Luận văn Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt . iv

Danh mục các bảng .v

Mục lục. vi

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài .1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.2

1.3. Phương pháp nghiên cứu.3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ HỢP TÁC TRONG

NÔNG NGHIỆP.4

1.1. Lý luận chung về hợp tác và Hợp tác xã.4

1.1.1. Một số khái niệm .4

1.1.2. Các loại hình hợp tác trong nông nghiệp.6

1.2. Vai trò của Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.10

1.3. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển các loại hình

Hợp tác trong nông nghiệp ở Việt Nam.13

1.4. Hợp tác xã trên Thế giới và Việt Nam .15

1.4.1. Tình hình các HTX trên thế giới .15

1.4.2. HTXNN ở Việt Nam. .17

1.4.3 Quá trình hình thành và phát triển HTX ở tỉnh Quảng Trị.24

1.5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG

NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HẢI LĂNG .29

2.1. Tình hình cơ bản của huyện Hải Lăng .29

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.29

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾvii

2.1.2.Tình hình Kinh tế- Xã hội. .33

2.1.3. Nhận xét chung.37

2.2. Tình hình phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện hải Lăng.38

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện .38

2.2.2. Số lượng xã viên.40

2.3. Thực trạng các HTXNN trên địa bàn huyện Hải Lăng .41

2.3.1. Đội ngũ cán bộ của các HTX .41

2.3.2. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của Hợp tác xã .43

2.3.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Hợp tác xã .52

2.3.4. Kết quả hoạt động của các HTX.55

2.3.5. Những khó khăn, vướng mắc của các HTX .56

2.4. Thực trạng hoạt động của các Tổ hợp tác .58

2.4.1. Mô tả khái quát các mô hình hoạt động Tổ hợp tác .58

2.4.2. Kết quả hoạt động của các loại hình hợp tác.60

2.4.3. Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các Tổ hợp tác .61

2.5. Thành tựu và hạn chế của mô hình kinh tế hợp tác ở huyện Hải Lăng .61

2.5.1. Thành tựu.61

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại các hạn chế.63

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP

TÁC Ở HUYỆN HẢI LĂNG.66

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác ở huyện Hải lăng .66

3.1.1. Phương hướng .66

3.1.2. Mục tiêu.66

3.2. Giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác ở huyện Hải Lăng .67

3.2.1.Tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể nói chung

và HTX nói riêng. .67

3.2.2. Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

mà nòng cốt là HTX.69

3.2.3. Nâng cao năng lực hoạt động của các HTX .72

3.2.4 Xây dựng một số HTX điển hình .73

3.2.5. Tăng cường trích lập các quỹ và xây dựng quỹ khuyến nông.73

3.2.6 Xác định môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tập thể

HTX phát triển .74

3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên minh hợp

tác xã, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển HTX. .74

3.2.8. Các giải pháp cụ thể đối với kinh tế hợp tác ở huyện Hải Lăng .74

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI .76

Kết luận .76

Kiến nghị.77

TÀI LIỆU THAM KHẢO.79

PHỤ LỤC .80

pdf97 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao điểm trung bình mỗi tháng có 17 - 18 ngày mưa, thường có kèm theo bão, gây lũ lụt làm ngập úng, ảnh hưởng đến bố trí thời vụ và bố trí sản xuất nông nghiệp. Về mùa gió Tây Nam khô nóng, độ ẩm không khí thường xuyên dưới 50%, có khi xuống dưới 40%. Đây là một trong những nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước, gây khô hạn và dễ gây cháy rừng. Bão: Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, các cơn bão đổ bộ vào đất liền Quảng Trị nói chung và Hải Lăng nói riêng thường là các cơn bão số 7,8,9 và 10. Năm nhiều nhất có 4 cơn bão, năm ít nhất không có cơn bão nào, trong những năm gần đây số lượng bão và mức độ tàn phá giảm hẳn so với trước kia. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp triều cường trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở vật chất kỹ thuật và mùa màng. Đất đai - Hiện nay toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 42.513,43ha với 11 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất. Trong đó, Vùng đồng bằng và vùng ven biển có11 loại với diện tích 27.587 ha chiếm 56,3%; Vùng đồi núi có 4 loại với diện tích 21.357 ha chiếm 43,6 % phân bố theo vùng trên khắp địa bàn của Huyện tạo thuận lợi cho việc khoanh vùng, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất Huyện Hải Lăng năm 2009-2011 Chỉ tiêu 2009 2011 2011/209 ha % ha % +,- % Tổng diện tích 42.513,43 100 42.513,43 100 0 100 I. Đất nông nghiệp 34.970,40 82,26 35.219,37 82,84 248,97 0,71 1. Đất SXNN 11.798,89 27,75 11.839,86 27,85 40,97 0,35 2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 416,53 0,98 433,99 1,02 17,46 4,19 3. Đất lâm nghiệp 22.754,56 53,52 22.944,90 53,97 190,34 0,84 4. Đất NN khác 0,42 0,00099 0.42 0,00099 0 100 II. Đất phi nông nghiệp 5.467,09 12,86 5.526,64 13,00 59,55 1,09 III. Đất chưa sử dụng 2.075,94 4,88 1.767,62 4,16 -308,32 -14,85 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Hải Lăng) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng đất của huyện Hải Lăng không có biến động nhiều trong giai đoạn 2009-2011 cụ thể: so với năm 2009 thì diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 248,97ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm 59 ha, trong khi đó đất chưa sử dụng giảm 308, 32ha. Từ thực trạng tình hình sử dụng đất đai ở Hải Lăng cho thấy việc sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả, tỷ lệ đất hoang hoá chưa sử dụng còn khá lớn. Cho nên vấn đề đặt ra hiện nay đối với huyện là cần có những chính sách cụ thể trong việc sử dụng đất một cách có hiệu quả. Tài nguyên nước mặt Trên địa bàn huyện có 5 con sông chính - Hệ thống sông Ô Lâu nằm về phía Nam của huyện, có dòng chính dài khoảng 65 km và bao quát lưu vực có diện tích 855 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 44 m3/s, mật độ dòng chảy là 0,81km/km2. - Sông Nhùng: Chạy từ vùng đồi núi của huyện, từ Hải Lâm chảy qua trung tâm vùng đồng bằng, hàng năm cung cấp phù sa và nước tưới cho 1 phần diện tích canh tác cho cả đồng bằng và gò đồi. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 33 - Sông Bến Đá: Có chiều dài ngắn, chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn của xã Hải Trường, hàng năm cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất. - Sông Vĩnh Định (Sông đào thời nhà Lê): Chảy dọc theo hướng Bắc -Nam, qua trung tâm đồng bằng của huyện, nối liền sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu, có chiều dài khoảng 20 km. Sông Vĩnh Định có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước tưới và tiêu úng về mùa lũ lụt, điều hòa lượng nước trong khu vực. - Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng, phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: Đập Trấm, Khe Chanh, Miếu Bà, Thác Heo, Khe Rò, Phước Môn, Phú Long, Khe Khế... Tài nguyên biển và nuôi trồng thủy sản Hải Lăng có bờ biển dài khoảng 14 km, dọc theo 2 xã Hải An và Hải Khê. Ngư trường đánh bắt rộng và không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của địa phương. Vùng biển Quảng Trị nói chung và của Hải Lăng nói riêng là nơi có nhiều loài hải sản quý và thường xuyên được bù đắp như: Các loại Tôm, Cua, cá Hồng, cá Mú, cá Thu, cá Ngừ, Mực ống, Mực nang, ốc các loại và nhiều loại đặc sản quý khác. Tuy nhiên vùng biển Hải Lăng là bãi ngang (không có cửa lạch làm nơi neo đậu tàu thuyền), do đó việc tổ chức khai thác hải sản với quy mô lớn gặp khó khăn. Bên cạnh tài nguyên biển, Hải Lăng còn có 556,7 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, hiện nay diện tích trên đã đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Hải Lăng có vùng đất cát ven biển khá rộng lớn, có thể khai thác sử dụng nuôi tôm thâm canh trên cát theo quy trình công nghiệp 2.1.2.Tình hình Kinh tế- Xã hội. Phát triển kinh tế Hiện nay, Hải Lăng vẫn đang là huyện có ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo xu hướng ngày càng hợp lý, đời sống xã hội có những bước thay đổi tiến bộ căn bản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH của huyện Hải Lăng qua 3 năm 2009- 2011 Các chỉ tiêu đánh giá ĐVT 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 10,3 11,2 12,6 Thu nhập BQ/người/năm Triệu đồng 9,1 12,81 16,65 Nông- lâm-ngư nghiệp % 47,6 42,19 40,46 CN-TTCN và xây dựng % 16,4 20,1 23,1 Thương mại- Dịch vụ % 36 37 36,44 ( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội qua các năm của UBND huyện Hải Lăng) Năm 2009, tỷ trọng ngành Nông- Lâm- Ngư chiếm 47,6% thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể còn 40,66%. Trong khi đó, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng lên, năm 2009 là 16,4% đến năm 2011 tăng lên 23,1%. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này vẫn còn thấp so với mặt bằng của tỉnh và cả nước. Do vậy thời gian tới Huyện cần phải đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thêm các cụm công nghiệp, khu công nghiệp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển góp phần tạo chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một tăng, năm 2009 là 10,3 % thì đến năm 2011 là 12,6% (tăng 2,3%). Thu nhập bình quân/người/năm tăng lên rõ rệt, năm 2009 là 9,1 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2011 là 16,65 triệu đồng/người/năm tăng thêm 7,55 triệu đồng/người/năm là cơ sở để cải thiện mức sống cho người dân. Có thể nói đây là thành quả đáng ghi nhận đối với cán bộ cũng như nhân dân huyện Hải lăng . Tình hình dân số và lao động Trong vòng 3 năm từ (2009-2011) tình hình dân số ở huyện Hải lăng không có nhiều biến động, Năm 2011 toàn huyện có khoảng 86.225 người tăng thêm 263 người so với năm 2009. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam, nữ có xu hướng ngày càng cân bằng, hợp lý. Năm 2009 tỷ lệ nam là 49,409% thì đến năm 2011 đã tăng lên 49,870%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Bảng 2.3: Tình hình dân số ở Hải Lăng qua các năm Năm 2009 2011 2011/2009SL % SL % +,- % 1. Tổng dân số 85.962 100 86.225 100 263 0,03 + Phân theo giới tính - Nam - Nữ 42.473 43.489 49,409 50,591 43.000 43.225 49,870 50,130 527 -264 0,461 -0,461 + Phân theo TT-NN - Thành thị - Nông thôn 2.617 83.345 3,04 96,96 2.865 83.360 3,32 96,68 248 15 0,28 -0,28 (Nguồn: Chi cục thống kê UBND huyện Hải Lăng) Hải Lăng là một huyện thuần nông, tốc độ đô thị hoá diễn ra còn chậm nên dân số sống ở vùng nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao 96,68%. Dân số sống ở thành thị chỉ chiếm 3,32% nên khó tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến về giáo dục, y tế, văn hoá tạo sức ép trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Bảng 2 4: Quy mô, cơ cấu lao động của huyện Hải Lăng qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánhSL % SL % SL % 10/09 11/10 Tổng 40.566 100 40.434 100 42.045 100 99,67 103,98 1. Theo giới tính - Nam 22.070 54,41 21.209 52,45 20.012 47,60 96,10 94,36 - Nữ 18.496 45,59 19.225 47,55 22.033 52,40 103,94 114,61 2. Theo ngành nghề - Lao động thuần nông 18.341 45,213 17.226 42,603 16.854 40,086 93,92 97,84 - Lao động nông kiêm 13.539 33,375 14.071 34,780 15.314 36,423 103,93 108,83 - Lao động phi nông nghiệp 8.686 21,412 9.137 22,597 9.877 23,491 105,19 108,10 3.Theo độ tuổi <19 1.139 2,81 1.072 2,65 1.011 2,40 94,12 94,31 19-35 8.213 20,25 7.996 19,78 9.421 22,41 97,36 117,82 36-45 11.331 27,93 12.217 30,21 13.625 32,41 107,82 111,52 46-60 16.576 40,86 15.664 38,74 15.122 35,97 94,50 96,54 >60 3.307 8,15 3.485 8,62 2.866 6.81 105,38 82,24 (Nguồn: Tổng hợp phòng thống kê huyện Hải Lăng) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 Xét về mặt giới tính, Năm 2009 lao động nam trên địa bàn huyện là 22.070 lao động thì đến năm 2010 chỉ còn lại 21.209 lao động giảm 861 lao động tương ứng giảm 3,9%. Năm 2011 giảm 1.197 lao động tương ứng giảm 5,64 lao động. Khác với lao động nam giới, lao động nữ trên địa bàn huyện trong 3 năm ngày càng tăng lên. Năm 2009 huyện có 18.496 lao động thì đến năm 2010 số lao động nữ đã tăng lên 729 lao động ( lao động nữ 2010 là 19.225 lao động) tương ứng tăng 3,94% và đến năm 2011 thì số lao động nữ là 22.033 lao động tăng 2.808 lao động tương ứng tăng 14,61%. Phân theo ngành nghề, năm 2009 có 18.341 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đến năm 2010 chỉ còn 17.226 lao động giảm 6,08%. Năm 2011 số lao động thuần nông tiếp tục giảm còn 16.854 lao động. Ngược lại với lao động trong lĩnh vực thuần nông, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông kiêm tăng. Cụ thể, năm 2009 lao động nông kiêm là 13.539 lao động đến năm 2010 là 14.071 lao động tăng 532 lao động tương ứng tăng 3,93%; năm 2011 tăng lên 1.243 lao động tương ứng tăng 8,83%. Lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp có mức thu nhập cao, công việc tương đối ổn định nên ngày càng có nhiều lao động tham gia vào lĩnh vực này. Năm 2010 số lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 9.137 lao động tăng 5,19% so với năm 2009 và thấp hơn 8,10% so với năm 2011. Phân theo độ tuổi, lao động trong nhóm tuổi từ 46-60 là chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi còn lại qua 3 năm 2009-2011. Cụ thể, năm 2009 lao động trong độ tuổi này là 16.576 lao động chiếm 40,86% trong tổng số lao động, và chiếm 38,74%, 35,97% tương ứng năm 2010, 2011. Nhìn một cách khái quát về tình hình lao động việc làm của huyện qua 3 năm ta thấy đã có những sự biến đổi theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề hay độ tuổi đều chuyển dịch theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Trong những năm qua kết hợp bằng nhiều nguồn vốn, huyện đã tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Đến nay, trên địa bàn huyện ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 các công trình thuỷ lợi, giao thông , cơ sở giáo dục, y tế đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế cũng như đời sống của nhân dân. Về giao thông: Nhiều tuyến đường liên thôn đã được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp. Tất cả các tuyến đường thuộc địa phận từng thôn đã được bê tông hoá, với tổng chiều dài đường bộ là 245,2 km, rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán , đi lại giữa các vùng. Về thuỷ lợi: Hầu hết các kênh, mương dẫn nước tưới, tiêu cho các HTX đều được bê tông hoá kiên cố. Trong những năm qua cùng với việc nâng cấp sửa chữa hệ thống đê bao, Huyện đã xây dựng thêm được 56 trạm bơm điện phục vụ tốt cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra huyện còn có các tuyến đê cát ngăn chặn cát bay, cát lấp chạy theo hướng Bắc - Nam phân định giữa vùng đồng bằng và vùng ven biển, góp phần phục vụ phát triển sản xuất cho nhân dân 3 xã (Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba). Đối với công tác thuỷ lợi, vấn đề cần ưu tiên giải quyết là vấn đề tiêu úng cho trên 4.000,00 ha diện tích sản xuất vùng trũng, xây dựng hồ, đập giữ nước ở vùng gò đồi. 2.1.3. Nhận xét chung Qua phân tích, đánh giá thì Huyện Hải Lăng có những điều kiện thuận lợi và những khó khăn nhất định đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của huyện. * Thuận lợi + Có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán với Thừa Thiên Huế và Đông Hà. + Đất đai đa dạng, phong phú thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. + Là một huyện thuần nông luôn có sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên trong vấn đề phát triển kinh tế tập thể nói chung và HTX nói riêng. +Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và ngày càng phát huy tác dụng. * Khó khăn + Dân số tăng nhanh gây sức ép cho việc giải quyết việc làm cho nhân dân, trình độ dân trí thấp cản trở việc tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 + Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng xấu đến mùa vụ + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa tương xứng với yêu cầu hiện nay 2.2. Tình hình phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện hải Lăng 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện Phong trào hợp tác hoá của Huyện được bắt đầu từ năm 1976 nhưng quy mô còn nhỏ, hoạt động chưa đi vào nền nếp. Năm 1978 hầu hết các HTX được hình thành với quy mô cấp thôn. Tuy nhiên, do trình độ LLSX còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động của các HTX chưa cao, chủ yếu thành lập với mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc theo phong trào chứ chưa kinh doanh dịch vụ nào. Cơ chế quản lý theo kiểu kế hoạch hoá tập trung bao cấp, phân phối theo công điểm đã làm triệt tiêu động lực lao động của xã viên gây nên sự trì trệ trong SXNN kìm hãm sự phát triển kinh tế hợp tác nói riêng và nền kinh tế của huyện nói chung. Trước khi có Luật HTX (1996) trên địa bàn huyện có 43 HTX sản xuất nông nghiệp và 24 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp (hay còn gọi là tập đoàn sản xuất) chủ yếu làm chức năng quản lý sản xuất và thực hiện một số khâu dịch vụ cơ bản như: thuỷ nông, làm đất... và một HTX ô tô vận tải, một HTX tín dụng. Sau khi chuyển đổi theo Luật HTX 2003 toàn huyện có 55 HTXNN, 4 HTXKDDV, 24 Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp (hay còn gọi là tập đoàn sản xuất), hầu như không có tổ nuôi tôm nào. Tuy nhiên, đến năm 2006 các tổ hợp tác tăng lên nhanh chóng. Riêng về tổ nuôi tôm lúc này toàn huyện có khoảng 90 tổ tập trung chủ yếu ở hai xã ven biển Hải An và Hải Khê. Sở dĩ trong giai đoạn này số tổ nuôi tôm tăng đột biến như vậy là vì: Năm 2003 trên địa bàn huyện đón nhận sự đầu tư của một công ty nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hải An. Phần lớn công nhân của công ty là người ở địa phương, sau vài năm làm việc tại công ty với đức tính cần cù, ham học hỏi nên họ phần nào nắm được các kỷ thuật cơ bản về nuôi tôm và từ đó tự thành lập các tổ hợp tác nuôi tôm và đã thu được những thành quả đáng kể. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Bảng 2.5: Số lượng các loại hình hợp táccủa huyện qua các năm Năm Đơn vị 2003 2006 2009 2011 2011/2003 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 77 100 173 100 193 100 245 100 168 218.1 1. Phân loại theo hình thức tổ chức - Hợp tác xã HTX 59 76,6 59 34,1 59 30,5 61 24,9 2 3,4 - Tổ hợp tác THT 18 23,4 114 65,9 134 69,5 184 75.1 166 922,2 2. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động - Hợp tác xã HTX 59 100 59 100 59 100 61 100 2 3,4 + HTXNN HTX 55 93,2 55 93,2 55 93,2 55 90,1 - - + HTX khác HTX 4 6,8 4 6,8 4 6,8 6 9,9 2 50 - Tổ hợp tác THT 18 100 114 100 134 100 184 100 166 922,2 + SXNN THT 18 100 24 21 24 17,9 24 13 6 33,3 + Nuôi tôm THT - - 90 79 110 82,1 160 87 * * (Nguồn: Số liệu tổng hợp Phòng NN&PTNN huyện Hải lăng).ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Với mô hình nuôi tôm trên cát đạt hiệu quả cao nên số tổ nuôi tôm không ngừng tăng lên. Năm 2011 số tổ nuôi tôm tăng lên gần 160 tổ hợp tác, giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho bà con xã viên ở vùng biển. Bên cạnh đó, cuối năm 2011 đầu năm 2012 đã có thêm 2 Hợp tác xã mới được thành lập, đó là Hợp tác xã nuôi trồng Thuỷ, hải sản (thành lập năm 2011) và Hợp tác xã chế biến nước mắm Mỹ Thuỷ (thành lập năm 2012). Như vậy, qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy số lượng tổ hợp tác tăng rất nhanh từ năm 2003 cho đến 2011. Điều này cho thấy mô hình tổ hợp tác đang ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần khẳng định vai trò to lớn của kinh tế tập thể trong công cuộc xây dựng đất nước. 2.2.2. Số lượng xã viên Quá trình đánh giá tình trạng xã viên tham gia vào kinh tế hợp tác ở Huyện Hải Lăng gặp khá nhiều khó khăn. Số liệu mà tác giả tổng hợp được từ các phòng, ban chức năng của huyện chủ yếu chỉ phản ánh được tình hình xã viên của HTXNN còn xã viên tham gia vào các tổ hợp tác (tổ nuôi tôm) thì đến nay vẫn chưa có báo cáo chính thức nào và Huyện cũng chưa có điều kiện để điều tra. Số liệu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu chủ yếu dựa vào kết quả điều tra, phỏng vấn Chủ tịch, Bí thư xã Hải An và Hải Khê nên còn khá nhiều hạn chế. Bảng 2.6: Số lượng xã viên tham gia vào các loại hình hợp tác Đơn vị: Người Năm 2003 2006 2011 2011/3003 (+,-) % Tổng số 14.629 19.935 14.542 -87 -0,06 1. Hợp tác xã 12.517 16.738 11.684 -833 -6,65 - HTXNN 10.243 15.285 9.596 -647 -6,3 - HTX phi nông nghiệp 2.274 1.453 2.088 -186 -8,17 2. Tổ hợp tác 2.112 3.197 2.858 746 35,32 - SXNN 2.112 2.837 2.218 106 5,01 - Nuôi tôm - 360 640 * * (Nguồn: Số liệu tổng hợp Phòng NN&PTNN huyện Hải lăng). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Qua phân tích bảng số liệu ta thấy: Đối với HTXNN, trong 9 năm(2003-2011) tình hình xã viên có những biến động đáng kể. Từ 2003 đến 2006 số lượng xã viên tăng thêm 5.042 người (49,2%). Tuy nhiên, những năm về sau thì số lượng xã viên giảm xuống đáng kể, năm 2011 chỉ còn 14.542 xã viên. Sở dĩ có tình trạng này là vì trong những năm qua một mặt các HTX làm ăn không mấy hiệu quả, không tạo ra được nguồn thu nhập cho xã viên, mặt khác hiện nay cụm công nghiệp ở huyện mở rộng quy mô sản xuất đã thu hút khá đông lực lượng lao động trẻ vào làm việc. 2.3. Thực trạng các HTXNN trên địa bàn huyện Hải Lăng 2.3.1. Đội ngũ cán bộ của các HTX Con người là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi tổ chức. Hơn ai hết đội ngũ cán bộ là người "đứng mũi chụi sào", có trách nhiệm dẫn dắt, hướng dẫn cho mọi thành viên trong tổ chức. Thế nhưng, qua bảng số liệu ta có thấy rằng tình hình cán bộ của các HTX trên địa bàn huyện Hải Lăng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Trên đây là ba chức danh quan trọng có vai trò quyết định trong việc điều hành, quản lý HTX thế nhưng vẫn còn khá lớn số lượng cán bộ có trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở, trình độ chuyên môn còn rất yếu phần lớn mới qua đào tạo bậc sơ cấp và chưa qua đào tạo, cán bộ có trình độ Đại học rất ít. Cụ thể như sau: Chủ nhiệm HTX chỉ có 3 người có trình độ Đại học, cao đẳng (chiếm 5,45%); trung cấp có 29 người(chiếm 52,7%); sơ cấp có 9 người (chiếm 16,36%); chưa qua đào tạo 14 người (chiếm 25,45%). Trưởng BKS là một chức danh khá quan trọng nhưng tỷ lệ qua đào tạo rất thấp chủ yếu là chưa qua đào tạo (chiếm 74,54%). Đây là một trong những nguyên nhân gây nên nạn tham ô trong Ban quản lý HTX gây mất lòng tin của xã viên. Có thể nói hoạt động của HTX tốt hay xấu là do sự điều hành của Ban quản trị HTX nhưng bên cạnh đó kế toán trưởng cũng có ảnh hưởng rất lớn. Là người trực tiếp nắm giữ và quản lý nguồn tài chính nên cần phải được đào tạo một cách bài bản, thế nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều kế toán trưởng chưa qua đào tạo (18,1%) và đào tạo ở bậc sơ cấp (36,3%) vấn đề này đang gây sức ép cho huyện trong việc đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ HTX. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Những số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý của các HTXNN trên địa bàn huyện còn yếu, chậm đổi mới, phản ánh sự trì trệ yếu kém của các HTXNN trong những năm qua. Tổ chức điều hành hoạt động của các HTXNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân chưa thực sự vận dụng, tiếp thu sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong khi đó cơ chế hội nhập mở của nền kinh tế thế giới tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày một gay gắt đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp Bảng 2.7: Trình độ cán bộ của các HTX Chức danh Tổng số người Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn THPT THCS TH ĐH,CĐ TC SC Chưa đạo tạo SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Chủ nhiệm 55 44 80 11 20 0 0 3 5,45 29 52,72 9 16,36 14 25,45 Trưởng BKS 55 25 45,45 19 35,54 1 1,81 2 3,63 6 10,9 6 10,9 41 74,54 Kế toán 55 42 76,36 13 23,64 0 0 2 3,63 23 41 20 36 10 18,1 (Nguồn: Tổng hợp phòng NN&PTNN huyện Hải Lăng) Chính vì vậy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cánbộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ giúp việc của các HTXNN là rất cần thiết và cấp bách, phải không ngừng được tập huấn, học tập và tiếp thu những kiến thức mới về quản lý kinh tế, tài chính và vận dụng một cách khoa học sáng tạo trong sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế là cao nhất. Mặc dù Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và đặc biệt là cán bộ chủ chốt cho các HTXNN thông qua việc phối hợp mở các lớp tập huấn, cử cán bộ đi học ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 nâng cao tuy nhiên đến thời điểm này số lượng cán bộ được đi học là rất ít và hiệu quả thực tế là không cao do các chính sách chế độ đãi ngộ cho cán bộ đi học chưa thực sự hấp dẫn, khuyến khích được cán bộ HTXNN yên tâm học tập, đào tạo. Còn lại hầu hết đội ngũ giúp việc cho các HTXNN chỉ có trình độ cấp 2, cấp 3 do vậy mà công tác tham mưu, giúp việc cho HTXNN gặp rất nhiều khó khăn, cản trở. 2.3.2. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của Hợp tác xã 2.3.2.1.Khái quát về các dịch vụ chủ yếu của HTX Sau khi thực hiện chuyển đổi từ mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới, phần lớn các HTXNN ở Huyện Hải Lăng đã tham gia nhiều hoạt động kinh doanh vụ như: Thuỷ lợi, làm đất, vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật, Hiện nay, ngoài việc thực hiện đầy đủ 4 dịch vụ bắt buộc, hầu hết các HTX đều mở mang thêm từ 4-7 dịch vụ khác như: dịch vụ vật tư nông nghiệp(43/55 HTX), dịch vụ tiêu thụ sản phẩm(11/55 HTX), dịch vụ tín dụng nội bộ(11/55HTX)... Một số HTX đã mạnh dạn tổ chức thêm các ngành nghề mới như: Thêu ren, đan mây tre... để tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho xã viên. Bảng 2.8: Các loại hình dịch vụ các HTX tham gia giai đoạn 2003-2011 Đơn vị: HTX TT năm 2003 2006 2009 2011 Tổng số HTX 55 55 55 55 1 Điều hành sản xuất 55 55 55 55 2 Dịch vụ làm đất 55 55 55 55 3 Thuỷ nông 55 55 55 55 4 Tiêu thụ sản phẩm 0 7 20 - 5 Bảo vệ thực vật 11 41 55 55 6 Thú y 14 25 55 55 7 Giống cây trồng 12 29 42 - 8 Dịch vụ điện 38 49 - - 9 Dịch vụ vật tư nông nghiệp 23 35 55 55 10 Lâm nghiệp 6 10 15 15 (Nguồn: Số liệu tổng hợp Phòng NN&PTNN huyện Hải lăng). ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế 44 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Từ sau khi chuyển sang mô hình HTX kiểu mới hầu hết các HTX đều đi vào hoạt động nề nếp, thực hiện tối thiểu 4 khâu dịch vụ bắt buộc. 100% HTX tham gia dịch vụ điều hành sản xuất; làm đất; tưới, tiêu nội đồng; thú y Đi sâu vào các loại dịch vụ ta thấy: Dịch vụ điều hành sản xuất Đây là một trong 4 khâu dịch vụ bắt buộc các HTX cần phải đảm trách. Ttừ năm 2003 đến nay, tất cả các HTX trên địa bàn huyện Hải Lăng đã làm tốt khâu này. Điều hành sản xuất là dịch vụ hầu như không mang lại lợi nhuận cho HTX nhưng nó lại có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động của HTX. Thực tiễn đã chứng minh HTX nào làm tốt công tác điều hành sản xuất thì HTX đó sẽ trở nên lớn mạnh và ngược lại. Các HTX làm tốt dịch vụ này bao gồm: HTX Long Hưng, Phú Hưng, Đại An Khê, Đông Dương Dịch vụ làm đất Cũng như công tác điều hành hành sản xuất, dịch vụ làm đất là khâu không thể thiếu trong hoạt động của HTX. Mục đích của dịch vụ này là phục vụ công tác làm đất cho nông hộ kịp thời vụ, cải tạo tầng đất canh tác Vào mỗi thời kỳ khác nhau thì dịch vụ làm đất của HTX cũng có những biểu hiện khác nhau. Năm 2003, mặc dù tất cả các HTX đều đã thực hiện dịch vụ này nhưng hiệu quả chưa cao. Rất nhiều HTX chưa chủ động trong khâu làm đất do xã viên trong HTX không có máy làm đất hoặc nếu có thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của HTX. Hàng năm các HTX chủ yếu phải thuê chủ máy ở nơi khác nên giá dịch vụ rất cao và nhiều khi không kịp mùa vụ cho bà con sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với chính sách cho nông dân vay vốn không lãi suất hoặc với lãi suất thấp đã tạo điều kiện cho nông dân các HTX mạnh dạn mua máy móc đầu tư cho sản xuất. Điều này đã giúp cho các HTX tháo gỡ khó khăn trong khâu làm đất. Hiện nay, 100% các HTX đã có máy làm đất phục vụ kịp thời cho bà con xuống giống kịp thời vụ. Quản lý của HTX trong khâu làm đất cũng được chú trọng hơn. Trước đây do nông dân chủ yếu sử dụng trâu, bò để làm đất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 nên còn rất tự phát thích đâu làm đấy nhưng hiện nay hầu hết diện tích gieo trồng của các HTX đều được khoanh vùng, dưới sự giám sát của ban quản lý HTX. Xã viên phải làm theo lịch trình chung của HTX trong quá trình làm đất cũng như gieo trồng. Nhờ vậy mà giúp cho quá trình tưới, tiêu cũng như phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả hơn Cách thức tổ chức của dịch vụ này là: - HTX không trực tiếp đảm nhận công tác làm đất mà chỉ đứng ra làm trung gian, thoả thuận giá cả giữa chủ máy và xã viên. Tuỳ theo điều ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_hop_tac_trong_nong_nghiep_o_huyen_hai_lang_tinh_quang_tri_3442_1912064.pdf
Tài liệu liên quan