Luận văn Kiểm toán nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế

MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN NHÀ NưỚC VỀ QUẢN LÝ

VỐN ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN TẠI TỔNG CỤC THUẾ.6

1.1. Tổng quan nghiên cứu.6

1.2. Một số vấn đề lý luận chung về Kiểm toán nhà nước và quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước .7

1.2.1. Khái niệm, địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước.7

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước .7

1.2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.11

1.2.4. Khái niệm Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN .12

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN .12

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.14

1.3. Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

1.3.1. Khái niệm .

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng.

1.4. Nội dung Kiểm toàn nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân

sách nhà nước tại Tổng cục Thuế.

1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán .

1.4.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán .

1.4.3. Giai đoạn lập và gửi Báo cáo kiểm toán .

1.5. Kinh nghiệm Kiểm toán nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại

Bộ Giao thông vận tải .

CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

2.1. Phương pháp kế thừa.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin .

2.3. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin .

2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu .

CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NHÀ NưỚC VỀ QUẢN LÝ VỐN

ĐẦU Tư XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN TẠI TỔNG CỤC THUẾ

pdf20 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Kiểm toán nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 15 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. - Lý do học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu này Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) từ Ngân sách nhà nước (NSNN) là vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, nó liên quan đến nhiều vấn đề, cũng như nhiều ngành, cấp, cơ quan trong quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng. Trong những năm qua, thông qua quá trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng cường tiềm lực kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất là tinh thần của nhân dân. ĐTXDCB góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới...Tuy nhiên, hoạt động quản lý vốn ĐTXDCB nói chung hiện nay đang tồn tại khá nhiều yếu kém. Công tác quản lý điều hành đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết từ việc hoạch định phát triển đến hình thành khuôn khổ pháp luật, cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy và cơ chế kiểm tra giám sát. Trong những năm qua, nguồn vốn nhà nước huy động cho đầu tư liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ khoảng 30% GDP, góp phần tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được, việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong những năm qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, hiệu quả đầu tư kém. (Định hướng từ điều tra vốn đầu tư năm 2015 của Tổng cục Thống kê, 2015). Số liệu được Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp từ 120/123 cơ quan có báo cáo cho thấy, trong năm 2015, giá trị thực hiện cả nước đạt khoảng 579.501 tỷ đồng, đạt 95,29% kế hoạch. Trong năm 2015, cả nước có tới 2.869 dự án chậm tiến độ, chiếm 7,32% số dự án thực hiện trong kỳ với 3 nguyên nhân chính là: vướng GPMB; vốn bố trí không kịp thời; năng lực yếu kém của chủ đầu tư và nhà thầu. Mặc dầu vậy, tỷ 2 lệ này đã giảm đáng kể so với năm 2014 (9,59%) và năm 2013 (11,7%). Điều đáng nói là mặc dầu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật đầu tư, nhưng cả nước vẫn còn tới 3.717 dự án thực hiện đầu tư trong kỳ phải điều chỉnh, chiếm 9,49% tổng số dự án, trong đó có 1.654 dự án điều chỉnh vốn; 1.256 dự án điều chỉnh tiến độ; 1.114 dự án điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tưCần phải nói thêm rằng, việc chậm tiến độ là một nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đáng lo ngại là trong năm 2015, cả nước đã phát hiện 115 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 10 dự án vi phạm về chất lượng; 923 dự án có thất thoát, lãng phí; 302 dự án phải ngừng thực hiện. (Báo cáo công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư cả nước năm 2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2016). Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. (Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013). Hoạt động của KTNN góp phần bảo đảm minh bạch, phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Mọi hoạt động liên quan đến tài chính nhà nước và tài sản nhà nước, mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị có quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản nhà nước đều chịu sự kiểm tra của cơ quan KTNN. Như vậy, trong lĩnh vực tài chính công, KTNN có vai trò rất lớn trong việc kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý, hợp lệ của báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách. Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện vai trò này là kiểm toán việc Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) từ NSNN. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý , sử dụng tài chính công, tài sản công. (Luật Kiểm toán nhà nước, 2015). Theo Báo cáo kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán nhà nước: Tổng số kiến nghị giảm chi đầu tư xây dựng năm 2014 là 2.036.905.462.151 đồng. Trong đó Thu 3 hồi nộp NSNN các khoản chi sai chế độ 229.257.336.450 đồng, Giảm thanh toán NSSS các khoản đề nghị quyết toán sai chế độ 758.656.956.265 đồng, Giảm thanh toán NSNN các khoản đề nghị quyết toán không đủ thủ tục 448.586.736.638 đồng, Giảm quyết toán NSNN các khoản đề nghị quyết toán không đúng nguồn 94.455.000 đồng, Giảm giá trị trúng thầu 575.571.465.724 đồng, Các khoản giảm chi NSNN khác 24.738.512.074 đồng. (Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 của Kiểm toán nhà nước, 2016). Kết quả kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản của Kiểm toàn nhà nước trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ thể hiện qua con số hàng ngàn tỉ đồng mà Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị các đơn vị có thẩm quyền giảm cấp phát, thu hồi vốn đầu tư do thanh toán, quyết toán sai khối lượng, sai định mức, sai đơn giá,... và quan trọng hơn là thông qua công tác kiểm toán đã góp phần chấn chỉnh, ngăn ngừa các sai phạm thường xảy ra, hạn chế thất thoát lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần tăng cường Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước. Tổng cục Thuế (TCT) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống trụ sở làm việc cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế là một phần trong chiến lược, kế hoạch cải cách hệ thống thuế. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2415/QĐ-BTC ngày 19/9/2014 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của Tổng cục Thuế giai đoạn 2011-2020. Quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng hệ thống trụ sở làm việc cơ quan Thuế có vai trò rất quan trọng trong chiến lược, kế hoạch cải cách hệ thống thuế nói riêng và sự phát triển của ngành Thuế nói chung. Qua thực tiễn công tác kiểm toán về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại Kiểm toán nhà nước của bản thân, tôi nhận thấy: Hàng năm nguồn vốn Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng cục Thuế là tương đối lớn so 4 với nhiều Bộ ngành và cơ quan trung ương khác, nhưng việc kiểm toán về lĩnh vực quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng cục Thuế vẫn còn chưa được thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy tôi chọn đề tài về lĩnh vực Kiểm toán việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Tổng cục Thuế. Là cán bộ đang công tác tại cơ quan Kiểm toán nhà nước, với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm qua thực tiễn công tác, tôi lựa chọn đề tài: "Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. - Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế trang bị cho học viên phương pháp tư duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các vấn đề về quản lý kinh tế. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói chung và Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Tổng cục Thuế nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đề tài “Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế” là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo. - Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu: + Những nội dung cơ bản Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế ? + Những thành tích, hạn chế của Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế ? + Giải pháp tăng cường Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích thực trạng Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Tổng cục Thuế; đề xuất giải pháp tăng cường Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống những lý luận chung về Kiểm toán nhà nước, Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước và Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế. - Thu thập, tổng hợp các số liệu Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế để đánh giá thực trạng Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại TCT. - Đánh giá thực trạng Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường KTNN về Quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại Tổng cục Thuế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Tổng cục Thuế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng KTNN về Quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại Tổng cục Thuế để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường KTNN về Quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại Tổng cục Thuế. - Về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế trong giai đoạn 2011-2015; đề xuất các giải pháp giới hạn đến năm 2025. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Tổng cục Thuế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Tổng cục Thuế. Chương 4: Giải pháp tăng cường Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Tổng cục Thuế. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỔNG CỤC THUẾ 1.1. Tổng quan nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập ít nhiều đến những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài ở những góc độ và giai đoạn khác nhau, giúp cho tác giả kế thừa một số vấn đề lý luận về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, một số vấn đề lý luận chung về Kiểm toán nhà nước, một số vấn đề về thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải pháp chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản,như tài liệu “Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013 - 2017” Ban hành kèm theo Quyết định số 1145/QĐ-KTNN ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước, tài liệu “Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020” Ban hành kèm theo Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giúp tác giả hiểu thêm về kiểm toán nhà nước và Chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020; từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị liên quan đến Kiểm toán nhà nước một cách phù hợp. Đề tài nghiên cứu về vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong cải cách hành chính của tác giả CN.Hà Ngọc Sơn, PGS.TS.Nguyễn Đình Hựu và TS.Mai Vinh viết về “Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước”. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2006 của Kiểm toán nhà nước, chủ nhiệm đề tài Hoàng Văn Chương “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Kiểm toán nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000”. Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả Trịnh Đình Dũng, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000 “Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản”. Đề tài luận văn tiến sĩ kinh tế, tác giả Phan Tất Thứ, trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2005 “Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công tại Việt Nam”. Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Hoàng Phú Thọ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2006 “Hoàn thiện nội dung và phương thức kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 7 Việt nam”. Giúp tác giả kế thừa các vấn đề về thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; các giải pháp của Kiểm toán nhà nước để hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến việc tăng cường KTNN về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và tăng cường KTNN về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế nói riêng còn rất ít được nghiên cứu và chưa được nghiên cứu so với các lĩnh vực nghiên cứu khác. Tác giả chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này, vì vậy đề tài luận văn “Kiểm toán nhà nước về Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế” không chỉ mang tính cấp thiết mà còn mang tính độc lập và tiên phong. 1.2. Một số vấn đề lý luận chung về Kiểm toán nhà nƣớc và Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nƣớc. 1.2.1. Khái niệm, địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nƣớc Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. (Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013) 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nƣớc 1.2.2.1. Chức năng của Kiểm toán nhà nƣớc KTNN có các chức năng cơ bản sau: - Kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi NSNN; - Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kinh tế, tài chính-ngân sách, kế toán của Nhà nước; - Kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của quản lý và sử dụng các nguồn lực của Nhà nước; - Thực hiện chức năng tư vấn: thông qua kiểm toán, đề xuất kiến nghị và giải pháp góp phần thực thi nghiêm pháp luật, răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm, sử dụng lãng phí, thất thoát công quỹ, vốn và tài sản của Nhà nước. 8 Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. (Luật Kiểm toán nhà nước, 2015) 1.2.2.2 Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nƣớc Theo Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, Kiểm toán nhà nước có 19 nhiệm vụ chính như sau: 1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện. 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước. 4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. 5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước. 6. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính khi có yêu cầu. 9 7. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh. 8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. 9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật. 10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. 12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán. 13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật. 14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước. 15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước. 16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước. 17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KTNN. 18. Xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước. 19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 10 1.2.2.3. Quyền hạn của Kiểm toán nhà nƣớc Theo Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, Kiểm toán nhà nước có 9 quyền hạn cơ bản như sau: 1. Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật. 2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán. 3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện. 4. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. 5. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán. 6. Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước. 7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết. 8. Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện. 9. Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật. 11 1.2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nƣớc Kiểm toán nhà nước được tổ chức, quản lý tập trung thống nhất gồm: bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Số lượng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán nhà nước trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước hiện nay như Hình 1.1. Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nƣớc KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC KHỐI ĐƠN VỊ SƢ NGHIỆP Trung tâm Khoa học và BDCB KHỐI ĐƠN VỊ THAM MƢU Văn phòng KTNN Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Tổng hợp Trung tâm tin học Báo kiểm toán Vụ Chế độ & KSCLKT Vụ Pháp chế Vụ Quan hệ quốc tế KHỐI ĐƠN VỊ CHUYÊN NGÀNH/ KHU VỰC KTNN Chuyên ngành Ia, Ib, II, III, IV, V, VI, VII KTNN Khu vực I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII Các Đoàn KTNN Chuyên ngành Các Đoàn KTNN Khu vực Thanh tra KTNN 12 Hiện nay, cơ cấu tổ chức của KTNN bao gồm 31 Vụ và đơn vị cấp Vụ (07 đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành; 08 đơn vị KTNN chuyên ngành; 13 đơn vị KTNN khu vực và 03 đơn vị sự nghiệp). KTNN chuyên ngành lập ra các Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở trung ương (ngân sách trung ương); KTNN khu vực lập ra các Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương (ngân sách địa phương) trên địa bàn khu vực và các nhiệm vụ kiểm toán khác theo sự phân công của Tổng KTNN. 1.2.4. Khái niệm Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nƣớc Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công rất quan trọng của quốc gia. Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là một bộ phận của quỹ NSNN trong khoản chi đầu tư của NSNN hàng năm được bố trí cho đầu tư vào các công trình, dự án xây dựng cơ bản của Nhà nước. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nước tác động vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ NSNN để đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong từng giai đoạn. 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN Nền kinh tế luôn luôn tồn tại mâu thuẫn, một bên là nhu cầu xã hội có tính vô hạn và một bên là nguồn lực khan hiếm, có hạn để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội. Việc đo lường đánh giá hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB trở nên rất cần thiết đặc biệt là đối với nền kinh tế kém phát triển có mức thu nhập thấp như nước ta. Hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản mang lại bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: Hiệu quả kinh tế là tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống làm thay đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó làm tăng thu ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bảo vệ môi trường. 13 Hiệu quả xã hội biểu hiện lợi ích chính trị, quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phát triển văn hoá, tăng cường sự bình đẳng và quyền lợi của các quốc gia dân tộc. Để đánh giá hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua công thức: ICOR=I/GDP Hay I=ICOR x GDP Trong đó: ICOR: là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội I: là vốn đầu tư.  GDP: mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội. Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn ĐTXDCB. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả vốn ĐTXDCB càng cao. Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa vốn ĐTXDCB(I) so với GDP sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, (tỷ lệ đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007859_132_2003184.pdf
Tài liệu liên quan