Luận văn Kinh tế, văn hóa châu lục yên tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX

Trang bia phụ

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục.iii

Danh mục các từ viết tắt.iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục biểu đồ .vi

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2

3. Mục đích, nhiệm vụ. 4

4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.5

6. Đóng góp của luận văn.7

7. Cấu trúc của luận văn.7

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .12

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.12

1.2. Lịch sử hành chính huyện Lục Yên.16

1.3. Các thành phần dân tộc.20

1.4. Khái quát tình hình chính trị - xã hội huyện Lục Yên.26

Chương 2. KINH TẾ CỦA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.33

2.1. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .33

2.1.1. Tình hình các loại ruộng đất ở châu Lục Yên . 34

2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư . 35

2.1.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ. 36

2.1.4. Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ . 37

2.1.5. Tình hình sở hữu ruộng đất của chức sắc. 38

2.2. Tình hình ruộng đất châu Lục Yên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840).41

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế, văn hóa châu lục yên tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất lấp mất mầm hạt, hoặc nước trôi hạt giống. Sau khi gieo được khảng 20 ngày, người ta lấy phân chuồng đã qua hoai ủ trộn lẫn với tro bếp rắc đều lên trên đám mạ, cung cấp thức ăn cho mạ. Để xua đuổi chim, chuột khỏi ăn thóc giống, người ta dùng các con bù nhìn được làm bằng rơm dựng ở ruộng mạ. Từ khi gieo hạt đến khi cấy, thời gian khoảng một tháng (lúa nếp có thể hơn một tháng). Trước khi cấy, đồng bào tháo hết nước trong ruộng mạ để khô dễ nhổ. Cuối cùng, người ta nhổ mạ rồi bó thành từng bó to bằng hai nắm tay người lớn, cắt bỏ ngọn để thân mạ cứng dễ cấy, cấy xuống cây lúa không bị đổ, nhanh bén rễ và phát triển lá non. Ngày nay, ở Lục Yên có nhiều giống lúa mới, tuổi mạ không đòi hỏi cao như vậy, quy trình gieo, nhổ đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, ở nhiều nơi như Khánh Hòa, Liễu Đô, Tân Lĩnh đồng bào vẫn duy trì cách canh tác này, nhất là khi cấy lúa nếp. Sau khi cấy khoảng gần một tháng, đồng bào tiến hành làm cỏ đợt một. Nước được tháo cạn, lấy chân đạp đất, tay nhổ cỏ (sau này đồng bào đã biết dùng cào làm bằng gỗ để cào cỏ). Đối với chân ruộng bình thường, đồng bào để vài ngày mới tháo 50 nước trở lại. Làm như vậy để đất giữ chặt cây lúa và kích thích lúa phát triển. Đến khi lúa sắp làm đòng, đồng bào tiến hành phát cỏ bờ, bón thúc và làm cỏ lần hai. Đồng bào Lục Yên còn biết ủ phân chuồng (chủ yếu là phân trâu) để bón ruộng. Ngoài ra, đồng bào còn vào các hang động để hót phân con dơi mang về bón lúa rất tốt. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là gánh, hoặc dùng trâu kéo (dùng thân cây to khoét rỗng) có thể chở hàng chục gánh phân cùng một lúc. Ngoài việc bón phân, đồng bào đặc biệt chú ý đến xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi. Đồng bào Tày - Nùng đã biết dựa vào hoàn cảnh thiên nhiên để giải quyết nước tưới cho đồng ruộng trên cao như: Đắp đập (phai) ngăn nước sông, suối chảy vào ruộng; đào mương dẫn nước từ đầu nguồn các khe suối, men theo các sườn đồi để tưới cho các thửa ruộng trên cao. Bên cạnh đó, đồng bào Lục Yên đã biết lợi dụng sức nước chảy không chỉ để nâng cần giã gạo mà còn biết làm cọn nước (guồng nước) để đưa nước lên chân ruộng cao. Cọn nước được làm bằng gỗ, tre, nứa, mây Đó là những chiếc bánh xe, có đường kính rộng hẹp khác nhau tùy thuộc vào độ cao thấp của mặt ruộng so với mặt nước của sông hay suối. Ở bánh xe có những cánh quạt cản nước để cọn nước quay, đồng thời cản nước vào các ống bương đựng nước buộc chếch ở ngoài vành bánh xe, nước chảy đầy, bánh quay đưa ống bương lên cao, tự đổ nước vào máng dẫn nước đặt ngang và nước theo các ống máng nối liền với ruộng. Về kinh nghiệm mùa vụ, việc nắm bắt thời vụ là rất quan trọng, bởi lẽ khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa,. Khí hậu ở Lục Yên khắc nghiệt, mùa đông đến sớm và kéo dài, nên thời vụ đặc biệt quan trọng. Vì vậy, khi có mưa sớm, người dân tranh thủ cấy những thửa ruộng hạn (nà lẹng). Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Hàng năm cứ vào khoảng tháng tháng 4, tháng 5 gieo mạ, tháng 6, tháng 7 cấy và gặt vào tháng 10, tháng 11. Nhà nông thường xem ngày 8 tháng 4 có mưa hay không, để xếp đặt công việc làm ruộng cũng có phần ứng nghiệm. Có câu ngạn ngữ rằng: Ngày 8 tháng 4 không mưa, ruộng trũng đừng bừa, đi phát ruộng cao” [35, tr. 398] . Việc đúc kết kinh nghiệm về thời vụ là “chìa khóa” đã đem lại kết quả tốt cho người nông dân. 51 Khi thu hoạch, người Nùng do chủ yếu ở nhà đất, không có gầm sàn rộng để lúa, nên khi gặt thường dùng liềm cắt tận gốc, gom từng đống lớn ở giữa ruộng, dùng loỏng để đập. Loỏng là khúc gỗ to, khoét mảng sâu, khi đập ở hai đầu loỏng, hai bên có phên che. Sau khi đập xong, lúa được quạt sạch, gánh mang về nhà phơi khô rồi cất. Đối với người Tày, do sống trên nhà sàn, có gầm sàn rộng, cho nên khi gặt, người Tày thường dùng liềm cắt lúa ở bên dưới bông gạo khoảng 20 cm, dùng rạ để buộc thành nắm, phơi luôn trên các gốc rạ cho rơm và hạt thóc khô (khoảng hai đêm ba ngày), sau đó thu gom gánh về nhà cất vào “giảo khảu” (giảo khảu được quây một góc ở dưới gầm sàn, phên được đan bằng nứa tép, hoặc bưng ván, dưới sàn giảo được giải bằng gỗ cách mặt đất khoảng 20 đến 30 cm). Khi nào nhà hết gạo ăn thì người Tày bỏ lúa ra, xếp thành đống tròn, dắt ba đến bốn con trâu đi vòng quanh dẫm lên các bó lúa cho thóc rơi ra khỏi rơm. Cách làm này người Tày ở Lục Yên gọi là “nuột khảu”. Thóc sau khi được quạt sạch thì đem phơi khô để dự trữ và sử dụng, một phần đem bán, đổi lấy những vật phẩm cần thiết cho gia đình. Bên cạnh việc canh tác trên đồng ruộng nước, đồng bào ở Lục Yên còn làm ruộng nương. Nương có hai loại: nương bằng và nương dốc. Nương bằng có thể dùng cày, cuốc để canh tác, đó là các loại bãi bồi ven sông ven suối. Nương dốc là loại có độ dốc cao, khó cải tạo thành mặt bằng để làm ruộng, đồng bào khai thác, đắp bờ, giữ màu trồng cây lương thực, cây hoa màu, nhiều nhất là ngô, đậu, sắn, đỗ tương... Ở đầu thế kỷ XIX, các nương rẫy của đồng bào chủ yếu là do đốt rừng mà thành. Việc tra hạt được thực hiện theo hai cách: Cách thứ nhất, tra hạt theo hốc, người đi trước dùng gậy chọc lỗ, người đi sau đem theo một túi hạt bỏ xuống và lấp lại. Đây là cách làm với nương dốc và mới. Cách thứ hai là vãi hạt. Cách này chỉ cần một người vãi hạt, những người còn lại dùng bai cào để lấp. Cách này chỉ phù hợp với nương bằng Cả hai cách tra hạt đều làm tuần tự từ thấp đến cao, để đất lấp kín hạt trong quá trình ủ mầm và chống chim, thú phá hoại. Trong quá trình chăm sóc cũng tiến hành làm cỏ, ngoài ra còn phải cắm bù nhìn, làm chòi canh muông thú không cho chúng phá hoại. 52 Việc thu hoạch được tiến hành vào khoảng tháng 10, tháng 11 Âm lịch. Đồng bào không gặt lúa mà hái lúa, dụng cụ để hái là chiếc díp (hay nhíp). Sản phẩm thu được cất vào chòi canh, khi nắng ráo mới đem ra phơi. Lúa, ngô khô mới đem về nhà treo trên xà nhà hoặc để trên gác. Nương rẫy canh tác vất vả mà sản lượng lại không nhiều, không có vai trò lớn trong việc cung cấp lương thực nhưng hiện nay nhiều gia đình ở Lục Yên vẫn duy trì việc canh tác nương. Họ trồng ngô, đậu tương, sắn, chè... nhất là các dạng lúa nương bởi chất lượng gạo thơm ngon và một phần do tập quán canh tác. Ở xã Động Quan có giống khoai sọ tím (đồng bào ở Lục Yên gọi đó là khoai Dao, khoai Xá vì chỉ có người Dao, người Xá mới trồng được trên nương của họ). Có nơi gọi là khoai môn họ giải thích câu "Lên rừng nhớ vợ, nhớ con. Về nhà nhớ củ khoai môn trên rừng", ngụ ý: Khoai ngon đến mức mà người từ biên ải được trở về xuôi sum họp với gia đình rồi lại thấy nhớ da diết củ khoai môn như khi ở trên rừng nhớ những người thân yêu nhất nơi quê hương miền xuôi [86]. Vào độ sau Tết Âm lịch, là bà con người Dao ở Lục Yên lại tìm những sườn đồi, hoặc các hố đất trên núi đá đào hố đặt mầm khoai. Đến đầu mùa đông khi lá khoai vàng héo là thu hoạch. Phần lớn các gia đình ở Lục Yên đều có mảnh vườn quanh nhà, vườn được rào cẩn thận vừa là để xác định phạm vi đất đai của gia đình, vừa là để ngăn vật nuôi phá hoại. Trong vườn trồng các loại rau, gia vị, cây ăn trái như chuối, cam, chanh, mơ, mận, hồng không hạt... phục vụ nhu cầu cho gia đình và người thân. Ngoài ra đồng bào còn trồng các loại cây như hồi, sa nhân, y dong riềng (làm bánh tráng), các loại cây lấy gỗ như xoan, tre... - Chăn nuôi Đồng bào chăn bò, trâu, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá,để phục vụ cho sản xuất hoặc cải thiện bữa ăn hàng ngày. Đối với trâu, bò đồng bào thường chăn thả ở sườn đồi, thung lũng. Họ nuôi trâu, bò để lấy sức kéo trong việc cày, bừa, vận chuyển gỗ làm nhà, thồ thóc, gạo, ngô. Ở châu Lục Yên nổi tiếng có giống trâu ngố to khỏe để cung cấp sức kéo cho sản xuất nông lâm nghiệp, vận tải. Những con trâu đực trưởng thành từ 7 tuổi trở lên nặng khoảng 8 tạ đến một tấn và trâu cái nặng 5 đến 6 tạ vẫn còn khá phổ biến trong các bản làng của đồng bào Tày, Nùng, Dao, mỗi nhà thường 53 nuôi vài con trâu trở lên. Trâu được thả vào rừng, có người đi chăn nhưng do rừng núi rậm rạp nên con đầu đàn được đeo mõ cho dễ tìm. Ngoài ra, đồng bào còn nuôi dê trên các sườn núi đá vôi và làm chuồng tại đó để tiện cho việc chăn thả. Chăn nuôi lợn, gà, vịt, đào ao thả cá hầu như nhà nào cũng có nhưng theo thói quen của đồng bào, việc đầu tư chăm sóc ít được quan tâm. Việc chăn nuôi gia cầm cũng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của gia đình. Có thể nói nghề chăn nuôi của đồng bào ở Lục Yên tuy đa dạng nhưng vẫn là ngành kinh tế phụ bên cạnh ngành chính là trồng trọt. Nhìn chung nền kinh tế nông nghiệp ở Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX là một nền kinh tế nông nghiệp đan xen giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực với hoa màu, giữa khai thác ruộng nước với ruộng nương... Trong quá trình sản xuất có sự phân công lao động giữa nam và nữ, có sự hợp tác trong lao động (mỗi vụ cấy, gặt đồng bào thường giúp đỡ nhau, hình thức thường thấy là đổi công). Đồng bào hợp tác với nhau đào mương, đắp phai trước các vụ gieo trồng để đảm bảo nguồn nước tưới. Bên cạnh một nền nông nghiệp truyền thống, cư dân Lục Yên và đồng bào các dân tộc miềm núi nói chung sinh sống còn dựa vào khai thác các sản vật có sẵn trong tự nhiên. Ở Lục Yên chủ yếu là khai thác tài nguyên rừng. Theo sách Kiến văn tiểu lục: “Các xã thuộc châu Lục Yên, sản xuất vỏ cây gió, nứa, tre và các thứ cây khác; các xã Bắc Quang, Vị Thượng và Điện Quan thuộc châu Lục Yên sản xuất gỗ xoan, gỗ vàng tâm, người địa phương chở xuống bán ở bến sông Chảy” [13, tr. 387]. Tùy từng khu vực, từng mùa mà đồng bào ở Lục Yên vào rừng hái lượm những loại rau, củ, quả, nấm hương, mộc nhĩ có nhiều trong mùa xuân và đầu mùa hạ, các loại măng, có thể làm chua hay phơi khô để dự trữ ăn dần. Các loại cây củ rừng có bột như cây báng, củ mài thường được đồng bào khai thác vào những năm mất mùa hay giáp hạt để ăn thay cơm. Đồng bào còn khai thác mật ong rừng, củi gỗ, song, mây...để sử dụng và đem bán đổi lấy muối và là một nguồn thu hỗ trợ cho nông nghiệp. Bên cạnh hái lượm, đồng bào còn săn bắt thú rừng để bổ sung thức ăn cho bữa cơm gia đình. Săn bắt còn có ý nghĩa bảo vệ nương rẫy. Vũ khí săn bắt chủ yếu là tên, nỏ, lao, giáo, bẫy. 54 Ngoài săn bắt, hái lượm ở những nơi gần sông, suối, đồng bào còn đánh bắt cá bằng các dụng cụ tự chế như lưới, vó, đó...hoặc bằng cách thả ruốc. Ở nửa đầu thế kỷ XIX tài nguyên thiên nhiên còn nhiều, việc khai thác của đồng bào có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do con người khai thác tràn lan, nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên sông nước của Lục Yên cạn dần. Các loài muông thú quý hiếm không còn nữa, sông suối cũng ít hẳn cá tôm. Nghề khai thác tự nhiên không còn nhiều ý nghĩa đối với đời sống của đồng bào. Hiện nay, đồng bào Lục Yên tham gia tích cực vào phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng. Ngoài trồng các cây lấy gỗ, đồng bào cũng rất tích cực hưởng ứng trồng các loại cây công nghiệp như quế, sắn; cây ăn quả có giá trị cao như cam, quýt, hồng không hạt... 2.3.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp - Thủ công nghiệp Đồng bào dân tộc Lục Yên từ lâu đã có một số nghề thủ công truyền thống: nghề dệt vải, đan lát, nhuộm chàm, làm mộc Trước đây do xuất phát từ nền kinh tế tự cung tự cấp nên sản phẩm của nghề thủ công phần lớn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, ít mang tính chất hàng hóa. Nghề đan lát: Hầu hết các gia đình đều tự túc được các đồ đan thông thường như giần, sàng, tấm phên, sọt, rổ Công việc đan lát có thể làm quanh năm, nhưng thường tập trung vào lúc nông nhàn. Nguyên liệu lấy từ cây tre, nứa có sẵn trong vườn hoặc trong rừng được chặt về gác lên rãnh bếp để khi nào rảnh việc thì lấy xuống đan và đồ đan sẽ dùng được bền, không bị mọt. Nghề đan lát có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người người Tày, Nùng, Dao. Họ dùng những sản phẩm đó để đựng các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Nghề dệt vải: Cũng như nghề đan lát, nghề dệt phát triển đều khắp ở Lục Yên. Hiện nay, nhất là ở người Tày ở xã Khánh Thiện, nghề dệt thổ cẩm để làm nên những vỏ chăn, đệm, trang phục.. vẫn được phát triển. Mỗi dân tộc cũng có những nét riêng đặc trưng cho truyền thống văn hóa dân tộc. Nếu như người Nùng, người Dao chỉ biết trồng bông, dệt vải, nhuộm vải thì người Tày còn có thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. 55 Trồng bông, dệt, nhuộm vải: Người Tày, Nùng, Dao ở Lục Yên thường gieo hạt bông vào tháng Giêng, tháng Hai, gieo vào thời điểm này cây bông sẽ nở hoa sớm, tránh được sương muối. Bông được thu hoạch vào tháng 6, 7, khi mang về bông được phơi nắng, rồi tách hạt để được bông nõn, sau đó “công phải” (bật bông) làm cho bông xốp lên, rồi vê thành từng con đưa vào “slỏa” (xa kéo sợi) kéo thành sợi. Con sợi được hồ cứng bằng nước cháo bột gạo để làm sợi dọc, sau đó người ta dùng “cọn lót” (guồng sợi) tạo sợi thành các con sợi đưa vào khung dệt. Để vải có màu đẹp và bền, đồng bào thường nhuộm vào tháng 7, 8 vì khi đó tiết trời khô ráo vải mau khô và bắt màu tốt. Vải thường được nhuộm củ nâu, chàm hoặc các loại lá cây rừng khác, nhưng chủ yếu là nhuộm chàm. Khi chàm được thu hoạch, đồng bào ngâm chàm vào thùng gỗ to, sau hai ngày đêm thì vớt xác cành lá, cho nước vôi trong và nước lọc tro bếp vào ngâm cùng. Khi nào chàm lắng xuống thì gạn bỏ nước, lọc lấy chàm ở đáy thùng. Công đoạn nhuộm chàm cũng rất công phu, mỗi súc vải phải nhuộm đến hai, ba lần và phải mất vài tháng mới hoàn thành. Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải: Những gia đình người Tày ở Lục Yên trước đây, nhà nào cũng có vườn dâu. Người ta trồng dâu ở vườn hoặc các bãi bồi ven sông, suối, có gia đình trồng ở xung quanh nương ngô, sắn, vừa để lấy lá nuôi tằm, vừa để làm cọc rào vườn. Cây dâu cũng được chăm sóc, làm cỏ, bón phân rất cẩn thận. Tằm được nuôi ở những nơi rộng rãi, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh ruồi, muỗi, kiến đốt tằm. Khi cho tằm ăn lá dâu phải khô ráo, lúc tằm còn nhỏ lá dâu phải được thái nhỏ khi cho ăn, nhưng đến khi tằm lớn thì không phải thái. Quá trình nuôi tằm của đồng bào phải kiêng nhiều thứ như: Phụ nữ ở cữ không được đến gần tằm, người chăn tằm không được xem người và các con vật đẻ, đi đám ma về phải qua vài ngày mới được cho tằm ăn, kiêng ăn các loại rau có mùi Nếu không kiêng được tằm sẽ bị chết hoặc chất lượng kén sẽ không tốt. Theo kinh nghiệm của đồng bào thì sau khi tằm làm kén được ba đến bốn ngày là thời điểm đẹp nhất để kéo tơ. Tơ sau khi được kéo, phơi khô, quấn thành con sợi và từ đó dệt thành vải. Nghề làm hương đốt: Nguyên liệu làm hương rất đơn giản, chủ yếu từ các loại cây có sẵn trên rừng như: gỗ mục, vỏ cây kháo, lá cây hắt, tre Khi làm người ta đem gỗ mục, cây kháo và lá cây hắt đã phơi khô cho vào cối giã mịn, trộn đều, pha 56 chế; tăm hương được làm từ thân tre hoặc mai trên một năm tuổi, ngâm dưới ao bùn khoảng từ 25 đến 30 ngày, vớt lên, phơi khô, chẻ nhỏ. Trong quá trình làm hương, điều quan trọng nhất là người làm hương cần có sự tinh tế, khéo léo trong cách pha chế, nếu sai lệch dù là nhỏ sẽ tạo ra mùi thơm không như ý muốn. Hương sau khi làm, phơi khô từ 2 - 3 ngày là có thể dùng được. Nghề mộc: Nghề mộc của đồng bào ên mới chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ, giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối giã gạo, làm quan tài gỗphục vụ cho sản xuất, vui chơi chứ không chuyên sản xuất đồ gỗ. Nghề làm đồ trang sức: Phát triển chủ yếu trong đồng bào Dao. Nguyên liệu chủ yếu là bạc. Sản phẩm chủ yếu là những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, nhẫn, những dây bạc, những đồ trang trí trên quần áo.. Ngoài ra đồ trang sức chế tạo từ đá spilit quắc dít, amphibôlit là nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương. Họ dùng ngay các công cụ bằng đá để cưa, khoan, tiện mài và đánh bóng. Nghề làm giấy: Đây là một nghề cũng được coi là phổ biến của dân tộc Dao ở Lục Yên. Không những dân tộc Dao mà cả các dân tộc thiểu số khác, như Tày, Nùng, rất ưa thích những thứ giấy của người Dao, vì nó bền và tốt. Loại giấy này rất ăn mực và nét chữ giữ được lâu. Nguyên liệu làm giấy chủ yếu là vầu, nứa, trúc non. Họ tráng giấy trên khuôn hình chữ nhật rộng 30cm, dài 60cm và thường tráng những tờ giấy chồng lên nhau ngay trong khuôn khi nào được 40 tờ mới đem phơi, không cần tách riêng từng tờ [92]. Nhìn chung, thủ công nghiệp nơi đây vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp, vẫn chỉ là nghề phụ gia đình, làm vào những lúc nông nhàn. Trong nền kinh tế truyền thống của các cư dân Tày, Nùng, Kinh, Dao ở Lục Yên còn nhiều hạn chế, nổi bật là tính tự cung, tự cấp. Hiện nay, nghề thủ công truyền thống của đồng bào vẫn được duy trì như nghề mộc: làm giường, tủ, bàn, ghế, nghề rèn, các công cụ sản xuất như dao, cuốc, lưỡi cày... nghề đan lát; các đồ dùng đồ đựng bằng tre, nứa... - Thương nghiệp Xuất phát từ vị trí thuận lợi, thương nghiệp của Lục Yên đã sớm khởi sắc: Từ Lục Yên đi về phía Tây là huyện Trấn Yên tỉnh Hưng Hóa, phía đông và phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tuy, phía nam giáp châu Thu (Tuyên Quang), là chiếc cầu nối nền 57 kinh tế của các tỉnh miền xuôi và các tỉnh miền núi. Vì vậy, từ lâu các đồng bào dân tộc ở châu Lục Yên đã có sự giao lưu buôn bán với các địa phương khác trong và ngoài khu vực. Về đường sông, sông Chảy chảy qua địa phận châu Lục Yên cũng giữ vai trò quan trọng trong việc thông thương, giao lưu, phát triển kinh tế của Lục Yên với các trao đổi hàng hóa chủ yếu là qua chợ. Theo Địa danh Yên Bái Sơ khảo: “Chợ đặt trên một quả đồi thấp ven đường Lục Yên đi Vĩnh Tuy. Phía Đông là ngòi Vặc nhập vào Bích Hà, phía Tây liền kề cánh đồng màu mỡ. Chợ họp vào các ngày mồng một, rằm hàng tháng, người tứ phương trẩy hội rất đông, buôn bán hàng hóa tấp nập” [32, tr.192]. Hoạt động buôn bán, thông thương ở khu vực này ngày một tấp nập đông vui với chợ Tòng Lệnh và phố Đà Dương. Sản phẩm chủ yếu là tre nứa, gỗ tròn, song, mây, củ nâu, súc vật. Nhân dân địa phương mang lâm sản, hàng hóa từ Lục Yên về Tu Vũ (Thanh Thủy), Chí Chủ, Vũ Ẻn, Hoàng Cương (Thanh Ba), Ấm Thượng (Hạ Hòa) của tỉnh Phú Thọ để trao đổi. Sự buôn bán qua lại ấy còn được tiếp nối đến ngày nay. Lúc bấy giờ nhà Nguyễn đã đặt đồn tuần để thu thuế các chợ ở Lục Yên. Hệ thống phố, chợ và trạm thu thuế xuất hiện là cơ sở quan trọng để khẳng định hoạt động giao lưu buôn bán trong và ngoài châu đã có sự phát triển. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã quy định kinh tế Lục Yên chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp chỉ mang tính chất là nghề phụ chưa tách khỏi nông nghiệp. Mặc dù, thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 nhưng phải đến năm 1886 thực dân Pháp mới đánh chiếm Yên Bái và châu Lục Yên. Từ năm 1886 đến năm 1898 diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái chống lại thực dân Pháp. Vì vậy, nửa cuối thế kỷ XIX ở Lục Yên thực dân pháp chỉ đặt được ách cai trị về chính trị bằng cách chia đặt hành chính còn chưa thống trị được về mặt kinh tế, do vậy về cơ bản nền kinh tế của Lục Yên chưa có nhiều biến chuyển chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Ngày nay, khi mà nền kinh tế phát triển, giao thông đi lại thuận lợi ngành thương nghiệp của Lục Yên phát triển mạnh. Ngoài các chợ ở thị trấn Yên Thế thì 58 hầu hết các xã đều có chợ phiên họp vào các ngày nghỉ như thứ 7, chủ nhật để đồng bào mua bán, trao đổi hàng hóa. 2.4. Thuế khóa Ở thời Lý, nhà nước khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng chính sách thuế công và khai thác tài nguyên. Theo lệ thuế năm 1013, vua Lý Thái Tổ quy định cư dân miền núi phải cống nạp những sản vật địa phương cho nhà nước theo định kì. Năm 1117, phò mã Dương Cảnh Thông dâng hươu trắng, còn thủ lĩnh châu Tư Nông (Phú Bình - Thái Nguyên) Hà Vĩnh Lộc dâng ngựa hồng có cựa [56, tr. 52]. Dưới thời Lê - Trịnh đã tiến hành thu thuế vùng dân tộc thông qua các tù trưởng địa phương. Để có cơ sở quản lý địa phương, chính quyền ban lệnh: các xã tiến hành lập sổ “Tu tri bạ” ghi rõ địa giới hình thế núi sông, những nơi hiểm yếu của địa phương gửi lên để biên vào bản đồ của trấn. Việc lập sổ “Tu tri bạ” là cơ sở để Nhà nước đánh thuế vùng dân tộc thiểu số. Năm 1732, chúa Trịnh quy định ngạch thuế ở các tuần có phần rõ ràng và cụ thể hơn các triều đại trước, như: “tuần Tam Kỳ (Hàm Yên), xứ Tuyên Quang lệ thuế đồng niên là 1.231 quan 5 tiền 43 đồng tiền quý” [56, tr. 106]. Nhà nước còn thông qua phụ đạo để thu thuế: năm 1689, Nguyễn Công Kiều kiêm giữ chức trấn thủ, kê khai lệ thuế của các làng người Xá Tụ ở Tuyên Quang, Hưng Hóa như sau: Châu Văn Bàn các làng người Xá nộp thóc và sơn sống, được nộp thay bằng bạc nén tính cả chính tang và lễ giấy bút là 4 dật 3 đồng 6 phân; vải to 120 thước [56, tr. 106, 107]. Bảy chủng tộc người Man: Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Nam, Sơn Bán, Sơn Miên, Hán Văn ở Tuyên Quang (1722), phụ đạo thường sai khiến họ, “Hàng năm thu thuế mỗi nóc nhà 5 lạng bạc”. Sang đầu thế kỉ XIX, vua Gia Long thống nhất đất nước, thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Năm 1805 Gia Long cho lập sổ địa bạ nhằm tăng cường quản lí chặt chẽ ruộng đất, đảm bảo nguồn thu tô thuế, thể hiện quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước, đồng thời làm cơ sở để đánh thuế ruộng tư, chia cả nước làm 4 khu vực để đánh thuế: Khu vực 1 gồm: các phủ Quảng Bình, Triệu Phong, Điện Bàn, Thăng Hoa Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Hòa, Diên Khánh. 59 Khu vực 2 gồm: các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, phủ Phụng Thiên. Khu vực 3 gồm: Yên Quảng, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng. Khu vực 4 gồm: Bình Thuận, Gia Định, Định Tường, Long Xuyên, Kiên Giang. Theo đó, mức thuế của Lục Yên thuộc khu vực III, quy định cụ thể như sau: Hạng nhất nộp 50 bát/mẫu đối với ruộng đất công, 20 bát/mẫu đối với ruộng tư. Hạng nhì nộp 42 bát/mẫu đối với ruộng đất công, 20 bát/mẫu đối với ruộng tư. Hạng ba nộp 25 bát/mẫu đối với ruộng đất công, 10 bát/mẫu đối với ruộng tư. Trên cơ sở đó, châu Lục Yên với 100% là ruộng tư nên mức thuế mà nhân dân sẽ phải đóng là: Ruộng hạng 3: 10 bát/ mẫu. Thời Minh Mệnh chia cả nước làm 3 khu vực: Khu vực 1: Như thời Gia Long Khu vực 2: Từ Nghệ An ra Bắc Khu vực 3: như khu vực 4 thời Gia Long Trên cơ sở phân chia khu vực của vua Minh Mệnh, tỉnh Tuyên Quang thuộc khu vực 2. Mức thuế như sau: Hạng nhất 80 thăng/ mẫu với ruộng công và 26 thăng/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng nhì 56 thăng/ mẫu với ruộng công và 20 thăng/ mẫu đối với ruộng tư. Hạng ba 33 thăng/ mẫu đối với ruộng công và 13 thăng/mẫu đối với ruộng tư [27, tr. 163]. Như vậy, mức thuế mà nhân dân Lục Yên đóng góp là: ruộng hạng 3: ruộng công 33 thăng/mẫu, ruộng tư 13 thăng/mẫu. Ngoài thuế ruộng, nhân dân châu Lục Yên phải đóng góp thêm nhiều loại thuế khác nữa theo quy định của nhà nước như thuế cửa quan, thuế sản vật...Không chỉ tăng cường quản lý đất đai, quản lý nhân khẩu cũng là một vấn đề quan trọng của triều đình nhằm thu thuế và tuyển lính. Theo Đồng Khánh địa dư chí có ghi mức thuế của Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX như sau: Dân số: Số đinh theo sổ cũ là 265 người. Ruộng đất: Số ruộng đất theo sổ cũ là 523 mẫu . Thuế: Thuế đinh điền cả năm nộp bằng tiền là 393 quan, nộp bằng thóc là 126 hộc [51, tr. 868]. 60 Tiểu kết: Lục Yên là một châu nằm ở miền núi phía Bắc, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nhưng những diễn biến chính về ruộng đất đã phản ánh xu thế chung của tình hình ruộng đất của cả nước dưới triều Nguyễn. Qua địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) cho thấy, tình hình ruộng đất châu Lục Yên nửa đầu thế kỷ XIX có gần 100% là diện tích ruộng tư. Quy mô sở hữu ruộng đất chưa lớn, chủ yếu là sở hữu vừa và nhỏ. Phần lớn ruộng đất tập trung vào nhóm họ Hoàng vì đây là một dòng họ thổ tù thế tập, ngoài ra còn có họ Lương. Trong địa bạ, chất lượng đất đai chỉ có ruộng hạng ba, thu điền. Kinh tế nông nghiệp của Lục Yên còn lạc hậu chủ yếu là trồng lúa với kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu dẫn đến năng suất cây trồng thấp, thủ công nghiệp chủ yếu trong phạm vi gia đình, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ trong gia đình, thương nghiệp chỉ phát triển ở những nơi đông dân cư, trung tâm khu vực. Để khẳng định quyền thống trị, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách, chính quyền nhà Nguyễn, quản lý ngày một chặt chẽ nền kinh tế Lục Yên bằng chính sách ruộng đất, quản lý nhân khẩu, hệ thống thuế khóa ngày một chặt chẽ, quy củ hơn. 61 Chƣơng 3 VĂN HÓA CHÂU LỤC YÊN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 3.1. Làng bản và nhà cửa Người Tày thường cư trú tập trung thành làng bản ven các chân đồi, thung lũng, giữa các khe núi gần với nước, ruộng, nương rẫy. Mỗi chòm xóm có 5 - 7 nóc nhà, cũng có nơi chỉ có một hai nóc nhà, nhà nọ đi đến nhà kia thường tắt qua đồi “yên ngựa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_kinh_te_van_hoa_chau_luc_yen_tinh_tuyen_quang_nua_d.pdf
Tài liệu liên quan