Luận văn Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN. 3

MỤC LỤC. 4

A. PHẦN MỞ ĐẦU. 6

1. Lí do chọn đề tài.6

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .18

5. Phương pháp nghiên cứu .18

6. Cấu trúc của luận văn .19

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN

KỲ VÀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT . 21

1.1 Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ.21

1.1.1 Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ. 21

1.1.2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ. 23

1.1.3. Giới thiệu về kho tàng truyện cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam. 27

1.2. Khái quát về kiểu truyện người lấy vật .28

1.2.1. Khái niệm về kiểu truyện người lấy vật . 28

1.2.2. Cơ sở hình thành kiểu truyện người lấy vật . 31

1.2.3. Giới thiệu chung về kiểu truyện người lấy vật . 33

Chương 2: KHẢO SÁT NHỮNG MÔ-TÍP CHỦ YẾU

TRONG KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT. 39

2.1. Khái niệm về mô-típ và giới thiệu chung về các mô-típ trong kiểu

truyện người lấy vật.39

2.1.1. Khái niệm về mô-típ . 39

2.1.2. Giới thiệu chung về các mô-típ trong kiểu truyện người lấy vật. 40

2.2. Phân tích các mô-típ chủ yếu.43

2.2.1. Mô-típ sự ra đời thần kỳ . 43

2.2.2. Mô-típ người đội lốt vật. 50

2.2.3. Mô-típ thách đố. 54

2.2.4. Mô-típ tài năng thần kỳ . 62

2.2.5. Mô-típ cởi lốt và kết hôn . 68

2.2.6. Mô-típ người em út bị hại. 85

2.2.7. Mô-típ vật phù trợ. 90

pdf202 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyện Chàng rùa (Xê Đăng), cô em ngã xuống sông chết, “cá nuốt xác vào bụng, cô em sống lại, sinh con trong bụng cá, mổ bụng cá chui ra, vùi trứng gà vào cát, gà nở thành con, dừa mọc chồi, lớn nhanh như thổi, gà gáy chàng rùa trở về, hai vợ chồng gặp nhau” Truyện Anh chàng cá chuối (Mường) trước khi đi “nàng Hai vội dắt dao, bỏ trứng vào cạp váy đi theo chị. Nàng Ả đẩy chiếc mảng trôi đi... Nàng Hai lấy dao dựng lều và đào củ rừng ăn. Quả trứng nàng vùi dưới cát nóng nở ra được con gà trống. Hết hạn chầu trời, trên đường trở về chàng chuối ghé vào lều nghỉ tạm, hai vợ chồng vui mừng gặp lại nhau” Những vật phù trợ ở đây chỉ đơn thuần là những vật bình thường, chúng hoàn toàn mang nội dung và ý nghĩa hiện thực không phải là những vật phù phép siêu nhiên kỳ ảo, nhưng chính nhờ sự thông minh, nhanh nhại của cô gái đẹp đã tạo ra những cách nhìn nhận khác về chúng. Chúng là những vật cứu tinh, đã giúp cho người vợ của nhân vật thoát khỏi tai họa, và đóng vai trò khá quan trọng. Con dao giúp người vợ rạch được bụng cá, viên đá đánh lửa giúp người vợ sống và sưởi ấm, quả trứng nở thành con gà để giúp cô gái tìm lại được chồng Sự phát triển của những tình tiết đó đã tạo cho câu chuyện đang trên đường đi tới sự ảm đạm, tối tăm và bế tắc bỗng sáng bừng lên và phát triển mau lẹ, chuyển bại thành thắng. Sự xuất hiện của mô-típ vật phù trợ đã góp phần đưa tác phẩm đi đến kết thúc một cách có hậu rất tự nhiên, hợp lý và chặt chẽ. Có thể mô hình hóa mô-típ này như sau: Người em út bị hại (các cô chị gái luôn tìm cách hãm hại em mình) Bị đẩy xuống sông, Bị chặt cây ngã chết, Chị đẩy chiếc mảng trôi đi, Bị cá nuốt vào bụng, chết Vật phù trợ (con dao, ống muối, trứng gà, hòn đá lửa, trái dừa) (người em được cứu sống, đoàn viên, sống hạnh phúc) Tiểu kết: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam được hợp thành bởi hệ thống những mô-típ tồn tại trong các truyện. Hệ thống các mô-típ ấy xuất hiện khá phổ biến trong nhiều kiểu truyện khác cùng tính chất, phân tích hệ thống các mô-típ sẽ làm nổi rõ hơn những đặc trưng của nhân vật đội lốt vật. Nhìn chung, nhân vật ra đời thần kỳ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong truyện cổ tích các dân tộc. Nó không đơn thuần là sự lạ hóa về sự ra đời của nhân vật mà có những cơ sở sâu xa hơn là nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc, phản ánh những tín ngưỡng văn hóa tồn tại sâu đậm trong xã hội nguyên thủy. Nhân dân muốn lý tưởng hóa nhân vật đội lốt xấu xí có nguồn gốc cao quý của những vị thần linh hay những hiện tượng kỳ lạ, khác thường trong xã hội. Nhân vật đội lốt vượt qua thử thách khắc nghiệt bằng chính tài năng, lập nên những chiến công thần kỳ, đa phần đều nhờ vào nguồn gốc xuất thân không bình thường ban đầu. Nhân vật đội lốt vật xấu xí cởi lốt kết hôn là việc làm phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đại đa số người dân lao động nghèo khổ. Họ mong muốn nhân vật đội lốt vật xấu xí của mình sẽ có một kết cục tốt đẹp, trở thành những người xinh đẹp, tài giỏi hơn người và xứng đáng được nhận những phần thưởng cao quý giành cho mình. Nhân vật đội lốt đã thực thi lẽ công bằng trong xã hội, trừng trị những kẻ gian ác, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và cho cả cộng đồng dân tộc. Việc tìm hiểu hệ thống các mô-típ trong kiểu truyện người lấy vật cũng góp phần khẳng định đặc trưng của kiểu truyện, sự tiếp biến văn hóa, xã hội giữa các tộc người trong giai đoạn chế độ mẫu hệ tan rã và chế độ phụ hệ lên cầm quyền. Sự chuyển biến mạnh mẽ này kéo theo sự biến đổi về cơ chế xã hội, văn hóa, con người, là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến việc hình thành kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Chương 3: KẾT CẤU VÀ Ý NGHĨA CỦA KIỂU TRUYỆN NGƯỜI LẤY VẬT 3.1. Các kiểu kết hợp mô-típ để tạo thành cốt truyện cụ thể Trong chương hai chúng tôi đã khảo sát bảy mô-típ có tham gia vào xây dựng cốt truyện của kiểu truyện người lấy vật. Các mô-típ này đã được chúng tôi phân tích một cách chi tiết về số lượng, tần số xuất hiện, vai trò của nó trong kết cấu của cốt truyện cổ tích thần kỳ nói chung và kiểu truyện người lấy vật nói riêng. Trong quá trình khảo sát các mô-típ, chúng tôi nhận thấy các mô-típ có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc xây dựng cốt truyện, các mô-típ có vai trò dẫn dắt, tạo ra những tình tiết hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc và nghe. Vì thế, việc kết hợp các mô-típ lại với nhau tạo nên một cốt truyện cụ thể, hoàn chỉnh trong kiểu truyện người lấy vật, là một công việc cần thiết, để có cái nhìn toàn diện hơn về một kiểu truyện cụ thể. Dựa vào bảng khảo sát các mô-típ trong kiểu truyện người lấy vật, chúng tôi khái quát lại thành sáu kiểu cốt truyện có chứa các mô-típ như sau: (M1) Sự ra đời thần kỳ (M2) Người đội lốt vật (M3) Thách đố (M4) Tài năng thần kỳ (M5) Cởi lốt và kết hôn (M6) Người em út bị hại Bảy mô-típ (M7) Vật phù trợ Bảng thống kê các kiểu cốt truyện chứa mô-típ TT Kiểu cốt truyện chứa các mô-típ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Kiểu cốt truyện có hai mô-típ 11/56 19.6 2 Kiểu cốt truyện có ba mô-típ 12/56 21.4 3 Kiểu cốt truyện có bốn mô-típ 18/56 32.1 4 Kiểu cốt truyện có năm mô-típ 9/56 16.1 5 Kiểu cốt truyện có sáu mô-típ 4/56 7.2 6 Kiểu cốt truyện có bảy mô-típ 2/56 3.6 Tổng 56 100.0 Qua bảng thống kê, về các kiểu cốt truyện có chứa các mô-típ, chúng tôi tiến hành phân tích, khái quát, và đi đến kết hợp các mô-típ lại với nhau tạo nên cốt truyện hoàn chỉnh trong kiểu truyện người lấy vật. Nhân vật chính của cốt truyện gồm “người” và “vật”, nhân vật là “vật” sau khi vượt qua những thử thách sẽ phải cởi lốt vật xấu xí ấy để kết hôn với “người”. Sau mô-típ cởi lốt kết hôn của các nhân vật, cốt truyện còn xuất hiện một số mô-típ khác như: người em út bị hại, vật phù trợ tất cả các mô-típ đều xâu chuỗi vào cốt truyện làm cho cốt truyện thêm ly kỳ, hấp dẫn hơn. Như vậy, quá trình diễn tiến của quan hệ giữa các nhân vật và sự xâu chuỗi các mô-típ lại với nhau, tạo nên cốt truyện với sự kết hợp các mô-típ theo nhiều kiểu khác nhau, sẽ được chúng tôi trình bày trong phần sơ đồ kết cấu cốt truyện của kiểu truyện người lấy vật. Có các kiểu kết hợp các mô-típ như sau: 3.1.1. Kiểu cốt truyện có hai mô-típ Ở kiểu thứ nhất này, cốt truyện được kết hợp bởi hai mô-típ: người đội lốt (M2) và cởi lốt kết hôn (M5). Trong 56 truyện mà chúng tôi khảo sát có 11 truyện thuộc kiểu này, chiếm tỉ lệ 19.6% nằm rải rác ở các dân tộc. Có các truyện như: Ông trạng lấy rùa (Kinh), Nàng tiên cua và anh chàng đánh cá (Kinh), Nàng tiên ốc (Kinh), Nàng cá măng (Thái), Chuyện con cầy bay (Thái), Trăn thần (Chàm), Nàng tiên cá (Xê Đăng), Nàng bò tót (Vân Kiều), Hrit và cô gái trong lốt da bò (Gia rai), Mó nước ấm (Mường), Chàng trăn (Churu). Ở kiểu thứ nhất này cốt truyện có kết cấu tương đối đơn giản, nhân vật đội lốt vật có thể là thần, tiên hay những chàng trai, cô gái xinh đẹp mượn lốt vật để giúp đỡ những người nghèo khổ, không may, trừng trị những kẻ gian ác mang lại công bằng cho nhân vật, cho xã hội. Một điều trùng hợp khá ngẫu nhiên là, trong mười một truyện kể trên, nhân vật là những người con của các vị thần hay những nàng tiên xinh đẹp đội lốt xuống trần kết duyên cùng các chàng trai, cô gái nghèo, mồ côi nhưng chăm chỉ hiền lành. Cuộc hôn nhân như là phần thưởng xứng đáng giành cho nhân vật bất hạnh không may. Sơ đồ Nhân vật đội lốt vật (người đội lốt cá, lốt cua, lốt rùa, lốt ốc,) Gặp các chàng trai, cô gái nghèo, mồ côi Nhân vật cảm mến nhau, yêu thương nhau Cởi lốt vật kết hôn (“vật” cởi lốt bị giấu, đập, phá lốt cá, cua, rùa,) (kết hôn cùng chàng trai, cô gái, có cuộc sống hạnh phúc) 3.1.2. Kiểu cốt truyện có ba mô-típ Ở kiểu thứ hai này cốt truyện được kết hợp bởi ba mô-típ, qua 56 truyện được khảo sát, chúng tôi tìm thấy có 12 truyện thuộc kiểu thứ hai chiếm tỉ lệ 21.4% nằm rải rác ở các dân tộc. Có các truyện như: Cóc tiên (Kinh), Hoàng tử rắn và nàng hoa sen (Kinh), Con chuột lông đỏ (Tày), Con nai thần (Cơ ho), Cô gái lấy chồng trăn (Xê Đăng), Nàng út lấy chồng tôm (Churu), Chàng khỉ và nàng Ma Phun (Churu), Lấy chồng trăn (Vân Kiều), Truyện chồn và nàng Hơ Lúi (Gia rai), H’Lúi lấy chồng chồn (Gia rai), Lấy chồng rắn (Raglai), Chồng cóc (Ê Đê). Trong 12 truyện thuộc kiểu thứ hai này, chúng tôi thấy có hai trường hợp kết hợp các mô-típ như sau: 11 truyện có kết hợp ba mô-típ: người đội lốt vật, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn (M2+M4+M5), đó là những truyện Cóc tiên (Kinh), Con chuột lông đỏ (Tày), Con nai thần (Cơ ho), Cô gái lấy chồng trăn (Xê Đăng), Nàng út lấy chồng tôm (Churu), Chàng khỉ và nàng Ma Phun (Churu), Lấy chồng trăn (Vân Kiều), Truyện chồn và nàng Hơ Lúi (Gia rai), H’Lúi lấy chồng chồn (Gia rai), Lấy chồng rắn (Raglai), Chồng cóc (Ê Đê). Sơ đồ Người đội lốt vật (người đội lốt rắn, lốt chồn, lốt khỉ, lốt cóc, lốt chuột,) Tài năng thần kỳ (“vật” hóa phép thành tòa lâu đài nguy nga,) (tiếng hát làm say mê lòng người,) Cởi lốt vật kết hôn (“vật” cởi lốt rắn, chồn, nai, khỉ, chuột, trăn, cóc,) (giấu, đập, đốt, xé, phá lốt , sống hạnh phúc.) 1 truyện có kết hợp ba mô-típ khác như: sự ra đời thần kỳ, người đội lốt vật, cởi lốt kết hôn ( M1+M2+M5) có truyện Hoàng tử rắn và nàng hoa sen (Kinh). Sơ đồ Sự ra đời thần kỳ (Hoàng hậu sinh ra một cái bọc, bên trong là một con rắn) Người đội lốt vật (người đội lốt rắn) Cởi lốt vật kết hôn (rắn lột xác biến thành một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú, kết hôn cùng cô gái đẹp, lên làm vua) Trong hai trường hợp trên trường hợp thứ nhất là phổ biến, nhân vật đội lốt vật như: lốt rắn, lốt chồn, lốt khỉ, lốt cóc, lốt chuột đã thể hiện tài năng thần kỳ của mình (hóa phép thành tòa lâu đài nguy nga, tiếng hát làm say mê lòng người). Nhân vật đội lốt đã chứng minh được tài năng, sức mạng phi thường khẳng định chính mình và giành lấy hạnh phúc. Nhân vật đội lốt có thể lên làm vua trị vì thiên hạ hay là những người có cuộc sống giàu sang hạnh phúc, đó là phần thưởng xứng đáng giành cho nhân vật đội lốt xấu xí, một kết thúc có hậu. 3.1.3. Kiểu cốt truyện có bốn mô-típ Ở kiểu thứ ba này cốt truyện được kết hợp bởi bốn mô-típ, trong 56 truyện được khảo sát, chúng tôi tìm thấy có 18 truyện thuộc kiểu thứ ba, chiếm tỉ lệ 32.1% nằm rải rác ở các dân tộc. Có các truyện như: Chàng tôm (Kinh), Chàng chồn (Thái), Chàng dê (Mèo), Chàng rể cọp (Dao), Cụ vách - ốc sên (Mường), Lấy vợ cóc (Mường), Con cum-ếch con (Mường), Lấy chồng rùa (Mường), Hoàng tử rắn (Cao Lan), Lấy chồng rắn (H’Mông), Chuyện chàng cóc (Tà ôi), Chàng ếch (Churu), H’bia Rác lấy chồng chồn (Gia rai), Cây tông lông (Gia rai), Chàng chim cu gáy (Gia rai), Phò mã cóc (Raglai), Chàng cóc (Kơ Dong), Nàng Hơ Lúi (Ba Na). Trong 18 truyện thuộc kiểu thứ ba này, chúng tôi thấy có ba trường hợp kết hợp các mô-típ như sau: 9 truyện có kết hợp bốn mô-típ: sự ra đời thần kỳ, người đội lốt vật, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn (M1+M2+M4+M5), đó là những truyện Chàng tôm (Kinh), Cụ vách - ốc sên (Mường), Chuyện chàng cóc (Tà ôi), Chàng ếch (Churu), Chàng chim cu gáy (Gia rai), Phò mã cóc (Raglai), Chàng cóc (Kơ Dong), Nàng Hơ Lúi (Ba Na). Sơ đồ Sự ra đời thần kỳ (người sinh ra cóc, chim, ốc, sâu, tôm,) Người đội lốt vật (người đội lốt cóc, chim, ốc, sâu, tôm,) Tài năng thần kỳ (“vật” hóa phép xây nhà đẹp, gùi thịt đổ đầy cả gian nhà,...) (dùng phép thuật đánh tan quân giặc,) Cởi lốt kết hôn (“vật”cởi lốt cóc, chim, ốc, tôm, bị giấu, đập, xé, đốt lốt) ( kết hôn với cô gái út, lên làm vua) 8 truyện có kết hợp bốn mô-típ: người đội lốt vật, thách đố, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn (M2+M3+M4+M5), đó là những truyện Chàng chồn (Thái), Chàng dê (Mèo), Chàng rể cọp (Dao), Lấy vợ cóc (Mường), Con cum-ếch con (Mường), Lấy chồng rùa (Mường), Lấy chồng rắn (H’Mông), H’bia Rác lấy chồng chồn (Gia rai). Sơ đồ Người đội lốt vật (người đội lốt cóc, rắn, chồn,) Thách đố (“vật” thi may áo, sắc đẹp, lùa trâu, bò vào chuồng,...) (thách cưới nhiều vàng bạc,) Tài năng thần kỳ (“vật” vẩy đuôi ba cái di chuyển hòn đá nặng,...) (cởi áo giũ lông thành đoàn quân,...) Cởi lốt kết hôn (“vật” cởi (giấu, đập, xé, đốt)lốt cóc, rắn, chồn, dê, cọp,) (kết hôn với cô gái út, sống hạnh phúc.) 1 truyện có kết hợp bốn mô típ: người đội lốt vật, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn, người em út bị hại (M2+M4+M5+M6) có truyện Hoàng tử rắn (Cao Lan). Sơ đồ Người đội lốt vật (người đội lốt rắn) Tài năng thần kỳ (Hoàng tử giết chết được con quỷ nhiều tay đã bắt cóc vợ) Cởi lốt kết hôn (hoàng tử cởi lốt rắn, kết hôn với cô gái út) Người em út bị hại (em bị chị giết chết, hóa thành chim) Trong ba trường hợp trên, hai trường hợp đầu là phổ biến, nhân vật có xuất thân không bình thường, sự ra đời thần kỳ của các nhân vật đã góp phần làm tăng thêm tính chất đặc trưng của cốt truyện cổ tích thần kỳ, tạo nên sự hấp dẫn cho cốt truyện. Ở kiểu thứ ba này, nhân vật đội lốt có hành trạng phi thường, tài năng đặc biệt và nhân vật đã vượt qua thử thách bằng tài năng, trí tuệ, sức khỏe vốn có của mình để đi đến kết hôn cùng người con gái đẹp. Cốt truyện ở kiểu thứ ba này càng trở nên phức tạp hơn so với hai kiểu đầu, việc kết hợp càng nhiều những mô-típ trong cốt truyện càng khẳng định một cách chắc chắn hơn về nhân vật đội lốt, một con người có hình thù kỳ quái, dị dạng tưởng chừng như vô tích sự kia lại là một tài năng phi thường khó ai sánh kịp. Vì thế, việc nhân vật đội lốt kết hôn với người con gái đẹp, có cuộc sống giàu sang hạnh phúc là điều tất nhiên. Về mặt kết cấu, khác với những cốt truyện có hai, ba mô-típ thường có kết cấu đơn giản hơn những truyện có bốn mô-típ, cốt truyện có thêm những tình tiết sẽ tạo nên sự hấp dẫn, li kỳ hơn. Đặc biệt, so với cốt truyện hai, ba mô-típ thì cốt truyện có bốn mô-típ sẽ khắc họa bản chất của nhân vật đội lốt một cách cụ thể vật được thể hiện rõ hơn thông qua những thử thách và hành động cụ thể mà nhân vật thực hiện. Điều này giúp cho cốt truyện bộc lộ rõ nét hơn về chủ đề và tư tưởng của riêng từng tác phẩm cũng như của cả kiểu truyện. Vì thế, so với những truyện có hai, ba mô-típ thì những truyện có bốn mô-típ này có một kết cấu hoàn chỉnh hơn, việc lý tưởng hóa nhân vật đội lốt hay đề cao nhân vật đội lốt có cơ sở vững chắc hơn, sức thuyết phục cao hơn. 3.1.4. Kiểu cốt truyện có năm mô-típ Ở kiểu thứ tư này cốt truyện được kết hợp bởi năm mô-típ, trong 56 truyện khảo sát, chúng tôi tìm thấy có 9 truyện thuộc kiểu thứ tư, chiếm tỉ lệ 16.1% nằm rải rác ở các dân tộc. Có các truyện như: Người lấy cóc (Kinh), Chàng nhái (Kinh), Cóc và Hơ bia Phu (Ba Na), Chàng rùa (H’Mông), Người đội lốt mèo (Tà Ôi), Chàng rể heo (Vân Kiều), Chàng lợn (Gia rai), Chàng ếch - con trai thần mặt trời (Cơ ho), Chàng rùa (Thái). Trong 9 truyện thuộc kiểu thứ tư này, chúng tôi thấy có kết hợp năm mô-típ như sau: sự ra đời thần kỳ, người đội lốt vật, thách đố, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn (M1+M2+M3+M4+M5). Sơ đồ Sự ra đời thần kỳ (người sinh ra nhái, rùa, cóc, mèo,) Người đội lốt vật (người đội lốt nhái, rùa, cóc, mèo,) Thách đố (“vật”thi nấu ăn, may áo, sắc đẹp,...) (thách cưới lễ vật quý hiếm,) Tài năng thần kỳ (“vật” xây nhà cho vua trong một đêm,...) (chiếc áo mèo biến thành chiếc đao thần giết giặc,) Cởi lốt kết hôn (“vật” cởi lốt nhái, rùa, cóc, mèo, bị giấu, đập, xé, đốt lốt,...) (kết hôn với cô gái út, sống hạnh phúc) Cốt truyện ở kiểu thứ tư này có kết cấu cũng khá phức tạp, với nhiều những mô-típ xoay quanh trục cốt truyện tạo nên một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh. Nhân vật người đội lốt với sự ra đời thần kỳ, đã vượt qua thử thách khắc nghiệt kết hợp tài năng hơn người đã chiến đấu và chiến thắng, giành lấy hạnh phúc cho chính mình. Nhân vật có thể là người bình thường, hay thần tiên vì thương người mà đầu thay làm con một gia đình nào đó, các nhân vật đội lốt đã tạo ra nhiều điều bất ngờ, lý thú cho người đọc, người nghe bằng chính tài năng và tấm lòng nhân ái, vị tha của chính mình Sự kết hợp của năm mô-típ trong cốt truyện. Ở kiểu thứ tư này, cốt truyện đã trở nên phức tạp và chặt chẽ hơn các tình tiết diễn biến các sự kiện, nhân vật được thể hiện chi tiết hơn. Sự kết hợp năm mô-típ trên đã tạo nên một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh trong kiểu truyện người lấy vật mà chúng tôi khảo sát. 3.1.5. Kiểu cốt truyện có sáu mô-típ Ở kiểu thứ năm này cốt truyện được kết hợp bởi sáu mô-típ lại với nhau, trong 56 truyện khảo sát, chúng tôi tìm thấy có 4 truyện thuộc kiểu thứ năm chiếm tỉ lệ 7.2% nằm rải rác ở các dân tộc. Có các truyện như: Chàng hến (Kinh), Chàng rùa (Xê Đăng), Chàng rể cóc (Vân Kiều), Chàng rắn (Gia rai). Trong 4 truyện thuộc kiểu thứ năm này, chúng tôi thấy có hai trường hợp kết hợp các mô-típ như sau: 2 truyện có kết hợp sáu mô-típ: sự ra đời thần kỳ, người đội lốt vật, thách đố, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn, người em út bị hại, (M1+M2+M3+M4+M5+M6) có truyện Chàng hến (Kinh), Chàng rể cóc (Vân Kiều). Sơ đồ Sự ra đời thần kỳ (người mẹ cầu khẩn, ướm chân sinh ra khỉ,cóc) Người đội lốt vật (người đội lốt khỉ, lốt cóc) Thách đố (“vật”chăn trâu, bạc giấu trong trấu,...) Tài năng thần kỳ (“vật” giết quỷ nhắc pụt, xúc lưng bồ lúa chưa đổ đầy tai,...) Cởi lốt kết hôn (“vật” cởi lốt khỉ, đốt lốt cóc, kết hôn với cô gái út) Người em út bị hại (chị lừa em lên rẫy, lừa chồng cóc về nhà,...) (tìm cách hại em nhưng không thành công,...) 2 truyện có kết hợp sáu mô-típ: người đội lốt vật, thách đố, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn, người em út bị hại, vật phù trợ (M2+M3+M4+M5+M6+M7, có truyện Chàng rùa (Xê Đăng), Chàng rắn (Gia rai). Sơ đồ Người đội lốt vật (người đội lốt rùa,rắn) Thách đố (“vật”đắp lại khe khẽ bờ để đặt lờ, thi xây nhà, lùa trâu,...) (bắt cầu qua sông,...) Tài năng thần kỳ (“vật”cứu sống chị, bắt cá lấy óc gói vào lá,...) (mấy chục cái nong cũng không đựng đủ óc cá,...) Cởi lốt kết hôn (“vật” cởi lốt rùa, rắn, kết hôn với cô gái út) Người em út bị hại (em đi đánh đu bị chặt gốc cây ngã chết,...) (em đi hái chanh bị đẩy xuống sông,...) Vật phù trợ (con dao, trái dừa, trứng gà, ống muối) 3.1.6. Kiểu cốt truyện có bảy mô-típ Ở kiểu thứ sáu này cốt truyện được kết hợp bởi bảy mô-típ lại với nhau, qua 56 truyện khảo sát chúng tôi tìm thấy có 2 truyện thuộc kiểu thứ sáu chiếm tỉ lệ 3.6%, có các truyện như: Lấy chồng dê (Kinh), Anh chàng cá chuối (Mường). Trong 2 truyện thuộc kiểu thứ sáu này, chúng tôi thấy có sự kết hợp đầy đủ bảy mô-típ: sự ra đời thần kỳ, thách đố, người đội lốt vật, thách đố, tài năng thần kỳ, cởi lốt kết hôn, người em út bị hại, vật phù trợ (M1+M2+M3+M4+M5+M6+M7). Sơ đồ Sự ra đời thần kỳ (người mẹ cầu khẩn thần linh sinh ra con dê) (người mẹ ăn thịt con cá chuối sinh ra cá chuối) Người đội lốt vật (người đội lốt dê, đội lốt cá chuối) Thách đố (sính lễ 100 trâu bò, 100 lợn, 1 mâm vàng, 90 vò rượu kê mèn, 90 trâu đen, bò đớm trắng, 90 vạc tám tai, hàng đàn hổ báo,...) Tài năng thần kỳ (tiếng sáo làm cho cảnh vật tưng bừng, chim thi nhau nhảy nhót,...) (chàng dê hô một tiếng có đủ số vàng bạc và trâu, bò, lợn,...) Cởi lốt kết hôn (“vật”cởi (bị đốt) lốt dê, lốt cá chuối) (kết hôn với cô gái út) Người em út bị hại (chị rủ em đi gội đầu, chải chấy, rủ em đi trẩy hội,...) (chị đẩy em xuống sông, đẩy chiếc mảng trôi đi,...) Vật phù trợ (con dao, trứng, hòn đá lửa,...) Với sự kết hợp đầy đủ các mô-típ đã khảo sát ở chương hai, ở kiểu cuối này, cốt truyện đã trở nên phức tạp và chặt chẽ hơn, các tình tiết diễn biến của cốt truyện, các sự kiện, nhân vật được thể hiện chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Sự kết hợp đầy đủ các mô-típ trên đã tạo nên một cốt truyện hoàn chỉnh trong kiểu truyện người lấy vật. Như vậy: thông qua sáu kiểu kết cấu cốt truyện như đã trình bày ở trên, mỗi kiểu có những kết cấu riêng, với nhiều kết cấu đa dạng đi từ đơn giản đến phức tạp, từ chi tiết đến khái quát. Ở kiểu thứ nhất, thứ hai và thứ ba có sự hiện diện của hai, ba và bốn mô-típ tạo nên một cốt truyện tương đối đơn giản với sự xuất hiện các mô-típ đang xen lẫn nhau, cốt truyện đơn giản ở ba kiểu đầu giúp cho người đọc, người nghe có thể hình dung về nhân vật đội lốt là một con vật có thể được sinh ra trong hoàn cảnh không bình thường, có tài năng phi thường và kết thúc truyện nhân vật có được cuộc sống hạnh phúc giàu sang. Đến với kiểu thứ tư và thứ năm, có sự xuất hiện của năm và sáu mô-típ tạo nên một cốt truyện có độ phức tạp tăng dần theo cấp độ xuất hiện các mô-típ, tiếp cận cốt truyện của hai kiểu này, người đọc, người nghe có thể hình dung về nhân vật đội lốt với những tình tiết cụ thể hơn, mức độ thử thách càng gay gắt và khó thực hiện hơn. Nhân vật đã có được những tài năng thần kỳ gì để giúp nhân vật vượt qua được các thử thách khó khăn để kết hôn với người con gái đẹp và nhận những phần thưởng xứng đáng giành cho mình. Trong cốt truyện của hai kiểu này mức độ phức tạp sẽ tăng dần tạo nên sự hấp dẫn, tính chất ly kỳ, lôi cuốn được người đọc, người nghe trong việc tiếp nhận một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ. Đặc biệt hơn, ở kiểu cuối cốt truyện được kết hợp bởi bảy mô-típ đã tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh nhất trong các kiểu kết hợp mô-típ tạo nên một cốt truyện vô cùng hấp dẫn. Sơ đồ của kiểu kết hợp cuối này, có thể được xem như là sơ đồ hoàn chỉnh nhất của kiểu truyện người lấy vật. Dựa vào các kiểu kết cấu cốt truyện cụ thể ở sáu kiểu trên, chúng tôi tiến hành kết hợp các kiểu kết cấu cốt truyện cụ thể đó lại với nhau, để tạo nên một kết cấu chung về kiểu truyện người lấy vật thông qua lược đồ kết cấu kiểu truyện người lấy vật như sau. Lược đồ kết cấu kiểu truyện người lấy vật Sự ra đời thần kỳ ( bà già góa, bà già nghèo, cô gái chưa chồng,...) (mang thai và sinh ra nhân vật do ướm chân, ăn, uống,...) (cảm ứng từ thiên nhiên, nhặt được vật khi lao động, cầu khẩn thần linh,) Người đội lốt vật (người đội lốt cóc, lốt rắn, lốt dê, lốt cá, lốt nhái, lốt chim, lốt rùa, ) Thách đố (“vật” bị thử thách về khả năng làm việc, về sức khỏe,) (khả năng săn bắt, về sính lễ quý hiếm, ) Tài năng thần kỳ (“vật” có phép thuật, có sức mạnh thần kỳ của thần linh,) (lập nhiều chiến công, kỳ tích thần kỳ,) Cởi lốt và kết hôn (“vật” cởi lốt bị xé, giấu, đốt, đập lốt,) (kết hôn do cha mẹ thách đố,tình cờ gặp nhau, giả bệnh,) (sống giàu sang hạnh phúc,) Người em út bị hại (em bị chị đẩy xuống sông, bị chặt cây ngã xuống sông chết,) (em bị chị lừa (chết),) Vật phù trợ (em mang theo bên mình quả trứng, quả dừa,) (hòn đá lửa, con dao, ống muối,) (vật phù trợ giúp cô em thoát nạn, đoàn viên,) Trên đây là lược đồ mang tính khái quát cao nhất về kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích thần kỳ. Nó chưa thật đầy đủ và chính xác vì nếu chỉ là một truyện cụ thể thì việc trình bày lược đồ sẽ đơn giản hơn rất nhiều, nhưng đây lại là một kiểu truyện gồm nhiều truyện hợp thành. Dù vậy, chúng tôi vẫn hy vọng rằng với những lược đồ trên, ta có thể phần nào hình dung ra được những cốt truyện với những nội dung cơ bản nhất, đồng thời có thể so sánh với những kiểu truyện khác bằng hình thức mô hình. Như vậy, chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản xoay quanh kết cấu kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam, từ cốt lõi đến các quá trình liên kết các yếu tố trong cốt truyện, từ mô hình kết cấu các mô-típ cụ thể đến mô hình kết cấu toàn bộ kiểu truyện. Ở chương ba này, chúng tôi đã dùng mười sơ đồ kết cấu cốt truyện của bảy mô-típ và một lược đồ kết cấu kiểu truyện người lấy vật, việc sử dụng những sơ đồ kết cấu này kết hợp với việc phân tích, so sánh, lý giải cũng góp phần làm rõ hơn vấn đề mà người viết muốn đề cập đến, đồng thời khái quát các mô-típ bằng sơ đồ cũng góp phần làm tăng thêm phần sinh động trong cấu trúc của một văn bản. 3.2. Ý nghĩa của kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích 3.2.1 Kiểu truyện người lấy vật phản ánh tín ngưỡng dân gian Trong tín ngưỡng cổ xưa, việc con người sùng bái một số loài vật vì cho là nguồn gốc linh thiêng của loài người là có thật. Thực tế ở mỗi dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy ít hay nhiều thái độ tôn trọng hoặc đề cao đối với các loài vật đã từng được coi là thiêng liêng đó. Xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng dân gian, thần thoại, cổ tích đã thần thánh hóa các con vật, được coi như là thần linh hay có phép màu của thần linh. Những tín ngưỡng, nghi lễ bản địa và thêm vào đó là sự tiếp biến văn hóa là hình thái tôn giáo nguyên thủy ra đời vào thời kỳ thị tộc sơ khai. Các thành viên trong một thị tộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_28_6622342171_7019_1871150.pdf
Tài liệu liên quan