Luận văn Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài .6

2. Mục đích nghiên cứu.7

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .7

4. Giả thuyết nghiên cứu.8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .8

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.8

7. Phương pháp nghiên cứu .8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU

GIÁO 4 – 5 TUỔI . 10

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề kỹ năng.10

1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng trên thế giới.10

1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng ở Việt Nam.11

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .14

1.2.1. Kỹ năng .14

1.2.2. Tình huống sư phạm.18

1.2.3. Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm .25

1.3. Lý luận về kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên trong hoạt

động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.28

1.3.1. Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi .28

1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.30

1.3.3. Lao động sư phạm của người giáo viên mầm non .36

1.3.4. Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên mầm non.40

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viênmầm non .44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ

PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU

GIÁO 4 – 5 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH . 464

2.1. Tổ chức nghiên cứu.46

2.1.1. Mục đích nghiên cứu.46

2.1.2. Mẫu nghiên cứu.46

2.1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .46

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu.47

2.2. Tiêu chí đánh giá.50

2.3. Kết quả nghiên cứu.51

2.3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò của kỹ năng giải quyết tình huống sưphạm. .51

2.3.2. Đánh giá thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên mầm

non trong hoạt động giáo dục trẻ.54

2.3.3. So sánh thực trạng KNGQTHSP của giáo viên trong HĐGD trẻ mẫu giáo 4 - 5

tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về các phươngdiện .66

2.3.4. Những khó khăn GVMN gặp phải trong quá trình giải quyết THSP .73

2.3.5. Nguyên nhân của thực trạng KNGQTHSP của GVMN trong hoạt động giáo dục

trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh.75

2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của

giáo viên mầm non trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở một số trường

mầm non tại Tp. Hồ Chí Minh .79

2.4.1. Cơ sở của việc đề xuất biện pháp.79

2.4.2. Một số biện pháp cụ thể .80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 87

1. Kết luận.87

2. Kiến nghị.88

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90

PHỤ LỤC . 94

pdf145 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Qua đó, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ mức độ biểu hiện 50 các kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên mầm non trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi [Phụ lục 5]. c. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên mầm non, cán bộ quản lý được chọn làm khách thể nghiên cứu về các nội dung của bảng hỏi nhằm làm rõ hơn về nhận thức, thái độ của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý đối với các vấn đề được nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các nội dung như nhận thức về vai trò của KNGQTHSP, những khó khăn trong quá trình giải quyết THSP, những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNGQTHSP của GVMN [Phụ lục 6]. d. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm thống kê SPSS for windows 16.0 để xử lý số liệu thu thập được qua điều tra cũng như trong việc kiểm tra xác định độ tin cậy của phiếu thăm dò. Cụ thể: tính tần số, tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, kiểm nghiệm T - Test với mức ý nghĩa thống kê: khoảng tin cậy 95%, α = 0.05. 2.2. Tiêu chí đánh giá Bảng 2.2: Cách tính điểm các phương án giải quyết tình huống TT Kỹ năng Tình huống Cách tính điểm phương án giải quyết tình huống 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 Kỹ năng phát hiện và nhận biết tình huống 1 Phương án 1 Phương án 3 Phương án 2 2 Phương án 3 Phương án 2 Phương án 1 2 Kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống 3 Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 4 Phương án 2 Phương án 1 Phương án 3 3 Kỹ năng tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống 5 Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 6 Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 4 Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống 7 Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 8 Phương án 3 Phương án 1 Phương án 2 5 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả 9 Phương án 3 Phương án 2 Phương án 1 10 Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 51 Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá cách giải quyết tình huống TT Kỹ năng Tiêu chí đánh giá 1 KN phát hiện và nhận biết tình huống Phát hiện vấn đề, xác định nội dung, nhận thức được mâu thuẫn chứa trong tình huống. 2 KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống Chỉ ra được các nguyên nhân, xác định nguyên nhân cơ bản, không cơ bản, lý giải tác động của nguyên nhân 3 KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống Hình dung ra nhiều cách giải quyết, cả tích cực lẫn tiêu cực, hiểu rõ hệ quả có thể xảy ra của từng cách giải quyết 4 KN lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống Đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng và mục tiêu giáo dục trẻ. 5 KN kiểm tra, đánh giá kết quả Đánh giá cái được, chưa được sau khi đã giải quyết, rút ra bài học giáo dục cho bản thân 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò của kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm. Khi tìm hiểu nhận thức của GVMN về vai trò của KNGQTHSP, chúng tôi đưa ra 3 mức độ đánh giá, kết quả khảo sát GVMN cho thấy GV đánh giá cao vai trò của KNGQTHSP trong hoạt động giáo dục trẻ, cụ thể như sau: Bảng 2.4: Mức độ đánh giá của GVMN về vai trò của KNGQTHSP TT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ % Tổng Số lượng Tỷ lệ % 1 Quan trọng 97 97 100 100 2 Bình thường 3 3 3 Không quan trọng 0 0 Điểm trung bình 2,96 Theo bảng 2.4, ĐTB đạt được là 2,96 do có 97 GVMN chọn mức quan trọng chiếm tỷ lệ 97%, có 3% GVMN chọn mức bình thường. Điều này cho thấy đa số GVMN nhận thức 52 về vai trò của KNGQTHSP trong hoạt động giáo dục trẻ ở mức độ cao, nghĩa là GVMN đã nhận thức được để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đòi hỏi GV phải có KNGQTHSP. Thực tế cho thấy đây là một dấu hiệu đáng mừng ở đội ngũ GVMN vì trong nhận thức của mỗi GV đã thấy được sự quan trọng của KNGQTHSP đối với công tác giáo dục trẻ. Nhằm tìm hiểu sâu hơn nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của KNGQTHSP, chúng tôi đưa ra các kỹ năng bộ phận của KNGQTHSP gồm 5 KN cụ thể và khảo sát trên GVMN. Trong khi khảo sát, chúng tôi đề nghị GV đánh giá theo 3 mức độ: quan trọng, bình thường và không quan trọng. Kết quả khảo sát nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của KNGQTHSP được thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của KNGQTHSP TT Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm Quan trọng (%) Bình thường (%) Không quan trọng (%) ĐTB 1 Kỹ năng phát hiện và nhận biết tình huống 98 2 0 2,98 2 Kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống 93 5 2 2,91 3 Kỹ năng tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống 82 14 4 2,78 4 Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống 82 14 4 2,78 5 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả 63 26 11 2,52 Điểm trung bình chung 2,79 Kết quả khảo sát ở bảng 2.5, ĐTB của từng KN đạt từ 2,52 đến 2,98. Qua đó cho thấy, nhận thức của GV về các KN cụ thể của KNGQTHSP ở mức cao với ĐTB chung 2,79. Trong các KN cụ thể của KNGQTHSP, KN phát hiện và nhận biết tình huống chiếm vị trí cao nhất với tỉ lệ là 98% GV cho rằng quan trọng, trong khi đó KN kiểm tra đánh giá kết quả có tỉ lệ thấp nhất 63%. Các KN còn lại có tỉ lệ 92% là KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống và 82% là KN tỉ lệ của cả 2 KN còn lại. 53 Để có cái nhìn tổng thể về nhận thức ở GVMN, chúng tôi tìm hiểu thêm qua bảng nhận thức của GV về vai trò của KNGQTHSP đối với công việc và rèn luyện. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.6 Bảng 2.6: Nhận thức của GV về vai trò của KNGQTHSP đối với cong việc và rèn luyện Theo kết quả bảng 2.6, cho thấy đa số GV nhận thức được vai trò của KNGQTHSP đối với công việc và rèn luyện của bản thân vì “KNGQTHSP của GVMN có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ” và “có KNGQTHSP sẽ giúp GV thành công trong giao tiếp với trẻ” đều có 80% GV đồng ý; “có KNGQTHSP sẽ giúp GV thành công trong công việc”, TT Nội dung Đồng ý % Phân vân % Không đồng ý % ĐTB 1 GVMN sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giáo dục trẻ nếu không có KNGQTHSP 75 25 0 2,75 2 Có KNGQTHSP sẽ giúp GVMN thành công trong công việc 75 25 0 2,75 3 KNGQTHSP của GVMN có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ 80 13 7 2,73 4 GVMN giáo dục trẻ tốt không nhất thiết phải có KNGQTHSP tốt 29 23 48 1,81 5 KNGQTHSP của GVMN có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ 69 28 3 2,66 6 Có kiến thức chuyên môn tốt sẽ có KNGQTHSP tốt 31 29 40 1,91 7 Có KNGQTHSP sẽ giúp GVMN thành công trong giao tiếp với trẻ 80 18 2 2,78 8 KNGQTHSP của GVMN sẽ tự hình thành trong quá trình công tác không cần thiết phải rèn luyện 30 20 50 1,80 Điểm trung bình chung 2,40 54 “GVMN sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động giáo dục trẻ nếu không có KNGQTHSP” đều có 75% GV đồng ý, “KNGQTHSP của GVMN có ảnh hưởng đế sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ” có 69% GV đồng ý. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra một số nội dung mang tính trái chiều nhằm kiểm tra hiểu biết của GV, kết quả là những nội dung này được GV đồng ý với tỉ lệ: “có kiến thức chuyên môn tốt sẽ có KNGQTHSP tốt” 31% GV đồng ý; “KNGQTHSP của GVMN sẽ tự hình thành trong quá trình công tác không cần thiết phải rèn luyện” có 30% GV đồng ý; “GVMN giáo dục trẻ tốt không nhất thiết phải có KNGQTHSP tốt” có 29% GV đồng ý . Kết quả này cho thấy có từ 29-31% GV vẫn chưa xác định được các nội dung trên là đúng hay sai, điều này cũng cho thấy nhận thức của GV còn mâu thuẫn ỡ chỗ GV nhận thấy được tầm quan trọng của KNGQTHSP đối với công việc, đối với các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhưng đồng thời họ cũng cho rằng KNGQTHSP sẽ được tự hình thành trong quá trình công tác không cần luyện tập, không cần có KNGQTHSP vẫn có thể chăm sóc giáo dục trẻ tốt và có chuyên môn tốt sẽ có KNGQTHSP tốt. Kết quả bảng 2.6 cho thấy ĐTB chung là 2,40; theo thang đánh giá có thể thấy GV chỉ nhận thức ở mức trung bình. Như vậy, có thể khẳng định nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của KNGQTHSP đối với công việc và rèn luyện là chưa đầy đủ, có phần cảm tính. Kết quả này là điều chúng tôi quan tâm để làm cơ sở cho việc tác động nâng cao nhận thức của GVMN ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.2. Đánh giá thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên mầm non trong hoạt động giáo dục trẻ Để đánh giá chung về KNGQTHSP của GVMN trong hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá các KN cụ thể của KNGQTHSP, dựa vào 3 tiêu chí: - Mức độ đánh giá về các KN cụ thể của KNGQTHSP của GV. - Mức độ biểu hiện về các KN cụ thể của KNGQTHSP của GV. - Mức độ giải quyết tình huống sư phạm của GVMN qua các tình huống có liên quan đến các KN cụ thể của KNGQTHSP. 2.3.2.1. Đánh giá KNGQTHSP của giáo viên mầm non Bảng 2.7: Đánh giá KNGQTHSP của GVMN TT Kỹ năng cụ thể của kỹ năng giải quyết tình Cao Trung Thấp ĐTB 55 huống sư phạm % bình % % 1 Kỹ năng phát hiện và nhận biết tình huống 72 26 2 2,70 2 Kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống 50 47 3 2,47 3 Kỹ năng tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống 47 50 3 2,44 4 Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống 43 53 4 2,39 5 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả 23 56 21 2,08 Điểm trung bình chung 2,40 Qua bảng 2.7 cho thấy GVMN đánh giá KN cụ thể của KNGQTHSP ở bản thân đạt mức trung bình, ĐTB chung đạt được là 2,40 tương ứng với thang đo từ 1,71 đến 2,40 là mức trung bình. Điểm TB này có được từ số liệu khảo sát 72% GV đánh giá KN phát hiện và nhận biết tình huống đạt mức cao, với ĐTB là 2,70. KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống có 50 % GV đánh giá đạt mức cao, với ĐTB là 2,47. Các KN còn lại các GV đánh giá bản thân ở mức cao với tỉ lệ rất thấp hơn: KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống 47%, KN lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống 43% và thấp nhất là KN kiểm tra đánh giá kết quả 23%. Cũng ở KN kiểm tra đánh giá kết quả có 21% GV đánh giá thấp. Trong khi đó, các KN còn lại GV đánh giá thấp từ 2% đến 4%. Đây là con số không lớn như cũng có thể thấy một số giáo viên thừa nhận mình có KNGQTHSP ở mức thấp. Như vậy có thể thấy bản thân các GVMN đánh giá về các KN cụ thể của KNGQTHSP đa số ở mức trung bình. Nhằm có thêm cơ sở để khẳng định kết quả tự đánh giá các KN cụ thể của KNGQTHSP ở GVMN, chúng tôi phân tích kết quả lấy ý kiến các CBQL về đánh giá các KN cụ thể của KNGQTHSP ở GV đơn vị mình quản lý. Kết quả ở bảng 2 [phụ lục 7] cho thấy các CBQL đánh giá ở mức cao với ĐTB là 2,56. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của các GV và các CBQL. Vì vậy, để xác định rõ hơn về KNGQTHSP của GV chúng tôi còn căn cứ vào biểu hiện cụ thể của các KNGQTHSP và việc giải quyết THSP của GV qua các tình huống có liên quan đến các KN cụ thể của KNGQTHSP. 56 2.3.2.2. Đánh giá thực trạng KNGQTHSP của giáo viên Để đánh giá đầy đủ hơn về KNGQTHSP của GVMN chúng tôi đưa ra các biểu hiện về các KN cụ thể của KNGQTHSP và một số tình huống mà GV thường gặp trong công tác giáo dục trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi để tìm hiểu cách giải quyết của GV. a. Kỹ năng phát hiện và nhận biết tình huống Bảng 2.8: Thực trạng kỹ năng phát hiện và nhận biết tình huống T T Biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không bao giờ % ĐTB 1 Kịp thời phát hiện được vấn đề xảy ra trong hoạt động giáo dục trẻ hằng ngày 60 32 8 2,53 2 Thấu hiểu nội dung tình huống xảy ra 64 33 3 2,61 3 Phát hiện mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống 65 30 5 2,60 4 Vận dụng tri thức tâm lý học để phân tích diễn biến tâm lý của trẻ trong tình huống 44 37 19 2,25 5 Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, điều chỉnh thái độ phù hợp với tình huống 43 40 17 2,29 Điểm trung bình chung 2,45 Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, trong các biểu hiện cụ thể cuả KN phát hiện và nhận biết tình huống, có 60% GV thừa nhận thường xuyên kịp thời phát hiện được vấn đề xảy ra trong hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày với ĐTB là 2,52, 64% GV thấu hiểu nội dung tình huống xảy ra với ĐTB là 2,61. Còn lại 65% GV thường xuyên phát hiện mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống và 44%GV có vận dụng tri thức tâm lý học để phân tích tình huống. Các biểu hiện trên của GV đều có ĐTB ở mức từ 2,25 - 2,63. Trong khi đó biểu hiện “bình tĩnh kiềm chế xúc cảm tiêu cực, điều chỉnh thái độ phù hợp với tình huống” có 43% GV thường xuyên thể hiện với ĐTB 2,29. ĐTB chung của biểu hiện KN phát hiện và nhận biết tình huống là 2,45; điều này cũng đồng nghĩa mức độ ở biểu hiện này của GV ở mức cao. Như vậy, cho thấy biểu hiện KN phát hiện và nhận biết tình huống của GV có biểu hiện. Qua trao đổi một số GV cũng thừa nhận họ thường xuyên nhận biết và phát hiện tình huống xảy ra trong lớp, đôi lúc cũng cần phải giải quyết tình huống nhưng có khi vì quá nhiều công việc 57 và nghĩ rằng những tình huống như thế sẽ không nghiêm trọng nên họ thường bỏ qua không xử lý. [ Phụ lục 5] Để có thêm cơ sở khẳng định điều này chúng tôi đánh giá kết quả khảo sát trên CBQL trường mầm non. Kết quả ở bảng 3 [phụ lục 7] cho thấy nhìn chung CBQL đánh giá biểu hiện KN phát hiện và nhận biết tình huống của GVMN ở mức cao với ĐTB chung là 2,63. Tuy nhiên với biểu hiện thứ 5, các CBQL trường mầm non cũng đánh giá biểu hiện này của GVMN chỉ ở mức trung bình với ĐTB 2,40. Rõ ràng về điều này cả CBQL và GVMN đều đánh giá có sự tương đồng với ĐTB không chênh lệch nhiều, CBQL đánh giá có ĐTB là 2,40 còn GVMN là 2,29. Để đánh giá đầy đủ hơn về KN phát hiện và nhận biết tình huống của GVMN chúng tôi đưa ra hai tình huống GV thường gặp để đánh giá. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9. Bảng 2.9: Cách giải quyết tình huống của KN phát hiện và nhận biết tình huống Tình huống Phương án 1 % Phương án 2 % Phương án 3 % ĐTB ĐTB chung 1 94 2 4 2,92 2,65 2 24 40 36 2,21 Qua kết quả bảng 2.8, khi đưa ra tình huống giả định thể hiện KN phát hiện và nhận biết tình huống chúng tôi lại thu được kết quả cách giải quyết tình huống của GV ở KN này đạt mức cao với ĐTB là 2,65. Cụ thể, tình huống 1 có 94 % GV chọn phương án 1, với ĐTB là 2,92. Điều này cho thấy đa số GV đã xác định được tình huống chứa đựng thông tin và có cách lựa chọn đúng. GV đã biết nội dung tình huống xảy ra như thế nào, có thái độ bình tĩnh để xác định những thông tin chứa đựng trong tình huống, với tình huống này nếu GV chọn phương án 2 và 3 thì những bước giải quyết tiếp theo có thể gây nên những hậu quả không tốt, không mang tính sư phạm. Tuy nhiên cách lựa chọn này không đáng kể chỉ có 1 - 2% GV chọn phương án 2 và 3. Tình huống 2, tình huống này đòi hỏi GV phải xác định mâu thuẫn xảy ra tuy nhiên chỉ có 36% GV các định đúng mâu thuẫn, còn lại có đến 40% GV chọn phương án 2 và 24% GV chọn phương án 1. Cho nên ở tình huống này cách xử lý của GV chỉ đạt mức trung bình với ĐTB là 2,21. Tuy nhiên ĐTB chung là 2,65 cũng chứng tỏ đa số GV đã có kỹ năng phát hiện và nhận biết tình huống ở mức cao. 58 Khi phân tích kết quả khảo sát ý kiến của CBQL ở bảng 4 [phụ lục 7] chúng tôi thu được kết quả giải quyết tình huống của GVMN ở KN này được CBQL đánh giá ở mức cao với ĐTB 2,55. CBQL nhìn nhận GV có cách giải quyết tốt ở tình huống 1 là 90% nhưng ở tình huống 2 có 50%. Rõ ràng theo đánh giá của CBQL thì cách giải quyết tình huống thể hiện KN phát hiện và nhận biết tình huống của GVMN qua 2 tình huống 1 và 2 cũng không đồng đều. Điều này cũng tương đồng với kết quả khảo sát ở GVMN. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả tự đánh giá về KN này của GVMN ở bảng 2.7. b. Kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống Bảng 2.10: Thực trạng kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống T T Biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không bao giờ % ĐTB 1 Tạo cơ hội cho trẻ nói và thận trọng lắng nghe trẻ giải bày sự việc 76 22 2 2,74 2 Hiểu và đánh giá đúng về những đặc điểm tâm sinh lý (sức khỏe, trình độ nhận thức, tính cách, khả năng) của trẻ 54 42 4 2,50 3 Hiểu hoàn cảnh gia đình của từng trẻ 47 40 13 2,34 4 Xác định được nguyên nhân chính, phụ; nguyên nhân từ cô, từ trẻ, từ người khác, từ hoàn cảnh 55 35 10 2,45 5 Vận dụng tâm lý học lý giải được tác động của nguyên nhân dẫn đến tình huống 23 56 21 2,02 Điểm trung bình chung 2,41 Kết quả bảng 2.10 cho thấy biểu hiện cụ thể của KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GV ở mức vừa đủ cao, với ĐTB chung là 2,41. Nhìn chung hầu hết các biểu hiện cụ thể của KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống ở GV có ĐTB từ 2,02 đến 2,74. Như vậy có thể thấy rằng KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GV thể hiện có cả ở mức trung bình lẫn ở mức cao. Xét từng biểu hiện cụ thể của KN năng này cho thấy: nội dung 1 - tạo cơ hội cho trẻ nói và thận trọng lắng nghe trẻ giải bày sự việc có 76% GV thường xuyên biểu hiện ở mức cao với ĐTB 2,74 và nội dung 2 - hiểu và đánh giá đúng những đặc điểm tâm lý của trẻ có 59 54% GV thường xuyên biểu hiện ở mức cao với ĐTB là 2,50. Điều này cho thấy GV đã biết lắng nghe trẻ trình bày và hiểu trẻ, nhờ những biểu hiện này GV có thể xác định được những nguyên nhân của THSP. Cũng chính vì như vậy mà ở nội dung 4 - Xác định được nguyên nhân chính, phụ; nguyên nhân từ cô, từ trẻ, từ người khác, từ hoàn cảnh... có 55% GV thường xuyên biểu hiện ở mức cao với ĐTB 2,45. Đây có thể xem như một biểu hiện rất tốt của GV về KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống. Tuy nhiên, ở nội dung 3 – Hiểu hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, thì biểu hiện của GV chỉ ở mức trung bình với ĐTB là 2,34. Có đến 13% GV thừa nhận họ không hiểu hoàn cảnh của trẻ; ở nội dung số 5 - Vận dụng tâm lý học lý giải được tác động của nguyên nhân dẫn đến tình huống, GV cũng chỉ biểu hiện ở mức trung bình với ĐTB là 2,02. Có nghĩa là trong thực tế GVMN có những biểu hiện của KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống trong quá trình giáo dục trẻ ở mức trung bình và thỉnh thoảng có biểu hiện ở mức cao. Khi khảo sát ý kiến CBQL, mức đánh giá biểu hiện của KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GVMN ở đơn vị mình quản lý đạt mức cao với ĐTB 2,55 có sự chênh lệch nhiều so với đánh giá của các GVMN. Để đánh giá đầy đủ hơn về KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GVMN, chúng tôi đưa ra một số tình huống mà GV thường gặp để tìm hiểu các giải quyết của GV. Bảng 2.11: Cách giải quyết tình huống của kỹ năng xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GVMN Tình huống 3 Nguyên nhân Đồng ý % Phân vân % Không đồng ý % ĐTB ĐTB chung 1 54 32 14 2,40 2,39 2 53 32 15 2,38 3 49 35 16 2,33 4 37 45 18 2,19 5 70 24 6 2,64 Tình huống 4 Phương án 1 % Phương án 2 % Phương án 3 % ĐTB 27 38 35 1,92 Điểm trung bình chung: 2,16 60 Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy, ĐTB chung của tình huống 3 là 2,39 và tình huống 4 có ĐTB là 1,92. ĐTB chung của cả hai tình huống 3 và 4 là 2,16. Theo thang đo từ 1,71 đến 2,40 là mức trung bình, vì vậy cách giải quyết tình huống thể hiện KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GV chỉ đạt mức trung bình. Tình huống 4 qua kết quả ở bảng 2.11 cho thấy chỉ có 27% GV xác định đúng nguyên nhân chủ yếu gây ra tình huống con số này phản ánh KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GV có tỷ lệ không cao. Đây là kết quả đáng quan tâm bởi vì nếu KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GV không cao sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tác động. Nhằm có thêm cơ sở để khẳng định kết quả trên, chúng tôi phân tích kết quả khảo sát các CBQL về đánh giá cách giải quyết tình huống liên quan đến KN xác định nguyên nhân gây ra tình huống của GV đơn vị mình quản lý. Kết quả ở bảng 6 [phụ lục 7] cho thấy các CBQL đánh giá ở mức trung bình với ĐTB là 1,99. Kết quả này cho thấy có sự tương đồng trong đánh giá của các GV và các CBQL. c. Kỹ năng tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống Bảng 2.12: Thực trạng kỹ năng tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống T T Biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không bao giờ % ĐTB 1 Nắm vững các nguyên tắc giao tiếp sư phạm (tôn trọng nhân cách trẻ, đồng cảm với trẻ) 67 32 1 2,66 2 Huy động được tri thức (tâm lý học, khoa học chuyên ngành) và kinh nghiệm có liên quan vào giải quyết tình huống 50 41 9 2,41 3 Đối chiếu với từng nguyên nhân của tình huống để đưa ra các phương án giải quyết khác nhau 51 20 9 2,42 4 Thể hiển sự linh hoạt, nhạy bén của tư duy khi đưa ra các ý tưởng để giải quyết tình huống 53 40 7 2,46 5 Xây dựng được nhiều phương án giải quyết tình huống (kể cả những cách thiếu tính sư phạm) 23 47 30 1,93 Điểm trung bình chung 2,38 Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy mức độ biểu hiện của KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống của GV có ĐTB chung là 2,38. Hầu hết các biểu hiện cụ thể của KN tìm 61 kiếm các phương án giải quyết tình huống có ĐTB từ 1,93 đến 2,66. Như vậy có thể thấy GVMN có KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống trong quá trình GQTHSP chỉ biểu hiện thực tế ở mức trung bình. Điều này phù hợp với mức độ tự đánh giá KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống của GV cũng ở mức trung bình. Bên cạnh đó, qua khảo sát ý kiến trên CBQL, kết quả ở bảng 7 [phụ lục 7] cho thấy CBQL đánh giá biểu hiện KN này của GV ở mức cao với ĐTB là 2,58. Điều này cho thấy có sự không tương đồng trong đánh giá của GV và CBQL. Cũng vì vậy, khi xem xét KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống để có cơ sở đánh giá một cách đầy đủ, chúng tôi đưa ra một số tình huống thường gặp trong thực tế có liên quan đến KN này và yêu cầu GV lựa chọn cách ứng xử của mình. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.13. Bảng 2.13: Cách giải quyết tình huống của KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống của GVMN Tình huống Các cách giải quyết Có % Phân vân % Không % ĐTB ĐTB chung 5 1 88 10 2 2,86 2,77 2 84 15 1 2,83 3 88 10 2 2,86 4 79 19 2 2,77 5 61 31 8 2,53 6 1 86 10 4 2,82 2,40 2 33 53 14 2,19 3 52 44 4 2,48 4 35 54 11 2,24 5 40 49 11 2,29 ĐTB chung 2,58 Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy khi đưa ra các phương án giải quyết tình huống 5 và 6, biểu hiện KN tìm kiếm các phương án giải quyết tình huống của các GV thể hiện ở mức cao, ĐTB chung của tình huống 5 là 2,77 và tình huống 6 là 2,40. Còn ĐTB chung của cả hai tình huống là 2,58 tương ứng với thang đánh giá ở mức cao. Điều này cho thấy các GV đều có khả năng đưa ra nhiều phương án để giải quyết một tình huống. Bên cạnh đó, khảo sát ý kiến CBQL đánh giá cách giải quyết tình huống 5 và 6 của GVMN thu được kết quả ở bảng 8 [phụ lục 7] có ĐTB chung là 2,48 . Có nghĩa là cách giải 62 quyết tình huống thể hiện KN tìm kiếm các phương án giải quyết ở GV được các CBQL đánh giá ở mức cao. Như vậy, sự đánh giá của GV và CBQL ở KN năng này có sự tương đồng và đều ở mức cao. d. Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống Bảng 2.14: Thực trạng kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống của GVMN TT Biểu hiện Thường xuyên % Thỉnh thoảng % Không bao giờ % ĐTB 1 Phân tích được ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, xác định được mức độ phù hợp của các phương án để đưa vào giải quyết tình huống 53 29 18 2,35 2 Nhạy bén trong việc sử dụng các tác động sư phạm như khuyến khích, phê bình khi giải quyết tình huống 60 31 9 2,51 3 Tránh được việc sử dụng uy quyền để áp đặt trẻ trong khi giải quyết tình huống 62 28 10 2,52 4 Công bằng với mọi trẻ, chấp nhận sự khác biệt của từng trẻ và không gay gắt, thành kiến, thô bạo với trẻ 71 27 2 2,69 5 Luôn cân nhắc, thận trọng trong việc quyết định lựa chọn cách giải quyết tình huống 24 35 41 1,83 Điểm trung bình chung 2,38 Kết quả ở bảng 2.14 cho thấy các GV có biểu hiện ở mức trung bình về KN lựa chọn phương pháp tối ưu để giải quyết tình huống với ĐTB chung là 2,38. Khi xét từng biểu hiện cụ thể của KN này ĐTB từ 1,83 đến 2,69. Như vậy, các biểu hiện cụ thể của KN này ở GV có cả ở mức cao và mức trung bình, mức cao là biểu hiện “công bằng với mọi trẻ, chấp nhận sự khác biệt của từng trẻ và không gay gắt, thành kiến, thô bạo với trẻ” với ĐTB là 2,69 và biểu hiện “tránh được việc sử dụng uy quyền để trấn áp trẻ” với ĐTB là 2,52. Mức thấp là biểu hiện “phân tích được ưu điểm nhược điểm của từng phương án, xác định mức độ phù hợp của các phương án để đưa vào giải quyết tình huống” với ĐTB là 2,35 và thấp nhất là “Luôn cân nhắc, thận trọng trong việc quyết định lựa chọn cách giải quyết tình huống” với ĐTB là 1,83. 63 Bên cạnh đó khi khảo sát ý kiến CBQL kết quả ở bảng 9 [phụ lúc 7] cho thấy ĐTB chung của CBQL đánh giá biểu hiện KN lựa chọn các phương án tối ưu của GVMN là 2,47, đồng nghĩa với việc họ đánh giá biểu hiện KN này của GV ở mức cao. R

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_05_3539349341_4845_1871529.pdf
Tài liệu liên quan