Luận văn Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm Long An

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh sách các bảng số liệu

Danh sách các sơ đồ và biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN.6

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.6

1.1.1. Trên Thế giới.6

1.1.2. Tại Việt Nam .11

1.2. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.14

1.2.1. Kỹ năng .14

1.2.2. Vấn đề.21

1.2.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề.25

1.2.4. Hoạt động học tập của sinh viên .29

1.3. Lý luận về kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh

viên năm thứ nhất.33

1.3.1. Một vài đặc điểm tâm lý của sinh viên.33

1.3.2. Hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất .36

1.3.3. Những vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm

thứ nhất .37

1.3.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm

thứ nhất .40

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập

của sinh viên năm thứ nhất .44

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .47Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ

NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LONG AN .48

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu .48

2.1.1. Mục đích nghiên cứu.48

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu.48

2.1.3. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập

của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An. .51

2.1.4. Khách thể và địa bàn khảo sát.54

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động

học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An.55

2.2.1. Những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm

Long An trong hoạt động học tập.55

2.2.2. Thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của

sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An.66

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong

hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư

phạm Long An. .87

2.3.1. Các yếu tố từ phía bản thân sinh viên .88

2.3.2. Các yếu tố từ phía giáo viên, cán bộ các phòng ban .90

2.3.3. Các yếu tố từ phía nhà trường .92

2.4. Một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt

động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm

Long An. .94

2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .94

2.4.2. Các biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học

tập của sinh viên năm thứ nhất .95

2.4.3. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp cụ thể.99

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .108

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

pdf149 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng sư phạm Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề. + Thứ hai: Mức độ giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập thông qua các tình huống giả định. 2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An a. Tiêu chí 1: Mức độ nhận thức của sinh viên năm thứ nhất về kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập. Tiêu chí này được đánh giá dựa trên nhận thức của sinh viên năm thứ nhất về: 52 - Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề. - Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề. - Các bước của quá trình giải quyết vấn đề. - Các thao tác của quá trình giải quyết vấn đề. b. Tiêu chí 2: Mức độ giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An được đánh giá dựa trên đáp án của sinh viên cho những yêu cầu trong năm tình huống giả định. 2.1.3.3. Thang đánh giá kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An Như đã trình bày ở trên, mức độ biểu hiện của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: Mức độ nhận thức về kỹ năng GQVĐ và mức độ giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập thông qua các tình huống giả định. Từ hai tiêu chí trên chúng tôi đánh giá mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất theo 5 mức độ (từ 1-5 theo trình tự từ thấp đến cao: Kém, Yếu, Trung Bình, Tốt, Rất Tốt tương ứng với mức độ biểu hiện như sau: 1=Kém: + Nhận thức: Chưa nhận thức được về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ. + Thái độ: Không quan tâm, không tích cực tham gia giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập. + Hành vi: Không thực hiện được các bước, các thao tác trong quá trình GQVĐ, không giải quyết được vấn đề. 2=Yếu: + Nhận thức: Nhận thức rất hạn chế về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ. 53 + Thái độ: Không tự giác, ít quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập. + Hành vi: Có thực hiện được các bước, các thao tác trong quá trình giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập nhưng rất ít và đa số các thao tác còn sai, có giải quyết được một phần của vấn đề. 3=Trung bình: + Nhận thức: Nhận thức tương đối đúng về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ. + Thái độ: Nghiêm túc và có tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập. + Hành vi: Thực hiện tương đối đầy đủ các bước, các thao tác trong quá trình giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập nhưng thao tác sai còn đáng kể, có giải quyết được vấn đề. 4= Tốt: + Nhận thức: Nhận thức khá đúng và đầy đủ về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ. + Thái độ: Quan tâm, chủ động tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập. + Hành vi: Thực hiện tương đối đầy đủ các bước, các thao tác trong quá trình giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập, các thao tác sai không đáng kể, GQVĐ tương đối tốt. 5= Rất tốt: + Nhận thức: Nhận thức đúng và đầy đủ về các vấn đề thường gặp trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, tầm quan trọng của kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập, khái niệm, các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ. + Thái độ: Rất tích cực, chủ động tham gia vào việc giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập. + Hành vi: Thực hiện đúng và đầy đủ các bước, các thao tác trong quá trình 54 giải quyết các vấn đề trong hoạt động học tập, GQVĐ rất tốt. 2.1.4. Khách thể và địa bàn khảo sát 2.1.4.1. Vài nét về trường Cao đẳng Sư phạm Long An. Trường Cao đẳng Sư phạm Long An có tiền thân là trường Sư phạm Cấp II tỉnh Long An, được thành lập ngày 26-11-1976, đến năm 1988 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm. Năm 1989, thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, các trường Sư phạm trong tỉnh gồm: Trường Sư phạm Cấp II, trường Trung học Sư phạm, trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Giáo dục và Trường Sư phạm Trung học Mầm non đã sát nhập thành trường Cao đẳng Sư phạm đa hệ duy nhất của tỉnh Long An cho đến ngày nay. Với hơn 36 năm xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng Sư phạm Long An đã đào tạo hàng nghìn giáo viên có trình độ, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Long An [34]. Chức năng và nhiệm vụ của trường Cao đẳng Sư phạm Long An là đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở cho ngành giáo dục của tỉnh. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì trường đã phối hợp chặt chẽ với Sở giáo dục, liên kết với các trường Đại học đào tạo thêm nhiều cử nhân Mầm non, Tiểu học, Tiếng anh Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ của ngành giáo dục Long An, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sư phạm là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng. Hiện nay nhà trường rất quan tâm tới việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Nhà trường đề ra chỉ tiêu đối với đội ngũ giáo viên sư phạm đạt 50 % có trình độ thạc sĩ và 5 % có trình độ tiến sĩ [34]. Hàng năm, ngoài việc đào tạo sinh viên hệ sư phạm chính quy theo nhu cầu của tỉnh thì nhà trường còn đào tạo sinh viên hệ chính quy ngoài sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Hiện tại, sinh viên năm thứ nhất của trường đang theo học ở 9 chuyên ngành khác nhau thuộc hệ Sư phạm và ngoài Sư phạm. Đa số sinh viên năm nhất của trường đều có ý thức học tập tốt và đều cố gắng từ năm học đầu tiên. 55 2.1.4.2. Khách thể chính tham gia nghiên cứu Bảng 2.1. Thống kê đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu TT Chuyên ngành Giới tính Tổng Nam Nữ Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1 Mĩ thuật 6 20.7 23 79.3 29 7.8 2 Giáo dục Tiểu học 2 3.4 57 96.6 59 15.8 3 Giáo dục Thể chất 30 100 0 0.0 30 8.0 4 Giáo dục Mầm non 0 0.0 44 100 44 11.8 5 Âm nhạc 10 47.6 11 52.4 21 5.6 6 Tiếng anh 3 6.0 47 94.0 50 13.4 7 Toán 20 24.7 61 75.3 81 21.7 8 Tin học 7 38.9 11 61.1 18 4.8 9 Ngữ văn 11 26.8 30 73.2 41 11.0 Tổng 89 23.9 284 76.1 373 100 Trong đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát: + 373 sinh viên đang học năm thứ nhất trường Cao đẳng sư phạm Long An với các chuyên ngành: Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Âm nhạc, Tiếng anh, Tin học, Ngữ văn, Toán hệ Cao đẳng Sư phạm chính qui khoá 38 (2013-2016) của trường Cao đẳng Sư phạm Long An. Trong đó có 89 sinh viên nam (23.9%) và 284 (76.1%). + 30 giáo viên đang giảng dạy sinh viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng Sư phạm Long An. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An. 2.2.1. Những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An trong hoạt động học tập. 56 2.2.1.1. Kết quả chung về những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An trong hoạt động học tập. Bảng 2.2. ĐTB và thứ hạng tổng quát các nhóm vấn đề của sinh viên năm thứ nhất T T Các nhóm vấn đề Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Nội dung học tập 3.49 0.47 2 3.74 0.51 2 2 Phương pháp học tập 3.76 0.55 1 3.83 0.58 1 3 Phương pháp giảng dạy của giáo viên 3.21 0.70 4 3.23 0.54 3 4 Giao tiếp 3.11 0.62 5 3.23 0.54 3 5 Điều kiện học tập khác 3.33 0.74 3 2.96 0.51 4 ĐTB chung 3.36 3.37 Từ học sinh phổ thông khi vào học ở giảng đường Đại học – Cao đẳng, sinh viên năm thứ nhất chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi đối mặt với các vấn đề khác nhau trong hoạt động học tập. Bảng 2.2 liệt kê những nhóm vấn đề cơ bản của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An. Kết quả thống kê cho thấy, không có vấn đề nào có ĐTB dưới 2.51, ĐTB chung là 3.36 chứng tỏ các nhóm vấn đề cơ bản được liệt kê của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Long An đều đã gặp phải trong hoạt động học tập ở mức thỉnh thoảng trở lên. Về phía giáo viên cũng có cùng đánh giá như sinh viên với ĐTB=3.37. Trong năm nhóm vấn đề cơ bản nêu trên, nhóm vấn đề đạt ĐTB trên 3.51 ở mức thường xuyên, đó là vấn đề liên quan đến “phương pháp học tập” với ĐTB là 3.76 (có thứ hạng cao nhất). Tiếp theo là vấn đề liên quan tới “nội dung học tập” với ĐTB = 3.49, ở vị trí thứ ba là vấn đề liên quan đến “điều kiện học tập” với ĐTB=3.33. Sau đó là nhóm vần đề liên quan tới “phương pháp giảng dạy của giáo viên” với ĐTB = 3.21 và vấn đề về “giao tiếp” với ĐTB = 3.11, những nhóm vấn đề này sinh viên năm thứ nhất thường gặp phải ở mức độ thỉnh thoảng. 57 Vấn đề liên quan tới phương pháp học tập là nhóm vấn đề mà sinh viên năm thứ nhất gặp phải ở mức độ thường xuyên. Điều này có thể giải thích do sự khác biệt trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất so với học sinh phổ thông. Phương pháp học tập ở phổ thông không còn phù hợp với hoạt động học tập ở Đại học – Cao đẳng. Hoạt động học tập ở Đại học – Cao đẳng đòi hỏi các sinh viên phải tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. Sinh viên N.Đ.P (lớp Tin học) cho biết: “em quen với cách học ở phổ thông, nên khi mới vào học em thấy rất khó tiếp thu hết bài học”. Bên cạnh đó việc thay đổi hoạt động học tập cho phù hợp với phương pháp học mới ở Đại học – Cao đẳng cũng là một thử thách đối với các em. Những vấn đề cụ thể liên quan tới hoạt động học tập được phân tích sâu hơn ở phần sau, nhưng ở khía cạnh này cũng lưu ý về việc cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất những phương pháp học tập hiệu quả là một điều thiết yếu giúp sinh viên năm thứ nhất không quá bỡ ngỡ và hụt hẫng khi bước vào môi trường học tập ở Đại học – Cao đẳng. Biểu đồ 2.1. Mức độ gặp phải các nhóm vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Số liệu thống kê về phía giáo viên cũng cho thấy có sự tương đồng giữa giáo viên và sinh viên khi đánh giá mức độ gặp phải các nhóm vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất. Trong năm nhóm vấn đề cơ bản trên thì giáo viên đánh giá vấn đề sinh viên năm thứ nhất gặp thường xuyên nhất là vấn đề liên quan đến phương pháp học tập với ĐTB là 3.83 rơi vào mức thường xuyên (sinh 58 viên cũng đánh giá vấn đề này có thứ hạng cao nhất). Vấn đề tiếp theo là vấn đề liên quan đến nội dung học tập với ĐTB là 3.74 ở mức độ thường xuyên. Là người trực tiếp giảng dạy sinh viên năm thứ nhất nên giáo viên đánh giá vấn đề liên quan tới phương pháp học tập và nội dung học tập là những nhóm vấn đề mà sinh viên gặp phải ở mức độ thường xuyên, cao hơn so với đánh giá của sinh viên về những vấn đề trong hoạt động học tập. Các vấn đề còn lại đều được giáo viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng như phương pháp giảng dạy của giáo viên, giao tiếp, các điều kiện học khác. 2.2.1.2. Kết quả cụ thể về những vấn đề của sinh viên năm thứ nhất trong hoạt động học tập a. Nội dung học tập Nội dung học tập ở trường Đại học – Cao đẳng có nhiều khác biệt so với trường phổ thông, nhiều khái niệm, kiến thức mới, khối lượng kiến thức cũng nhiều hơn. Chính vì thế sinh viên năm thứ nhất thường bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Bảng 2.3. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới nội dung học tập T T Các vấn đề cụ thể Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Nội dung học tập đa dạng 3.43 0.78 3 4.20 0.66 1 2 Nhiều bài học khó nên không nắm bắt kịp 3.64 0.81 2 3.33 0.54 4 3 Kiến thức đòi hỏi phải suy luận nhiều 3.90 0.80 1 4.00 0.69 2 4 Nhiều môn học còn tập trung lý thuyết, thiếu thực tiễn 2.99 0.85 4 3.43 0.85 3 ĐTB chung 3.49 3.74 Trong bốn vấn đề cụ thể liên quan tới nội dung học tập ở bảng 2.3 cho thấy vấn đề “kiến thức đòi hỏi suy luận nhiều” xếp thứ hạng cao nhất với ĐTB là 3.90, ở 59 mức độ thường xuyên gặp phải (47.2% thường xuyên và 23.3% rất thường xuyên). Với vấn đề này giáo viên cũng cho rằng sinh viên gặp phải ở mức độ thường xuyên (ĐTB=4.00, có đến 83.3% giáo viên đánh giá ở mức độ thường xuyên trở lên). Kế đến là vấn đề “nhiều bài học khó nên không nắm bắt kịp” với ĐTB =3.64, có đến 52.9 % sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Sinh viên N.T.H (lớp Mầm non) nói: “mới đầu năm học mà có nhiều môn học mới quá, em thấy khó, có nhiều bài học trên lớp em không hiểu hết được”. Hai vấn đề tiếp theo là “nội dung học tập đa dạng” và “nhiều môn học còn tập trung lý thuyết, thiếu thực tiễn” được sinh viên đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng với ĐTB lần lượt là 3.43 và 2.99. Tuy nhiên vẫn có đến 22.6% sinh viên đánh giá vấn đề “nhiều môn học còn tập trung lý thuyết, thiếu thực tiễn” ở mức thường xuyên trở lên. Cũng có đến 43% giáo viên đánh giá sinh viên thường xuyên gặp phải vấn đề này. Sinh viên T.H.H (lớp Tin học) nói: “có những môn học em chỉ học lý thuyết trên lớp, không có giờ thực hành nên không hiểu hết”. Điều này thật đáng quan tâm, nên chăng cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để sinh viên có thể nắm bắt hết được nội dung bài học. b. Vấn đề liên quan đến phương pháp học tập Bảng 2.4. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới phương pháp học tập T T Các vấn đề cụ thể Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Chưa kịp thích ứng với những phương pháp học tập mới 4.12 0.81 1 3.97 0.66 2 2 Khả năng tự học ở nhà còn yếu 3.65 0.94 4 3.70 0.70 3 3 Thiếu kỹ năng học tập 3.35 0.93 6 3.97 0.76 2 4 Gặp khó khăn trong việc học nhóm 3.91 0.92 3 3.67 0.66 4 5 Chưa biết cách tự nghiên cứu giáo trình 3.95 0.97 2 4.07 0.78 1 6 Chưa biết cách lập kế hoạch học tập 3.58 0.96 5 3.67 0.88 4 ĐTB chung 3.76 3.83 60 Có sáu vấn đề cụ thể có liên quan đến phương pháp học tập, trong đó có đến năm vấn đề được sinh viên đánh giá ở mức độ thường xuyên, chỉ có vấn đề “thiếu kỹ năng học tập” ở mức độ thỉnh thoảng. Vấn đề “chưa kịp thích ứng với những phương pháp học tập mới” có thứ hạng cao nhất với ĐTB là 4.12, có đến 76.9% sinh viên lựa chọn ở mức thường xuyên trở lên (39.9% thường xuyên và 37.0% rất thường xuyên). Kết quả này cho thấy do cách dạy và cách học ở phổ thông còn khác nhiều so với phương pháp học tập ở Đại học - Cao đẳng nên các em còn gặp khó khăn khi làm quen với phương pháp học tập mới. Sinh viên H.T.T (lớp Toán) cho biết:“em đã quen cách học ở trường phổ thông, lên đây phương pháp học cũng khác, em phải chủ động, tự học nhiều hơn, ngoài giáo trình em phải đọc thêm nhiều tài liệu khác”. Phương pháp học tập là cách thức thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên. Khi bước vào môi trường học tập ở Đại học – Cao đẳng, sinh viên tiếp cận với nhiều môn học mới, khối lượng kiến thức lớn và phương pháp giảng dạy mới của giáo viên. Để việc học tập có hiệu quả thì mỗi sinh viên phải tích cực, chủ động hơn trong việc học, tìm ra cho bản thân những phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Vấn đề tiếp theo là “chưa biết cách tự nghiên cứu giáo trình” với ĐTB là 3.95 và có 71.3% sinh viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên trở lên (37.8% thường xuyên và 33.5% rất thường xuyên). Sinh viên N.T.H.N (lớp Tiếng anh) chia sẻ: “ở trường có nhiều những môn học mới, tài liệu tham khảo thì nhiều, em không biết làm sao để tổng hợp kiến thức”. Các vấn đề kế tiếp là: Gặp khó khăn trong việc học nhóm (ĐTB=3.91), Khả năng tự học ở nhà còn yếu (ĐTB=3.65), Chưa biết cách lập kế hoạch học tập (ĐTB=3.58). Vấn đề có thứ hạng thấp nhất và được sinh viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng là “thiếu kỹ năng học tập” có ĐTB=3.35, chỉ có 11% sinh viên đánh giá vấn đề này ở mức rất thường xuyên, có tới 39.4% sinh viên thỉnh thoảng mới gặp phải vấn đề này. Có cùng đánh giá với sinh viên khi giáo viên cho rằng vấn đề sinh viên thường xuyên gặp phải là vấn đề liên quan tới phương pháp học tập (ĐTB=3.97). Tuy nhiên vấn đề “chưa biết cách tự nghiên cứu giáo trình” lại xếp thứ hạng cao nhất với ĐTB là 4.07 có đến 90% giáo viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên trở 61 lên. Cô M.T cho biết: “hầu như các em sinh viên năm nhất còn chưa biết đúc kết kiến thức từ giáo trình và tài liệu tham khảo”. Giáo viên đánh giá vấn đề “thiếu kỹ năng học tập” có ĐTB 3.97, ở mức thường xuyên (trong khi đó sinh viên cho rằng vấn đề này chỉ ở mức độ thỉnh thoảng với ĐTB 3.35), như vậy giáo viên đánh giá kỹ năng học tập của sinh viên vẫn còn thấp. Qua đây ta thấy, sinh viên năm thứ nhất còn gặp nhiều vấn đề liên quan tới phương pháp học tập. Vì thế cần lưu ý cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về các phương pháp học tập hiệu quả. c. Vấn đề về phương pháp giảng dạy của giáo viên Bảng 2.5. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên T T Các vấn đề có liên quan đến phương pháp giảng dạy của giáo viên Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Chưa kịp thích nghi với phương pháp giảng dạy của giáo viên 3.54 0.87 1 3.70 0.65 1 2 Một số giáo viên dạy quá nhanh 3.31 0.91 3 3.00 0.52 4 3 Một số giáo viên dạy không trọng tâm, không liên hệ thực tiễn 2.90 1.03 5 3.17 0.79 2 4 Một số giáo viên dạy không gây hứng thú cho sinh viên trong học tập 3.36 0.96 2 3.13 0.50 3 5 Giáo viên không áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới 2.98 1.01 4 3.17 0.79 2 ĐTB chung 3.21 3.23 62 Nhìn vào bảng 2.5 cho thấy trong năm vấn đề cụ thể có liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên thì chỉ có vấn đề “chưa kịp thích nghi với phương pháp giảng dạy của giáo viên” được đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp phải với ĐTB=3.54 và xếp thứ hạng cao nhất. Có đến 51.2% sinh viên đánh giá ở mức độ thường xuyên trở lên (37.5% thường xuyên, 13.7% rất thường xuyên), trong khi đó chỉ có 1.3% sinh viên cho rằng mình không bao giờ gặp phải vấn đề này. Điều này cho thấy sinh viên năm thứ nhất còn gặp nhiều khó khăn với phương pháp giảng dạy của giáo viên. Có thể lý giải điều này là do những thay đổi trong phương pháp giảng dạy của giáo viên so với bậc học phổ thông. Phương pháp dạy ở đại học là dạy cho sinh viên phương pháp tự học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên. Trong quá trình dạy học người giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên trong hoạt động học tập, còn sinh viên là trung tâm trong quá trình dạy và học. Để làm được như vậy đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ, nhịp nhàng giữa giáo viên và sinh viên. Mà sinh viên năm thứ nhất thường là những người mới rời khỏi trường phổ thông nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ hay chưa kịp làm quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên. Trong bốn vấn đề còn lại có liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên đều được sinh viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng với ĐTB dưới 3.51. Ở vị trí thứ hai đó là vấn đề “một số giáo viên dạy không gây hứng thú cho sinh viên trong học tập” có ĐTB=3.36 với 45.4% sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Vấn đề kế tiếp là “một số giáo viên dạy quá nhanh” có ĐTB = 3.31, “giáo viên không áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới” có ĐTB =2.98 (vẫn còn 27.6% sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên), “một số giáo viên dạy không trọng tâm, không liên hệ thực tiễn” có ĐTB = 2.90. Sinh viên N.Y (lớp Âm nhạc) cho biết: “giáo viên bộ môn không nhấn mạnh trọng tâm bài học, các em cần ghi nhớ chỗ nào, có lẽ giáo viên nghĩ rằng chúng em phải tự tìm ra. Vì thế làm tụi em khó khăn trong tiếp thu bài giảng”. Với kết quả như vậy, chúng ta cần lưu ý tới những đánh giá của sinh viên, điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên cho phù hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, áp dụng nhiều phương pháp giảng 63 dạy khác nhau để kích thích hứng thú học tập của sinh viên. Có như vậy, thì hiệu quả học tập của sinh viên sẽ được nâng cao. Khi xem xét đánh giá của giáo viên về những vấn đề sinh viên gặp phải trong phương pháp giảng dạy của giáo viên thì giáo viên cũng có cùng đánh giá với sinh viên khi cho rằng vấn đề sinh viên năm thứ nhất thường xuyên gặp phải đó là “chưa kịp thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên” có ĐTB =3.70 (có thứ hạng cao nhất). Có đến 73.3% giáo viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Bốn vấn đề còn lại đều được giáo viên đánh giá ở mức thỉnh thoảng sinh viên gặp phải với ĐTB dưới 3.51. Điều đó chứng tỏ với sinh viên năm thứ nhất còn gặp nhiều khó khăn khi làm quen với các phương pháp giảng dạy của giáo viên khi học tập ở môi trường Đại học – Cao đẳng. d. Vấn đề về giao tiếp Bảng 2.6. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới giao tiếp T T Các vấn đề có liên quan đến giao tiếp Sinh viên Giáo viên ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng 1 Bạn bè ít gần gũi, thân thiện 2.63 1.07 6 3.50 0.63 1 2 Dễ nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè 2.35 1.04 8 2.90 0.54 8 3 Chưa có nhóm bạn học tập, vui chơi 2.50 1.18 7 3.47 0.77 2 4 Ít thời gian để trò chuyện cùng giáo viên 3.86 0.90 1 3.20 0.71 6 5 Giáo viên không thân thiện với sinh viên 3.20 0.95 5 3.23 0.81 5 6 Khó liên hệ với các cán bộ phòng ban 3.50 0.92 3 2.93 0.82 7 7 Không dám trình bày thắc mắc với cán bộ phòng ban 3.65 0.96 2 3.40 0.93 3 8 Bản thân thiếu kỹ năng giao tiếp 3.25 0.99 4 3.27 0.90 4 ĐTB chung 3.11 3.23 64 Trong tám vấn đề cụ thể liên quan tới giao tiếp thì có hai vấn được sinh viên đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp phải và sáu vấn đề còn lại ở mức độ thỉnh thoảng. Vấn đề mà sinh viên đối diện nhiều nhất là “ít thời gian để trò chuyện cùng giáo viên” với ĐTB = 3.86, có đến 82.6% sinh viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên trở lên (49.3% thường xuyên và 23.3% rất thường xuyên). Có đến 44% sinh viên thỉnh thoảng vẫn gặp vấn đề “giáo viên không thân thiện với sinh viên”, 37.3% sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Bên cạnh đó là vấn đề “không dám trình bày thắc mắc với cán bộ phòng ban” (có vị trí thứ 2) mà sinh viên thường xuyên gặp phải với ĐTB =3.65. Chỉ có 2.4% sinh viên không gặp phải vấn đề này. Có đến 43.3% giáo viên cho rằng sinh viên thường xuyên gặp phải vấn đề này. Sinh viên năm thứ nhất cho rằng có ít thời gian để trò chuyện với giáo viên, khi có khó khăn hay thắc mắc các em không dám trình bày với cán bộ các phòng ban, các em cảm thấy “khó liên hệ với cán bộ các phòng ban” (vấn đề này đứng ở vị trí thứ ba, ĐTB = 3.50) có 53.1% sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên trở lên. Qua phỏng vấn sinh viên thì bạn H.T.N chia sẻ: “em cũng muốn trò chuyện với các giáo viên, nhưng ngoài thời gian ở trên lớp thì em không biết gặp giáo viên ở đâu”. Một bạn sinh viên lớp Ngữ văn cho biết “khi có vấn đề gì thắc mắc em thường hỏi lớp trưởng hoặc các bạn chứ em không dám hỏi nhân viên các phòng ban, thái độ của họ rất khó chịu khi tiếp xúc”. Chúng ta cần quan tâm tới vấn đề này bởi vì trong số rất nhiều mối quan hệ giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất, các em lại có khó khăn nhiều nhất khi giao tiếp với cán bộ phòng ban và giáo viên, mà trên thực tế các em lại phải làm việc với những đối tượng này rất nhiều trong quá trình học tập. Sinh viên năm thứ nhất còn nhiều bỡ ngỡ, trở ngại, không mạnh dạn và còn ít chủ động trong giao tiếp. Vì vậy nên chăng các Thầy, Cô , cán bộ các phòng ban khi giao tiếp với sinh viên năm thứ nhất cần phải lưu ý để điều chỉnh cách giao tiếp, giúp các em cảm thấy được chào đón, thân thiện và thoải mái hơn, qua đó giúp các em giảm bớt những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Đứng thứ tư là một vấn đề liên quan tới kỹ năng giao tiếp, sinh viên năm thứ nhất đánh giá vấn đề “bản thân thiếu kỹ năng giao tiếp” với 38.3% sinh viên lựa 65 chọn ở mức độ thỉnh thoảng, ĐTB =3.25. Những vấn đề còn lại “bạn bè ít gần gũi thân thiết” (ĐTB=2.63) ở mức độ thỉnh thoảng và các em cho rằng hiếm khi gặp phải vấn đề “dễ nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè”, “chưa có nhóm bạn học tập, vui chơi” với ĐTB dưới 2.51 (chỉ có 3.2% sinh viên lựa chọn mức độ rất thường xuyên gặp phải vấn đề này). Những đánh giá của giáo viên cũng cho rằng sinh viên thỉnh thoảng mới gặp phải vấn đề liên quan tới giao tiếp với bạn bè và có ĐTB dưới 3.51. Như vậy có thể thấy mối quan hệ giao tiếp với bạn bè của các em khá tốt. Sinh viên N.T.N (lớp Nhạc) nói:“Chúng em cùng đi học xa nhà, nên hiểu nhau, dễ trò chuyện, chia sẻ, và giúp đỡ nhau trong học tập hay cuộc sống”. e. Vấn đề liên quan đến các điều kiện học tập khác Bảng 2.7. Một số vấn đề cụ thể liên quan tới các đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_23_9370350670_1331_1872761.pdf
Tài liệu liên quan