Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO . 7
1.1. Những nghiên cứu ngoài nước. 7
1.2. Những nghiên cứu trong nước. 9
1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế dịch vụ. 9
1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biển, đảo. 12
1.2.3. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế dịch vụ trong phát triển
vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 20
1.3. Một số nhận xét . 26
1.3.1. Những nghiên cứu đã đạt được liên quan đến đề tài luận án . 26
1.3.2. Những vấn đề đặt ra và cần được làm sáng tỏ. 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KINH TẾ DỊCH VỤ
TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO. 29
2.1. Khái quát về kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo. 29
2.1.1. Một số khái niệm . 29
2.1.2. Đặc điểm của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo. 39
2.1.3. Vai trò của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo. 42
2.2. Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo Việt Nam. 44
2.2.1. Khái quát về kinh tế dịch vụ ở Việt Nam . 44
2.2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển,
đảo Việt Nam. 47
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển,
đảo Việt Nam hiện nay. 48
176 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò, bờ biển kéo dài từ xã Bình Châu đến
Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), có trên 110 km đường bờ ven đảo; có 6 cửa lượng lạch.
Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng
lớn để phát triển các cảng biển nước sâu cho tàu có trọng tải lớn ra vào được. Trước hết
phải kể đến sông Thị Vải, nằm ở ranh giới phía Tây của tỉnh, có chiều dài khoảng
32km, phần chảy qua tỉnh dài khoảng 25km, lòng sông rộng (600 - 800m), mực nước
sâu (10 - 20m), không bị bồi lắng, sóng, gió. Dọc sông Thị Vải có thể xây dựng được
10km cảng nước sâu, tàu có trọng tải 40 - 80.000 tấn ra vào dễ dàng, công suất có thể
đạt khoảng 25 - 30 triệu tấn/năm. Ngoài việc xây dựng cảng, cạnh sông có thể xây
dựng được một số ụ sửa chữa, đóng mới tàu thuyền các loại. Trên dòng sông này hiện
nay đã đầu tư và đưa vào hoạt động 3 cảng bao gồm: cảng Bà Rịa - Serece dài 300m,
cảng LPG dài 250 m, cảng cho các nhà máy điện dài 175m.
Khu vực biển Sao Mai - Bến Đình, thuộc thành phố Vũng Tàu, mực nước biển
khá sâu, kín gió, nằm ngay cửa ra vào sông Dinh và sông Lòng Tàu của cảng Sài Gòn, có
thể xây dựng được cảng nước sâu cho tàu có trọng tải 80 - 100.000 tấn cập bến được.
Khu vực biển quanh đảo Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu, mực nước đủ
sâu có thể xây dựng được một số cảng, đặc biệt là cảng phục vụ cho hoạt động lọc hóa
dầu nếu nhà máy được xây dựng trên đảo.
Huyện Côn Đảo, có vịnh Bến Đầm với chiều dài khoảng 4km, rộng trung bình
1,6km, độ sâu từ 6 - 18 m. Điều kiện tự nhiên của vịnh Bến Đầm tương đương với vịnh
78
Cam Ranh - Nha Trang, nhưng chỉ cách ngã tư của đường hàng hải quốc tế khoảng 60
km, rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng trung chuyển hàng hóa đi các nước trong
khu vực và trên toàn thế giới.
3.1.1.3. Tiềm năng và lợi thế về du lịch biển, đảo
Với 305 km bờ biển, trong đó có 156 km bờ biển tuyệt đẹp, lặng gió, ít chịu
tác động của khí hậu cực đoan có thể làm bãi tắm như Bãi trước, bãi sau, bãi dâu,
thành phố Vũng Tàu, các bãi tắm ở huyện Côn Đảo không chỉ sạch đẹp, nước trong
xanh, không khí trong lành có thể phát triển dịch vụ lặn biển thưởng thức những bãi
san hô tuyệt đẹp hiếm có ở nước ta, khu vực; biển Long Hải huyện Long Điền, biển
Hồ Tràm, Hồ Cốc của huyện Xuyên Mộc, với những bãi cát rộng sạch, đẹp đây là
những điều kiện tự nhiên quý giá để phát triển du lịch tắm biển; vùng biển Phước Hải
huyện Đất Đỏ là nơi có nhiều hải sản, được xem như vựa cá của tỉnh, đây cũng được
coi là những sản phẩm phục vụ khách du lịch mua sắm và ẩm thực; khu vực huyện
Tân Thành có nhiều cửa sông đổ ra biển với nhiều vùng nước sâu, kín gió, ít sóng, rất
thuận lợi cho phát triển hệ thống cảng sông, cảng biển, hiện tại ở đây đã và đang phát
triển một hệ thống cảng biển tầm cỡ khu vực và quốc tế, có thể xây dựng các cảng du
lịch biển bằng tàu du lịch hiện đại, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều vùng sinh quyển có
một không hai như vườn Quốc gia Côn Đảo là một trong 6 khu Ramsar của nước ta
không chỉ có giá trị về khoa học, môi trường mà còn có giá trị về sinh thái; khu suối
nước nóng Bình Châu, khu rừng nguyên sinh huyện Xuyên Mộc còn bảo tồn nhiều
loài động, thực vật quý hiếm như Rùa, Vích, Đồi mồi, Sóc đen, Sóc mun, Thạch sùng
côn đảo, Chim bồ câu Nicoba, với những loại đặc sản biển, đảo nổi tiếng như: Vú
nàng, Sò huyết Côn đảo
Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp giáp với các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Thuận, có
huyện đảo Phú Quý, Hòn Bà, Gành Tam Tân, Cù Lao Câu, đây là những “Đảo
ngọc” mà hiện nay đang là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước,
TP Hồ Chí Minh, có huyện Cần Giờ là huyện ven biển, có tiềm năng to lớn về rừng và
biển, môi trường trong lành, nhiều cảnh quan hấp dẫn. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã
chính thức gia nhập mạng lưới quốc tế các khu dự trữ sinh quyển thế giới; bên cạnh là
tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm năng về tự nhiên như Vườn quốc gia Nam Cát Tiên có
Khu Ramsar Bàu Sấu, hồ nước nóng Đảo Ó, ở đây còn tồn tại nhiều động, thực vật
quý hiếm, có thể liên kết phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch tắm biển với du lịch
sinh thái.
79
3.1.1.4. Tiềm năng và lợi thế phát triển dịch vụ hậu cần thủy sản
Ngành thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là khai thác hải sản (chiếm
92,44%). Với thềm lục địa rộng hơn 1.000km2, là địa phương có khả năng phát triển
ngành thủy sản bao gồm khai thác, chế biến và xuất khẩu đây là những tiềm năng to
lớn của tỉnh. Theo thống kê của ngành thủy sản thì trữ lượng cá ở vũng biển Đông Nam
Bộ ước tính khoảng 1,3 triệu tấn/ năm, có khả năng khai thác khoảng 600 ngàn tấn cá/
năm. Nguồn lợi thủy sản ở khu vực biển Bà Rịa - Vũng Tàu rất đa dạng, phong phú, có
trên 660 loài cá, 35 loài tôm, 22 loài mực và hàng trăm loài hải sản giá trị khác như:
víc, cua, hào, nhuyễn thể v.v Hơn nữa Bà Rịa - Vũng Tàu còn có một diện tích đầm,
phá khá rộng có thể thực hiện việc nuôi trồng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như
nghêu, sò, hải sản lồng bè, cá mú, hầu... Ngoài con tôm sú, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có
tiềm năng phát triển mạnh tôm càng xanh (nuôi trong vùng nước ngọt, trong ruộng lúa,
mương vườn thuộc đất thổ cư,...); được coi là lợi thế về tiềm năng để phát triển nuôi
sinh thái của tỉnh, Sản xuất giống tôm biển được coi là thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là
nuôi trai để chế biến ngọc loài hải sản có trị kinh tế caođây là nguồn nguyên liệu hải
sản quý để cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản, chế tạo đồ trang sức và cung
cấp cho các nhà hàng, khách sạn tại thành phố biển Vũng Tàu và các địa phương khác
trong khu vực.
3.1.2. Những tiềm năng, lợi thế về kinh tế, văn hóa - xã hội
Là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, khu vực kinh tế năng
động nhất; Bà Rịa - Vũng Tàu có dân số 1.052.839 người (tính đến tháng 12 năm
2013). Ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng để phát
triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu còn có nhiều tiềm năng
lợi thế về kinh tế, văn hóa, xã hội như:
Là tỉnh duy nhất trong cả nước có nhiều tiềm năng về dầu khí, có ngành công
nghiệp khai thác dầu khí và khí đốt, xuất khẩu dầu; là một trong những trung tâm năng
lượng, công nghiệp nặng, cảng biển của cả nước như: Trung tâm điện lực Phú Mỹ, Nhà
máy điện Bà Rịa (chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước); Công nghiệp sản
xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000tấn/năm), sản xuất
clinker, thép VinaKyoei, thép miền Nam (South Steel)Đến năm 2011, trên địa bàn
tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 28,1 tỷ
USD. Trong đó, có 118 dự án trong các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đầu tư
hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu tư gần 17 tỷ USD. Vốn
80
đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm 22,9% trong tổng vốn đăng ký
đầu tư. Là tỉnh luôn đứng trong tốp những địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước
ngoài nhất và đứng thứ 3 về nộp ngân sách nhà nước, sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm cảng biển của khu vực Đông Nam bộ,
thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng
Tàu. Đây cũng là một trong những hệ thống cảng biển lớn là đầu mối tiếp cận với các
nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông
Thị Vải, là cửa sông đổ ra biển có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000
tấn cập cảng. Các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng và đi thẳng sang
các nước Châu Âu, Châu Mỹ, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng
còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Bà Rịa - Vũng Tàu là cửa ngõ
giao thương của khu vực miền Nam, nằm trên đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có
nhiều cảng biển nhất Việt Nam.
Bên cạnh những tiềm năng về tự nhiên biển, đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu là một
trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với nhiều lợi thế về văn hóa, lịch
sử, tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt là huyện Côn Đảo, ở đây có di tích lịch sử văn hóa
cấp Quốc gia đặc biệt khu nhà tù Côn Đảo (địa ngục trần gian) là điểm du lịch về
nguồn và giáo dục truyền thống, lý tưởng cho học sinh, sinh viên và mọi du khách
trong và ngoài nước.
Đến nay tỉnh đã thu hút khá nhiều dự án FDI về du lịch. Chính phủ cũng đã cấp
phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis, Công viên giải
trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong, khu Công viên bách thú Safari Xuyên
Mộc, khu du lịch biển Hồ Tràm huyện Xuyên Mộc hiện tại ở đây đang hoàn thiện
khu du lịch tổng hợp hiện đại bậc nhất Việt Nam và được xếp vào loại hiện đại tầm cỡ
khu vực đó là The Grand Hồ Tràm Strip, vùng biển huyện Long Điền, Đất Đỏ là những
vực cá lớn nhất của tỉnh, với nhiều khu du lịch tắm biển đang được xây dựng và khai
thác như khu du lịch Thùy dương, khu du lịch biển Osaka, khu Kwasaky, đây là điều
kiện để Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển một trong những trung tâm dịch vụ tổng hợp từ
tắm biển, khu vui chơi cao cấp, khu kinh doanh đặc biệt.
Là một tỉnh ven biển, có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp,
Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho các khu
công nghiệp, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ điện, nước, viễn thông; các dịch vụ
phục vụ cho khai thác, thăm dò khoáng sản (chủ yếu là dịch vụ dầu khí), dịch vụ ăn
81
uống, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ bảo trì, sửa chữa tàu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe..;
Các dịch vụ phục vụ cho du lịch biển, đảo như nhà hàng, khách sạn, ăn uống, vui chơi
giải trí; dịch vụ hậu cần thủy sản như cung cấp ngư cụ, xăng dầu, nước đá, dịch vụ bao
tiêu, chế biến, đóng gói hải sản..., các dịch vụ phục vụ cầu cảng như vận tải, bốc xếp,
kho bãi, lưu trú, ăn uống, nghĩ ngơi cho thủy thủ Như vậy khi nói đến kinh tế Bà Rịa
- Vũng Tàu là nói đến các hoạt động kinh tế gắn liền với biển, đảo mà trong đó dịch vụ
chiếm một vị trí chủ đạo trong kinh tế của tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung có hệ thống
đường bộ, hệ thống đường sông, đường sắt và đường hàng không tương đối đồng bộ và
được đánh giá là tốt nhất trong các vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, hiện nay khu
vực này đã và đang triển khai nhiều dự án lớn của quốc gia như: Đường cao tốc Dầu
Giây - Long Thành - TP Hồ Chí Minh, dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng
Nai), đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai),
thành phố mới Bình Dương, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành
(Đồng Nai), các KCN Bình Dương, các KCN Châu Đức, Tân Thành, Vũng Tàu (Bà
Rịa - Vũng Tàu), đây là những điều kiện hết sức quan trọng để địa phương phát triển
nhiều lĩnh vực dịch vụ phục vụ cho các ngành công nghiệp, các dịch vụ cao cấp phục
vụ cho chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà kinh tế và đông đảo nhất là công nhân;
đồng thời là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển các trung tâm dịch vụ logistics.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống
như nghề làm bánh tráng truyền thống An Ngãi (Long Điền) làm nước mắm Phước Hải
(Đất Đỏ), làng nghề làm bún Long Kiên (Bà Rịa) cùng với đó là những khu di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia như Địa đạo Long Phước, Chiến Khu Minh Đạm, khu tưởng
niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, khu di tích tâm linh Dinh Cô, cùng với nhiều khu di
tích khác như: Điện thờ Bà Rịa, Chùa Long Bàn Cổ Tự, khu nhà cổ Long Điền, khu
Nhà cổ họ Mạc, khu nhà cổ họ Nguyễn Hoàng (Long Điền), nhà Lớn Đạo Ông Trần ở
đảo Long Sơn (TP Vũng Tàu)..., hứa hẹn đây là những trung tâm du lịch biển kết hợp
với du lịch sinh thái và du lịch thăm quan các làng nghề, khu văn hóa, lịch sử, tâm linh
đầy tiềm năng và là điều kiện phát triển nhiều lĩnh vực dịch vụ đi kèm, góp phần vào sự
tăng trưởng kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó tỉnh còn tiếp giáp với các khu di tích
lịch sử văn hóa nổi tiếng của Đồng Nại như: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền
thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, chiến
khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du
82
lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp
quốc gia - núi Chứa Chan (núi Gia Lào), khu du lịch sinh thái nổi tiếng Rừng Cát
Tiên đây là những tiềm năng to lớn để Bà Rịa - Vũng Tàu có thể liên kết với các tỉnh
trong vùng Đông Nam Bộ khai thác nhiều sản phẩm du lịch.
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực
năm 2012: Công nghiệp - xây dựng là 69,7%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp là: 5,8% và
Dịch vụ là 24,5%. Ước tính năm 2015 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp - xây
dựng là 62%, Nông - lâm thủy sản là 3% và dịch vụ là 35%, phấn đấu đến năm 2020 sẽ
là: Công nghiệp - xây dựng chiếm 61,55%, Nông - lâm - thủy sản 1,65% và Dịch vụ
khoảng 36,8%. Hiện tại tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn
2011-2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%, cao hơn tỷ lệ của cả nước là 46%. Tỷ
lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia ước đạt 1,7%, thấp hơn nhiều so với cả nước. 100%
xã, huyện đạt phổ cập trung học cơ sở, tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động số cháu đi
mẫu giáo trong độ tuổi đạt 87,7%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch đạt
96% và 93% gia đình đạt chuẩn văn hóa [189].
Trong Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ lần thứ V (2011) đã đề ra mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020 là Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành tỉnh
công nghiệp và cảng biển, là đô thị cảng lớn nhất nước với trung tâm logistics và công
nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm, cơ cấu kinh tế là công
nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp.
Trong hơn 20 năm qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang tận dụng được lợi thế
để tăng tốc phát triển kinh tế, trong đó chú trọng vào lĩnh vực kinh tế biển, đảo để
phát triển nhanh, trở thành tỉnh có quy mô kinh tế lớn trong vùng cũng như cả nước.
Thu ngân sách hàng năm đều tăng cao, đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia. Do
vậy đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu là một địa phương có tốc độ tăng trưởng và phát
triển kinh tế khá cao, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng nhanh năm
1996 thu nhập trung bình chỉ đạt 21,48 triệu đồng/người/năm, đến năm 2002 đạt
57,68 triệu đồng và đến năm 2012 thu nhập bình quân của tỉnh là 12.864 $/ người,
(kể cả dầu khí) ước tính năm 2013 sẽ là 13.217 $/ người (kể cả dầu khí) [48]. Năm
2015 GDP bình quân đầu người ước đạt 15.000 USD (kể cả dầu khí). Và đến năm
2020, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000 USD/người (tương đương thu
nhập của các nước phát triển).
83
Như vậy với những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -
xã hội và nguồn lực con người nói trên, Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ các điều kiện hết sức
thuận lợi để phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ công nghiệp, du lịch
biển, đảo, dịch vụ khai thác và chế biển thủy hải sản, dịch vụ cảng biển và logistics,
dịch vụ phục vụ cho công nghiệp khai thác khoáng sản ven bờ biển và trên biển, đây là
những ngành kinh tế mũi nhọn, có thể giải quyết được nhiều lao động, đồng thời đem
lại thu nhập cao cho người dân ven biển, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương.
3.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển
vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
3.2.1. Quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng
biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhận thức được vai trò, vị trí của kinh tế biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, từ những năm đầu đổi mới Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
đường lối phát triển kinh tế biển, các hải đảo như: Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 06-5-
1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển. Thực hiện Nghị
quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 399 ngày 05-8-1993 về một số nhiệm vụ
phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt; năm 1997, Bộ Chính trị ban hành
Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) khẳng định mục tiêu: “Xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1
triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản;
thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở
mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển
tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để
tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một
số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên
biển”; năm 2007 Hội nghị Trung ương 4, khóa X đã thông qua Nghị quyết Trung ương 9
về Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 là "nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các
ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền
vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn". Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng
84
góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt
các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven
biển. Nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" [8]. Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng (năm 2011) khẳng định chủ trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với
vị trí và tiềm năng biển nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp
ven biển, Phát triển kinh tế đảo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng đảo” [65].
Và để phát huy thế mạnh là một quốc gia biển, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh
tế biển và vùng ven biển, đảo. Đảng đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế biển là:
Hình thành các trung tâm kinh tế biển, các đô thị lớn, các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu du lịch thương mại, với các cảng biển được mở rộng và
xây dựng mới, nhất là các cảng nước sâu Quy hoạch và xây dựng chương
trình phát triển kinh tế hải đảoCó chính sách ưu đãi đặc biệt để khuyến
khích dân ra định cư phát triển kinh tế đảoVà hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách về quản lý, khai thác biển, ven biển và các hải đảo [65];
Đồng thời Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đã khẳng định:
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm
năng lớn và có sức cạnh tranh: Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP là một
hướng quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển một số
ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch,
hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một
số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tếĐa dạng hóa sản
phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh khác. Phát triển mạnh dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào
tạo, văn hóa, thông tin, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội [65].
Ngày 20/7/2012 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định “Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020” theo đó: “Xây
dựng vùng ven biển trở thành “vùng kinh tế mở”, hướng mạnh ra bên ngoài với các
ngành chủ yếu như khai thác dầu khí; công nghiệp đóng và sửa chữa tàu; du lịch biển,
đảo; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản” và
85
Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải của Vùng với tốc độ
nhanh, hiện đại, bền vững Hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn,
xây dựng các cảng tại cụm cảng Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là khu vực Cái Mép - Thị Vải. Phát triển hạ tầng, dịch vụ
logistics, kết nối cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải theo quy hoạch cảng
biển chi tiết đã được phê duyệt Phát triển vận tải đa phương thức, nâng
cao chất lượng dịch vụ vận tải, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải...
Phát triển thành phố Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển, cửa ngõ ra
biển cho Vùng và nước bạn Campuchia, Thái Lan; hình thành khu công
nghiệp dầu khí và hóa chất lớn đi kèm; khu du lịch quốc tế nổi tiếng của
miền Nam Xây dựng Côn Đảo thành Khu kinh tế - du lịch và dịch vụ
chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo khu di tích cách mạng đặc biệt của
Việt Nam và phát triển, nâng cao giá trị Vườn quốc gia Côn Đảo [178].
Trong Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ V/2010 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
cũng đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong quá trình CNH, HĐH, trong
đó nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển là mũi nhọn, đặc biệt là dịch vụ hậu cần cảng
biển và dịch vụ logistics: “Tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế biển, xây dựng Bà Rịa -
Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015”,
đồng thời “Phát huy lợi thế biển, bờ biển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ, xác định phát triển cảng là nhiệm vụ trọng tâm,
đồng thời phát triển dịch vụ logistics. Xây dựng hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị
Vải trở thành một hệ thống cảng trung chuyển của khu vực và quốc tế, phát triển các
loại hình dịch vụ mới hiện đại, chất lượng cao” [58].
Cũng theo Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì định
hướng phát triển các ngành dịch vụ du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tập trung đầu
tư phát triển du lịch với các loại hình du lịch trọng điểm như: Du lịch sinh thái rừng -
biển - đảo, các hoạt động du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa tâm linh, các di tích
lịch sử cách mạng đặc biệt và các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng;
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì định hướng phát triển các ngành dịch vụ thủy
sản của tỉnh là:
Phát triển thủy sản theo hướng khai thác đánh bắt xa bờ có hiệu quả, chú
trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, tổ chức tốt bảo quản hải
86
sản sau đánh bắt để nâng cao giá trị sản phẩm; bảo vệ các nguồn lợi hải sản,
nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt... Khuyến khích
phát triển các loại tàu công suất lớn, hạn chế tiến tới không cho phép đóng
mới các loại tàu có công suất nhỏ dưới 90 CV, từng bước thay đổi vỏ tàu
bằng vật liệu mới [172].
Từ những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế biển, đảo, đã từng bước được
cụ thể hóa trong các lĩnh vực kinh tế biển, đảo của từng địa phương như: Trong Quyết
định số 15/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến
năm 2020” đã ghi rõ:
Mục tiêu tổng quát: xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành Tỉnh công
nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc
tế, là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và
của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về
quốc phòng, an ninh... Tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng
thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch
vụ cảng và thương mại[172].
Trong Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 27/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà
Rịa - Vũng Tàu đã đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ trở thành một trong những trung tâm
du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh. Và khẳng định quan điểm phát triển là tập trung mọi nguồn lực để từng
bước đầu tư xây dựng, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích
cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển gắn với phát
triển kinh tế biển và phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, tập trung phát
triển các loại hình du lịch cao cấp, hiện đại, phù hợp với xu hướng của thị trường du lịch
quốc tế, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện “Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, theo Quyết
định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch xác định
quan điểm, mục tiêu, đề ra các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể, khẳng định rõ
quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, môi trường du lịch văn minh,
thân thiện. Và mục tiêu cơ bản là đến năm 2020 xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_kinh_te_dich_vu_trong_phat_trien_vung_bien_dao_tinh.pdf