LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG. 7
1.1 Khái niệm, vai trò kỷ luật lao động. 7
1.1.1 Khái niệm kỷ luật lao động . 7
1.1.2 Vai trò của kỷ luật lao động 11
1.2 Khái niệm, căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động và hậu quả pháp
lý của việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động. . .16
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm kỷ luật lao động. 16
1.2.2 Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động. 17
1.2.3 Hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động.20
1.3 Điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao
động .21
1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ
luật lao động 21
1.3.2 Nội dung pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động . 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ KỶ LUÂT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 33
2.1 Thực trạng pháp luật về kỷ luật lao động và thực tiễn thực hiện . 33
2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật về kỷ luật lao động 33
2.1.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động. .46
2.2 Thực trạng pháp luật về trách nhiệm kỷ luật lao động và thực tiễn thực
hiện . 50
41 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động trong pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời lao động nhằm đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình sản
xuất, kinh doanh. Còn người lao động có nghĩa vụ phải tuân theo sự sắp xếp,
điều hành của người sử dụng lao động.
11
Người sử dụng lao động có nhiều cách thức để thực hiện tốt quyền
quản lý lao động của mình, song một trong những cách thức quan trọng không
thể không nhắc tới đó chính là thiết lập kỷ luật lao động. Thông qua việc thiết
lập và duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể dễ dàng quản
lý, điều hành quá trình lao động trong đơn vị bằng cách đặt ra các quy tắc,
quy chế làm việc dựa trên ý chí của bản thân và quy định của pháp luật buộc
người lao động phải tuân theo. Đồng thời, để đảm bảo cho việc nâng cao ý
thức chấp hành kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có quyền áp dụng
các chế tài kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động
và khen thưởng đối với những người chấp hành tốt. Từ đó, tạo ra một trật tự,
nề nếp trong lao động sản xuất, kinh doanh, làm thỏa mãn không chỉ lợi ích
của người sử dụng lao động mà còn đảm bảo cho cả quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động, góp phần duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa,
tạo động lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Như vậy, dưới góc độ lý luận, kỷ luật lao động là một nội dung quan
trọng trong quyền quản lý của người sử dụng lao động. Việc thiết lập và duy
trì kỷ luật lao động là nhu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình tổ chức lao
động xã hội.
1.1.2 Vai trò của kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động có vai trò rất to lớn trong sản xuất, phát triển kinh tế.
Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng không thể thiếu được kỷ luật lao động. Tại
những quốc gia phát triển, người lao động có tính kỷ luật cao chính là chìa
khóa của thành công. Còn ở Việt Nam, kỷ luật lao động cũng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến
lên xã hội chủ nghĩa. Nhất là khi nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc
hậu, người lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn nên tác phong lao động
công nghiệp chưa cao, tùy tiện trong công việc,...Thực hiện tốt kỷ luật lao
12
động sẽ mang lại cho nước ta những lợi ích cả ở tầm vĩ mô trên các phương
diện kinh tế, chính trị, xã hội và ở tầm vi mô là lợi ích đối với người sử dụng
lao động và người lao động. Cụ thể:
Vai trò của kỷ luật lao động với Nhà nước:
Mục đích của kỷ luật lao động là nhằm đảm bảo hành vi của người lao
động được đúng đắn, phù hợp với quy định của doanh nghiệp. Do vậy, việc
xây dựng và duy trì kỷ luật lao động không chỉ mang lại sự phát triển ổn định
cho doanh nghiệp, mà quan trọng hơn nó còn mang lại sự phát triển ổn định
cho đất nước trên nhiều phương diện khác nhau.
Trên phương diện kinh tế, kỷ luật lao động được chấp hành tốt sẽ làm
cho thời gian lao động hữu ích tăng lên kéo theo đó là sự phát triển của các
doanh nghiệp. Bởi lẽ , nguồn lực quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh
tế - người lao động được sử dụng, phân bổ một cách hợp lý, khoa học phục vụ
tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, người lao động với trình
độ, chuyên môn và tính kỷ luật cao sẽ đảm bảo cho quá trình vận hành các
máy móc, thiết bị của doanh nghiệp được liên tục, ổn định, giảm nguy cơ xảy
ra sự cố, tai nạn lao động,qua đó góp phần làm tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm, tránh lãng phí nguyên, nhiên vật liệu và làm tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đối với
những ngành, lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, đến cuộc sống của mọi
người dân trong cả nước như: nhiệt điện, thủy điện, cầu, đường, hàng không,
hầm lò,... vấn đề kỷ luật lao động càng có ý nghĩa quan trọng. Sự chấp hành
nghiêm chỉnh kỷ luật lao động sẽ đảm bảo cho các ngành trọng yếu này được
phát triển ổn định, làm cơ sở cho sự phát triển chung của các ngành khác
trong xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước không ngừng tăng trưởng.
Ngoài ra, việc tuân thủ kỷ luật lao động còn là một trong các yếu tố
thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào trong nước góp phần thúc đẩy tăng
13
trưởng kinh tế. Đồng thời, tận dụng được nguồn lực khoa học, kỹ thuật tiên
tiến của các nước trên thế giới vào trong sản xuất, làm xuất hiện nhiều ngành
nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Việc xuất hiện của các ngành nghề
này làm cho nền cơ cấu kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật dần đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Trên phương diện xã hội, kỷ luật lao động gián tiếp góp phần quan
trọng làm cho đời sống của mọi người dân nói chung và người lao động nói
riêng được nâng cao, cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bởi khi, các
doanh nghiệp duy trì cho mình được một nề nếp làm việc khoa học, hiệu quả
thì theo lẽ tự nhiên các doanh nghiệp đó sẽ phát triển ổn định, nền kinh tế của
đất nước cũng theo đó mà tăng trưởng đi lên, ngân sách nhà nước sẽ dồi dào
và có nhiều điều kiện hơn để thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội như:
xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường, khu vui chơi giải trí, phục vụ
dân sinh.
Không những thế, việc thi hành tốt kỷ luật lao động còn vai trò không
nhỏ trong việc duy trì hài hòa mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động, hạn chế xảy ra tình trạng tranh chấp, kiện tụng, qua đó phần
nào ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Vai trò của kỷ luật lao động với người sử dụng lao động:
Kỷ luật lao động là phương thức để người sử dụng lao động thiết lập
kỷ cương, nề nếp làm việc trong doanh nghiệp, duy trì mối quan hệ lao động
ổn định, hài hòa, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh
nghiệp. Thông qua kỷ luật lao động, hành vi của người lao động sẽ bị điều
chỉnh bởi những quy tắc nhất định, nội dung của các quy tắc này thường chứa
đựng những quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ an toàn, vệ sinh
14
lao động Do vậy, kỷ luật lao động được đặt ra sẽ có vai trò hữu hiệu trong
việc ngăn chặn hành vi tùy tiện, vô tổ chức, không tôn trọng mệnh lệnh, điều
hành của cấp trên trong quá trình làm việc của người lao động, hướng người
lao động vào khuôn khổ trật tự mà người sử dụng lao động mong muốn để có
thể đạt được hiệu quả công việc một tối ưu. Mỗi một hành vi mà người lao
động thực hiện đều không được phép trái với quy định của kỷ luật lao động
hay nói cách khác, mỗi cá nhân người lao động sẽ phải có trách nhiệm thực
hiện nghiêm túc chế độ kỷ luật lao động do người sử dụng lao động ban hành,
bất kỳ hành vi vi phạm nào cũng có thể bị xử phạt tùy thuộc mức độ nghiêm
trọng và lỗi đã thực hiện.
Bên cạnh đó, kỷ luật lao động cũng là cách thức quan trọng để người
sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý của mình trong việc tổ chức, điều
hành hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có
quyền tự chủ trong việc đề ra các mệnh lệnh, yêu cầu buộc người lao động
phải tuân theo nhằm đạt được những lợi ích mà họ mong muốn và tất nhiên,
các yêu cầu, mệnh lệnh này không được trái với quy định của pháp luật,
không được xâm phạm tới các quyền lợi cơ bản của con người. Mặc dù, các
quy định về kỷ luật lao động không phải là các quy phạm pháp luật nhưng
chúng lại có giá trị pháp lý buộc người lao động phải tuân theo. Do vậy, nếu
như người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao
động sẽ có quyền xử lý kỷ luật đối với họ. Quyền xử lý kỷ luật lao động là
một trong các quyền quản lý quan trọng của người sử dụng lao động được
pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo duy trì trật tự, nề nếp trong doanh nghiệp,
hỗ trợ người sử dụng lao động điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một
cách hiệu quả.
Vai trò của kỷ luật lao động đối với người lao động:
Chấp hành tốt kỷ luật lao động không chỉ bảo vệ lợi ích của doanh
15
nghiệp mà còn bảo vệ lợi ích của chính bản thân người lao động. Thực tế đã
chứng minh, khi người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, hiệu quả,
năng suất lao động của họ sẽ tăng lên, mục tiêu công việc đặt ra sẽ được hoàn
thành tốt, cơ hội thăng tiến của người lao động cũng dần rộng mở hơn. Bởi
khi đã đưa mình vào kỷ luật, người lao động có thể kiểm soát được suy nghĩ
và hành động của mình, họ có thể sẵn sàng từ chối những lời mời vui chơi
hoặc một số thú vui để tập trung vào công việc. Mặt khác, đối với những công
việc có độ nguy hiểm cao thì việc tuân thủ kỷ luật lao động nhất là trong việc
phải sử dụng các thiết bị bảo hộ như mũ, găng tay, quần áo,sẽ giúp họ được
đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng.
Ngoài ra, kỷ luật lao động và các hình thức kỷ luật kèm theo còn là
động lực thúc đẩy người lao động hoàn thiện chính bản thân mình, củng cố
thái độ, tinh thần tự giác làm việc. Không những thế, kỷ luật lao động còn
khiến họ trở thành những người lao động có tác phong công nghiệp luôn có
trách nhiệm phấn đấu hoàn thành công việc trong mọi trường hợp họ phải
hoàn thành, chứ không phải khi họ cảm thấy thích hoàn thành chúng. Bởi nếu
như không hoàn thành tốt nghĩa vụ lao động của mình họ sẽ phải gánh chịu
các chế tài nhất định được quy định trong nội quy lao động. Do vậy, có thể
nói kỷ luật lao động là một biện pháp quan trọng để giáo dục và rèn luyện
người lao động, giúp họ nâng cao tinh thần, ý thức tự giác, trách nhiệm đối
với công việc, loại bỏ dần những thói hư tật xấu, sự vô kỷ luật trong quá trình
lao động.
Với những vai trò quan trọng như trên, cần thiết phải đề cao hơn nữa
việc tuân thủ kỷ luật lao động. Đồng thời, việc xử lý kỷ luật lao động cũng
phải được tiến hành một cách hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật. Nếu áp dụng
và thi hành kỷ luật không tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích hợp pháp của người lao động.
16
Nhưng ngược lại nếu thi hành kỷ luật lao động một cách đúng đắn, kịp thời,
phù hợp thì nó sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Bởi người
lao động sẽ cảm thấy mình được bình đẳng, an toàn trong khi làm việc, thấy
tin tưởng vào người sử dụng lao động và sẽ làm việc ngày càng tích cực hơn.
1.2 Khái niệm, căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động và hậu
quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm kỷ luật lao động
Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, nói tới “trách nhiệm” là nói tới
bổn phận của một người mà họ phải hoàn thành, bổn phận này mang tính tích
cực, xuất phát từ ý thức của con người về vị trí, vai trò của mình đối với xã
hội, đối với gia đình và những người xung quanh. Vậy trách nhiệm kỷ luật lao
động phải được hiểu như thế nào?
Chúng ta đều biết, kỷ luật lao động có vai trò đặc biệt quan trọng để
thiết lập và duy trì trật tự, nề nếp trong các đơn vị lao động. Việc chấp hành kỷ
luật lao động là nghĩa vụ cơ bản của người lao động, do đó, để đảm bảo cho ý
thức chấp hành kỷ luật lao động của người lao động luôn được đề cao, người sử
dụng lao động có quyền áp dụng các chế tài xử phạt đối với người lao động có
hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Người lao động phải chịu trách nhiệm trước
người sử dụng lao động về hành vi vi phạm của mình. Việc chịu trách nhiệm
này của người lao động làm hình thành lên trách nhiệm kỷ luật lao động.
Trách nhiệm kỷ luật cũng không phải là một loại trách nhiệm pháp lý,
trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm pháp luật
với Nhà nước. Trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng
chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của các quy phạm
pháp luật đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thông qua các tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền.
17
Còn trong quan hệ pháp luật lao động, đối tượng áp dụng của trách
nhiệm kỷ luật lao động là người lao động khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật
lao động, tức là người lao động phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao
động về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của mình chứ không phải chịu trách
nhiệm trước Nhà nước. Và người có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỷ luật
lao động chính là người sử dụng lao động chứ không phải bất kỳ cơ quan, tổ
chức hay cá nhân nào đại diện cho Nhà nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng trách
nhiệm kỷ luật lao động này phải được tiến hành theo những trình tự, thủ tục
nhất định mà pháp luật quy định, tuy nhiên đó không phải là những trình tự,
thủ tục hành chính như khi áp dụng trách nhiệm pháp lý.
Qua phân tích trên, ta có thể rút ra khái niệm trách nhiệm kỷ luật lao
động như sau: Trách nhiệm kỷ luật lao động là trách nhiệm giữa người lao
động và người sử dụng lao động trên cơ sở hợp đồng lao động, phát sinh khi
người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, theo đó người sử dụng
lao động buộc người lao động phải chịu một trong các hình thức kỷ luật lao
động mà pháp luật cho phép tương ứng với hành vi vi phạm kỷ luật.
1.2.2 Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động
Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là căn cứ mang tính pháp
lý, mà dựa vào đó người sử dụng lao động có thể tiến hành xử lý kỷ luật
người lao động hoặc không. Việc xử lý kỷ luật lao động nhằm mục đích giáo
dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm làm việc của người lao động đối với công
việc, do vậy, hậu quả không phải là căn cứ bắt buộc để áp dụng trách nhiệm
kỷ luật lao động. Căn cứ quan trọng cho việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao
động là hành vi vi phạm kỷ luật lao động và lỗi của người lao động.
- Thứ nhất, hành vi vi phạm kỷ luật lao động: Hành vi vi phạm kỷ luật
lao động là hành vi của người lao động vi phạm các nghĩa vụ đã được quy định
trong nội quy lao động của doanh nghiệp hoặc vi phạm các mệnh lệnh điều hành
18
hợp pháp của người sử dụng lao động. Thông thường, đối với các doanh nghiệp
chưa có nội quy lao động thì hành vi vi phạm kỷ luật lao động được hiểu là các
hành vi không tuân theo yêu cầu, mệnh lệnh mà người sử dụng lao động ban
hành. Trường hợp doanh nghiệp có nội quy lao động nhưng nội quy đó lại trái
pháp luật thì người sử dụng lao động không thể căn cứ vào các hành vi được quy
định trong nội quy để xử lý kỷ luật người lao động.
Hành vi vi phạm kỷ luật lao động thường được thể hiện dưới dạng
không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ lao động
được giao. Khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động xảy ra, người sử dụng lao
động cần tiến hành lập biên bản, trong nội dung biên bản phải xác định người
lao động đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ lao động cụ thể nào, thời gian, địa
điểm xảy ra vi phạm;Ngoài ra, khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, mọi
trình tự, thủ tục đều phải tuân theo quy định của pháp luật, có như vậy kết quả
xử lý kỷ luật lao động mới không bị coi là trái pháp luật. Bởi trên thực tế, có
rất nhiều vụ kiện tụng về kỷ luật lao động đã xảy ra, tuy người lao động thật
sự có hành vi vi phạm kỷ luật và người sử dụng lao động đã áp dụng đúng
hình thức kỷ luật nhưng vẫn bị Tòa án tuyên là kỷ luật lao động trái pháp luật
do việc xử lý kỷ luật đã không được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà
pháp luật quy định. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng phải chú ý
rằng không phải mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ của người lao động đều bị xử
lý kỷ luật lao động, bởi có những nghĩa vụ người lao động vi phạm nhưng
không xâm phạm đến trật tự trong doanh nghiệp thì cũng không phải xử lý kỷ
luật lao động.
- Thứ hai, lỗi của người lao động vi phạm: Lỗi là thái độ, tâm lí của
người lao động đối với hành vi vi phạm kỷ luật lao động và hậu quả do hành
vi đó gây ra. Một người lao động được coi là có lỗi nếu hành vi vi phạm đó là
kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều kiện chủ quan và
19
khách quan để lựa chọn, thực hiện cách xử sự khác phù hợp với yêu cầu, đòi
hỏi của doanh nghiệp. Do đó, khi có hành vi vi phạm xảy ra nhưng do các yếu
tố khách quan, bất khả kháng mà người lao động hoàn toàn không có lỗi thì
người sử dụng lao động cũng không thể xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Nói cách khác, lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ
luật lao động, người sử dụng lao động chỉ có thể xử lý kỷ luật người lao động
khi họ có lỗi. Dựa vào yếu tố lý trí và ý trí người ta thường chia lỗi ra thành
bốn loại gồm: Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi
vô ý vì quá tự tin.
Trong đó, lỗi cố ý trực tiếp là lỗi mà người lao động nhận thức rõ
được hành vi mà mình đang thực hiện là hành vi vi phạm kỷ luật lao động và
nếu thực hiện hành vi đó thì sẽ gây ra hậu quả xấu cho doanh nghiệp, vi phạm
nghiêm trọng kỷ luật lao động nhưng vẫn thực hiện. Trong trường hợp này
mức độ lỗi của người lao động là cao nhất, bởi người lao động thể hiện rõ thái
độ mong muốn thực hiện hành vi vi phạm của mình một cách rõ ràng, quyết
liệt nhất, bất chấp hậu quả có thể xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp là loại lỗi mà người lao động nhận thức rõ hành vi
của mình là vi phạm kỷ luật lao động và có thể gây ra thiệt hại cho doanh
nghiệp, tuy không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi vi
phạm kỷ luật đó.
Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi của người lao động không nhận thức được
hành vi của mình là vi phạm kỷ luật lao động và có thể gây ra những thiệt hại
cho doanh nghiệp, mặc dù cần phải biết đó là hành vi vi phạm kỷ luật lao
động và có thể biết đó là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của người lao động tuy nhận thức được
hành vi của mình có thể vi phạm kỷ luật lao động và gây ra thiệt hại nhất định
nhưng tự tin rằng việc vi phạm kỷ luật và gây ra thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được.
20
Có thể thấy, mỗi loại lỗi khác nhau sẽ thể hiện tính chất, mức độ vi
phạm kỷ luật lao động khác nhau, do đó việc xác định loại lỗi, mức độ lỗi của
người lao động khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động có ý nghĩa rất quan
trọng. Bởi căn cứ vào yếu tố lỗi, người sử dụng lao động có thể lựa chọn ra
hình thức kỷ luật lao động tương ứng, phù hợp nhất. Người lao động chỉ có thể
bị xử lý kỷ luật lao động khi có lỗi. Vì vậy, khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động,
người sử dụng lao động buộc phải chứng minh được lỗi của người lao động.
Ngoài căn cứ vào hai yếu tố chính là hành vi vi phạm kỷ luật lao động
và lỗi của người lao động thì khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động người
sử dụng lao động có thể căn cứ vào các yếu tố khác như: quá trình công tác,
cống hiến cho công ty của người lao động; hoàn cảnh gia đình;....để ra một
quyết định kỷ luật hợp tình, hợp pháp.
1.2.3 Hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động
Việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động sẽ gây ra những hậu quả
pháp lý bất lợi cho người lao động, bằng cách buộc người lao động phải chịu
những hình thức kỷ luật nhất định, nhằm giáo dục, răn đe, giúp họ nâng cao ý
thức chấp hành kỷ luật lao động. Bởi thông qua việc áp dụng các hình thức kỷ
luật lao động khác nhau như: cảnh cáo, khiển trách, kéo dài thời hạn nâng
lương, cách chức hay sa thải,mà quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
trực tiếp bị ảnh hưởng nhiều hoặc ít. Trong đó, sa thải là hình thức kỷ luật
nặng nhất, khiến người lao động bị mất đi việc làm và không được hưởng trợ
cấp thôi việc. Ở mức độ nhẹ hơn là hình thức kỷ luật cảnh cáo, khiển trách
việc áp dụng các hình thức kỷ luật này hầu như không ảnh hưởng đến quyền
lợi của người lao động. Còn đối với hình thức kỷ luật cách chức, người lao
động sẽ bị người sử dụng lao động cho thôi giữ chức vụ đang làm mà chuyển
sang một vị trí công việc khác thấp hơn.
21
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm kỷ luật của
người lao động mà hậu quả pháp lý khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động
đối với họ sẽ có sự khác nhau. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động càng nghiêm
trọng thì hậu quả pháp lý khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động càng bất
lợi cho người lao động, ngược lại hành vi vi phạm kỷ luật lao động ít nghiêm
trọng thì hậu quả pháp lý khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động sẽ ít bất
lợi cho người lao động.
1.3 Điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật
lao động
1.3.1 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động và trách
nhiệm kỷ luật lao động
Quyền quản lý lao động là một trong những quyền năng quan trọng
mà nhà nước trao cho người sử dụng lao động. Với quyền năng này, người sử
dụng lao động được toàn quyền tổ chức, điều hành, quản lý người lao động
trong doanh nghiệp của mình theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, ngay từ công
tác tuyển dụng cho đến việc bố trí, sắp xếp việc làm, ban hành nội quy, quy
chế, khen thưởng, xử lý kỷ luật, Mặc dù, tôn trọng quyền tự do, làm chủ
của người sử dụng lao động nhưng Nhà nước vẫn cần phải có những quy định
mang tính nền tảng, cơ sở để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho người sử
dụng lao động thực hiện quyền quản lý của mình, đồng thời qua đó Nhà nước
cũng điều chỉnh quyền quản lý của người sử dụng lao động trong một khuôn
khổ nhất định không để họ tùy ý thực hiện quyền của mình một cách vô căn
cứ. Vì vậy, các nội dung của quyền quản lý lao động nói chung và nội dung
về kỷ luật lao động, trách nhiệm kỷ luật lao động nói riêng phải được xây
dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật hay nói cách khác là cần phải có
sự điều chỉnh của pháp luật.
22
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, sức lao
động trở thành hàng hoá, người có sức lao động có thể tự do cho thuê, bán sức
lao động của mình cho người sử dụng lao động nhằm đổi lại những khoản thù
lao, còn người sử dụng lao động mua sức lao động để có thể kiếm được lợi
nhuận từ quá trình lao động. Do vậy, xét ở một khía cạnh nào đó, lợi ích mà
người lao động và người sử dụng lao động hướng tới là thống nhất. Tuy
nhiên, với tư cách là chủ sở hữu tư liệu sản xuất, người sử dụng lao động có
quyền ban hành nội quy, quy chế, cũng như quyết định, mệnh lệnh buộc
người lao động phải tuân theo nên rất dễ xảy ra tình trạng lạm quyền, xâm
phạm lợi ích hợp pháp của người lao động. Người sử dụng lao động có thể vì
lợi ích cho bản thân mà đặt ra những quy tắc, quy định bất lợi cho người lao
động như: thời giờ làm việc thì nhiều nhưng thời giờ nghỉ ngơi thì ít; áp dụng
hình thức trừ lương thay cho kỷ luật,Còn về phía người lao động, họ
thường có xu hướng cam chịu, tuy biết quyền lợi của mình bị xâm phạm, chèn
ép nhưng vẫn chấp nhận để được làm việc ở doanh nghiệp, nhất là ở các nước
đang phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao. Do đó, trong quan hệ lao động đặt ra
một yêu cầu cấp thiết đó là phải có sự điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao
động và trách nhiệm kỷ luật lao động, nhằm bảo vệ cho người lao động -
những người luôn ở vị trí yếu thế, khỏi sự lạm quyền của người sử dụng lao
động, điều hòa lợi ích của hai bên, góp phần duy trì quan hệ lao động ổn định,
bền vững.
Sự điều chỉnh của pháp luật sẽ định hướng cho hoạt động quản lý,
điều hành của người sử dụng lao động. Theo đó, các quy định về kỷ luật lao
động, trách nhiệm kỷ luật lao động do người sử dụng lao động đặt ra như: thời
giờ làm việc, nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; hình thức kỷ luật;đều
phải tuân theo những nguyên tắc, quy định chung của pháp luật hay nói cách
khác mọi quy định mà người sử dụng lao động đặt ra đều không được trái
23
pháp luật. Nếu vi phạm các quy định của pháp luật, tùy thuộc vào hành vi vi
phạm người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự. Những quy định của pháp luật sẽ đóng vai trò là khung pháp
lý giới hạn quyền quản lý của người sử dụng lao động, từ đó ngăn ngừa, hạn
chế sự tùy tiện đưa ra những quy định, mệnh lệnh vô căn cứ không màng đến
quyền lợi của người lao động.
Như vậy có thể thấy, để đảm bảo cho quan hệ lao động được bình
đẳng, quyền lợi của người lao động được bảo vệ, xu hướng lạm quyền của
người sử dụng lao động bị hạn chế, tất yếu phải có sự điều chỉnh của pháp
luật không chỉ đối với vấn đề kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động
nói riêng mà còn đối với cả quan hệ lao động nói chung. Sự điều chỉnh của
pháp luật cũng là cách thức thể hiện sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực
lao động.
1.3.2 Nội dung pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật
lao động
- Nội dung pháp luật về kỷ luật lao động:
Với tư cách là một điều kiện tất yếu khách quan của xã hội, kỷ luật lao
động từ lâu đã được pháp luật các nước trên thế giới thừa nhận rộng rãi và
quan tâm phát triển. Tuy nhiên, các yếu tố lịch sử, văn hóa, cũng như các yếu
tố kinh tế, chính trị, xã hội,đã tác động đến quan điểm lập pháp của các
quốc gia khiến cho kỷ luật lao động có sự khác biệt ở mỗi nước. Mặc dù có sự
khác nhau, nhưng trong quan điểm lập pháp của các nước vẫn tồn tại những
nét tương đồng về cơ sở để thiết lập kỷ luật lao động và nội dung kỷ luật lao
động. Cụ thể:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050008257_7106_2002948.pdf