MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
MỤC LỤC . 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT . 4
MỞ ĐẦU. 5
1. Lý do chọn đề tài.5
2. Mục đích nghiên cứu .6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .6
4. Giả thuyết nghiên cứu .6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.7
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.7
7. Phương pháp nghiên cứu .7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG CẢM NHẬN VÀ THỂ HIỆN
CẢM XÚC CỦA TRẺ 5 TUỔI. 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .9
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .9
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .11
1.2. Cơ sở lý luận về kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi .13
1.2.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.13
1.2.2. Đặc điểm phát triển xúc cảm – tình cảm của trẻ 5 tuổi.29
1.2.3. Biểu hiện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ. .31
1.2.4. Nội dung kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi trong “Chương
trình giáo dục mầm non” và trong bộ “Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi”. .34
1.2.5. Vai trò của kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc đối với sự phát triển của trẻ 5tuổi.37
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng cảm nhận và thể
hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi.39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG CẢM NHẬN VÀ THỂ HIỆN CẢM
XÚC CỦA TRẺ 5 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH. 43
2.1. Tổ chức nghiên cứu.43
2.1.1. Mục đích nghiên cứu.43
2.1.2. Nội dung nghiên cứu .43
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu.433
2.1.4. Hệ thống bài tập / tình huống đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của
trẻ 5 tuổi.44
2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi.45
2.2.1. Tiêu chí đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi.45
2.2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi46
2.3. Kết quả nghiên cứu và nguyên nhân của thực trạng .51
2.3.1. Thực trạng kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi.51
2.3.2. Kết quả so sánh kỹ năng cảm nhận và thể hiên cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở hai
trường mầm non .61
2.4. Đề xuất một số biện pháp tác động rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm
xúc của trẻ.64
2.4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp.64
2.4.2. Biện pháp cụ thể.65
2.5. Khảo cứu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. .68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 73
88 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu nào đó và được lặp lại nhiều lần, các bà
mẹ đáp ứng một cách khác nhau đối với việc biểu lộ giận dữ ở những trẻ nhũ nhi trai
và gái.
- Ghi nhận cảm xúc ( Emotion recognition):
Trẻ em có thể thăm dò khuôn mặt của người chăm sóc nhằm để có được các gợi
ý về ý nghĩa của các sự kiện xảy ra xung quanh chúng: Điều này an toàn hay nguy
hiểm? Trẻ nhỏ thường nhìn xem việc biểu lộ cảm xúc của những người xung quanh
chúng để diễn giải thậm chí đối với cả trải nghiệm nội tâm của chính trẻ: ví dụ, trẻ
nhỏ bị ngã, tuỳ theo sự biểu lộ cảm xúc của cha mẹ là báo động hay bình tĩnh mà trẻ
bắt đầu khóc nhè hay bỏ qua mà chơi tiếp. Ghi nhận cảm xúc đóng một vai trò quan
trọng trong sự phát triển các quan hệ xã hội khỏe mạnh và là một điều kiện tiên quyết
để có được sự thấu cảm và hành vi tiền xã hội.
- Hiểu được cảm xúc (Emotion understanding):
Đây là phần tương tác giữa phát triển nhận thức và phát triển cảm xúc. Nhiệm
vụ quan trong của phát triển là có khả năng nhận dạng, hiểu được và lý giải được về
cảm xúc của chính bản thân và về người khác. Hiểu được cảm xúc là tâm điểm đối
với sự phát triển trong bối cảnh cá nhân, bao gồm: quan điểm về bản thân và có vai
trò trung tâm trong việc phát triển về đạo đức và quan hệ với người khác, bao gồm sự
thấu cảm và thành thạo về xã hội. Chỉ khi việc biểu lộ cảm xúc được gia tăng qua
kiểm soát có ý thức trong quá trình phát triển, trẻ lớn hơn có khả năng phản ảnh và
33
hiểu được cảm xúc của mình với mức độ phức tạp hơn và sâu sắc hơn, ví dụ trẻ ở tuổi
đi học hiểu được rằng có thể trải nghiệm nhiều hơn một loại cảm xúc ở cùng một thời
điểm, cảm xúc xuất hiện bên ngoài các tình huống đặc biệt, trải nghiệm giống nhau
có thể gợi lên những cảm xúc khác nhau ở những người khác nhau.
- Điều chỉnh cảm xúc (Emotion regulation):
Là khả năng theo dõi, đánh giá và bổ trợ đáp ứng cảm xúc của chính mình nhằm
để hoàn thành một nhiệm vụ (Thompson, 1994). Điều chỉnh cảm xúc cần phải có khả
năng để định dạng, hiểu được và làm nhẹ đi cảm xúc của mình khi thích hợp. Điều
chỉnh cảm xúc có thể liên quan đến việc ức chế hoặc làm dịu bớt các phản ứng cảm
xúc, ví dụ: trẻ có thể thở sâu, đếm đến 10 nhằm giúp trẻ bình tĩnh khi đối mặt với
cảm xúc khó chịu. Điều chỉnh cảm xúc cũng có thể liên quan đến việc gia tăng cường
độ thức tỉnh cảm xúc nhằm để đạt được một mục tiêu. Ví dụ, trẻ có thể gia tăng sự
tức giận nhằm để có được can đảm đứng trước một kẻ bắt nạt, hoặc trẻ có thể gia tăng
các cảm xúc tích cực bằng cách nhớ lại hoặc tái diễn lại một kinh nghiệm vui vẻ.
Thực chất, điều chỉnh cảm xúc cho phép trẻ là “ông chủ của chính mình” – theo cách
nói của một thân chủ trẻ em!
Cha mẹ góp phần vào các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ bằng cách đáp
ứng một cách nhạy bén với sự khó chịu của trẻ và giữ được cảm xúc ở mức độ có thể
chấp nhận được vì thế cảm xúc có thể xử lý được (Kopp, 2002). Qua quá trình phát
triển, trẻ có thể tiếp tục các chức năng điều chỉnh này nhằm để tham gia vào việc tự
xoa dịu (self – soothing) và điều hoà cảm xúc của chính trẻ. Khi cùng với các dạng tự
điều chỉnh khác, các chức năng mà trẻ dựa vào cha mẹ lúc khởi đầu trở thành nội hóa
nhờ thế mà trẻ có thể thực hiện được những kỹ năng này cho chính bản thân trẻ.
Theo H. Steve, có dấu hiệu để nhận dạng loại trí tuệ này:
- Biết cảm xúc của bản thân cũng như của người khác và biết hành động sẽ xảy
ra khi có những cảm xúc đó.
- Biết nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tích cực và tiêu cực. Biết chuyền
cảm xúc tiêu cực thành tích cực để hành động.
- Nhận thức được cảm xúc, sự nhạy cảm và những kỹ năng quản lý cảm xúc,
34
giúp con người tăng tối đa hạnh phúc trong cuộc sống.
Theo nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc và đưa ra
chỉ số cảm xúc gồm 4 cấp độ:[7]
• Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và
cảm xúc của những người xung quanh. Trẻ biết bản thân đang có những cảm xúc gì,
có thể mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân cho người khác hiểu, trẻ biết được
những cảm xúc của những người xung quanh, gọi đúng tên và mô tả trạng thái cảm
xúc của mọi người xung quanh
• Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc,
đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
• Tạo ra cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người
khác. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
• Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử
hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể. Không để những trạng thái cảm xúc chi phối
hành vi bản thân, có thể giữ vững tâm trạng vui vẻ khi công việc không thuận lợi.
Nghiên cứu này chúng tôi đi theo quan điểm của nhà tâm lý học Daniel
Goleman, kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc gồm 4 biểu hiện nêu trên.
1.2.4. Nội dung kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi trong
“Chương trình giáo dục mầm non” và trong bộ “Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi”.
a. Nội dung kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi trong
“Chương trình giáo dục mầm non”
Trong CTGDMN, kỹ năng thể hiện và cảm nhận cảm xúc được thể hiện trong
lĩnh vực “giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội”, bao gồm những nội dung
sau:
• Phát triển năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình.
• Hiểu và đáp lại cảm xúc, tình cảm của người khác.
• Hình thành và rèn luyện sự tự tin.
• Hiểu và điều chỉnh cảm xúc trên cả hai phương diện cá nhân và trong môi
trường xã hội. Sự biểu lộ những cảm xúc cơ bản của con người (niềm vui, sự giận dữ,
35
sợ hãi), những cảm xúc liên quan đến sự kích thích của các giác quan (tức giận, sung
sướng, hoảng sợ), và những cảm xúc khi tự đánh giá (tự hào, xấu hổ, cảm giác có
lỗi). [5]
b. Nội dung kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi trong bộ
“Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi”.
Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc thuộc chuẩn 9 trong chuẩn phát triển của
trẻ 5 tuổi, bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
Kỹ năng nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức
giận, xấu hổ của người khác
- Trẻ biết được và nói được cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu
hổ của Cô giáo
- Nói lên các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ
khi xem tranh hoặc nghe bài hát, truyện kể.
- Mô tả được các biểu hiện của các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ
hãi, tức giận, xấu hổ
- Nhận ra các sắc thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ
qua sự thể hiện của Cô giáo
KN Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ với người
khác
- Biết cách chia sẻ cảm xúc của bản thân qua lời nói như nói “ Con rất vui”,
“Con đang buồn” với Cô giáo, bạn bè
- Thể hiện thái độ cảm xúc của bản thân qua cử chỉ như khi sợ thì thu mình lại
- Thể hiện thái độ cảm xúc của bản thân qua nét mặt như cười, nhíu mày, mặt
đỏ
- Biết biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài thông qua các hoạt động ở trường một cách
thường xuyên.
- Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ ngữ gợi cảm, nói
lên cảm xúc của mình khi nghe Cô kể chuyện, hát.
KN Thể hiện sự an ủi và chia vui với người khác
36
- Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc với GVMN, bạn bè
- Dễ dàng bộc lộ cảm xúc với giáo viên mầm non, bạn bè
- Biết thể hiện những hành động an ủi Cô như ôm Cô giáo, ngồi vào lòng Cô.
- Vỗ tay, reo mừng cùng giáo viên mầm non khi các bạn trong lớp đều ngoan.
- Biết thể hiện những hành động an ủi bạn như : nắm tay, nhường đồ chơi, ôm
bạn, dỗ bạn, lâu nước mắt cho bạn.
Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc với hoàn cảnh
- Trẻ biết bày tỏ cảm xúc phù hợp với cảm xúc của người khác trong các tình
huống khác nhau.
- Hiểu được mối liên hệ giữa hành vi của mình và cảm xúc của Cô đang thể hiện.
- Trẻ biết hành động phù hợp với cảm xúc trong môi trường hiện tại.
Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích
- Trẻ biết dừng những cảm xúc tiêu cực như tức giận, ganh tỵ, ghen ghét.khi
được an ủi, vỗ về.
- Trẻ học cách nhận biết các trạng thái cảm xúc của mọi người xung quanh và có
các hành vi phù hợp, không làm thất vọng hay tổn thương người khác bởi những
hành động và lời nói bột phát của mình, học cách cư xử đúng khi không đồng ý hoặc
không hài lòng, biết chia sẻ cảm xúc với mọi người xung quanh.
Ở trên là nội dung của các chuẩn mà trẻ cần đạt được trong lĩnh vực phát triển
tình cảm và quan hệ xã hội. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, người nghiện cứu chỉ
tìm hiểu một số nội dung mà trẻ 5 tuổi cần phát triển.[4]
Những nội dung trên thường được giáo viên mầm non hình thành và rèn luyện
thông qua các hình thức như:
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng
xung quanh.
- Trò chuyện về các trạng thái cảm xúc khác nhau: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi,
xấu hổ...
- Khám phá các cách thể hiện cảm xúc khác nhau: qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,
vẽ...
37
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, xem tranh, vẽ... về các cảm xúc và cách thể hiện.
- Chơi các trò chơi khác nhau: bắt chước, đóng vai, đóng kịch
- Sưu tầm, cắt dán các bức tranh về các trạng thái cảm xúc khác nhau và các
cách biểu hiện cảm xúc của con người.
- Cho phép trẻ được thể hiện các loại cảm xúc khác nhau như một nhu cầu bình
thường của cuộc sống.
- Tạo các cơ hội cho trẻ để chia sẻ và nói về các tình cảm của mình với người
lớn và bạn bè.
- Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc cuả mình trong cuộc sống hàng ngày: khi
chơi với bạn, chơi với đồ chơi, khi nghe các câu chuyện, khi làm xong một công việc
thú vị nào đó, khi giao tiếp với mọi người, khi muốn an ủi bạn
- Cung cấp cho trẻ các phương tiện để thể hiện cảm xúc của mình.
Giáo viên cần làm gương cho trẻ về cách thể hiện cảm xúc, thái độ luôn quan
tâm đến tâm trạng của những người xung quanh, cách ứng xử đúng mực trong cuộc
sống sinh hoạt cùng với trẻ.
1.2.5. Vai trò của kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc đối với sự phát triển của
trẻ 5 tuổi
Con người là những thực thể xã hội và những mối quan hệ xã hội là yếu tố quyết
định sự thành bại và hạnh phúc trong cuộc đời. Việc không nhận biết được cảm xúc
của người khác và không kiểm soát được cảm xúc của mình tác động xấu đến mối
giao tiếp và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cả cuộc sống gia đình. Biết làm chủ
cảm xúc của mình không chỉ để thành công trong quan hệ giao tiếp xã hội, mà còn
làm cho cuộc sống êm đẹp, hạnh phúc hơn. Chất lượng và số lượng các mối quan hệ
tốt góp phần quyết định sự thành công của con người. Theo GS. Howard Gardner:
“Trung tâm trí tuệ về quan hệ giữa con người là năng lực nắm được tâm trạng, tính
khí, động cơ, ham muốn của người khác và phản ứng lại thích hợp; đó là năng lực
khám phá tình cảm của mình và năng lực lựa chọn tình cảm để hướng dẫn ứng xử của
mình theo sự lựa chọn ấy. Trong cuộc sống không một hình thức trí tuệ nào quan
trong hơn điều đó”.
38
Thomas Hatch và Hovard Gardner cho rằng thành tố quyết định sự thành công
trong quan hệ cá nhân gồm: năng lực tổ chức nhóm – năng lực hợp tác và lãnh đạo;
năng lực thiết lập quan hệ cá nhân – năng lực đồng cảm và giao tiếp; năng lực phân
tích xã hội – nhận ra tình cảm, động cơ và cảm xúc của người khác .
Theo chương trình STRONG START của một tổ chức giáo dục, họ cho rằng để
bế tự tin vào lớp 1 thì cần có 4 nhóm kỹ năng sau:
Qua đó ta thấy được, kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc là một trong những
nhóm kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Trong giao tiếp, làm chủ được cảm xúc của mình là điều cần thiết, nhưng chưa
đủ để đạt được mục tiêu mong muốn, mà còn phải biết cách diễn đạt nó một cách
chân thật, tự tin, thông qua ngôn từ, giọng nói, nét mặt, cử chỉ Mặt khác phải biết
lắng nghe người khác, nếu cần thì mạnh dạn hỏi lại, để tin chắc rằng mình thấu hiểu
tâm tư thật sự của họ, từ đó xác định cách ứng xử phù hợp, kịp thời, kể cả khi có bất
đồng quan điểm. Lời nói và cách ứng xử trong lúc giao tiếp có thể làm cho cảm xúc
của người khác thay đổi, vì thế cần cân nhắc hậu quả gì sẽ phát sinh từ đó. Trong giao
tiếp, hãy luôn tự nhủ rằng người khác đang nhìn mình như người hướng dẫn cảm xúc
của họ. Napoleon Hill, người có ảnh hưởng đến sự thành đạt của nhiều ngàn triệu phú
Mỹ cho rằng: “Có một đức tính không gì có thể thay thế được vì nó có khả năng làm
39
rung động lòng người hơn hết thảy mọi đức tính quý báu khác, đó là sự chân thành”.
Lòng chân thành là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ tích cực.
Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, hình thành và phát triển ở trẻ
năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ kỹ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng
xã hội, là yếu tố cần thiết giúp trẻ học và phát triển toàn diện của trẻ.
Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non
cần được tiến hành tích hợp với các mặt phát triển thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm
mỹ.
Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc được xem là “điểm bắt đầu”, là nền tảng
quan trọng nhất trong các kỹ năng sống cần trang bị cho trẻ khi các em bước những
bước đi đầu tiên trên hành trình học tập và giao tiếp xã hội của mình:
Giúp các em hiểu mình và những cảm xúc bên trong chính bản thân mình.
Giúp các em có cách ứng xử bình tĩnh, nhã nhặn trong những tình huống khó
chịu. (Chẳng hạn như bị bạn trêu chọc, cảm thấy cô đơn khi bố mẹ sinh em bé, sợ hãi
khi phải đi học ).
Giúp các em trở thành người nhạy bén về cảm xúc, giao tiếp tốt, biết quan
tâm, biết sẻ chia. (Vì chỉ khi biết cách cảm nhận và đánh giá được cảm xúc của người
khác thì mới có thể quan tâm và giao tiếp hiệu quả).
Giúp các em hình thành những kỹ năng sống quan trọng để hòa nhập vào một
môi trường mới một cách tự tin, hòa đồng. (Đặc biệt là với các bé chuẩn bị vào lớp 1)
Giúp các em học tập tốt hơn và hòa nhập với bạn bè tốt hơn khi ở trường.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng cảm nhận và
thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi.
Qua các cuộc khảo sát và các đề tài nghiên cứu cho thấy hiện trạng kỹ năng sống
của thế hệ trẻ nước ta còn thấp, đặc biệt các nhà giáo dục chỉ chú tâm rèn luyện
những kỹ năng, những nội dung khác mà chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện
cảm xúc cho trẻ, trong khi EQ là một trong những chỉ số quan trọng của con người
giúp họ thành công hơn cuộc sống và phải rèn luyện từ nhỏ chứ không phải lúc
trưởng thành. Chúng ta có thể thấy có những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành
40
kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi như sau:
Hiện nay chương trình giáo dục mầm non của nước ta luôn trong tình trạng đổi
mới, khối lượng chương trình phải thực hiện để đạt được mục tiêu đổi mới chương
trình giáo dục mầm non (2009) là một áp lực lớn đối với giáo viên mầm non, thì nay
lại phải tiếp tục triển khai thực hiện chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, những điều này trở
nên quá tải đối với giáo viên mầm non, họ không đủ thời gian để lồng ghép, hay tích
hợp các nội dung lại với nhau mà chỉ có thể chú tâm tới một số lĩnh vực phát triển
nhất định cho trẻ. Bên cạnh đó không phải giáo viên nào cũng đủ kiến thức về kỹ
năng sống để tổ chức lồng ghép một cách có hiệu quả. Mặt khác, áp lực từ phía phụ
huynh, ai cũng muốn con em mình biết chữ, biết số để chuẩn bị cho việc vào lớp 1,
trẻ em đặt trên vai nhiều gánh nặng từ khi còn nhỏ trở thành áp lực tâm lý làm các bé
không đủ thời gian để rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và phát triển
một cách toàn diện. Vì vậy mà việc rèn luyện cảm xúc cho trẻ là việc làm cần thiết để
trẻ có thế giảm bớt căng thẳng, những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc biệt lĩnh vực rèn
luyện cảm xúc là một nội dung quá mới, chính vì vậy mà cũng gặp nhiều khó khăn và
trở ngại. Hiện nay, kỹ năng sống và nội dung kỹ năng sống được soạn một cách sơ
lược và còn mang tính thử nghiệm, và chưa có hệ thống chuẩn kỹ năng sống đáp ứng
nhu cầu thực tế và phù hợp với từng đối tượng giáo dục.
Việc triển khai rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc cho trẻ ở
trường mầm non đa phần là nhờ vào giáo viên có kinh nghiệm. Chính vì vậy mà các
giáo viên này chưa trang bị một nền tảng tâm lý học, giáo dục học đủ để giúp trẻ hình
thành kỹ năng trên. Để làm được điều này giáo viên cần trang bị cho mình những
kiến thức khoa học về kỹ năng sống đồng thời cũng tự rèn luyện kỹ năng sống cho
chính bản thân mình, giáo viên chính là người làm gương cho trẻ làm theo.
Một yếu tố cần nhắc đến nữa đó chính là từ phía gia đình trẻ, phụ huynh chưa ý
thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng sống nói chung và kỹ năng cảm
nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ nói riêng trong sự phát triển của xã hội, đòi hỏi trẻ
phải ứng phó cho phù hợp với hoàn cảnh. Họ chỉ tập trung chú trọng phát triển cho
41
con em mình về những kiến thức khoa học, sợ con mình thua kém bạn bè cùng tuổi
nên có thể cho trẻ học những nội dung quá sức, vô tình tạo áp lực học hành cho trẻ
ngay từ rất sớm.
Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn luyện kỹ năng
sống cho trẻ, sự giáo dục một chiều sẽ mang lại hiệu quả không cao, mà cần có sự
cộng tác ở cả hai phía để trẻ có thể hình thành kỹ năng sống một cách tốt hơn.
Tiểu kết chương 1
1. Kỹ năng sống là những năng lực tâm lý – xã hội cơ bản giúp cá nhân thích
ứng và tồn tại trong cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cá nhân thể hiện năng lực
của mình thích nghi với những thách thức trong cuộc sống và phát triển.
Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc là khả năng nhận diện cảm xúc của
chính bản thân cũng như của người khác và phản ứng với những cảm xúc đó ra bên
ngoài bằng các phương tiện khác nhau.
2. Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển
nhân cách, do đó cần giáo dục cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử
phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp các em có khả năng ứng
phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành
mạnh và phát triển tốt. Đặc biệt đối với kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc, trẻ
cần nhận diện được cảm xúc của chính bản thân và của người khác và thể hiện nó phù
hợp để có thể ứng phó với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống tương lai ngay khi
còn nhỏ.
Dựa vào Chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ
5 tuổi, kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi bao gồm những kỹ
năng sau:
- Kỹ năng bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ với người
khác
42
- Kỹ năng thể hiện sự an ủi và chia vui với người khác
- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc với hoàn cảnh
- Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.
43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG CẢM NHẬN VÀ THỂ
HIỆN CẢM XÚC CỦA TRẺ 5 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM
NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một
số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non
tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi có sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác
nhau. Trong đó hai phương pháp chủ yếu là phương pháp phỏng vấn, trò chuyện và
phương pháp quan sát, còn các phương pháp khác mang tính chất bổ trợ.
2.1.3.1 Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi tiến hành quan sát
việc thực hiện kỹ năng của trẻ trong hoạt động giáo dục trong trường. Từ đó, có thể
nhận định rõ hơn thực trạng kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ trong
trường mầm non.
Khi trẻ tham gia các hoạt động của trường, người nghiên cứu quan sát, ghi nhận
và đánh dấu vào mức độ đạt được của trẻ trong mỗi hoạt động theo tiêu chí đã xây
dựng.
Dựa vào cơ sơ lý luận chúng tôi thiết lập tiêu chí để định hướng việc quan sát
cho trẻ, qua đó có thể xác định được mức độ thực hiện trong từng kỹ năng vụ thể cho
trẻ.
2.1.3.2 Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Để thu thập dữ liệu định tính thông qua trao đổi với giáo viên và trò chuyện trực
44
tiếp với trẻ, bổ sung những cứ liệu cho những phương pháp khác.
2.1.3.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thu thập dữ liệu định lượng bằng cách phát bảng hỏi cho giáo viên từ đó có
những thống kê mô tả về thực trạng kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5
tuổi ở trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, những biện pháp nào giáo viên sử
dụng để rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở trường
mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4. Hệ thống bài tập / tình huống đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm
xúc của trẻ 5 tuổi.
Bảng 2.1 Hệ thống bài tập/ tình huống đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm
xúc của trẻ 5 tuổi.
STT
Bài tập/ Tình huống
1. Cho trẻ xem 6 bức tranh vẽ thể hiện 6 trạng thái cảm xúc:
vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ
Yêu cầu trẻ nhận diện lần lượt các biểu hiện cảm xúc trên
khuôn mặt trong bức tranh.
Yêu cầu trẻ mô tả biểu hiện một trong sáu trạng thái cảm xúc
đó.
2. Cho trẻ ngồi thành đôi, đối mặt với nhau. Một trẻ thể hiện
cảm xúc trên khuôn mặt, bạn kia đoán xem hoặc bắt chước
điệu bộ ấy.
2. Giáo viên đặt bức tranh trên bàn và đặt tên các trạng thái cảm
xúc của mỗi bức tranh đó.
Yêu cầu trẻ kết nối các trạng thái cảm xúc phù hợp với bức
tranh mà giáo viên đưa ra.
Yêu cầu trẻ nhận diện cảm xúc nào của chính mình và mô tả
nó
45
2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5
tuổi.
2.2.1. Tiêu chí đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi
a. Kỹ năng cảm nhận cảm xúc
− Kỹ năng nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức
giận, xấu hổ của giáo viên, bạn bè, và chính bản thân trẻ.
− Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ của giáo viên, bạn
4. Tổ chức làm hoa, thiệp tặng Cô nhân ngày 8/3, tặng quà cho
các anh chị khi thăm trường tiểu học.
5. Trẻ thể hiện như thế nào khi GVMN vui vẻ, cười đùa hoặc
nghiêm mặt, giọng nói lớn.
6. Quan sát trẻ khi trẻ vui chơi ở giờ chơi tự do đối với trẻ mới
đến trường.
7. Bé An. sau một thời gian hì hục đã ráp được một tòa nhà
bằng gỗ thật đẹp. Bỗng bé Hưng tiến tới và làm đổ tòa nhà
bằng gỗ của bé An
Bé An giận dỗi khóc.
Yêu cầu trẻ nói cảm xúc của bạn và trẻ sẽ làm gì tiếp theo
trong tình huống trên.
8.
Quy định trẻ tạo ra những bộ mặt với các trạng thái cảm xúc
khác nhau, và yêu cầu trẻ nói về những hành động như thế
nào để phù hợp với cảm xúc đó.
Bạn Nhi lần đầu tiên đến lớp, bạn ấy không quen ai, bạn có
vẻ buồn và sợ hãi, đôi mắt thì ngấn nước.
9.
Chuẩn bị thẻ tên cho từng trẻ và hình có các trạng thái cảm
xúc khác nhau. Khi đến lớp, trẻ sẽ lựa chọn hình khuôn mặt
ứng với tâm trạng trẻ hôm đó và gắn tên mình bên dưới
46
bè, và chính bản thân trẻ.
b. Kỹ năng thể hiện cảm xúc
− Kỹ năng thể hiện sự an ủi và chia vui đối với của giáo viên, bạn bè, và chính
bản thân trẻ.
− Kỹ năng thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc với hoàn cảnh đối với giáo
viên, bạn bè, và chính bản thân trẻ
− Kỹ năng biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích đối với
giáo viên, bạn bè, và chính bản thân trẻ
2.2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5
tuổi
47
Bảng 2.2 Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi
Tiêu chí
Thang đánh giá
Mức độ 1
( 0 điểm)
Mức độ 2
( 0,01 – 3 điểm)
Mức độ 3
( 3,01 – 6 điểm)
Kỹ năng cảm
nhận cảm xúc
của trẻ 5 tuổi
Đối với giáo viên Không cảm
nhận
Nhận diện được các trạng
thái cảm xúc vui, buồn, ngạc
nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu
hổ của giáo viên mầm non
Mô tả được các biểu hiện của
các trạng thái cảm xúc vui,
buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức
giận, xấu hổ của giáo viên mầm
non.
Đối với bạn bè Không cảm
nhận
Nhận diện được các trạng
thái cảm xúc vui, buồn, ngạc
nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu
hổ của bạn bè
Mô tả được các biểu hiện của
các trạng thái cảm xúc vui,
buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức
giận, xấu hổ của bạn bè .
Đối với chính bản
thân trẻ
Không cảm
nhận
Nhận diện được các trạng
thái cảm xúc vui, buồn, ngạc
Mô tả được các biểu hiện của
các trạng thái cảm xúc vui,
48
nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu
hổ của chính bản thân mình.
Trẻ nói ra được mình đang
có trạng thái cảm xúc nào.
buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức
giận, xấu hổ của chính bản thân.
Kỹ năng thể
hiện cảm xúc
của trẻ 5 tuổi
Thể hiện sự an ủi
và chia vui với
giáo viên mầm
non
Không thể
hiện
Trẻ nói được cần làm gì để
an ủi,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_12_6671934524_8388_1871558.pdf