. Nhà
Bành Hàm tìm chốn tạm yên…). Quả nhiên, lời tiên đoán năm nào giờ đã
thành hiện thực, Khuất Nguyên đã theo chân Bành Hàm xưa và đã kết thúc
cuộc đời mình ở trên dòng sông Mịch La. Một lần nữa dòng sông Mịch La
được Nguyễn Công Trứ nhắc đến như muốn gợi nhớ tấm lòng trung quân, ái
quốc của Khuất Nguyên.
Dòng Mịch La dù đục đục trong trong,
Đèn bất dạ hãy soi người thiên cổ
Ngọn đèn tâm hồn của Linh Quân sẽ không bao giờ tắt, mãi soi sáng cho
chúng ta tiếp bước đi về phía trước. Do đó, mỗi khi nhắc đến Mịch La cũng là
nhắc đến Khuất Nguyên - vị trung thần của nước Sở.
2.2.2. Điển cố
Theo từ điển thuật ngữ thì “điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách đời
trước được dẫn trong thơ văn”. Đây là hình thức khá phổ biến trong văn học
trung đại bởi nó xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ cổ phương Đông. Một trong
những quan điểm đó là tinh thần sùng cổ, nói sùng cổ bởi lẽ họ cho rằng “thời
đại quá khứ, nhân vật lịch sử là những tấm gương, những bài học có giá trị
cho đời sau. Từ điều xảy ra trước có thể đoán biết được việc sau. Những câu
nói của người xưa có thể làm bài học về tư tưởng, đạo đức cho người đời
sau” [36; tr. 70]. Bên cạnh đó thì “quan niệm về tính quy phạm cũng chi phối
không ít đến điển cố” [36; tr. 71]. Mỗi một câu chuyện lịch sử, một hình ảnh,
một từ ngữ hay một ý thơ vay mượn của người xưa nhằm mục đích giáo hoá
hoặc muốn thể hiện sự suy nghĩ, ý tưởng hay quan điểm giống như nội dung
của điển cố được vay mượn. Dĩ nhiên, những suy nghĩ, ý tưởng hay quan
điểm đó đã trở thành mẫu mực, đúng đắn mang giá trị thẩm mỹ cao. Do đó,
việc sử dụng điển cố đã trở thành một phương thức sáng tác phổ biến trong
văn học trung đại. Nhất là những lúc tình cảm dạt dào chan chứa không biết
diễn tả như thế nào cho hết lời, hết ý hay không tiện nói ra, đặc biệt là những
tình huống có ý nghĩa đạo đức, luân lý hoặc những tình huống éo le…không
thể nói thẳng vì không tiện. Vì thế, việc sử dụng điển cố “giúp nói điều khó
nói nhất, nó đóng vai trò lời thay thế trường hợp cụ thể, tình cảnh cụ thể một
cách ý nhị, hàm xúc” [56; tr. 22]
Nói về thời cuộc, bàn về lẽ đục - trong ở đời, để từ đó bày tỏ thái độ ứng
xử của mình, điều này được các nhà thơ mượn điển cố “Thương Lang”. Trong
bài “Ngư phủ” Khuất Nguyên đã miêu tả lại cuộc trò chuyện giữa mình với
ông lão đánh cá. Lúc này Khuất Nguyên đã bị đày. Khi thấy Khuất Nguyên
lang thang trên bờ đầm, vừa đi vừa ngâm nga,sắc mặt thì tiều tuỵ, hình dung
khô héo. Ông lão đánh cá hỏi: Đấy có phải là Tam Lư đại phu không? Cớ sao
lại đến đây. Khuất Nguyên nói: “ Người đời đục cả, mình tôi trong. Người đời
say cả, mình tôi tỉnh. Cho nên bị đày”. Lão đánh cá nói:
- Bậc thánh nhân không bận lòng vì vật ngoài,
Nhưng biết xê dịch theo đời!
Người đời đục cả,
Sao không khuấy bùn lên mà khua sóng chơi?
Người đời say cả,
Sao không ăn bã thừa mà uống nước hai?
Cớ chi lại lo sầu, bay cao,
Để tấm thân đày đoạ lạc loài?
Khuất Nguyên trả lời lại với ông lão đánh cá rằng: thà gieo mình xuống
sông Tương, chôn mình trong bụng cá chứ không không để lấm thân lấm bụi
ở đời. Lão đánh cá đập mái chèo quay đi, rồi hát rằng:
Thương Lang chi thuỷ thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh
Thương Lang chi thuỷ trọc hề, khả dĩ trạc ngã túc.
(Nước sông Thương Lang mà trong thì ta có thể giặt giãi mũ của ta
Nước sông Thương Lang mà đục thì ta có thể rửa chân ta).
Mượn điển xưa để nói lên tâm trạng của mình trong thời buổi đầy biến
động đã được các nhà thơ của chúng ta dùng khá nhiều. Không chỉ gửi gắm
tâm sự của riêng mình mà đó còn bộc lộ thái độ ứng xử để từ có có cách cư
xử đúng. Những người từng dành trọn đời mình cho nước, cho dân, sống một
cuộc đời trong sạch, không thể chịu cảnh luồn cúi ở chốn quan trường nên
đành giũ áo từ quan về với ruộng vườn. Dù sống trong cảnh nghèo nhưng họ
vẫn thấy vui. Đấy cũng là cuộc sống của Trần Quang Triều và nhiều nhà nho
khác đã chọn. Nguyễn Ức đã ghi lại nỗi lòng của Cúc Đường chủ nhân (biệt
hiệu của Trần Quang Triều) trong bài thơ cùng tên có nói đến việc “Đem dải
mũ đầy bụi ra giặt ở Thương Lương”, đã nói lên được phần nào quan niệm
“tuỳ thời mà ứng xử” của các nhà nho xưa. Bài ca Thương Lang vì thế mà
được nhiều người ca, ngâm mỗi khi nhắc đến chuyện trong đục ở đời. Trong
bài thơ “Đi thuyền trên sông” Nguyễn Trãi cũng nhắc đến dòng sông Thương
Lang
Thương Lang sông nào đó?
Kết bạn với ông chài.
Đông Hoa nhìn ngoảnh lại,
Thấy mình sạch trần ai.
Nhắc đến con sông ấy Nguyễn Trãi như muốn xóa đi, giũ sạch mọi bụi
bẩn của trần ai. Giờ đây, ông đang thả lòng mình dạo với thiên nhiên mây,
trời, sông nước, muốn kết bạn với ông chài trên dòng sông xưa để cùng ngâm
nga bài ca “Thương Lang chi thuỷ trọc hề…Thương Lang chi thuỷ trong
hề…”. Giữa lúc thế sự đảo điên, lòng người khó đoán thì “Ca khúc Thương
Lang biết trọc thanh” (Thơ chữ nôm của Nguyễn Trãi) cũng là cách để bộc lộ
lòng mình về nhân tình thế thái. Trong tập thơ “Cổ tâm bách vịnh”, tức vịnh
cảnh vật theo sử sách Trung Quốc, Lê Thánh Tông cũng dành một bài viết về
ông chài trên bến sông Thương Lang
Người bề tôi (chỉ Khuất Nguyên) bị đuổi vẫn lo cho hoạn nạn
của đất nước,
Nỗi sống, lúc biệt ly, rất sầu thảm.
Sau khi nghe hết bài ca dân gian ông chài hát,
Thì xăm xăm gieo mình xuống sông Mịch La.
(Đình ông chài)
Câu chuyện về một bề tôi trung thành, nguyện một lòng một dạ vì đất
nước nhưng không được tin dùng còn bị hất hủi, đày đọa. Thất thểu trên bờ
sông, nói với ông chài về sự tỉnh - say, về lẽ đục - trong ở đời. Sau khi nghe
xong bài dân gian ông chài hát thì Khuất Nguyên dường như không còn gì để
luyến tiếc trên cõi đời này nữa. Ông chọn cái chết cũng thật trong sạch, theo
như lời ông nói “Thà gieo mình xuống sông Tương. Gửi xác vào trong dạ cá
sông! Còn hơn để lớp bụi thế tục, Vùi lấp vẻ tinh bạch của cõi lòng” khiến ta
chạnh lòng xót thương cho một cuộc đời đầy đau thương nhưng cũng đầy
nghĩa khí.
Tiếng hát của ông chài mãi vang lên trong lòng chúng ta mỗi khi nhắc
đến chuyện đục trong ở đời, qua đó cũng tỏ rõ được thái độ ứng xử của những
bậc nho sĩ ngày xưa. Hình ảnh của Khuất Nguyên mãi toả sáng trong lòng
mỗi thi nhân. Để theo chí người xưa, họ nguyện tận trung với nước nhưng
quyết giữ tấm lòng trong sạch không lấm bùn nhơ, không hùa theo thế tục. Và
những tấm gương ấy luôn được nhiều thế hệ tiếp bước, noi theo.
Mượn xưa để nói nay thông qua những điển cố bởi tính hàm súc, cô
đọng của nó. Các thi nhân, văn nhân càng dễ bộc lộ được tâm sự của mình,
nói ra được những điều khó nói. Và đâu đó họ cũng tìm được người đồng
cảnh nên dễ cảm thông chia sẻ nỗi niềm. Không chỉ dùng điển cố mà mỗi vần
thơ, ý thơ của Khuất Nguyên cũng khơi dậy bao tâm sự cho các nhà thơ.
2.2.3. Ý thơ
Lấy một vài ý trong thơ, văn của các bậc tiền bối để gửi gắm tâm sự hay
nói điều mình muốn nói cũng là cách mà các nhà thơ vẫn thường làm. Thơ ca
Khuất Nguyên để lại dù không nhiều nhưng từng câu, từng chữ là tâm huyết
của con người đã dành trọn đời mình cho nước, cho dân. Do đó, những vần
thơ ấy luôn đồng hành với các nhà nho xưa. Niềm vui hay nỗi buồn được
Khuất Nguyên giãi bày trong thơ nay trở thành tâm sự chung của những
người cùng chí hướng. Không chỉ là tâm sự chung của những người đồng
cảnh mà đấy còn là tình cảm mà các nhà thơ của chúng ta dành cho ông.
Để nhớ đến người có tâm hồn trong sạch, nết cao, ở bùn mà lòng trong
trắng chẳng lây đen, có thể thi sáng với mặt trời, mặt trăng (Tư Mã Thiên),
các nhà thơ của chúng ta vẫn thường nhắc đến ông bằng tấm lòng thương yêu
vô hạn. Phan Huy Chú khi viết bài “Miếu thờ Tam Lư đại phu” hầu như đã
lấy lại những từ mà trước đây Khuất Nguyên hay sử dụng như “mày ngài”
(chỉ người hiền tài), “vườn lan” (ý muốn nói đến đức độ tài năng của người
hiền), “mỹ nhân” (ý muốn nói đến bậc vua chúa anh minh), “cỏ thơm” (Khuất
Nguyên thường lấy các loài hoa cỏ thơm tho để tự ví với tâm hồn cao khiết, lý
tưởng cao đẹp vì nước, vì dân của mình). Nhắc lại những từ trong thơ Khuất
Nguyên, Phan Huy Chú cũng muốn bày tỏ tình cảm của mình về một người
đức độ, tài năng. Thơ Khuất Nguyên thường nói đến chuyện tu dưỡng đạo
đức. Và hình ảnh “mặc đồ lạ”, “đeo gươm dài” được Khuất Nguyên dùng
trong thơ của mình chính là để nói đến việc tự bồi dưỡng đạo đức, nên bản
thân ông luôn mang sẵn những đức tính như ngay thẳng, trung trực khác
người. Ngay từ lúc tuổi còn trẻ, Khuất Nguyên luôn nhắc nhở mình việc ấy
“Ta thưở nhỏ ưa mặc đồ lạ hề”. Cả khi tuổi đã cao mà ý chí bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức vẫn không sờn “Tuổi đã già mà chưa thôi”. Mượn lại ý thơ đó,
nhưng Nguyễn Du lại ngầm so sánh việc ưa “mặc đồ lạ” của Khuất Nguyên
xưa với những người ngày nay “Gần đây người ta thường thích ăn mặc lạ,
Nhưng hoa tiêu, hoa lan họ đeo khác với ông lắm?” (Qua Tương Đàm viếng
Tam Lư đại phu). Rõ ràng, qua lời lẽ trên, chúng ta cũng phần nào cảm nhận
được suy nghĩ của Nguyễn Du. Thông qua chuyện xưa mà nói đến chuyện
nay. Trước kia, Khuất Nguyên chăm chút cho bản thân mình không chỉ là
hình thức bên ngoài mà cả tâm hồn, nhân cách bên trong. Còn giờ đây chuyện
ấy lại hoàn toàn ngược lại, họ chỉ lo trau chuốt vẻ ngoài sao cho “uy nghi,
lộng lẫy”, còn tâm hồn thì ngày một khô héo. Và hình như không chỉ có
Nguyễn Du mới đề cập đến chuyện Khuất Nguyên ưa mặc đồ lạ, thích khoác
áo đẹp mà Phạm Quý Thích cũng từng nhắc đến. Từ một ý trong bài “Ly tao”,
“Chế kỵ hà dĩ vi y hề, tập phù dung dĩ vi thường” (lấy lá sen súng làm áo, kết
phù dung làm xiêm). Thực ra mượn sen, súng, phù dung làm vật trang sức bên
ngoài nhưng cái chính là Khuất Nguyên muốn nói đến việc cố gắng giữ gìn và
hoàn thiện phẩm chất đạo đức của bản thân. Từ ý nghĩa này nên khi nhìn thấy
cảnh, lũ trẻ lấy lá sen chơi đùa làm áo che thân, Phạm Quý Thích đã liên
tưởng đến những vần thơ của Khuất Nguyên mà suy ngẫm bao điều từ hình
ảnh đó.
Nước chiều thu đón ánh chiều tà,
Khách vẫn sang sảng ngâm thơ chưa ra về.
Lại cười lũ trẻ rỗi việc,
Tranh nhau tấm lá sen làm áo.
(Đi chơi thăm chùa Trấn Quốc bên hồ Tây)
Bọn trẻ ngây thơ tranh nhau tấm lá sen làm áo, đối với chúng đó chỉ là
trò chơi; còn đối với bậc thức giả thì cảnh này lại có ý nghĩa tượng trưng rất
sâu xa.
Nói về lẽ đục trong ở đời, người đời sau vẫn nhắc mãi câu thơ mà Khuất
Nguyên đã nói cách đây hơn hai nghìn năm: “Cử thế giai trọc, ngã độc thanh;
chúng nhân giai tuý, ngã độc tỉnh” (Cả đời này ai nấy đều ô trọc, riêng ta
thanh cao; tất cả đều say, riêng mình ta tỉnh táo). Vì thế, mà Khuất Nguyên
còn được gọi là người “độc tỉnh”. Phạm Nhữ Dực cho rằng hành động “tỉnh
một mình” của Khuất Nguyên là sai “Đáng chê ông bên đầm riêng tỉnh một
mình” (Tết Đoan Ngọ). Quả vậy, trong thời đại đầy rẫy bất công, phi lý như
thời đại của Khuất Nguyên thì riêng mình ta “tỉnh” không thể tồn tại, bởi
người “say” quá nhiều chúng thao túng mọi quyền bính trong tay, nên chúng
tìm mọi cách gièm pha, nói xấu để người “tỉnh” bị tiêu diệt. Dường như,
Nguyễn Du đã đồng cảm với tâm trạng của người “riêng một mình tỉnh” và
ông cũng hiểu rằng:
Nghìn xưa, ai là người thương kẻ “độc tỉnh”
Bốn phương, nơi nào ký thác tấm lòng cô trung?
(Qua Tương Đàm viếng Tam Lư đại phu)
Thời nào cũng vậy chứ không riêng gì thời của Khuất Nguyên, người
ngay thẳng, thật thà, trung thành, tài giỏi thật khó có thể đi chung trên con
đường với bọn nịnh bợ, gian ác.
Chính tấm lòng của người “độc tỉnh”, một người lúc nào cũng ôm mối lo
cho nước cho dân sẽ mãi được người sau nhớ đến và tình cảm yêu thương của
mọi người dành cho ông không bao giờ phai nhạt. Cho nên, khi nói đến những
điều ưa thích, Ngô Nhân Tĩnh không ngần ngại nói:
Thích đọc Ly tao, mọi người say, riêng mình tỉnh,
Suốt đời lo cho dân cho nước.
Sông Tương ngày nay vẫn còn lưu hận,
Trời đất chẳng phụ lòng Khuất Bình.
(Nói về những điều ưa thích)
Khuất Nguyên gặp cảnh ngộ đau buồn nên lòng ông sầu não héo hon,
đến nỗi thân xác tiều tuỵ, hình dung khô héo. Thế nhưng, Nguyễn Phi Khanh
không cần rơi vào tình cảnh đau lòng như Khuất Nguyên mới oán sầu, than
trách mà chỉ nhìn thấy
Năm tàn trời rét, lòng khách dễ sinh sầu thương,
Nhà thơ hà tất phải oán trách cỏ giang li.
(Cuối mùa thu)
“Giang li” là một loại cỏ thơm. Khuất Nguyên vẫn thường mượn những
loại cỏ thơm để tự ví mình. Trong Ly tao có câu:
Hỗ Giang li dữ tịch hề,
………………………
Tích tam hậu chỉ thuần tuý hề,
Cố chúng phương chi sở tại.
(Ta choàng cỏ giang li và cỏ tịch chỉ
………………………
Xưa ba vua (Vũ, Thang, Văn) sáng suốt,
Cho nên các loài hoa thơm mọc đúng chỗ).
Cỏ giang li và cỏ tịch chỉ, những loài hoa thơm đã mọc đúng chỗ, bởi nó
đã tìm được nơi chốn tin cậy để gửi thân mình. Ở đây Khuất Nguyên muốn
nói ý nói những người tài giỏi, trung thành được các vị vua anh minh, sáng
suốt, lựa chọn tin dùng. Còn những người tài giỏi, trung thành như Khuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN017.pdf