Luận văn Kiểm toán môi trường một số mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng thuộc huyện Lương sơn, tỉnh Hòa Bình

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .2

1.1. Tổng quan về Kiểm toán Môi trường.2

1.1.1. Khái niệm kiểm toán Môi trường .2

1.1.2. Nội dung, đối tượng, mục tiêu, ý nghĩa và lợi ích và quy trình của kiểm

toán môi trường .3

1.1.3. Phân loại kiểm toán môi trường.7

1.1.4. Hoạt động kiểm toán môi trường trên thế giới .10

1.1.5. Kiểm toán môi trường tại Việt Nam .12

1.2. Khái quát về các mỏ khai thác vật liệu xây dựng tại huyện Lương Sơn, tỉnh

Hoà Bình.14

1.2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội .14

1.2.2. Khái quát các mỏ khai thác vật liệu xây dựng tại địa bàn huyện. .16

1.3. Các vấn đề môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây

dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình.21

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

.25

2.1. Đối tượng nghiên cứu.25

2.2. Trọng tâm kiểm toán .25

2.3. Phương pháp nghiên cứu .25

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin nền .25

2.3.2. Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua điều tra khảo sát

thực địa.26

2.3.3. Phương pháp tính toán tải lượng bụi.28

pdf36 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán môi trường một số mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng thuộc huyện Lương sơn, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gọi khác nhau như: rà soát môi trường, tổng quan môi trường, kiểm soát môi trường hay đánh giá tác động môi trường [1]. Kiểm toán môi trường là một thuật ngữ bắt nguồn từ kiểm toán tài chính nhằm chỉ khái niệm về phép kiểm chứng các hoạt động tác nghiệp và xác nhận về các số liệu. Kiểm toán môi trường cho những đánh giá về sự thích hợp của các chương trình quản lý môi trường nhằm mục đích đảm bảo rằng các chính sách và các thủ tục đã được tuân theo và tôn trọng triệt để cũng như xác minh giá trị pháp lý hay hiệu lực của các tư liệu, tài liệu, các báo cáo và các văn bản môi trường [1]. Kiểm toán môi trường bắt đầu được thực hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, ở các nước Bắc Mỹ do vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng khi nền công nghiệp và kinh tế ở các nước này phát triển nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề bức xúc này, người ta đã đưa ra những điều luật rất khắt khe buộc các công ty, cơ sở sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường, như cuối những năm 60, Quốc hội Mỹ đã thông qua nhiều điều luật quan trọng về môi trường như Đạo luật về Không khí sạch, Đạo luật về nước sạch, các Đạo luật chính sách môi trường quốc gia,Và một công cụ sắc bén, có hiệu quả được tìm ra để đánh giá mức độ tuân thủ của các công ty và cơ sở sản xuất này, đó là kiểm toán môi trường. Do sự phức tạp và mở rộng của các vấn đề môi trường, khái niệm KTMT ngày càng được mở rộng hơn, liên quan đến nhiều khía cạnh khác hơn là chỉ tập trung vào sự tuân thủ pháp luật và các quy định về môi trường như là nhằm đáp ứng sự tăng cường pháp luật về môi trường, là cơ sở để đưa ra những hình phạt thích đáng [1]. Định nghĩa Kiểm toán môi trường của ISO, năm 1995, Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường, trong 3 đó có định nghĩa về KTMT (được nêu trong phần 9 thuộc tiêu chuẩn ISO 14010) như sau: Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản bao gồm thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định xem những hoạt động, sự kiện, điều kiện của hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về những vấn đề đó có phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán hay không và thông tin những kết quả của quá trình này cho khách hàng. Đây là một định nghĩa đầy đủ và cụ thể nhất về kiểm toán môi trường. Từ đây ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất kiểm toán môi trường là [1]: - Quá trình kiểm tra có hệ thống và được ghi chép thành văn bản. - Khách quan. - Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. - Xác định các vấn đề được xem xét có phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán hay không. - Thông tin kết quả kiểm toán cho khách hàng. 1.1.2. Nội dung, đối tượng, mục tiêu, ý nghĩa và lợi ích và quy trình của kiểm toán môi trường 1.1.2.1. Mục tiêu kiểm toán môi trường Theo ngôn ngữ quản lý môi trường thì mục tiêu của kiểm toán môi trường bao gồm [1,2]:  Tổ chức và giải trình các số liệu quan trắc môi trường nhằm xác lập một biên bản về các thay đổi liên quan đến sự thực hiện một dự án hoạt động của một tổ chức.  Kiểm chứng xem các thông số môi trường được quan trắc có phù hợp với các yêu cầu qui phạm hiện hành, với các chính sách và các tiêu chuẩn nội bộ và với các giới hạn về chỉ tiêu chất lượng môi trường đã được xác lập hay không.  So sánh những tác động được dự kiến của dự án với các tác động thực tế nhằm mục đích đánh giá tính chính xác của các dự báo này.  Đánh giá tính hiệu quả của các hệ thống quản lý môi trường, các hoạt động tác nghiệp và các thủ tục. 4  Xác định mức độ và quy mô của bất cứ yêu cầu sửa chữa nào hay biện pháp điều chỉnh nào trong trường hợp không bắt buộc hoặc trong trường hợp các mục tiêu về môi trường của tổ chức không được thực hiện 1.1.2.2. Nội dung kiểm toán môi trường Từ các định nghĩa về KTMT đã được đưa ra ở phần trên, có thể đưa nội dung chính của KTMT là [1]:  Một cuộc rà soát có hệ thống, liên quan tới việc phân tích, kiểm tra, xác nhận các thủ tục và thực tiễn hoạt động BVMT của doanh nghiệp, nhà máy nhằm đưa ra kết luận xem các cơ sở đó có tuân thủ theo những quy định, các chính sách môi trường của nhà nước hay không? Và có được chấp nhận về mặt môi trường hay không?  Nghiên cứu, kiểm tra kỹ các tài liệu, số liệu, các báo cáo môi trường của các công ty, nhà máy trong một khoảng thời gian nhằm tìm kiếm những sai sót, vi phạm trong các hoạt động BVMT của các cơ sở đó. Từ đó đi đến kết luận xem các cơ sở sản xuất này đã đạt được các mục tiêu BVMT đề ra hay chưa, đồng thời cũng đưa ra các biện pháp cải thiện một cách hợp lý, hiệu quả.  Thu thập các thông tin của một cuộc kiểm toán được thông qua quá trình phỏng vấn các cán bộ chủ chốt, cán bộ công nhân viên của nhà máy, hoặc thông qua các bảng câu hỏi kiểm toán thực hiện trực tiếp tại hiện trường,Từ đó để có thể đánh giá một cách chính xác nhất hoạt động BVMT và sự tuân thủ các chính sách, pháp luật môi trường của các CSSX.  Thiết lập các báo cáo kiểm toán và thông tin kết quả kiểm toán cho khách hàng và cơ sở bị kiểm toán. Với các nội dung chính như trên thì một cuộc KTMT sẽ tập trung vào các khía cạnh cụ thể như trong bảng 1 dưới đây [1]: Bảng 1.1. Một số khía cạnh chính trong nội dung của KTMT Các khía cạnh Mục tiêu Sự tuân thủ Đánh giá xem có tuân thủ các quy định 5 Các khía cạnh Mục tiêu và tiêu chuẩn hay không? Chương trình quan trắc Đánh giá sự thiết kế và hiệu quả của hệ thống quan trắc. Dự báo tác động Kiểm tra độ chính xác của các phương pháp dự báo và kết quả dự báo Sự vận hành các trang thiết bị của nhà máy Có đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật hay không? Rủi ro và thảm họa môi trường Kiểm soát vấn đề này ở vị trí đặc biệt của hệ thống quản lý Rủi ro và các khoản nợ Có thể phát sinh từ các áp lực môi trường Sản phẩm và thị trường Đánh giá xem các sản phẩm đó có thân thiện với môi trường hay không Các chuẩn mực Rà soát, đánh giá hiện trạng môi trường Các chương trình quản lý Có hiệu quả và phù hợp hay không? Cơ cấu quản lý Có phù hợp và hiệu quả hay không? Các thủ tục cho việc lập kế hoạch Có hợp lý hay không 1.1.2.3. Đối tượng của kiểm toán môi trường Đối tượng chính và thường gặp nhất của KTMT chính là các cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc các công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh. Ngày nay KTMT đã mở rộng và bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau như bệnh viện, trường đại học, tài nguyên thiên nhiên, các cơ quan ban hành chính sách, Quá trình kiểm toán có thể được thực hiện đối với toàn bộ quy trình hoạt động hoặc chỉ đối với một giai đoạn nào đó của quy trình sản xuất. 6 1.1.2.4. Quy trình kiểm toán môi trường Nhìn chung, quy trình KTMT cũng được tiến hành theo ba giai đoạn [13]: - Giai đoạn trước kiểm toán (còn được gọi là giai đoạn tiền KTMT). + Lập kế hoạch kiểm toán tại hiện trường. + Chuẩn bị bảng câu hỏi trước kiểm toán và danh mục kiểm tra. + Tổng hợp các thông tin nền và các thông tin về điểm kiểm toán. + Tham quan địa điểm bị kiểm toán. + Lập bảng câu hỏi khảo sát và các điều khoản kiểm toán. + Xem xét lại kế hoạch kiểm toán và chuẩn bị công tác hậu cần. - Giai đoạn tiến hành kiểm toán. + Giai đoạn kiểm toán chính bao gồm 5 bước chính: + Tìm hiểu quy chế và hệ thống quản lý nội bộ. + Đánh giá điểm mạnh yếu. + Thu thập chứng cứ kiểm toán. + Đánh giá những kết quả thu thập được từ công tác kiểm toán. + Báo cáo những thu thập về công tác KTMT. - Giai đoạn sau kiểm toán. Tiến trình KTMT không dừng lại ở những kết luận trong giai đoạn KTMT. Trong vòng 2 tuần kể từ khi kết thúc giai đoạn kiểm toán chính, trưởng đoàn kiểm toán sẽ lập một báo cáo sơ bộ về những kết quả thu được. Trước khi lập báo cáo chính thức, báo cáo sơ bộ này có thể được gửi cho ở Tài nguyên và Môi Trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp, lãnh đạo của cơ sở được KTMT hoặc các cơ quan chức năng theo quy định của pháp để xem xét. Trong khi báo cáo chính thức được lập, người ta thường bắt đầu giai đoạn xây dựng kế hoạch hành động. Giai đoạn này đề ra phương hướng giải quyết, giao trách nhiệm cải thiện tình hình và lập thời gian biểu. Bước cuối cùng sẽ được kết thúc bằng một cuộc KTMT bổ sung nhằm đảm bảo những khiếm khuyết đã được sửa chữa. Sau khi hoàn thành bước cuối cùng này, các kiểm toán viên sẽ đưa ra những 7 báo cáo cuối cùng sau thời gian tiến hành kiểm toán. Trong báo cáo này các kiểm toán viên cũng đề cập đến các phát hiện trong quá trình thực hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như phòng chống các sự cố môi trường. 1.1.3. Phân loại kiểm toán môi trường Hiện nay, KTMT đang ngày càng phát triển và mở rộng cho nhiều loại đối tượng và khía cạnh môi trường khác nhau dẫn đến có nhiều loại, dạng KTMT. Có rất nhiều cách để phân loại KTMT, dưới đây là 3 cách phân loại phổ biến nhất: phân loại theo chủ thể kiểm toán; mục đích kiểm toán; đối tượng và mục tiêu kiểm toán. 1.1.3.1. Phân loại theo chủ thể kiểm toán  Kiểm toán nội bộ [1] Kiểm toán môi trường nội bộ là cuộc KTMT được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ của chính tổ chức đó. Hay nói cách khác đây là việc một tổ chức tự đánh giá các hoạt động và việc thi hành các quy định về môi trường của mình.  Kiểm toán từ bên ngoài [1] Kiểm toán môi trường từ bên ngoài là một cuộc KTMT được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Đây là một loại hình hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận hoặc bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về KTMT. Cuộc kiểm toán này diễn ra tùy theo yêu cầu của công ty hoặc của một bên thứ ba gọi chung là khách hàng đối với cơ quan kiểm toán. KTMT độc lập sẽ có hai hình thức tiến hành: - Trường hợp thứ nhất: Một tổ chức đánh giá việc thi hành các chính sách môi trường của các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng vật tư hoặc các đại lý của nhà sản xuất. Đây là trường hợp đích danh công ty tiến hành đánh giá xem đối tác kinh doanh của họ có tuân thủ theo các quy định, thủ tục về môi trường và các vấn đề liên quan hay không, các thông tin cung cấp có tin cậy hay không. 8 - Trường hợp thứ hai: Một tổ chức nào đó thuê một bên thứ ba độc lập tiến hành kiểm toán, đánh giá các hoạt động và việc thi hành các quy định về môi trường của một cơ sở mà họ cần kiểm tra.  Kiểm toán nhà nước về môi trường [1] Kiểm toán nhà nước về môi trường là một cuộc KTMT do các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước và cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định. Kiểm toán nhà nước thường tiến hành để đánh giá, kiểm tra sự tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ liên quan tới vấn đề môi trường của cơ quan, nhằm nâng cao hiệu quả thi hành luật bảo vệ môi trường. 1.1.3.2. Phân loại theo mục đích kiểm toán Dựa vào các mục đích của một cuộc KTMT đề ra ta có thể phân loại KTMT thành 3 dạng: kiểm toán pháp lý, tổ chức và kỹ thuật.  Kiểm toán pháp lý [1] Đây là một cuộc kiểm toán được thực hiện trên tầm vĩ mô nhằm xem xét đánh giá các chính sách của Nhà nước về quyền sở hữu, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, xem xét các bộ luật, các văn bản luật, các quy định về BVMT mà Nhà nước ban hành có phù hợp và hiệu quả không. Cụ thể thì mục tiêu của kiểm toán pháp lý môi trường có liên quan tới các vấn đề sau:  Các mục tiêu chính thuộc chính sách môi trường của quốc gia.  Khả năng tiếp cận các mục tiêu này của pháp luật hiện hành như thế nào?  Việc ban hành luật pháp có thể được sửa đổi tốt nhất ra sao?  Kiểm toán tổ chức [1] Đây là loại KTMT liên quan đến các thông tin về cơ cấu quản lý môi trường của một công ty, các cách truyền đạt thông tin nội bộ và ra bên ngoài, các chương trình đào tạo, rèn luyện kiến thức môi trường, nâng cao ý thức BVMT của cán bộ công nhân viên của một công ty. Loại kiểm toán này đặc biệt có ích trong việc trao 9 đổi thông tin và kinh nghiệm sản xuất, quản lý môi trường của các công ty với nhau.  Kiểm toán kỹ thuật [1] Một cuộc kiểm toán kỹ thuật là báo cáo các kết quả thu được từ việc đo đạc, quan trắc, nghiên cứu về ô nhiễm nước và không khí, chất thải nguy hiểm và chất thải rắn, các vật liệu phóng xạ và khoáng chất. Kiểm toán kỹ thuật môi trường là một loại hình kiểm toán phổ biến và rộng rãi nhất, đặc biệt thường được sử dụng để kiểm toán cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, chẳng hạn như kiểm toán chất thải rắn, kiểm toán nguồn thải khí ... 1.1.3.3. Phân loại theo đối tượng và mục tiêu kiểm toán Căn cứ vào các đối tượng và mục tiêu của KTMT người ta có thể chia KTMT thành nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến:  Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường [1] Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường là quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản việc thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm:  Xác định hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán của hệ thống quản lý môi trường hay không?  Xác định xem hệ thống đó được thi hành một cách có hiệu quả hay không và thông báo kết quả cho khách hàng.  Kiểm toán chất thải [1] Kiểm toán chất thải là việc quan sát, đo đạc, ghi chép các số liệu, thu thập và phân tích các mẫu chất thải, nhằm ngăn ngừa việc phát sinh ra chất thải, giảm thiểu và quay vòng chất thả1. Kiểm toán chất thải là bước đầu tiên trong quá trình tối ưu hóa việc tận dụng triệt để tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất.  Kiểm toán năng lượng [1] Kiểm toán năng lượng là việc xem xét, kiểm tra, xác định mức độ tiêu thụ năng lượng ( điện, dầu, than, nước,) của một CSSX trong một giai đoạn cụ thể để 10 đánh gía mức độ phù hợp giữa các thông tin về năng lượng có thể định lượng được với các chuẩn mực được thiết lập.  Kiểm toán đánh giá tác động môi trường Kiểm toán đánh giá tác động môi trường là một công cụ sử dụng để kiểm tra đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có tuân thủ với các yêu cầu luật pháp tối thiểu cũng như là kiểm tra để đảm bảo các quá trình đó làm theo những quy định pháp luật đề ra. Mục đích của nó là giúp kiểm soát hoạt động ĐTM và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.  Kiểm toán tuân thủ [1] Kiểm toán tuân thủ là một quá trình thu thập, xác minh có hệ thống, khách quan, độc lập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán để xác định xem các tiêu chuẩn, quy định về môi trường có được đáp ứng, thực thi đầy đủ hay không. Các tiêu chuẩn có thể là:  Các luật và quy định cấp quốc gia.  Các chỉ tiêu do Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á hoặc các cơ quan tài chính khác quy định.  Các tiêu chuẩn do ngành công nghiệp tự quy định.  Kiểm toán nguồn thải [1] Kiểm toán nguồn thải là công tác thống kê tải lượng và đặc điểm các nguồn thải chất ô nhiễm trong một khu vực, của một CSSX kinh doanh để phục vụ mục đích cho công tác quản lý, dự báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Kiểm toán nguồn thải cần tiến hành song song với các công việc như quan trắc môi trường, phân tích thành phần môi trường, và xác lập các tham số của nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường. 1.1.4. Hoạt động kiểm toán môi trường trên thế giới Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khái niệm “kiểm toán môi trường” đã được sự quan tâm sâu sắc của tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI). Tháng 10/1992, tại Hoa Kỳ, INTOSAI đã thành lập Nhóm làm việc về kiểm toán môi trường (INTOSAI WGEA). Tôn chỉ hoạt động của 11 INTOSAI WGEA là tăng cường việc áp dụng các chức năng và công cụ kiểm toán vào chính sách BVMT. INTOSAI WGEA là Nhóm làm việc có số lượng thành viên lớn nhất trong các Nhóm làm việc của INTOSAI. Hiện nay có 6 trong 7 khu vực đã thành lập Nhóm làm việc cấp khu vực về KTMT gồm: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Caribe và Nam Thái Bình Dương. Nhóm làm việc khu vực Châu Á về KTMT (ASOSAI) đã được thành lập tháng 10/2000 tại Thái Lan, hiện có 23 thành viên do Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc làm chủ tịch. Xu hướng phát triển kiểm toán môi trường trên thế giới : INTOSAI liên tục theo dõi tình trạng và xu hướng của kiểm toán môi trường trên thế giớ1. Điều tra định kỳ kiểm toán môi trường được thực hiện trong cách thành viên INTOSA1.Kết quả điều tra được sử dụng để phát triển chính sách và hướng dẫn áp dụng vào cộng đồng và khuyến khích các thành viên kiểm toán môi trường.Từ đó các SAI thành viên có thể rút ra bài học về phát triển và thực hiện kiểm toán môi trường ở nước mình; đồng thời, nâng cao cơ hội hợp tác trên quy mô toàn cầu. Xu hướng kiểm toán môi trường tại các SAI [29] Tỷ lệ các SAI thực hiện các loại hình KTMT trong giai đoạn 2009-2011 lần lượt là 75% đối với kiểm toán hoạt động, 66% đối với kiểm toán tuân thủ và 50% đối với kiểm toán tài chính. Trong đó các SAI đưa ra 5 vấn đề môi trường đáng lưu ý nhất tại quốc gia mình là: nước sinh hoạt, chất thải đô thị và chất thải rắn, rừng, khoáng sản và biến đổi khí hậu. Khoáng sản là 1 trong 5 vấn đề môi trường được quan tâm nhiều nhất trên thế giới, phải kể đến các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác các mỏ nguyên vật liệu, hóa chất ... Hiện nay trên thế giới KTMT được xem là công cụ phổ biến và có hiệu quả trong hệ thống quản lý môi trường. Khu vực Bắc Mỹ: Hoa Kỳ Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) ủng hộ những cuộc KTMT tình nguyện và khuyến khích tham gia tích cực của ban giám đốc và công ty trong quá trình 12 kiểm toán. Gần đây “Hoạt động kiểm toán đặc quyền của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ” đã đẩy mạnh các cuộc kiểm toán nội bộ. Khu vực Trung và Nam Mỹ Ở khu vực này đã có sự thay đổi lớn có thể thấy được trong lĩnh vực QLMT ở Mexico và Brazil, chẳng hạn như các công ty quốc tế (hầu hết liên quan đến lĩnh vực hóa chất) đã đưa ra các kinh nghiệm kiểm toán của họ. Tuy nhiên sự cân bằng giữa mối quan tâm kinh tế xã hội và môi trường vẫn còn là một thách thức lớn. Châu Âu: Ủy ban cộng đồng Châu Âu (CEC) Từ tháng 4/1995 trở đi “Chương trình kiểm toán và quản lý sinh thái” (EMAS) ngày càng trở nên có hiệu lực và được phát triển mạnh. Mặc dù đã có qui định nhưng việc tham gia dưới chủ đề EMAS chủ yếu vẫn là tự nguyện. Nhưng tới tháng 10/1996, đã có 381 công ty đăng kí chương trình EMAS, trong đó có 293 công ty Đức. 1.1.5. Kiểm toán môi trường tại Việt Nam Theo kinh nghiệm thế giới, KTMT có nhiều nội dung cần thực hiện, phụ thuộc vào mục tiêu cần đánh giá chẳng hạn như: Kiểm toán tuân thủ luật pháp và các qui định môi trường; kiểm toán tác động môi trường; kiểm toán thiết kế chương trình quan trắc môi trường; kiểm toán rủi ro và thảm họa môi trường; kiểm toán chương trình quản lý môi trường [1,2], kiểm toán chất thải, kiểm toán năng lượng [1]. KTMT đã và đang được áp dụng khá phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, được coi là một trong những công cụ có hiệu quả cao trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Ở Việt Nam, thực hiện KTMT còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào loại hình kiểm toán chất thải. Các loại hình kiểm toán khác chưa được biết đến hoặc chưa được quan tâm. Đặc biệt, kiểm toán tác động môi trường (KTTĐMT) gần như chưa được đề cập đến. Hiện nay, quá trình KTMT ở Việt Nam mới chỉ chú trọng tập trung vào kiểm toán chất thải công nghiệp, song chưa nhiều và mới dừng ở các vấn đề tổng quát mà chưa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể. Việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng chỉ dừng ở một số dự án thí điểm như Dự án “Kiểm soát ô nhiễm 13 môi trường” của UNDP năm 1995 ở một số nhà máy ở TP.Việt Trì và TP. Biên Hòa; đề tài “Điều tra, đánh giá đề xuất việc KTCT công nghiệp tại 05 khu công nghiệp, khu chế xuất” của Cục Bảo vệ Môi trường năm 2005; đề tài “Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công nghiệp quốc phòng” của Trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) năm 2004; đề tài “KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm” của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2005; nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH thuộc da Đông Hải do Tổng cục môi trường thực hiện năm 2008 [30]. Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, KTMT cần sớm được triển khai áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chậm thực hiện KTMT, doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ rất khó tiếp cận với các thị trường lớn trên thế giới đòi hỏi phải thực hiện KTTĐMT như: EU, hệ thống siêu thị Wal-Mark; đồng nghĩa với việc không mở rộng được thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu, doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm. Ngoài ra, chậm thực hiện KTMT sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có, sử dụng tài nguyên, năng lượng lãng phí, chi phí môi trường cao, làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến doanh thu, dẫn đến một loạt các hệ lụy khác như nguy cơ phá sản, giải thể doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lẩn tránh thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường [2]. Nhận thức được vai trò to lớn của KTMT nói chung và KTTĐMT nói riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trước mắt và trong tương lai, năm 2014 Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã giao cho Tổng Cục Môi trường chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn về kiểm toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam, áp dụng thí điểm cho một doanh nghiệp ngành dệt may” trong thời gian 2 năm. Một trong những sản phẩm của đề tài là xây dựng một sách hướng dẫn thực hiện KTTĐMT cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Như vậy, chắc chắn trong tương lai gần KTTĐMT sẽ được xem như là một công cụ có ích và hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm thiểu những chi 14 phí không cần thiết và tăng cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế [2]. 1.2. Khái quát về các mỏ khai thác vật liệu xây dựng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. 1.2.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội Lương Sơn là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình,tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội với vùng Tây bắc của Tổ quốc, liền kề với khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Huyện nằm ở tọa độ địa lí: từ 105025’14” – 105041’25” Kinh độ Đông; 20036’30” – 20057’22” Vĩ độ Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85 ha, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lí, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây bắc với vùng đồng bằng sông Hồng (cũng như Thủ đô Hà Nội).  Điều kiện tự nhiên [27]: Về địa hình, huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m được hình thành bởi đá macma, đá vôi và các trầm tích lục nguyên, có mạng lưới sông , suối khá dày đặc. Khí hậu Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,30c. Lượng mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/ năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường. Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam 15 cao 129m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước. Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.  Các nguồn tài nguyên [27]: Tài nguyên nước: Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện.Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm 49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và thay thế chúng là rừng thứ sinh.Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003344_1_8554_2002643.pdf
Tài liệu liên quan