Luận văn Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG . 7

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 7

1.2 Nguồn gốc ngươ ̀ i Mông ở Bắc Mê . 10

CHưƠNG 2 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

CỦA NGưỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG . 19

2.1 Quan niệm về kiến thức bản địa . 19

2.2 Hệ thống kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở

huyện Bắc Mê trong truyền thống . 24

2.2.1 Trong Trồng trọt . 24

2.2.2 Trong chăn nuôi .48

CHưƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NGưỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ

TỈNH HÀ GIANG HIỆN NAY . 56

3.1 Những yếu tố nội sinh, ngoại sinh làm biến đổi kiến thức bản địa . 57

3.2 Sự biến đổi của kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp . 67

3.3 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính tích cực của kiến thức bản địa

trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê . . 73

KẾT LUẬN . 80

 

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nhau thành một khối vững chắc từ ba bộ phận gỗ là thân cày, bắp cày và tay cầm. Ba bộ phận trên đƣợc lắp ráp theo lối ghép mộng. Lƣỡi cày do thợ rèn của đồng bào tự sản xuất, nó có đặc điểm cơ bản là lƣỡi cày to dày, mũi hơi tù. Sự độc đáo của nó đƣợc ngƣời ta biết đến và đƣợc gọi bằng cái tên cày mèo. Trƣớc kia những ngƣời thợ rèn ngƣời Mông đã luyện nó bằng gang cũ ít tạp chất có trọng lƣợng lên tới 4 kg nên rất cứng lại không giòn vì vậy sử dụng ở những nƣơng có lẫn nhiều đá vẫn không hay bị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 38 mẻ. Thân cày to khoẻ, bắp cày cong mập gắn chặt với thân cày tạo thành một khối vững chắc. Bắp cày cong để đất đá đổ đƣợc dễ. Chóp cày cấu tạo hơi dài nhằm gia thêm lực đòn bẩy cho việc điều chỉnh cày mỗi khi lên xuống dốc. Trải qua thời gian dài canh tác lƣỡi cày của ngƣời Mông đƣợc chế tác ngày càng nhỏ bản hơn, nhiều chất thép hơn nên chiếc cày vừa cứng vừa dẻo có thể cày ở nƣơng núi đá, có nhiều hốc cây. Cày của ngƣời Mông Bắc Mê cũng giống nhƣ ngƣời Mông nói chung gồm hai loại: cày có láng và cày không có láng. Cày có láng đƣợc dùng ở những nơi đất khô cần cày sâu; cày không có láng đƣợc dùng ở nơi đất mềm, không cần cày sâu. Ở Bắc Mê chiếc cày không có láng đƣợc sử dụng phổ biến để cày nƣơng ngô. Bừa gỗ: Bừa gỗ là công cụ thƣờng đi đôi với cày. Nơi nào có cày thì ngƣời ta thƣờng dùng bừa để làm tơi đất. Về hình thức, chiếc bừa gỗ của ngƣời Mông ở Bắc Mê cũng giống với các dân tộc khác chỉ khác là trông nó nhỏ hơn phù hợp với ruộng bậc thang có diện tích nhỏ hẹp, thông thƣờng dài khoảng một mét, cao khoảng 0,80m và có 7 - 8 răng bằng gỗ cứng. Đồng bào Mông ở đây thƣờng dùng bừa đơn, tức là loại bừa dùng cho một loại vật kéo, chứ không dùng bừa đôi – dùng cho hai súc vật kéo. Bởi vì loại ruộng bậc thang và nƣơng dốc không phù hợp với loại bừa đôi. Điều đặc biệt là đồng bào Mông ở đây ít dùng bừa trong việc tơi đất trên nƣơng bởi vì nƣơng dốc nếu làm tơi đất bằng bừa sẽ bị mƣa nhanh chóng rửa trôi các chất màu mỡ trên bề mặt. Dao: Là công cụ đa năng đƣợc sử dụng phổ biến trong quá trình canh tác, chủ yếu đƣợc dùng để chặt cây, phát nƣơng, làm rẫy. Ngƣời Mông chủ yếu dùng 3 loại dao: dao phát, dao chặt và dao thái nhỏ. Đặc điểm nổi bật giữa dao ngƣời Mông so với các dân tộc khác đó là trông to và dầy hơn, dao có nhiều thép do đó rất sắc và ít bị mẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 39 Dao phát: Bản dao rộng từ 5 – 6cm, lƣỡi dao có sống dao dày 0,6 – 0,8cm, mũi dao đƣợc đánh quặp hình mỏ quạ dài từ 5 -8cm. Đƣợc sử dụng trong phát nƣơng. Mũi dao dài còn đƣợc dùng để moi cỏ trong các hốc đá. Dao chặt: Là công cụ thƣờng dùng để chặt cây lấy củi và trong sinh hoạt hàng ngày. Dao chặt trông giống giao phát nhƣng kích thƣớc lớn hơn.Trong mỗi gia đình ngƣời Mông thƣờng có 3 – 4 dao chặt và thƣờng đƣợc phụ nữ dùng nhiều hơn để lấy củi và chặt các cây to trong quá trình làm nƣơng rẫy. Dao thái: Là dao mũi bằng, có kích thƣớc giống nhƣ dao chặt nhƣng dầy bản hơn một chút dùng trong việc băm, thái thức ăn trong gia đình. Thuổng: Thuổng là công cụ dùng trong khai phá ruộng bậc thang, đào đất làm nhà. Về cơ bản thuổng của ngƣời Mông nơi đây giống với các dân tộc khác chỉ có điều trông dầy bản hơn. Nó rất hữu ích trong việc đào rễ cây, đào đất, bẩy dọn các hòn đá trong quá trình đào ruộng bậc thang và đào các rễ cây to trên nƣơng. Búa: Búa và rìu đƣợc đàn ông Mông dùng để ngả các cây to, cấu tạo của búa gồm hai phần: Lƣỡi và cán gỗ. Lƣỡi búa hình thang, cạnh bên dài 19 – 20cm; hai cạnh đáy một cạnh dài 6 -7cm, một cạnh dài 8 – 9 cm. Đốc búa hình chữ nhật có chiều rộng khoảng 3 cm, chiều dài 4cm. Đầu búa có lỗ hình chữ nhật để tra cán. Cán búa thƣờng đƣợc làm bằng loại gỗ chắc, dẻo có đƣờng kính từ 3,5 – 4cm. Công cụ chăm sóc: Cuốc bướm: với ngƣời Mông Bắc Mê chiếc cuốc bƣớm có rất nhiều công dụng, nó không chỉ đƣợc dùng trong khai phá đất đai mà còn đƣợc dùng phổ biến trong quá trình trồng tỉa và chăm bón. Nó rất thích hợp với địa hình canh tác là vùng dốc núi, cuốc bƣớm dùng để bổ hốc tra hạt nhằm chống sự rửa trôi chất dinh dƣỡng và để luồn lách vào những hốc đá làm cỏ. Cuốc bƣớm của ngƣời Mông Bắc Mê có hình bán nguyệt, lòng cuốc trũm để dễ dàng làm cỏ và san đất. Về hình thức trông to, lòng cuốc trũm sâu hơn so với các dân tộc khác trong vùng, thích hợp với việc luồn lách làm sạch cỏ trong các khe đá hẹp, đất dốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 40 Cào cỏ: Gồm có cào tre, cào gỗ và cào sắt. Cào tre và cào gỗ đƣợc thiết kế theo kiểu bán nguyệt (lƣỡi cào gỗ có hình răng cƣa) dùng để làm cỏ lúa nƣớc nơi có cỏ dại đâm rễ không sâu xuống bùn, dùng cào cỏ và cào gỗ có thể dễ dàng luồn lách từng khóm lúa. Cào sắt dùng để làm cỏ trên nƣơng, cào sắt không có răng đƣợc cấu tạo từ một thanh sắt mỏng hay những con dao cũ không sử dụng đƣợc nữa. Cào sắt có cấu tạo hình dấu chấm hỏi, lƣỡi cào đƣợc dát mỏng để luồn lách các hốc đá cào sạch cỏ và vun các cây lƣơng thực nơi mà cuốc bƣớm không thể dùng đƣợc. Cào sắt rất thích hợp với làm cỏ trên nƣơng có lẫn nhiều đá. Công cụ thu hoạch: Liềm (las): Liềm gồm có 3 loại : Liềm lƣỡi vát bản rộng, lƣỡi khum bản rộng và lƣỡi liềm hình bán nguyệt. Liềm vát bản rộng khoảng 4cm, đầu lƣỡi hơi khum hình vành trăng, lƣỡi đƣợc rũa tạo rãnh răng cƣa nông và đều nhau, phần răng cƣa chủ yếu nằm một bên lƣỡi, một bên lƣỡi vẫn phẳng mỏng nhƣ lƣỡi dao. Loại liềm này đồng bào Mông dùng để móc hay cua lúa. Liềm khum bản rộng không có răng, đƣợc uốn khum dần ngay từ chỗ tiếp giáp với tông liềm. Chủ yếu đƣợc sử dụng trong việc làm cỏ, phát cây, ít sử dụng trong thu hoạch lúa. Liềm hình bán nguyệt không có răng đƣợc uốn khum dần ngay từ chỗ tiếp giáp với tông liềm, tạo ra lƣỡi liềm hình bán nguyệt dùng để cắt lúa và cắt lanh. Gùi (lù cở): chiếc gùi đã trở thành công cụ quen thuộc và đặc trƣng của đồng bào Mông nói chung và không thể lẫn lộn với bất cứ dân tộc nào. Đó là phƣơng tiện vận chuyển quan trọng của đồng bào và đƣợc sử dụng để đƣa hạt giống, phân bón, công cụ ra nƣơng và gùi lúa, ngô và các nông sản khác về nhà. Chiếc gùi trở nên thân thiết và tiện lợi trong mọi hoạt động sống của đồng bào. Ngay cả khi các loại túi nilông, bao tải xuất hiện thì chiếc gùi của ngƣời Mông vẫn tồn tại và chƣa lúc nào phai mờ vị trí của nó. Do phải thƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 41 xuyên lên đèo xuống dốc nên ngƣời Mông không thể dùng quang gánh nhƣ ngƣời Kinh ở đồng bằng. Chiếc gùi đƣợc thiết kế để đựng đồ cho dù lên hay xuống dốc chiếc gùi vẫn luôn áp sát vào lƣng để giữ thăng bằng. Sự tồn tại của chiếc gùi đã khẳng định nó là vật dụng rất thích hợp tập quán sản xuất của đồng bào. Máng đập lúa: Cũng giống nhƣ chiếc gùi đây là công cụ đặc thù của ngƣời Mông nói chung. Máng đƣợc cấu tạo từ thân cây còn nguyên, bề ngoài trông nhƣ hình thang hộp, lòng máng đƣợc đục rỗng hình hộp chữ nhật. Ngoài ra nếu không có thân gỗ nguyên, ngƣời ta dùng các miếng ván to ghép với nhau thành hình hộp thang cân. Giữa các miếng ván đƣợc ghép với nhau bởi cách ghép mộng tạo thành máng đập lúa vừa to vừa chắc chắn. Dùng cho nhiều ngƣời đập và có thể là chỗ cất lúa để hôm sau phơi ngay tại ruộng. Gặt đến thửa ruộng nào ngƣời ta di chuyển máng đến đó và đập lúa ở hai quanh máng sau đó mới cho thóc vào gùi chở về nhà. 2.2.1.5 Thu hoạch, bảo quản và trao đổi hàng hóa Thu hoạch ngô Khi ngô bắt đầu cứng hạt (hạt chín vàng) đồng bào phát những bụi rậm quanh nƣơng để chim, sóc, chuột không có chỗ trú ngụ. Một số gia đình làm bẫy hoặc bù nhìn để đuổi thú rừng. Nếu các biện pháp trên chƣa có hiệu quả thì họ cử ngƣời lên ở trên chòi để canh nƣơng gõ mõ đuổi các con thú phá hoại mùa màng. Vào tháng 7 – 8 là thời gian thu hoạch ngô và là khâu cuối cùng của chu kì sản xuất. Khi râu ngô héo, vỏ quả ngô cũng nhƣ các lá ngô chuyển sang màu vàng, là lúc đồng bào đem gùi đi hái ngô. Công việc bẻ ngô chỉ đƣợc tiến hành từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 10 và từ 16 đến mùng 10 tháng sau. Họ tuyệt đối tránh đi thu ngô vào ngày 11 đến ngày 15 âm lịch của tháng. Ngƣời Mông ở đây cho rằng từ ngày 11 – 15 âm lịch là ngày có trăng tròn, sâu ngô sẽ đẻ trứng sau 2 ngày 1 đêm sẽ nở. Vì vậy chờ trứng sâu nở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 42 thành con xong sẽ thu hoạch, sâu sẽ bị rơi, rụng, chết trong quá trình bẻ và vận chuyển về nhà. Nhƣ vậy sẽ không mang mầm mống sâu bệnh về nhà. Nếu diện tích nƣơng ngô nhiều thì giữa các hộ gia đình trong họ hàng, hàng xóm tiến hành đổi công cho nhau. Ngô đƣợc bẻ đƣa qua vai để vào gùi ngay sau lƣng, khi gùi chứa đầy ngô họ chọn một chỗ cao ráo đổ ngô ra giữa nƣơng và xếp gọn vào gùi. Một số gia đình ngƣời Mông có nguồn gốc từ Đồng Văn, Mèo Vạc họ mang theo giống ngô “treo đèn” chờ khi hạt ngô cứng cắt lấy phần ngọn làm thức ăn cho gia súc, sau đó phơi ngô ngay trên cây, khi quả ngô rủ xuống nhƣ treo đèn lồng thì mới thu hoạch sau đó mới thu hoạch mang về nhà bảo quan trên gác bếp. Với những cây ngô có quả non đem về luộc hoặc nƣớng, thân cây đƣợc tận dụng đem về cho gia súc ăn. Ở giai đoạn này lá và thân cây rất ngon cắt về cho trâu bò nhƣ một phần thƣởng cho những ngày tháng làm việc vất vả. Ngô đƣợc hái trên nƣơng gùi về nhà và đƣợc xếp trên gác. Từng quả ngô đƣợc xếp ngay ngắn thành hàng chồng lên nhau rất đẹp mắt lại tận dụng đƣợc tối diện tích gác bếp. Ngô đƣợc xếp trên gác giúp khô nhanh hơn và đƣợc lớp bồ hóng bảo vệ nên không bị sâu mọt. Đồng bào Mông ở Bắc Mê còn có kinh nghiệm quý bảo quản ngô không bị sâu mọt đó là sau khi ngô đƣợc thu hoạch về xếp gọn trên gác, ngƣời ta lấy lá soan còn xanh đem về đốt dƣới bếp, khói lá xoan có tác dụng làm chết những con sâu trong quả ngô đem từ nƣơng về và làm chết trứng sâu đồng thời tạo ra lớp bảo vệ chống mọt. Vì lá soan khá độc cho nên ngƣời ta phải chờ các thành viên trong gia đình đi làm hết chỉ còn một ngƣời ở nhà làm công việc hun khói và hoàn tất công việc này khi các thành viên khác về đến nhà. Ngô đƣợc lấy ra tách hạt hàng ngày để chế biến làm món ăn hàng ngày. Khác với các dân tộc khác, ngƣời Mông Bắc Mê chủ yếu ăn ngô. Lúa nƣơng và lúa ruộng đƣợc trồng với diện tích nhỏ hẹp. Nhiều nơi ở Bắc Mê ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 43 Mông độc canh cây ngô, vì vậy món ngô đồ là món chính không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Ngô đồ đƣợc chế biến khá cầu kì. Ngƣời ta xay ngô thành bột nhỏ bằng cối đá rất nặng. Sau khi xay xong phải dần cho sạch mày ngô. Sau đó bột ngô đƣợc đổ ra mẹt và vẩy một ít nƣớc lạnh vào bột, dùng tay vò cho thấm nƣớc thật đều. Bột ẩm vừa phải, cho vào chõ rồi bắc chõ lên chảo nƣớc trên bếp lửa hồng để đồ. Đun nhƣ vậy cho tới khi hơi nƣớc từ chảo bốc lên miệng chõ, độ nửa tiếng thì đổ ngô ra mẹt. Tiếp tục vẩy nƣớc lã vào bột ngô, dùng tay vò cho bột thấm đều, sau khi bột ngô tơi đều lại tiếp tục cho vào chõ đồ lần thứ hai. Lần này chờ cho hơi nƣớc từ chảo bốc lên chõ độ nửa tiếng là bột ngô chín. Thƣờng thì mỗi gia đình đồ một chõ để ăn cả ngày , do vậy cái chõ của ngƣời Mông thƣờng to hơn các dân tộc ngƣời khác. Công việc đồ bột ngô đƣợc tiến hành từ sáng sớm, công việc này do con dâu hoặc con gái lớn trong nhà đảm nhiệm. Thông thƣờng ngƣời ta dùng luôn nƣớc đồ bột ngô để luộc rau hoặc chế biến thành món canh nhạt để ăn với bột ngô. Với cách làm này rau chín rất kĩ thậm chí đến nhừ. Thu hoạch lúa Khi lúa chín vàng cũng là thời điểm thu hoạch. Ngƣời ta tháo nƣớc ở ruộng làm cho mặt ruộng khô, để công việc gặt vừa dễ dàng đồng thời bùn không dính vào hạt lúa khi để trên mặt ruộng. Lúa đƣợc gặt dải trên mặt ruộng sau đó gom thành từng đống để đập ngay. Gặt đến thửa ruộng nào ngƣời ta bê máng đập đến đó để đập. Công việc tiếp theo sau khi đập là tiến hành loại bỏ những hạt thóc lép. Nếu thóc chƣa khô ngƣời ta dùng những tấm cót ép dải trên mặt ruộng để phơi thóc. Sau 2 – 3 ngày dùng gùi chuyển về nhà. Thóc đƣợc bảo quản trong các hòm gỗ to hoặc cho vào các bao tải để trên gác bếp hoặc cạnh bếp. Đối với lúa nƣơng là lúa tẻ ngƣời ta cũng gặt và đập ngay trên nƣơng vì đây là loại lúa dễ rụng nếu đem về nhà sẽ bị rơi rụng. Với loại nếp nƣơng thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 44 phải dùng nhíp ngắt từng bông bó thành từng cụm phơi trên nƣơng hoặc đem về nhà giữ trên gác bếp để chống mọt khi nào dùng mới đem đi đập. Thu hoạch hoa màu Trên nƣơng của ngƣời Mông, các loại cây nhƣ đậu răng ngựa, đậu Hà Lan, đậu mèo, khoai, dong riềng, dƣa chuột, bí, rau cải, các loại ớt, hành, tỏi… đƣợc trồng phổ biến trên diện tích rộng. Các loại cây này luôn đƣợc xen canh với các loại cây lƣơng thực khác, vừa là nguồn thức ăn hàng ngày vừa có tác dụng chống sói mòn, cải tạo đất. Với các cây rau dền, rau cải ngƣời ta bắt đầu nhổ về ăn khi nó cao khoảng 15 – 20 cm. Khi rau cải ra bắt đầu ra hoa ngƣời ta cắt ngồng về luộc và ƣớp muối sau đó phơi khô để những tháng mùa đông thiếu thức ăn đem ra ăn dần, còn những lá cải già đồng bào thƣờng mang về muối dƣa. Cách muối dƣa của đồng bào rất đặc biệt, họ rửa sạch sau đó muối cả cây trong một cái vại to, khi ăn mới đem ra thái. Với cách muối này dƣa cải có thể để trên 2 tháng, dùng để nấu canh ăn với mèn mén rất ngon. Cây bí là thứ rau vừa ăn đƣợc ngọn lại ăn cả hoa và quả, khi cây bí bắt đầu đua ngọn đồng bào bắt đầu cắt ngọn về ăn. Quả bí còn non đƣợc đồng bào đặc biệt ƣa thích dùng để nấu canh. Khi quả già, bí đƣợc hái đặt vào gùi mang về để ở góc nhà làm thức ăn dùng dần. Với các cây lạc, đậu tƣơng, đậu Hà Lan, đậu răng ngựa, đậu cô ve lúc còn non ngƣời ta có thể nhổ về luộc dùng trong các bữa ăn. Khi các loại đậu già họ nhổ về bứt quả tại nhà hoặc treo ở hiên nhà hoặc trong bếp để chế biến thức ăn lâu dài. Trao đổi hàng hóa: Giống nhƣ nhiều dân tộc sống ở vùng cao khác, chợ phiên luôn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong đời sống kinh tế văn hoá của ngƣời Mông. Ngƣời Mông rất coi trọng sinh hoạt dòng họ, sinh hoạt với láng giềng. Tuy nhiên, môi trƣờng cởi mở nhất trong đời sống sinh hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 45 của ngƣời Mông đó là đi chợ. Chợ phiên họp theo quy định của từng địa phƣơng, thông thƣờng mỗi tuần họp một lần, nó không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà là nơi hò hẹn giao tiếp định kì của những ngƣời anh em, bạn bè sống xa nhau. Chợ ngƣời Mông cũng là trung tâm thông tin loan báo những tin vui, buồn và đồng thời là nơi những đôi trai gái ngƣời Mông hò hẹn tâm tình. Ở đây mùa nào thức ấy tất cả các sản phẩm trên nƣơng đều đƣợc mang ra để trao đổi với các tộc ngƣời khác nhƣ Kinh, Tày, Dao... Nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hoá có vẻ nhƣ thô sơ, ít ỏi nhƣ một ít bột ngô, vài chai mật ong, vài quả bí, một ít chỉ thêu, một ít vải, hay một vài công cụ lao động nƣơng rẫy. Chợ của ngƣời Mông Bắc Mê bắt đầu họp vào khoảng 9 – 10 giờ sáng vì lúc này ngƣời ở các thôn xa mới tới và tan vào khoảng 2 giờ chiều. Tâm lí của ngƣời đi chợ là đi chơi, đi gặp bè bạn và đi mua những vật dụng cần thiết nhƣ cân muối, gói mì chính, chai nƣớc mắm, lít dầu hoả, cái kim, cuốn chỉ… cho nên những nông sản họ mang đi trao đổi không nhiều nó chỉ vừa với số tiền mà họ định mua thứ họ cần. Nông sản đƣợc để trong túi hoặc bao và chứa trong gùi, chủ yếu là phụ nữ mang đi bán. Họ mang đi bán những gùi rau, quả bí, rau dền, dƣa chuột, đậu tƣơng, lạc, đậu mắt dê, đậu cô ve, rƣợu, bánh ngô, ngô non… và mua những thứ nhƣ cái kim, sợi chỉ, quần áo, chai mỡ, công cụ lao động… Điều đặc biệt là rất hiếm khi họ đem ngô hạt và lúa đi bán, phải khi thật cần thiết mới đem bán vì cuộc sống ở vùng cao có nhiều gia đình không đủ ăn, chƣa dƣ giả để có thể đem lƣơng thực đi bán. Một thứ mà không thể vắng bóng trong phiên chợ ngƣời Mông ở Bắc Mê đó là rƣợu ngô. Rƣợu ngô của ngƣời Mông khác với rƣợu ngô của ngƣời Tày, rƣợu của ngƣời Mông đƣợc nấu từ hạt ngô còn nguyên chƣa xay nhỏ và đƣợc ủ bằng men lá cho nên hƣơng vị bao giờ cũng thơm và đậm đà hơn. Rƣợu đƣợc đựng trong can và để trong gùi chở đến chợ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 46 Ngƣời mang đi bán thƣờng là phụ nữ tầm trên 30 tuổi mang từ 5 – 10 lít và một cái bàn nhỏ để kê cùng một vài cái chén vại. Ngƣời mua là đàn ông ngƣời Mông đi chợ họ có nhu cầu uống một vài chén hoặc một vài ngƣời bạn gặp nhau lâu ngày uống cho đến say có thể nằm kềnh ra bất cứ bụi cây bên đƣờng hay giữa chợ để ngủ. Rƣợu ngô đã trở thành đặc sản của ngƣời Mông ở đây. Ngoài việc chế biến ngô làm thành món mèn mén (máu của) ăn hàng ngày. Ngƣời Mông ở Bắc Mê còn làm bánh ngô để bán trong các phiên chợ nhƣ chua xia (bánh ngô non), chua phọ (bánh chua, làm bằng ngô già), giom đậu (bánh ngô nếp)… Các nông sản không chỉ bán ở các chợ phiên mà còn đƣợc mang bán bất khi nào đồng bào thấy cần thiết. Trên nƣơng các loại rau đua nhau mọc do vậy cần phải thu hoạch nếu chậm chễ rau sẽ già. Từ sáng sớm ngƣời ta đã đi cắt rau trên nƣơng và xếp trên gùi đi bộ ra thị trấn, chợ huyện để bán cho cán bộ ngƣời Kinh, ngƣời Tày. Ngƣời đi bán chủ yếu là các thiếu nữ, những ngƣời phụ nữ lớn tuổi gùi những gùi ngô non, rau bí, quả bí, dƣa chuột đem bán và bán dọc theo con đƣờng từ nhà đến chợ huyện. Họ rủ nhau đi từng tốp 2 -3 ngƣời cho vui và không quên mang theo quận lanh trên tay để vừa đi vừa tƣớc sợi. 2.2.1.6 Tín ngƣỡng dân gian trong trồng trọt Cúng thần cây Vào đầu năm, thƣờng vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch, mỗi nhà trong làng cử một ngƣời mang lễ vật đến một cây to sống lâu năm đƣợc cả làng chọn là thần cây để cúng. Lễ vật gồm một đôi gà gồm một trống và một mái mỗi con chừng 5 lạng, một bát gạo, một chai rƣợu. Sau khi các con gà đƣợc thịt, ngƣời ta chọn một con gà trống đã luộc lấy phần xƣơng sụn cong cong ở ức gà rồi vót một que nhọn bằng cái tăm xiên dọc theo miếng sụn ức. Căn cứ vào hình dạng của miếng xƣơng một ngƣời có kinh nghiệm sẽ cho biết ngày tốt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 47 nên khởi đầu công việc. Nếu không tốt thì 12 ngày đầu trong năm kiêng không đi làm, không đào đất, không chặt rừng. Nếu cố tình vi phạm chặt cây trong năm sẽ gây ra mƣa to, làm đổ lúa, ngô. Sau lễ cúng ngƣời ta cùng nhau ăn tại chỗ đã tiến hành cúng thần cây. Lễ cúng ma ruộng Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hàng năm, ngƣời Mông có tục cúng ma ruộng. Tuỳ theo sự phát triển của cây lúa hay công việc của mỗi nhà mà lễ cúng ma ruộng có thể tiến hành từ ngày mùng 6 tháng 6 đến ngày 26 tháng 6. Đàn thờ cúng gồm 4 cây lau và đàn cúng hình vuông đƣợc đan theo hình mắt cáo, đƣợc đặt ở chính thửa ruộng. Ở mỗi góc bàn, ngƣời ta buộc một thân cây lau, ngọn của 4 cây lau đƣợc buộc túm vào nhau. Trên đỉnh có một chiếc lông cánh gà trống và một miếng giấy đỏ. Lễ vật cúng ruộng gồm một con gà trống đã biết gáy và sáu chén rƣợu, 4 xâu giấy bản, 2 cái bát, 2 đôi đũa. Ngƣời tiến hành nghi lễ là ngƣời đàn ông cho gia đình. Đầu tiên ngƣời ta đem gà trống thiến còn sống đem cúng. Sau nghi thức này, con gà đƣợc thịt ngay để cúng lần thứ hai. Khi lễ cúng ruộng hoàn tất, mọi ngƣời trong gia đình quây quần ăn ngay tại ruộng. Lễ cơm mới Vào đầu tháng 9 âm lịch, khi lúa mới thu về, ngƣời ta sát gạo, nấu thành cơm và mổ một con gà luộc rồi đặt lên bàn thờ. Ngƣời chủ gia đình có lời khấn mời ông bà, tổ tiên về ăn bữa cơm mới, cám ơn đã phù hộ làm cho mùa màng bội thu. Ngƣời khấn gọi tổ tiên từ cao xuống thấp theo thứ bậc, mời gọi đến ai thì ngƣời chủ lại lấy một thìa gỗ múc một ít cơm và gắp vào đó một miếng thịt rồi mới khấn mời. Ngoài ra đến tháng 7 khi quả ngô còn ngậm sữa, ngƣời Mông chọn những quả to, ngon, hạt mẩy đem về luộc rồi cho vào rá đặt lên bàn thờ mời tổ tiên về ăn. Sau khi mời ông bà tổ tiên rồi mới bẻ ngô về ăn. Lễ cơm mới, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 48 mới thể hiện sự hiếu thuận của con cháu đối với tổ tiên, cảm ơn tổ tiên đã phù hộ làm cho mùa vụ tƣơi tốt. 2.2.2 Trong chăn nuôi Ngƣời Mông ở Bắc Mê chủ yếu là chăn nuôi ngựa, trâu, bò, lợn, dê, gà, chó. Mục tiêu chính của chăn nuôi ở đây là tạo ra sức kéo, cung cấp thực phẩm để phục vụ cho ngày lễ, tết, ma chay, cƣới xin… Ngoài ra chăn nuôi cũng mang lại nguồn thu nhập cho ngƣời dân. Hình thức chăn nuôi là theo hộ gia đình. 2.2.2.1 Chọn giống vật nuôi Trâu, bò Cuộc sống của ngƣời Mông gắn liền với mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp cho nên đồng bào rất quý trọng con vật nuôi làm sức kéo. Ta thƣờng bắt gặp hình ảnh nhà ngƣời Mông trình tƣờng đất mái gianh cũ kĩ nhƣng chuồng trâu bò đƣợc làm bằng ván tốt lợp mái ngói rất trang trọng. Trung bình mỗi gia đình ngƣời Mông nuôi từ 3 – 4 con trâu hoặc bò làm sức kéo. Có gia đình khá giả nuôi tới 7 - 8 con. Ngƣời Mông quan niệm rằng một con trâu khoẻ là trâu có đuôi to, chân to vững chãi, các móng phải khít, mồm rộng, hai sừng cong đều.Với con trâu nái thì ngoài các tiêu chí trên thì mông phải to. Một con trâu có đủ các tiêu chí trên thì sẽ trở thành con trâu có sức kéo tốt. Ngƣời Mông nói chung không phân biệt rõ ràng trâu bò kéo với trâu, bò giống. Với loại nào ngƣời ta cũng thuần phục nó để con vật ngoan ngoãn cày bừa trên địa hình hiểm trở. Đối với bò thì chỉ cần chân thẳng, nhanh nhẹn, thuần tính biết nghe lời từ khi còn nhỏ thì sẽ trở thành bò kéo tốt. Mỗi gia đình thông thƣờng chỉ có từ 1 – 2 con bò cái còn lại là bò kéo. Ngƣời Mông Bắc Mê chủ yếu nuôi bò vì Bắc Mê có khí hậu mát mẻ thích hợp với việc nuôi bò, hơn nữa bò ăn cỏ ít hơn trâu cho nên dễ chăn dắt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 49 Lợn Trải qua một thời gian dài nuôi dƣỡng và thuần chủng ngƣời Mông đã tạo ra giống lợn đặc chủng đó là giống lợn đen tuyền, to, ăn rất khoẻ, chóng lớn. Đặc điểm dễ nhận thấy là giống lợn của ngƣời Mông mõm nhọn, chân dài và cao, tai dài. Đồng bào có thói quen thịt lợn để đón khách quý (loại lợn nhỏ khoảng 10 kg) cho nên ngoài nuôi lợn bột đồng bào rất chú trọng nuôi lợn nái. Một con lợn đƣợc coi là để làm giống tốt thì chân phải dài và to (xƣơng to), mõm ngắn, tai to. Còn đối với lợn thịt thì quan sát thấy con nào chân bé, ăn nhanh thì lợn nuôi sẽ chóng lớn, sẽ cho nhiều thịt lạc chắc. Còn nếu có dự định nuôi lợn lâu dài (khoảng 2 năm mới thịt) thì chỉ cần chọn lợn có xƣơng to. Sau khoảng 2 năm lợn có thể có trọng lƣợng lên tới 1,5 tạ. Ngựa Đồng bào chủ yếu nuôi ngựa để thồ hàng. Hàng ngày ngựa phải làm nhiệm vụ chở phân, tro, giống má lên nƣơng… Đến mùa thu hoạch ngựa lại trở lúa, ngô về nhà. Ngựa còn là phƣơng tiện chở hàng hoá và các nhu yếu phẩm từ huyện về các xã, thôn vùng cao. Theo đồng bào thì một con ngựa đẹp phải là một con ngựa to, béo, cân đối, có sắc lông đẹp, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát. Một con ngựa đẹp nhƣ trên sẽ mãi là niềm tự hào cho những ai là chủ nhân của nó. Chó, dê, gà Chó, dê, gà là con vật nuôi phổ biến trong mọi gia đình ngƣời Mông. Trong đó đàn gà là đông hơn cả, trung bình mỗi gia đình nuôi từ 30 – 50 con. Ngƣời Mông luôn chọn giống gà chân đen, xƣơng đen để nuôi, gà không chỉ cho thịt chất lƣợng ngon mà còn dùng làm thuốc bồi bổ mà chỉ ngƣời Mông mới có giống gà này. Ngƣời Mông nuôi chó để canh giữ nhà và giúp chủ nhà đuổi cáo do ngƣời Mông sống trên núi nên quanh nhà có nhiều cáo luôn rình rập cả ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 50 lẫn đêm để bắt gà. Ngƣời Mông cũng nuôi chó để săn thú, vì vậy một con chó lông đẹp và tinh nhanh luôn đƣợc ngƣời mông chọn để nuôi và huấn luyện. Dê là con vật dễ nuôi, chỉ cần thả rông trong rừng là chúng tự túc kiếm ăn, không cần cắt cỏ, kiếm thức ăn về chuồng cho chúng. Tuy vậy dê có tài leo trèo phá phách vƣờn phá hoại mùa màng nên chỉ có một số hộ gia đình nuôi. 2.2.2.2 Nuôi dƣỡng và bảo vệ Trƣớc kia dân số ít, đất rộng, rau cỏ nhiều đồng bào thƣờng thả rông gia súc để chúng tự kiếm ăn. Hàng ngày ngƣời ta lùa trâu, bò vào những thung lũng có cỏ và khi chiều đến lại lùa vào chuồng. Ngày nay thung lũng cỏ không còn ngƣời Mông thƣờng dắt trâu đi ăn ở trên những đám nƣơng đã thu hoạch nơi có cỏ mọc. Ngƣời ta cũng trồng cỏ voi để cắt về cho trâu, bò ăn. Ngoài ra mỗi khi bẻ bắp ngô non về luộc là ngƣời Mông tận dụng luôn thân cây mang về cho trâu bò ăn. Ngƣời Mông rất coi trọng con vật kéo cày cho nên làm chuồng bằng ván cao ráo, mái lợp cẩn thận để phòng ngừa bệnh tật. Ngƣời ta quan niệm rằng một nhà giàu là nhà đó phải có nhiều trâu bò cho nên dù trong nhà mọi thứ rất đơn xơ nhƣng riêng chuồng trâu chuồng bò đƣợc ngƣời Mông làm rất cẩn thận. Chuồng trâu, bò của ngƣời Mông thƣờng đƣợc làm trƣớc cửa nhà cách cửa nhà khoảng 5m để vừa dễ trông coi, vừa tiện chăm sóc, lại hợp vệ sinh. Do làm nhà trên địa hình dốc nên ngƣời Mông thƣờng làm chuồng trâu bò trƣớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_HoangThiHongNgan.pdf