2
MỞ ĐẦU.3
1. Lí do chọn đề tài. 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi. 11
4. Phương pháp nghiên cứu. 12
5. Cấu trúc luận văn . 15
CHƠNG 1. LIÊN VĂN BẢN TRONG PHÍA SAU VỤ ÁN NGƯỜI XA LẠ16
1.1. Trích dẫn, giễu nhại những motif và câu văn của Camus trong Phía sau vụ án Người xa lạ18
1.2. Nhại lại hệ thống nhân vật của Camus trong Phía sau vụ án Người xa lạ
1.3. Liên văn bản với những tác phẩm khác .
TIỂU KẾT .
CHƠNG 2. NGỜI KỂ CHUYỆN TRONG PHÍA SAU VỤ ÁN NGƯỜI XA LẠ
.
2.1 Người kể chuyện đối thoại và độc thoại.
2.2 Sự nhập nhằng giữa người kể chuyện – tác giả trong Phía sau vụ án Người xa lạError! Bookmark
not defined.
2.3. Người kể chuyện không đáng tin cậy.
TIỂU KẾT .
CHƠNG 3. GIẢI TRUNG TÂM DIỄN NGÔN CỦA A.CAMUS TRONG PHÍA
SAU VỤ ÁN NGƯỜI XA LẠ .
3.1. Diễn ngôn bá quyền trong Người xa lạ của A.Camus .
3.2. Giải trung tâm diễn ngôn tư tưởng của A.Camus.
3.3. Giải trung tâm diễn ngôn thực dân của A. Camus .
TIỂU KẾT .
KẾT LUẬN .
30 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ thuật viết lại người xa lạ của A.camus trong phía sau vụ án người xa lạ của K.daoud, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải Nobel văn học năm 1957 khi tuổi đời ông còn rất trẻ
so với lịch sử của giải thưởng này.
Ông là một nhà văn có quan hệ rất gắn bó với vùng đất Algeria vì ông được
sinh ra ở Algeria và trải qua tuổi thơ lẫn tuổi trẻ ở vùng đất này. Cha ông, Lucien
Camus là một công nhân sản xuất rượu nho, được động viên đi lính và qua đời khi
Camus chỉ mới một tuổi. Mẹ ông là Catherine Heslene Sintes, người gốc Tây Ban
Nha, bà bị mắc bệnh điếc nên hai mẹ con ít trò chuyện cùng nhau. Camus đã trải
qua một tuổi thơ nghèo đói và bệnh tật. Khi trưởng thành ông được học bổng và
theo học Triết học tại trường Đại học Algiers. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc như
một kí giả. Năm 1942 ông sang Paris làm việc cho tờ báo Paris-Soir. Cũng trong
năm đó, ông cho xuất bản quyển tiểu thuyết Người xa lạ và tiểu luận triết học
Huyền thoại Sisyphe.Từ đó ông cho xuất bản tiếp những quyển tiểu thuyết, tiểu
luận và kịch bản của mình.Tại Paris ông cũng gặp gỡ nhiều nhà văn, nhà triết học,
trong đó có Jean-Paul Sartre.
Camus mất năm 1960 trong một tai nạn giao thông khi sự nghiệp còn nhiều
điều dang dở.
9
Tác phẩm Người xa lạ được sáng tác trong buổi đầu sự nghiệp của ông, đây là
một quyển sách có dung lượng nhỏ, nội dung đơn giản nhưng cũng là tác phẩm
đánh dấu tên tuổi của Camus.
Nội dung tác phẩm xoay quanh nhân vật chính Mersault, một nhân viên văn
phòng độc thân sống tại Alger, thủ đô của Algeria. Khi nghe tin mẹ mất, anh
chuyến xe dài về trạm dưỡng lão để đưa tang mẹ. Anh đưa tang bằng một thái độ
thờ ơ khó hiểu và mau chóng quay lại thành phố. Tại đây, anh gặp cô tình nhân
Marie của mình, cả hai cùng đi tắm hồ bơi và đi xem phim.Meursault sau đó tình
cờ giúp đỡ một người hàng xóm trong vụ cãi cọ với tình nhân của hắn, họ nhanh
chóng thân thiết với nhau.Để trả ơn của Meursault, Raymond, người hàng xóm đã
rủ anh và Marie đi tắm biển vào chủ nhật. Khi lên đường họ phát hiện có một
nhóm người Ả Rập đang theo dõi mình. Meursault và những người bạn đã có một
cuộc đụng độ ẩu đả với nhóm người Ả Rập tại bãi biển. Meursault sau đó đã giết
chết một người vì lí do say nắng. Sau khi giết người, Meursault bị bắt.Trong phiên
tòa định tội, kì lạ là mọi người không quan tâm đến tội giết người của anh mà chỉ
chủ tâm vào việc anh đã không khóc trong lễ tang mẹ.Cuối cùng Meursault bị khép
tội tự hình.
2.2.2 Tác giả Kamel Daoud và tác phẩm Phía sau vụ án Người xa lạ
Kamel Daoud, sinh năm 1970 cũng tại Algeria như Albert Camus nhưng ông là
người Algeria. Daoud theo học chuyên ngành toán nhưng sau khi tốt nghiệp ông
làm việc trong lĩnh vực báo chí. Cũng như Camus, Daoud có nhiều năm làm việc
trong môi trường báo chí, ông là tổng biên tập tờ Nhật báo Oran, tờ báo tiếng Pháp
lớn nhất ở Algeria, giữ chuyên mục sự việc hằng ngày trong 17 năm qua. Hiện ông
vẫn đang sinh sống và làm việc tại Algeria.
Phía sau vụ án Người xa lạ là quyển tiểu thuyết đầu tay của ông, được xuất bản
vào tháng 10 năm 2013 tại Pháp và Algeria. Quyển tiểu thuyết sau khi ra đời, lập
tức trở thành hiện tượng xuất bản tại Pháp bởi, hiển nhiên, đầu tiên là vì danh tiếng
10
của Người xa lạ và Albert Camus.Nhưng tác phẩm cũng nhanh chóng thể hiện
được chất lượng của mình khi ngay lập tức có mặt trong đề cử Goncourt năm 2014,
tác phẩm về thứ nhì trong lượt bỏ phiếu cuối cùng, nhường lại danh hiệu này cho
tiểu thuyết Không khóccủa Lydie Salvayre. Năm 2015, Phía sau vụ án Người xa lạ
đoạt giải Goncourt cho tác phẩm đầu tay. Đồng thời quyển tiểu thuyết cũng nhận
giải Francois-Mauriac của Viện Hàn lâm Pháp và giải Năm châu lục của Cộng
đồng Pháp ngữ (OIF).Thậm chí, thủ tướng Pháp khi ấy, Manuel Valls đã gọi điện
riêng cho nhà văn để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với quyển sách.
Tác phẩm đến nay đã được bán bản quyền sang 13 quốc gia. Tác phẩm cũng
được chuyển thể thành kịch độc thoại và diễn tại Festival d’Avignon.
Thành công của tác phẩm mang đến danh tiếng cho Daoud, đồng thời cũng
khiến ông gặp phải nhiều rắc rối do làn sóng phản đối từ quê hương Algeria. Cuối
năm 2014, người đứng đầu nhóm Hồi giáo Salafi ở Algeria kêu gọi xử tử Daoud vì
ông dám viết sách báng bổ thánh Allad và Hồi giáo.Giới nghệ sĩ ở Algeria và trên
thế giới đã cùng đồng hành yêu cầu chính phủ Algeria bảo vệ mạng sống cho nhà
văn. Daoud cũng bày tỏ lo lắng về việc bị sát hại nhưng tuyên bố kiên quyết không
rời bỏ Algeria và sẽ tiếp tục công việc sáng tác của mình.
Nội dung của Phía sau vụ án Người xa lạ xoay quanh lời kể của Harun, một cụ
già ngồi trong quán rượu. Harun kể lại tuổi thơ tăm tối của mình khi người anh trai
Moussa bị Meursault giết chết trên bãi biển năm đó.Harun sống cùng mẹ, bố ông
đã mất tích từ khi ông còn rất nhỏ. Cái chết vô lí của người anh là nỗi ám ảnh của
hai mẹ con Harun. Sau ngày Độc lập ở Algeria, Harun đã bắn chết một người Pháp
lẻn vào căn hộ hai mẹ con đang chiếm giữ để trả thù cho anh trai mình. Sau đó,
Harun bị giam giữ nhưng mau chóng được thả.Harun gặp Meriem, người bạn gái
của mình trong lần cô gõ cửa nhà ông để tìm hiểu về cái chết của Moussa.Sau đó
Meriem bỏ đi không lời từ biệt. Harun sống đơn độc như thế và ngồi kể lại câu
11
chuyện của mình cho một vị khách phương Tây không quen biết trong quán rượu
nghe.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi
3.1 Mục đích
- Trong khuôn khổ luận văn về đề tài “Kĩ thuậtviết lại Người xa lạ trong Phía
sau vụ án người xa lạ của Kamel Daoud”chúng tôi hy vọng sẽ có những kiến giải
về vấn đề lí thuyết cùng cái nhìn tổng quát về tác giả và tác phẩm.
- Bên cạnh đó và quan trọng hơn là làm rõ kĩ thuật viết lại của Kamel Daoud
dựa trên trước tác của Albert Camus về cả mặt nội dung lẫn nghệ thuật nhằm mang
đến một cái nhìn khoa học hơn cho tác phẩm còn nhiều mới mẻ này.
- Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn có thêm kinh nghiệm và kiến thức để
có thể phát triển thêm về đề tài này trong tương lai.
3.2 Đối tƣợng
Đối tượng của đề tài là kĩ thuật viết lại trong tác phẩm Phía sau vụ án Người xa
lạ của K.Daoud.
3.3 Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu chính của chúng tôi là hai tác phẩm Người xa lạ của Albert
Camus và Phía sau vụ án người xa lạ của Kamel Daoud.
Đối với tác phẩm Người xa lạ (L’étranger) chúng tôi khảo sát trên bản dịch
Người xa lạ của Võ Lang năm 1965 là chính, bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo
đối chiếu thêm một số bản dịch khác.
- Kẻ xa lạ, Lê Thanh Hoàng Dân và Mai Vi Phúc dịch năm 1973
- Người dưng, Dương Tường dịch năm 1995
- Kẻ xa lạ, Nguyễn Văn Dân dịch năm 2002
12
Đối với tác phẩm Phía sau vụ án người xa lạ (Meursault, contre-enquête)
chúng tôi khảo sát trên bản dịch Phía sau vụ án người xa lạ của Đường Công Minh
và Trần Văn Công, nhà xuất bản văn học năm 2015.
Để thực hiện luận văn chúng tôi chủ yếu khảo sát tiểu thuyết Phía sau vụ án
người xa lạ của Kamel Daoud và Người xa lạ của Albert Camus, đồng thời cũng
liên hệ với một số tiểu thuyết khác trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để tiện
việc so sánh, đối chiếu nhằm lại rõ vấn đề trong cần chứng minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Lý thuyết về thuật ngữ viết lại
Thuật ngữ “Viết lại” (Rewrite) có thể được xem xét ở nhiều phương diện khác
nhau, như:
1.Chỉnh sửa / cải biên (the correction/ improvement): Phục hồi lại từ một bản
thảo, hoặc để cải thiện nội dung cơ bản, hoặc để sửa chữa hay kiểm tra cú pháp
hoặc phong cách. Cần phải lưu ý đến sự khác nhau quan trọng về ngữ nghĩa tồn tại
giữa cải thiện và sửa chữa.
2.Liên văn bản (intertextuality) mối liên hệ thông qua độc giả giữa văn bản đã
được đọc với văn bản khác) gồm những thao tác sau:
a. dẫn/trích (citation): “dẫn” là sự tái hiện một trích đoạn ngắn từ một lời nói
hoặc một văn bản trước đó trong một văn bản viết hoặc nói. “Dẫn” có thể là đạo
văn, ám chỉ, siêu văn bản và tài liệu tham khảo. “Dẫn” là một trong những hình
thức của hiện tượng liên văn bản: văn bản gốc và văn bản “dẫn”. Lời “dẫn” được
đặt trong ngoặc kép hoặc in nghiêng.
b. ám chỉ (allusion) trong văn học: tham khảo ngầm hay không ở một tác phẩm
văn học khác.
13
c. biến tấu (variation): đó là một hiện tượng của chuyển vị (thực hiện sự quy
chiếu tới một văn bản khác bằng những ngữ điệu có thể nhận diện được theo
những khả năng về văn hóa/văn học của các độc giả).
d. đạo văn (plagiarism): lấy lại huyền thoại (mythe).
3. Bắt chƣớc (imitation):
a. nhại(parody): lấy lại mang tính chất biếm họa và hài hước;
b. mô phỏng (pastiche): bắt chước phong cách của một tác giả.
4. Chuyển dịch (translation):
a. dịch (translation): từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác;
b. phóng tác (adaptation): từ thể loại này sang thể loại khác;
c. chuyển thể (transcription): chuyển từ một cách biên soạn của ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác.
5.Viết lại (rewrite) cònmang tính chất báo chí và biên tập: chỉnh sửa lại một bài
báo, một tác phẩm văn học trước khi đem in. Công việc này đòi hỏi làm chủ kĩ
thuật về kĩ thuật viết (writing techniques).Thực chất là sửa chữa, viết lại của chính
mình.
4.2 Các phƣơng pháp, thao tác khoa học
Thực hiện luận văn này, chúng tôi sẽ áp dụng tổng hợp các phương pháp luận
nghiên cứu văn học để làm rõ được vấn đề cần khảo sát.
Phương pháp mỹ học tiếp nhận: Phương pháp mỹ học tiếp nhận hay còn gọi là
phương pháp tâm lý học tiếp nhận sẽ đi sâu vào tìm hiểu cơ chế cảm xúc tâm lí của
độc giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ xem
xét đến phản ứng của độc giả đối với hai tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus
và Phía sau vụ án người xa lạ của Kamel Daoud. Đặc biệt xét đến trường hợp
Kamel Daoud cũng là một độc giả đặc biệt của Albert Camus với một tác phẩm
14
được sáng tạo dựa trên nền tác phẩm cũ, tạo thành một hệ thống tác giả - tác phẩm
– độc giả - tác giả - tác phẩm – độc giả.
Phương pháp lịch sử - xã hội: Áp dụng phương pháp này chúng tôi sẽ đi theo
hai cấp độ, cấp độ thứ nhất dựa trên góc nhìn xã hội và cấp độ thứ hai là lịch sử -
xã hội. Ở cấp độ thứ nhất chúng tôi sẽ nghiên cứu sự tác động của xã hội cụ thể tác
động đến sáng tác văn học bởi người sáng tác xét cho cùng cũng là một sản phẩm
của xã hội. Ở đây chúng tôi sẽ nghiên cứu mỗi cá nhân mà cụ thể là tác giả và nhân
vật đúng ở phạm vi và đẳng cấp của mình đã bị hoàn cảnh xã hội quyết định và
phản kháng lại như thế nào. Ở cấp độ lịch sử - xã hội chúng tôi sẽ đặt hai tác phẩm
và dòng lịch sử để tránh việc phân tích cứng nhắc thiếu tính tổng quát.
Phương pháp tiểu sử: Đây là phương pháp chú ý đến tiểu sử của nhà văn,
nghiên cứu và phân tích hoàn cảnh cụ thể đã ảnh hưởng thế nào đến chủ thể sáng
tác, thông qua đó nghiên cứu dấu vết của hoàn cảnh ấy được thể hiện bên trong tác
phẩm.
Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để có thể nhìn
rõ hơn mối tương quan giữa hay tác phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng trong một
tác phẩm được viết lại dựa trên một tác phẩm khác.Việc so sánh được thực hiện
trên hai bình diện.Thứ nhất là bình diện tác phẩm, chúng tôi sẽ so sánh về nội dung
và cấu trúc nghệ thuật.Thứ hai là bình diện xã hội, để có cái nhìn so sánh rộng lớn
và bao quát hơn.
Phương pháp tự sự học: Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc tự sự, chú
trọng đến các hình thức kể chuyện, tập trung nghiên cứu những vấn đề nội tại tồn
tại bên trong văn bản. Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ cách
kể chuyện và ý nghĩa của việc sử dụng những cách kể chuyện ấy trong tác phẩm.
Phương pháp phê bình hậu thực dân: Ra đời từ đầu thập niên 1990, đây là một
phương pháp còn khá mới so với các phương pháp khác và hệ thống lý thuyết vẫn
đang được hoàn thiện nhưng là một phương pháp rất phổ biến để nghiên cứu các
15
tác phẩm của các quốc gia từng là thuộc địa. Vấn đề hậu thực dân là một vấn đề
nổi cộm trong tiểu thuyết của Kamel Daoud vì thế cần có cái nhìn khoa học để
phân tích làm rõ.
5. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Liên văn bản trong Phía sau vụ án Người xa lạ
1.1. Trích dẫn, giễu nhại lại motif và câu văn của Camus trong Phía sau vụ án
Người xa lạ
1.2. Nhại lại hệ thống nhân vật của Camus trong Phía sau vụ án Người xa lạ
1.3. Liên văn bản với những tác phẩm khác
Tiểu kết
Chƣơng 2: Ngƣời kể chuyện trong Phía sau vụ án Người xa lạ
2.1. Người kể chuyện đối thoại và độc thoại
2.2. Sự nhập nhằng giữa người kể chuyện – tác giả trong Phía sau vụ án Người xa
lạ
2.3. Người kể chuyện không đáng tin cậy
Tiểu kết
Chƣơng 3: Giải trung tâm diễn ngôn của A.Camus trong Phía sau vụ án
Người xa lạ
3.1. Diễn ngôn bá quyền trong Người xa lạ của A.Camus
3.2 Giải trung tâm diễn ngôn tư tưởng của A.Camus
16
3.3 Giải trung tâm diễn ngôn thực dân của A.Camus
Tiểu kết
CHƯƠNG 1. LIÊN VĂN BẢN TRONG PHÍA SAU VỤ ÁN
NGƯỜI XA LẠ
17
Năm 1968, R.Barthes viết Cái chết của tác giả đã đề xuất một quan niệm mới,
là lời cáo chung cho sự toàn năng của tác giả lên tác phẩm của mình. Từ đó ông
cũng đề xuất một cái nhìn liên văn bản cho các tác phẩm, tác phẩm không còn là
một văn bản đơn lẻ mà là một chuỗi những đan bện của nhiều văn bản khác nhau,
tiếp nối lẫn nhau. Văn bản tác động lên tác giả rồi tác giả tạo ra văn bản, chính văn
bản nhào nặn nên chuỗi những văn bản tiếp theo, “mỗi văn bản đều là liên văn
bản” (Barthes), “không có gì ngoài văn bản” (Grivel).
Quan niệm này cũng là một trong nhiều quan niệm đánh dấu bước chuyển từ
tư duy hiện đại sang tư duy hậu hiện đại của nửa cuối thế kỉ 20 khi các ranh giới bị
phá bỏ, quyền uy của các đại tự sự bị hạ bệ thì lẽ hiển nhiên tác giả không còn là
đấng toàn năng, tác phẩm không còn là một cấu trúc đông cứng và bất khả xâm
phạm. “Liên văn bản” (intertextuality) vì thế là một thuật ngữ văn học chỉ tính chất
liên kết của nhiều văn bản nghệ thuật cũng là một cách đọc mới, và đồng thời cũng
là một cách viết, khi nhà văn có chủ ý liên hệ tác phẩm của mình với nhiều tác
phẩm khác. Theo M.M.Bakhtin (1895 – 1975, nhà nghiên cứu người Liên Xô) thì
“từ trong bản chất, lời nói mang tính đối thoại” [8, tr.205] mà văn bản cũng là lời,
“lời” ấy đến từ những con người được tạo nên từ mọi giai tầng, trình độ, hoàn cảnh
lịch sử nên “lời” ấy không có quyền uy tuyệt đối mà vẫn mang trong đó tính đối
thoại của mình. Nói cách khác, một người khác hoàn toàn có thể dùng “lời” của
mình để nêu lên những quan điểm, phát ngôn với “lời” của người khác.
Giễu nhại là một phương pháp thường được nhiều tác giả sử dụng bởi không
chỉ có tính đối thoại cao mà còn ở sắc thái châm biếm hài hước, một dạng hài hước
đen mà nhiều tác giả hiện đại theo đuổi. Trong Phía sau vụán Người xa lạ là hàng
dài những trích lặp và giễu nhại tác phẩm Người xa lạ kinh điển của nhà văn Albert
Camus. Giễu nhại của Kamel Daoud trải dài trên nhiều bình diện như ngôn từ, câu
văn, cốt truyện, tình huống, motif, nhân vật.Ngay từ câu đầu tiên “Hiện thời, M’ma
vẫn sống.”[11, tr.7] đã nhại lại câu mở đầu nổi tiếng “Hôm nay má chết” [12,
18
tr.263] của Camus.Đến câu cuối cùng “Tôi cũng vậy, tôi muốn họ thật đông đảo,
tôi muốn họ thật đông đảo, những khán giả của tôi, và lòng thù hận của họ thật tự
nhiên.”[11, tr.189] nhại lại câu “tôi chỉ còn việc cầu mong có thật đông người đến
xem vào hôm tôi ra pháp trường và mong sao họ sẽ tiếp đón tôi bằng những tiếng
thét căm hờn” [11, tr.35] của Camus. Daoud đã có chủ ý nhại lại tác phẩm của
Camus, dựng lại vụ án và kể lại một câu chuyện khác cho người đọc, câu chuyện
trong cuộc của một “người Ả Rập” vì thế xuyên suốt trong tác phẩm là những chi
tiết trích dẫn và nhại lại Người xa lạ. Ở đây chúng tôi sẽ khảo sát các khía cạnh
được nhại lại nổi bật trong tác phẩm Phía sau vụ án Người xa lạ là các motif, câu
văn và hệ thống nhân vật để làm rõ ý đồ của Kamel Daoud. Yếu tố liên văn bản
không chỉ được thể hiện qua sự trích dẫn và giễu nhại Người xa lạ mà còn có liên
kết với nhiều tác phẩm khác cũng sẽ được khảo sát trong chương này.
1.1. Trích dẫn, giễu nhại những motif và câu văn của Camus trong Phía sau
vụ án Người xa lạ
Thuật ngữ motif hiểu theo nghĩa hẹp thường được dùng trong nghiên
folklore để chỉ những chi tiết đã được hình thành và sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần
trong nhiều tác phẩm khác nhau, tạo thành một dạng công thức quen thuộc khi
sáng tạo một tác phẩm dân gian. Theo nghĩa rộng hơn, trong một tác phẩm văn
học, motif có thể là một hình ảnh, âm thanh, hành động hoặc những chi tiết khác có
ý nghĩa tượng trưng, góp phần hướng đến sự phát triển của chủ đề tác phẩm. Ở đây
chúng tôi sẽ sử dụng cách hiểu rộng, tức là khảo sát sự trùng hợp một cách cố ý
trong những chi tiết quan trọng ảnh hưởng ít nhiều đến nội dung chủ đề chung của
hai tác phẩm đi từ những chi tiết lớn đến chi tiết nhỏ.
Motif là một đơn vị nhỏ, cùng nhiều cấp bậc đơn vị khác để hình thành đơn vị
lớn nhất là cốt truyện. Ở đây chúng tôi sẽ khảo sát trên bình diện cốt truyện để có
thể đi vào những chi tiết sâu hơn trong cả hai tác phẩm. Có thể tóm tắt ngắn gọn
đây là hai câu chuyện xoay quanh một vụ án mạng, cùng một vụ án mạng. Vụ án
19
giết chết một “người Ả Rập” qua hai lời kể ở ngôi thứ nhất. Tiểu thuyết Người xa
lạ của Albert Camus bao gồm hai phần, phần một là câu chuyện xung quanh đám
tang của người mẹ và vụ án mạng, phần hai xoay quanh cuộc sống của nhân vật
chính Meursault trong tù và phiên tòa xét xử vụ án. Tiểu thuyết Phía sau vụ án
Người xa lạ không chia rõ ràng hai phần như tác phẩm của Camus nhưng nội dung
của quyển tiểu thuyết cũng chia thành hai phần, phần đầu nói về cuộc sống của hai
mẹ con Harun sau khi người anh trai bị giết còn phần sau nói về cuộc sống của họ
sau ngày Độc Lập và vụ án giết người của Harun. Cốt truyện ở cả hai tác phẩm
phần đầu đều nói về cái chết của một người thân và phần sau là vụ xét xử một án
mạng cùng những phi lí xung quanh những cáo buộc dành cho nhân vật chính.
Ở đây Daoud đã nhại lại hai motif xảy ra biến cố trong tác phẩm của
Camus.Đây là hai sự kiện lớn thúc đẩy toàn bộ cốt truyện của tác phẩm, hai cái
chết, một người thân và một người xa lạ, những sự kiện đã thay đổi hoàn toàn cuộc
sống của nhân vật chính.Cái chết của người xa lạ trong tác phẩm đầu tiên là khởi
nguồn cho cái chết của người thân trong tác phẩm đến sau.Lấy cảm hứng về
“người Ả Rập” vô danh, Daoud đã tạo nên tác phẩm của mình, cấp cho anh ta một
danh tính, một gia đình, một câu chuyện.Khi sử dụng phương pháp giễu nhại, bất
kì nhà văn nào cũng muốn nhìn một tác phẩm bằng cái nhìn khác, và Daoud cũng
không ngoại lệ.Như lời tuyên bố của Harun, ông sẽ “dỡ từng phiến đá ở nhà cũ của
những tên thực dân để xây nhà của tôi, ngôn ngữ của riêng tôi.”[11, tr.8]
Ở đầu mỗi tác phẩm là cái chết của người thân, một được kể ở hiện tại và một
ở quá khứ, cách nhắc về cái chết ấy lại hoàn toàn khác nhau ở hai tác phẩm. Sau
khi Meursault nhận được bức điện thông báo mẹ mất anh liền dự tính kế hoạch để
đến đám tang và quay trở về. Đám tang người mẹ được người con thuật lại trong
vỏn vẹn chương đầu tiên của tác phẩm, ở những lần sau đấy người mẹ được nhắc
đến thưa thớt trong lời của những người quen và đỉnh điểm trong phiên tòa. Ngược
lại, cái chết của Moussa, “người Ả Rập” bị giết chết trên bãi biển, anh trai của
20
Harun – người kể chuyện, được nhắc đi nhắc lại trong tất cả bảy chương của phần
đầu tiên lúc là ngày Harun mất, lúc là những hình ảnh tưởng tượng của Harun về
cái chết của Moussa, khi thì là đám tang không có xác người của Moussa, những
ngày Harun lang thang trên bãi biển để sống trong bầu không khí của vụ án mạng
khi là những câu hỏi về sự thật đằng sau án mạng ấy. Cái chết của Moussa được
lặp đi lặp lại ở nhiều khía cạnh, nhất là ngày Moussa chết, như một sự ám ảnh đã
thay đổi toàn bộ cuộc đời của Harun. Nếu Meursault thấy cuộc sống là một chuỗi
dài những phi lí của việc phải sống theo những chuẩn mực thì với Harun cuộc sống
còn phi lí hơn khi tuổi thơ của ông bỗng chốc biến thành địa ngục chỉ vì một cơn
say nắng của một người Pháp không quen biết.
Biến cố thứ hai chính là vụ án giết người, Meursault giết một “người Ả Rập”
thì Harun giết một “người Pháp”. Và sau đó, cả hai bị bắt giữ.Daoud đã nhại lại sự
phi lí của vụ án, ở cả hai vụ giết người, người ta đều không quan tâm đến người bị
hại. Ở phiên tòa của Meursault, người ta không cần biết “người Ả Rập” ấy là ai
hay đi tìm nguyên nhân của vụ án mà xét xử tội lỗi của Meursault dựa trên thái độ
dửng dưng lạnh lùng của anh trong ngày đưa tang mẹ. Công tố viên buộc tội
Meursault vì anh không biết rõ tuổi mẹ, anh hút thuốc và uống cà phê sữa trong
đám tang, anh đi tắm với bạn gái sau ngày mẹ mất, xem phim hài, anh cũng bị xét
tội vì giao du với một tên có lai lịch mập mờ như Raymond, nói dối cảnh sát, mọi
hành động của Meursault đều được mang ra để đánh giá nhân cách “có vấn đề” của
anh, trừ bản thân vụ án. Anh bị tước quyền trở lại xã hội vì“một kẻ giết chết mẹ về
mặt tinh thần cũng cần phải bị loại bỏ khỏi xã hội loài người chẳng khác gì như kẻ
đang tay hạ sát cha đẻ của mình” [12, tr.337], người thật sự bị Meursault giết
dường như bị đã theo sóng biển cuốn trôi mất, đến mức vị luật sư của Meursault
mất hết cả kiên nhẫn và phải quát lên“Vậy thì anh ta bị kết tội vì đã chôn mẹ mình
hay là vì đã giết người?”[12, tr.333].
Và việc tương tự xảy ra trong vụ án của Harun, Harun giết chết một người
21
Pháp ngay sau ngày Độc Lập. Lời đầu tiên người lính gác hỏi sau khi Harun bị
giam giữ là “Tại sao anh không giúp đỡ anh em ?”[11, tr.141-142]. Ở đồn cảnh sát,
người sĩ quan quân đội đã nói với Harun tổng cộng 16 câu, trong đó tên của Joseph
Larquais được nhắc đến duy nhất một lần, Joseph vẫn được nhắc đến trong bốn câu
nữa nhưng người ta không quan tâm đến tên của ông, thay vì gọi Joseph bằng tên,
người sĩ quan gọi ông ta là “hắn ta”, “một người Pháp”, “người đó”, “gã người
Pháp”. Viên sĩ quan không nhắc đến tên Joseph không phải vì ghê sợ cái tên của
một kẻ thực dân mà vì hắn chẳng quan trọng gì cả, hắn, kẻ đã được Kamel Daoud
đặt tên ấy có tên cũng bằng không. Cái phũ phàng với người bị hại ở đây được
nâng lên một bậc, không phải người ấy không có tên, không phải không ai kịp biết
tên như với Moussa mà biết rồi cũng chẳng quan tâm, ông ta là “một người Pháp”
và đó chính là tên của Joseph như Moussa là “một người Ả Rập”. Trong một
phòng thẩm vấn đặc biệt, viên sĩ quan không quan tâm vì sao Harun giết chết một
người mà vì sao anh lại giết người sau ngày Độc Lập. Cái mạng của Joseph chẳng
có ý nghĩa gì cả, viên sĩ quan nổi nóng vì tên Harun ngu ngốc này lại đi giết người
không đúng thời điểm và khiến anh phải làm một việc mà anh chả thích thú gì cả,
xử lí một người Algeria vì tội giết một gã người Pháp. Tội của Harun không phải là
giết một người Pháp mà vì đã dám một mình giết hắn thay vì cầm súng giết hắn
cùng với anh em. Trong phòng thẩm vấn, người ta chỉ quan tâm vì sao Harun
không tham gia cách mạng, người ta phát cáu lên vì một gã trai hai mươi bảy tuổi
không chịu cầm súng bắn chết nhiều người Pháp hơn nữa chứ không phải vì hắn đã
giết chết một người. Và như thế, đầy mỉa mai, hôm sau người ta thả Harun đi, anh
lại là một người vô tội.Anh nổi giận trước việc mình được thả đi không qua xét xử,
không ai còn muốn nhớ đến những gì anh làm, người ta tước mất cả tội ác của anh,
người ta phủ nhận người chết, phủ nhận cả sự trả thù.Và chính vì thế, cái chết của
Joseph hẳn cũng sớm trôi vào quên lãng như cái chết của Moussa.
Kamel Daoud dựng lại một phiên luận tội đầy phi lí để đáp lại phiên tòa của
22
Camus. Nếu người ta xem Meursault là một kẻ nhân cách thối nát không cách nào
cứu chữa vì đã không khóc trong đám tang mẹ thì Harun cũng là một kẻ tư cách
đầy vấn đề khi không tham gia kháng chiến với sức trai trẻ của mình. Họ đứng về
một phía và đẩy bị cáo về một phía, họ là những người bình thường còn bị cáo là
những người khác, người ta không ai quan tâm đến vụ án mà quan tâm đến nhân
phẩm của một người để nâng nhân phẩm của mình lên, để đứng về số đông, để
thấy mình đúng đắn, mình thuộc về cuộc đời này còn những bị cáo kia là những
người xa lạ, xa lạ với họ, xa lạ với cách sống của họ. Ở đây, cả Meursault và Harun
đều không cố ý giết người, Meursault vì một cơn say nắng còn Harun vì chí ít gã
cũng là người Pháp.Ở đây cũng có một chi tiết rất quan trọng, Harun bắn hai viên
đạn vào người Joseph, một vào bụng và một vào cổ, giết chết ông ta ngay lập tức.
Vì sao lại là hai viên đạn? Vì loại súng săn mà Harun lấy được chỉ có hai viên
đạn?Vì sao Daoud không để Harun tìm thấy một cây súng ngắn và bắn năm phát
vào người Joseph như Meursault đã làm? Hai phát súng đó, “chúng như hai tiếng
gõ ngắn trên cánh cửa của sự giải thoát”[11, tr.118]. Chính câu văn này cũng là sự
nhại lại câu văn nổi tiếng khép lại phần đầu tiên trong tác phẩm của Camus “Và
việc đó tựa như tôi vừa gõ bốn tiếng gọi cửa gãy gọn để bước vào cõi bất hạnh
vậy”[11, tr.307].Ngay sau khi giết chết Joseph, Harun đã chỉnh đồng hồ đeo tay chỉ
đúng hai giờ chiều, Harun mù quán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004620_9258_2006142.pdf