MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG VÀ
VIỆC LÀM .9
1.1. Lao động .9
1.1.1. Quan niệm về lao động .9
1.1.2. Kết cấu lao động .10
1.2. Việc làm .13
1.2.1. Một số khái niệm về việc làm .13
1.2.2. Quan niệm về việc làm, thất nghiệp .14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm .17
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động .17
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm .23
1.4. Một số vấn đề về công nghiệp hóa – hiện đại hóa .25
1.4.1. Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hóa .25
1.4.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa - hiện đại hóa .26
1.4.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến vấn đề lao động và việc
làm .27
1.5. Thực trạng lao động và việc làm của Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh
trong thời kì công nghiệp hóa –hiện đại hóa .29
1.5.1. Thực trạng về lao động và việc làm của Việt Nam .29
1.5.2. Thực trạng lao động và việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh .34
2.1. Khái quát huyện Nhà Bè .41
2.2. Các nhân tố ảnh hường đến lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè .42
135 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lao động và việc làm ở huyện nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả sản xuất nông nghiệp không khả quan do thời tiết, dịch bệnh
thường xuyên xảy ra khiến người dân không mạnh dạn đầu tư mở rộng.
2.2.2.2. Dân số - đô thị hóa huyện Nhà Bè
Dân số và gia tăng dân số: Quy mô dân số huyện gia tăng khá nhanh do gia
tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm năm 2005 từ 13,520/00
, đến năm 2010 xuống còn 12,600/00. Tỉ lệ gia tăng cơ học tăng liên tục từ năm 2005
đến 2010 từ 0,990/00 lên tới 2,750/00. Tỉ lệ tăng dân số ở huyện Nhà Bè tăng nhanh
và cao hơn mức trung bình của TP.HCM. Năm 2001 dân số toàn huyện Nhà Bè là
66.559 người, đến năm 2010 tăng lên 104.449 người. Trong 9 năm, tăng 37.890
người, trung bình tăng 4.210 người/năm.
Bảng 2.1. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số huyện Nhà Bè giai đoạn 2005 – 2010
(Đơn vị 0/00)
Năm 2005 2006 2008 2009 2010
Dân số (Người) 73.432 75.152 82.816 98.385 104.449
Tỉ lệ tăng dân số 14,51 14,62 15,05 15,45 15,35
- Tăng tự nhiên 13,52 13,20 13,10 13,20 12,60
- Tăng cơ học 0,99 1,42 1,95 2,25 2,75
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nhà Bè)
47
Tỉ lệ dân số huyện Nhà Bè so với dân số TP.HCM tuy chiếm tỉ lệ thấp nhưng
ngày càng tăng từ năm 2001 đến 2010 đạt từ 1,21 % đến 1,43%.
Biểu đồ 2.1. Dân số và gia tăng dân số tự nhiên huyện Nhà Bè
giai đoạn 2001 -2010
104.449
98.385
82.816
75.15272.27167.688
66.559
12,60
13,20
13,15
13,20
13,46
14,58
14,45
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2001 2002 2004 2006 2008 2009 2010
11.5
12
12.5
13
13.5
14
14.5
15
Dân số (người) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nhà Bè)
Bảng 2.2. Dân số huyện Nhà Bè và một số huyện trong TP.HCM
(Đơn vị: người)
2005 2007 2008 2009 2010
TP.HCM 6.291.055 6.778.867 7.000.746 7.201.559 7.396.446
Nhà Bè
Người 76.432 86.622 92.816 102.476 103.793*
% so với
TP.HCM
1,21 1,28 1,33 1,42 1,43
Củ Chi 296.032 329.475 336.716 347.530 355.822
Hóc Môn 274.172 327.506 342.225 353.498 358.640
Bình Chánh 321.702 386.289 406.308 425.417 447.291
Cần Giờ 66.310 68.535 69.545 69.769 70.697
(Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM năm 2010
* Theo số liệu Thống kê cục Thống kê TP.HCM)
Năm
0/00 Người
48
Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư huyện Nhà Bè năm 2010
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Thuần
49
Kết cấu dân số: Nếu xét về kết cấu theo nhóm tuổi năm 2009, ta thấy dân số huyện
Nhà Bè có những đặc điểm khác biệt với TP.HCM: Tỉ lệ dân số trong nhóm tuổi
dưới tuổi lao động cao hơn mức trung bình của thành phố 3,8%, tỉ lệ dân số trong
tuổi lao động thấp hơn thành phố 3.8%. Điều này chứng tỏ huyện có lực lượng lao
động đồi dào là điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Bảng 2.3. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của huyện Nhà Bè và TP.HCM
năm 2009
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi Nhà Bè TP.HCM
Từ 0 – 14 23,0 19,2
Từ 15 – 59 70,4 74,2
>60 6,6 6,6
(Nguồn: Điều tra Dân số và nhà ở TP.HCM)
Biểu đồ 2.2. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhà Bè
và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009
Thành phố Hồ Chí Minh Nhà Bè
Từ 15 – 59
Từ 0 – 14
Trên 60
50
Thành phần dân tộc: Cơ cấu thành phần dân tộc trong huyện khá đơn giản,
người Kinh chiếm đa số 99,16%, người Việt gốc Hoa chiếm 0,54%, dân tộc ít người
chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 0,3%.
Phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã trong
huyện. Mật độ dân số cao ở phía Bắc giáp ranh với quận 7, quận 8 như thị trấn Nhà
Bè, Phú Xuân, Phước Kiển, Phước Lộc, đây là những xã tập trung nhiều khu công
nghiệp và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Chỉ riêng xã Phước Kiển đã chiếm tới
21% dân số và 14,9% diện tích toàn huyện và xã Hiệp Phước chiếm 37,85% diện
tích với 13,04% dân số toàn huyện.
Bảng 2.4. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính huyện Nhà Bè năm 2010
STT
Thị trấn - xã
Diện tích
(km2)
Dân số
(người)
Mật độ dân số
(người/km2)
Tổng số 100,44 104.449 1.040,1
1 Thị trấn 5,99 24.774 4.135,9
2 Phú Xuân 10,02 20.275 2.023,5
3 Phước Kiển 15,00 22.189 1.479,9
4 Phước Lộc 6,03 6.009 996,5
5 Nhơn Đức 14,54 11.647 801,0
6 Long Thới 10,82 5.931 548,2
7 Hiệp Phước 38,02 13.615 358,1
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè năm 2010)
Sự phân bố dân cư không đồng đều do sự phát triển kinh tế khác biệt giữa
các xã: Dân cư tập trung đông đúc ở phía Bắc, càng xuống phía Nam càng thưa
thớt. Nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Nhà Bè 4.134,9 người/km2, kế đến là
Phú Xuân 2.023,5 người/km2 còn xã Hiệp Phước chỉ có 358,1 người/km2.
Đô thị hóa: Nhà Bè đang diễn ra quá trình đô thị hóa sôi động cùng với quá
trình công nghiệp hóa nhanh, nhưng do quy định Thống kê chỉ dân cư ở thị trấn, thị
xã, thành phố mới là dân cư đô thị nên tỉ lệ thị dân trong huyện ít có sự thay đổi. Tỉ
lệ dân thành thị chỉ đạt 23,70% và có xu hướng tăng chậm.
51
Hình 2.3. Tháp dân số huyện Nhà Bè 2009
Người thực hiện: Nguyễn Thị phượng Thuần
Bảng 2.5. Dân số huyện Nhà Bè phân theo thành thị - nông thôn
giai đoạn 2001 - 2011
Năm
Nông thôn Thành thị
(người) (%) (người) (%)
2001 49.873 74,9 16.686 25,1
2003 51.864 75,3 16.992 24,7
2005 51.105 76,4 17.327 23,6
2007 58.440 76,3 18.182 23,7
2009 75.124 76,4 23.261 23,6
2010 79.675 76,3 24.774 23,7
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè qua các năm)
52
Năm 2010, tỉ lệ thị dân của huyện Nhà Bè là 23,70% thấp hơn so với
TP.HCM (83,18%) trong khi tỉ lệ nông thôn cao hơn rất nhiều so với mức trung
bình của TP.HCM (16,82%).
Biểu đồ 2.3. Dân số huyện Nhà Bè phân theo thành thị và nông thôn
(Đơn vị: người)
49873 50900 51864
55101 56105 58440
75124
79675
2477423261
181821732717170169921678816686
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
2001 2002 2003 2004 2005 2007 2009 2010
Thành thị Nông thôn
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè qua các năm)
Bảng 2.6. Gia tăng dân số đô thị của huyện Nhà Bè và TP.HCM
giai đoạn 2001 – 2010
(Đơn vị %)
Năm 2001 2005 2007 2009 2010
Tp.HCM
Nông thôn 100 108,7 126,8 136,9 140,8
Thành thị 100 115,7 122,9 130,1 133,6
Nhà Bè
Nông thôn 100 112,5 117,2 150,6 159,8
Thành thị 100 100,6 103,8 139,4 148,5
(Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM năm 2010 - 2010)
Trong vòng 10 năm, tốc độ gia tăng thị dân ở huyện Nhà Bè thấp hơn so với
nông thôn, tại nông thôn tăng 59,8%, trong khi dân ở thành thị chỉ tăng có 48,5%.
So với tốc độ gia tăng ở TP.Hồ Chí Minh thì ở Nhà Bè tốc độ gia tăng ở nông thôn
Năm
Người
53
và thành thị đều cao hơn mức trung bình của TP. HCM. Điều này chứng tỏ quá
trình đô thị hóa ở Nhà Bè đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh.
Tỉ lệ đô thị hóa theo lãnh thổ: Tại thị trấn, tỉ lệ dân thành thị là 100%. Còn
các xã có tỉ lệ dân số nông thôn lớn hơn tỉ lệ dân số thành thị 3,2 lần, chiếm trên
70% dân số các xã. Tuy nhiên, do quy định thống kê những đơn vị hành chính xã
được coi là nông thôn, người dân sống ở các thị trấn và thị xã đến thành phố mới
được thống kê là dân đô thị.
Trong khi nhiều xã dân cư hoạt động phi sản xuất nông nghiệp là chính. Vì
vậy, số liệu thống kê trên chưa phản ánh đúng hiện trạng đô thị hóa của Nhà Bè. Vì
đa số dân cư Nhà Bè hoạt động phi sản xuất nông nghiệp.
Giáo dục: Giáo dục phát triển mạnh về quy mô và chất lượng. Năm học 2005
- 2006, toàn huyện có 28 trường, trong đó có 8 trường mầm non, 12 trường tiểu học
(5.961 học sinh), 6 trường trung học cơ sở (5.084 học sinh) và 1 trường trung học
phổ thông, 1 trường bồi dưỡng giáo dục, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Theo
thống kê năm học 2010 - 2011, thì:
• Ngành học mầm non: Huy động trẻ 5 tuổi nhập học đạt 99,84%, tăng 1,62%
so với năm học trước.
• Bậc Tiểu học: Tỉ lệ lên lớp thẳng đạt 99,6% (giảm 0,3% so với năm học
trước), tỉ lệ học sinh bỏ học 0,03% (giảm 0,02% so với năm học trước); (giảm
0,23% so với năm học trước), tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học
đạt 100%.
• Bậc Trung học cơ sở: Tỉ lệ lên lớp thẳng đạt 98% (giảm 0,6% so với năm
học trước), tỉ lệ học sinh bỏ học 1,8% (bằng năm học trước), hiệu suất đào tạo đạt
79,8% (giảm 0,15% so với năm học trước); tốt nghiệp trung học cơ sở 100%.
• Bậc Trung học phổ thông: Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tại trường Trung học phổ
thông Long Thới năm 2010 – 2011 đạt 91,24%.
Công tác phổ cập giáo dục bậc trung học tiếp tục được quan tâm thực hiện,
nâng cao chất lượng. đến nay tỉ lệ phổ cập bậc trung học đạt 74,84%.
54
Năm 2002, trung tâm dạy nghề được chính thức đưa vào hoạt động, đã liên
kết với các trường đại học, cao đẳng và trường trung học kĩ thuật nghiệp vụ Nguyễn
Hữu Cảnh, đào tạo nghề:
• Hệ ngắn hạn: Tuyển sinh đào tạo sơ cấp nghề (từ 01 đến 6 tháng) được 2.941
học viên, đạt 163,39% kế hoạch, trong đó có 830 học viên đang được đào tạo theo
chương trình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm. Số học viên tốt nghiệp là 3.748
học viên.
• Hệ dài hạn: Liên kết với trường Nguyễn Hữu Cảnh đào tạo dài hạn 180 học
viên, đạt 72% so với kế hoạch (250 học viên), 17 học viên được giải quyết việc làm
sau khi tốt nghiệp.
Y tế: Mặc dù sau khi tách huyện, hoạt động y tế gặp những khó khăn nhất
định nhưng đến nay đã có bước phát triển đủ sức đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân. 7/7 xã – thị trấn có trạm y tế, trong đó 100% trạm có bác sĩ,
trang thiết bị được trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban
đầu. Trung tâm y tế được xây dựng đạt chuẩn vừa đưa vào sử dụng trong năm 2005.
Bình quân có 5,02 y bác sĩ/vạn dân và khoảng 7,83 giường/vạn dân.
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Từ năm 1997, sau khi thành lập đến nay, huyện đã liên tục tăng cường, đầu
tư vào việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế, phát triển đô thị và các khu công nghiệp tập trung. Mạng lưới giao
thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc không ngừng được nâng cấp và mở rộng
khắp nơi.
Về giao thông: Những năm đầu sau khi tách huyện, toàn địa bàn có chưa đầy
8km đường nhựa các trục đường chính chủ yếu là đất đỏ xuống cấp, đường liên
xóm vừa thiếu vừa yếu. Đến nay, toàn bộ các trục đường huyết mạch của huyện đều
được nâng cấp, mở rộng và nhựa hóa. Hệ thống giao thông liên xóm, đường xương
cá phát triển mạnh. Đến nay, huyện đã đan hóa được 318 tuyến đường, đạt 82% các
đường giao thông nông thôn trên địa bàn đều được đan hóa. 100% cầu khỉ trên địa
bàn được xóa và thay vào đó là các cây cầu giàn thép.
55
Hệ thống điện nước:
Khoảng 98% số hộ dân có điện sử dụng, huyện đã kết hợp cùng ngành điện
tập trung hạ thế mạng lưới điện cho nhân dân sử dụng, đi đôi với tín dụng cho dân
nghèo vay vốn. Tỉ lệ hộ dùng điện tăng liên tục, năm 2001 là 96,28% đến 2009 là
99,65%.
Huyện đã phối hợp cùng ngành cấp nước TP.HCM, trung tâm nước sạch và
vệ sinh môi trường phố cung cấp nước sinh hoạt đến với người dân. Năm 2005, trên
địa bàn huyện có 34 giếng nước công nghiệp, 12 trạm cấp nước tập trung, huyện
còn thực hiện chuyên chở nước bằng xe bồn. Hiện nay, có tổng số 99,50% hộ sử
dụng nước sạch (năm 2010), trong đó có 93% số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt,
trong đó có 22,4% sử dụng nước máy còn lại sử dụng nguồn nước từ các giếng
khoan công nghiệp, các trạm cấp nước tập trung và vận chuyển bằng xe đến cung
cấp cho nhân dân.
Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hoàn thiện với đầy đủ các kênh
thông tin bưu chính viễn thông.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ,
thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm, góp phần đưa huyện Nhà Bè ngày
càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm với các quận huyện của TP.HCM.
2.2.2.4. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế (CCKT) quyết định cơ cấu lao động theo ngành, theo thành
phần kinh tế và sự phân công lao động theo lãnh thổ. Một nền kinh tế với ngành
công nghiệp phát triển thì tỉ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ cao; người lao động
có trình độ, năng động và có tính kỉ luật cao.
Cơ cấu ngành kinh tế
Từ năm 2001 đến nay, ngành thương mại, dịch vụ đã trở thành ngành kinh tế
trọng yếu có vai trò quan trọng, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và là mục tiêu
thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Đóng góp của ngành
thương mại, dịch vụ trong GDP những năm gần đây rất cao và không ngừng tăng
lên, luôn chiếm trên 80% GDP của toàn huyện.
56
Đến nay, kinh tế của huyện Nhà Bè đang chuyển dịch cơ cấu GDP theo xu
hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông
nghiệp.
Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
(Đơn vị: %)
Năm 2001 2005 2007 2009 2010
Công nghiệp - TTCN 3,05 3,39 3,74 3,35 3,53
Thương mại – Dịch vụ 80,23 82,54 82,39 89,91 90,74
Nông nghiệp 16,72 14,07 13,87 6,74 5,73
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè qua các năm)
Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh liên tục từ 16,72% (2001), 13,87%
(2007) và đến 2010 là 5,75%. Tỉ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng từ 3,05%
(2001) lên 3,39% (2005) và 3,53% (2010). Tỉ trọng công nghiệp tăng từ khi hình
thành khu công nghiệp Hiệp Phước đã đi vào hoạt động và đang được mở rộng. Tỉ
trọng ngành dịch vụ tăng nhanh từ 80,23% (2001) đến 90,74% (2010).
Trong nội bộ ngành công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu GDP cũng diễn ra
hết sức mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển là chế biến thực
phẩm, thuộc da, sản xuất sản phẩm từ kim loại, từ gỗ, Trong đó, công nghiệp chế
biến là ngành trọng tâm và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (trên 50%) trong GDP công
nghiệp. Ngoài ra, là sự mới xuất hiện của ngành khai thác than cứng, than non, than
bùn (2007).
Chính sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành và nội bộ từng ngành đã thúc đẩy
sự chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân ở
huyện Nhà Bè.
2.2.2.5. Chính sách lao động và việc làm của Nhà Bè
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè
Nhà Bè hiện nay là một trong những địa phương mà TP.HCM đang tập trung
các chính sách để phát triển nhằm đưa TP.HCM tiến mạnh, tiến xa về phía Nam.
57
Điều này có thể thấy được bằng đại dự án khu đô thị cảng và công nghiệp Hiệp
Phước qui mô đang được triển khai tại địa bàn huyện.
Nhằm phát huy hết mọi tiềm năng phát triển thì huyện Nhà Bè cũng đã có
nhiều chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất. Với các quyết định:
QĐ 15/QĐ – UBND ngày 17/7/2007, QĐ 17/QĐ – UBND ngày 17/7/1997, về đơn
giản các thủ tục hành chính nhà đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và cả nhà đầu tư cho sự phát triển
kinh tế của huyện.
Nhờ các chính sách của TP.HCM và huyện mà công nghiệp và dịch vụ ở
huyện phát triển mạnh tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
2.2.2.6. Thị trường
Huyện Nhà Bè là một huyện có cơ cấu kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ - thương mại và nông nghiệp đã và đang thu hút nhiều đầu tư trong
và ngoài nước. Mặc dù hàng xuất khẩu của huyện còn hạn chế trên thị trường thế
giới nhưng đã và đang mở rộng thị trường trong nước, kích thích sản xuất phát triển,
tạo ra nhiều mặt hàng công nghiệp nhẹ và chế biến nông sản. Từ đó, đã thu hút một
lực lượng lao động lớn, giải quyết việc làm cho người lao động.
2.3. Thực trạng lao động và việc làm ở huyện Nhà Bè trong thời kì công nghiệp
hóa – hiện đại hóa
2.3.1. Nguồn lao động huyện Nhà Bè
2.3.1.1. Số lượng lao động
Nguồn lao động của huyện dồi dào, dân số trong tuổi lao động luôn chiếm tỉ
lệ cao hơn 60% tổng dân số và có xu hướng gia tăng khá nhanh. Từ năm 2001 -
2010 dân số trong tuổi lao động tăng thêm 1,18% (khoảng 24.714 lao động), trung
bình tăng 0,3% (khoảng 2.746 lao động/năm). Tốc độ gia tăng nguồn lao động ở
huyện Nhà Bè ngày càng nhanh.
Tỉ lệ dân số có khả năng lao động cao và luôn chiếm khoảng 96% tổng dân
số trong tuổi lao động. Từ 2001 - 2010 dân số có khả năng lao động tăng thêm là
23.863 người, trung bình tăng 2.651 lao động/năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho
58
sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhất là việc đảm bảo nhu cầu lao động trong
quá trình CNH - HĐH của huyện.
Bảng 2.8. Nguồn lao động của Nhà Bè từ năm 2001 - 2010
Năm
DS trong tuổi LĐ Tỷ lệ so với
tổng DS (%)
DS trong tuổi LĐ có
khả năng LĐ (người)
Tỷ lệ so với DS
trong tuổi LĐ (%) (người) %
2001 41.266 100 61,99 39.901 96,70
2003 42.674 103,4 61,97 41.266 96,70
2005 44.800 108,6 65,47 43.297 96,65
2007 47.774 115,8 62,35 46.170 96,64
2009 61.678 149,5 62,69 59.608 96,64
2010 65.980 159,9 63,17 63.764 96,64
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè năm 2001 - 2010)
Trung bình tỉ lệ lao động của các xã đều trên 60% so với tổng dân số, tỉ lệ lao
động so với dân số cao nhất là xã Hiệp Phước chiếm 62,7%, thấp nhất là ở thị xã
Nhà Bè chiếm 63,0%.
Bảng 2.9. Dân số trung bình và tỉ lệ lao động
so với dân số các xã năm 2010
(Đơn vị: người)
Chia theo xã
Thị
trấn
Phú
Xuân
Phước
Kiển
Phước
Lộc
Nhơn
Đức
Long
Thới
Hiệp
Phước
Dân số 24.774 20.275 22.198 6.009 11.647 5.931 13.615
Số lao động 15.614 12.824 14.017 3.826 7.322 3.836 8.541
Tỉ lệ LĐ so với
dân số (%)
63,0 63,3 63,2 63,7 62,9 64,7 62,7
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè qua các năm)
Nếu so với tổng lao động toàn huyện thì nguồn lao động của các xã có sự
chênh lêch, chiếm tỉ lệ lao động cao nhất là ở thị trấn Nhà Bè chiếm 23,67% tiếp
đến là xã Phước Kiển chiếm 21,24% , tỉ lệ lao động ít nhất ở xã Phước Lộc và Long
59
Thới chiếm 5,8%. Sự phân bố lao động không đều giữa các xã gây cản trở không
nhỏ đến sự phát triển kinh tế trong huyện Nhà Bè.
Bảng 2.10. Tỉ lệ lao động các xã so với tổng lao động của huyện Nhà Bè
năm 2010
(Đơn vị: người)
Toàn
huyện
Thị
trấn
Phú
Xuân
Phước
Kiển
Phước
Lộc
Nhơn
Đức
Long
Thới
Hiệp
Phước
Số LĐ 65.980 15.641 12.824 14.017 3.826 7.322 3.836 8.541
Tỉ lệ LĐ
so với
tổng LĐ
(%)
100,00 23,67 19,44 21,24 5,80 11,10 5,80 12.95
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Nhà Bè qua các năm)
2.3.1.2. Chất lượng lao động
Nhìn chung chất lượng nguồn lao động huyện không cao, chưa đáp ứng được
nhu cầu trong quá trình CNH - HĐH. Trình độ văn hóa của người lao động còn
thấp, đặc biệt là sự thiếu hụt lao động có trình độ quản lí giỏi, lao động có trình độ
CMKT, có tay nghề cao.
Lao động phổ thông còn chiếm tỉ lệ cao trong một số ngành: Lao động phổ
thông trong ngành nông lâm thủy sản chiếm 95,6%, lao động phổ thông trong ngành
thương mại – dịch vụ chiếm 97,88%, các ngành khai thác mỏ, công nghiệp, xây
dựng, giao thông vận tải chiếm 51,07% là lao động phổ thông.
Những năm gần đây, do nhu cầu lao động có trình độ cao phục vụ cho quá
trình CNH – HĐH, nhưng huyện chưa có sự chuận bị đầy đủ và hệ thống. Vì vậy,
chất lượng nguồn lao động tuy được nâng lên nhưng còn chậm và không đều giữa
nông thôn, thành thị. Tỉ lệ lao động có trình độ CMKT có xu hướng gia tăng nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả trong hiện tại lẫn những năm sắp tới.
60
2.3.1.3. Kết cấu lao động
Kết cấu lao động theo trình độ văn hóa
Nhìn chung, trình độ văn hóa người lao động còn thấp và thấp hơn so với
mức trung bình của Tp. Hồ Chi Minh. Những năm gần đây, vấn đề giáo dục - đào
tạo trong huyện đã được chú trọng hơn và có những chuyển biến tích cực.
Năm 2010, tỉ lệ lao động chưa biết chữ của TP.HCM là 1,76%, trong khi ở
Nhà Bè là 2,90%. Lao động có trình độ văn hóa chưa qua cấp 1 chiếm tỉ lệ cao. Gần
đây, tỉ lệ lao động chưa biết chữ có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao: từ
26,15% (2010) giảm xuống 25,34% (2011).
Tỉ lệ lao động có trình độ văn hóa cấp 1 chiếm 30,63% (2010) và 30,00%
(2011).
Lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp hai có xu hướng giảm không
đáng kể: từ 33,29% (2010) xuống 33,02% (2011) chiếm cao nhất.
Lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp ba không cao nhưng đã tăng lên
đáng kể: từ 7,03% (2010) tăng lên 8,83% (2011).
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa của huyện Nhà Bè
năm 2011
(Đơn vị %)
8,83
33,02
30,00
25,34
2,81
Chưa biết chữ Chưa tốt nghiệp cấp 1 Tốt nghiệp cấp 1
Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 3
61
Bảng 2.11. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa năm 2010 - 2011
(Đơn vị: %)
Năm 2010 2011
Chưa biết chữ 2,90 2,81
Chưa tốt nghiệp cấp 1 26,15 25,34
Tốt nghiệp cấp 1 30,63 30,00
Tốt nghiệp cấp 2 33,29 33,02
Tốt nghiệp cấp 3 7,03 8,83
(Nguồn: Điều tra dân số - phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện Nhà Bè)
Kết cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Trong thời gian gần đây, việc thực hiện chính sách thu hút nhân tài và việc
chú trọng công tác đào tạo nghề của các cấp lãnh đạo huyện, tỉ lệ lao động có trình
độ chuyên môn kĩ thuật đã được nâng cao hơn nhưng tốc độ gia tăng còn chậm.
So với cả nước, trình độ học vấn của nguồn lao động huyện Nhà Bè tương
đối cao nhưng trình độ CMKT lại thấp. Tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT còn
cao chiếm 85,22% (2009) và 70,53% (2010). Như vậy, trong 1 năm lao động có
trình độ CMKT tăng được 14,69%.
Năm 2009, có tới 85,22% lao động không có trình độ CMKT; cao hơn so với
TP.HCM (74,35%). Lao động có CMKT chiếm 14,78%, trong đó, công nhân kĩ
thuật có bằng sơ cấp nghề chiếm 4,42%, công nhân kĩ thuật có bằng trung cấp nghề
chiếm 3,67%, cao đẳng và đại học chiếm 6,69%.
Năm 2010, tỉ lệ lao động có trình độ CMKT đã có thay đổi tích cực hơn
chiếm 29,47% tổng lao động, thấp hơn so với TP.HCM (53,01%). Trong đó công
nhân kĩ thuật có bằng sơ cấp nghề chiếm 11,55%, trung cấp nghề chiếm 2,35%,
THCN chiếm 1,41%, CĐ - ĐH chiếm 5,22%, trên đại học chỉ chiếm 0,11%. Tỉ lệ
công nhân kĩ thuật có bằng chiếm 14,59%, thấp hơn mức trung bình của TP.Hồ Chí
Minh (31,67%). Vì Nhà Bè là huyện nông nghiệp ngoại thành với tỉ lệ lao động có
trình độ chuyên môn kĩ thuật rất thấp, nó làm cản trở lớn trong quá trình CNH –
HĐH kinh tế huyện Nhà Bè.
62
Tỉ lệ lao động có trình độ CMKT rất không đều giữa nông thôn - thành thị.
Ở khu vực nông thôn, tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT là 71,03% cao
hơn thành thị là 1,92%. Tốc độ giảm chậm từ 71,03% (2010) xuống 70,74% (2011).
Tỉ lệ lao động có trình độ sơ cấp học nghề tăng từ 2,95% (2010) lên 2,99% (2011).
Tỉ lệ công nhân kĩ thuật có bằng trở lên tăng từ 13,03% (2010) tăng lên 13,32%
(2011).
Ở khu vực thành thị, tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT giảm từ 69,11%
(2010) xuống còn 68,42% (2011). Tỉ lệ lao động có trình độ sơ cấp học nghề tăng từ
3,49% (2010) lên 3,60% (2011). Tỉ lệ công nhân kĩ thuật có bằng trở lên tăng nhanh
từ 18,99% (2010) lên 19,56% (2011), trong một năm tăng 0,57%.
Bảng 2.12. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật cao nhất
của Nhà Bè năm 2009 - 2011
2009 2011
Người % Người %
Tổng số 49.300 100,00 61.340 100,00
Chưa qua đào tạo 42.015 85,22 43.261 70,53
Sơ cấp nghề 2.172 4,42 11.381 11,55
Trung cấp nghề 834 1,69 1.437 2,35
Trung học chuyên nghiệp 978 1,98 867 1,41
Cao đẳng và đại học trở lên 3.300 6,69 4.394 7,16
Trong đó:
- Cao đẳng nghề 119 0,24 31 0,05
- Cao đẳng chuyên nghiệp 620 1,26 705 1,15
- Đại học 2.496 5,06 2.466 4,02
- Thạc sĩ 65 0,13 61 0,10
- Tiến sĩ - - 6 0,01
- Không xác định - - 1.125 1,83
(Nguồn:Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện Nhà Bè,Thống kê TP.HCM)
63
Năm 2010, tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT cao hơn TP.HCM là
3,83%; đến 2011 cao hơn 3,50%. Tỉ lệ sơ cấp học nghề thấp hơn TP.HCM là
0,86%, đến 2011 là 0,77%. Tỉ lệ công nhân kĩ thuật có bằng trở lên thấp hơn
TP.HCM 7,32% (2010) và 7,07% (2011).
Bảng 2.13. Cơ cấu lao động chuyên môn kĩ thuật của Nhà Bè và
TP.HCM năm 2010 - 2011
(Đơn vị: %)
Năm
Khu vực
Sơ cấp học nghề
Công nhân kĩ thuật có
bằng nghề trở lên
Nhà Bè Tp. HCM Nhà Bè Tp. HCM
2010
Nông thôn 2,95 3,95 13,03 15,90
Thành thị 3,49 4,35 18,99 26,31
2011
Nông thôn 2,99 4,11 13,32 16,86
Thành thị 3,60 4,37 19,56 26,63
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện Nhà Bè)
Kết cấu lao động theo nhóm tuổi
Lực lượng lao động của huyện đa phần là lao động trẻ, đang có nhiều khả
năng cống hiến cả về sức khỏe cũng như sự cần cù, khéo léo, siêng năng đây là
điều kiện hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Năm 2010, tỉ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 25 - 34 tuổi cao nhất, chiếm
25,67% tổng lao động, cao hơn so với TP.HCM (22,03%). Lao động trong nhóm
tuổi từ 45 - 54 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 14,92% (2010).
Nếu xét theo ba nhóm tuổi: Lực lượng lao động trẻ (15-34 tuổi), lực lượng
lao động trung niên (35 - 54 tuổi), và lực lượng lao động cao tuổi (55 tuổi trở lên),
thì năm 2010 lao động trẻ toàn huyện chiếm tới 47,07%, cao hơn so với TP.HCM
(40,19%), lao động trung niên chiếm 37,40% thấp hơn TP.HCM (41,27%), còn lao
động từ 55 tuổi trở lên chỉ chiếm 15,53%, thấp hơn TP.HCM (18,54%) do Nhà Bè
có cơ cấu dân số trẻ, lao động nhập cư ngày càng tăng lên.
64
Bảng 2.14. Kết cấu lao động theo độ tuổi năm 2010
(Đơn vị: %)
Khu vực Từ 15 –
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_02_19_3994846988_8287_1869374.pdf