Luận văn Kiểm soát các cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động xét xử - Từ thực tiễn tỉnh Đăk Nông

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT CÁC CƠ QUAN

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ . 9

1.1 Những khái niệm có liên quan . 9

1.2. Vai trò và phương thức kiểm soát các cơ quan hành chính nhà nước thông

qua hoạt động xét xử . 15

Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ

NƯỚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI

CẤP TỈNH ĐĂK NÔNG . 25

2.1. Tình hình quản lý hành chính nhà nước tỉnh Đăk Nông và thực trạng các vi

phạm phổ biến trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ . 25

2.2. Thực trạng hoạt động xét xử án hành chính đối với các vi phạm của cơ quan

hành chính nhà nước và người có thẩm quyền . 36

2.3. Thực trạng hoạt động xét xử án dân sự đối với các vi phạm của cơ quan hành

chính nhà nước và người có thẩm quyền . 46

2.4. Thực trạng hoạt động xét xử án hình sự đối với người có thẩm quyền trong

cơ quan hành chính nhà nước . 57

2.5. Đánh giá chung về một số quy định của pháp luật tố tụng . 64

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG, HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN . 76

3.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt

động xét xử . 76

3.2. Thực hiện tốt các yêu cầu về cải cách tư pháp . 78

3.3. Nâng cao tính độc lập trong hoạt động xét xử . 81

3.4. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của người thi hành công vụ. 84

3.5. Yêu cầu về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ . 84

3.6. Quy chế lương, phụ cấp . 86

3.7. Quy định bảo vệ Thẩm phán . 87

3.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng . 88

KẾT LUẬN . 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm soát các cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động xét xử - Từ thực tiễn tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tịch Ủy ban nhân dân có thể tham gia nhưng ít khi đúng như theo giấy triệu tập của Tòa án. Bên cạnh đó, người bị kiện lại rất không hài lòng với từ “Triệu tập” của Tòa án. Theo họ, Tòa án phải mời họ đến làm việc chứ không được sử dụng từ “Triệu tập”. Điều này bắt nguồn từ lối tư duy cũ, xem Tòa án như một cơ quan chuyên môn ngang hàng với cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân. Bên bị kiện không đến Tòa án làm việc, hoặc đến không đúng thời gian dẫn đến thời hạn giải quyết vụ án bị ảnh hưởng cũng như phiên đối thoại khó triển khai đúng lịch, làm người khởi kiện bức xúc và khó đối thoại, hòa giải thành. Một khó khăn khác nữa đó là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền bị kiện trong vụ án hành chính thông thường họ nhận biết được quyết định hành chính hoặc hành hành vi hành chính là trái quy định của pháp luật nhưng lại rất ít khi tự thu hồi quyết định hoặc xin lỗi công khai đối với người bị kiện để tránh đưa vụ án ra xét xử. Người bị kiện có xu hướng cho rằng Thẩm phán giải quyết vụ án sẽ vì lý do mối quan hệ trong công tác, sẽ 42 tạo điều kiện giúp đỡ họ hoặc phân tích để người khởi kiện rút đơn khởi kiện thay vì đưa ra xét xử để tuyên một bản án hủy quyết định hành chính trái pháp luật hoặc tuyên hành vi hành chính trái pháp luật, buộc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật. Tác giả đưa ra một số vụ án hành chính Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông đã đưa ra xét xử, chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước: Vụ án 1: Ngày 19-9-2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông xét xử vụ án về “Khiếu kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” giữa người khởi kiện ông Bùi Xuân H; người bị kiện là UBND huyện Đ, tỉnh Đăk Nông, người đại diện theo ủy quyền là ông Lê Mai T – Phó Chủ tịch UBND huyện Đ, tỉnh Đăk Nông. Vụ án còn có 09 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo đơn khởi kiện, người khởi kiện trình bày năm 2014 ông H nhận chuyển nhượng 10.000m2 đất từ ông T, bà B. Ông T, bà B đã được cấp GCNQSDĐ. Ông H sử dụng đất ổn định. Năm 2018 ông làm đơn xin cấp GCNQSDĐ nhưng không được chấp nhận không rõ lý do. Tháng 5 năm 2019 ông được biết đất ông đang sử dụng đã được UBND huyện Đ cấp GCNQSD cho ông C và bà X. Vì vậy, ông yêu cầu Tòa án hủy GCNQSDĐ UBND huyện Đ đã cấp cho ông C và bà X. Về thẩm quyền: Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của LTTHC. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định: UBND huyện Đ cấp GCNQSDĐ cho ông C và bà X là đúng thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Đất đai. Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ đảm bảo theo quy định của 43 pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, UBND huyện Đ cấp GCNQSDĐ cho ông C, bà X là không đúng vị trí, không đúng chủ thể. Kết quả đo đạc, lồng ghép xác định đất ông C, bà X được cấp GCNQSD nằm tại vị trí đất ông H đang sử dụng. Còn đất ông C, bà X đang sử dụng lại chưa được cấp giấy chứng nhận. Do đó, UBND huyện Đ đã vi phạm khoản 1 Điều 10, khoản 3 Điều 49, khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 nên yêu cầu hủy GCNQSDĐ của ông H là có căn cứ và được chấp nhận. Như vậy, trong vụ án này vi phạm của cơ quan hành chính nhà nước đã được HĐXX nêu rõ. Cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ đã thiếu trách nhiệm, không xác minh rõ vị trí thửa đất dẫn đến đề xuất UBND huyện Đ cấp quyền sử dụng đất không đúng vị trí, chủ thể. Sau đó chủ sử dụng hợp pháp yêu cầu được cấp GCNQSD thì không giải quyết dẫn đến khiếu kiện tại Tòa án. Thông qua vụ án này và những vụ án tương tự, hoạt động xét xử của Tòa án đã kiểm soát quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và có điều chỉnh khi phát hiện sai phạm, đồng thời chỉ rõ các sai phạm để cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền rút kinh nghiệm hoặc có xử lý đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa đúng. Vụ án 2: Ngày 11-12-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông xét xử vụ án “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai” giữa người khởi kiện là ông Đặng Hữu Đ; người bị kiện là UBND huyện G, tỉnh Đăk Nông, người đại diện theo ủy quyền là ông Trần Nam T – Phó Chủ tịch UBND huyện G. HĐXX nhận định ngày 04-3-2009 UBND huyện G ban hành Quyết định số 310/QĐ-UBND, phê duyệt dự án đầu tư công trình Trung tâm văn hóa thể thao huyện G; ngày 06-8-2009 UBND huyện G ban hành Quyết định số 44 1736/QĐ-UBND thu hồi 918m2 đất của hộ ông Đ; ngày 24-3-2011 UBND huyện G ban hành Quyết định số 64/QĐ-UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng Trung tâm văn hóa thể thảo huyện G, kèm theo phụ lục số 01 bảng chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ. Trong đó hộ ông Đ được bồi thường về đất là 9.180.000 đồng, cây trồng là 826.100 đồng. Hộ ông Đ không được bồi thường về công trình xây dựng trên đất. Căn cứ Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 23-02-2010 của UBND tỉnh Đăk Nông; khoản 4 Điều 9, điểm a, c khoản 1 và điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 12 Quy định kèm theo của Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 23-02-2010 của UBND tỉnh Đăk Nông; điểm b khoản 6 Điều 1 Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 01-3-2011 của UBND tỉnh Đăk Nông và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, ông Đ đã thực hiện đúng trách nhiệm của người sử dụng đất bị thu hồi nhưng Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng huyện G đã không thành lập hội đồng tư vấn, không tuân thủ quy định, không phê duyệt phương án bồi thường công trình xây dựng trên đất cho hộ ông Đ, làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của hộ ông Đ. Vì vậy HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định của UBND huyện G về việc phê duyệt phương án của Trung tâm phát triển quỹ đất về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình Trung tâm văn hóa thể thao huyện G, tỉnh Đăk Nông. Buộc UBND huyện G ban hành quyết định mới để bồi thường về công trình xây dựng trên đất diện tích 346,5m2 và hỗ trợ di chuyển cho hộ ông Đ theo quy định của pháp luật. Thiếu sót của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền khi ban hành quyết định hành chính là chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất dẫn đến không bồi thường, hỗ trợ cho đối tượng có đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, làm ảnh hưởng quyền, 45 lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua vụ án này và những vụ án tương tự, hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân đã thực hiện kiểm soát quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành trong lĩnh vực đất đai. Mà cụ thể là trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất. Vụ án 3: Ngày 09-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông xét xử vụ án “Khiếu kiện quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” giữa người khởi kiện ông Dương Minh T; người bị kiện là UBND huyện Đ, tỉnh Đăk Nông, người đại diện theo ủy quyền ông Nguyễn Ngọc L – Phó Chủ tịch UBND huyện Đ, tỉnh Đăk Nông. Về thẩm quyền: Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 32 của LTTHC. Hội đồng xét xử nhận định ngày 05-10-2015, UBND huyện Đ, tỉnh Đăk Nông ban hành Quyết định số 1836/QĐ-UBND thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho ông Dương Minh T. UBND huyện Đ không cung cấp được chứng cứ về thời điểm giao quyết định cho ông T, ông T cung cấp được tài liệu chứng minh đã khiếu nại nhưng không được giải quyết nên thời hiệu khởi kiện là trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của LTTHC. Xét hình thức của quyết định phù hợp điểm d khoản 2 Điều 106 của Luật Đất đai năm 2013. Về nội dung, quyết định thu hồi dựa trên Tờ trình số 975/UBND-TTr và báo cáo số 24/BC-TTr của Thanh tra huyện Đ. Lý do thu hồi GCNQSDĐ là cấp không đúng diện tích, cấp ra ngoài lộ giới của Quốc lộ 14 498m2. Tuy nhiên, kết quả đo đạc nêu trong Báo cáo số 24/BC-Ttr của Thanh tra huyện Đ không đảm bảo do căn cứ đo theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 20- 10-2008 của UBND tỉnh Đăk Nông đã hết hiệu lực và xác định lộ giới Quốc lộ 14B trái với Nghị định số 203/HĐBT. Thời điểm UBND huyện Đ ban hành quyết định thu hồi đất, Quốc lộ 14B đã chuyển thành tỉnh lộ 682 và người sử 46 dụng đất không gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ, đảm bảo theo quy định tại khoản 3 Điều 157 của Luật Đất đai năm 2013 và khoản 4 Điều 56 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ. Ông T được cấp đất ngày 01-11-1994 theo đúng quy định, thể hiện trong sổ mục kê, sổ địa chính, bản đồ dải thửa, đơn đăng ký và cấp GCNQSDĐ đã được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục. Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 05-10-2015 của UBND huyện Đ ban hành trái quy định tại khoản 3 Điều 106, Điều 157 của Luật Đất đai năm 2013; làm thay đổi, hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của ông T đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, HĐXX hủy toàn bộ Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 05-10-2015 của UBND huyện Đ về việc thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho ông T. Sai sót của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong vụ án này là căn cứ để ban hành quyết định thu hồi đất không đảm bảo, chưa rà soát hết các quy định về đất đai trước khi ban hành quyết định và hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân đã thực hiện chức năng kiểm soát quyết định hành chính của UBND cấp huyện. Mà cụ thể là quyết định thu hồi GCNQSDĐ. Qua kiểm soát, phát hiện sai phạm, Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông đã thực hiện quyền hạn của mình theo LTTHC là hủy quyết định về việc thu hồi GCNQSDĐ trái pháp luật. 2.3. Thực trạng hoạt động xét xử án dân sự đối với các vi phạm của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền 2.3.1. Số liệu thụ lý, giải quyết án dân sự giai đoạn 2014-2019 47 Bảng 2.3 Số liệu thụ lý, giải quyết án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông từ năm 2014 đến năm 2019 Năm Thụ lý sơ thẩm (Vụ) Giải quyết (Vụ) Tỷ lệ Thụ lý phúc thẩm (Vụ) Giải quyết (Vụ) Tỷ lệ So sánh thụ lý năm trước 2014 2 2 100% 73 73 100% 2015 0 0 100% 57 56 98,2% Tăng 18 2016 0 0 100% 77 77 100% Tăng 20 2017 18 13 72,22% 81 78 96,3% Tăng 22 2018 65 32 49,23 101 95 94,06% Tăng 67 2019 73 48 65,75% 99 98 98,99 Tăng 6 Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông Bảng 2.4 Số liệu thụ lý, giải quyết án dân sự sơ thẩm tại Tòa án nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Đăk Nông từ năm 2014 đến năm 2019 Năm Thụ lý (Vụ) Giải quyết (Vụ) Tỷ lệ So sánh thụ lý năm trước 2014 1.288 1.194 92,7% 2015 1.073 965 90% Tăng 215 2016 1.325 1.191 89,89% Tăng 252 2017 1.247 1.055 84,6% Giảm 78 2018 1.761 1.474 83,7% Tăng 514 2019 1.940 1.486 76,6% Tăng 179 Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông 48 Từ số liệu bảng 2.3 và bảng 2.4 trên, có thể dễ dàng nhận thấy đối với án dân sự sơ thẩm ở cấp tỉnh, từ năm 2016 trở về trước rất ít, thậm chí có năm không thụ lý sơ thẩm vụ án nào. Tuy nhiên từ khi BLTTDS năm 2015 và LTTHC năm 2015 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2016, số lượng các vụ án dân sự sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông thụ lý tăng lên rất lớn. Gần như toàn bộ án dân sự sơ thẩm ở Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông là án tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân xuất phát từ quy định tại Điều 34 của BLTTDS (được giải thích ở phần thực trạng giải quyết). 2.3.2. Quy trình thụ lý Ở Tòa án nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Đăk Nông, bộ máy giúp việc là Văn phòng có nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý đơn khởi kiện. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết, trong trường hợp đương sự thuộc diện phải nộp tiền tạm ứng án phí thì sẽ ban hành thông báo để đương sự đến Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đóng tạm ứng án phí. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí phải nộp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và gửi biên lai cho bộ phận tiếp nhận đơn. Thẩm phán ban hành thông báo thụ lý khi người khởi kiện nộp biên lai. Tại Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông: Việc tiếp nhận, thụ lý đơn khởi kiện và thụ lý hồ sơ vụ án do Tổ Hành chính, tư pháp thực hiện. Việc xử lý đơn, thụ lý tương tự ở Tòa án nhân dân cấp huyện. Riêng với các vụ án được chuyển từ Tòa án nhân dân các huyện, thành phố chuyển đến do có kháng cáo, kháng nghị thì Tổ Hành chính, tư pháp xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, 49 kiểm tra bút lục, kiểm tra việc nộp tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm và vào sổ thụ lý vụ án. Tương tự án hành chính, nguyên đơn có thể nộp đơn trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Hiện nay đa số đơn khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện đều nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án. Cán bộ nhận đơn sau khi kiểm tra các điều kiện để thụ lý, nếu thấy đủ điều kiện sẽ ra thông báo nhận đơn, đóng dấu ghi ngày nhận đơn. Trong các năm qua, việc thụ lý các vụ án dân sự ở Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đăk Nông diễn ra nhanh chóng, đúng thời hạn theo quy định của BLTTDS. Một điểm mới được bổ sung tại khoản 2 Điều 14 của BLDS năm 2015 là: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”. Như vậy, trong trường hợp những tranh chấp ngay từ khi nhận đơn, xét thấy vụ, việc chưa có điều luật để áp dụng thì Tòa án vẫn thụ lý và quá trình giải quyết sẽ áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết. Bên cạnh đó, nếu như BLTTDS và BLDS 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện, trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện thì mất quyền khởi kiện; trường hợp Tòa án đã thụ lý, thì sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 184 của BLTTDS năm 2015 và khoản 2 Điều 149 của BLDS 2015 quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”. Như vậy, việc thụ lý các vụ án dân sự gần như đã trở thành công việc đương nhiên khi có đơn 50 khởi kiện, kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm; tài liệu ban đầu có thể là bản phô tô. 2.3.2. Thực trạng giải quyết, xét xử án dân sự có liên quan đến yêu cầu hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước Khi thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, căn cứ Điều 34 của BLTTDS, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án. Những quyết định có thể bị hủy là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Khi giải quyết vụ án mà có liên quan đến quyết định này thì Tòa án bắt buộc phải giải quyết tính hợp pháp của quyết định mà không được lựa chọn việc có xem xét hay bỏ qua và Tòa án phải đưa cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mục đích đưa vào tham gia tố tụng để cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định bị Tòa án xem xét hủy đưa ra ý kiến về quyết định đó. Tùy thuộc vào quyết định hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, Tòa án căn cứ vào Điều 31, Điều 32 của LTTHC để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án là của Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý hoặc chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông để giải quyết. Ngay sau khi LTTHC năm 2015 có hiệu lực, số lượng vụ án dân sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt, mà chủ yếu là yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý, đang giải quyết phải chuyển đến Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông giải quyết tăng đột biến. Dẫn đến thực trạng là Tòa án nhân dân tỉnh, các cơ quan 51 chuyên môn hỗ trợ Tòa án thực hiện xem xét thẩm định tại chỗ, đo đạc, định giá quá tải về công việc, thời hạn giải quyết án kéo dài, số lượng án tạm đình chỉ tăng; khiếu nại, tố cáo cũng tăng lên. Để giải quyết tình trạng này, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2016; Giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2018; Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03-4-2019 giải đáp một số vướng mắc; Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13-9-2019 giải đáp một số vướng mắc trong xét xử để tránh trường hợp tất cả các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc liên quan đến đất đai có yêu cầu hủy GCNQSDĐ đều chuyển đến Tòa án nhân dân tỉnh. Tòa án nhân dân tỉnh cũng ban hành Công văn yêu cầu Tòa án nhân dân các huyện, thành phố cần xác minh, thu thập chứng cứ để xác định sự cần thiết phải hủy quyết định cá biệt trước khi chuyển hồ sơ đến Tòa án nhân dân tỉnh. Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông, Tòa án nhân dân các huyện, thành phố có thẩm quyền xem xét hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người có thẩm quyền trong các cơ quan này trở xuống và tùy thuộc vào cơ quan, người ban hành quyết định cá biệt trái pháp luật sẽ xác định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông hay Tòa án nhân dân các huyện, thành phố. Khi xem xét tính hợp pháp của các quyết định cá biệt cũng như xem xét quyết định hành chính bị khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành quyết định, các căn cứ áp dụng để ban hành quyết định có hợp pháp không. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết, căn cứ Điều 221 của BLTTDS, Tòa án có quyền kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa 52 đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Thực trạng giải quyết án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có yêu cầu hủy quyết định cá biệt, mà gần như toàn bộ là yêu cầu hủy quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đa phần bản án, quyết định của Tòa án đều nhận định UBND có sai sót trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể như: cấp quyền sử dụng đất chồng lấn lên diện tích đất thực tế sử dụng của tổ chức, cá nhân khác; cấp quyền sử dụng khi đất đang có tranh chấp; quy trình cấp đất không tuân thủ quy định của pháp luật; người sử dụng chưa đủ điều kiện được cấp quyền sử dụng; hợp đồng chuyển nhượng chưa đảm bảo về nội dung nhưng vẫn cấp quyền sử dụng cho người nhận chuyển nhượng. Những sai sót này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của cán bộ địa chính xã, nhân viên Văn phòng đăng ký đất đai cũng như lãnh đạo thiếu kiểm tra, rà soát lại trước khi ký quyết định. Tác giả đưa ra một số vụ án dân sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt trái pháp luật có tính chất phức tạp, có nhiều đương sự tham gia và nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: Vụ án 1: Ngày 09-8-2019, Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do bản án dân sự sơ thẩm số 12/2018/DS-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông bị kháng cáo. Nguyên đơn là anh Nguyễn Văn D và chị Phạm Thị T; người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là ông Cao T, Luật sư của Công ty Luật M, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đăk Nông. Bị đơn là anh Nguyễn Văn H. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Cao H, chị Lê Thị L, ông Nguyễn V, Ủy ban 53 nhân dân huyện K, tỉnh Đăk Nông. Ủy ban nhân dân huyện K có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Vụ án còn có 04 người làm chứng. Theo trình bày của nguyên đơn, anh chị nhận chuyển nhượng công khai phá quyền sử dụng đất và tài sản đối với thửa đất 31, 174 tờ bản đồ số 09 tại huyện K, tỉnh Đăk Nông từ anh Trần Đình H và chị Phan Thị B. Nguồn gốc đất là do ông Trần Ngọc K chuyển nhượng. Nguyên đơn đã được UBND huyện K, tỉnh Đăk Nông cấp 02 GCNQSDĐ. Năm 2015 ông Nguyễn Văn H huy động máy móc vào đào ao, chiếm đất của nguyên đơn, diện tích là 749m2 đất. Bị đơn trình bày phần diện tích đất anh đào ao thuộc quyền sử dụng chung của anh và một số gia đình khác, trong đó có quyền sử dụng của nguyên đơn. Nguồn gốc là của ông Trần Ngọc K và ông Nguyễn Quang V cùng đào nhưng vì không có nhu cầu sử dụng nên cho cháu là anh Trần Đình H sử dụng. Sau đó anh H chuyển nhượng cho nguyên đơn. Theo bị đơn, phần đất có ao nước thuộc quyền sử dụng chung nên việc UBND huyện K cấp GCNQSDĐ cho nguyên đơn đối với phần diện tích đất ao là không đúng hiện trạng sử dụng thực tế, các hộ liền kề không ký giáp ranh nên bị đơn yêu cầu Tòa án hủy GCNQSDĐ đã cấp cho nguyên đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Cao H, chị Lê Thị L có yêu cầu độc lập, trình bày một phần đất ao thuộc quyền sử dụng của anh chị, có nguồn gốc do cha của anh chị là ông Cao Văn T nhận chuyển nhượng của ông K năm 2002, khi nhận chuyển nhượng là đất sình, sau đó cải tạo thành ao nước và cho anh chị sử dụng. Việc UBND huyện K cấp GCNQSDĐ cho nguyên đơn đối với phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của anh chị là không đúng hiện trạng sử dụng thực tế, các hộ liền kề cũng không ký giáp ranh nên yêu cầu Tòa án hủy GCNQSDĐ đã cấp cho nguyên đơn. 54 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan UBND huyện K trình bày: Năm 2015 nguyên đơn đăng ký cấp GCNQSDĐ, mục đích trồng cây lâu năm. Căn cứ vào đơn, hồ sơ địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê... được đo đạc năm 2006, UBND xã T đã kiểm tra, họp xét duyệt và lập thủ tục cấp GCNQSDĐ theo quy định. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện K, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện K đã thẩm định, trình UBND huyện K cấp GCNQSDĐ cho nguyên đơn đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật Đất đai năm 2013 và khoản 5 Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định quá trình cấp GCNQSDĐ của UBND huyện K không đúng nguồn gốc, loại đất và chủ sử dụng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trái với khoản 9 Điều 3, khoản 1 Điều 97, khoản 2 Điều 98 của Luật Đất đai năm 2013. Việc cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 174, tờ bản đồ số 09 sai về nguồn gốc, loại đất, sai đối tượng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Hội đồng xét xử tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hủy một phần GCNQSDĐ do UBND huyện K cấp cho nguyên đơn đối với thửa đất số 174, tờ bản đồ số 09. Kiến nghị UBND huyện K điều chỉnh GCNQSDĐ đã cấp cho nguyên đơn theo hướng giảm diện tích của 03 ao nước là 1.226,7m2. Đối với vụ án này, thiếu sót của cơ quan chuyên môn, được giao quyền quản lý đất đai là không kiểm tra xác minh thực địa nhưng lại xác nhận đơn đăng ký cho nguyên đơn để UBND huyện K cấp GCNQSDĐ không đúng nguồn gốc, loại đất và chủ sử dụng đất. Dẫn đến việc Tòa án nhân dân tuyên 55 hủy và kiến nghị điều chỉnh GCNQSDĐ UBND huyện K đã cấp cho nguyên đơn. Thiếu sót này của cơ quan quản lý đất đai và người có thẩm quyền đã tạo ra sự mất ổn định trong quá trình sử dụng đất, tạo ra bất hòa, mâu thuẫn giữa những người là hàng xóm, láng giềng. Việc Tòa án đưa vụ án ra xét xử, nhận định các thiếu sót, sai phạm chính là quá trình kiểm soát quyết định cá biệt, mà ở đây là quyết định cấp GCNQSDĐ của UBND cấp huyện. Qua kiểm soát, Tòa án kiến nghị cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh lại quyết định cá biệt. Vụ án 2: Ngày 27-11-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông xét xử vụ án dân sự về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn anh Nguyễn Bỉnh T; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh T là ông Lương Minh K – Luật sư của Văn phòng Luật sư K, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đăk Nông và bị đơn ông Lư Minh P. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Bỉnh N; bà Nguyễn Thị N; Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đăk Nông, người đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Văn M – Chức vụ: Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đăk Nông. Ông M vắng mặt tại phiên tòa. Theo đơn khởi kiện, nguyên đơn yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_kiem_soat_cac_co_quan_hanh_chinh_nha_nuoc_thong_qua.pdf
Tài liệu liên quan